1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn chuyên viên quản lý rủi ro

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban lãnh đạo, các cấp giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng hoàn cảnh thị tr

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

Tên đề tài: CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ RỦI RO

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thanh TìnhLớp học phần: 231ACT01A26

Nhóm: 12

Hà Nội,09/27/2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ tên Mã sinh viên Tỉ lệ đóng góp Chữ kýHoàng Thị Hải Vân

(Nhóm trưởng) 25A4021135 16.67%Phạm Nguyệt Anh 25A4022465 16.67%Phạm Hoàng Huy 25A4012422 16.67%Phan Thị Nguyệt Ánh 25A4011322 16.67%Nguyễn Hồng Ngọc 25A4010108 16.67%Đào Ngọc Lân 25A4030905 16.67%

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Bài tập lớn của nhóm em nghiên cứu trong thời gian vừa qua là thành quả của quá trình học hỏi và tiếp thu kiến thức từ cô Bùi Thị Thanh Tình bộ môn Nguyên lý kế toán và kinh nghiệm thực tế Vì vậy nhóm em xin cam đoan tất cả nội dung trên là sản phẩm của nhóm và không có bất kỳ sao chép nào Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc

1

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam giúp mở rộng quan hệ hợp tác sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam Cũng chính vì khu vực hoá, toàn cầu hoá ngày càng được thể hiện rõ nét và là xu hướng của thế giới trong tương lai, chi phối và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có các biện pháp đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Trong xu hướng đó, ngành tài chính cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.

Vậy nên, thị trường ngày nay biến động không ngừng, đem lại nhiều cơ hội cũng như không ít rủi ro trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Do vậy, cần một bộ phận sinh ra để điều hướng doanh nghiệp ứng biến với những rủi ro này, bảo vệ doanh nghiệp trước những đe dọa từ cả bên ngoài lẫn bên trong Đây là lý do vì sao việc làm chuyên viên quản lý rủi ro ra đời

Hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban lãnh đạo, các cấp giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng hoàn cảnh thị trường cảnh cụ thể và trên quy mô toàn doanh nghiệp Hoạt động này cũng được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hoạt động quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp và xúc tiến sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Có thể nói, sự có mặt của chuyên viên quản lý rủi ro chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất của hoạt động này.

LỜI CAM ĐOAN - 1

2

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU - 2

I CÂU 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp. -4

1.1 Nhà khởi nghiệp - 4

1.2 Vốn khởi nghiệp - 4

1.3 Khái niệm khởi nghiệp truyền thống -5

1.4 Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo - 5

1.5 Sự khác nhau giữa khởi nghiệp truyền thống và Startup -6

2.1 Bước 1: Tự đánh giá bản thân - 8

2.2 Bước 2: Mục tiêu nghề nghiệp -8

2.3 Bước 3: Nghiên cứu thị trường - 9

2.4 Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính -10

2.5.2.3 Kỹ năng tin học văn phòng -12

2.5.2.4 Kỹ năng tư duy logic, phân tích, đối chiếu dữ liệu tốt, tầm nhìn chiến lược -13

2.5.2.5 Kỹ năng giao tiếp -13

2.5.2.6 Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt, chịu áp lực cao -13

2.6 Bước 6: Tính cần thiết và ổn định của công việc -13

2.6.1 Tính cần thiết - 13

2.6.1.1 Giảm thiểu thiệt hại -13

2.6.1.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động -14

2.6.1.3 Tạo cơ hội -14

2.6.1.4.Sử dụng hợp lý dòng tiền đầu tư -14

2.6.2 Tính ổn định - 14

2.7 Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng -15

2.7.1 Vì sao phải lập kế hoạch khi muốn trở thành chuyên viên quản lý rủi ro? -15

2.7.2 Điều kiện lập kế hoạch trở thành chuyên viên quản lí rủi ro -16

2.7.2.1 Nắm rõ những công việc điển hình ở vị trí chuyên viên quản lí rủi ro -16

2.7.2.2 Xác định ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro với doanh nghiệp -16

2.7.2.3 Nắm rõ quy trình 7 bước quản trị rủi ro doanh nghiệp -16

2 7.2.4 Lập kế hoạch chi tiết để trở thành một chuyên viên quản lý rủi ro thực thụ -17

KẾT LUẬN - 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO -19

3

Trang 6

I CÂU 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp.

1.1 Nhà khởi nghiệp

Hiểu đơn giản họ chính là người tự đứng lên nghiên cứu, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của riêng họ, từ đó họ mở rộng mô hình kinh doanh, sản xuất, cung cấp và thu lại lợi nhuận.

Những yếu tố cần có ở người khởi nghiệp là: sự sáng tạo kiên trì bền bỉ, kiến thức sâu rộng, những kỹ năng quan trọng (kỹ năng phân tích, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, )

Trong kinh doanh, khởi nghiệp là hình thức tự lập nghiệp và tự làm chủ Chính vì thế mà bất cứ ai, không kể tuổi tác hay giới tính đều có thể lập nghiệp,không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn sao bạn có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân mình và toàn xã hội.

Tuy nhiên hiện nay những ý tưởng khởi nghiệp được hình thành chủ yếu bởi các bạn trẻ đam mê làm giàu và sáng tạo, nhất là những bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa ra trường Những con người trẻ tuổi này tràn đầy nhiệt huyết, họ cũng có đủ sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt những kiến thức và công nghệ mới, có lòng can đảm và khát khao khẳng định bản thân hơn những vị tiền bối đi trước mặc dù những người đi trước lại có nhiều lợi thế về kinh nghiệm hơn [1]

1.2 Vốn khởi nghiệp

Số tiền mà các doanh nhân sử dụng để trả cho bất kỳ hoặc tất cả các chi phí bắt buộc liên quan đến việc tạo ra một doanh nghiệp mới chính là vốn khởi nghiệp Điều này bao gồm việc trả tiền cho những lần thuế ban đầu, lấy không gian văn phòng, giấy phép, giấy phép, hàng tồn kho, nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, sản xuất sản phẩm , tiếp thị hoặc bất kỳ chi phí hoạt động nào khác Trong nhiều trường hợp, cần nhiều hơn một vòng đầu tư vốn khởi nghiệp để có được một hoạt động kinh doanh mới Thuật ngữ vốn khởi nghiệp đề cập đến số tiền được huy động bởi một công ty mới để đáp ứng các chi phí ban đầu của nó Các doanh nhân muốn huy động vốn khởi nghiệp phải tạo ra một kế hoạch kinh doanh vững chắc hoặc xây dựng một mẫu thử nghiệm để bán ý tưởng Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạohiểm, nhà đầu tư thiên thần, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác và thường là một khoản tiền lớn bao gồm bất kỳ hoặc tất cả các chi phí ban đầu chính của công ty như hàng tồn kho, giấy phép, không gian văn phòng và phát triển sản phẩm.

4

Trang 7

Phần lớn vốn khởi nghiệp được cung cấp cho các công ty trẻ bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp như nhà đầu tư mạo hiểm và / hoặc nhà đầu tư thiên thần Các nguồn vốn khởi nghiệp khác bao gồm ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Vì đầu tư vào các công ty non trẻ đi kèm với mức độ rủi ro lớn , các nhà đầu tư này thường yêu cầu một kế hoạch kinh doanh vững chắc để đổi lấy tiền của họ Họ thường nhận được cổ phần trong công ty để đầu tư [2]

1.3 Khái niệm khởi nghiệp truyền thống

“Khởi nghiệp truyền thống” là khởi nghiệp có thể hiểu là việc một cá nhân hay một nhóm người bắt đầu xây dựng một mô hình kinh doanh riêng Đây là quá trình tạo ra và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc sáng tạo một sản phẩm hay dịch vụ mới Khởi nghiệp là một quá trình đầy thách thức, bởi vì nó yêu cầu sự tự tin, sáng tạo và sựquản lý tốt của những người khởi nghiệp để tạo ra một công ty thành công

Khởi nghiệp có thể gồm nhiều giai đoạn, như từ việc lên ý tưởng, thực hiện ý tưởng vàduy trì, phát triển doanh nghiệp của mình

1.4 Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo

Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao 268 năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.[2]Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa, khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp.

Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới ) Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới Vì đặc điểm đó nên doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước đểphát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, côngnghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản

5

Trang 8

phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up” “Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởngmới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ Còn “up” liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy mô củathị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt [3]

1.5 Sự khác nhau giữa khởi nghiệp truyền thống và Startup

Về mặt câu chữ, bản thân “khởi nghiệp” là một động từ (“khởi” là ngoại động từ + “nghiệp” là tân từ bổ nghĩa cho ngoại động từ) nói về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng, trong khi đó “Startup” (lưu ý: “Startup” chứ ko phải “startup”) là một danh từ nói về một nhóm người hoặc một công ty Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó Khái niệm “khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu vàđã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm “Startup” chỉ mới xuất hiện gần đây.Trong vài năm gần đây, Startup thường bị nhầm lẫn là một công ty công nghệ Tuy nhiên, đây chỉ là một đặc tính tiêu biểu của Startup bởi mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng thành lập mới mẻ Như Graham giải thích, Startup được thiết kế để tăng trưởng không giới hạn và nhanh nhất có thể Qua đó để phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này tác giả xem “Khởi nghiệp” là “Khởi nghiệp truyền thống”, còn “Startup” là “Khởi nghiệp sáng tạo”.

Điểm giống giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo :

- Đều là sự bắt đầu của hoạt động kinh doanh: Tự làm chủ, tự tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tự tổ chức triển khai kinh doanh, tiếp thị, thuê nhân công tự hưởng lợi (hoặc chịu rủi ro) về kết quả kinh doanh.

- Quy mô doanh nghiệp: Đều khởi đầu bằng quy mô nhỏ và vừa Ở Việt Nam cả 02 hình thức khởi nghiệp đều được hưởng lợi từ Luật số 04/2017/QH14 về Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 12/06/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.- Những người khởi nghiệp dù truyền thống hay sáng tạo đa số là những người trẻ, có đam mê nhiệt huyết kinh doanh, có khát vọng làm chủ sự nghiệp Với đặc điểm này phát động khởi nghiệp nên tập trung vào đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên với các hình thức tuyên truyền thích hợp

6

Trang 9

- Những điểm khác giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo:Khởi nghiệp truyền thống (Entrepreneur) Khởi nghiệp sáng tạo (Startup)Cơ sở nền tảng tiến hành khởi nghiệp

phát triển các mô hình đã thành công trên thị trường Phát triển những ý tưởng khoa học công nghệ phát huy truyền thống gia đình

Công nghệ độc đáo chưa hề có trên thị trường (như công nghệ in 3D)

Hình thức thành lập theo quy định của luật Việt nam

Doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp để phát triển ý tưởng công nghệ mới Kinh doanh cá nhân không cần đăng ký (bán hàng, cung cấp dịch vụ qua mạng, bán hàng đa cấp, nhượng quyền TM )Vốn ban đầu phục vụ cho Tổ chức triển

khai hoạt động kinh doanh

Phát triển các ý tưởng dựa vào khoa họccông nghệ.

Nguồn vốn Gia đình, bản thân, cổ phần, vay ngân hàng

Chủ yếu gọi vốn từ các quỹ đầu tư (crowdfunding), nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).

Tính rủi ro của khởi nghiệp Ít rủi ro vì triển khai dựa vào truyền thống và các bài học kinh nghiệm đã có trong thực tế

Rủi ro cao vì đa số dựa vào các ý tưởng khoa học chưa được kiểm định thực tế.

Tốc độ tăng trưởng khi kinh doanh thànhcông Tốc độ tăng trưởng nhanh

Tốc độ tăng trưởng cao, mang tính đột biến, thị trường có thể mở rộng TG

Tóm lại, “Khởi nghiệp” chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “Startup” lại là những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “Khởi nghiệp” Sự phân biệt này giúp xác định chính xác đối tượng cần nghiên cứu [4]

II CÂU 2: Kế hoạch phát triển của chuyên viên quản lý rủi ro

7

Trang 10

2.1 Bước 1: Tự đánh giá bản thân

Bước đầu tiên cần thực hiện để xác định được hướng đi đúng đắn cho khởi nghiệp đó là tự đánh giá bản thân Ở bước này, cần đặt ra và trả lời những câu hỏi của chính bạn như “Bạn thích gì?”, “Bạn có thể làm tốt điều gì?”, “Bạn có thực sự đam mê với quyết định mình chọn?”, Cựu chính trị gia người Mỹ - Les Brown từng nói rằng: “Cuộc sống là một chuyến hành trình, có khó khăn và cả tàn nhẫn không ngờ tới Nhưng chúng ta đều có thể chuẩn bị tốt nếu biết nắm lấy tài năng của bản thân và tạo điều kiện cho chúng nảy nở”.

Do đó, chúng tôi đã dựa trên mô hình SWOT để đưa ra bản tự đánh giá thực tế nhất, khách quan nhất SWOT có một sức mạnh đặc biệt giúp bạn phát hiện ra những cơ hội tiềm năng, hiểu điểm yếu để từ đó ngăn chặn và loại bỏ các rủi ro gây tổn hại tới cơ hội phát triển ngành nghề mình chọn.

STRENGTHS (Điểm mạnh) · Là sinh viên của Học viện Ngân Hàng, có nền tảng kiến thức cơ bản và vững chắc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có tư duy logic và khả năng phân tích tốt.

· Đa số năng động, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng.

· Có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao.· Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

WEAKNESSES (Điểm yếu)· Một số Tiếng anh nói và viết chưa được tốt, gây trở ngại khi làm việc với đối tác nước ngoài.

· Chưa có kinh nghiệm nhiều, đội ngũ vẫncòn non trẻ.

· Thời gian dành cho công việc của từng thành viên chưa được thống nhất.

OPPORTUNITIES (Cơ hội)· Được làm trong các công ty, tập đoàn lớn như ngân hàng, công ty chứng khoán, các côngty cung cấp dịch vụ tài chính,

· Cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua áp dụng nhất quán hơn các quy trình và kiểm soát rủi ro.

· Lập kế hoạch cũng như giám sát các rủi ro,từ đó biết cách biến chúng thành thành công.

THREATS (Thách thức)· Môi trường làm việc luôn thay đổi và có sự không chắc chắn làm tăng độ khó trong việc dự bảo rủi ro và áp dụng biện pháp linh hoạt.

· Rủi ro không tồn tại độc lập mà thường có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau làm tăng tính phức tạp của quy trình quản lý rủi ro.

2.2 Bước 2: Mục tiêu nghề nghiệp

* Mục tiêu ngắn hạn:

- Chủ động học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước,không ngừng phấn đấu để phát triển bản thân phục vụ cho công việc

- Sở hữu chứng chỉ ngành tài chính8

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

Xem thêm:

w