1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa

140 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THỊ KIM THOA

TIẾP CAN SÁNG TAC CUA NGUYEN NGỌC TU VÀ DO

BÍCH THUY TỪ PHƯƠNG DIEN GIA TRI VAN HỌC - VĂN HOA

Chuyén nganh: Van hoc Viét Nam

Masd : 60.22.34.

NGUOI HUONG DAN

PGS.TS Vũ Tuấn Anh

HÀ NOI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN (92710155 31 Mục đích, ý nghĩa của 00777 32 Lịch sử vấn đề - ¿- ¿+ +Ek2EEE2115711211711211211711T1.11 T111 .T1.11 11.1.1111 re 4a) Các bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Ngọc Tư có nhấn mạnh đến vấn đề văn hoá 5b) Cac bài nghiên cứu, phê bình vê Do Bich Thuý có nhân mạnh đên vân đê văn hoá 123 Pham vi nghién Cu nh 15_4 Phương pháp nghiên cứu 0 ccccsceseseseseseeneseseseseenesessseseecesesssessensesessssseensnenssessseeeneness 15

PHAN NỘI DƯỰNG 5-51 t2 TỰ 1022 ng Hà hả 17

CHƯƠNG I: TIẾP CAN TÁC PHAM VĂN HỌC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ 17

1 Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học - 2-2 2+2+++£++zx+rxerxerrzzrez 17a Mối quan hệ và sự chỉ phối giữa văn hoá và văn học trong quan niệm của giới học giảthé GiGi Va xu án ƯƯƯNỚN" b Sự tác động trở lại văn hoá của văn hỌC - - tt 121219 ng HH gi,

c Văn học khai thác giá trị văn hoá — một “dòng riêng giữa nguồn chung”

2 Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoa 30

CHUONG II: TỪ HIỆN THỰC ĐỜI SONG DEN “VUNG THÂM MỸ” CUA VĂN

95189) 6115 38

2.1 Nguyễn Ngọc Tư - Sự phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt, tâm lý của người dân

bo IÊN ` “ 341ẦÂẦẢÂĂ 382.1.2 Nam Bộ là vùng đất phong phú tài nguyên thiên nhiên nhưng còn nhiều người

nghèo khÔ 2-6 s5 SE‡9EEEEE2E19E197171211211211211117111111111 1111111121111 111111 re, 452.1.3 Đời sống hiện đại của người dân trong không gian sinh hoạt Nam Bộ 472.2 Đỗ Bich Thuý — Nhà văn thành công với mảng dé tài miền núi và dân tộc thiểu số 49

2.2.1 Đỗ Bích Thuý tái hiện thành công mảng không gian hiện thực miền núi phía Bắcvới những trang văn miêu tả phong cảnh giàu chất thơ ¿-c¿©ccsccxce

2.2.2 Cuộc sông, sinh hoạt của người dân miên núi được phác hoạ rõ nét

CHUONG III: NHUNG VAN DE THAN PHAN CON NGƯỜI VÀ THÁCH THỨC CUA

CUOC SONG DUONG DAL à 56

3.1 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tu di sâu vào những van đề thân phận con người, nhất là

con người bé nhỏ, do vậy mà đậm chất nhân văn - 2-2-2 2+ x+2EE+EEz+rxerExrrkrrrrree 563.1.1 Ám ảnh về sự phiêu dạt của kiếp người, về những trắc trở trong cuộc sống và nỗi

đắm đuối vì nghề của các văn nghệ Sỹ -: 2© 2292 SE EEE11271211211 21 xe, 56

3.1.2 Ám ảnh về khát khao vươn tới hạnh phúc của con người . 59

3.1.3 Con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư dù thế nào vẫn luôn rất chí tình,

chí nghĩa, luôn cô găng xoá bỏ hận thù bang lòng bao dung, nhân ái 62

3.2 Tác phâm của Đỗ Bích Thuý đặc biệt dụng công khai thác hình ảnh và thân phận người

phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiêu sỐ -. -2-©2¿©+z+2+2zx2zxeerxzsrreez 643.2.1 Hình ảnh người phụ nữ suốt đời chịu thương chịu khó -2- ©2525: 653.2.2 Hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất công xã hội và thường chịu nhiềumat mát, đau khô trong tình yêu - 2-22 +£22E+E£+EEtSEE£EEEEEEEEEEEEESEECEEEErkkrrkrrrrrrei 67

3.2.3 Hình anh người phụ nữ bao dung, nhân hậu, thuỷ chung eee 69

Trang 3

CHƯƠNG IV: NHUNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUAT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN VAN

HOÁ VÀ NGÔN NGỮ -222c HH HH g 72

4.1 Những đặc trưng nghệ thuật trong bút pháp của Nguyễn Ngọc Tư - 72

4.1.1 Các biểu tượng văn hoá .- 2-22 52+Sk2EE9EEEEEE2E12211271221711211211 21111 re,BD, ° b Dong sông - Con thuyền

c Cánh đồng - <2 EkEEEEE2212211211111211 2111111121111 01101111 1c.4.1.2 Tính nhịp điệu rất rõ trong văn Nguyễn Ngọc Tư

a _ Sử dụng các cấu trúc lặp -: 2:©2+++22+t2EktSEEtEEEEEE2E 221272 CEEErrkrrrrrrrree

b Dung các cấu trúc câu đăng đối về ý nghĩa, thanh điệu - 81

c _ Nhịp điệu tạo nên từ mach cảm xúc bên trong của nhân vật - 814.1.3 Sắc sảo trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, đặc biệt chú ý phân tích những đoạn đóng

mở ngoặc đơn trong văn Nguyễn Ngọc Tu ¿5-52 52522222 E2 2121221212121 cre 83

a Phan tích tâm lý nhân vật thông qua chi tiết, sự việc nào đó -c-cecse: 83b Phan tích tâm lý nhân vat qua tình huống giả định nào đó . - 85

c Phân tích tâm lý nhân vat qua những bồ sung trong ngoặc đơn (nét nghệ thuật đặc

biệt ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc TU) -: 2: ©2c E221 EE2E12211711271211 211112 re 86

4.1.4 Ngôn ngữ đậm chat Nam BO occceccesscesseessesssessessesssesssessecssesssessesssesssessecssesssesseesseess 87

4.2 Những đặc trưng nghệ thuật trong bút pháp viết truyện của nhà văn Dé Bich Thuý 884.2.1 Ngôn ngữ - điểm nhìn ra chất văn hoa của người dân tộc trong tác phẩm của Đỗ

1190091050027 Ö 89— 4.2.2 Văn viết giàu hình ảnh, nhiều đoạn như những thước phim quay chậm 93

PHAN KẾT LUẬN

108006 95 —

PHỤ LỤC I: CẦU TRÚC LẶP TRONG TRUYỆN NGAN NGUYEN NGỌC TƯ 96

PHU LUC II: THONG KE VE GIÓ -22¿ 222222+2EEEEttEEEEEkrtrtttirrtrrirrrrrirrrre 104PHU LUC III: THONG KE VE DONG SONG 0 ccsssssssesessssssssseeeeeesssssnneeeeesessssnneesssessnsnes 112PHU LUC IV: THONG KE VE CANH ĐỒNG co: 222tr 118PHU LUC V: THONG KE VE NGHỆ THUAT VI VON -cccccccccrrrrrrreceee 123

TAI LIEU THAM 03:01 136Re .-.- Ä]].HdHdHŒ::|Ỉ||Ỉ|ẨŒ:Ã|Ã) ,Ô 136

I8: (0.040 017 137

Trang 4

PHAN MỞ DAU

1 Mục đích, ý nghĩa của dé tài

Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, cái tên Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ

Bích Thuý đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học Dư

luận thoạt đầu chú ý tới họ chính vì bởi họ là những cây bút trẻ đoạt giải quánquân trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín tổ chức.Nguyễn Ngọc Tư từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ II" doNhà xuất bản Trẻ, Hội nha văn TP HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 vớitập truyện Ngọn đèn không tắt Tập truyện này cũng đem lại cho cô giải thưởng

Van học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 và được chọn in lại trong "Tu

sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003 Không chỉ thế, Nguyễn Ngoc Tư

còn đoạt giải 3 cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo VN với truyệnngắn Dau gì như thé Tuy thành tích không “dày đặn” như Nguyễn Ngọc Tu,

nhưng Đỗ Bich Thuý cũng đã dé lại một dấu ấn không dé quên với chim truyện

ngắn nộp vao chót hạn của cuộc thi truyện ngắn Tạp chí VNQD 1998-1999

nhưng lại dem lại thứ hạng cao nhất cho cô Do là những truyện Sau những mùa

trang, Ngai đắng ở trên núi và Mùa nước nồi.

Sau những thành công bước đầu đó, độc giả bắt đầu ghi nhận những

thành tựu vững vàng khẳng định phong cách và hướng đi của họ Truyện ngắn

của Nguyễn Ngọc Tư liên tục tái bản, tập truyện Ngọn đèn không tắt đã tái bảnđến hơn mười lần, đặc biệt với tập truyện CDBT, nếu không tính số lượng sáchin ngoai luéng thì số lượt tái bản đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản Truyệnngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (TDMSBRD) của Đỗ Bích Thuý đã đượcdựng thành phim và bộ phim này đã đoạt giải Cánh diéu vàng cho thé loại phim

truyện nhựa trong liên hoan phim lần thứ V (2006-2007) Nếu theo số liệu

thống kê của chúng tôi trên các báo Văn nghệ (VN), Văn nghệ trẻ (VNT), Tạp

chi Văn nghệ quân đội (VNQD), Tạp chí Nghiên cứu văn học (NCVH) và một

số trang báo mạng khác từ năm 2000 trở lại đây, đã có trên bốn mươi bài viết

lớn nhỏ nói về hai nhà văn trẻ này.

Trang 5

Như khá nhiều người đã nhận ra, có một điều đặc biệt vô tình nhưng đặcbiệt thú vi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tu là cây but của vùng đất Cà Mau, cực Namcủa tổ quốc còn nhà văn Đỗ Bich Thuý lai là cây bút của vùng đất Hà Giang,miền cực Bắc nước ta Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đặt hai tác giả trongvị thế so sánh để đặt ra những vấn đề riêng chung về đề tài, phong cách nhưGặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ [29]; Cảm hứng cảm thương trong sảngtác của Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư [35]; v.v Một cảm nhận khá rõ vớibất cứ độc giả nào khi tiếp cận tác phẩm của hai chị là chất văn hoá vùng miềnnói riêng và văn hoá dân tộc nói chung thấm đẫm trong các trang văn, nói cáchkhác, trong tác pham của họ có một chiều sâu văn hoá, và đây chính là điểm mà

luận văn này đặc biệt quan tâm.

Chúng tôi muốn thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu tác phâm của hai nhàvăn này dé khám phá rõ hơn giá trị văn hoá, văn học trong tác phẩm của họ.Một cây bút trẻ xuất sắc viết về vùng miền núi phía Bắc, một mạch văn trẻ độc

đáo viết về vùng đồng bằng Nam Bộ, đây cũng chính là hai khu vực với hai sắc

thái văn hoá đặc trưng.

Từ việc tiếp cận tác phâm của hai tác giả từ phương diện giá trị văn học —

văn hoá như vậy, chúng tôi muốn khang dinh quan điểm, việc coi văn hoá như

một cội rễ của văn học, là nền tảng, bệ đỡ của văn học đã và đang trở thành một

hướng đi không thể thiếu trong văn chương Có thể nói, trong văn chương từ

trước tới nay có rất nhiều hướng khai thác, khám phá cuộc sống, có những tác

giả tìm về nguồn cội lich sử dé lý giải hiện thực như Hoàng Quốc Hải, NguyễnXuân Khánh, Võ Thị Hảo; có nhà văn dùng chính hiện thực đời sống và những

diễn biến tâm lý con người trong cuộc sống đó dé đặt ra những van dé cần suy

ngẫm của thời cuộc như Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh; v.v vànhìn qua lăng kính văn hoá, dùng văn hoá dé gắn kết, lý giải và bồi đắp tâm hồncon người theo chúng tôi cũng là một cách khám phá đời sống qua văn chươngtheo chiều sâu rất dang trân trọng của những tác giả nữ, những người tiếp nối

của đội ngũ tác giả làm văn học.

2 Lịch sw van dé

Trang 6

Căn cứ vào thời điểm hai nhà văn trẻ chúng tôi tìm hiểu trong luận vănnày xuất hiện và được công chúng biết đến là vào khoảng những năm 1999,2000 và đo số lượng ấn phẩm báo chí xuất bản trong hơn bảy năm qua là rất lớnnên chúng tôi lựa chọn tìm hiểu tư liệu trên các báo và tạp chí quan trọng nhấtvề văn học trên cả nước là báo VN, VNT, VNQD và NCVH Tất cả những ấnphẩm này đều được tìm hiểu trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây.

a) Các bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Ngoc Tư có nhắn mạnh

đến van dé văn hoá (bên cạnh đó là những bài nghiên cứu nhấn mạnh đến

các khía cạnh khác), đặc biệt là Cánh dong bat tận (CDBT)

Phải đến năm 2005, người ta mới chú ý nhiều hơn đến Nguyễn Ngọc Tưnhưng với những người trong nghé, đặc biệt là người trực tiếp làm công tácbiên tập mảng VN các báo thì hắn là trước đó năm, sáu năm, cái tên Nguyễn

Ngọc Tư đã được lưu tâm, cụ thể là sau những truyện ngắn đầu tiên đăng trênVNT như Con sáo sang sông (số 40, ra ngày 30/9/2000), Người xưa (số 20, rangày 19/5/2001), và đặc biệt là khi tập truyện Ngon đèn không tắt của chị đoạtgiải nhất cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II Ngay trong lời giới

thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tu trong truyện ngắn Ngồn ngang in trên VNT số44, ra ngày 29/10/2000, trang 4, nhà văn Da Ngân đã cảm nhận rất rõ và day

trân trọng chất văn hoá đậm đặc trong các tác phâm của chị, bà viết: “Phải nóirang Ngọn đèn không tat rat dé đọc Nhưng tôi không đọc một lượt Vấn vương,xao xuyén và vi sao cứ muốn doc tới doc lui, vì sao? Tôi nhớ dot dừa bụi lá và

ánh đèn ở đầm Bà Tường, nhớ rau choại luộc và màu nước diệp lục của sông

Trẹm, nhớ bông súng trắng và tiếng chim bìm bịp ở Đầm Dơi, nhớ lắm Cố gái

đất Mũi nay, cô nhà báo Nguyễn Ngọc Tư này cho tôi tat cả những thứ đó, tat

cả những gì làm nên hai chữ Cà Mau, hay rộng hơn, U Minh Có bản sắc NamBộ, nhưng tôi là người miền Tây tôi hiểu, trong bản sắc ấy có văn hoá tiểuvùng, người Cà Mau, dân Cà Mau làm một tiểu vùng đặc biệt nên vừa có VõTong vừa có Dạ cô hoài lang ” Những cảm nhận ban dau tinh tế này khôngchỉ được duy trì rất trọn ven mà bốn năm sau đó đã lai được bồ sung thêmnhững ghi nhận của bà trong sự đóng góp đầy nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tư về

Trang 7

mặt ngôn ngữ Trong bài Hoi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư Diém dam mà thấu đáo [30], nhà văn Dạ Ngân đã không tiếc lời khen ngợi khả

-năng vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư: “Cái cách tu từ của Tư là tuyệt

vời Tôi thấy phương ngữ mà Ngọc Tư đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cânnhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia Nhữngngười bam sinh có tài năng lớn thì họ mới làm được cái đó chứ! Nó tự nhiên

như không thôi! Thả cái chữ ra thì đúng là cái chữ đó thôi không phải cái chữ

nào khác” Vậy là theo đánh giá của nhà văn Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư không

chỉ biết trân trọng, vận dụng những giá trị văn hoá đặc trưng đã có của vùngmiền, của dân tộc, chị còn chủ động sáng tạo và đóng góp một cách có ý thức

những giá trị văn hoá mới, những cách dùng ngôn ngữ mới, làm giàu thêm chonên văn hoá dân tộc.

Ở góc độ ngôn ngữ, tác giả Văn Công Hùng phần nào cũng chung cảm

nhận với nhà văn Da Ngân khi viết: “Các câu thoại cũng thé Day bat ngờ và ly

thú, đậm đặc bản sắc Nam Bộ Đậm đặc đến mức dẫu chưa một lần tới Nam Bộ

cũng thấy rõ nó hiện ra m6n một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư Chat Nam Bộay an chứa trong tâm hồn của những con người sống ở nơi tận cùng của tôquốc, phóng khoáng và nhân hậu, thang than trung thực hết mình trong đời

sống Số phận cột họ vào mảnh đất này và họ sống chết với nó một cách dungdị cương trực”[39] Với tác giả Văn Công Hùng, đăng sau ngôn ngữ day chat

Nam Bộ là những con người mang khí chất đặc trưng của một vùng đất, lànhững bản sắc tâm hồn riêng không thé pha trộn với bat cứ vùng miền nào khác

và Nguyễn Ngọc Tư đã mang được các bản sắc này vào truyện ngắn của mình

thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

Với Kiệt Tan, một trong những ấn tượng sâu sắc nhất lưu lai trong lònganh sau khi đọc tác phẩm hai tập truyện Ngon đèn không tắt và Giao thừa củaNguyễn Ngọc Tư cũng là nét văn hoá tiêu biểu của vùng đồng bằng sông CửuLong: những dòng sông, con nước: “Còn một thứ không thể nào thiếu đượctrong tất cả các truyện của Nguyễn Ngọc Tư Đó là sông nước: sông bốn phía,

nước tư bê! Quo chỗ nào cũng đụng nước, ngó chỗ nào cũng thay sông Nước là

Trang 8

nên, sông là dong cho ngòi bút của Tư trién miên tuôn chảy, cuốn theo nhữngchữ nghĩa đầy ắp tình người như phù sa lợn cợn Sinh đẻ ở miệt Hậu giang, gắnbó với cuộc đất Cà Mau như Tu thì cũng không thé nào khác hơn được Dut

sông là dứt hơi thở, cạn nước là cạn máu huyết, là mất hết cái lẽ sống còn Tưđặt tựa truyện: Dỏng nhớ (tr 47) Nhớ gì? Nhớ sông (tr 154) Nhớ sông, nhớnước, nhớ da diết, nhớ dai dang, nhớ muốn khùng, nhớ muốn điên Nhắm mắt

vẫn thay, hôn mê van thay” [48] Cũng cần phải nói thêm rang tác giả Kiệt Tannguyên là người gốc Bạc Liêu hiện đang sinh sống tại Pháp, han là không ai cóthé cảm nhận rõ được vẻ thuần hậu, mặn moi của vùng đất miệt vườn Nam Bộhơn chính những người con đã từng sinh ra tại đó Vả chăng rất nhiều người

biết rằng các thành phó, thị xã phía Nam như Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh

Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau phần lớn được bao bọc bởi những

con sông.

Ba năm sau những dòng giới thiệu đầu tiên trên VNT thì Ngọc Tư mớibắt đầu “ngấp nghé” xuất hiện trên báo VN, cơ quan ngôn luận chính thức củaHội nhà văn Việt Nam qua bài viết Nhân vật người nông dân và nghệ sỹ trong

Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Tý Trong bài viết này, bên

cạnh nội dung chính bàn về kiểu nhân vật nông dân và nghệ sỹ trong các truyện

ngắn của cây bút trẻ vùng đất Mũi thì Nguyễn Tý cũng đồng thuận trong cảmnhận về chất văn hoá trong văn phong của chị: “Quanh đi quan lại vẫn làchuyện sông nước, cải lương ở xứ đất Mũi Cà Mau Nói rộng ra đó là vùng vănhoá Nam Bộ - đặc trưng của cái nôi cải lương gần một thế kỷ.” [49] Và cái nôivăn hoá đó đã trở thành mảnh đất di dưỡng thị hiếu thẩm mỹ của Nguyễn NgọcTư theo như bài viết Thi hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tu củatác giả Trần Phỏng Diều: “Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của vùng đất Nam Bộ,tuôi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn,

đồng lúa mênh mông Do đó có thé nói, thị hiểu thẩm mỹ trong Nguyễn Ngọc

Tư cũng chính là hình tượng người nghệ sỹ, hình tượng người nông dân và hình

tượng con sông đưa mình uốn khúc, chở nặng tình người” [33].

Trang 9

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì CDBT vẫn là truyện ngắn đánh dausự thành công vượt trội của Nguyễn Ngọc Tư và số bài viết phê bình, nghiêncứu dành cho tác phẩm này cũng nhiều hon cả Truyện ngắn CĐBT của NguyễnNgọc Tu đăng lần đầu trên báo VN, số 33, ra ngày 13/8/2005 (trang 1, trang 16,trang 17) và đăng hai kỳ tiếp theo trên báo Việt Nam số 34 và số đặc biệt35+36 Có thé nói khi mới xuất hiện, CĐBT không phải đã gây được tiếng vangngay với công chúng yêu văn học, bằng chứng là sau khi nó xuất hiện tới hơnnửa năm, nhân có vụ việc Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau có ý kiến chỉ đạo HộiVăn học - Nghệ thuật tỉnh kiêm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tu thì báo VN mớibắt đầu đăng các bài thảo luận về truyện ngắn này Gat ra ngoài những van déphi văn chương, có thé thay khi bình luận về truyện ngắn CDBT, cũng như mọitác phâm khác, có hai luồng ý kiến khen chê nhưng rõ ràng khen nhiều hơn chê.Khi đề cập đến CĐBT, một lần nữa tác giả Trần Văn Sỹ lại khai thác giá tri

ngôn ngữ và khả năng làm giàu ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư trong bài Bức

tranh quê buồn tím ngắt: “CDBT đã khai thác ngôn từ địa phương rất tài tình vàcó duyên lạ Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư giúp bạn đọc vùng đồng bằng sông CửuLong càng yêu, càng tự tin hơn về ngôn ngữ địa phương nơi mình sinh ra, lớn

lên Sử dụng đặc sệt ngôn ngữ địa phương trong văn viết cũng như khẩu khí

nhân vật nhưng văn chương không rườm rà, cầu kỳ mà có duyên lạ” [43] Thếnhưng theo quan điểm của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng thì việc sử dụng

phương ngữ một cách đậm đặc như vậy sẽ làm đe doạ đến “ranh giới giữa văn

chương với lời ăn tiếng nói hàng ngày” [45], ông khăng định: “Nếu coi ngôn

ngữ văn chương là yếu tố đầu tiên của văn chương thì rõ ràng Nguyễn Ngọc Tư

còn thiếu sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, kỹ lưỡng đối với câu chữ ” [45]

và “Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là mục đích sang tác văn chương Tôi

nghĩ nếu Nguyễn Ngọc Tư mới chỉ coi nó là phương tiện thì cũng cần phải bỏ

công sức nhiều hơn nữa dé mài giũa, nâng cao làm cho tác phẩm của mình vượtqua được “lời ăn tiếng nói”, vượt qua được “vùng miền” Đi ra biển phải đóng

tàu to, phải trang bị hiện đại hơn là đi trong kênh rạch Nguyễn Ngọc Tư đang

đi từ trong kênh rach ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao độngnghệth uật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành “tài sản quốc

Trang 10

gia” [45] Cũng ở bài nghiên cứu này, bên cạnh vấn đề ngôn ngữ, nhà nghiêncứu Bùi Việt Thắng cũng chỉ ra van đề xây dựng biểu tượng văn chương trongtruyện ngắn CDBT của Nguyễn Ngọc Tư Theo ông, trong văn học thế giới

cũng như văn học dân tộc, từ trước đến nay, cánh đồng luôn coi là không giansinh tồn của người nông dân bao đời, “nó được con người tôn kính, yêu mếnnhư người mẹ hiền vĩ đại luôn sẵn sảng vắt kiệt bầu sữa - nguồn sức lực củamình - dé nuôi dưỡng dan con (con người)”, nhưng biểu tượng cánh đồng trong

CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư lại không được xây dựng theo cách đó mà là “cánh

đồng chết” Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, “CDBT của Nguyễn NgocTư, xét về mặt văn chương, liên quan đến chủ thê sáng tác: Đó là sự bối rối,thiếu bình tĩnh của nhà văn Sự bối rối này có căn nguyên từ sự non nớt, chưađủ bản lĩnh nghệ thuật của một cây bút trẻ sớm thành danh Nhà văn sống tronghao quan, thứ hào quang do dư luận tạo nên chính trong khi bản thân thiếu một

sự tự chuẩn bị toàn tiện về mặt kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp và

quan trọng nhất là một “nền” văn hoá cần thiết” [45].

Ngay sau khi TCVH công bố bài viết của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắngthì tác gia Trần Thiện Khanh có bài phản hồi Ban lai với tác giả Bui ViệtThắng Theo Trần Thiện Khanh, việc nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đòi hỏiNguyễn Ngọc Tư phải xây dựng biểu tượng cánh đồng theo những chuẩn mực

trước đó trong văn chương là điều hết sức phi lý, nhất là trong xu hướng tìm tòi,

thể nghiệm mạnh mẽ như hiện nay Tác giả bài viết cho răng, truyện ngắn

CĐBT “có dang vóc một tiêu thuyết hiện thực, pha lẫn yếu té kì ảo viết về thân

thận con người bị bỏ rơi, héo hắt trên một cánh đồng hoang liêu nhất” [40] Cònvề nhận định liên quan đến tính phương ngữ quá đậm đặc trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư mà nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đưa ra, tác giả Trần Thiện

Khanh bình luận “Hoá ra, Bùi Việt Thắng đã xoá nhoà cá tính sáng tạo của chủ

thé thâm mĩ, ông muốn mọi tác phâm phải giống nhau như đúc khuôn, ngay ca

về hệ từ vựng và ngữ pháp Doi hỏi của Bui Việt Thắng có phan ảo tưởng” và

“Không nên đo thế giới của Nguyễn Ngọc Tư bằng kích thước ngôn ngữ khác”

[40].

Trang 11

Không chỉ xem xét, bình luận CĐBT ở phương diện văn hoá, ngôn ngữ,

rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã soi chiếu tác phẩm này ở những cách tiếpcận khác Trong phần điểm bài viết của tác giả Trần Thiện Khanh phía trên,chúng tôi có trích dẫn ý kiến của ông khi nhắc tới yếu tố kỳ ảo pha lẫn hiệnthực trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng trên thực tế, trước TrầnThiện Khanh, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã đề cập khá kỹ về tính kỳ ảotrong truyện ngắn CĐBT Bà viết: “Ở thời đại chúng ta, ma quái không nam ởbên ngoài Nó nằm ở đường biên nhạt nhoà giữa thực và ảo trước sự tiếp nhậncủa người đọc và nhân vật Ta còn thấy một thế giới đảo ngược: khi nhữngđứa con thấy cha minh sau cơn hoan lạc giống như con thú no môi thì nhữngcảnh vit trống đạp mái lại mềm mại êm đềm, tuyệt không có gì là thô tục Chínhcô chị nhận ra rằng họ là những người bat thường và có lúc kêu lên “thằng Điềnsao rồi! Những hoang tưởng, những cơn điên, chính trang thái cực hạn này làmảnh đất làm xuất hiện cái kỳ ảo” [36].

Còn nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp lại khai thác tác phẩm từ việc khámphá văn bản tác phẩm: “Truyện ngắn CDBT lay động người đọc bởi chat thơ từsự lặp lại về nỗi nhớ, về cánh đồng Trong cánh đồng đã có những dòng sông.

Những dòng sông cuộc đời, dòng sông thời gian thấm thía tình người, niềm đauvà noi buồn Những dòng sông — thơ ấy cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữrất riêng, rất trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư” [38].

Chọn hướng khai thác theo hình thức tự sự, tác giả Đoàn Ánh Dương đã

chia tác pham thành nhiều đoạn dựa trên cơ sở mỗi đoạn biểu đạt một sự kiện

chính dé phác thành một mô hình tự sự và phân tích những thay đổi trật tự dayhữu ý trên bình diện sự kiện và bình diện tâm lý nhân vật, tác giả cho rang“Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm “một hiện

thực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuôi và trải nghiệm với nhân vật, tức là

gia tang sự tham gia của người đọc vào câu chuyện Đó là khuynh hướng tự tự

giàu tính hiện dai” [34] Một phát hiện nữa cũng đáng lưu ý của bai viết này là

tác giả Đoàn Ánh Dương đã chỉ ra sự khác biệt trong cảm thức lưu lạc của con

người Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư so với các tác giả thé hệ trước và cả

10

Trang 12

những tác giả đương thời, đó là sự ưu tiên khai thác những ám ảnh về /hởi gian

hơn là không gian.

Tuy nhiên theo chúng tôi, đáng chú ý hơn cả trong loạt bài phê bình vềtruyện ngắn CĐBT là hai bài viết của nhà nghiên cứu Phan Quý Bích Coi vănchương là phương tiện suy tưởng, là yếu tố ngầm ngợi về cuộc sống, nhanghiên cứu Phan Quý Bích đã chỉ ra những tư tưởng mà theo ông CĐBT muốnnói: “CDBT dựng lại một thế giới có khả năng chao đảo giữa văn minh va dãman, giữa hạnh phúc và khổ dau, đúng hơn một thế giới có thé đổi màu về phía

hai cực của nó, ma con người vừa là tác gia tạo ra nó, vừa là nạn nhân Nhân vật

chính của thế giới chao đảo ấy là người cha, người ké chuyện xưng tôi” [31;6].Đề cập đến những chi tiết “như thật” của tac pham, nhà nghiên cứu khang định:

“Những chỉ tiết vay mượn nguyên xi từ đời sống như địa danh, như dịch cúm gàlà những cái “neo” dé định vị câu chuyện thành chuyện ở đây, hic này Mà có lẽ

chuyện cũng không chỉ có thé xảy ra ở Cà Mau lúc này, mà có thé xảy ra ở bat

kỳ đâu, bat kỳ lúc nào trên đất nước ta, trên thế giới, một khi đói nghèo, dốt nátvà thù hận cứ tạo thành một dòng chảy bắt tận, một khi con người cứ chỉ có thêlà Điền (đất), là Nương (cô gái), hoặc không có tên (chị gái điểm) hoặc có tênthì lại là Han, là Thù hệt như tự nhiên hoang da” [31;1 1] Sau khi truyện ngắn

CĐBT được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Quy

Bich lại có bài Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc [32] Trong bài viết này,bên cạnh việc khang định sức hấp dẫn của truyện ngắn CDBT ở những bức

tranh như thực được miêu tả, ké lại trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tu, nhanghiên cứu cũng đồng tình với quan điểm cho rằng với truyện ngắn này,

Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp cận với nghệ thuật tiêu thuyết bởi CĐBT đã đem đến

cho người đọc một bức tranh khiến ta phải suy ngẫm về thực tại cuộc sống Có

thé thấy những kiến giải của nhà nghiên cứu Phan Quy Bich trong hai bài viết làrất thuyết phục và tạo ra được những hướng gợi mở trong việc tiếp cận và phê

bình văn chương, đây là điều chúng tôi cho là rất cần thiết trong bối cảnh phê

bình văn học hiện nay Từ bài nghiên cứu của ông có thê thấy, văn chương có

thê mượn chuyện người thực việc thực mà cũng có thê nói chuyện thân tiên

11

Trang 13

tưởng tượng nhưng nhất định phải tạo cảm giác “giống như thật” dé gây sự tincậy trong tâm thế người đọc, từ đó mở ra trong người đọc những suy ngẫm vềthế giới đang sống từ những hiện thực của thế giới văn chương Làm được nhưthé thì văn chương mới đích thực là văn chương và mới khang định được vai tròkhông thể thiếu của nó trong đời sống.

b) Cac bài nghiên cứu, phê bình về Đô Bích Thuy có nhân mạnh đến

van đề văn hoá, bên cạnh đó là những bai nghiên cứu có dé cập đên các khíacạnh khác.

Sau khi Đỗ Bích Thúy đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của VNQDnăm 1998-1999, báo VNT có bài Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ (tức

Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thuý) của tác giả Điệp Anh Trong bài này, người

viết cũng đã nhắc tới ấn tượng về nét văn hoá rất riêng của truyện ngắn Đỗ BíchThuý: “thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống người dân Tây Bắc với nhữngkhông gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc thù khiến người đọc

luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút” [29] ; và “Trong truyện của Đỗ Bích Thuý,

không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó quên trong lòng độc giả,

dù người đọc vẫn chưa thể hết lưu luyến với những ang văn tho dat diu tiếngsáo, tiếng khèn, la đà với rượu nồng bếp lửa của núi rừng Tây Bắc trong cácsáng tác của các bậc tiền bối như Tô Hoài, Chế Lan Viên, Tố Hữu,v.v.” [29]Vậy là cũng giống như Nguyễn Ngọc Tư, ngay từ những tác phẩm dau tiên, Đỗ

Bích Thuý đã “buộc” người ta phải nhớ tới chị qua một văn phong riêng đậm

chất văn hoá miền núi, cái chất đó như tác giả Điệp Anh cảm nhận, đã phảngphất qua mấy chục năm nay trong tác phẩm của những người đi trước nhưng

gid lại nông nan, duyên dáng qua mạch văn của tac gia trẻ này.

Cảm nhận đó còn thuyết phục hơn nữa khi nhà văn Trung Trung Đỉnh,một người cũng viết khá nhiều về đề tài miền núi đã viết như thế này: “Tôi cócảm giác Đỗ Bích Thuý còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôinhưng gần gũi, tuyệt vời đẹp ấy của đất nước ta Tôi cũng là người mê viếttruyện ngắn và mê cao nguyên đá kỳ vỹ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn củaĐỗ Bích Thuý, tôi thực sự ngả mũ chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu.

12

Trang 14

Một mở đầu mơ ước của moi nhà văn” [37;8] Cũng giống như những người đãmột lần đến với truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý, nhà văn Trung Trung Đỉnh thậtsự ấn tượng về những dấu ấn văn hoá đặc sắc được chuyên tải duyên dáng vàtinh tế trong văn của chị, ông viết: “Đỗ Bích Thuy có khả năng viết truyện vềcảnh sinh hoạt truyền thống của người miền cao một cách tài tình Khôngtruyện nao là không kê về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh

sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ

mặc dù tác giả không hề cố ý đưa vào chỉ tiết lạ Thế mà đọc đến đâu ta cũngsững sờ và bị chinh phục bởi những chỉ tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới

có” [37;8]

Cái lạ mà nhà văn Trung Trung Đỉnh cảm nhận thấy cũng rất gần gũi vớicảm giác về cái lạ của nhà văn Chu Lai khi đọc văn Đỗ Bích Thuý Trong bài

Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ, nhà văn Chu Lai viết như đang say

giữa những cảnh sắc và không gian đầy quyên rũ được khơi nguồn từ mạch văn

của Đỗ Bích Thuý: “Đọc Thuý, người ta có cảm giác như được ăn một món ăn

lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm

đặc chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh,

của mây trời sánh đặc như “một bay trăn trang đang quấn quyện vào nhau”, củamùi ngải đắng, man tang, của những nét ăn nét ở, phong tục tập quán còn giữ

nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả

đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã,

cháy bùng theo tiếng khèn gọi tình dưới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng

m6 trâu gõ vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhan và con bìm bipsay thuốc, say rượu ngủ khì bên chân chủ ” [41;102]

Sau những thành công bước đầu ở thê loại truyện ngăn, Đỗ Bích Thuý đi

vào một thử thách mới dài hơi hơn là tiểu thuyết và ngay ở lần thể nghiệm đầu

tiên nay, chi đã thành công ở cuộc thi Sáng tac văn học cho tuổi trẻ lần thứ 2 doNhà xuất bản Thanh Niên và Báo VN phối hợp tổ chức (từ 26/3/2002 đến14/7/2004) với cuốn tiểu thuyết Bóng của cây sôi (BCCS) Ở cuốn sách này, ĐỗBích Thuý vẫn rất thống nhất trong phong cách chung của chị, một văn phong

13

Trang 15

nền nã trong giọng điệu, đậm đà chat trữ tình và thấm sâu chất văn hoá đặctrưng của vùng miền Nhà văn Nguyễn Hữu Quý viết: “Với BCCS, Đỗ BíchThuý thêm một lần nữa chứng tỏ sự hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộcsống của những người Tày, người Dao ở vùng cực Bắc Hà Giang, nơi thượngnguồn con sông Lô huyền bí” [43;111]

Có thể thấy các bài viết đều đã chỉ ra những đặc điểm chung nhất tronglỗi viết của Đỗ Bích Thuý song đường như mới chỉ nhìn nhận theo cách riêng lẻcủa từng tác phẩm hoặc từng cụm tác phẩm Theo chúng tôi, bài Từ truyén ngắncủa một người viết trẻ của nhà nghiên cứu, phê bình Lê Thành Nghị đăng trên

báo VNT số 31 (31/7/2005), sau này được in lại trong phan đầu tuyên tập Tiếng

dan môi sau bờ rào đá là bài viết mang tính bao quát sâu sắc và chính xác hơncả Và ở trong bài viết này, nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị đã viết thành chữ,thành lời tất cả những cảm giác của người đọc khi bước vào thế giới truyện của

Đỗ Bích Thuý: “Chúng ta sẽ bước vào một không gian lạ, không gian có núi

cao, trời rộng của vùng rừng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông

Nho Qué chi còn “bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pi Lèng” Một không gian

đầy hoa lá rừng: có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suốitrong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thối sáo theo sau các cô

gái khoác quay tau xuống chợ; những nồi thắng cố nghỉ ngút khói trong phiênchợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh, huyền ảo; những cụm

man tang moc trong thung lũng; tiếng đàn môi réo rat sau bờ đá; lễ hội gầu tao

với điệu hát gầu Plénh mê đắm của các cô gái,c hàng trai người Mông trên đỉnh

núi ” Không gian Đỗ Bích Thuý đã tái tạo được trong tác pham cua minhchính là một không gian văn hoa day sức hút với độc giả mà nếu thiếu nó, thử

hỏi sức nặng của triết lý va lẽ sống trong tác phẩm có còn đủ sức níu kéo ngườiđọc nhiều đến thế không?

Cùng với những bài viết đề cập đến nét văn hoá trong tác phẩm của Đỗ

Bích Thuý, còn khá nhiều bài viết khác đề cập đến những vấn đề khác trong

truyện ngắn của chị như bài Đồi điều tâm đắc về cuộc thi truyện ngắn VNQĐ1998-1999 của Khuất Quang Thuy Tuy chỉ nhận xét về chùm ba truyện ngắn

14

Trang 16

được giải của Đỗ Bích Thuý nhưng nhà văn Khuất Quang Thuy đã chỉ ra đượcmột vấn đề luôn trăn trở trong các tác phẩm của chị: “Sự biến động của thời đạimới đã tác động lên mọi số phận của người Việt Nam, ké cả những người sốngở những nơi thâm sơn cùng cốc Cuộc sống đã đòi hỏi mọi người phải suy nghĩ,trăn trở để làm sao vừa hoà nhập được với thời đại, với đất nước vừa khôngđánh mắt đi những giá trị riêng của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc Đó

chính là thử thách lớn nhất của thời mở cửa” [47;100].

Từ những tan rã trong cuộc sống truyền thống khi đối mặt với thời mởcửa đó, nhà văn Chu Lai lại thay rằng, “Cảm hứng truyện ngắn của Thuý là cảmhứng trở về Mô típ xuyên suốt là mô típ người mẹ và gia đình Hầu như chỉ sửdụng một ngôi thứ nhất là tôi” [40;104] Còn tác giả Phạm Thuỳ Dương trongbài Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn NgọcTw [35;101] lại khai thác tính cảm thương trong các truyện ngắn của Đỗ BichThuý Theo người viết, tính cảm thương đó được bộc lộ qua tình thương con

trẻ, thương người phụ nữ, từ tính cảm thương, tác giả Phạm Thùy Dương nhìn

nhận về giọng điệu cảm thương trong văn phong của chị, v.v.

3 Pham vi nghién cứu

Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong các tập truyện: Ngon

đèn không tắt (Nxb Trẻ, 2000), Giao thừa (Nxb Trẻ, 2003), Nước chảy mây tréi

(Nxb Văn Nghệ TP HCM, 2004) Truyén ngắn Nguyễn Ngoc Tư (Nxb Văn hoá

Sài Gòn, 2005) và CĐBT (Nxb Trẻ, 2006) Ngoài ra có tham khảo thêm một số

tản văn của nhà văn như Ngày mai của những ngày mai (Nxb Phụ nữ, 2007),

Sống chậm thời @ (In chung với Lê Thiếu Nhơn, Nxb Trẻ 2007), Tap văn

Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Trẻ - Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2005).

- Tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Nxb Công an nhândân, 2005) và tiêu thuyết Bóng của cây sôi (Nxb Thanh niên, 2005) và các tản

văn, tuỳ bút, phóng sự của nhà văn Đỗ Bích Thuý.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phan tích, tong hợp và phê bình tác phẩm.

15

Trang 17

- Phương pháp so sánh đối chiếu.

- Cac phương pháp hỗ trợ khác như thi pháp học thể loại, thống kê, so

16

Trang 18

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG I: TIẾP CAN TÁC PHAM VAN HỌC TỪ GÓC ĐỘ

VĂN HOÁ

1 Môi quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học

a Moi quan hệ và sự chỉ phối giữa van hoá và văn học trong quan

niệm của giới học giả thế giới và trong nước

Không cần đợi đến khi có định nghĩa chính thức về văn hoá củaUNESCO cho rằng, “văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối

sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập

tục và những tín ngưỡng ” [28] người ta mới nhìn thấy sự gắn kết đầy biện

chứng giữa văn hoá và văn học Văn học là một thành tố của văn hoá, “sáng tácvăn học trước hết là một hành động văn hoá Tác phẩm văn học, sự kiện vănhọc là một loại chứng tích văn hoá” [16] văn học tiếp nhận các giá trị của nềnvăn hoá bao chứa nó và do đó được tiếp sức bởi toàn bộ các giá trị phong phúcủa một nền văn hoá, khi văn học thoát ly khỏi cái cội rễ của nó là văn hoá, văn

học sẽ trở nên chông chênh, thiêu sức sông.

Xem xét mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, chúng tôi nhận thấy co sugặp gỡ khá lớn trong quan điểm của giới học thuật thé giới và trong nước ở luận

điểm này Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhà văn thông qua việc sáng

tạo tác phẩm để gửi gắm những tư tưởng, suy ngẫm về các vấn đề trong hiện

thực đời sống Trong khi đó, văn hoá tiềm 4n rất sâu xa và dưới muôn dạng

thức khác nhau của đời sống ay và nhiệm vụ của văn học là biểu dat đượcnhững giá trị văn hoá đó một cách tinh tế và phong phú nhất Văn học nam

trong văn hoá và chịu sự quy định, chi phối của toàn bộ nền văn hoá của một

dân tộc và nền văn hoá đó luôn mang tính lịch sử, tính thời đại nhất định Chínhvì lẽ đó mà khi xem xét bất cứ nền văn học nào, giai đoạn văn học nảo, trào lưuvăn học nào cũng cần phải xem xét trong mối liên hệ với bối cảnh văn hoá Vềvan dé này, nhà nghiên cứu người Nga Bakhtinne trong bài Một số van dé cầnlưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ đã viết: “Trước hết, khoa nghiên cứu văn

17

Trang 19

học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hoá Văn học là một bộ phận không thểtách rời của văn hoá Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộvăn hoá một thời đại trong đó nó ton tại Không được tách nó khỏi các bộ phậnkhác của văn hoá, cũng như không được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắnbó các nhân tô xã hội, kinh tế, vượt qua đầu văn hoá, những nhân tố xã hội kinhtế tác động tới toàn bộ văn hoá nói chung và chỉ thông qua văn hoá, cùng với

van hoá, mới tác động được tới văn học” [1;361].

Đặc biệt coi trọng yếu tố văn hoá, lịch sử và chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa khoa học xã hội mà chủ yếu là Thực chứng luận của A Comte (1789-1857), nhà phê bình, nhà triết học Pháp H Taine (1828-1893) đã đề xuất trường

phái văn hoá — lịch sử trong nghiên cứu văn học Văn chương với Taine chi là

“tâm ảnh của những phong tục tập quán và thước đo của tình trạng trí tuệ đươngthời” Khi nghiên cứu một nhà văn, Taine đưa ra ba nguyên lý cần phải áp dụnglà chủng tộc, địa điểm và thời điểm Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà nghiên

cứu Đỗ Lai Thuý, “trường phái văn hoá — lịch sử vẫn tìm giá trị của văn chương

không phải ở bản thân văn chương, mà ở đối tượng đã in dau vào văn chương,

tức là văn hoá — lịch sử Như vậy nó đã có phần đồng nhất văn chương với thực

tại xã hội ma văn chương phan ánh Bởi vậy, lịch sử văn chương mà Tainemuốn tạo dựng thực chất là lịch sử văn minh, lịch sử tư tưởng xã hội Mối quan

hệ biện chứng, chân thực giữa các quá trình xã hội và văn học chưa được giải

thích rõ” [19;107,108].

Chúng ta biết rằng văn hoá chỉ xuất hiện khi con người ra đời, văn hoágắn liền với sự tồn tai của con người, do đó, nói văn học biểu dat các gia tri vănhoá tiềm ân trong đời sống cũng chính là biểu đạt các giá trị văn hoá của con

người, do con người sáng tạo ra và kết tỉnh trong mọi hiện tượng đời sống.

“Nhà văn Pháp Drieu la Rochelle nói: Tác phẩm nảo cho ta một bức hoạ xã hội

của thoi đại đúng nhất là tác phẩm tỏ ra ít chú ý đến thời đại nhất Nói thé,

không phải là bảo nhà văn không nên bàn đến những vấn đề hiện thời Nhưng

việt văn vê van đê gi thi viet, nhà văn cot nhât phải đi sâu vào tam hôn minh,

18

Trang 20

tìm những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngườiqua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bat tử mà không tự biết” [13;2007].

Mối dây liên hệ giữa văn hoá và văn học không phải lúc nào cũng tườngtận nhưng ở tận cùng gốc rễ, chúng có ràng buộc hết sức bền vững và văn họcluôn mang trong mình sứ mệnh biểu đạt tinh tế nhất mọi khía cạnh nảy sinhtrong đời sống con người Trong Văn học khái luận, nhà nghiên cứu Đặng ThaiMai chỉ ra: “Các nhà lý luận nước Đức đã nhận thấy rằng: giữa các cơ cấuhuyền diệu của văn hoá vẫn có những dây liên lac bất di bat dich, dé hỗn hợpnhững ảnh hưởng của thé nghi, khí hậu, trú trạch, dân cứ va thần thánh củagiống người thành khối có định mà trí tính có thé nhận thấy rõ là dính liu chặt

chẽ với nhau Vậy nên lịch sử chỉ là một tập “địa dư chí” hay đi, còn vănhọc có thể xem như một pho “dân sinh chí” biết nói và biết mơ mộng vậy”.

[13: 738] Phải chăng nhà nghiên cứu Emerson không phải không có lý khi chorằng, “Văn học là biểu hiện riêng của dân tình”.

Nhìn lại những lời bàn luận văn chương của giới học giả trong nước từ

xưa đến nay, ta càng cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ gắn bó giữa văn hoá và

văn học Trong Luận văn tạp thuyết, Vũ Duy Thanh viết: “Có người hỏi cái kỳ

diệu của văn là ở chỗ nào? Tôi trả lời: Khó nói quá Muốn hiểu cái kỳ diệu phải

tìm nơi tâm ta, tìm nơi tâm ta phải chất chính nơi thánh hiền, chất chính nơi

thánh hiền phải truy cứu tới cùng nơi trời đất, truy cứu tới cùng nơi trời đất phảiđi sâu nơi sự vật, đi sâu nơi sự vật thì cái biết sẽ đến, cái biết đến thì văn đến.

Cái diệu lý của đất trời thấy ở khắp sự vật, cái tân kỳ xuất hiện ngay nơi mục

nat” [13;272] Tuy không định danh rõ là văn hoá theo như cách gọi hiện dai,

nhưng học giả thời trung đại Vũ Duy Thanh đã chỉ ra chính giá trị cốt lõi nhấtcủa văn chương, đó là văn chương phải bắt nguồn từ chính chủ thé sáng tạo haycũng chính là con người, văn chương phải bắt nguồn từ trời đất, vạn vật và chỉkhi con người am hiểu chính môi trường văn hoá dang sinh tồn thì văn chươngmới đạt đến độ diệu kỳ là vậy.

Hay như trong Thu gửi Ngô Huy Phan, học giả Nguyễn Văn Siêu đã có

một tuyên ngôn về văn chương còn được truyền tụng mãi tới ngày nay: (Văn

19

Trang 21

chương) “Có loại đáng thờ Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở vănchương Loại dang thờ là loại chuyên chú ở con người” [13;231] Trở lại với ý

chúng tôi đã nêu phía trên khi cho rằng, văn hoá chỉ ra đời khi có sự xuất hiệncủa con người, chuyện văn chương trước hết và sau chót cũng chỉ là chuyện

người, chuyện đời được soi chiếu, biểu đạt trong những kiểu, những loại hìnhvăn hoá khác nhau mà thôi.

Trong quan niệm của các học giả thời xưa (và có thê cả thời nay chăng?),văn chương muốn hay thì kiến thức phải uyên bác (đồng nghĩa với vốn văn hoáphải rộng lớn), kiến thức muốn uyên bác thì không thé không đọc muôn quyền

sách, đi muôn dặm đường Cao Bá Quát từng viết: “Văn chương của người xưa

phần nhiều có sự giúp đỡ của non sông Thái sử công (tức Tư Mã Thiên) đi

khắp bốn biển nên văn chương có khí lạ; Liễu Tư Hậu (một nhà thơ đời Đường)

đi khắp Lĩnh Nam dò hết điều kỳ lạ; Tô Đông Pha đi hải ngoại, buông tuồngđược cõi thần diệu cả Học thức bình sinh của tôi không thể so sánh được vớingười xưa, nhưng nhờ có những chuyến đi để phát huy chí khí của mình, ngõ

hầu không uống công phu đọc sách” [13;249] Cùng chung quan điểm này với

Cao Bá Quát, Nguyễn Tư Giản trong bài bàn về “thần”, “khí”, “thể”, “cách” củathơ viết: “Tinh nghĩa nhập thần thì thần văn sẽ đầy đặn; nuôi tầm nhìn rộngtrông xa thì hơi văn sẽ thăng bằng: trong bụng nuốt tám chín chăm Vân Mộng(ý nói đi nhiều) thì thể văn sẽ bao la mà thoải mái; đọc nát vạn cuốn sách, cảmthấy như có thần bên mình, thì thể cách văn sẽ lớn lao mà đúng đắn Người nào

gồm đủ các mặt trên, đấy là nhà văn ưu tú nhất, người nào tuy cũng có đủ các

mặt nhưng hơi yếu, thì thuộc loại thứ hai; còn người nào chi xuất sắc về một vài

phương diện, thì lại đứng vào hang sau nữa [13;275].

Sự nhìn nhận về mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và văn học ngàycàng rõ rang và được chỉ ra cụ thé hơn trong các bai nghiên cứu của lớp học giảtrong nước giai đoạn về sau Trên báo Thanh nghị số 26/1942, học giả Đinh Gia

Trinh viết: “Tiểu thuyết đựng những nguyện vọng, những phản ánh của đời

sống tinh thần và vật chất của xã hội Muốn Suy xét về một dân tộc, một nhà mỹ

học khuyên ta nên đê ý tới nên âm nhạc và lôi kiên trúc của nước ây Ta phải

20

Trang 22

thêm vào: nên xét đến văn chương của nước ấy và nhất là môn tiểu thuyết củanước họ” Có thê thấy qua lời bàn của Đinh Gia Trinh thì tiểu thuyết nói riêngvà văn chương nói chung đã trở thành cánh cửa dé nhìn vào và đánh giá toàn bộmột dân tộc, đất nước bởi nó “phản ánh đời sống tinh thần về vật chất” hay nóicách khác chính là phản ánh văn hoá của dân tộc ay, đất nước ay Về luận điểmnày, Nguyễn Hung Phan tỏ ý tán đồng khi viết: “Thay chán văn học chả có githần bí hết! Nó là phản ánh những tình trạng trong cuộc sinh hoạt hiện thiệt củaxã hội, nó thông qua các thứ tình cảm, tưởng tượng, tư tưởng cho đến hứng thúcủa tác giả, mà đồng thời những cái kêu bằng tình cảm, tư tưởng, tưởng tượngcủa tác giả cũng đều cùng một thé chuyền biến cái hoàn cảnh của tác giả và ảnhhưởng của hiện tượng xã hội đương thời chớ không sao vượt qua nổi cuộc sinh

hoạt hiện thiệt” [13;1019].

Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đấtnước ta đã bước vào thời kỳ hội nhập thế giới thì vấn đề giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc ngày càng được đặt ra như một nhiệm vụ sống con của toàn dântộc Từ thực tiễn đó, văn học có vai trò hết sức quan trọng trong sứ mệnh là nền

tảng của văn hoá — được coi là động lực trực tiếp cho quá trình phát triển xã hội.

Giáo sư Phan Trọng Thưởng trong bài Văn hoá, văn nghệ trình bày: “Văn học

là một thành tố chính của văn hoá ( ) găn bó hữu cơ với văn hoá ( ); sáng tạo

văn học cũng có nghĩa là sáng tạo văn hoá Văn học luôn được xem là công cụ

chuyển tải văn hoá, là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hoá [6;12] Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, 1993 đã

khẳng định tầm quan trọng của văn hoá và văn học nghệ thuật: “Van hoá là nềntảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội,đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”; “Văn học nghệ thuật là một bộphận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về

chân - thiện - mỹ” [3;157].

b Sự tác động trở lại văn hoá của văn học

Như trên đã nói, văn hoá cô đọng trong muôn mặt khác nhau của hiệnthực cuộc sông, có những giá trị văn hoá vật thê và những gia trị văn hoá phi

21

Trang 23

vật thê và mỗi một loại hình nghệ thuật lại có cách biểu đạt văn hoá theo lốiriêng của mình Nếu âm nhạc khai thác những giá trị văn hoá về mặt tiết tau,giai điệu, làn điệu, kiến trúc biểu đạt văn hoá qua những phong cách, bài trí, bốcục thì văn học lại có cách thể hiện văn hoá theo phương pháp riêng của mìnhthông qua ngôn ngữ, hình tượng, cấu trúc Chính trong những tìm tòi về khảnăng biểu đạt, khai thác giá trị văn hoá thì quá trình tác động trở lại của văn học

tới văn hoá đã diễn ra.

Trước hết, văn học phản ánh văn hoá nhưng không phải phan ánh toànbộ, phản ánh không chọn lọc Văn học luôn tìm kiếm những giá trị nhân văn,những giá trị tốt đẹp của con người và phê phán những điều tiêu cực, trái vớithuần phong mỹ tục và văn hoá chung của đân tộc, nói cách khác, văn học đã

chủ động lựa chọn các giá trị văn hoá, do đó làm giàu thêm cho văn hoá Bản

thân văn hoá luôn là cái cần được bồi đắp qua nhiều thé hệ và văn học đã bồiđắp thêm vào văn hoá những giá trị mới thông qua việc: Làm rõ vẻ đẹp của vănhoá dân tộc, nhắn mạnh va làm sâu đậm thêm những nét văn hoá tốt đẹp đó vàcuối cùng là làm mới thêm những nét văn hoá dân tộc dựa trên chính những nétmới mẻ của chất liệu hiện thực và sự mới mẻ trong cách nhìn, cách tiếp cận,

chiêm ngưỡng hiện thực Về điều này, ngay trong lời Phi lộ đăng trên Văn họctạp chí số 1 (5/1932) học giả Dinh Gia Trinh đã có lời bàn: “Muốn giữ cho cái

quốc hồn của mình đừng siêu lạc, cái quốc tuý của mình khỏi tán thất, cái quốc

hoa của mình một ngày một thêm rực rỡ tốt tươi, thì thế nào cũng phải có một

thứ văn tự riêng để ghi chép thứ tiếng nói riêng của mình, lại phải trao lời chảichuốt, sửa sang, sắp đặt, gom góp, chỉnh đốn thứ tiếng nói ấy cho thành văn

thành vẻ, thành riêng hăn, là đặc sắc của dân tộc mình mới được”.

Không chỉ chọn lọc và bảo lưu, phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp, văn

học còn góp phần sản sinh ra các giá trị văn hoá mới, các giá tri tinh thần mới,

đôi khi còn vượt thoát khỏi những hạn chế về mặt thời đại Những tác phẩm vănhọc đích thực có sức lay động lòng người mạnh mẽ, nâng cao vốn văn hoá chocon người, làm thay đối thế giới quan, nhân sinh quan, hướng con người tớinhững giá trị tinh thần tốt đẹp hơn, cao thượng hơn Nhờ có những tác pham

22

Trang 24

của phong trào thơ Mới mà con người đã biết tôn trọng và đề cao những cảmxúc của cái “tôi” cá nhân, điều mà trước đó vốn bị gạt đi hoặc xem nhẹ; nhờnhững tac phẩm văn học nước ngoài được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, chúngta được tiếp xúc với một cánh cửa nhìn ra thế giới với rất nhiều góc độ văn hoácó thê chiêm ngưỡng như vấn đề lý tưởng, quan niệm, lối sống, v.v Từ đó, baothế hệ người Việt đã dần tích luỹ được những điều vốn trước nay còn tương đốixa lạ như tư duy làm ăn lớn, quan niệm về vị thế và vai trò của người phụ nữ,

sự tự do trong hôn nhân luyến ái, v.v Hay như với Truyện Kiều, Nguyễn Du đãgóp vào kho ngôn ngữ dân tộc với rất nhiều thuật ngữ mới, cách nói mới như

những kẻ Sở Khanh, Tú Bà, những cách nói như “người đâu gặp gỡ làm chi —

trăm năm biết có duyên gì hay không”, “rành rành trong ngọc trắng ngà — dàydày sẵn đúc một toà thiên thiên” và “tiếc thay một doa trà mi — con ong đã tỏ

đường đi lối về”, v.v và cả tục bói Kiều vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.

Rất nhiều hình tượng văn học đã đi vào cuộc sống và trở thành một giá trị vănhoá thân thuộc với nhân dân, đó hắn nhiên là sự thành công của người nghệ sỹnhưng một mặt, nó cũng biểu hiện quan hệ tác động độc lập của văn học với

văn hoá.

c Văn học khai thác giá trị văn hoá — một “dòng riêng giữa nguồn1

Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, đường như có một “dong” riêng

của xu hướng văn học đi vào khai thác những nét đẹp, những giá trị bền vữngcủa văn hoá trong văn học, có những tác giả tha thiết di tìm những giá trị an

chìm phía sâu trong văn hoá như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài,

Sơn Nam, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v.

Với Thạch Lam, trong số không nhiều những tác pham dé lại của ông, cóthê thấy xu hướng tìm tòi, ngợi ca những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc thểhiện rất rõ trong tập Ha Nội băm sdu phố phường (Nxb Văn nghệ, TP HCM,

Sai Gòn, 2000) Doc tác phẩm của nhà văn Tự lực văn đoàn này có thể thấy,

' chữ dùng của giáo sư Trần Ngọc Vương

23

Trang 25

trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong văn chương, Thạch Lamluôn thé hiện tình yêu, sự trân trọng với các giá trị văn hoá dân tộc, với các nétphong tục tập quán trong đời sống người Việt Nam nói chung và của Hà Nộinói riêng Ngay trong tiểu luận Theo dong, ông cũng từng viết: “chúng ta chỉ cóthé bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta màthôi” Đọc các sáng tác của ông, có thé thấy quan điểm này đã di sâu và chiphối toàn bộ hệ thống đề tài, nội dung tác phẩm Nói như nhà nghiên cứu LêThị Đức Hạnh, bà gọi cái đó là màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch Lam,còn chúng tôi, chúng tôi gọi đó là chất văn hoá, cảm hứng văn hoá trong tácphẩm của Thạch Lam, nhà văn đã chọn cho mình một con đường đi trong dòng

chảy chung của văn học dân tộc Ta cảm nhận được thái độ nâng niu tới mức

nao của ông khi viết về các món ăn, hàng quà ở Hà Nội như phở, cốm, bánhcuốn, xôi, ta cảm nhận được nét vẫn vương trong hình dáng những thiếu nữvấn áo tứ thân cũ kĩu kịt quây đôi quang gánh buôn bán dọc đường chợ quê.Với Thạch Lam, ăn là một văn hoá va “quà tức là người”, lối chọn món ăn và

cách ăn cũng là một biểu hiện văn hoá đáng trân trọng bởi “một cách cầm đũa,một cách đưa thìa lên húp canh báo cho ta nhiều về một người hơn là trăm phosách Và nhất là những thức mà họ ăn Bảo cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ nóianh là người như thé nào” [10;173] Trong cảm nhận riêng của chúng tôi, khinói về 4m thực, Thạch Lam luôn nhìn dưới con mắt một một người nghệ sỹchiêm ngưỡng và luôn nhìn thấy mối liên hệ giữa ẩm thực với văn chương.Ngắm nhìn cô hàng nước ông viết: “Cô hàng nước Việt Nam — dù ở dudi bóng

đa, bên ruộng lúa hay ở dưới mái hiên thành phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười

tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp mọi người Cô hàng nước Việt Nam, từ

xưa đến nay đã chiếm một địa vị quan hệ trong lịch sử và trong văn chương: đã

có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng nước và kết cục cũng ở đây” [10;182].

Hay như khi viết về món bún sườn, ông hạ bút bình phẩm như thế này: “Người

ta ăn bún sườn như đọc những tiểu thuyết ngon ngọt, thích thôi không dám mê.

Không có người ghét nhưng cũng không có người tha thiết quá Cái gì cũng ởnửa chừng” [10;140] Tất cả những điều vừa ké đã làm cho Thạch Lam sống

mãi và gân chúng ta hơn, dù ông ra đi khi còn rât trẻ (32 tuôi), kê cả sau sáu

24

Trang 26

mươi năm ké từ lúc ông qua đời và cho mãi tới sau này Có thé khang định nhưthế này, chính chất văn hoá đậm đặc trong tác phẩm của Thạch Lam đã tạo nênsức sống và tính hiện đại trong tác phẩm của ông, và phải chăng đây cũng làđiều mà ngày càng nhiều các tác giả khác cảm nhận được sâu sắc hơn để rồi

cũng đi theo con đường mà những người như Sơn Nam, Tô Hoài, ThạchLam, đã di.

Cùng lứa với Thạch Lam thì Nguyễn Tuân cũng là một trong những nhà

văn thiết tha với các giá trị văn hoá dân tộc Những trang viết của NguyễnTuân, dù khi viết về những tháng ngày đã qua của dân tộc trong Vang bóng mộtthời hay khi viết về cuộc sống đổi thay khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hộitrong Tờ hoa, Sông Đà, ta luôn cảm nhận được vóc dáng một người cần mẫn

suốt dọc đường đi, ngắm từng cánh hoa rơi, ngẫm nghĩ về một đàn ong say mê

làm mật, đáng một người như đang ngồi bên bàn trà cô, vừa nhấp từng ngụm tràvừa mải miết ngắm nhìn các bức hoành phi câu đối đã hoen ô bởi thời gian VănNguyễn Tuân luôn ám ảnh người đọc bởi chất văn hoá rất đỗi đậm đà, sâu xatới mức, ta không thé đọc nhanh, đọc vội mà luôn muốn dừng ở mỗi câu, mỗi

chữ mà ngẫm, mà nghĩ để rồi chợt oà lên một niềm thích thú, bất ngờ Mộtđiểm đáng ké nhất trong phong cách Nguyễn Tuân chính là khát vọng đôi mới,

làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt, khát vọng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá

tốt đẹp của dân tộc.

Sẽ là thiếu sót nếu trong nhóm các nhà văn Hà Nội đi theo dòng văn học

đặc biệt này ta lại không kể tới Vũ Bang, tác giả của Thương nhớ mười hai, của

Miếng ngon Hà Nội và Món lạ miễn Nam, v.v Cũng viết về những món ăn vôcùng dân dã và đã từng có các nhà văn khác viết về như cốm, gạo mới chim

ngói, nhãn, nhót, mận, rượu nếp rồi phở, bánh cuốn, rươi, bún, v.v nhưng rõ

ràng đọc Vũ Bằng ta cảm nhận được ở ông một nét duyên rất lạ Phải chăng

tình yêu với các thức thời trân của người viết còn gắn với tình yêu người vợtrăm nhớ ngàn thương nên đã làm cho các trang văn nói về chuyện ăn mà khônggợi niềm thô thiển Ở một phương diện nào đó, có lẽ giáo sư Hoàng Như Mai

đã hiéu được chính xác quan niệm văn chương cua Vũ Băng khi trong lời giới

25

Trang 27

thiệu Thương nhớ mười hai ông viết: “muốn tìm hiểu văn hoá của một địaphương nếu không biết những “thời trân” thì rất thiếu sót Nó quan hệ với địa lý

và lịch sử, với phong tục tapquan, văn chương nghệ thuật của địa phương.

Những sản vật này có khi rất bình thường, không đắt tiền nhưng quý giá vì nơikhác, lúc khác không thê có” [4;7] Viết về các món ăn đặc trưng ở từng vùngđất mà chăm chút nhất vẫn là tình cảm dành cho Hà Nội, những món ăn củamảnh đất Hà thành được viết trong mạch nguồn hồi cố của nhà văn Vũ Bang.

Cũng có đôi khi tác giả thưởng thức các đặc sản thời trân trong mối liên hệ vớivăn chương như Thạch Lam: “Nhiều người thích ăn (bánh đúc) nguội như thếvì nó mát, vừa ăn vừa nhởn nha suy nghĩ thì trong cái mềm, cái mát hơi nồngcủa nước vôi có cái thơm, bùi của hành mỡ chưng lên vừa mặn, không sống màcũng không khét, điều hoà, tiết tấu như một bài thơ bát cú gói ghém đủ hết cả ýmà không thừa lời” [4;452]; nhưng nhìn chung, cảm nhận về các món ăn trongcon mắt và triết lý của Vũ Bằng gắn nhiều hơn với hình ảnh quyến rũ, say mêđầy lãng mạn của những người phụ nữ dấu yêu, một sự đa tình không dấu giếm.

Viết về cảm giác được ăn một bát phở ngon, ông viết thé này: “Qua vậy, ăn một

bát phở như thế, phải nói rằng có thể “lâm ly” hơn là nghe thấy một câu nói hữutình của người yêu, ăn một bát phở như thế, thú có thê ví như sau một thời gian

xa cách, được ngã vào trong tay một người vợ đẹp lại đa tình vậy!” [4;428].

Ngắm nhìn những chiếc bánh cuốn Thanh Trì nhỏ xinh, Vũ Băng không thékhông nghĩ đến “những người con gái bé nhỏ đứng ở dưới tầu tiêu đẹp một cáchkín đáo và lành mạnh” [4;436] và “Co khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra

dé lay ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lay môi ta kiểu mộtcái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất” [4;436] Rồi lại khi viết về bánhđúc, thứ quà dân da, qué mùa nhưng thật đậm đà sắc vị, ông lại thấy “Bánh

trông mịn mặt, chung quanh mỏng, giữa phông trông như da thịt mát rượi của

người đàn bà đẹp vừa mới tắm” [4;450], v.v Còn rất nhiều, rất nhiều những lầnkhác nữa Vũ Băng đã chủ tâm và nghiêm túc chứng tỏ một điều, những món ănngon và đẹp không đơn thuần chỉ là một đặc sản thoả mãn cho sự khoái khẩu

của con người, đó còn là tình yêu, là hồn cốt quê hương, đất nước dé mỗi lúc đixa khiến lòng người không thé không ngoái lai.

26

Trang 28

Bên cạnh Thạch Lam, Nguyễn Tuân và Vũ Bằng, chúng ta còn có TôHoài, một nhà văn đã gặt hái được khá nhiều thành tựu với các tác phẩm viết vềdé tài miền núi và nông thôn ven đô Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiệnđại đã gọi Tô Hoài là nhà văn phong tục, cách gọi này đã chỉ ra một nét rất đặctrưng trong văn phong của Tô Hoài Bên cạnh những trang văn hấp dẫn, sinhđộng dành cho tuổi thơ trong Dé mèn phiêu lưu ký thì dau an phong tục vẫn lànét nôi trội nhất trong các tác phẩm của Tô Hoài ké cả khi viết về dé tài miềnnúi hay vùng nông thôn ven đô Truyén Tay Bắc là một dau ấn không thé quêntrong toàn bộ văn nghiệp của Tô Hoài, ở đó ông viết về một Tây Bắc trước giảiphóng Điện Biên, vừa dit đội, vừa hoang sơ Trong ba truyện ngắn Cứu đất cứumường, Mường Giơn và Vợ chong A Phủ, người đọc bắt gặp rất nhiều nét lý thútrong ngòi bút đậm đà chất phong tục của nhà văn Tô Hoài Chang hạn nhưtrong Cứu dat cứu mường, Tô Hoài cho độc giả hiểu thêm về một tục lệ của

mường, đó là “mỗi khi một nhà bỏ nương cũ thì người gia ở lại, trong kho đựng

thóc và nuôi gà, khi nào làm xong nương mới, có lúa ăn mới về đón người di”[7:19] Hay như trong Mwdng Giơn, có những đoạn miêu ta không gian sống,cảnh sinh hoạt của người dân tộc thiểu số miền núi khá sinh động: “Buổi sángrét ngọt Hơi núi ngùn ngụt thở xuống cánh đồng, đọng trên đầu người, trên mái

nhà, trong các làng Có khi ở trong làng mà hàng tháng mù mịt, nhà nọ không

trông thấy nhà kia Bấy giờ đã gặt xong, thóc tốt chắc chân đã xếp kín bờ ruộng,ngày ngày mọi người sưởi lửa, đợi ấm trời mới đi kiếm ăn Người Dao ở Phàng

Chải xuống khe suối cạn hái rau má Trên lưng núi, nghe tiếng nhạc ngựa làng

Mèo ra nương thé rau cải Ngoài đồng vùng thấp các làng Thái, các chị và trẻ

em xách thuéng, deo giỏ kéo nhau di đào chuột, dao con rúi, nhặt rau” [7;29].

Quả đúng như tác gia Vân Thanh trong bài Sáng tac của Tô Hoài đã nhận xét,

“Thành công của Truyện Tây Bắc còn là ở sự miêu tả những khung cảnh mangđậm màu sắc riêng của miền núi Tô Hoài am hiểu sâu và ké lại khá thành công

những chuyện sinh hoạt như tục lệ đi ở cuông, đi ở rễ, chơi hang, tắm suối nước

nóng, cưới vợ hoặc những cảnh sinh hoạt vui chơi như chơi xuân, đánh pao,

thôi sáo, thôi khèn Tat cả những khung cảnh sinh hoạt đó có tác dụng làm nền

cho tính cách nhân vat và đem lại cảm giác chân thật, tin cậy” [15:31] Bên

27

Trang 29

cạnh mảng đề tài viết về miền núi thì các phong tục trong truyện ngắn của TôHoài còn gắn liền với cuộc sống của một vùng miền quê ven đô: đám cưới, đámma, hội làng mùa xuân, Vùng đất và con người nơi ấy vẫn luôn theo sát ngòibút và tâm hồn ông, và dù có đi đâu, viết về đề tài gì thì trong ông vẫn luôn đauđáu về một mảng đề tài lớn nhất: miền ven đô Hà Nội với các tác phẩm như

Chuyện cũ Hà Nội, Quê người, Cát bụi chân ai, Chiêu chiêu, v.v.

Chúng ta vừa điểm qua một số gương mặt nhà văn ở Hà Nội, nói rộng ralà của miền Bắc Song mỗi một nhà văn theo cảm quan của chúng tôi đều chỉđược trời phú cho một vùng miền nhất định và vùng miền đó cũng trở thànhvùng thâm mỹ xuyên suốt trong toàn bộ tác pham của họ Không phải ngẫu

nhiên mà Sơn Nam được coi là một nhà Nam Bộ học mẫu mực, trong các tác

phẩm của ông, người đọc bên cạnh việc thưởng thức những áng văn mơ mộng,

trữ tình của vùng đồng bằng sông Cửu Long, của xứ miệt vườn xanh um câytrái mà còn được hiểu tường tận về những nét phong tục mang đậm bản sắc củanhững người dân nơi đây qua con mắt khảo cứu của nhà văn Nếu so với côngviệc khảo cứu thì Sơn Nam viết không nhiều bằng, song những truyện ngắn của

ông, đặc biệt cuốn Hwong rừng Cà Mau (một số truyện trong cuốn này đã được

chuyền thể thành phim) đã gây được ấn tượng lớn với độc giả về những câu

chuyện bắt chim, bắt rùa, bắt rắn, được miêu tả rất sinh động Còn nhớ trongbài Sơn Nam - dé luc bình Nam Bộ, nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết rất hay nhưthế này về nhà văn của vùng đất chín rồng: “Sơn Nam là nhà văn của nông

thôn, mà là nông thôn Nam Bộ, một nông thôn thuần phác mà dữ dăn, chịu chơi

mà nghĩa khí, nhân hậu mà ngang tàng Cái miệt vườn trong văn chương của

Sơn Nam là một miệt vườn xưa, nơi con người và cá sấu còn tranh gianh nhautừng tac đất, nơi cop ngồi lù lù giữa buổi chợ chiều, nơi mũi lao thường biếtcách dẫn đường con người bằng cách phóng đi như tên bắn về phía hoang vu,

tăm tối và nỗi sợ trước một thiên nhiên được cấu tạo bằng nỗi niềm của người

xa xứ” (Dẫn theo website Vannghesongcuulong.org) Phải sống, phải gắn bó và

phải yêu đến thế nào thì tất cả những nét văn hoá, phong tục, nếp cảm, nếp nghĩ

của người dân xứ mình với “ngâm” vào tâm hôn Son Nam dén vậy, nó như một

28

Trang 30

thứ rượu ủ cât lâu năm, càng đê lâu ngày mới thưởng thức càng nông nản,

quyên rũ.

Nếu ở miền Nam có nhà Nam Bộ học Sơn Nam thì có thể coi nhà Huếhoc của dai đất miền Trung là Hoàng Phủ Ngọc Tường Mặc dù đã có nhữngtập truyện ký như Bản đi chúc của cỏ lau (1984), Rượu hồng (2001), TrịnhCông Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé (2004) và thơ như Những dau chânqua thành phố (1976), Người hát phù dung (1995), nhưng độc giả nhớ tớiHoàng Phủ Ngọc Tường nhiều hơn cả là trong tư cách một nhà văn của nhữngbút ký tài hoa, đậm đà dấu ấn văn hoá như Người ham chơi (1998) và Miễn gáiđẹp (2001) Đọc ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, độc giả như thấy hiện ra trướcmắt mình núi sông mênh mông một dải, ở đâu cũng tiềm ân, lắng đọng nhữnggiá trị văn hoá cội rễ của dân tộc nói chung và của mỗi vùng miễn nói riêng.

Hoang Phủ Ngọc Tường khám phá văn hoá từ góc độ “ngẫu hứng” và chiêm

nghiệm tự thân chứ không thiên nhiều theo hướng học thuật kiểu như Sơn Nam,chang hạn khi đi thăm vịnh Hạ Long, ông viết: “Hạ Long như một bầy Rồngđang sinh nở, ấp trứng, vẫy vùng lặn lội trong giang sơn riêng của chúng Ò, cólẽ cái mô típ Rồng và huyền sử Lạc Long Quân trong nguồn gốc của dân tộc đãphát sinh từ vịnh biển này: Nơi Rồng cập bờ đây là Hạ Long và bên sông Hồng,nơi Rồng chuyền hoá thành vang sáng tâm linh dé bay lên, gọi là Thăng Long”.

[27;16,17] Những cảm nhận văn hoá tài hoa và thông minh như thế của Hoàng

Phủ Ngọc Tường đã trở thành chất keo hấp dẫn người đọc, đọc ông, độc giảnhư được trải nghiệm trong một không gian văn hoá mới ngay trên nền những

điều tưởng như rất di quen thuộc, ay là bởi quan niệm “ưa chuộng món đặcsản của đầu óc tự do gọi là “ngẫu hứng” của ông” Theo những bước chân lãngdu của Hoang Phủ Ngọc Tường qua các vùng đất được thé hiện qua trang viết,có thể thấy ông là một người sùng bái “chủ nghĩa xê dịch” Ông viết rất nhiều

những điều trải nghiệm về các vùng đất ở miền Bắc với xứ Thậm Thình và đền

Đô ở Bắc Ninh, bóng đa Tân Trào ở Tuyên Quang, núi Bài Thơ ở Quảng Ninh,

Nhã Nam với danh nhân Đề Thám, nhưng độc giả có cảm giác không ở đâu

ông viêt được đậm đà như khi việt vê Huê, mảnh đât quê hương mình Việt về

29

Trang 31

cơm hến, một món ăn nhưng cũng là đặc sản của dân Huế, sau khi rất “ti man”đếm được mười bốn vị khác nhau trong gánh hàng của chị bán cơm hến, ôngcòn phát hiện thêm một vị thứ mười lăm nữa là lửa, “một bếp lửa chắt chiu, ấpủ đi trong suốt mùa đông, bền bi theo bước chân người” [27;88] Viết về cácvùng đất nói chung và Huế nói riêng, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ quansát bằng mắt trên cơ sở những vốn kiến thức đã tích luỹ sẵn, ông còn vận dụngtat cả những giác quan còn lại dé thấu suốt những điều tưởng như rất mơ hồ an

chứa bên trong sự vật Đây phải chăng cũng là một nét tài hoa của ông.

Từ việc điểm qua các gương mặt nhà văn có xu hướng tìm tòi, khai tháccác giá trị văn hoá dân tộc trong tác phẩm của họ, ta thấy, ở giai đoạn lịch sửnao, dòng chảy này cũng không bị đứt đoạn và có thé khang định, đây là một xuhướng rất mạnh mẽ và ngày càng trở nên rõ ràng, vững chãi hơn Giá trị vănchương không phải là những giá trị dé dai và khi nó gắn kết với những cội gốcvăn hoá thì nó trở thành những giá trị bền vững, trường tồn theo thời gian và cóthể tự tin hoà nhập cùng thế giới Nói như nhà văn Thạch Lam, “chúng ta chỉ cóthể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta màthôi” Từ thực tiễn đó, ta thấy, hai tác giả trẻ Đỗ Bích Thuý và Nguyễn NgọcTư đã trở thành một sự nối tiếp tin cậy và họ đã hoà mình vào chính xu hướngrất đáng trân trọng đó.

Khi tiếp cận với tác phâm của hai nữ tác giả trẻ này, chúng tôi nhận thấyở mỗi người, chất văn hoá gắn với những khu vực địa lý đặc trưng, cụ thé,những noi gắn bó với ho cả về tâm hồn, cuộc sống cũng như nhiều nhữngphương diện khác đã được thé hiện rất rõ rệt Day là lý do dé chúng tôi xếp họ

vào một “dòng riêng” như đã nói ở trên, từ đó nhìn nhận và khai thác kỹ lưỡng

hơn các giá trị văn học — văn học mà hai tác giả trẻ đã đóng góp vào tổng thểvăn hoá dân tộc qua những tác phẩm của họ.

2 Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bich Thuy từ góc

độ văn hoá

30

Trang 32

Nhìn lại một chặng đường văn học Việt Nam hiện đại, ngay cả trong thời

kỳ chiến tranh, đã có tên tuổi các nhà văn nữ đứng ngang hàng với những ngườicầm bút của phái bên kia như Lê Minh Khuê Song nếu để tính giai đoạn pháttriển nở rộ của các cây bút nữ thì phải ké từ sau những năm đổi mới và đặc biệt

là trong khoảng chục năm trở lại đây Bên cạnh những tác giả giai đoạn trước

van còn sáng tác thì sự tiếp nối say sưa giữa các thế hệ nhà van nữ khiến độc

giả yêu văn chương thực sự vui mừng, những cái tên như Dạ Ngân, Y Ban, Võ

Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn ThịAm, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Mỹ Nữ, Phan Thi

Thu Loan, Đỗ Thị Thu Hiên, Nguyễn Hương Duyên, Dương Phan Châu Hà, Lê

Ngọc Mai, v.v thực sự đang tạo một tiếng nói riêng của nữ giới trên văn đànđất nước Cũng như những tác giả nam giới, người phụ nữ khi cầm bút cũngmuốn bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình về các vấn đề thời cuộc, thếsự nhưng theo chúng tôi, điều mà các chị tâm huyết hơn và cũng nói được thấuđáo hơn chính là những vấn đề thuộc về bản năng và thiên chức của người phụnữ, cái mà chúng tôi gọi là “tính nữ” trong văn học Có thể nói một cách khôngquá là thế này, mỗi người phụ nữ khi bước vào địa hạt của văn chương, họ đãcó sin một mảnh đất màu mỡ dé gieo cay đó là các van đề về tình yêu, về cuộc

song gia đình với bao nỗi bon bề Thực ra điều nay không chỉ thấy trong vănxuôi mà còn được biểu hiện rất rõ ở lĩnh vực thơ Với người phụ nữ nào cũng

vậy, gia đình luôn có vai trò số một trong đời sống tinh thần, tình cảm của họ vàmọi vấn đề nảy sinh từ đó cũng luôn khiến họ trăn trở, suy tư nhiều hơn cả.

Nghĩ về cuộc sống sau bao những trải nghiệm ngọt bùi, cay đắng, người phụ nữthời đôi mới cũng ý thức được sâu sắc hơn nỗi niềm, thân thận của chính mình,từ đó họ lên tiếng giãi bày, chia sẻ, đồng thời cũng là phản kháng về những bat

công, những khổ đau không đáng có mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống Ta

sẽ không thấy trong tác phẩm của nhà văn nữ nào thời nay thiếu vắng nhữngphương diện đề tài vừa nêu, đó là gia đình, tình yêu và thân phận người phụ nữ.Là một tác giả đã thành danh với nhiều tác pham gây chú ý với độc giả nhưng

có lẽ người ta nhớ nhiều tới Y Ban là bởi tập truyện ngắn Bức thir gửi mẹ Au Cơ

của chị Có lẽ chưa bao giờ tình mẫu tử lại được nhìn nhận từ khía cạnh nhiều

31

Trang 33

chua xót và dữ dội đến như vậy Gần như đối lập về mặt giọng điệu với nhà vănY Ban thì truyện ngăn của Trần Thuỳ Mai luôn đem lại cho độc giả một cảmgiác tram lang và suy ngẫm, một thứ ngôn ngữ diu dang, dung dị nhưng khôngkhỏi gợi nên những sóng cồn trong tâm trạng người đọc Truyện ngắn Trangnơi đáy giếng của chị là một nỗi xót đau vô bờ của người phụ nữ suốt đời camphận vì chồng để rồi ngỡ sẽ cầm được hạnh phúc trong tay thì hoá ra thứ hạnhphúc đó chỉ là ánh trăng nơi đáy giếng, nhìn thấy đó mà sao xa vời, vô vọng.Nếu như có một cuộc thi viết về đề tài gia đình, con cái thì chắc nhà vănNguyễn Mỹ Nữ sẽ đoạt giải cao vì hầu hết các truyện ngắn của chị đều xoayquanh đề tài này Với chất giọng Bình Định nhẹ nhàng, duyên dáng, truyện củaNguyễn Mỹ Nữ ăm ắp tình mẫu tử, ở đó người đọc cảm nhận được tiếng cườivô tư của trẻ thơ và cả nỗi lòng khao khát yêu thương đến da diết của người mẹdành cho chúng Cũng viết về vấn đề gia đình nhưng quan tâm nhiều hơn đếnkhía cạnh tình cảm vợ chồng, Nguyễn Hương Duyên là cây bút có nhiều triểnvọng của tỉnh Quảng Bình Truyện của chị không quá tìm tòi về hình thức màngay cả những nội dung truyện cũng thật giản dị, song người đọc nhận thấy qua

những điều giản dị đó, Hương Duyên đã nói hộ lòng của phần đông phụ nữ, họ

khao khát được song, được yêu, được vỗ về an ủi, và cũng đừng trách chi ho

những phút “xao lòng” tất yếu trong cuộc sông vốn đã quá nhiều những lo toan,

nhàm tẻ, v.v Có thể thấy, khi viết về thân phận, cuộc đời và những nỗi niềmcủa người phụ nữ, các cây bút nữ cũng đang trực tiếp hoặc gián tiếp nói về

mình thế nên ta luôn cảm nhận được văn chương của họ ở phương diện nào đóchính là tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói của chính họ lên tiếng vì

quyên lợi, vì nhu cầu giãi bay của họ “Tính nữ” này theo chúng tôi là rất mạnhvà chắc chắn nó sẽ còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo của văn học

nước nhà.

Cũng như những tác giả trẻ chúng tôi vừa điểm qua ở trên, Nguyễn Ngọc

Tư và Đỗ Bích Thuý cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó Ở NguyễnNgọc Tư, người đọc còn có cảm giác chị chăng đi đâu ra ngoài những vấn đề

của làng xóm, gia đình mình Những điều tưởng như quá giản đị ấy khi được

32

Trang 34

hoá thân qua trang sách của chị lại trở nên mới mẻ, giàu sức sống đến lạ Có aiđó nói một trong những mô tip quen thuộc của truyện ngăn Nguyễn Ngọc Tuchính là những mối tình dang do, và chính bởi sự dang dé ấy mà trong truyệnngắn nào của chị cũng thấy đau đáu một nỗi yêu thương, tình yêu làm chongười ta hạnh phúc bao nhiêu thì cũng khiến lòng người tan nát bấy nhiêu khikhông được thoả nguyện và chính Nguyễn Ngọc Tư đã giúp người ta thấunghiệm cái cảm giác thứ hai này thật sâu sắc Có lẽ bởi vì hạnh phúc thì ai cũnggiống ai nhưng nỗi đau thì mỗi người mỗi kiểu nên đọc truyện ngắn của chịthấy mỗi chuyện tình dang dở lại là một nguyên nhân gây do dang chăng giốngnhau Ở truyện ngăn của Đỗ Bích Thuý, tình yêu cũng là một đề tai rất phô biếnnhưng khi viết về tình yêu, có lẽ chị muốn nói nhiều hơn đến vấn đề thân phậncủa người phụ nữ miền núi, những hạnh phúc, đớn đau của họ trong suốt hànhtrình mưu cầu hạnh phúc cho cuộc đời mình Tuy nhiên ở hai tác giả trẻ nàychúng tôi nhận thấy họ đã tạo cho mình một nét riêng giữa những điểm chungvề dé tài, nội dung thé hiện như đã vừa nêu Những nét văn hoá đậm da day chủý trong tác phẩm của họ đã tạo ra một không gian, bối cảnh cho câu chuyện họkể, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn những điều người viết định nói Giữamột không gian đầy đá núi, bảng lảng sương với tiếng gà gáy tách te, tiếng đànmôi da diết và những bụi man tang mọc day trong núi, han là người đọc sẽ cảm

nhận được rõ hơn nỗi buồn tủi đến cùng cực của thân phận những cô gái vùng

cao khi tình yêu và hạnh phúc không tròn vẹn Cũng như thế, giữa cuộc sống

sông nước trên bến dưới thuyền ngày đêm chảy trôi không nghỉ như trên vùngđồng bằng sông Cửu Long, khát vọng về một hạnh phúc “đứng yên”, một hạnh

phúc vững vàng có bao giờ nguôi trong lòng những người dân vùng sông nước.

Chính những nét văn hoá mang tính đặc thù vùng miền đó khiến người đọc cảm

được sâu sắc hơn cái tình người viết muốn gửi gắm qua trang viết và có đượcđiều đó chính là bởi cả hai tác giả đếu có sự gắn bó rất mật thiết với vùng đất

quê hương của họ.

Chúng ta biết răng Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên ở xã Tân Duyệt,

huyện Dam Doi, tỉnh Ca Mau, cho tới bây giờ cô van dang sông va làm việc tại

33

Trang 35

Cà Mau Không ít độc giả băn khoăn điều này, tại sao suốt chừng ấy năm chỉsống tại một vùng đất, có thể cũng có đi đâu đi đó nhưng rốt cuộc van lại trở vềvùng đất ay mà Nguyễn Ngọc Tư lại có thé nuôi dưỡng cảm xúc về quê hươngcủa mình phong phú và bền bi đến như vậy Có cảm giác mạch nguồn tình camcủa cô với đề tài quê hương chưa bao giờ vơi cạn và mỗi lần viết về vùng đất cũvới những con người cũ đó, ta vẫn thấy cô tìm ra các nét mới thật thú vị Cũnglà chuyện đời sống của con người vùng miệt vườn thôi nhưng rõ ràng, conngười trong Ngon đèn không tắt, Nước chảy mây trôi và Truyện ngắn NguyễnNgọc Tư khác rất nhiều so với con người trong Cánh dong bat tận Chúng ta

hiểu rằng đây là sự đổi mới đầy ý thức của chị, còn nhớ có lần trong cuộc trò

chuyện với phóng viên báo điện tử VnExpress ngày 27/9/2005, Nguyễn Ngọc

Tư đã nói như thế này: “Tôi tự tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi.Bảy năm qua tôi đã viết về nó với bộ dạng hiền hậu, nghèo khó, đáng thương.Bây giờ tôi lại đưa bạn đọc đến một miền quê với những gương mặt khác” Tấtnhiên không nhà văn nào không khao khát sự tự làm mới như vậy, nhưng nếukhông thật yêu thương, không thật gắn bó đến máu thịt thì sự đổi mới dù có cốgắng tới đâu cũng sẽ nhạt Và thật may Nguyễn Ngọc Tư đã tránh được điều đó,

bởi tai năng và cũng bởi tình yêu quê hương của chị.

Muốn hiểu được sự gắn bó của nhà văn với vùng đất của họ đến đâu,

không có cách gì tốt hơn là tìm hiểu chính ngay trong tác phẩm của họ VớiNguyễn Ngọc Tư, chị đã tìm cho mình một thể loại thể hiện được nhiều chiều

kích cảm xúc nhất, đó là tản văn Tất nhiên trong truyện ngắn ta cũng cảm nhậnđược sự gắn bó này nhưng dù gì, truyện ngắn cũng là một thể hư cấu còn tảnvăn, tạp văn mới là thé loại giúp người ta thể hiện được tâm sự, suy nghĩ thật

của mình nhiều nhất Trong cuốn Tap văn Nguyễn Ngọc Tw [25], ta thay tình

yêu quê hương trong Nguyễn Ngọc Tư gắn liền với những gì giản dị, gần gũi

nhất nhưng đồng thời, đó cũng chính là những gì mang đầy đủ hồn cốt quê

hương Đó là niềm yêu thương với những cơn gió chướng cứ mỗi bận thôi về

lại khiến chị nao nao ngóng tết: “Cảm xúc ngọt lành thời thơ ấu chin mudi trong

ký ức, lúc lớn lên, gió chướng ám luôn vào những trang việt Tác phâm nào của

34

Trang 36

tôi cũng cho gió lúc thấp thoáng, lúc ròng ròng thối qua ” [25;9] Đó là hìnhảnh những người dân bình dị, chân chất nơi quê ngoại: “Những con người hàosảng đậm đặc chất Nam Bộ Đàn ông nhậu một mâm thì đàn bà cũng một mâm.Đàn ông say thì ca vọng cô (đôi khi cũng buồn tình đập chén, đánh vợ, không

kể), đàn bà say chỉ nhảy múa cho vơi hơi rượu đi” [25;24] Đó là nỗi nhớ không

thể nhoà phai theo thời gian về hình ảnh một tiệm tạp hoá đã cũ: “Lớn lên, xanhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường đườngnhư mỗi thứ đã trở thành một phần đời Cả cái tiệm tạp hoá bình dị, mộc mạccủa người đàn bà goá chồng hiền hậu mà cả đời chăng đứa nào quên tên gọi: đìHai” [25;36-37],v.v Vả chăng tất những những nỗi nhớ, tình yêu, sự gắn bó vớicon người, cảnh vật của miền đất quê hương đã trở thành một điều rất đỗi hiểnnhiên ở cây bút trẻ này, chị luôn bảo rằng dù không từ bỏ câu nói cho rằng đấtMũi thường thôi, rất thường nhưng “hết thảy mọi thứ ở đây đều làm cho ngườita nhớ vì lạ, vì thương” Cảm xúc đó cũng đi liền với những nỗi day dứt, trăntrở vì những điều “bấy lâu nay cái không cần thay đổi thì đã thay, cái cần đổithì chưa đổi bao giờ” Nếu không có những tình cảm yêu thương đau đáu nhưthé sao có thé viết được nên những trang văn 4m Ap cảm xúc và tình yêu về quê

hương như vậy.

Đỗ Bích Thuý trên thực tế là người gốc Nam Định, bố mẹ chị là ngườiNam Định di cư lên Hà Giang xây dựng kinh tế mới, chị sinh ra và lớn lên trên

vùng đất tận cùng cực Bắc của tổ quốc này Song có lẽ, chính vì không phải là

người bản địa nơi đây nên ở Đỗ Bích Thuý, ta cảm nhận được những quan sát

vừa như của người trong cuộc vừa như của người ngoài cuộc nên mọi điều trở

nên lạ lam, thú vị nhưng cũng rất đỗi gần gũi Chị gắn bó với vùng đất HàGiang cho mãi tới những năm trưởng thành sau này, rời về thủ đô học nghề báo

và rồi lại trở về công tác tại Hà Giang khoảng ba năm, sau đó trở về Hà Nội

sinh sống và công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội Nhưng ngay cả khi đã ancư lạc nghiệp tại mảnh đất ngàn năm văn hiến thì với chị, Hà Giang vẫn làmảnh đất “dé thương, dé nhớ” rất nhiều Hầu như năm nào chị cũng có một vai

bận trở lại thăm nơi đây, bởi trước hêt, cha mẹ và anh chị vẫn sinh sông ở Hà

35

Trang 37

Giang và sau nữa, lòng chị vẫn đầy lưu luyén với những cảnh, những người mộtthuở Còn nhớ có lần trò chuyện cùng Đỗ Bích Thuý, chị tâm sự, nhiều khi sống

ở thành phó, chị chợt giật mình nhận ra, ô sao cái bậc cửa nhà mình lại thấp như

vậy, bởi trong ký ức của chị, bậc cửa ngôi nhà bố mẹ rất cao, mỗi một cái bướcchân hãng qua bậc cửa như thế lại gợi lên trong lòng chị biết mấy nỗi niềm ĐỗBích Thuý yêu mảnh đất Hà Giang với những ngày hội làng rực sắc quả còn,với tiếng đàn môi dat dìu, tha thiết, với những đám man tang mọc day trong núinhư thân phận bao người phụ nữ dân tộc thầm lặng, nhẫn nhịn, với những đêmcá nổi ân hiện tâm trí thuở ấu thơ Nghĩ về quê hương, cũng giống nhưNguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý luôn trăn trở trước những biến động không thểtránh khỏi và đã dẫn đến biết bao thay đổi ở vùng dat nơi cô hang gan bó Cuộcsống của người dân đã kham khá hơn trước nhưng lề thói, hủ tục vẫn còn, người

phụ nữ dân tộc vẫn còn quá nhiều thiệt thoi, kham khổ Sự gắn bó với vùng đất,

đời sống của người dân Hà Giang của Đỗ Bích Thuý được thể hiện rất phong

phú trên nhiều phương diện tác phẩm của chị, và ở một chừng mực nào đó, theochúng tôi, nó thực sự đậm đà tâm sự cá nhân Nếu như Nguyễn Ngọc Tư viết vềkhá nhiều đề tài khác nhau xung quanh cuộc sống của những người dân miềnsông nước thì Đỗ Bích Thuý chỉ chọn viết về một đề tài duy nhất đó là cuộcsống của người dân miền núi, mà cụ thé ở đây là các dân tộc thiểu số ở vùngTây Bắc tổ quốc như Thái, Tay, Nùng, Mẻo,

Từ tất cả những điều vừa nêu ở trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọnphương pháp nghiên cứu văn học từ góc độ văn hoá Theo chúng tôi, bằng cáchnghiên cứu này, bên cạnh việc khai thác được đầy đủ các giá trị văn học trongtác phâm của hai cây bút nữ, chúng ta còn lý giải được một vấn đề, các giá trịvăn hoá dân tộc, văn hoá vùng miền đã tạo nên sức sống cho văn chương nhưthế nào, đồng thời cũng chất văn hoá đó đã tạo dựng thành công cho hai cây bút

nữ ra sao Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt tiến hành tìm hiểu tác

phẩm của hai tác giả này trong phương diện so sánh, đối chiếu để tìm hiểu

những tiếp thu của họ từ truyền thống cũng như những cách tân, đóng góp giátrị của họ trên nhiều mặt vào tổng thể văn hoá dân tộc Ở một khía cạnh khác,

36

Trang 38

chúng tôi cũng sẽ đối chiếu giữa hai tac giả trẻ này với nhau dé chúng ta hiểu rõhơn sự chi phối của văn hoá vùng miền đến thị hiếu thâm mỹ cũng như bút phátcủa từng tác giả Chúng tôi cho rang, với cách tiếp cận như thé, tác pham củaNguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thuý sẽ được nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn.

37

Trang 39

CHUONG II: TỪ HIỆN THỰC ĐỜI SONG DEN “VUNGTHÂM MỸ” CUA VĂN CHƯƠNG

2.1 Nguyễn Ngọc Tư - Sự phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt, tâm

lý của người dân miền Nam

Chúng ta hiểu rằng văn học không thé xa rời hiện thực và hiện thực chínhlà chất liệu làm nên sáng tác của các nhà văn Ai cũng biết tiểu thuyết cũng nhưtruyện ngắn đều là truyện bịa Chúng ta vẫn nói, văn học phản ánh hiện thựcnhưng không phải phản ánh theo kiểu “một đối một”, nghĩa là văn chương có gì

thì hiện thực có đây Cai chuyện bia mà nhà văn viết ra xét tới cùng là để nói

một điều gì đó có thật về cuộc sống hiện thực, thế nên nói “phản ánh hiện thực”tức là nói theo nghĩa ấy Thế nhưng nếu văn chương muốn nói được cái sự thực

an sâu bên trong cuộc sống như thế, văn chương không thé mô tả cuộc sống mộtcách y nguyên với cả những phần thô ráp, những phần chỉ mang tính hiện tượngmà không phải bản chất của cuộc sống và văn chương cũng không thể miêu tả

cuộc sống không giống như những gì đang diễn ra trong thực tế Nếu muốn

người đọc tin tưởng những điều nhà văn viết ra thì văn chương trước hết phảinói sao cho giống hiện thực, tả sao cho giống hiện thực Muốn thế, nhà văn

không có cách nào khác phải quan sát cuộc sống thật kỹ lưỡng, chỉ tiết Chúng

ta đặt thử một ví dụ đơn giản như thế này, nếu Nguyễn Ngọc Tư viết về đời

sống của người dân vùng sông nước Nam Bộ mà lại dùng ngôn ngữ miền Bắcvà kế những chuyện chưa từng xảy ra trong đời sống của người dân xứ miệtvườn thì người đọc sao có thể chấp nhận được Cũng như Đỗ Bích Thuý, nếuchi dùng thứ ngôn ngữ hiện đại của người Kinh dé viết về những lời đối thoạicủa người dân tộc thiểu số miền Bắc thì chắc cũng không ai đọc văn chị vì sự“lai căng” đó Như vậy tức là, truyện ngắn và tiêu thuyết phải là những chuyện

“bịa giống như thật”, và càng thật càng hấp dẫn người đọc, càng nói lên được

những điều người viết muốn chuyên tải tới người đọc Muốn thế, người viết

phải bam rất sâu, rất chắc vào hiện thực đời sống mà họ đang tồn tại, phải gắnbó với nó cả về thé chất và tâm hồn Và tất nhiên, cũng không có vùng đất nàolại thuận lợi dé họ có thé tiếp cận tìm hiểu và lay chat liéu sang tac nhiéu hon

38

Trang 40

chính mảnh đất họ đang sinh sống Điều này cũng được khăng định rất rõ theophản ánh luận của Lênin, “quan điểm của mọi người bao giờ tất yêu cũng xuấtphát từ một môi trường xã hội nhất định, môi trường đó sẽ là vật liệu và đốitượng đời sống tinh thần của cá nhân và được phản ánh vào đời sống tư tưởngtình cảm của họ Cho nên xét đến cùng, bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hìnhthành trên một co sở hiện thực nhất định Bat kỳ một nghệ sỹ nao cũng thoátthai từ một môi trường sống nào đó” [11;63].

Từ quan điểm phản ánh luận của Lênin đó, chúng ta hiểu rằng, mỗi nhàvăn dù muốn dù không vẫn luôn phải gắn bó với một môi trường sống nhất

định Môi trường sống đó góp phần tạo ra “vùng thâm mỹ” của chính họ.

Không có vùng đất nào đơn điệu nếu nhà văn biết đào sâu trong nó những giá

trị thâm mỹ đích thực Và có một điều nữa chúng tôi nhận thấy, với mỗi nhà

văn, dù theo đuôi đề tài này nọ, nhưng dường như luôn có một vùng đất khiếnhọ phải lưu luyến trở lại rất nhiều lần trong cuộc đời sáng tác Với nhà văn Tô

Hoài, đó là vùng nông thôn ven đô với những đám cưới, đám ma, hội làng mùa

xuân; vùng đất và con người nơi ấy vẫn luôn theo sát ngòi bút và tâm hồn ông,

va du có đi đâu, viết về dé tài gi thì trong ông vẫn luôn dau dau về một mang đề

tài lớn nhất: miền ven đô Hà Nội Với nhà thơ Hoàng Cầm, vùng thâm mỹ màchúng ta đang nói đến chính là một không gian văn hoá Kinh Bắc với “váy

buông chùng cửa võng”, với những lá diêu bông, với những người chị duyên

dáng, yêu kiều, với những mối tình nhiều khao khát, mộng mơ mà chang baogiờ thành hiện thực Còn khi ta nhắc tới Nguyên Ngọc, nhà văn của đại ngàn

Tây Nguyên, không ai có thể quên một vùng đất Tây Nguyên đã được tái hiện

sinh động qua nhiều thời kỳ qua các tác phẩm của ông như Dat nước đứng lên,

Rừng xà nu, Mạch nước ngâm, Rẻo cao Nguyên Ngọc viết không nhiều

nhưng những tác phâm cũng như tình yêu của ông dành cho vùng đất này đã

khiến bạn đọc tôn vinh ông là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên Với mỗi

người cầm bút, đây là một vinh dự không phải ai cũng đạt được khi viết về một

vùng miền của tổ quốc Ngoài ra, lại cũng có một vùng đất đã trở thành “vùng

thâm mỹ” của bôn nhà văn nôi tiêng của miên Nam, đó là Tân Uyên, Biên Hoà

39

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN