1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại công ty TNHH tiếp vận Winway

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG NĂM

2021 TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN WINWAY

Ngành: KINH TẾ VẬN TẢI Chuyên ngành: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Văn Trung

Sinh viên thực hiện : Dương Tấn Khải MSSV: 18H4010041 Lớp: KT18CLCA

TP Hồ Chí Minh, 2022

Trang 2

Khoa: Kinh tế vận tải

Bộ môn: ………

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo LVTN)

1 Họ và tên sinh viên được giao đề tài

Dương Tấn Khải MSSV: 18H4010041… Lớp: KT18CLCA Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển

2 Tên đề tài : Đánh giấ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway 3 Các dữ liệu ban đầu : Quy trình giao nhận hàng hóa của công ty, Báo cáo

kết quả HĐKD năm 2021, Các số liệu thống kê sản lượng, doanh thu hoạt động giao nhận hàng hóa đường hàng không của công ty, Các số liệu liên quan

4 Các yêu cầu chủ yếu : Cơ sở lý luận, Giới thiệu tổng quan công ty, các quy

trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty – phân tích sản lượng doanh thu hoạt động giao nhận, Các giải pháp, kết luận, kiến nghị

5 Kết quả tối thiểu phải có:

1) 01 thuyết minh LVTN 80 trang 2) 01 file powpoint khoảng 20 slide Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………

Trang 3

Khoa: Kinh tế vận tải ……

Bộ môn: ………

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 Họ và tên sinh viên sinh viên được giao đề tài Dương Tấn Khải MSSV: 18H4010041… Lớp: KT18CLCA

Ngành : Kinh tế vận tải

Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển

2 Tên đề tài: Đánh giấ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway

3 Tổng quát về LVTN: Số trang: Số chương:

5 Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm)  Không được bảo vệ  6 Điểm thi (nếu có): TP HCM, ngày … tháng … năm ………

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Bộ môn: ………

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 Họ và tên sinh viên được giao đề tài Dương Tấn Khải MSSV: 18H4010041… Lớp: KT18CLCA

2 Tên đề tài: Đánh giấ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway

3 Nhận xét: a) Những kết quả đạt được của LVTN:

Giảng viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN

Trang 5

Em xin cam đoan luận văn về đề tài “Đánh giấ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway” là công trình nghiên cứu cá nhân của em trong thời gian qua Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do em tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

TP HCM, ngày … tháng … năm ………

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC HÌNH ẢNH VII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IX

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 3

6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3

1.1 KHÁI NIỆM VỀ GIAO NHẬN 4

1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận 4

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận 4

1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận 5

1.1.3.1 Đối với Việt Nam 5

1.1.3.2 Đối với thế giới 6

1.2KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 6

1.2.1 Ðặc điểm của vận tải hàng không 6

1.2.1.1 Ưu điểm 7

1.2.1.1 Nhược điểm 7

1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 8

Trang 7

1.2.3 Hàng hoá thường vận chuyển bằng đường hàng không 8

1.2.4 Vai trò của vận tải hàng không 9

1.2.4.1 Với nền kinh tế: 9

1.2.4.2 Với lợi ích xã hội: 9

1.2.4.2 Với môi trường: 10

1.3TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 10

1.3.1 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế 10

1.3.2 Phạm vi nhiệm vụ của các bên tham gia vào quá trình giao nhận bằng đường hàng không 11

1.3.2.1 Đối với người đại diện cho người xuất khẩu: 11

1.3.2.2 Đối với người đại diện cho người nhập khẩu: 12

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ vận tải xuất nhập khẩu 13

1.3.3.1 Các nhân tố từ bên ngoài của doanh nghiệp 13

1.3.3.2Các nhân tố từ bên trong của doanh nghiệp 14

1.4CHỨNG TỪ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CÔNG TY TNHH WINWAY 18

2.1GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHTIẾP VẬN WINWAY 18

2.1.1 Thông tin chung về Công ty 18

Trang 8

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 21

2.2.3.9 Bàn giao và quyết toán 43

2.2.3.10 Nhận xét chung công tác thực hiện 44

2.3QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 44

2.3.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway 44

Trang 9

2.3.2 Nghiệp vụ giao nhận mặt hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

tại Công ty TNHH Tiếp vận Winway 45

2.3.2.1 Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng 45

2.3.2.2 Chuẩn bị hàng hóa, đặt booking 46

2.3.2.3 Chuẩn bị bộ chứng từ 47

2.3.2.4 Thủ tục khai báo hải quan điện tử 48

2.3.2.5 Tổ chức nhận, vận chuyển hàng hóa vào kho 54

2.3.2.6 Tiến hành gởi hàng hóa 54

2.3.2.7 Đánh Master Airway Bill (MAWB) tại hãng hàng không và lập House Airway Bill (HAWB) 56

2.3.2.8 Thanh lí tờ khai 56

2.3.2.9 Soi chiếu an ninh và gửi chứng từ qua nước nhập khẩu 57

2.3.2.10 Nhận xét chung công tác thực hiện 57

2.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CÔNG TY TNHHTIẾP VẬN WINWAY NĂM 2021 58

2.4.1 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng giao nhận năm 2021 58

2.4.1.1 Theo chiều xuất nhập 58

2.4.1.2 Theo từng mặt hàng 61

2.4.1.3 Theo thời gian 62

2.4.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu giao nhận năm 2021 65

2.4.2.1 Theo chiều xuất nhập 65

2.4.2.2 Theo từng mặt hàng 67

2.4.2.3 Theo thời gian 68

2.4.3 Nhận xét chung về hoạt động giao nhận của công ty 71

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

3.1KẾT LUẬN 75

Trang 10

3.2 KIẾN NGHỊ 75

3.2.1 KIẾN NGHỊ CHÍNH PHỦ 75

3.2.2 Kiến nghị công ty về mặt thị trường 76

3.2.3 Kiến nghị công ty về tình hình nhân sự 77

3.2.4 Kiến nghị bên trong công ty 78

3.2.5 Kiến nghị công ty áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình 78

3.2.6 Kế hoạch phát triển trong tương lai: 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Tiếp Vận Winway giai đoạn năm 2020-2021 24 Bảng 2.2 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng giao nhận theo chiều xuất nhập đường hàng không năm 2021 59

Bảng 2.3 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng giao nhận theo từng mặt hàng đường hàng không năm 2021 61 Bảng 2.4 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng giao nhận theo thời gian bằng đường hàng không năm 2021 62 Bảng 2.5 Đánh giá tình hình doanh thu giao nhận theo chiều xuất nhập đường hàng không năm 2021 65 Bảng 2.6 Đánh giá tình hình doanh thu giao nhận theo từng mặt hàng đường hàng không năm 2021 67 Bảng 2.7 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu giao nhận theo thời gian bằng đường hàng không năm 2021 69

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Tiếp Vận Winway 18

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty tnhh tiếp vận winway 21

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Tiếp Vận Winway 28

Hình 2.4: Thông tin doanh nghiệp 31

Hình 2.5: Giao diện phần mềm ECUS5 32

Hình 2.6: Thông tin nhóm loại hình 32

Hình 2.7: Thông tin nhà xuất khẩu và nhập khẩu 33

Hình 2.8: Thông tin về vận đơn 34

Hình 2.9: Thông tin về hóa đơn thương mại 36

Hình 2.10: Thông tin danh sách hàng 36

Hình 2.11: Sơ đồ kho tcs 38

Hình 2.12: Ô 17 thủ tục thông quan tờ khai 39

Hình 2.13: Quầy hướng dẫn thông tin phòng thương vụ 39

Hình 2.14: Hồ sơ nhận lại sau khi đóng tiền thương vụ 40

Hình 2.15: Thanh lý tờ khai 41

Hình 2.16: Quét mã vạch xuất kho 42

Hình 2.17: Thanh lý cổng 42

Hình 2.18: Phiếu xuất kho và xác nhận đã quét ra cổng 43

Hình 2.19: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công Ty TNHH Tiếp Vận Winway 45

Trang 13

Hình 2.20: Thông tin doanh nghiệp 48

Hình 2.21: Giao diện phần mềm ecus5 48

Hình 2.22: Thông tin nhóm loại hình 49

Hình 2.23: Thông tin nhà xuất khẩu và nhập khẩu 50

Hình 2.24: Thông tin về vận đơn 51

Hình 2.25: Thông tin về hóa đơn thương mại 52

Hình 2.26: Thông tin danh sách hàng 52

hàng không 2021 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

Trang 14

MAWB Master airway bill Vận đơn chủ (do hãng hàng không cấp)

HAWB House airway bill Vận đơn nhà (do người giao nhận cấp)

TTR Telegraphic Transfer Reimbursement

Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn

Trọng lượng thực tế của hàng hóa kể cả bao bì đóng

gói

Trang 15

SALES

CONTRACT

Hợp đồng thương mại

LCL Les than container load

Hàng lẻ

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã không ngừng phát triển Các quốc gia được gắn kết với nhau, hàng hóa được lưu chuyển từ nước này đến nước khác thông qua con đường ngoại thương Nhưng việc gia tăng của ngoại thương đã đặt ra những vấn đề mới trong nhiệm vụ vận tải hàng hóa, đặc biệt vận tải quốc tế Cùng với hoạt động vận tải quốc tế và vận tải nội địa, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã trở thành một khâu không thể thiếu trong dây chuyền vận tải hàng hóa, nó không chỉ tạo điều kiện mở rộng, thúc đẩy buôn bán mà còn góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Giao nhận gắn liền kinh tế thế giới với nền kinh tế trong nước, là một loại hình dịch vụ tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ người gửi đến người nhận Bên cạnh đó, ngành vận tải hàng không của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với ngày càng nhiều cảng hàng không hiện đại được xây dựng và dần đưa vào hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới như: Sân bay Munich- Đức, Sân bay Dubai-Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, , Sân bay quốc tế Kansai-

Nhật, Riêng ở Việt Nam thì ngành Hàng Không cũng đang đang dần phát

triển mạnh mẽ với 21 cảng hàng không (14 Cảng Hàng Không nội địa, 7 Cảng Hàng Không quốc tế) cùng với hệ thống các tuyến đường bay phân bổ rộng khắp các nước trên thế giới…Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong

lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước

Đối diện với những nhu cầu ngày càng cấp bách của thực tế nền kinh tế, hoạt động giao nhận hàng hóa ở Việt Nam đang tiến hành từng bước vận động tích cực trên con đường hoàn thiện và phát triển Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của hoạt động giao nhận, người giao nhận phải không ngừng nắm vững và vận dụng tốt kiến thức, tinh thông về nghiệp vụ, các quy định của pháp luật,

Trang 17

thông hiểu các tập quán quốc tế có liên quan đến hàng hóa được luân chuyển một cách an toàn, với chi phí thấp nhất và nhanh chóng nhất Điều này không những giúp khâu hàng hóa đạt hiệu quả, lợi nhuận cao trong kinh doanh, mà còn tăng thêm uy tín của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung trên thương trường quốc tế

Nhận thức được vấn đề đó, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Tiếp vận Winway, em có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn các quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, cũng như thuận lợi và khó khăn của công ty Em quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2021 tại Công ty TNHH Tiếp vận

Đề ra kiến nghị, thuận lợi và khó khăn của cty nhằm thúc đẩy hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại cty TNHH Tiếp vận Winway

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Công ty TNHH Tiếp vận Winway

Phạm vi nghiên cứu: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, các yếu tố ảnh đến hoạt động giao nhận hàng hóa

Trang 18

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Cty TNHH Tiếp vận Winway

4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu theo dõi và tham gia quá trình hoạt động làm việc của các bộ phận của công ty, kết hợp với kiến thức đã được học thống kê, phân tích, tổng hợp để làm rõ các hoạt động của quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra những kết luận xuất sắc

5 Các kết quả đạt được của đề tài

Hiểu rõ về khái niệm giao nhận, khái quát vận tải hàng không, cách tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, các chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Tiếp vận Winway, quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty, phân tích kết quả hoạt động giao nhận công ty theo doanh thu và sản lượng

Nêu lên giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng xuất, nhập bằng đường hàng không tại Công ty

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Trang 19

1.1 Khái niệm về giao nhận

1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán quốc tế, người bán thực hiện việc giao hàng, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua Để quá trình vận chuyển được bắt đầu, cần phải thực hiện các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, gửi hàng, xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, chuyển tải hàng hóa, dở hàng xuống cảng và giao cho người nhận,…những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận

Theo Liên Đoàn Hiệp Hội Quốc Tế FIATA dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, đóng gói, lưu kho hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, thanh toán, mua bảo hiểm, tài chính, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa

Dịch vụ giao nhận theo Luật thương mại Việt Nam là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, lưu kho, tổ chức vận chuyển lưu bãi làm thủ tục giấy tờ, và các dịch vụ khác liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người giao nhận khác

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận

Người giao nhận là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Người giao nhận có thể là chủ tàu, chủ hàng, kho hàng hay công ty xếp dỡ, có đăng

ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Người giao nhận thường là đại lý (Agent) thực hiện những công việc do nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ủy thác như: làm thủ tục giấy tờ, vận tải nội địa, lưu kho hàng hóa, xếp dở, thủ tục thanh toán hàng hóa,…

Với sự phát triển của thương mại quốc tế, người giao nhận không chỉ làm

Trang 20

toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa Ở các nước khác nhau người giao nhận được gọi những tên gọi khác nhau như: ‘‘Đại lý thanh toán”(clearing agent), ‘‘Đại lý hải quan” (customs house agent), ‘‘Môi giới hải quan”(customs broker), ‘‘Người chuyên chở chính”(principal carrier), ‘‘Đại lý gửi hàng và giao nhận “(shipping and forwarding agent)

1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận

1.1.3.1 Đối với Việt Nam

- Thúc đẩy ngoại thương phát triển:

Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, máy móc, thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, để dịch vụ thương mại phát triển đòi hỏi ngành giao nhận vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động ngoại thương xảy ra, tạo nguồn lực và thời cơ cho thương mại phát triển

Làm tăng giá trị hàng hóa, thiết lập mở rộng mối quan hệ trao đổi buôn bán ngoại thương Dịch vụ giao nhận còn đóng vai trò khai thác mở rộng thị phần, tìm kiếm thị trường cho hàng hóa Việt Nam gia tăng xuất khẩu

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển:

Ngành giao nhận quốc tế tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước, kích thích năng lực sản xuất trong nước phát triển, trong vai trò là người phân phối hàng hóa đến thị trường trên thế giới Đồng thời cũng là người cung ứng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong điều kiện phân công lao động quốc tế, là nhân tố góp phần bảo đảm tính ổn định và tăng trưởng cho nền sản xuất trong nước

- Cơ sở hạ tầng phát triển:

Ngành dịch vụ giao nhận vận tải phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng và khoa học kĩ thuật, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải như: cảng, sân bay, đường xá, hệ thống cầu, … sẽ dần được nâng cấp

Trang 21

và xây dựng Đồng thời các phương tiện vận chuyển như: xe, tàu, máy bay cũng được cơ giới hóa, hiện đại hóa Vì vậy, cơ sở hạ tầng phải được phát triển thì mới có thể đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.3.2 Đối với thế giới

Quá trình phân công lao động càng ngày diễn ra sâu sắc thì sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau ngày càng tăng, thúc đẩy quan hệ mậu dịch thế giới tăng, không chỉ làm cho mậu dịch quốc tế diễn ra mà còn kích thích thương mại thế giới phát triển Sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong hoạt động vận tải giao nhận đã tăng trưởng và phát triển Trong đó, vai trò của giao nhận vận tải là cầu nối giúp chiều hướng mậu dịch quốc tế diễn ra thuận lợi hơn Chi phí và khoảng cách vận chuyển không còn là trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hóa

Sự tác động của dịch vụ giao nhận sẽ trở thành yếu tố kích thích mậu dịch thế giới phát triển ngày càng phong phú đa dạng hơn, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho tự do thương mại toàn cầu diễn ra nhanh chóng

1.2 Khái quát về vận tải hàng không

1.2.1 Ðặc điểm của vận tải hàng không

Đa số các tuyến đường vận tải hàng không là những đường thẳng nối hai

điểmvận tải với nhau

Thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ vận tải cao, tốc độ khai thác lớn Về tính an toàn vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác, thích hợp với các hàng hóa quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng

Vận tải hàng không luôn yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, sự hoàn hảo về các trang bị kỹ thuật

Vận tải hàng không cung cấp những dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với phương thức vận tải khác.”

Trang 22

Về chứng từ thủ tục, vận tải hàng không đơn giản hoá hơn so với các phương thức vận tải khác

1.2.1.1 Ưu điểm

Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh Trung bình tốc độ của máy bay khoảng 800 – 1000 km/h rất cao so với vận chuyển bằng đường biển hay đường bộ (Tốc độ của vận tải hàng không rất cao, gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa)

Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới

Vận tải hàng không an toàn và đều đặn, so với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất, do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy bay bay ở độ cao trên 9000m trên tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay không bị tác động bởi các điều kiệu thiên nhiên như: mưa, bão… trong hành trình chuyên chở

Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác và được đơn giản hóa về thủ tục, giấy tờ do máy bay thường bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát,…

Hạn chế tối đa những tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ hay trộm cắp

Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng

1.2.1.1 Nhược điểm

Cước vận tải hàng không cao nhất trong các phương thức

Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật (cảng hàng không, máy bay, trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng) đào tạo nhân lực phục vụ

Trang 23

Danh mục hàng vận chuyển không đa dạng, không phù hợp vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh

Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Chuyến bay có thể bị hoãn do điều kiện thời tiết không tốt như sương mù, mưa giông,…làm ngưng trệ dịch vụ

Yêu cầu tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn Do đảm bảo an ninh và an toàn bay và tuân thủ quy định, luật pháp nên hàng hóa vận chuyển được kiểm tra chặt chẽ trước khi chấp nhận xếp hàng lên khoang chứa

1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không

- Cảng hàng không (air port)

Cảng hàng không là nơi máy bay đỗ cũng như cất hạ cánh, là nơi cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng hoá, hành khách và các điều kiện vật chất kỹ thuật khác

Cảng hàng không có các khu vực làm hàng chuyển tải, hàng nhập, xuất

- Máy bay

Máy bay là phương tiện chuyên chở của vận tải hàng không Máy bay gồm nhiều loại Loại chuyên chở hành khách cũng có thể kết hợp nhận chuyên chở hàng dưới boong, loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả hàng và cả khách

- Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng

Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng phong phú và đa dạng Có các trang thiết bị vận chuyển hàng hoá và xếp dỡ và trong sân bay các trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị Bên cạnh đó còn có các trang thiết bị riêng lẻ như container đa phương thức, container máy bay, pallet máy bay…

1.2.3 Hàng hoá thường vận chuyển bằng đường hàng không

Các lô hàng nhỏ

Hàng hoá đòi hỏi an toàn, chính xác và giao ngay

Trang 24

Hàng hoá có giá trị cao: - Thư tín, bưu phẩm nhanh

- Động vật sống, nội tạng người, hài cốt

- Hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô - Dược phẩm

- Hàng hóa giá trị: vàng, kim cương

- Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu, xe hơi)

- Hàng tiêu dùng xa xỉ như đồ điện tử, thời trang,…

1.2.4 Vai trò của vận tải hàng không

1.2.4.1 Với nền kinh tế:

Hàng không là mạng lưới giao thông kết nối vận tải trên toàn thế giới Đó là điều vô cùng cần thiết cho kinh doanh toàn cầu và du lịch Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hàng không là kim ngạch xuất khẩu liên vùng hàng hóa vận chuyển hành khách mỗi năm

1.2.4.2 Với lợi ích xã hội:

Vận tải hàng không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách mở rộng giải trí và trải nghiệm văn hoá cho người dân Nó là một phương tiện với giá cả phải chăng để thăm viếng bạn bè, người thân ở xa, cung cấp một sự lựa chọn rộng rãi về địa điểm nghỉ ngơi khắp thế giới

Vận tải hàng không giúp cải thiện mức sống thông qua dịch vụ du lịch.Vận tải hàng không được xem như phương tiện duy nhất có thể cung cấp hàng hoá đến những vùng địa hình hiể trở, từ đó thúc đẩy việc hoà nhập xã hội.

Vận tải hàng không góp phần vào sự phát triển bền vững Nhờ điều kiện du lịch và thương mại, nó cung cấp công ăn việc làm, tăng thuế lợi tức, tạo ra tăng trưởng kinh tế, và thúc đẩy việc bảo tồn các khu vực cần được bảo vệ

Trang 25

1.2.4.2 Với môi trường:

Ngày nay, những máy bay đã êm hơn so với những chiếc máy bay trước đây Điều này tương ứng với việc giảm thiểu tiếng ồn khó chịu

Máy bay thế hệ mới được kì vọng sẽ giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình cất cánh và hạ cách

Hạm đội máy bay ngày hôm nay sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn so với trước đây Lượng khí thải carbon monoxide và khói đã được giảm

Những cải tiến trong việc quản lí giao thông hàng không có khả năng làm giảm tiêu hao nhiên liệu

1.3 Tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

1.3.1 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế

- Công ước Vác-sa-va 1929

Vận tảỉ hàng không quốc tế được chỉnh sửa chủ yếu bởi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tảỉ hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va Nghị định thư này ký tại Hague 28/09/1955, nên được gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955 - Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala

ngày 18/09/1961, nên được gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.”

- Hiệp định liên quan tới nghị định thư Hague và giới hạn của Công ước Vac-sa-va Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/05/1966, nên gọi tắt là Hiệp định Montreal 1966

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995.”

Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971.”

- Nghị định thư bổ sung 1

Trang 26

Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 Nghị định thư này kết tại Montreal 25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1

- Nghị định thư bổ sung số 2

“ Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng Nghị định thư Hague 1955 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2.”

- Nghị định thư bổ sung thứ 3

“ Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 3.”

- Nghị định thư bổ sung số 4

Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên goil tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4 Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở ”

1.3.2 Phạm vi nhiệm vụ của các bên tham gia vào quá trình giao nhận bằng đường hàng không

1.3.2.1 Đối với người đại diện cho người xuất khẩu:

Tìm kiếm, lựa chọn tuyến máy bay vận chuyển

Thống nhất địa điểm đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải

Cấp chứng từ liên quan (chứng từ vận tải, biên lai nhận hàng),giao hàng hóa

Trang 27

Nghiên cứu các văn bản pháp luật của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, kể các quốc gia chuyển tải, các điều kiện của thư tín dụng, cũng như chuẩn bị các văn bản chứng từ cần thiết

Đóng gói hàng hóa

Tư vấn bảo hiểm hàng hóa (nếu người xuất khẩu yêu cầu)

Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về thông quan lệ phí ở khu vực cảng vụ, giám sát hải quan

Nhận Air Way Bill sau đó giao cho người xuất khẩu

Theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hóa đến cảng đích

Ghi chú những tổn thất, mất mát đối với hàng hóa (nếu xảy ra)

Hỗ trợ người xuất khẩu trong trường hợp khiếu nại đối với tổn thất, hư hỏng, mất mát hàng hóa xảy ra

1.3.2.2 Đối với người đại diện cho người nhập khẩu:

Người giao nhận phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm về việc:

- Giao hàng sai chỉ dẫn

- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa đã yêu cầu

- Những thiệt về người và của của bên thứ ba mà người nhập khẩu gây ra - Theo dõi tình trạng hàng hóa vận chuyển nếu người nhập khẩu chịu trách

nhiệm về chi phí vận chuyển

- Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ đến quá trình vận chuyển hàng hóa - Nhận hàng và kiểm tra

- Chuẩn bị các chứng từ, nộp lệ phí giám sát hải quan, lệ phí khác liên quan

- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)”

Trang 28

- Hỗ trợ người nhập khẩu trong trường hợp khiếu nại đối với tổn thất, hư hỏng, mất mát hàng hóa xảy ra

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ vận tải xuất nhập khẩu

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa Sau khi tổng hợp ta có thể phân thành hai nhóm nhân tố đó là nhóm nhân tố bên

trong và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp vận tải

1.3.3.1 Các nhân tố từ bên ngoài của doanh nghiệp

- Sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan trong quá trình vận tải

Trong quá trình vận tải của dây chuyền giao nhận hàng hóa, thì sẽ bao gồm nhiều tổ chức vận tải khác nhau tham gia (các phương thức vận tải khác nhau), liên quan đến các tổ chức xếp dỡ lô hàng, liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước Sự hợp tác không chặt chẽ giữa các bên sẽ làm trì trệ, làm tăng thời gian giao hàng, tăng thêm chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến tính

chất lô hàng

- Khách hàng:

Trong hầu hết các trường hợp, mặc dù đã có sự thỏa thuận về yêu cầu vận chuyển (khối lượng, loại hàng, thời gian thu nhận hoặc giao trả, yếu cầu bảo quản, …) tuy nhiên vì những yếu tố khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó làm cho đại lý nhà vận tải phải thay đổi theo (thay đổi ngoài dự kiến ban đầu) Điều này góp phần làm tăng thêm thời gian giao hàng kéo theo sự tăng lên về chi phí, gây ảnh hưởng đến chất lượng

dịch vụ vận tải

- Điều kiện khai thác:

Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của tất cả phương thức vận tải, từ đó làm ảnh hưởng đến thời gian vận hành của các phương tiện trên tuyến, đồng thời ảnh hưởng đến tính an toàn của lô hàng trong quá trình vận chuyển Điều

Trang 29

kiện khai thác bất lợi sẽ dẫn đến sự trì hoãn làm tăng thời gian vận chuyển (thời gian giao hàng), làm tăng chi phí phát sinh

- Tính chất lô hàng:

Liên quan đến lô hàng gồm nhũng đặc điểm về tính chất, khối lượng, chủng loại, yêu cầu bảo quản trong xếp dỡ và vận chuyển Các lô hàng khác nhau sẽ thu gom hoặc giao trả ở các địa điểm khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡ khác nhau, có sự lựa chọn phương thức vận tải khác nhau Nếu chọn lựa thiếu thực tế và khoa họ sẽ dẫn đến gia tăng thời gian giao hàng và lô hàng không được đảm bảo về chất lượng Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng liên quan đối với từng tính chất lô hàng Tại các điểm xếp dỡ hàng, hàng hóa phải được kiểm tra về tính hợp pháp của xuất, nhập khẩu, kiểm dịch, môi trường, kiểm tra văn hóa… Các bước kiểm tra càng nhiều thì càng gia tăng thời gian giao giao hàng và có thể làm tổn hại đến chất lượng hàng hóa

1.3.3.2 Các nhân tố từ bên trong của doanh nghiệp

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang dần phát triển từ đó đã được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vận tải Công nghệ thông tin, truyền thông dữ liệu điện tử đã được các công ty, đơn vị vận tải ứng dụng mạnh mẽ Điều đó góp phần tăng tính dễ dàng, thuận tiện, sự kết nối thông tin nhanh chóng giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các chủ hàng, người giao nhận , cơ quan quản lý, các nhà vận tải ở các phương thức khác nhau), sự đảm bảo chính xác các thông tin của lô hàng, giúp tránh lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, từ đó tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu

- Yếu tố con người:

Trang 30

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là đội ngũ nhân viên giao nhận hàng hóa, nhân viên chứng từ, nhân viên vận hành các trang thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận chuyển Hiện nay, ứng dụng khoa học và công nghệ đã được áp dụng vào lĩnh vực vận tải và sự truyền tải cập nhật thông tin về hàng hóa giữa các nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, giữa các công ty, đơn vị liên quan đến lô hàng thương mại, Các nhân viên ngày nay đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời yêu cầu phải có kỹ năng ngoại ngữ và tin học, chuyên môn sâu về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Dựa trên kỹ năng và kiến thức đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo các nghiệp vụ, nhiệm vụ được giao, làm giảm mật độ công việc, góp phần tăng khả năng xử lý tình huống bất ngờ xảy ra

- Yếu tố cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là văn phòng thực hiện nghiệp chứng từ, đội phương tiện vận tải giao nhận (xe đầu kéo, ô tô, xe tải, xe máy, máy bay, tàu thủy, toa xe,…) Các phương tiện này tham gia quá trình vận chuyển giữa các lô hàng bao gồm các điểm thu gom và giao nhận khác nhau Các công ty vận tải có đội phương tiện, đội thực hiện chứng từ đầy đủ về qui mô sẽ là nhân tố quan trọng để bảo đảm lô hàng được giao đúng quy định thời gian Trong trường hợp các doanh nghiệp vận tải không đủ, hoặc không có phương tiện chuyên chở các lô hàng, khi đó họ không thể chủ động lên kế hoạch tổ chức nghiệp vụ vận tải, làm tăng thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, bên cạnh đó tăng thêm chi phí khai thác làm tăng giá cước vận chuyển

Ở các cảng hàng không, cảng đường thủy, các cảng nội địa (ICD), các ga đường sắt nếu trang thiết bị xếp dỡ hiện đại mang tính chuyên dụng cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả xếp dỡ, giảm thời gian khai thác các lô hàng

1.4 Chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

- Vận đơn vận chuyển bằng đường hàng không (Airway Bill)

Trang 31

Vận đơn hàng không là bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở và cũng là biên lai giao nhận hàng cho người chuyên chở AWB là chứng từ quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận đơn hàng không gồm 2 loại:

 House Airway Bill (HAWB): được phát hành bởi người giao nhận (Forwarder) Nếu đặt chỗ cho lô hàng qua đơn vị giao nhận, người gửi hàng sẽ nhận được HAWB Trong trường hợp này Forwarder sẽ nhận được MAWB từ Airline, và FWD chính là người đứng tên trên MAWB

 Master Airway Bill (MAWB): được phát hàng bởi hãng hàng không Người gửi hàng sẽ nhận được MAWB nếu đặt chỗ cho lô hàng trực tiếp qua hãng hàng không

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Người bán sẽ phát hàng hóa đơn thương mai cho người mua, hóa đơn thương mại thể hiện các thông tin trị giá lô hàng và phải được cung cấp cho đơn vị vận chuyển của lô hàng đó Hóa đơn thương mại cần thế hiện đủ các thông tin quan trọng như:

 Phương thức thanh toán: T/T, L/C, D/P,…

 Điều kiện thương mại Incoterms gồm các chuỗi kí tự: FOB,CIF,CFR,…

 Phương thức vận chuyển hàng hóa được áp dụng

 Hóa đơn thương mại trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cũng tương tự đối với các phương thức vận chuyển khác

- Phiếu đóng gói (Packing list)

Phiếu đóng gói thể hiện chi tiết kích thước, số lượng hàng hóa và cách đóng gói, gồm bao nhiêu kiện,… Packing list khác với Commercial Invoice ở chỗ không thể hiện trị giá hàng mà chỉ thể hiện trọng lượng hàng, quy cách đóng gói

- Thông báo hàng đến (Arrival notice)

Trang 32

Là chứng từ do đơn vị vận chuyển gửi cho người nhận hàng để thông báo lô hàng sắp đến nơi cảng đích Thường được gửi trước từ 1-2 ngày hàng đến

- Lệnh giao hàng - Delivery order

Sau khi người nhận hàng thanh toán các chi phí liên quan cho người vận chuyển, họ sẽ nhận được chứng từ lệnh giao hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 trình bày khái niệm về giao nhận, khái quát về vận tải hàng không, tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và các chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Từ đó ta hiểu được các yếu tố cấu thành lên chuỗi hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không một cách chính xác và rõ ràng bao gồm các bước, các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình Từ đó, ta có thể có một nền tảng vững vàng để tìm hiểu sâu về quy trình nghiệp vụ tại một công ty

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CÔNG TY

TNHH WINWAY

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Tiếp vận Winway

2.1.1 Thông tin chung về Công ty

Tên công ty : Công ty TNHH Tiếp Vận Winway

Tên quốc tế : WINWAY LOGISTICS COMPANY LIMITED Tên viết tắt : Winway CO., LTD

Mã số thuế : 0313025242

Trụ sở chính : Khu 1, Phòng A3 0505,Tầng 5,Cao ốc Hòa Bình,346 Bến

Đại diện pháp luật: Huỳnh Quốc Đạt

Loại hình doanh nghiệp: Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên Điện thoại: 0838264153

Website: winwaylog.com Email: info@winwaylog.com Giấy phép ĐKKD: 0313025242 Ngày cấp giấy phép: 24/11/2014 Ngày hoạt động: 24/11/2014 Lĩnh vực kinh tế : Kinh tế tư nhân

Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Tiếp vận Winway 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2014 Công Ty TNHH Tiếp Vận WINWAY đã được thành lập, giai đoạn thâm nhập thị trường của công ty còn gặp nhiều khó khăn, do sự cạnh

Trang 34

tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác cùng ngành, thời gian đầu lượng khách chưa được nhiều chủ yếu là một vài doanh nghiệp nhỏ

Để mở rộng hoạt động kinh doanh năm 2015 công ty tuyển thêm nhiều nhân viên có trình độ cao, tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp và các đối tác nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất

Với sự nổ lực không ngừng nghỉ, năm 2016-2018 Công Ty TNHH Tiếp Vận WINWAY đã xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy trong nước và quốc tế Nhờ sự tăng trưởng thị trường công ty đã thành lập đội xe riêng để hoạt động mạnh hơn trong quá trình vận tải (trucking nội địa) Và việc đặc biệt là công ty đã làm rất tốt để không xảy ra những tổn thất đáng có như: chậm trễ giao hàng cho khách, lấy hàng chậm

Trải qua 6 năm hình thành và phát triển Công ty TNHH Tiếp Vận WINWAY luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu Với hình ảnh kịp thời và uy tín của mình, công ty đã tăng dần số lượng hợp đồng qua hằng năm Công ty đang đa dần hóa dịch vụ của mình để phục vụ tốt nhất yêu cầu của khách hàng

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

2.1.3.1 Chức năng:

Winway Logistics với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cùng với các mối quan hệ chặt chẽ với cán bộ hải quan, Winway Logistics luôn luôn đảm bảo uy tín với khách hàng

Các dịch vụ công ty bao gồm: dịch vụ khai báo và làm thủ tục hải quan, dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, dịch vụ vận chuyển nội địa, vận chuyển Quốc tế

2.1.3.2 Nhiệm vụ:

Winway Logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết tất cả những vấn đề

thủ tục xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan giá rẻ và chuyên nghiệp

Trang 35

Cung cấp cho quý công ty những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực tiếp

Đại diện khách hàng liên hệ các bên liên quan để xuất/nhập hàng hóa từ Việt nam đi các nước và ngược lại

Làm thủ tục xin cấp các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu: Hóa đơn thương mại; Bảng kê chi tiết hàng hóa; Vận đơn; Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng; Giấy chứng nhận khử trùng; Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận Y tế; Chứng thư Bảo hiểm; Giấy chứng nhận xuất xứ ( Form: A, B, AK, AI…)

- Dịch vụ vận chuyển nội địa: vận tải nội địa bằng đường bộ, đường thủy, vận chuyển hàng lẻ từ kho-cảng và ngược lại, vận chuyển đa phương thức cả đường bộ và đường thủy

- Dịch vụ vận chuyển quốc tế với: cước hàng lẻ tốt nhất, lịch trình ngắn nhất

phụ phí hợp lý ở cảng đích

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất

Trang 36

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tiếp vận Winway 2.1.6 Nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc

Là người đứng đầu điều hành toàn bộ hoạt động của cty, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cty, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của cty

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư trong từng thời kỳ

Là chủ tài khoản, ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tiền lương và các chi phí khác phù hợp với công ty và của nhà nước

Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận lao động tuyển dụng và theo sự đề xuất của công ty Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 37

phát triển công ty, nghiên cứu và phát triển vào thị trường mới

Tiếp nhận đơn hàng từ đại lý ở nước ngoài qua mail, tìm kiếm khách hàng, đại lý mới qua mail, lưu trữ các hồ sơ có liên quan đến bộ phận mình, báo cáo định kì với ban giám đốc về lượng hàng nhập trong tháng, làm các thủ tục chứng từ liên quan

Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến nghiệp vụ xuất hàng của mình Báo cáo định kì hàng tháng với ban giám đốc về tình hình xuất hàng của bộ phận mình

Trang 38

Thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động

Thu chi theo đúng nguyên tắc, chế độ báo cáo tài chính kịp thời hàng quý, hàng năm Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ đóng vốn, tăng thu, tiết kiệm chi nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao

Liên hệ khách hàng, xuất hóa đơn, yêu cầu thanh toán, theo dõi các yêu cầu khách hàng về việc thanh toán

2.1.7 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp vận Winway một số năm gần đây (2020-2021)

Trang 39

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Tiếp vận

đạt (%)

Chênh lệch

1 Doanh thu bán hàng hàng và

cung cấp dịch vụ 12.865,42 14.479,45 112,55 1.614,03

3 Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 12.865,42 14.479,45 112,55 1.614,03 4 Giá vốn bán hàng và dịch vụ

cung cấp (11.668,25) (13.146,59) 112,67 (1.478,33) 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1.197,17 1.332,86 111,33 135,70 6 Doanh thu hoạt động tài chính 24,50 20,38 83,17 (4,12) 7 Chi phí tài chính (84,65) (97,34) 114,99 (12,69) Trong đó: Chi phí lãi vay (82,94) (45,90) 55,33 37,05 8 Chi phí bán hàng (10,44) (8,38) 80,29 2,06 9 Chi phí quản lý Doanh nghiệp (432,97) (439,00) 101,39 (6,04) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

11 Thu nhập khác 92,93 141,18 151,91 48,25 12 Chi phí khác (47,55) (56,62) 119,09 (9,08) 13 Lợi nhuận khác 45,38 84,55 186,30 39,17 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành (90,47) (114,41) 126,46 (23,94) 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (2,49) (2,76) 110,83 (0,27) 17 Lợi nhuận sau TNDN 646,04 775,90 120,10 129,86

(Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH Tiếp Vận Winway)

Trang 40

Chi phí

Chi phí trong năm 2021 của công ty chi ra là 13.747,94 triệu đồng, tăng

1.504,08 triệu đồng so với năm 2020 (tương ứng tăng 12,28%)

Chi phí nhìn chung tăng theo doanh thu Chi phí tăng lên có thể đến từ việc tuyển dụng nhân sự và thay đổi các thiết bị văn phòng mới Nhưng tỷ trọng chi phí so với doanh thu có xu hướng giảm, điều này cho thấy các chiến lược hiện tại của công ty đang đạt được những thành công nhất định Tỷ lệ tăng chi phí của năm sau so với năm trước giảm, đây là một cố gắng trong đội ngũ nhân viên và quản lý của công ty [Bảng 2.2]

tàu container trong nước đã được thuê ra thị trường quốc tế trong năm nay Việc tăng giá cước vận tải giúp Winway bù đắp được chi phí nhiên liệu tăng

Ngày đăng: 23/06/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN