1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt nam học: Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kỳ đổi mới

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VA KHOA HỌC PHAT TRIEN

NATTHAN JINDAWECH

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Ngành: Việt Nam học

Ma số: 60.31.60

LUẬN VAN THAC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

PGS TS VU VAN QUAN

Hà Nội - 2009

Trang 2

MUC LUC

MO DAU ersceccssssscssssssssstssssssseesssssssessesusvsssseneeusunssssessuansseesnnsneessuanaseeesanseeesunnseesensceennesste 3

1 LY do Chon dé tai 8 3

2 Muc dich nghién CUu 01117 e 4

3 Lich str nghién cttu van dé oe cece 4

A Ngu6n tur 6

5 Giới hạn va phạm vi nghiên cứu dé tài ¿5252 222 2222222211111 121 re 66 Phương pháp nghiêïi CỨŨ : - 2215505 821 5185 01310588113 G188585S8525E891SEĐSEXEESSS-SSĐSESSEIASS553) 6CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NEP SONG, VAITRÒ CUA NEP SONG VÀ NHỮNG NHÂN TO ANH HUONG ĐẾN NEP SONG ĐÔ THID0 gddầdỒÄẮÄẮẰẮẰẮẰẮẰẮẶẮẶẮẰẮẶẮẶẮẶẰẶ 8

1.1 Những khái niệm co bản, nhân tố hình thành nếp sống, vai trò của nếp sống đô thị 8

1.1.1 Khái niệm lối sống, lẽ sống, nếp sống và MIC SỐNg - cccccccceeeeeersrererree 81.1.2 Những nhân tố hình thành nên nếp sống trong đời sống xã hội - 12

1.1.3 Vai trò của nếp sống trong đời sống XA hỘI cành, 151.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nếp sống đô thị hà nội trong thời kỳ đổi mới 17

1.2.1 Ảnh hưởng của các giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống - 17

1.2.2 Ảnh hưởng của nền văn hóa tiểu nông và tư tưởng đạo đức phong kiến 18

1.7.3 ảnh hưữNg: Của Vari dé AGN SO) ‹useiiinrrtstittiisgofotrgpxiBLiSSSSEEESI0815530388Ẹ23100248360109140500143350x 211.2.4 ảnh hưởng của vai trò là thủ đô của Hà NỘI 5-5 5<<<cscseeeerersrereree 231.2.5 Ảnh hưởng của kinh tế thị IFỜI ©22-©2+©5teS+c2E++£EtSEEeEEEeEEtetrterrrxrrrtrrrrrrrtre 251.2.6 Ảnh hưởng của toàn cầu HiÓa :-2:©2s+©5+SS++E+SEteExt+Ext+Extsrtezrtrrrtrrrrrrrrrrrrree 291.2.7 Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa -<-<<-++ 31CHƯƠNG 2: NEP SONG ĐÔ THI HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KY LICH SỬ 34

2.1 Nếp sống đô thị Hà Nội thời Trung đại (từ thế kỷ XI đến cuối thé kỷ XIX) 35

QLD BOL CANN LICH SU na 35

2.1.2 Nép sống đô thị Thăng Long - Hà Nội dưới thời Trung đại - 38

2.2 Nếp sống đô thị Ha Nội thời Pháp thuộc (1888 - 1945) -. c+ccereiree 452.2.1 BOL CANN LIC SU vn nn 45

2.2.2 Nép sống đô thị Hà Nội thời Pháp thHỘC o.cccececccccccecc sees eee eee teeseseseseseseneees 472.3 Nếp sống đô thị Hà Nội từ 1945 - 1986 -ẶS nSS SH re 532.3.1 BOL CANM N/a Nai 53

Trang 3

2.3.2 Nếp sống đó thị Hà Nội thời kì 1945 — 1986 cccccccccccccsesssssesssssssssssessssseseseeeseseeesee 53

2.4 Nếp sống đô thi Hà Nội thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) -222-ccczerzcccee 60

Q.4L BOL CANN 0 208 0080 nốố 60

2.4.2 Nếp sống đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới (1986 - ny) - -©ccccccs>ccccecercees 62

CHUONG 3: NEP SONG ĐÔ THỊ HÀ NỘI TRONG SUSO SÁNH VỚI VỚI NEP SONG

ĐÔ THỊ BANG COC (THÁI LAN) VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI -:-::zze¿ 78

3.1 So sánh trên cơ sở mot số tiêu chí chủ yếu về nếp sống đô thị Ha Nội với nếp sống đô

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1986 Việt Nam bat tay vào thực hiện công cuộc đổi mới công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sau 20 năm thực hiện mục tiêu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, đất nước Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể.

Đặc biệt, trong giai đoạn này Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của cácnước trong khu vực và trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đây chính là

những điều kiện tốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một nước công

nghiệp vào năm 2020.

Những thành tựu bước đầu đó đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cả

nước Tiếp đó, quá trình đô thị hóa cũng tác động mạnh đến nếp sống văn hóa đô

thị, đặc biệt là người dân đô thị Hà Nội.

Thăng Long - Hà Nội, trong suốt gần một ngàn năm là trung tâm văn hóa

số một của Việt Nam Trải qua gần một nghìn năm hình thành và phát triển, nếp

sống thanh lịch của người dân đô thị Hà Nội đã trở thành nếp sống tiêu biểu cho

Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các hoạt động chủ yếu của cộng đồng xã

hội, là nơi hội tụ hầu hết các giá trị thuộc loại tiêu biểu của quốc gia, dân tộc.

Với vai trò là trung tâm đầu não của cả nước nên Hà Nội là nơi hội tụ các hoạt

động về chính tri,kinh tế, giao lưu văn hóa, giao dịch quốc tế của cả nước Nhữngyếu tố này đã tác động không nhỏ đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

Qua hơn 20 năm Việt Nam thực hiện đổi mới đất nước, hội nhập với quốctế, đất nước đã có nhiều thay đổi Những thay đổi đó vừa có ảnh hưởng tích cực,

vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

Nếp sống của người dân đô thị là vấn đề tôi rất quan tâm Bởi lẽ, trong

thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, việc hiểu biết sâu sắc về nếpsống người dân đô thị Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng Hiểu được nếp sống sẽlà cơ sở để hiểu về nhu cầu thực tại và xu hướng phát triển của đời sống ngườidân đô thị Hà Nội Từ việc hiểu biết đó, có thể đưa ra những chiến lược đầu tư

phát triên và hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa với Việt Nam

trong tương lai.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu dé tài Nép sống đô thị Ha Nội và những biến đổi trong thời kỳ

doi mới để hiểu rõ thêm về nếp sống người đô thị tại Hà Nội Nếp sống đô thi Ha

Nội đã hình thành và phát triển từ rất sớm, đây là nét riêng tạo nên phong cách

người đô thị Hà Nội với các đô thị khác.

Tìm hiểu nếp sống đô thị Hà Nội thời kì đổi mới, chúng tôi mong muốnthấy được thực trạng nếp sống và trên cơ sở đó hiểu được những giá trị truyền

thống nào còn tồn tại, những giá trị nào mới đang hình thành trong đời sống đô

thị Hà Nội.

Thay đổi nếp sống là kết quả của nhiều yếu tố tác động làm cho cuộc sống

của người đô thị biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử Trong thời kì đổi mới hiện

nay, nếp sống đô thị Hà Nội, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp là những cáimới hội nhập từ bên ngoài nảy sinh do nhân tố chủ quan của chính người đô thị.

Những biến đổi đó thực sự phản ánh được thái độ chấp nhận hay không chấp

nhận những giá trị truyền thống cũng như những giá trị hiện đại của người đô thị

Hà Nội.

Đặc biệt qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng đưa ra những

đánh giá chủ quan về xu hướng biến đổi của nếp sống đô thị Hà Nội trong tương

lai Đồng thời chúng tôi cũng so sánh nếp sống người đô thị Hà Nội với nếp sống

người Băng Cốc (Thái Lan) để thấy được những nét tương đồng và dị biệt Nắm

bắt được vấn đề này giúp cho việc giao lưu học hỏi lẫn nhau trong việc gìn giữ,

xây dựng nếp sống đô thị Hà Nội và Băng Cốc.

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nếp sống đô thị Hà Nội đã trở thành đề tài nghiên và những bài văn,

truyện ngắn bộc lộ cảm xúc cá nhân của nhiều tác giả về nếp sống của người dân

đô thị Hà Nội.

Về tác phẩm: Một số tác phẩm xoay quanh nếp sống, lối sống của người

đô thị Hà Nội như:

Van hóa Thu đô hôm nay và ngày mai (Vũ Khiêu - Nguyễn Vĩnh Cát, Sở Văn

hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội, 1991), Thăng Long - Hà Nội thế ki XVII - XIII

(Nguyễn Thừa Hy, Hà Nội, 1993), Đô thi Việt Nam dưới thời Nguyễn (Nguyễn Thừa

Trang 6

Hy và các cộng sự, Nxb Thuận Hóa, 2000), Thú chơi câu đối (Nguyễn Văn Phú, Nxb

Văn hóa thông tin, 2001), Tht chơi chim cảnh (Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Van

hóa thông tin, 2001), Nép cit hội hè - đình đám (Toan ánh, quyển thượng, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, 1992), Nép cũ hội hè - đình đám (Toan ánh, quyển hạ, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, 1997), Các thi tiéu khiến Việt Nam (Toan ánh, Nxb Mũi Cà Mau,

1993), Đô thi Việt Nam (Vi Phong - Thư Hiền - Đức Duy, Nxb Giáo dục, 1993),

Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng, Nxb Văn hóa thông tin, 2000), Hà Nội nghìn xưa (Trần Quốc Vượng - Vũ Tuấn Sán chủ biên, Nxb Hà Nội, 1998), Địa chí văn hóa dângian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (Dinh Gia Khánh - Trần Tiến, Sở văn hóathông tin Hà Nội, 1991), Nép sống người Hà Nội (Nguyễn Viết Chức chủ biên, Viện

văn hóa và Nxb văn hóa thông tin Hà Nội, 2001), Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam

(Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, 2006), Hà Nội 36phố phường (Thạch Lam, Nxb Văn hóa thông tin, 2000), Văn hóa ứng xứ của ngườiHà Nội với môi trường thiên nhiên (Nguyễn Viết Chức, Nxb Viện văn hóa thông tin,

2002), Một số vấn dé lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị (Huynh Khái Vinh, Nxb Chính

trị Quốc gia, Ha Nội, 2001), Xây dung tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa ở thủ đô

Hà Nội trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Viện văn hóa thông tin),

Người Hà Nội thanh lịch (So văn hóa thông tin Hà Nội, 1974), Thăng Long - Hà

Nội, mười thế kỷ đô thị hóa (Trần Hùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1995)

Về những bài viết: Bao gồm rất nhiều bài viết bộc lộ cảm xúc cá nhân củanhiều tác giả như: Ha Nội mùa hoa cúc 1972 (Hải Như), Xôi lúa (Vũ Thế Long),Thành phố, gương mặt con người (Tô Hoài), Phở (Nguyễn Tuân), Khéo léo tay

nghề đất kể chợ (Võ Văn Trực), Còn một Ha Nội ở phía sau (Nguyên Ngọc),Chả cá Lad Vọng, Lang Vòng, Chợ Đồng Xuân - thế giới của phụ nữ, Bich đào

Nhat Tân (Mai Thục)

Có thể thấy nếp sống của người Hà Nội đã được nhìn nhận từ nhiều khía

cạnh, từ những khía cạnh nhỏ đến tổng quát Mỗi công trình, mỗi tác phẩm đều

đem đến cho độc giả những hình ảnh về nếp sống của đô thị Hà Nội trong mỗi

không gian và thời gian khác nhau.

Trang 7

4 Nguồn tư liệu

Để hoàn thành bài luận văn này, bên cạnh kết quả khảo sát thực tế chúng

tôi còn tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: sách, báo, tạp chí, mạng

Internet Trong đó chúng tôi sử dụng một số tư liệu sau:

Sách: Nép sống người Ha Nội (Nguyễn Viết Chức chủ biên, Viện văn hóa

và Nxb văn hóa thông tin Hà Nội, 2001), Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam

(Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, 2006), Xây đựngtư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa ở thi đô Hà Nội trong thời kì Công nghiệphóa, hiện dai hóa (Nxb Viện văn hóa thông tin), Thăng Long - Hà Nội, mười thếky đô thị hóa (Tran Hùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1995) Thăng Long - Hà Nộithế ki XVII - XIII (Nguyễn Thừa Hy, Ha Nội, 1993), Dé thi Việt Nam dưới thời

Nguyên (Nguyễn Thừa Hỷ và các cộng sự, Nxb Thuận Hóa, 2000)

Tạp chí: Xã hội học, Kiến trúc, Nghiên cứu quốc té

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

Giới hạn về không gian: Người viết tập trung nghiên cứu về nếp sống

người dân đô thị Hà Nội.

Giới hạn về thời gian: Cùng với phần nêu khái quát nếp sống người đô thị

Hà Nội trong những giai đoạn lịch sử trước đổi mới, chúng tôi giành nhiều thời

gian và sống sức để nghiên cứu về nếp sống người đô thị Hà Nội từ năm 1986

đến nay Đây là giai đoạn Việt Nam bước vào thời kỳ mới về mọi mặt trong đời

sống xã hội.

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nội dung nghiên cứu đề tài Nếp sống đô thị Hà Nội vànhững biến đổi trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay, chúng tôi sử dụng một số

phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp, đây là phương pháp quan trọng giúp

cho người viết có định hướng rõ ràng trong việc nghiên cứu những nội dung liênquan đến nếp sống đô thị hà Nội từ các tư liệu, tài liệu thu thập được.

- Phương pháp so sánh, sử dụng phương pháp này để thấy được nếp sống

đô thị Hà Nội hiện nay có những nét tương đồng và dị biệt so với nếp sống đô thị

Trang 8

Hà Nội trước đây Bên cạnh chúng tôi còn sử dụng để so sánh nếp sống đô thị Hà

Nội với nếp sống đô thị Băng Cốc (Thái Lan).

- Phương pháp xử lý thông tin, đây là phương pháp được người viết sử dụng

để xử lý các thông tin thu thập từ các tư liệu trong các công trình nghiên cứu trướcđây, tư liệu lấy từ thực tế, từ các phương tiện truyền thông ( báo chí, truyền hình,

Internet) để rút ra những kết luận cần thiết cho công trình nghiên cứu.

- Phương pháp trắc nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểucác thông tin thực tiễn trong đời sống con người đô thị Chẳng hạn chúng tôi sử

dụng phương pháp trắc nghiệm khi điều tra về sở thích, nhu cầu giải trí của người

dân Phương pháp này cho phép ta thu thập thông tin nhanh và khách quan.

- Phương pháp điền dã, chúng tôi thực hiện các cuộc điều tra thực tế,

phỏng vấn trực tiếp người dân để thu thập những thông tin cần thiết Đây làphương pháp quan trọng để người viết nắm bắt rõ hơn về thực tế nếp sống đô thịđang diễn biến trong thời điểm hiện tại.

7 Đóng góp chính của luận văn

Như trên chúng tôi đã trình bày, mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm

hiểu “Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kỳ đổi mới”, vì vậy

đóng góp chính của luận văn là:

- Giúp ta biết được nếp sống đô thị Hà Nội và sự biến đổi của nó trong

những giai đoạn lịch sử khác nhau, những nếp sống nào còn được gìn giữ, những

nếp sống nào đã biến đổi và những nếp sống nào đã mất đi Từ đó thấy được

những đặc trưng tiêu biểu về nếp sống của người dân Hà Thành nói riêng và

người dân Việt Nam nói chung.

- Giúp ta thấy được những nhân tố tác động và những thay đổi nếp sống đôthị Hà Nội trong thời kỳ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới.

- Trong so sánh với đô thị Băng Cốc giúp ta thấy được sự giống và khác

nhau giữa nếp sống đô thị Hà Nội với đô thị Băng Cốc

- Bước đầu đánh giá xu hướng biến đổi của nếp sống đô thị Hà Nội trongtương lai Nhờ đó có thể giúp các nhà quản ký đưa ra những chính sách phát

triển đô thị Hà Nội sao cho phù hợp với xu hướng biến đổi chung của thế giới mà

không làm mất đi bản sắc văn hóa quý báu.

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIEM CO BẢN, NHÂN TO HÌNHTHÀNH NEP SONG, VAI TRO CUA NEP SONG VÀ NHỮNG

NHÂN TO ANH HUONG DEN NEP SONG ĐÔ THI HÀ NỘI

1.1 Những khái niệm co ban, nhân tố hình thành nếp sống, vai trò cua nếp

sống đô thị

Để tìm hiểu nếp sống thị Hà Nội, trước hết chúng ta phải nắm rõ và phân

biệt được những khái niệm về lối sống, mức sống, lẽ sống, nếp sống Những kháiniệm này có quan hệ rằng buộc, chi phối lẫn nhau Tiếp đó chúng ta cũng cầnphải biết nếp sống hình thành ra sao, sự ra đời là do tác động của những nhân tố

khách quan, chủ quan nào, nếp sống biểu hiện vai trò của nó đối với cuộc sống

CỦa COn người ra sao.

1.1.1 Khái niệm lối sống, lé sống, nếp sống và mức sốngLối sống là gì?

Khái niệm về lối sống đã được đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau Cho

đến nay, khái niệm này vẫn chưa được thống nhất Thực tế vẫn tồn tại những

quan điểm khác nhau, cụ thể là những quan niệm của những người theo hệ tư

tưởng Xã hội chủ nghĩa và những người theo hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa.

Thứ nhất, nhìn trên quan điểm của Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Hệ

tư tưởng Đức” thì quan niệm lối sống được hiểu như sau:

“Phuong thức sản xuất phải xem xét không đơn thuần, theo khía cạnh nó

là sự tái tạo sản xuất ra sự tôn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thế nó đã là

một hình thức hoạt động nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ Những cá

nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của

họ, với cái của họ sản xuất ra cũng như cách họ sản xuất” [4.269]

Từ luận điểm này chúng ta có thể rút ra: lối sống là phương thức, là dạng

hoạt động của con người Lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện

và các mối quan hệ kinh tế - xã hội của một phương thức sản xuất nhất định.

Vấn đề cơ cấu thực chất nội dung của lối sống, các nhà nghiên cứu LiênXô đã nêu nên một số quan niệm thống nhất.

Trang 10

IL.V.Be-xtu-gi-ep viết: “Lối sống được kiến giải như một phương thức hoạtđộng sống của con người, thì điều này hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống

quan trọng nhất làm nền tang cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta déu biết

là: lao động, sinh hoạt, họat động chính trị- xã hội và văn hóa - xã hội” [13,19]

A.P.Bu-chen-cô viết: “Những yếu tố cơ cấu của nó (lối sống) tuyệt nhiênkhông phải những điều kiện sống bên ngoài quyết định hoạt động sống của conngười vô luận là những điều kiện xã hội hay tự nhiên (phương thức sản xuất, chế

độ xã hội, môi trường địa lý, sinh hoạt, mức sống) và cũng không phải những

sung lực bên trong hoạt động sống này vốn có ở chính bản chất con người - cơcấu lối sống là một phạm tr lịch sử cả về nội dung lan tương quan các yếu tố

Thứ hai, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu theo hệ tư tưởng Tư

bản chủ nghĩa thì khác với quan điểm của những nhà nghiên cứu theo hệ thống

tư tưởng Xã hội chủ nghĩa Trong các công trình nghiên cứu của mình, họ cho lốisống là cuộc sống riêng, là mức độ sinh hoạt được đảm bảo và sự chú ý của họhoàn toàn đặt vào lĩnh vực tiêu dùng Hoặc còn có những khuynh hướng muốn

giải thích lối sống như một khái niệm chung nhất, một cái gì ngang hàng với “vật

chất xã hội” thay thế cho tất cả những khái niệm khác.

Sở di có hai cách hiểu khác nhau như vậy là do các nước Tư bản chủ nghĩa

và các nước Xã hội chủ nghĩa đi theo hai hệ thống tư tưởng khác nhau Một bên

lấy cá nhân làm chủ thể (Tư bản chủ nghĩa), còn một bên lại coi trong mối quanhệ tập thể (Xã hội chủ nghĩa).

Ở Việt Nam, trên cơ sở khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lénin và trên cơ sở

khoa học của các nghị quyết Đại hội Đảng cho rằng:

“Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống củacác dân tộc, các giai cấp, các nhóm xá hội, các cá nhân trong điều kiện của một

hình thái kinh tế xã hội nhất định, biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống:

trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinhhoạt tỉnh thân và văn hóa” [16,5 14]

Trang 11

Thực tế đã có nhiều quan điểm cho rằng phương thức sản xuất là một

phương thức sống nhất định của con người, là mặt cơ bản của lối sống Quanđiểm này đã đánh đồng phương thức sản xuất là lối sống Nhưng xem xét kĩ

quan điểm này chỉ đúng một phần Bởi phương thức sản xuất là điều kiện kinh tếxã hội của lối sống, là cơ sở đầu tiên để chúng ta tìm hiểu lối sống Mỗi một giai

cấp, một tầng lớp xã hội khác nhau đều có phương thức sản xuất khác nhau cho

nên họ cũng hình thành lối sống khác nhau.

Phạm vi của lối sống rộng hơn phạm vi của phương thức sản xuất Ngoàihoạt động sản xuất, con người còn có nhiều hoạt động phong phú khác như: hoạt

động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt động tư tưởng và văn hóa, hoạt động bồi

dưỡng sức khỏe và hoạt động rèn luyện phẩm chất cá nhân.

Như vậy từ việc tìm hiểu và so sánh những khái niệm trên, theo quan điểm

của bản thân tôi thì nên hiểu một cách đơn giản: lối sống là cách ứng xử của con

người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nó được hình thành và phát

triển phù hop trong phạm vi không gian, thời gian nhất định.Lễ sống là gì?

Lé sống là gì? Theo tác giả Võ Văn Thang thì lẽ sống là mặt lý tưởng củalối sống, là nhân lõi của lối sống Tác giả lập luận rằng, lẽ sống là thuật ngữ triết

học, đạo đức, tâm lý phản ánh mặt ý thức của lối sống Nó chính là sự lựa chọn

chủ quan của con người về lối sống Lẽ sống định hình vốn có chức năng địnhhướng cho lối sống, bởi lẽ sống là thế giới quan, nhân sinh quan của con người.

Lé sống được coi như là “kim chỉ nam” cho mỗi cá nhân có ý thức điều chỉnh

hành vi của mình Một người có lẽ sống đúng đắn sẽ góp phần hình thành lối

sống tích cực.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức: “1£ sống là sự lựa chọn chu quan của conngười về lối sống Hay nói cách khác nó là sự phản ánh tính tất yếu khách quancủa lối sống vào đầu óc con người Lế sống chỉ đạo cho lối sống dân dan taothành nếp trong sinh hoạt hàng ngày khiến cho lối sống trở thành những hành vi

tự giác” [7,24]

Nhu vậy từ hai cách hiểu của hai tác giả trên chúng ta có thể hiểu lẽ sống

chính là mặt ý thức của lối sống Lẽ sống là mục đích sống, ý nghĩa lý tưởng của

Trang 12

cuộc sống, là ý chí khát vọng của con người Lẽ sống phan ánh tính tất yếu

khách quan của lối sống, định hướng cho lối sống.Mức sống là gì?

Khi nói đến chất lượng cuộc sống của con người, chúng ta thường nhắc

đến khái niệm mức sống Vay mức sống là gì, nó có liên quan gì với lối sống?

Hiểu một cách đơn giản thì mức sống là điều kiện quan trọng cho hoạt

động sống của con người Mức sống có tác dụng quy định con người có thể phát

triển, áp dụng năng lực, thỏa mãn nhu cầu của mình ở mức độ nào Người có

mức sống cao thường là những người có khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thânvề các phương tiện thiết yếu ở mức độ hiện đại, đời sống vat chất tinh than đượcthỏa mãn ở cấp độ hiện đại, văn minh nhất Người có mức sống thấp là người cóthu nhập thấp, thậm chí không thỏa mãn nhu cầu về tỉnh thần.

Mức sống và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau Mức sống biến đổi sẽ

làm ảnh hưởng đến lối sống Tuy nhiên, không phải mức sống biến đổi thì lối

sống cũng biến đổi theo Trong khuôn khổ của một lối sống, không thể xem mức

sống là cái gì đó bên ngoài lối sống mà nó là cơ sở vật chất của lối sống Thựctiễn cho thấy những người có mức sống ngang nhau, nhưng ở họ lại có sự khác

biệt về lối sống Chẳng hạn như người có mức sống cao lại có lối sống văn minh,

lịch sự thì được người đời tôn trọng Ngược lại có những người mức sống cao

nhưng có hành vi ứng xử thô lỗ, mất lịch sự, ích kỉ thì người đời coi khinh Từ

sự phân tích này chung ta thấy rõ ràng mức sống có quan hệ với lối sống nhưng

chúng không đồng nhất với nhau.

Theo chúng tôi kết luận của tác giả Võ Văn Thắng đã thể hiện rõ được bảnchất của mức sống đó là: “Mức sống là thuật ngữ kinh tế - xã hội dùng để đánh

giá các nhu cầu vật chất và tinh than đã được thỏa man” [32,39]

Nép sống là gì?

Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, chúng ta cũng có cơ sở để hiểu

khái niệm nếp sống.

Theo quan điểm của GS.Vũ Khiêu thi:’Nép sống là toàn bộ những thói

quen được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, những thối quen đã trở thành

Trang 13

trình lịch sử đã trải qua Nhờ những nếp sống mà những kinh nghiệm quý báu

trong lối sống của xã hội và con người được giữ lại và phát triển”.[7,23]

Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói quen

trong sản xuất của cải vật chất; trong sinh hoạt như ăn, mặc, ở, đi lại; trong tổ

chức đời sống xã hội như phong tục, lễ nghi, đạo đức, pháp luật Như vậy, có thể

thấy rõ rằng nếp sống là những hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống đãđược lặp đi lặp lại nhiều lần thành nếp, thành thói quen, phong tục được xã hội

công nhận So với lối sống thì nếp sống có tính chất ổn định bền vững hơn nhưngkhông có nghĩa là không có biến đổi Cùng với sự biến đổi của lối sống nó cũng

biến đổi nhưng chậm chạp và khó khăn hơn Nhưng khi nếp sống đã thay đổi đến

một chừng mực nhất định thì lối sống mới biến đổi Điều này cho thấy, lối sống vànếp sống không thể tách rời nhau nhưng nó cũng không phải là một.

Nói tóm lại, lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống.

Nếp sống làm cho đời sống được ổn định, và lẽ sống dẫn dắt lối sống ấy Mức

sống là yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của con người, bởi mức sống là phương

tiện để xây dựng lối sống.

1.1.2 Những nhân tố hình thành nên nếp sống trong đời sống xã hội

Có nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến sự ra đời của nếp sống Nếp sống là

sản phẩm của các nhân tố chủ quan hoặc khách quan tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnhnhất định Nhưng xét cho cùng thì nếp sống hình thành là do hai nhân tố cơ bản:

điều kiện tự nhiên (môi trường tự nhiên) và điều kiện xã hội (môi trường xã hội).

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, đây là nhân tố có tác động trực tiếp đếnđời sống sinh tồn của con người Con người ở môi trường tự nhiên nào thì sẽ có

những cách thức ứng xử hợp lý vừa để tận dụng vừa để kháng cự lại môi trường

tự nhiên ấy.

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: địa hình, khí hậu, vi trí địa lý, tàinguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường sinh thái Nếp sống của con người

Trang 14

thường chịu tác động và thường mang dấu ấn của môi trường tự nhiên Chẳng

hạn như cư dân sống ở vùng sông nước, trong đời sống vật chất của họ thường

mang đậm dấu ấn vùng sông nước Trong văn hóa ẩm thực của họ, có các món

ăn chế biến từ thủy sản chiếm vị trí chủ yếu; trong cách thức đi lại thì việc sửdụng thuyền, bè có vai trò quan trọng; trong đời sống văn hóa văn nghệ cónhững điệu hò mềm mại, êm ả như dòng nước thanh bình hoặc vang vọng ngoài

biển khơi Ngược lại, nếu con người sống ở vùng đồi núi cao, khí hậu mát mẻ,

địa hình khó khăn thì nếp sống của họ cũng mang dấu ấn cua tự nhiên như: các

món ăn chế biến từ các loại rau rừng, thịt thú rừng trang phục nhiều màu sắc,

tính tình ôn hòa Hay vùng có tính chất khí hậu khô hạn, nóng bức như sa mạc

là một ví dụ, nếp sống trong ăn, mặc, ở, đi lại của con người cũng có cách thức

sống để ứng phó với điều kiện tự nhiên: phải đi lấy nước ngọt xa nơi cư trú, quần

áo dày, dùng lạc đà là phương tiện vận chuyển là chính hoặc đối với những

vùng có băng tuyết thì trong hoạt động vui chơi giải trí có hoạt động trượt tuyết,đắp tượng tuyết

Tiếp đó, điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố hình thành nếp sống trong đời

sống tinh thần của con người Khi môi trường sống xung quanh gặp nhiều thuận

lợi hoặc nhiều khó khan, đời sống tinh thần của con người sé có phong cách phù

hợp, tạo nên nếp sống riêng Chẳng hạn, cư dân sống ở vùng đất hay có thiên tai

xảy ra thì đời sống của họ luôn ý thức việc phải dé phòng bang mọi cách.

Như vậy có thể thấy rằng, điều kiện về môi trường tự nhiên sẽ tạo nên bản

sắc riêng về nếp sống cho mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư Trước hết là hoạt

động lao động và sản xuất, khi con người nhận thức quy luật của tự nhiên thì họ

sẽ hình thành cách thức ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên Việc lặp đi lặp lại

cách thức sản xuất này sẽ trở thành nếp sống của con người sinh sống tại phạm

vi mỗi vùng miền đó.

Thứ hai, về điều kiện môi trường xã hội bao gồm các vấn dé: dân số, chỉsố phát triển con người, tính chất của quan hệ sản xuất, các mối quan hệ giữa con

người với con người, nền tảng tư tưởng xã hội, thể chế chính trị xã hội, sự tăng

trưởng kinh tế xã hội, nền tảng văn hóa và sự giao lưu hợp tác văn hóa Cũng

Trang 15

giống như môi trường tự nhiên, mỗi một khía cạnh của môi trường xã hội cũng là

nhân tố góp phần tạo nên nếp sống của con người.

Số lượng dân cư, tốc độ gia tăng dân số, trình độ cơ cấu nhận thức giới

tính, độ tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, sự di dân, di cư nguồn lao động, địa

bàn cư trú cũng là nhân tố hình thành nên nếp sống của con người Tất cả

những yếu tố này có thể làm cho nếp sống ra đời và phát triển nhanh hay chậm,

tích cực hay tiêu cực: Đặc biệt đối với vùng đô thị thì các vấn đề về dân số ảnh

hưởng rất lớn đến nếp sống của người dân Chẳng hạn như, hiện tượng nguồn lao

động tự do từ các nơi khác kéo vào đô thị tìm kiếm việc làm đông sẽ làm cho nếp

sống người đô thị thay đổi như xuất hiện dịch vụ thuê nhà, thuê người làm theo

giờ hoặc khoán gọn, buôn bán ve chai, hàng rong tuy nhiên, bên cạnh đó cũng

có những tệ nạn xã hội tiêu cực nảy sinh như mại dâm, trộm cắp, nghiện hút

Tính chất của quan hệ sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế hiện

hành nền kinh tế - xã hội luôn luôn chi phối nếp sống của con người Sự chi phối

đó góp phần định hình nên nếp sống của con người Chẳng hạn nên kinh tế Việt

Nam thời kỳ trước đổi mới có hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước

và sở hữu tập thể với cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài đã làm ảnh hưởng đến nếp

sống của con người như làm cho con người mất khả năng chủ động sáng tạo, làm

việc một cách đối phó, hình thành mẫu người kém nang động, y lại người khác.

Hiện nay, việc áp dụng hình thái kinh tế nhiều thành phan đã tác động rấtnhiều đến đời sống con người Con người có cơ hội vận động và bộc lộ năng lựctiềm tàng và tiếp cận nhanh nhạy với thời đại mới Mỗi cá nhân đều có trách

nhiệm với cuộc sống của mình

Nền thể chế chính trị - xã hội và nền tảng tư tưởng cũng quy định đạo đức,

nếp sống chung trong toàn xã hội, nhất là tính nhân văn trong quan hệ giữa người

với người Day là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ về sự ra đời và phát

triển của nếp sống Chẳng hạn như các chính sách về nếp sống mới, nếp sống

văn minh đô thị Những chính sách này đã ảnh hưởng tích cực tới sự thay đổi

nếp sống của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng.

Sự tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng là yếu tố chi phối cách lựa chọn mứcsống và nếp sống phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và gia đình Nếu như mức độ

Trang 16

tăng trưởng kinh tế - xã hội cao sẽ làm cho mức sống của người dân được nâng

lên, điều này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn lối sống của một cá nhân hoặc một

cộng đồng Ngược lại, nếu sự tăng trưởng kinh tế - xã hội thấp, mức sống của

người dân sẽ thiếu thốn cả về mat vật chất lẫn tinh thần, khi đó lối sống của con

người cũng bi chi phối ít nhiều của mức sống Có thể thấy rõ ràng, sự tăng

trưởng kinh tế - xã hội đã là chất xúc tác làm cho việc hình thành lối sống, nếp

sống của con người diễn ra theo chiều hướng phù hợp với điều kiện khách quan

và chủ quan.

Về nền tảng văn hóa xã hội và quá trình giao lưu văn hóa Nền tảng vănhóa chính là cội nguồn văn hóa truyền thống của mỗi cộng đồng Cội nguồn văn

hóa thể hiện tính chất, bản sắc riêng của con người chủ thể Nền tảng văn hóa có

ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành lối sống, nếp sống của mỗi cá nhân, mỗitập thể sinh ra và trưởng thành trong phạm vi của cội nguồn văn hóa đó.

Hoạt động giao lưu văn hóa góp phần quan trọng cho việc hình thành lối

sống, nếp sống của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm người khác nhau Giao lưu văn

hóa giúp cho con người hiểu biết và học hỏi thêm những cái hay, cái đẹp của các

nền văn hóa, văn minh khác.

Tuy nhiên, giao lưu văn hóa cũng tồn tại những mặt tiêu cực nếu như chủ

thể văn hóa không biết lựa chọn học hỏi đúng đắn Biểu hiện của nó là những

hiện tượng như: mai một bản sắc văn hóa dân tộc, lai căng văn hóa không phù

hợp với văn hóa truyền thống.

1.1.3 Vai trò của nếp sống trong đời sống xã hội

Từ việc tìm hiểu rõ bản chất các khái niệm ở phần trên, chúng ta thấy nếp

sống, lối sống, mức sống và lẽ sống tác động qua lại lẫn nhau Lối sống, mức

sống quy định và ảnh hưởng sâu sắc đến nếp sống và lẽ sống Tiếp đó lẽ sống chi

phối nếp sống của con người trong mọi hành vi ứng xử Nếp sống thể hiện lẽ

sống qua những tập quán, theo những quy tắc đã ăn thấm sâu vào ý thức và cả

tiềm thức của con người.

“Nép sống vừa phản ánh nhu câu khách quan của đời sống, vừa thể hiện ý

chí chủ quan của con người” [7,25] Chính vì thế nếp sống giữ mét vai trò cực ki

quan trọng trong đời sống xã hội và đời sống các nhân Nếp sống tạo dựng cho

Trang 17

đời sống cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung một cuộc sống ổn định

tiếp diễn theo chiều hướng tích cực Nếp sống tạo nên nét phong cách riêng chomột cộng đồng thậm chí cho một cá nhân.

Nếu cá nhân, cộng đồng có nếp sống đẹp, biết trân trọng những giá trị truyền

thống lưu giữ từ nhiều thế hệ thì nếp sống đó sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc.

Trong mỗi một thời kì nhất định, việc xác định chuẩn mực nếp sống có ýnghĩa rất quan trọng, nếp sống có thể xuất phát từ thói quen một cách vô thức,

nhưng nếp sống cũng được tạo lập một cách có chủ định của một cá nhân hoặc

của cả cộng đồng Nếp sống hình thành để thỏa mãn các mục đích phản ánh nhucầu khách quan và thể hiện ý chí chủ quan của con người trước những hành vi

ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, chẳng hạn ở mỗi làng Việt

Nam thời xưa đều có những quy tắc ứng sử được áp dụng cho cả làng và đượcghi lại trong hương ước hoặc trong mỗi gia đình Việt Nam cũng xây dựng cho

riêng mình những quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và ứng xử

với các mỗi quan hệ xã hội khác.

“Những quy tắc trong gia đình, trong môi làng xã, trong môi quốc gia đềunhằm mục đích củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với gia đình, với làng xã,

với quốc gia Những quy tắc ấy chat lọc những cái hay, cái tốt, gạt bỏ di nhữngthói hư tật xấu, nảy sinh trong cuộc sống của cộng đồng cũng như của mdi cá

nhân” [7,28].

Trong quá trình phát triển, mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, mỗi làng,

mỗi quốc gia đều phải không ngừng tiếp thu nếp sống mới sở dĩ nếp sống khôngphải là những gì cố định được hình thành từ ban đầu mà nếp sống con ngườikhông ngừng tiếp thu và học tập những nếp sống mới Nếp sống mới giúp chocon người hòa nhập vào hoàn cảnh mới Nếp sống mới có tác động tích cực đến

sự phát triển xã hội thì việc tiếp thu cái mới đó cực kì có ý nghĩa Nhưng ngược

lại, nếu du nhập những nếp sống không phù hợp với văn hóa của dân tộc thì nó

sẽ có tác động tiêu cực gây nên nhiều tệ nạn xã hội nhiều vấn đề phản nhân bản.

Trang 18

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nếp sống đô thị hà nội trong thời

kỳ đổi mới

1.2.1 Ảnh hưởng của các giá trị va bản sắc văn hóa truyền thống

Người Thăng Long - Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, trải

qua một giai đoạn đài trong quá trình dựng nước và giữ nước, điều đó để lại dấu

ấn khá rõ trong tư duy lối sống và nếp sống Lịch sử cho thấy, qua những lần đốimặt với tự nhiên khắc nghiệt, những cuộc giao lưu tiếp biến, hội nhập với cácnền văn hóa Nam á, Hán, Pháp, Nga qua những cuộc chiến tranh tàn bạo với kẻ

thù xâm lược, các giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được duy trì, bổ

sung và phát triển.

Bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được đúc kết trong

đời sống văn nghệ dân gian Thế hệ trước truyền đạt cho thế hệ sau qua những

câu ca dao tục ngữ nhẹ nhàng mà sâu sắc trong cách ứng xử với môi trường tựnhiên và môi trường xã hội Đó là tinh thần đoàn kết “một con ngựa đau cả tàubỏ cỏ”; “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhaucùng”; “một cây làm chăng nên non Ba cây chum lại nên hòn núi cao”; đó là tinh

than bất khuất “chết trong còn hơn sống đục”; “đói cho sạch, rách cho thom’” ;

đó là tình cảm gia đình “công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong

nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”;“một giọt máu đào hơn ao nước 14”; đó là tấm lòng khoan dung độ lượng “đánhkẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”; đó còn là tỉnh thần lao động cần cù chăm

chỉ “trông trời trong đất trông mây, trông cho chân cứng đá mềm, trời êm bể lặng

mới yên tấm lòng”.

Vậy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,

những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử

xây dựng và bảo vệ đất nước Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ýthức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - xã hội, lòng nhân ái, khoan dung,trọng nghĩa tình, sáng tao trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản di

\V/~ LEI 1444

Trang 19

trong đời sống Tất cả biểu hiện về bản sắc dân tộc đó đã góp phần quan trọng

tạo nên nếp sống con người Việt Nam.

Thang Long - Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam,

lối sống, nếp sống con người Hà Nội vừa có những đặc điểm của người ViệtNam nói chung vừa có những đặc điểm riêng.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, lối sống trở thành vấn đề rất quantrọng trong việc hình thành nên phẩm chất con người mới Chính sách mở cửa

tạo điều kiện cho chúng ra tiếp xúc với lối sống hiện đại Lối sống hiện đại phản

ánh trình độ phát triển của con người trong thế giới văn minh Quá trình đổi mới

đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đổi mới trên mọi phương diện:

kinh tế, chính tri, văn hóa, khoa hoc ki thuật

Cùng với nhịp độ phát triển của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, các

đô thị Việt Nam phải được mở rộng và đầu tư phát triển về cơ sở vật chất kĩ

thuật, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ văn hóa cho nhân dân Nếp sống con

người đô thị Việt Nam nói chung và đô thị Hà Nội nói riêng sẽ có những thay

đổi do tác động của hoàn cảnh xã hội mới.

Thực hiện chính sách mở cửa, đó là điều kiện cho Hà Nội tiếp thu nhữngmặt tốt đẹp của nếp sống hiện đại trên thế giới nhưng những yếu tố phản văn

hóa, những văn hóa phẩm đồi trụy không phù hợp với truyền thống văn hóa dân

tộc cũng dễ dàng xâm nhập, hủy hoại những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo dựng nên nếp sống con người Hà Nội, và

trong thời kì đổi mới đất nước những giá trị văn hóa này càng cần phải được

khẳng định vai trò quan trọng của mình.

1.2.2 Ảnh hưởng của nên văn hóa tiểu nông và tư tưởng đạo đức phong kiến

Nền văn hóa tiểu nông

Do sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp nên nông thôn Việt

Nam không thể chuyển hóa thành đô thị Đô thị Việt Nam phần lớn là do nhà

nước sản sinh ra khi có nhu cầu lập kinh đô hoặc trung tâm hành chính tỉnh Đôthị có chức năng kinh tế và chính trị trong, đó chức năng chính trị là chủ yếu,

chức năng kinh tế chỉ là thứ yếu.Trên thế giới sự ra đời của các đô thị thường gắn

liến với các điều kiện thuận lợi về kinh tế So với các đô thị ở phương Tây thì đô

Trang 20

thị Việt Nam mang nặng chức năng hành chính và mang dấu ấn đậm nét của văn

hóa nông nghiệp.

Ở Thăng Long vào thời kì đầu, cư dân đô thị chỉ chiếm số lượng ít Việc

dân đô thị trở nên đông đúc là do sự thu hút dân cư từ các vùng nông thôn lân

cận rời bỏ nghề nông đến Thăng Long để tạo lập lên các phường buôn bán,

phường nghề Vì vậy họ vẫn còn bảo lưu những nếp sinh hoạt, lối sống của vùngnông thôn Chính vì thế từ đô thị Thăng Long cho đến Hà Nội ngày nay yếu tố

văn hóa tiểu nông vẫn còn lưu giữ.

Do từ các làng quê khác nhau đến tạm trú ở đô thị rồi thường trú khi có

kinh tế và địa vị xã hội, chính điều này đã chứng minh cho nếp tư duy nông

nghiệp còn tàn dư trong suy nghĩ của người dân đô thị Biểu hiện của văn hóa

tiểu nông là tục thờ Thành hoàng làng, đóng góp nghĩa vụ với xóm làng, cung

tiến vật chất cho các công trình công cộng nông thôn, quy mô sản xuất manhmún, buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ, tác phong tùy tiện, thiếu tính kỉ luật.

Như vậy hệ thống kinh tế làng xã và nhà nước quân chủ chuyên chế, quan

liêu đã kìm hãm sự phát triển của đô thị, làm cho thủ công nghiệp không tách rời

khỏi nông nghiệp và thành thị không tách rời khỏi nông thôn Vì thế không có

người nông dân thuần túy chỉ làm nông nghiệp và ngược lại, cư dân đô thị không

hoàn toàn sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán Ranh giới phân biệt chức

năng giữa người nông dân và thị dân rất khó phân biệt rạch ròi.

Nền văn hóa tiểu nông mang trong bản thân nó hai mặt đối lập ưu và

nhược điểm Hai mặt này được coi là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp

sống của người dân đô thị Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Về mặt ưu điểm, văn hóa tiểu nông tạo cho con người Việt Nam vốn rất

cần cù thông minh, chịu đựng gian khổ, đầu óc thực tế, yêu chuộng độc lập tự

đo Trong tính cách có ý thức cộng đồng, cố kết cộng đồng gia đình làng

-nước, đề cao tinh thần hi sinh vì cộng đồng, ghét cá nhân vi ki.

Về mặt nhược điểm, văn hóa tiểu nông lại là một trở ngại lớn cho sự

nghiệp xây dựng kinh tế đất nước trong thời kì công nghiệp hiện đại Những

nhược điểm đó được biểu hiện trong nếp sống đô thị Hà nội.

Trang 21

Thứ nhát, lối tư duy manh mún: Lối tư duy manh mún gây ảnh hưởng rất

lớn đến việc tiếp cận và xây dựng nền kinh tế hàng hóa thị trường, tiến hành

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đô thị Trong thực tế hiện nay, ngay chính tại

thủ đô Hà Nội lối tư duy manh mún vẫn còn tàn dư Điều này thấy rõ trong cách

quản lý đô thị: xây dựng cơ sở vật chất mang tinh chap vá, lẻ tẻ, hiệu quả thấp,

quản lý hành chính không chuyên nghiệp.

Thứ hai, tác phong tùy tiện, tính kỉ luật kém: Đây cũng là một trong số

những tiêu cực của nền văn hóa nông nghiệp tiểu nông Do điều kiện sản xuất nông

nghiệp xưa chỉ cày cấy trên những thửa ruộng nhỏ, mảnh vườn nhỏ không bị ràngbuộc chặt chẽ trong các mối quan hệ khác Họ làm việc không chịu sự quản lý thúc

ép của ai mà tùy theo hoàn cảnh riêng Sự tính toán các yếu tố trong nông nghiệp

không yêu cầu độ chính xác cao như trong các ngành công nghiệp Chính điều này

đã tạo nên thói quen tùy tiện, tính ky luật kém trong các cơ quan đoàn thé, nhà máy,

xí nghiệp, thực thi luật pháp như vẫn thấy rất nhiều ở đô thị Hà Nội.

Thứ ba, tư tưởng bình quan chủ nghĩa: Cũng là sản phẩm của nền nôngnghiệp tiểu nông lạc hậu, tư tưởng bình quân chủ nghĩa hiện vẫn còn tồn tại ở thủđô Hà Nội Trong các cơ quan đoàn thể hiện nay tại thủ đô Hà Nội vấn đề này đã

và đang được thay đổi, nhưng về cơ bản nó vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như trong

việc lựa chọn đề bạt, khen thưởng cuối kì hoặc cuối năm, xét thưởng thi dua

Thứ tu, đó là tính thụ động, cầu may: Quá trình sản xuất trong nông

nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên Công việc nhànông không đòi hỏi nhiều tư duy sáng tạo hoặc chủ động tìm giải pháp khắc

phục Chính vì thế đã tao cho con người tính thu động, y lại, trông chờ vào sựmay rủi của hoàn cảnh đây chính là một trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất

kinh tế trong thời kí đổi mới kinh tế hiện nay.

Như vậy chúng ta thấy rõ nếp sống tiểu nông sẽ làm cho con người phụ

thuộc nền văn hóa nông nghiệp rất khó ăn nhập với lối sống đô thị Vào thời

điểm đầu thế kỉ XXI, tại Hà Nội ta vẫn thấy cách kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ,

cảnh chợ cóc Các quán hàng nước bên đường, lối sinh hoạt ứng xử như ở nông

Tut tưởng đạo đức phong kiến

Trang 22

Những nguyên tắc sống lỗi thời như: “phép vua thua lệ làng”, “sống lâu lên lão

làng”, quan hệ gia tộc đang lấn át các quan hệ pháp lý, quan hệ công dân Những tính

chất lao động tích cóp, tác phong lề mề chậm chạp và gia đình chủ nghĩa, cục bộ địa

phương vẫn còn đậm nét trong đời sống người dân đô thị Hà Nội.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, đầu óc bảo thủ trì trệ, thái độ cản trở cái

mới, kìm hãm lớp trẻ, thói đạo đức giả tất cả những điều này vẫn đang ảnh

hưởng rất xấu đến nếp sống đô thị Hà Nội.

Tóm lại, những đặc điểm của nền văn hóa tiểu nông và tư tưởng đạo đức

phong kiến đã tác động thường xuyên đến quá trình hình thành lối sống đô thị,

tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, ý thức dám nghĩ dám làm những vấn đề

này cần phải thay đổi để giảm bớt trở ngại cho đô thị Hà Nội xứng đáng được

chọn làm thủ đô của Việt Nam, nhất là trong quá trình xây dựng nếp sống của

người đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.3 ảnh hưởng của vấn đề dân số

Dân số là một bộ phận quan trọng để hình thành nên nếp sống Hay nóichính xác hơn nếp sống chính là sản phẩm của cách ứng xử giữa con người với tự

nhiên và xã hội Đồng thời những biến đổi nội sinh của dân số cũng là tác nhân

ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa.

Sự phát triển dân số về cơ cấu dân số bao gồm tổng số dân, cơ cấu độ tuổi,

cơ cấu giới tính, cơ cấu lao động, cơ cấu thành phần dân tộc tất cả những thành

phần này đều ảnh hưởng đến nếp sống.

Thủ đô Hà Nội với những lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện

xã hội đã trở thành nơi có sức hút mạnh mẽ nguồn dân cư từ bên ngoài đến sinh

Thứ nhất, về số lượng dân cư, Hà Nội có số dân đông đúc, xấp xi 3 triệudân, phân bố tập trung ở các quận nội thành và các thị trấn Số dân đông khiến

cho mật độ dân số bình quân đầu người của Hà Nội được xếp vào loại cao nhất

cả nước là 3.415 người/km” (năm 2005) [34,11]

Với mật độ dân số đông như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất,

vui chơi giải trí của người dân đô thị Số lượng dân cư thành thị của Hà Nội trong

những nam đầu thế ki XXI có chiều hướng tăng nhanh Nếu như năm 2000, số

Trang 23

dan của Hà Nội là trên 1,5 triệu người thì sau 5 năm con số này đạt trên gần 3triệu người Sự gia tăng dân số thành thị nhanh sẽ trở thành một nhân tố quan

trọng làm thay đổi nếp sống của người Hà Nội Điều này quá rõ ràng khi chúng

ta quan sát cuộc sống của người dân Hà Nội: môi trường sống bị thu hẹp, sự du

nhập của các luồng văn hóa mới, nhu cầu về hoạt động vui chơi giải trí, hoạt

động giao thông vận tải, nhu cầu phúc lợi xã hội cũng thay đổi và tăng nhanh.

Về cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi đây cũng là những nhân tố chi phối

việc hình thành nếp sống của người dân đô thị Hà Nội Theo số liệu thống kê vềđân số phân theo giới tính của Hà Nội là có tỉ lệ ngang bằng nhau giữa nam và

nữ Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vấn đề về kinh tế,

văn hóa, xã hội của Hà Nội.

Về cơ cấu xã hội của thủ đô Hà Nội thường rất đa dạng về dân cư, sắc tộc,

tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp không phân biệt thành phần bản thân, địavị xã hội, không phân biệt giầu nghèo mọi người sống đan xen lẫn nhau, tác độngtương hỗ lẫn nhau Đặc biệt sự di dân từ các địa phương khác đến Hà Nội cũng

làm cho lối sống, nếp sống thay đổi Bên cạnh việc tiếp thu những cái hay, cái đẹp,

văn hóa thủ đô còn phải chịu những ảnh hưởng của những cái xấu Các dòng di cư

tự do và sự chuyển nguồn nhân lực ở các cơ quan, cá doanh nghiệp, số lượng lao

động tự do từ nông thôn đổ về Hà Nội trong những ngày nông nhàn đã làm chonếp sống thanh lịch của đất Tràng An không còn ổn định.

Trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ như hiện nay,

sức thu hút của Hà Nội càng lớn Đặc biệt là sự ra đồi của các loại hình nghề

nghiệp mới như: hướng dẫn viên du lịch, lập trình viên công nghệ thông tin, các

nghề dịch vụ tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh Những nghề dịch vụ kinh tế ki thuật trình độ cao đã mở ra khả năng tốt hon cho việc lựa chọn nghềnghiệp và nâng cao nhận thức về nghề nghiệp ở người đô thị.

-Tuy nhiên những nghề phi pháp ở đô thị Hà Nội cũng có cơ hội phát triển

trong thời buổi kinh tế thị trường như: làm hàng giả, buôn lậu, môi giới bất hợppháp về tài chính, bất động sản và nghề gắn với các tệ nạn xã hội (ma túy, mãi

đâm).

Trang 24

Thực tế cho thấy những diễn biến phức tạp về nghề nghiệp hiện nay của đô

thị Hà Nội cũng là một tác nhân cơ bản làm thay đổi nếp sống con người đô thị.

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng vấn đề dân số có ảnh hưởngkhông nhỏ đến nếp sống đô thị Hà Nội Sự gia tăng về số lượng dân cư, những

đặc điểm về cơ cấu giới tính, độ tuổi, sự đan xen các tầng lớp xã hội, sự hình

thành các loại hình nghề nghiệp mới đã là những nguyên nhân trực tiếp hay gián

tiếp làm thay đổi nếp sống của người đô thị Hà Nội Để thỏa mãn nhu cầu củavấn đề dân số, việc thay đổi cơ chế quản lý đô thị về đường giao thông, nhà ở,các công trình công cộng thay đổi tư duy, nếp cảm, nếp nghĩ về ăn mặc, vui chơi

giải trí trong đời sống thường nhật của người dân.

Những vấn đề mới mới nảy sinh trong lới sống cũng xuất hiện và dần dần

tạo thành nếp sống mới Nhưng để có nếp sống tích cực đòi hỏi mỗi các nhân,

mỗi tập thể đều phải có ý thức trách nhiệm thì mới tránh được những cái xấu len

lỏi và có cơ hội phát triển.

1.2.4 ảnh hưởng của vai trò là thủ đô của Hà Nội

Vai trò thủ đô của Hà Nội đã được khẳng định rõ ràng từ thế kỷ thứ XI,

khi nhà Lý quyết định lựa chọn làm nơi xây dựng Kinh đô và lấy tên là Thăng

Long (nghĩa là rồng bay lên).

Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hàng ngàn năm phát triển trong vị trí

quan trọng là trung tâm đầu não của cả nước Ngay từ thời nhà Lý, vua Lý Công

Uẩn đã thấy được vị trí quan trọng của vùng đất này Trong “Chiếu dời đô” ông

CÓ viet:

“Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế réng cuộn, hổ ngôi Da

đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt.

Muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước.Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn doi”

(trích “Thiên đô chiếu”)

Trang 25

Nhờ có vị trí địa lĩnh nhân kiệt như vậy mà từ bấy đến nay Thăng Long

-Hà Nội được lấy làm trung tâm của cả nước Với vai trò là thủ đô, -Hà Nội làtrung tâm thu hút nhân tài của đất nước xung quanh bộ máy chính quyền trung

ương, là trung tâm giáo dục quan trọng nhất đã đào tạo ra bao thế hệ nhân tài cho

đất nước Văn Miếu Quốc Tử Giám là minh chứng cho điều này Tỉnh hoa của

bốn phương tụ hội về đây, được chat loc và nâng cao ở đây, rồi từ đây những con

người có trình độ, có trí tuệ lại tỏa đi khắp nơi xây dựng đất nước Đây chính là

một nhân tố quan trọng hình thành nên lối sống, nếp sống của người dân thủ đô

Hà Nội Là trung tâm đầu não của cả nước hiển nhiên Hà Nội sẽ có những cơ hội

giao lưu tiếp xúc với các lường văn hóa từ các vùng miền trong nước và trên thếgiới Chính vì thế con người nơi đây ngay từ rất sớm đã có điều kiện tiếp thu vàhọc hởi những nền văn hóa mới Yếu tố văn hóa mới trở thành nhân tố khách

quan tác động tới ý thức của người dân, dần dần ảnh hưởng trực tiếp đến lối

sống Khi lối sống thay đổi thì nếp sống của người dân đô thị cũng thay đổi để

phù hợp với điều kiện sống mới.

Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các

địa phương khác trong cả nước Nghị quyết 08 của Bộ chính trị ngày 21/1/1983

khẳng định: Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học - kĩ

thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của

Cả nước.

Với tâm quan trong của vi trí dia lý và lịch sử phát triển, vai trò là trung

tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật, giao dịch quốc tế đã tác động

rất lớn đến lối sống, nếp sống con người thủ đô Hà Nội Các cơ quan chính trị,

các trung tâm giao dịch thương mại, hệ thống các trường đại học, các trung tâm

hoạt động văn hóa nghệ thuật, các cơ quan ngôn luận (đài truyền thanh, truyền

hình, báo chí), hệ thống các viện nghiên cứu khoa học được xây dựng tại trung

tâm thủ đô Tất cả những yếu tố này tạo nên sức cuốn hút về nhân lực có trình độ

và nguồn lao động tự do ở các nơi khác Vì vậy các vấn đề liên quan đến mứcsống, nhịp sống, phong cách sống của người đô thị Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng

cả về mặt tích cực và tiêu cực.

Trang 26

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trong của Việt Nam Từ trung tâm thu

đô các tuyến đường quốc lộ tỏa đi khắp các tỉnh thành các vùng miền Bắc Bộ và

đi thang vào Trung Bộ, Nam Bộ Với day đủ các loại hình giao thông: đuờng

thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không nên việc di chuyyển đi lại của con

người gặp nhiều thuận lợi Sự thuận lợi về giao thông của thủ đô Hà Nội đã làmột lợi thế vô cùng quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống nhân dân:

mức sống được nâng cao, các hoạt động giao lưu với các tỉnh, vùng miền khác

trong cả nước cũng rất thuận tiện, các hoạt động sản xuất buôn bán cũng dễ

dàng hơn Chính những nhân tố này đã tác động căn bản đến lối sống của thủ đô

Hà Nội.

Nhờ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội thuận lợi đã gắn kết chặt chẽ thủ

đô với các trung tâm khác ở trong và ngoài nước Đặc biệt việc tiếp cận kịp thời

các thông tin, các thành tựu khoa học ki thuật của thế giới, tham gia vào quátrình phân công lao động quốc tế, khu vực của Hà Nội dễ dàng hơn Từ đây, nhàquản lý kint tế, chính trị, văn hóa xã hội tiếp tục mở rộng áp dụng những thành

tựu của văn minh nhân loại đến các vùng miền trong cả nước.

Như vậy, vai trò của thủ đô Hà Nội ở mọi mặt trên đã thực sự trở thành

nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống người đô thị Hà Nội Đặc

biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nếp sống người đô thị ngày càng bị chi phối

bởi các yếu tố thuận lợi nói trên Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi đó cũng tồn

tại mặt trái gây tác động xấu đến lối sống, nếp sống của con người thủ đô Hà

Nội.Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp gì để vừa phát huy những mặt tích cực,

vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống của đô thị Hà Nội.

1.2.5 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một trong các nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc

hình thành hoặc làm thay đổi nếp sống của người Hà Nội.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế đã được hình thành từ rất lâu trong nhiều

nước trên thế giới Nó xuất hiện như một yêu cầu khách quan khi nền kinh tế

hàng hóa phát triển đến mot giai đoạn nhất định Khi nên kinh tế hàng hóa phát

triển cao, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường

Trang 27

tương đối hoàn thiện thì mới có kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường có tác

động rất lớn thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại.

Kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội, vừa

tích cực, vừa tiêu cực.

Những ảnh hưởng tích cực của kinh tế thi trường được biểu hiện qua các

phương diện sau:

Thứ nhất, kinh tế thị trường đã góp phần giải phóng các tiềm năng kinh tế

bao gồm: vốn, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực con người, khoa học công

nghệ Việc áp dụng cơ chế dân chủ trong kinh tế thị trường đã thúc đẩy hàng loạt

các đơn vị kinh tế quốc doanh, liên doanh, tư nhân ra đời và phát triển mạnh mẽ.Tất cả các thành phần kinh tế được quyền công bằng khi tham gia vào hoạt động

sản xuất kinh doanh Điều này đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã

hội của mỗi ngành, mỗi vùng khiến cho chất lượng cuộc sống của con ngườikhông ngừng được nâng cao Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luậtchung đó Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước, nhờ việc phát triển kinh tế

thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà đời sống của nhân dân được

nâng cao gấp nhiều lần Sự thay đổi tích cực về chất lượng cuộc sống sẽ kéo theo

sự thay đổi trong nếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

Thứ hai, kinh tế thị trường góp phần đa dạng hóa và năng động hóa nềnsản xuất, tạo điều kiện cho quá trình dân chủ hóa các thành phần kinh tế, thúc

đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Để thúc đẩy nhanh quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước Từ việc áp dụng chủ trương này nên kinh tế đã có những thay đổi về cơ

cấu sản xuất, phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại, lực lượng sản xuất

phát triển đa dạng, phong phú và tốc độ nhanh, tình trạng lạc hậu của lực lượngsản xuất bị đẩy lùi Tất cả những thay đổi đó đã trở thành nhân tố tích cực làmthay đổi hoàn cảnh sống và chất lượng đời sống của người dân Khi chất lượngcuộc sống được nâng cao tất nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi trong nếp sống của

người dân Là trung tâm đầu não của cả nước, Hà Nội không nằm ngoài sự ảnhhưởng tích cực này.

Trang 28

Thứ ba, kinh tế thị trường tác động đến việc hình thành các thói quen suy

nghĩ về tính hiệu quả, thiết yếu của công việc, lấy hiệu quả làm tiêu chí đánh giá

năng lực của cá nhân Nền kinh tế thi trường đặt con người đứng trước nhiều cơhội, song cũng không ít thử thách, khó khăn Do vậy nó đòi hỏi con người phải

sống năng động, linh hoạt sáng tạo, nhạy cảm để thích nghi với điều kiện cuộc

sống mới.

Thực tế cho thấy, đặc biệt là ở thành thị, nhiều cá nhân, nhiều gia đình đã

phát huy được năng lực tích cực, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất và

kinh doanh Hiện nay ở đô thị Hà Nội nếp sống của con người cũng thay đổi để

hòa nhập vào môi trường sống mới Bên cạnh việc gìn giữ những nếp sống truyền

thống của các thế hệ cha ông, người dân đô thị đã tiếp thu những lối sống mới và

đần đần tạo thành nếp sống mới gắn với nhịp sống của thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

Cuối cùng, trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc - công nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời

sống của người dân đô thị Hà Nội Thành tựu của khoa học công nghệ trên thếgiới và trong nước đã được ứng dụng trong đời sống sản xuất và sinh hoạt củanhân dân Những phát minh sáng chế của khao học kĩ thuật đã làm tăng năng

suất lao động do đó đã nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, việc cậpnhật thông tin và giao lưu quốc tế được thuận lợi Tất cả những yếu tố này đã

làm thay đổi ít nhiều hoạt động sống của nhân dân.

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khácnhau như dịch vụ viễn thông, các phương tiện truyền thông hiện đại, các hoạt

động vui chơi giải trí và các loại hình vui chơi giải trí gắn với cạnh tranh trong

kinh doanh xuất hiện Lúc này nhân dân không chỉ là người tiếp nhận thụ động

mà trở thành người chủ động trong các hoạt động văn hóa tỉnh thần Khi đời

sống tinh than của nhân dân được thỏa mãn một cách tích cực thì lối sống văn

minh hình thành.

Khi lối sống văn minh hình thành, trong tâm thức và trong hoạt động sống

của người dân sẽ thay đổi Những thay đổi trong lối sống lặp đi lặp lại sẽ tạo nên

Trang 29

nếp sống mới Nếp sống mới tích cực hiển nhiên sẽ được mọi người tôn trọng vàcoi đó là quy ước mới để quản lý và tổ chức xã hội.

Người dân đô thị Hà Nội có nhiều điều kiện tiếp thu cái mới, cập nhật

nhanh nhạy thông tin, nhanh chóng mở rộng các hoạt động vui chơi giảitrí những nhân tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nếp sống thường

nhật của người dân đô thị Hà Nội Những thay đổi đó được biểu hiện trong cách

vui chơi giải trí, cách tiếp cận thông tin đại chúng, cách tận hưởng những giá trịvăn hóa tinh thần

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói trên còn có không ítnhững ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân Hội nghị lần thứ V Banchấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII cũng đưa ra những

nhận định về tác động nguy hại của thời buổi kinh tế thị trường đến nếp sống của

người dân: Cø chế thị trường và sự hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực

to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó ảnh hưởng đến ý thức tu tưởng, dao đức,lối sống của nhân dân.

Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường đến đời sống người

nhân dân như: sự phân hóa xã hội sâu sắc, hiện tượng suy thoái đạo đức, lốisống, nếp sống biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống Nhân dân đô thị HàNội cũng đang từng ngày từng giờ phải chịu áp lực từ những mặt trái của nền

kinh tế thị trường Những hiện tượng như những mâu thuẫn, xung đột, mất cân

bằng về thu nhập, sự cách biệt giàu - nghèo ngày càng tăng mạnh mẽ, sự hình

thành lối sống thực dụng sùng bái đồng tiền, cá nhân vị kỷ, tham nhũng ngày

càng phát triển.

Đặc biệt nền kinh tế thị trường đã sản sinh ra những con người có tư tưởng

sùng bái đồng tiền, lấy tiền làm thước đo những giá trị của cuộc sống Để có

tiền người ta kiếm tiền bằng mọi cách như: trộm cắp, lừa đảo, giết người cướp

của sản sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm Hệ quả tất yếu của tư tưởng

“Sùng bái đồng tiền” còn tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.Những vấn đề bức xúc nhất mà chúng ta nhìn thấy ngay trong đô thị Hà Nội như:

sự du nhập của các luồng tư tưởng phản lại tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa,

tình trạng chạy theo mốt ngoại, coi thường các giá trị cổ truyền dan tộc, ăn chơi

Trang 30

sa doa làm vấn dé tệ nạn xã hội ngày càng căng thang, bức xúc trong nhịp sống

người đô thị Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Tất cả những ảnh hưởng nói trên đang từng ngày từng giờ tác động đếnnếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

1.2.6 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là gì? Theo cách hiểu đơn giản nhất thì toàn cầu hóa là một

quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đangngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán

hàng hóa và dịch vụ cũng như có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ.

Toàn cầu hóa trong vài thập niên gần đây diễn ra rất mạnh mẽ cuốn hútcác quốc gia trên thế giới hòa nhập vào môi trường vận động chung Đây là xu

thế phát triển tất yếu cảu thời đại, nó đã và đang tác động đến nhiều mặt của

cuộc sống con người Toàn cầu hóa tạo ra mối quan hệ quốc tế giữa quốc gia này

với quốc gia khác.

Toàn cầu hóa cũng giống như nền kinh tế thị trường, nó tác động sâu sắc

đến đời sống của nhân dân đô thị Hà Nội

Trước hết là những ảnh hưởng tích cực Toàn cầu hóa góp phần tạo ra cơ

hội cho sự phát triển kinh tế thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư,

chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo điều kiện chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế,

tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước Toàn cầu hóa tạo nên

sức mạnh cho các yếu tố nội sinh phát triển, đồng thời tăng cường khả năng tiếp

cận các yếu tố ngoại sinh.

Toàn cầu hóa góp phần hội tụ toàn bộ các giá trị văn hóa và văn minh của

loài người Đó là thời cơ để các dân tộc hiện đại hóa và phát triển hoàn thiện hóa

nền văn hóa của mình.

Nền kinh tế tri thức đang phát triển hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên

thế giới nói chung Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế tri thức có vai trò rất quan

trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa Ở Việt Nam nền kinh tế tri

thức mới hình thành, việc áp dụng công nghệ thông tin, vệ tinh, truyền hình cáp,

Trang 31

cáp quang, điện thoại, fax, mạng internet, máy tính cá nhân đã và đang được

phổ biến rộng rãi, nhất là ở các đô thị lớn Những yếu tố này đã trở thành nhu

cầu thiết yếu cho nhu cầu lao động và sinh hoạt của nhân dân.

Tại đô thị Hà Nội, nền kinh tế tri thức phát triển khá mạnh mẽ Rất nhiềucá nhân, gia đình, cơ quan đoàn thể đều trang bị các loại phương tiện thiết yếu

như: điện thoại di động, máy vi tính, máy fax, máy nhắn tin, hòa mạng

internet Với việc phổ biến các loại phương tiện trên, người dân tiết kiệm rất

nhiều thời gian và kịp thời cập nhật nhanh nhạy mọi thông tin trong nước và

quốc tế Sự thay đổi về việc sử dụng thời gian, về phương thức lao động cũng sẽkéo theo sự thay đổi về nếp sống của người dân, lối sống mới hình thành, người

dân đô thị quen dần với nhịp sống mới Lối sống mới có ý nghĩa tích cực, được

lặp đi lặp lại sẽ tạo dựng nếp sống mới - nếp sống phù hợp với thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có những mặt trái làm ảnh hưởng đến đờisống người dân đô thị Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa được biểu hiện trên các

phương diện như: toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nguy cơ lệ thuộc kinh tế, văn hóa

dan đến lệ thuộc về chính trị, và khi bị lệ thuộc thì lối sống riêng của dân tộccũng không tránh khỏi sự thay đổi bắt buộc Toàn cầu hóa nếu bị chi phối bởicác nước lớn sẽ gây ra tình trạng nghèo nàn háo ngôn ngữ, làm biến đổi các giá

trị văn hóa, và có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc Đặc biệt, việc

toàn cầu hóa sé là một điều kiện thuận lợi cho các văn hóa phẩm đồi trụy, phan

động thâm nhập vào mọi ngõ ngách trong đời sống của nhân dân Vì vậy việc

kiểm soát các nguồn văn hóa phẩm độc hại sẽ gặp rất nhiều khó khăn Ở thủ đô

Hà Nội trong thời điểm hiện nay, những hậu quả của toàn cầu hóa biểu hiện khá

rõ như: thuần phong mĩ tục bị mai một, lối sống sa hoa, thực dụng lan tràn, các

tệ nạn ma túy, mại dâm, trộm cắp ngày càng gia tăng Những giá trị văn hóatruyền thống được hình thành từ nhiều thế hệ đang có nguy cơ bị biến dạng và

mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Toàn cầu hóa còn gây ra sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển và cácnước đang phát triển, các nước nghèo nàn, lạc hậu Nhìn ở tầm vĩ mô chúng ta sẽ

Trang 32

thấy toàn cầu hóa sẽ kéo giãn khoảng cách giữ các nước dang phát triển với các

nước đã phát triển Đồng thời chúng ta cũng thấy có sự biến đổi ở tam vi mô, đó

là sự phân biệt giàu nghèo trong phạm vi một quốc gia, một đơn vị hành chính.

Thực vậy, toàn cầu hóa một mặt sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có điểm xuất

phát cao ở đô thị Hà Nội sẽ nhanh chóng tạo dựng vị trí của mình trong việc xác

lập đẳng cấp xã hội Nhưng ngược lại toàn cầu hóa cũng làm cho những người

nghèo lại nghèo hơn, vì họ có điểm xuất phát thấp nên không bat kịp nhịp sống

của thời đại.

Như vậy, có thể thấy toàn cầu hóa cũng chính là một trong những nguyên

nhân làm phân hóa giàu nghèo trong đời sống người dân đô thị Hà Nội Một khi

sự phân hóa giầu nghèo diễn ra sâu sắc thì tất yếu sẽ có sự phân hóa trong lối

sống, nếp sống của con người đang sống trong hoàn cảnh đó.

Từ việc phân tích tác động của toàn cầu hóa đối với đô thị Hà Nội chúng

ta thấy rằng nếp sống của người dân đô thị Hà Nội đang từng ngày, từng giờ chịusự chi phối của vấn đề toàn cầu hóa Một mặt nó làm cho cuộc sống tốt dep hơn,

năng động hơn, nhưng mặt khác nó cũng gây nên nhiều vấn đề nan giải ảnhhưởng đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

1.2.7 Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Dang

cộng sản Việt Nam khẳng định: công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động phổ thông

là chủ yếu sang sử dụng mot cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,

phương tiện và phương pháp hiện đại, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.

Quá trình thực hiện công nghiệp hóa đã và đang là mực tiêu xây dựng kinh

tế xã hội của Việt Nam Kết quả đạt được của quá trình công nghiệp hóa bắt đầu

từ năm 1986 thể hiện trên nhiều phương diện cuộc sống, đặc biệt nó ảnh hưởng

rất lớn đến lối sống của con người Đối với người dân đô thị Hà Nội, quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, nếp sống

thường nhật Từ việc nhìn nhận thực tế khách quan chúng ta cũng thấy rõ nhữngảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội.

Trang 33

Về những ảnh hưởng tích cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

biểu hiện trên một số phương diện sau:

Thứ nhất, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm cho

năng suất lao động không ngừng tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân ngày càng được cải thiện Việc áp dụng các thành tựu khoa học, các

thiết bị kỹ thuật hiện đại là điều kiện tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa Chính vì vậy, người dân có cơ hội tiếp xúc và sử dụng các thànhtựu khoa học kĩ thuật hiện đại, tiên tiến trên thế giới Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa sẽ góp phần làm chuyên môn hóa trong các ngành nghề sản xuất vật chất và

những ngành nghề sáng tạo.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tự bản thân nó đòi hỏi con người

phải nâng cao trình độ văn hóa để kịp thời cập nhật, tiếp thu và áp dụng những

thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại Chính điều này đã tạo ra nhu cầu thúc

đẩy quá trình phát triển tư duy khoa học, thúc đẩy mọi người phải tự nâng cao

trình độ nhận thức của bản thân Đặc biệt, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng

làm cho ý thức chấp hành ki luật trong lao động, trong các mối quan hệ xã hội

Tất cả những thay đổi này đã góp phần làm thay đổi lối sống thường nhật của

con người nói chung và đặc biệt là của người dân ở các đô thị lớn.

Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất

mới, hình thành những mối quan hệ mới về kinh tế, văn hóa, chính tri, xã hội

những yếu tố này sẽ làm cho toàn bộ xã hội chuyển biến theo chiêu hướng tíchcực Chẳng hạn, về mặt sinh hoạt xã hội, nhiều người sẽ hướng theo tác phong

công nghiệp, cái tôi cá nhân biểu hiện rõ nét Hay về mặt tâm lý, quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm cho số đông người thiên về nếp sống bình đẳng,

thiết thực

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là cơ hội cho con người bộc lộ tiềm

năng, là điều kiện nuôi dưỡng trí lực và thể lực cho thế hệ con người mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, công nghiệp hóa, hiện đạihóa cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống người đô thị Hà Nội.

Tác động tiêu cực dễ nhận thấy của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đó là sự phân hóa xã hội sâu sắc Thông thường công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 34

hóa ở các vùng đô thị được đẩy mạnh và phát triển nhanh so với vùng nông thôn.

Quá trình sản xuất của cải vật chất được công nghiệp hóa, chuyên môn hóa cho

nên đạt năng suất cao gấp nhiều lần so với lao động chân tay Năng suất lao

động nâng cao, kéo theo việc tăng nhanh nguồn thu nhập cho người lao động Vìthế chất lượng cuộc sống cũng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu của người

dân Điều này vô tình đã làm cho tình trạng phân hóa sâu sắc giữa nông thôn và

thành thị, giữa các ngành nghề, giữa các giai cấp xã hội, giữa các trình độ nhận

thức ngày càng sâu sắc Hiện tượng di dân tự do từ vùng nông thôn ra Hà Nội

vào những dịp nông nhàn ngày càng gia tăng Hiện tượng này đã làm nảy sinh

các vấn đề tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân.

Do yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao nên nguồn tài

nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh

thái, rác thải quá tải thai ra từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông vậntải, đời sống sinh hoạt của con người những vấn đề này đã gây ra tác hại rất lớn

đến sức khỏe, hoạt động lao động và sinh hoạt của người dân đô thị.

Kết quả tích cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra

khối lượng của cải vật chất khổng lồ, các loại phương tiện điện tử được sử dụng

rộng rãi trong đời sống người dân đô thị Song, mặt khác nó lại làm cho con

người mắc vào những căn bệnh đáng lo ngại như: lười vận động, khô cạn và“nghèo hóa” cảm xúc tự nhiên của mỗi cá nhân, bị cuốn hút vào những cám dỗ

xã hội Đặc biệt công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm cho nếp sống thanh lịchcủa con người thủ đô Hà Nội bị mai một hoặc biến dạng.

Như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động hai mặt đến

đời sống của người dân đô thị Hà Nội Trước thực trạng này đòi hỏi chúng ta

phải có cái nhìn đúng đắn, cần phải đưa ra những biện pháp tốt để phát huy

những ưu điểm, khắc phục hoặc giảm bớt những mặt còn tồn tại của công nghiệp

hóa, hiện đại hóa Đây là vấn đề cần giải quyết càng sớm càng tốt và nó đòi hỏi

sự đồng tâm hiệp lực của mọi thành viên, mọi tổ chức trong xã hội Nếp sống đô

thị Hà Nội đang đứng trước những áp lực lớn của môi trường sống mới ý thức và

trách nhiệm của mỗi cá nhân là sức mạnh lớn nhất cho việc bảo vệ những giá trịtruyền thống của đô thị Hà Nội.

Trang 35

Trong luận văn tốt nghiệp của mình, chúng tôi trình bày những hiểu biết

của mình theo bốn nội dung sau:

- Nếp sống đô thị Hà Nội thời Trung đại Theo chúng tôi thì ở các triều đại

này nếp sống đô thị Hà Nội có những biểu hiện đặc trưng rõ nét hơn Với thời

gian trị vì khá dài cho nên đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa thời bình được kéo

đài có đủ điều kiện hình thành nên những nếp sống văn hóa của nhân dân cả

nước nói chung và nhân dân đô thị nói riêng Đối với thời kì thuộc Minh (1407

-1427), Lê Sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592) và thời Tây Sơn (1789 - 1802),

do thời gian trị vì ngắn thường chi hơn chục năm cho đến gần mot thế kỉ Chínhvì thời gian trị vì ngắn ngủi nên nếp sống người dân chưa thể phát triển 6n định

và chưa kịp hình thành những đặc trưng riêng Đây là lý do mà chúng tôi không

đi vào nghiên cứu, tìm hiểu trong luận văn của mình.

- Nếp sống đô thị Hà Nội từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước thời kì

đổi mới Sau khi nhân dân Việt Nam giành được độc lập tự do sau gần thế kỷ lệ

thuộc vào thực dân Pháp, nhân dân hăng hái bắt tay vào xây dựng cuộc sống

mới Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản, phong trào xây dựng đời

sống mới được thực hiện theo từng chặng đường cụ thể Hòa nhập vào sức sốngchung của dân tộc, nếp sống đô thị Hà Nội cũng thay da đổi thịt hàng ngày Đây

là thời kỳ nếp sống chung của nhân dân được xây dựng theo mô hình đời sốngcon người Xã hội chủ nghĩa.

- Nếp sống đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới đến nay (1986 - nay), đây là thờikì đất nước thực hiện chính sách đổi mới toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi

Trang 36

cuộc khủng hoảng trầm trọng Chính vì vậy nếp sống của người dân cả nước

cũng hòa nhập chung vào hoàn cảnh mới Thực hiện những chính sách đổi mới

toàn diện là nguyên nhân, là điều kiện hình thành nên nếp sống mới cho người

dân, đặc biệt là người dân đô thị Hà Nội.

2.1 Nếp sống đô thị Ha Nội thời Trung dai (từ thế ky XI đến cuối thếky XIX)

2.1.1 Bối cảnh lịch sử

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế Nhận thấy Hoa Lư chật hẹp,

không thuận lợi về mọi mặt, Lý Công Uẩn đã quyết định dời đô từ Hoa Lư rathành Đại La Truyền thuyết kể rằng, khi thuyền của vua Lý Công Uẩn dừng

chân ở thành Đại La, thấy có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, Lý Công Uẩn quyết

định đổi tên thành là Thăng Long.[23,70]

Ly Công Uẩn tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho kinh thành Thăng

Long và tiến hành hàng loạt các chính sách mới để xây dựng bộ máy chínhquyền từ Trung ương đến địa phương, các chính sách ổn định mọi mặt về kinh tế,

xã hội, văn hóa.

Bằng những chính sách áp dụng hợp lý, cho nên dưới thời Lý đời sống

kinh tế của nhân dân phát triển ổn định về các ngành: nông nghiệp, thủ công

nghiệp và thương nghiệp.

Trong quá trình xây dựng đất nước, triều đình nhà Lý phải đấu tranh

chống lại triều Tống với mưu đồ bành trướng lãnh thổ xuống phía nam Cuộc

kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt lãnh đạo đã giành được nhiều thắng

lợi như: phá tan cứ điểm xâm lược Ung Châu, các chiến thắng trên sông Như

Nguyệt , đã đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.

Nhà Lý trị vì đất nước kéo dài 216 năm với giai đoạn đỉnh cao là đời vua

Nhân Tông (1072 - 1127), nhưng đến thời vua Anh Tông (1138 - 1178) về sau

thì chính trị dan dần sa sút, các vua lên ngôi thường nhỏ tuổi, cho nên quyền

hành rơi vào tay bọn gian thần Đời sống nhân dân không được quan tâm, bọn

quan lại lộng hành tham bạo cho nên thời kỳ này xuất hiện nhiều cuộc nổi dậy

trên cả nước như: cuộc nổi dậy Thân hợi (1140) ở Thái Nguyên, cuộc nổi dậy ởĐại Hoàng (Hà Nam), cuộc nổi dậy của họ Trần ở Thái Bình, Nam Định Đất

Trang 37

nước rơi vào loạn lạc suốt mấy chục năm, đến ngày 12 tháng chạp năm ất Dậu

(11/1/1226) dưới sự điều khiển của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức

nhường ngôi Hoàng đế cho chồng là Trần Cảnh Vương triều nhà Lý kết thúc,

nhà Trần lên trị vì.

Nhà Trần thay nhà Lý mở ra một kỷ nguyên tiếp tục phát triển cao hơncủa xã hội Đại Việt Chính quyền nhà Trần trong thế kỷ XIII vững vàng và năng

động, đã tạo ra một nền thống nhất và ổn định đất nước cho đến giữa thế kỷ XIV.

Trước tiên để củng cố quyền lực của mình nhà Trần đã xây dựng bộ máy

nhà nước theo xu hướng quan liêu, tức là xây dựng khối liên kết của dòng họ

Trần với bộ phận quan liêu ở các cấp chính quyền địa phương Nhà Trần cũngchú trọng xây dựng lực lượng quân đội, nâng cao chất lượng binh lính bằngnhiều phương pháp khác nhau Chính vì lý do đó mà nhà Trần có lực lượng quân

đội hùng mạnh nằm ngay trong lòng quần chúng nhân dân.

Các chính sách về phân chia quyền sử dụng đất, chính sách về phát triển

nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được thực hiện nghiêm túc, chu

đáo cho nên đời sống nhân dân được nâng cao và khá ổn định.

Cũng giống như nhà Lý, đến nhà Trần, nhân dân Đại Việt đã chiến đấu

dũng cảm đánh thắng Dé chế Mông Cổ hùng mạnh Với ba lần kháng chiến

chống Mông Cổ (năm 1258, 1285 và 1288) nhà Trần đã khẳng định được sức

mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của mình trong suốt quá trình nắm quyền trị vìđất nước Sau khi chiến thắng quân Mông - Nguyên, nhà Trần đi vào khôi phục

đất nước Xã hội Đại Việt trở lại ổn định nhanh chóng Tuy nhiên, đến đời vua

Trần Du Tông (1341 - 1369) những dấu hiệu báo hiệu sự suy thoái của nhà Trần

đã xuất hiện Chính sách “chinh phạt” các vùng đất phía Nam, cuộc chiến tranh

với Ai Lao, Chăm Pa đã buộc nhà Tran phải huy động nhiều của cải, lương thực,binh lính ra chiến trường, đồng thời bọn quan lại gian thần chớp cơ hội bóc lột

nhân dân càng đẩy nhanh sự suy tàn của nhà Trần Sự sa sút nghiêm trọng đã

dẫn đến các cuộc nổi dậy đấu tranh của tầng lớp nông dân, gia nô, nô tì yêu

cầu phải thay thế nhà Trần là nhu cầu tất yếu Đầu năm 1400, Hồ Quý Ly đã

truất ngôi vua Trần lập lên nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu Nhà Trần kết thúc

sau 174 năm cầm quyền.

Trang 38

Tình hình Đại Việt từ khi nhà Hồ thành lập cho đến giữa thế kỷ XVI đã

trải qua hàng loạt những biến cố lịch sử, đó là: cuộc xâm lược của nhà Minh và

sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ; thời kỳ đô hộ tàn bạo của nhà Minh; cuộc

khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại ách đô hộ của nhà Minh lập lên nhà Lê Sơ; nhà Lê

Sơ suy yếu bị Quốc công Mạc Đăng Dung tự quyền phế truất vua Lê Chiêu Tông

lập ra nhà Mạc.

Nha Mac ra đời trong bối cảnh hết sức rối ren cùng lúc lại có sự chi phối của

nhà Minh cho nên nhà Mạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi Đại

Việt rơi vào sự phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài và chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê Trịnh hay còn gọi là chế độ “vua Lê

-chúa Trịnh" trị vì Chính quyền Lê - Trịnh tiến hành xây dựng luật pháp, tổ chức

quân đội thường trực trung thành với chính quyền, thực hiện chính sách ngoại

giao mềm dẻo với nhà Thanh và chính sách hòa hợp với các dân tộc thiểu số Vềvấn đề kinh tế, sau khi ổn định về mặt chính trị, nhà nước Lê - Trịnh cố gắng

chăm lo đến các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại Đất

canh tác được giao cho nhân dân, nhiều xưởng sản xuất thủ công nghiệp được

xây dựng phục vụ cho nhu cầu của cả nước, chợ được xây dựng nhiều hơn, hoạt

động buôn bán với nước ngoài cũng diễn ra sôi động Sau khi chiến tranh Trịnh

-Nguyễn chấm dứt, cuộc sống nhân dân ngày càng có điều kiện phát triển ổn định

hơn Tuy nhiên, thời kỳ thịnh trị không kéo dài mãi, hậu quả của chính sáchphong thưởng và ban cấp ruộng đất cho công thần, quan tướng, quân đội và theo

đó là tình trạng chiếm ruộng đất của giai cấp cầm quyền đã gây nhiều bất côngtrong đời sống nhân dân Đồng thời từ khi Lê - Trịnh thực hiện chính sách “ứcthương” cũng làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, sa sút mọi mặt Tất cả

những nguyên nhân đó đã đẩy dan đất nước vào cuộc khủng hoảng Hàng loạtcác cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, chính quyền Lê - Trịnh đối

phó rất khó khăn và ngày càng suy sụp trầm trọng Cuộc khởi nghĩa của nông

dân Tây Sơn (1771) do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnhđạo đã thực hiện cuộc khởi nghĩa “đánh Nam dep Bac”, đánh tan quân Xiém,

đánh bại quân Thanh hùng mạnh Ngày 30/11/1789 cuộc tiến công cuối cùng

vào thành Thăng Long của Quang Trung đã đánh bại mộng tưởng xâm chiếm

Trang 39

của nhà Thanh cũng như mưu đồ “rước voi giày mồ” của bè lũ Lê Chiêu Thống.Chính quyền Lê - Trịnh hòan toàn chấm dứt, mở ra thời đại mới: sự ra đời củavương triều Tây Sơn.

Như vậy có thể thấy rằng, các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Lê - Trịnh

đã có những năm tháng trị vì đất nước khá lâu dài ở Việt Nam Mỗi triều đại

cũng trải qua các giai đoạn phát triển theo quy luật đỉnh cao và thoái trào Đóng

góp lớn của các triều đại này là những thành tựu về các mặt kinh tế, chính trị,

văn hóa, những cuộc kháng chiến vang lừng lịch sử trong quá trình lịch sử của

dan tộc Việt Nam Xét riêng về mặt đời sống văn hóa, thì đây cũng là những thời

kỳ hình thành và phát triển nếp sống văn hóa của đân tộc Việt Nam, điển hình là

nếp sống đặc trưng của người dân đô thị Hà Nội.

2.1.2 Nếp sống đô thị Thăng Long - Hà Nội dưới thời Trung đại

Theo hai nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán (Hà Nội

nghìn xưa, Nxb Hà Nội, 1998) thì thành Thăng Long giai đoạn này được xâydựng thành ba lớp: Cấm Thành, Hoàng Thành, Kinh Thành Cấm Thành là nơi

vua ở và là khu vực thiết triều ở đây có các cung điện, hành lang, vườn hoa,vườn cây Hoàng Thành là nơi vua và các cận thần làm việc Khu vực ngoài của

Hoàng Thành là các chợ, các bến sông, các phố phường và trại trồng dâu, hoaquả, lúa Trên địa bàn kinh thành Thăng Long xưa có rất nhiều ao hồ, đầm và các

sông nhỏ bao quanh Chính những đặc điểm của việc xây dựng kinh thành Thăng

Long như trên đã hình thành nếp sống cho người dân nơi đây Chẳng hạn, các

hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu của kinh

thành, các hoạt động buôn bán bằng thuyền bè diễn ra trên nhiều bến sông xung

quanh kinh thành Tất cả các hoạt động đó đã làm cho nhịp sống hàng ngày củaThăng Long trở nên nhộn nhịp đông đúc.

- Đối với sẳn xuất nông nghiệp: Thăng Long giai đoạn này được phát triển

theo hình thức các trại Các trại này nằm ở khu vực ngoài của Hoàng Thành ở

phía tây Hà Nội (một phần quận Ba Đình, Tây Hồ và Cầu Giấy) là khu vực nông

nghiệp truyền thống với các trại như: Giảng Võ, Thủ Lệ, Vạn Bảo, Cống

Vi Chang hạn như: trai trồng lúa, dâu tam, các loại hoa qua để phục vu cho nhu

Trang 40

cầu tiêu dùng của vua quan và nhân dân kinh thành Giai đoạn này các vùng

trồng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Quảng Bá, Nhật Tân

- Đối với ngành thủ công nghiệp: Ngành thủ công nghiệp của kinh thành

Thăng Long giai đoạn này phát triển khá đa dạng với hai hình thức sở hữu:

ngành thủ công nghiệp do triều đình quản lý và ngành thủ công nghiệp do tư

nhân quản lý Ngành thủ công nghiệp do nhà nước quản lý bao gồm các sản

phẩm làm ra là của nhà vua và hoàng cung Nguồn lực lao động chính là thợ

Bách tác (tù binh, tội nhân, thợ trưng tập) Các thợ thủ công được làm tập trung

tại các xưởng của nhà vua Các nghề thủ công chính là : đúc tiền, chế tạp binh

khí, chiến thuyền, đồ dùng sinh hoạt, vải phục vụ cho triều đình Các sản phẩm

thủ công nghiệp của nhà nước khá tinh xảo được thực hiện với kĩ thuật cao va

của đội ngũ thủ công giỏi.

Ngành thủ công nghiệp của tư nhân, phát triển mạnh và tập trung thànhcác phường Các nghề chính bao gồm: nghề gốm, nghề sứ, nghề đúc đồng, đúc

tượng, chạm vàng bạc, nghề xây dựng, nghề mộ, đóng thuyền, làm xe kiệu, rèn

công cụ lao động Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, các nghề thủ công phát

triển gắn liền với hoạt động buôn bán cho nên gọi thành các phố phường Thờikỳ này có các phường nổi tiếng như: “phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đỗ

đãi mâm, vãng, gấm trừu, dù lọng; phường Yên Thái làm giấy; phường ThụyChương và phường Nghi Tam dét vải lua; phường Hà Tân nung đá vôi; phường

Hàng Đào nhuộm điều, phường Tả Nhất làm quat ”.

- Đối với thương nghiệp: Các hoạt động buôn bán của kinh thành Thăng

Long diễn ra sôi nổi tấp nập trên các bến sông lớn như: Bến Triều Đông (ĐôngBộ Đầu, dốc Hòec Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du),

bến Giang Tây (Nghĩa Ðô) Với hệ thống bến sông nhiều và có nhiều sông nhỏ

chảy khắp kinh thành đã tạo điều kiện cho họat động buôn bán, trao đổi hàng

hóa trên sông nước được thuận lợi Trong giai đoạn này, hoạt động thương

nghiệp được chú ý Các thuyền buôn của Việt Nam chủ yếu đem bán các sản

phẩm thủ công nghiệp (sứ, sành, đồ gỗ ), các sản phẩm của nông nghiệp và các

sản phẩm lâm sản (nấm hương, sa nhân ) Các thuyền buôn nước ngoài mangđến kinh thành Thăng Long các sản phẩm như: giấy, bút, tơ, vải, gấm vóc Hoạt

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN