1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

2 3 bai bao 2

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CHO SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮCNĂM HỌC 2021 – 2022Vũ Thị Đức1*, Phạm Việt Cường2, Lê Văn Tuấn3, Lê Thị Nga1, Phạm Q

Trang 1

MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CHO SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮCNĂM HỌC 2021 – 2022

Vũ Thị Đức1*, Phạm Việt Cường2, Lê Văn Tuấn3, Lê Thị Nga1, Phạm Quốc Thành2

1Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La

2Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội

3Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

TÓM TẮT

Tiến hành một nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau có nhóm chứng nhằm mục tiêu đánh giá một số kết quả can thiệp tăng cường hoạt động thể lực (HĐTL) cho sinh viên của Trường Đại học Tây Bắc năm học 2021 - 2022 Nhóm can thiệp là 126 sinh viên của Trường Đại học Tây Bắc Nhóm đối chứng là 126 sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La Hoạt động can thiệp được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2021 tại Trường Đại học Tây Bắc Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Quốc tế về hoạt động thể lực Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được chuẩn hóa, làm thang đo chính về sự thay đổi HĐTL trước và sau can thiệp Kết quả, nhóm can thiệp có tỷ lệ đủ HĐTL theo khuyến cáo của WHO tăng thêm 29,3% so với trước can thiệp Ở nhóm đối chứng tỷ lệ đủ HĐTL giảm 0,8% So sánh giữa 2 nhóm cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp (73,8% so với 67,5%) nhưng sau can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm đối chứng (96,8% so với 73,0%) Kết quả này bước đầu đã cho thấy hiệu quả của việc triển khai các giải pháp can thiệp tăng cường HĐTL cho sinh viên trong trường học

Từ khóa: Hoạt động thể lực; MET; sinh viên; can thiệp

Ngày nhận bài: 07/07/2022Ngày phản biện: 20/07/2022Ngày đăng bài: 25/08/2022

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động thể lực (HĐTL) là tất cả những loại chuyển động của cơ thể làm tiêu hao năng lượng (như đi bộ, làm việc nhà và làm vườn, các hoạt động thể chất khi lao động, hoạt động ngoài trời, tập thể dục và luyện tập thể thao); HĐTL là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật [1] Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu HĐTL chiếm gần 1/3 dân số (26,1% vào năm 2015) [2] Ít HĐTL gây ra 2,8% tổng số tử vong (12 648 ca tử vong) và 1,5% gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY (trong đó chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ưng thư…) [2] Từ thực tế trên, việc tăng cường HĐTL là nội dung không thể thiếu được trong phòng và kiểm

soát bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam [1] Ngày 08/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường HĐTL cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” Theo đó, Đề án nêu rõ 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về HĐTL cho trẻ em, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên đạt ít nhất 60 phút HĐTL mỗi ngày theo khuyến cáo của WHO [3] Với độ tuổi 18 – 64 Tổ chức WHO đã khuyến nghị nên tiến hành ít nhất 30 phút/tuần cường độ vừa phải và kéo dài

*Tác giả: Vũ Thị Đức Địa chỉ: Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La

Điện thoại: 0983 502 688 Email: vuthiduc@utb.edu.vn

DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/799

Trang 2

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; Za/2 = hệ số giới hạn tin cậy, với α = 0,05 thì Za/2 = 1,96; Zb= Lực mẫu, với β = 80% thì Zb = 0,84 [6] p là tỷ lệ ước tính tỷ lệ đối tượng đủ HĐTL theo khuyến cáo của WHO, p = (p1 + p2)/2 = 0,76.

p1: là tỷ lệ đối tượng trong nhóm tuổi 18 - 44 có đủ HĐTL trước can thiệp theo khuyến cáo của WHO Tỷ lệ này là 66% theo nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm [9]; p2 là tỷ lệ đối tượng 18 - 44 có đủ HĐTL sau can thiệp theo khuyến cáo của WHO Tỷ lệ này theo mong muốn là 86% (tăng 20% so với trước can thiệp).

Cỡ mẫu tối thiểu cho 1 nhóm là n = 70 người, thêm 20% dự phòng bỏ cuộc, có n = 84, làm tròn số n = 90 người

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng can thiệp là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai hệ đại học chính quy của Trường Đại học Tây Bắc và nhóm đối chứng là sinh viên năm thứ hai, hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng Sơn La.

Tại Trường Đại học Tây Bắc, chọn ngẫu nhiên 5 lớp trên tổng số 53 lớp

ít nhất 5 ngày/tuần hoặc cường độ cao ít nhất 75 phút/tuần Hoặc kết hợp cả 2 để đạt mức tổng năng lượng ≥ 600 MET-phút/tuần [4] Tuy nhiên, tại Việt Nam tỷ lệ sinh viên trong trường học thiếu HĐTL còn khá cao (có tới 47,8% sinh viên ngành Y tại Trường Đại học Y Dược Huế thiếu HĐTL [5], 25% sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk thiếu HĐTL [6], 12,8% sinh viên Y Đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thiếu HĐTL [7]), nhưng trong các trường học lại chưa có các giải pháp cụ thể tăng cường HĐTL cho học sinh, sinh viên Hiện nay, mới có một số ít nghiên cứu về thực trạng HĐTL của sinh viên [5 - 7], chúng tôi chưa tìm thấy công bố khoa học nào liên quan tới kết quả can thiệp tăng cường HĐTL cho sinh viên Việc thúc đẩy HĐTL tại Việt Nam mới bắt đầu ở sự khuyến khích hoạt động thông qua các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe, chưa có các nghiên cứu toàn diện và khuyến cáo cụ thể cho từng độ tuổi [1] Do đó, việc nghiên cứu để đề xuất và thử nghiệm các giải pháp can thiệp cụ thể nhằm tăng cường HĐTL cho học sinh, sinh viên nói riêng và người dân nói chung là rất cần thiết Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số giải pháp can thiệp (bằng truyền thông, hướng dẫn luyện tập, tạo môi trường, phong trào rèn luyện thể lực) trên sinh viên Trường Đại học Tây Bắc Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá một số kết quả can thiệp tăng cường HĐTL cho sinh viên của

trường Đại học Tây Bắc năm học 2021 - 2022 Từ đó đưa ra các khuyến cáo phù hợp trong việc áp dụng các giải pháp tăng cường HĐTL cho sinh viên trong trường học

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng can thiệp là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai hệ đại học chính quy của Trường Đại học Tây Bắc và nhóm đối chứng là sinh viên năm thứ hai hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng Sơn La

Các sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu, hoặc không có khả năng vận động do khuyết tật không tham gia vào nghiên cứu.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, từ tháng 06 - 12/2021.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp so sánh trước và sau có nhóm chứng.

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong thiết kế nghiên cứu can thiệp đánh giá trước - sau [8]:

Trang 3

Tại Trường Cao đẳng Sơn La, chọn ngẫu nhiên 7 lớp trên tổng số 34 lớp.

Với mỗi lớp được chọn, lấy toàn bộ sinh viên trong lớp, do đó có tổng số 278 sinh viên tham gia (140 sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, 138 sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La) Có 26 sinh viên đã từ chối tham gia (14 sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, 12 sinh viên Trường Cao Đẳng Sơn La) và 126 sinh viên mỗi trường đã hoàn thành bộ câu hỏi.

Tiến hành can thiệp:

Chương trình can thiệp được thực hiện gồm các hoạt động truyền thông (gửi thông tin qua email, đăng bài trên trang nhóm face book, phát tờ rơi tuyên truyền); báo cáo chuyên đề (lợi ích của HĐTL, giới thiệu một số bộ môn thể dục thể thao dành cho sinh viên trong trường học); hướng dẫn luyện tập (tập huấn kỹ năng xây dựng mục tiêu và kế hoạch HĐTL; huấn luyện trực tiếp kỹ thuật đánh bóng chuyền, đi bộ, chạy bộ bởi các giảng viên của Bộ môn thể dục thể thao trong trường); và tạo môi trường rèn luyện (thành lập câu lạc bộ sinh viên sống khỏe, phát động các phong trào và tổ chức các hoạt động sự kiện, tổ chức cuộc thi thiết kế poster truyền thông)

2.6 Biến số nghiên cứu

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc.

Thông tin về HĐTL: HĐTL trong công việc (cường độ cao, cường độ vừa phải, số ngày thực hiện/tuần, số phút thực hiện/tuần); HĐTL trong di chuyển; HĐTL trong giải trí (cường độ cao, cường độ vừa phải, số ngày thực hiện/tuần, số phút thực hiện/tuần).

Một số tiêu chuẩn đánh giá đã sử dụng:

Cách đánh giá MET-phút/tuần [10]:

Tổng hoạt động thể lực (MET-phút/tuần) = Tổng của số HĐTL trong 1 tuần của từng hoạt động (làm việc, di chuyển, giải trí).

Số HĐTL của mỗi hoạt động trong 1 tuần = cường độ HĐTL (đo bằng MET) × thời lượng HĐTL/ngày (tính bằng phút) × số ngày/tuần.

Cường độ HĐTL được quy ra MET cụ thể như sau:

HĐTL nghề nghiệp mức độ vừa phải: giá trị MET = 4;

HĐTL nghề nghiệp mức độ cao: giá trị MET = 8;

HĐTL di chuyển như đạp xe và đi bộ có giá trị MET = 4;

HĐTL giải trí mức độ vừa phải: giá trị MET = 4;

HĐTL giải trí mức độ cao: giá trị MET = 8 Xếp loại: đủ HĐTL khi ≥ 600 MET-phút/tuần; thiếu HĐTL khi < 600 MET-phút/tuần.

2.7 Phương pháp thu thập thông tin

Bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến trên Kobotoolbox kết hợp với đo trực tiếp các chỉ số nhân trắc học để đánh giá về HĐTL đối với sinh viên Bộ công cụ được xây dựng dựa trên bộ câu

hỏi Quốc tế về HĐTL Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ) [10] và phần đánh giá

HĐTL đã được Bộ Y tế chuẩn hoá và sử dụng trong nghiên cứu STEP năm 2016 tại Việt Nam [2] Bộ câu hỏi bao gồm 16 câu hỏi [10]:

Câu P1 – P6: Thông tin hoạt động thể lực công việc làm.

Câu P7 – P9: Thông tin hoạt động thể lực trong hoạt động đi lại.

Câu P10 – P15: Thông tin hoạt động thể lực trong các hoạt động giải trí.

Câu P16 Thông tin về thời gian tĩnh

2.8 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được tổng hợp từ hợp phần khảo sát trực tuyến trên Kobotoolbox, số liệu đo trực tiếp các chỉ số nhân trắc học Sau đó được làm sạch, quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Dùng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định Chi-Square và t-test để so sánh sự khác biệt của các nhóm (với mức ý nghĩa p < 0,05)

Trang 4

2.9 Đạo đức nghiên cứu

Trong quá trình thu thập số liệu, sinh viên được giải thích rõ mục đích nghiên cứu, lợi ích và quyền lợi của sinh viên Sinh viên có thể từ chối tham gia ở bất kì lúc nào Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại

học Y tế Công cộng thông qua tại Quyết định số 418/2020/YTCC-HD3 ngày 12/11/2020 và Trường Đại học Tây Bắc chấp thuận

III KẾT QUẢ

Bảng 1 cho thấy, hai nhóm đối tượng có độ tuổi tương đương nhau từ 18 - 23 (chiếm tỷ lệ 97,6% - 99,2%) Tỷ lệ nam tham gia nghiên

cứu ít hơn nữ Đối tượng tham gia nghiên cứu hầu hết là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái (từ 48,4 - 60,3%)

Bảng 1 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 252)

Bảng 2 Tỷ lệ sinh viên đủ hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (n = 252)

Bảng 2 cho thấy, nhóm can thiệp có tỷ lệ

sinh viên đủ HĐTL tăng cao (67,5% tăng lên 96,8%) sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001, χ² = 30,4) Ở nhóm đối

Trang 5

chứng tỷ lệ đủ HĐTL giảm (từ 73,8% xuống còn 73,0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,88; χ² = 0,02)

So sánh giữa hai nhóm cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp (73,8% so với 67,5%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,27; χ² = 1,22), nhưng sau can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm can thiệp cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng (96,8% so với 73,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,001; χ² = 27,89)

Bảng 3 cho thấy, ở nhóm can thiệp, tổng giá trị MET-phút/tuần sau can thiệp tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (từ 2597,4 lên 8289,2),

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p <

0,0001) So sánh giá trị MET-phút/tuần trong công việc (cường độ cao, vừa phải), trong di chuyển có sự khác biệt rõ rệt giữa trước và sau can thiệp (p < 0,0001).

Ở nhóm đối chứng tổng giá trị MET-phút/tuần sau thời điểm can thiệp tăng (từ 4605,3 lên 7769,6) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) So sánh giá trị MET-phút/tuần trong từng hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) trước và sau can thiệp cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

So sánh giữa 2 nhóm cho thấy, trước can thiệp, tổng giá trị MET-phút/tuần trung bình của nhóm can thiệp (2597,4 MET-phút/tuần) thấp hơn nhóm đối chứng (4605,3 MET-phút/tuần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); giá trị này có sự khác biệt rõ rệt giữa

hai nhóm trong công việc cường độ vừa phải và trong di chuyển (p < 0,001) Sau can thiệp, giá trị này ở hai nhóm đều tăng, ở nhóm can thiệp (8289,2 MET-phút/tuần) cao hơn nhóm đối chứng (7769,6 MET-phút/tuần) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05); giá trị này chỉ có sự khác biệt giữa hai nhóm trong di chuyển và hoạt động giải trí cường độ vừa phải (p < 0,05)

Bảng 4 cho thấy, ở nhóm can thiệp tổng thời gian HĐTL trung bình trong tuần tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (từ 143,4 phút/tuần tăng lên 490 phút/tuần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001) Ở nhóm can thiệp, thời gian HĐTL trong từng loại hình hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) đều tăng lên sau can thiệp và sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,001)

Ở nhóm đối chứng, thời gian HĐTL trung bình trong tuần tăng (từ 248,7 phút/tuần tăng lên 341,2 phút/tuần) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Đồng thời tất cả các thời gian HĐTL trong các hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) đều có sự thay đổi nhưng sự thay đổi này đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

So sánh giữa 2 nhóm cho thấy, ở thời điểm trước can thiệp thời gian HĐTL trung bình trong tuần của nhóm đối chứng (248,7 phút/tuần) cao hơn nhóm can thiệp (143,4 phút/tuần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Sau can thiệp thời gian HĐTL của cả hai nhóm đều tăng nhưng nhóm can thiệp tăng nhiều hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Trang 7

IV BÀN LUẬN

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Quốc tế về HĐTL Global

Physical Activity Questionnaire (GPAQ) [10]

để đánh giá thực trạng HĐTL của sinh viên [5 - 7] nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm và đánh giá kết quả can thiệp tăng cường HĐTL của sinh viên trong trường học Trong nghiên cứu này, trước khi tiến hành can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm can thiệp (67,5%) và nhóm đối chứng (73,8%) tương đương với tỷ lệ đủ HĐTL của sinh viên tại một số trường Đại học ở Việt Nam [5 - 7] So sánh giữa hai nhóm cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp (73,8% so với 67,5%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,27, χ² = 1,22) Kết quả chính của can thiệp được đánh giá chủ yếu qua tỷ lệ sinh viên đủ HĐTL trước và sau can thiệp theo khuyến cáo của WHO (đạt ≥ 600 MET phút/tuần) [4] Kết quả trình bày tại bảng 2, 3, 4 cho thấy, sau can thiệp, tổng năng lượng tiêu hao, thời gian và tỷ lệ đủ HĐTL của hai nhóm có sự khác nhau rõ rệt:

Ở nhóm can thiệp, tổng giá trị MET-phút/tuần sau can thiệp tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (từ 2597,4 lên 8289,2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,0001) So sánh giá trị MET-phút/tuần trong công việc (cường độ cao, vừa phải), trong di chuyển có sự khác biệt rõ rệt giữa trước và sau can thiệp (p < 0,0001) Thời gian HĐTL trung bình của đối tượng can thiệp tăng lên 346,5 phút/tuần so với trước can thiệp (từ 143,46 phút/tuần tăng lên 490 phút/tuần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,0001); thời gian HĐTL trong từng loại hình hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) đều tăng lên sau can thiệp và sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,0001).

Ở nhóm đối chứng tổng giá trị MET-phút/tuần sau thời điểm can thiệp tăng (từ 4605,3 lên 7769,6) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) So sánh giá trị MET-phút/tuần trong từng hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) trước và sau can thiệp cho thấy

sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Thời gian HĐTL trung bình trong tuần của nhóm đối chứng tăng 92,3 phút/tuần so với trước can thiệp (từ 248,7 lên 341,2 ) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Đồng thời tất cả các thời gian HĐTL trong các hoạt động (công việc, di chuyển, giải trí) đều có sự thay đổi nhưng sự thay đổi này đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Kết quả sau can thiệp cho thấy, nhóm can thiệp có tỷ lệ đủ HĐTL theo khuyến cáo của WHO tăng thêm 29,3% so với trước can thiệp (từ 67,5% tăng lên 96,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,0001, χ² = 30,4) Ở nhóm đối chứng tỷ lệ đủ HĐTL giảm 0,8% (từ 73,8% xuống còn 73,0%) và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,88; χ² = 0,02) Sau can thiệp, tỷ lệ đủ HĐTL của nhóm can thiệp (96,8%) cao hơn so với nhóm đối chứng (73,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001; χ² = 27,87) Điều này cho thấy, kết quả ban đầu của chương trình can thiệp đã tác động lên nhóm sinh viên tham gia các hoạt động của chương trình

Hiện nay, nghiên cứu can thiệp tăng cường HĐTL đã được triển khai ở một số loại hình khác nhau trên thế giới và cho thấy những hiệu quả nhất định [11 - 13] Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ xã hội tăng cường HĐTL trên nữ sinh viên tại Mỹ cho thấy mạng xã hội trực tuyến là một nền tảng khả thi để can thiệp ở thanh niên [11] Nghiên cứu thúc đẩy HĐTL thông qua tin nhắn văn bản được tiến hành trên sinh viên tại Anh cho thấy những người tham gia nhận được thông điệp về thái độ có thái độ, ý định và tỷ lệ HĐTL tích cực hơn đáng kể [12] Nghiên cứu can thiệp trong việc thúc đẩy HĐTL được tiến hành tại Thuỵ Điển bằng cách trao quyền cho thanh thiếu niên cho thấy, có thể phát triển và tiến hành can thiệp dựa trên trao quyền để thúc đẩy HĐTL ở tuổi vị thành niên [13] Ở nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã sử dụng một số biện pháp can thiệp tương tự như các nghiên cứu khác trên thế giới [11 - 13] như sử dụng mạng trực tuyến, gửi email hàng ngày đến đối tượng can thiệp, trao quyền cho sinh viên được lựa chọn các bộ môn thể thao mình yêu thích

Trang 8

để tập luyện và tăng HĐTL và bước đầu mang lại hiệu quả.

Tại khu vực Tây Bắc chỉ có duy nhất một trường Đại học, nên rất khó khăn trong chọn nhóm đối chứng cùng trình độ tương đương, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu do chọn nhóm đối tượng can thiệp là sinh viên hệ đại học Nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ, chưa phân tích sâu về hiệu quả can thiệp, chưa đánh giá tác động của chương trình trong những năm tiếp theo.

V KẾT LUẬN

Nhóm can thiệp có tỷ lệ sinh viên đủ hoạt động thể lực theo khuyến cáo của WHO tăng thêm 29,3% so với trước can thiệp (từ 67,5% tăng lên 96,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p < 0,0001, χ² = 30,4) Ở nhóm đối chứng tỷ lệ đủ hoạt động thể lực giảm 0,8% (từ 73,8% xuống còn 73,0%) và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,88; χ² = 0,02) So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng cho thấy nhóm can thiệp có tỷ lệ sinh viên đủ hoạt động thể lực tăng lên rõ rệt, trong khi nhóm đối chứng giảm đi so với trước can thiệp

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy hiệu quả của các can thiệp đã áp dụng như truyền thông, hướng dẫn luyện tập, tạo môi trường,

phong trào rèn luyện thể lực Trường Đại học

Tây Bắc và Cao đẳng Sơn La nên mở rộng áp dụng các giải pháp: truyền thông, hướng dẫn luyện tập, tạo môi trường, phong trào rèn luyện thể lực giúp tăng cường hoạt động thể lực cho sinh viên trong các khối ngành đào tạo của trường Bộ Giáo dục Đào tạo, các trường nên sớm triển khai các nghiên cứu về hoạt động thể lực với quy mô lớn, kết quả các nghiên cứu này là cơ sở giúp đánh giá thực trạng và tăng cường hoạt động thể lực trong sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đức Hinh, Trần Thị Thanh Hương Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2015; 1 - 10, 84 - 85

2 Bộ Y tế Điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015 Bộ Y tế 2016; 1 – 27 - 33

3 Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025" Số 41/QĐ-TTg, ngày 8/01/2019

4 WHO Golbal recommendatinons on physical activity for health 2010

5 Nguyễn Minh Tú, Trần Thị Hoa, Phạm Thị Kim Nhung và cộng sự Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với trầm cảm, lo âu, và stress ở sinh viên ngành y đa khoa Trường Đại học Y dược Huế năm 2018 Tạp chí Y học dự phòng 2018; 28 (8): 64 - 71.

6 Trần Thái Thạnh, Phạm Việt Cường Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk và một số yếu tố liên quan năm 2018 Tạp chí Y học Thực hành 2018; 8: 42 - 45.7 Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thu

Hương, Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan ở sinh viên đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2019 Tạp chí Y học dự phòng 2019; 9: 173 - 180.

8 Phạm Việt Cường, Lê Cự Linh, Lê Thanh Hà và cộng sự Thống kê y tế công cộng Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2009; 174 - 176.

9 Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thơ Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Hà Nội năm 2016 Tạp chí Y học dự phòng 2017; 6 (27): 238 - 245

10 WHO Global physical activity questionnaire (GPAQ) analysis guide 2012

11 David NC, Deborah FT, Amy VR, et al A Social Media–Based Physical Activity Intervention:A Randomized Controlled Trial Am J Prev Med 2012; 43 (5): 527 – 532.

12 Tom StQ, Ben M, Martin JB, et al Promoting physical activity through text messages: the impact of attitude and goal priority messages Health Psychology and behavioral medicine 2021; 9 (1): 165 - 181

13 Anna-Karin L, Katarina M, Mats W, et al Moving From Idea to Action: Promoting Physical Activity by Empowering Adolescens Health Promotion Practice 2014; 15 (6): 812 – 818.

Trang 9

INTERVENTIONS TO INCREASE PHYSICAL ACTIVITIES AMONG STUDENTS OF TAY BAC UNIVERSITY IN THE SCHOOL YEAR 2021 - 2022: SOME INITIAL RESULTS

Vu Thi Duc1, Pham Viet Cuong2, Le Van Tuan3, Le Thi Nga1, Pham Quoc Thanh2

1Tay Bac University, Son La

2Hanoi University of Public Health, Hanoi

3Ministry of Education and Training, Hanoi

A comparative study was carried before and after intervention with a intervention group and control group to aim evaluating some outcomes of interventions to increase physical activities for students of Tay Bac University in the school year 2021 – 2022 The intervention group had 126 students of Tay Bac University, and the control group had 126 students of Son La College The intervention was conducted from June to December 2021 at Tay Bac University The study used the International Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ) of the World Health Organization (WHO) which was standardized, as the main measure of the change in physical activities before and after intervention Results show that the intervention group had the rate of physical activities increased

by 29,3% compared to before the intervention In the control group, the rate of enough physical activities decreased by 0,8% The comparison between the 2 groups showed that, before the intervention, the rate of enough physical activities in the control group was higher than the intervention group (73.8% compared with 67.5%), but after the intervention, the rate of enough physical activities of the intervention group was much higher than the control group (96.8% compared with 73.0%) These results initially demonstrate the effectiveness and feasibility of implementing interventions to increase physical activities among students.

Keywords: Physical activity; metabolic

equivalents task unit; students; intervention

Ngày đăng: 22/06/2024, 16:37

Xem thêm:

w