- Sứ cách điện máy biến áp là sứ cách điện chuyên dùng trong máy biến áp được dùng để cố định các điểm đấu nối giữa máy biến áp với hệ thống truyền tải điện cũng như đâu nối điểm hạ thế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO HỌC PHẦN:
CUNG CẤP ĐIỆN
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ SỨ CÁCH ĐIỆN ( TRẠM BIẾN ÁP)
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Tiến Dũng
Nhóm thực hiện: 08
Lớp: Kỹ thuật điện, điện tử
Trang 2Thành viên nhóm
2
Tạ Danh Thiên 215751030110043
Hồ Phúc Tịnh 215751030110027
Đào Công Thể 215751030110016
Trang 301
Nội dung:
04
02
05
03
06
Khái niệm chung
Phân loại sứ cách
điện
Nguyên lý hoạt động
Ưu và nhược điểm
Cấu tạo
Ứng dụng
Trang 41
Khái niệm
chung
4
Trang 5- Sứ cách điện máy biến áp là sứ cách điện chuyên dùng trong máy biến áp được dùng để cố định các điểm đấu nối giữa máy biến áp với hệ thống truyền tải điện cũng như đâu nối điểm hạ thế tới tải.
- Sứ cách điện được dùng phổ biến trong mạng lưới điện với công dụng để cách điện, cố định đường dây tạo khoảng cách an toàn giữa các đường dây chuyển tải điện Trong bài viết này chúng ta nghiên cứu chi tiết hơn về một loại sứ có ứng dụng quan trọng đó là sứ máy biến áp.
1 Khái niệm chung
Trang 62
Nguyên lý
hoạt động
6
Trang 72 Nguyên lý hoạt
động
Sứ cách điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động
của máy biến áp Nó hoạt động dựa trên 2 nguyên lý chính:
1 Cách điện:
- Sứ cách điện được làm từ vật liệu có độ cách điện cao, như sứ gốm, sứ thủy tinh, sứ
polymer
- Khi đặt điện áp vào cuộn dây sơ cấp của máy biến áp, từ trường sẽ được tạo ra Từ trường này đi qua lõi thép và cuộn dây thứ cấp
- Sứ cách điện được đặt giữa các cuộn dây và giữa cuộn dây với thùng máy biến áp
- Nhờ khả năng cách điện cao, sứ cách điện ngăn chặn dòng điện rò rỉ từ cuộn dây này sang cuộn dây khác, từ cuộn dây sang thùng máy biến áp và ra môi trường xung quanh
2 Chống phóng điện:
- Khi điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp của máy biến áp cao, có thể xảy ra hiện tượng phóng điện giữa các cuộn dây hoặc giữa cuộn dây với thùng máy biến áp
- Sứ cách điện có hình dạng và kích thước được thiết kế để làm tăng khoảng cách phóng điện
- Khi khoảng cách phóng điện đủ lớn, hiện tượng phóng điện sẽ không xảy ra
Trang 83
Cấu tạo sứ
cách điện
8
Trang 93 Cấu tạo sứ cách
điện
1 Thân sứ:
• Là phần chính của sứ cách điện, được làm từ vật liệu cách điện như sứ gốm, sứ thủy tinh, sứ polymer
• Có vai trò chính trong việc cách điện giữa các bộ phận dẫn điện trong máy biến áp
• Hình dạng và kích thước của thân sứ phụ thuộc vào điện
áp sử dụng, tải trọng và môi trường hoạt động của máy biến áp
2 Lớp men sứ:
• Phủ bên ngoài thân sứ, giúp tăng khả năng cách điện và chống lão hóa cho sứ
• Làm cho bề mặt sứ nhẵn bóng, dễ lau chùi
• Lớp men sứ thường có màu nâu hoặc trắng
3 Phần kim loại:
• Gồm các bộ phận như ty kim loại, nắp chụp, rãnh, kẹp,…
• Giúp kết nối sứ cách điện với các bộ phận khác của máy biến áp
• Chất liệu thường là thép mạ kẽm, nhôm, đồng,…
Trang 104
Phân loại
sứ cách
điện
10
Trang 114.1 Phân loại sứ cách điện theo vật liệu
4 Phân loại sứ cách
điện
- Sứ gốm: Loại phổ biến
nhất, được làm từ đất
nung, có độ bền cao, chịu
được nhiệt độ cao và môi
trường khắc nghiệt Phù
hợp cho các công trình
điện
24KV-35KV-110KV-220KV-550KV
- Sứ polymer: Hay còn
gọi là sứ silicon (composite), làm từ polymer chuyên dụng
Có khả năng cách điện tương tự sứ thủy tinh, trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, tuổi thọ cao Dùng cho trạm biến áp, đường dây tải điện, công trình điện tải trọng 70KV đến 550KV
- Sứ thủy tinh: Dùng cho
các chuỗi néo đơn – néo kép, đỡ đơn – đỡ kép Có
độ bền cơ học cao, chống lão hóa tốt, nhưng giá thành cao hơn sứ gốm
Trang 124.2 Phân loại sứ cách điện theo vị trí lắp đặt
4 Phân loại sứ cách
điện
• Sứ đứng: Hình trụ, được làm nguyên khối
bằng sứ bọc men Lắp đặt ngoài trời để làm điểm định vị, đỡ giữ, néo cho đường dây trong lưới điện trên không và trạm biến áp Cách điện giữa đường dây với phần không mang điện như xà, cột
Trang 134.2 Phân loại sứ cách điện theo vị trí lắp đặt
4 Phân loại sứ cách
điện
Sứ treo: Gồm các đĩa sứ được nối với nhau
qua ty sứ tạo thành chuỗi Dùng để cách điện cho các thiết bị không mang điện với cáp dẫn điện, cho chuỗi đỡ đơn, đỡ kép, đỡ lèo,… cho chuỗi néo đơn, néo kép,
Trang 144.2 Phân loại sứ cách điện theo vị trí lắp đặt
4 Phân loại sứ cách
điện
Sứ xuyên: Dùng để làm các bộ sứ xuyên
tường, sứ xuyên trần cho các đường dây cáp điện đi qua
Trang 155
Ưu và
nhược
điểm
15
Trang 165 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm của sứ cách điện trạm biến áp:
• Khả năng cách điện cao: Sứ cách điện
được làm từ vật liệu có độ cách điện cao, có
thể chịu được điện áp lớn
• Độ bền cơ học cao: Sứ cách điện có khả
năng chịu được tải trọng lớn, va đập mạnh
và rung động
• Chống lão hóa tốt: Sứ cách điện có thể
hoạt động trong môi trường khắc nghiệt
như nắng, mưa, bụi bẩn,… mà không bị lão
hóa nhanh
• Khả năng chống cháy nổ: Sứ cách điện
không cháy và không dẫn điện, giúp đảm
bảo an toàn cho hệ thống điện
• Dễ dàng lắp đặt: Sứ cách điện có cấu tạo
đơn giản, dễ dàng lắp đặt và bảo trì
• Giá thành rẻ: So với các loại vật liệu cách
điện khác, sứ cách điện có giá thành tương
đối rẻ
Nhược điểm của sứ cách điện trạm biến áp:
• Dễ vỡ: Sứ cách điện là vật liệu giòn, dễ vỡ
khi va đập mạnh
• Trọng lượng lớn: Sứ cách điện có trọng
lượng lớn, gây khó khăn trong vận chuyển
và lắp đặt
• Kích thước cồng kềnh: Sứ cách điện có
kích thước cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích
Trang 176
Ứng dụng
17
Trang 186 Ứng dụng
Sứ cách điện được sử dụng để cách điện giữa các bộ phận dẫn điện
trong trạm biến áp:
• Máy biến áp
• Thanh cái
• Dao cắt
• Cầu dao
• Cuộn cảm
• Tụ bù
…
Sứ cách điện giúp ngăn chặn dòng điện rò rỉ, đảm bảo an toàn cho người vận hành và bảo trì trạm biến áp.
Trang 1919