1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RESEARCH ON - TRA O PROVISIONS OF THE LAW VỀ'' NULLIFICATION OF AUCTION RESULTS OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT ASSETS AND SOME RECOMMENDATIONS NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DOCTOR, FACULTY OF LAW, HUE UNIVERSITY E-MAIL: HANGNTTHUL EDU VN ABSTRACT: THE CANCELLATIO

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định của pháp luật về huỷ kết quả đấu giá tài sản thi hành án dân sự và một số kiến nghị
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Chuyên ngành Luật
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Luật NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT vê'''' HUỶ KÊT qua đâu giá tài sản THI HÀNH ÁN DÂN sự VÀ MỘT số KIÊN NGHỊ NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Tiến sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế E-mail: hangntthul.edu.vn Tóm tắt: Việc huỷ kết quả đấu giá tài sản thi hành án dân sự vừa làm kéo dài thời gian thi hành án, vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa các chủ thể như người phải thi hành án, người được thi hành án, người trúng đấu giả... Bài viết nghiên cứu một số bất cập, vướng mắc liên quan đến chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đẩu giá, thẩm quyền của toà án về huỷ kết quả đấu giá; đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đẩu giá, căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đẩu giá và căn cứ xác định thấm quyền của toà án về huỷ kết quả đau giá. Từ khóa: Đẩu giá tài sản; huỷ kết quả đẩu giá; tài sản thi hành án dân sự Nhận bài: 2792021 Hoàn thành biên tập: 2982022 Duyệt đăng: 2982022 LEGAL PROVISIONS ON CANCELLATION OF ASSET AUCTION RESULTS FOR ENFORCEMENT OF CIVIL JUDGMENT AND SOME RECOMMENDATIONS Abstract: The cancellation of asset auction results for enforcement ofcivil judgment has an impact on the subjects'''' legal rights and interests, such as judgement’s debtors, creditor, auction winners... This article studies a number ofdrawbacks and obstacles faced by subjects who are entitled to file a lawsuit to cancel the auction result, the statute of limitations for such actions, and the court''''s jurisdiction over the cancellation of auction results. From this ground, it provides some recommendations to improve the legal provisions regarding these issues. Keywords: Asset auction; cancellation of asset auction; civiljudgement asset Received: Sept 27th, 2021; Editing completed: Aug 2fh, 2022; Acceptedfor publication: Aug 29^, 2022 Đấu giá tài sản (ĐGTS) thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động được thực hiện trong quá trình thi hành án, khi người phải thi hành án có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành án. Việc ĐGTS được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng pháp luật không những góp phần bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong hoạt động ĐGTS, mà còn bảo đảm cho quá trình thi hành án được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Quy trình ĐGTS THADS được điều chỉnh bởi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS) và Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (sau đây gọi tắt là Luật ĐGTS). Đối với việc huỷ kết quả ĐGTS THADS, nhà làm luật quy định khá chặt chẽ các vấn đề pháp lí có liên quan song vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định rõ ràng, thống nhất hoặc chưa được áp dụng thống nhất cần phải tiếp tục được làm rõ như chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đấu giá và thẩm quyền giải quyết của toà án về huỷ kết quả đấu giá. TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 82022 93 NGHIÊN cứư -TRAO ĐÔI 1. Chủ thể CÓ quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá tài sản thi hành án dân sự Đấu giá tài sản THADS là quá trình được thực hiện với nhiều hoạt động khác nhau như định giá, kí hợp đồng dịch vụ đấu giá, tổ chức đấu giá... Việc ĐGTS thành sẽ mở ra cơ hội cho việc thực thi bản án, quyết định của toà án, ngược lại, nếu kết quả đấu giá bị huỷ sẽ làm kéo dài thời gian thi hành án. Vì vậy, để hạn chế tình trạng kết quả ĐGTS bị huỷ một cách tuỳ tiện, pháp luật đã quy định các căn cứ pháp lí và các chủ thể có quyền huỷ kết quả ĐGTS. Tuy nhiên, đối với vấn đề xác định chủ thể nào có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS THADS thì hiện nay chưa có cách hiểu và áp dụng thống nhất. Việc nghiên cứu cho thấy, cách hiểu khá phổ biến hiện nay về chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS bị cưỡng chế thi hành án là chủ thể có quyền khởi kiện được quy định tại Điều 102 Luật THADS, bao gồm người mua được tài sản bán đấu giá và chấp hành viên1. 1 Vụ 11 VKSND tối cao, Quyền khởi kiện yêu cầu kết quả bán đấu giá của người phải thi hành án sự, https:vksndtc.gov.vnhoidapPages hoi-dap.aspx?ItemID=283, Hoàng Thị Thanh Hoa, Thỏa thuận hủy kết quả bản đấu giá tài sản thi hành án và một số vẩn đề pháp lí liên quan, https:thads.moj.gov.vnnoidungtintuclistsnghien cuutraodoiviewdetail.aspx?itemid=9471; Tạp chí Tòa án, Giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành án, https:thuvienphapluat. vnbanantin-tucgiai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua- ban-dau-gia-tai-san-de-thi-hanh-an-2805, truy cập 1982022. 2 Thông báo thụ lí vụ án số 472020DS-ST ngày 0992020 về việc “Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sàn” trong Bản án số 542020DS-ST ngày 30122020 TAND Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản. 3 Trần Văn Quốc, Phăn biệt tranh chấp hủy kết quả bán đấu giá tài sản và tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, https:tapchitoaan.vnbai-vietnghien- cuuphan-biet-tranh-chap-huy-ket-qua-ban-dau-gia- tai-san-va-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-dau-gia-tai-s an, truy cập ngày 1982022. Cách hiểu phổ biến nêu trên là chưa thực sự hợp lí. Để xác định chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS bị cưỡng chế THADS phải căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật THADS. Vì khoản 2 Điều 102 Luật THADS đã nêu rõ người mua được tài sản đấu giá, chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán ĐGTS. Bản chất của việc “huỷ kết quả ĐGTS” khác với “tranh chấp về kết quả đấu giá”. Tranh chấp “huỷ kết quả bán đấu giá tài sản” là loại tranh chấp yêu cầu toà án giải quyết có hàm chứa nội dung kết quả bán đấu giá tài sản không có giá trị (vô hiệu) do vi phạm Điều 72 Luật ĐGTS, còn tranh chấp “về kết quả bán đấu giá tài sản” là loại tranh chấp yêu cầu toà án giải quyết hàm chứa nội dung về kết quả bán đấu giá thành hoặc không thành khi có tranh chấp (hoặc tranh chấp do người trúng đấu giá chậm nộp tiền mua tài sản đấu giá)2. Chính vì vậy, theo quy định tại Điều 102 Luật THADS, nhà làm luật đã chia tách thành hai khoản khác nhau, khoản 1 của Điều luật quy định về huỷ kết quả bán ĐGTS, khoản 2 của Điều luật quy định về quyền khởi kiện của chủ thể là người mua được tài sản bán đấu giá và chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu toà giải quyết tranh chấp về kết quả bán ĐGTS.3 Do vậy, không thể căn cứ khoản 2 của Điều luật này để xác định chủ thể có quyền khởi kiện 94 TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 82022 NGHIÊN cíỉ - TRA o ĐÔI huỷ kết quả ĐGTS mà phải căn cứ khoản 1 Điều luật. Theo đó, khoản 1 Điều 102 Luật THADS quy định về huỷ kết quả ĐGTS như sau: “7. Việc huỷ kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giả tài sản; trường hợp kết quả bán đẩu giả tài sản bị huỷ thì việc xử lí tài sản đế thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật này Như vậy, khoản 1 Điều 102 Luật THADS đã dẫn chiếu Luật ĐGTS nên việc huỷ kết quả ĐGTS THADS sẽ được áp dụng theo quy định của Luật ĐGTS và Luật THADS. Tuy nhiên, trong thực tế không phải khi nào cơ quan có thẩm quyền cũng vận dụng đúng nội dung này, ví dụ như: Trong Bản án số 542020DS-ST ngày 30122020 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản4, theo nội dung được đề cập trong bản án thì tại phiên đấu giả ngày 14112018, bà N là người mua được tài sản đấu giả với giá 6.509.838.OOOđ. Cùng ngày bà N kí kết hợp đồng mua bán tài sản và nộp 1,2 tỉ đồng tiền đặt cọc. Theo thỏa thuận tại điểm 41 Điều 4 Hợp đồng mua bán thì bà N phải thanh toán số tiền còn lại là 5.309 838.000đ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá (ngày 14112018). Tuy nhiên đến ngày 20122018, bà N mới nộp đủ số tiền còn thiếu (chậm nộp tiền mua tài sản). Như vậy, bản chất của quan hệ pháp luật tranh chấp này là tranh chấp về kết quả đấu giá (cụ thể là tranh chấp do người trúng đấu giá chậm nộp tiền mua tài sản đấu giá) thuộc khoản 2 Điều 102 Luật THADS. Tuy nhiên, 4 Bản án 542020DS-ST ngày 30122020 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản do Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 5 Bản án số 542017DSPT ngày 2472017 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, do Tòa án tỉnh Lâm Đồng xét xử. tại Văn bản số 2810 ngày 2862019, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Chấp hành viên phải đi khởi kiện hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản là không chính xác. Bởi vì bản chất của tranh chấp “huỷ kết quả bán đấu giá tài sản” là do vi phạm Điều 72 Luật ĐGTS và đối với trường hợp này thì chấp hành viên không có quyền khởi kiện hủy kết quả đấu giá, ví dụ như: Trong Bản án số 542017DSPT ngày 2472017 về “yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản”, chấp hành viên Chi cục THADS huyện H tỉnh Lâm Đồng đã khởi kiện hủy kết quả đấu giá tài sản nhưng trong bản án tòa án tỉnh Lâm Đồng đã kết luận là “chấp hành viên Chi cục THADS huyện H tỉnh Lâm Đồng không có quyền khởi kiện đối với yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá5. Nghiên cứu Điều 72 Luật ĐGTS cho thấy, pháp luật ĐGTS THADS ghi nhận ba hình thức huỷ kết quả đấu giá: 1) huỷ theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức ĐGTS và người trúng đấu giá; 2) huỷ do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng dịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ; 3) huỷ do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá. Do vậy, có thể căn cứ vào hình thức huỷ kết quả đấu giá và chủ thể có quyền huỷ TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 82022 95 NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI kết quả đấu giá để từ đó xác định chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá. Theo đó, chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá được xác định như sau: - Trường hợp huỷ kết quả ĐGTS theo thỏa thuận Neu huỷ kết quả ĐGTS theo thỏa thuận thì thành phần tham gia thỏa thuận được thực hiện bởi ba chủ thể là: Chấp hành viên, tổ chức bán ĐGTS và người trúng đấu giá; nếu huỷ giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc huỷ bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, thành phần tham gia thỏa thuận được thực hiện bởi chấp hành viên và người trúng đấu giá. Việc huỷ kết quả ĐGTS trong trường hợp này xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng dân sự. Khi các chủ thể không muốn tiếp tục thực hiện quan hệ pháp luật mua bán tài sản đấu giá và cùng tự nguyện thỏa thuận huỷ thì pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt này của các bên giao kết hợp đồng. Như vậy, huỷ kết quả ĐGTS trong trường hợp này không phát sinh tranh chấp nên không đặt ra vấn đề khởi kiện và chủ thể có quyền khởi kiện. - Trường hợp huỷ kết quả đấu giá do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng dịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ. Neu huỷ kết quả đấu giá do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu thì chủ thể có quyền yêu cầu huỷ kết quả ĐGTS đồng thời là chủ thể có quyền khởi kiện bao gồm: Chấp hành viên, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá. Nếu kết quả đấu giá bị huỷ do hợp đồng dịch vụ đấu giá bị huỷ bỏ thì chủ thể có quyền huỷ kết quả đấu giá đồng thời là chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS là người có tài sản đấu giá (chấp hành viên). Vì khoản 6 Điều 33 Luật ĐGTS quy định: "Người có tài sản đấu giá có quyền huỹ bò hợp đồng dịch vụ đẩu giá tài sản khi có một trong các căn cứ... Điều 47 Luật ĐGTS quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá”, trong đó, tại điểm d khoản 1 quy định quyền của người có tài sản là: Đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị toà án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS đối với trường họp huỷ do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị huỷ bỏ là chấp hành viên, tổ chức đấu giá và người trúng đấu giá. - Trường hợp huỷ kết quả đấu giá do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá (khoản 4 Điều 72). Đối với trường hợp huỷ kết quả đấu giá do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá, pháp luật chỉ quy định căn cứ để huỷ kết quả đấu giá mà không quy định cụ thể và cũng không dẫn chiếu điều luật nào quy định về chủ thể có quyền huỷ kết quả ĐGTS. Vì vậy, không thể xác định được chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá trong trường hợp này nhưng các quan điểm nêu trên đều cho rằng người mua được tài sản 96 TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 82022 NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI bán đấu giá và chấp hành viên có quyền khởi kiện huỷ bỏ kết quả đấu giá. Khoản 4 Điều 72 Luật ĐGTS chỉ quy định căn cứ huỷ mà không xác định chủ thể có quyền huỷ kết quả đấu giá. Vì vậy, đối với trường hợp huỷ do có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá không thể xác định chủ thể có quyền khởi kiện. Giả sử áp dụng phương pháp loại trừ là những chủ thể có hành vi vi phạm thường không yêu cầu huỷ, bao gồm người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng. Như vậy, còn lại hai chủ thể có quyền lợi liên quan đến hoạt động ĐGTS THADS là người được thi hành án và người phải thi hành án. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong THADS quy định tại Điều 7 Luật THADS thì các đương sự này không có quyền huỷ kết quả đấu giá. Luật ĐGTS quy định người có tài sản đấu giá được quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, tuy nhiên người có tài sản đấu giá trong THADS là chấp hành viên. Việc nghiên cứu cho thấy, Luật THADS cho phép đương sự được quyền huỷ kết quả bán ĐGTS nhưng Luật THADS đã bỏ quyền này của đương sự. Để lí giải cho vấn đề đương sự trong THADS không được khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, có quan điểm cho rằng do đương sự đã được hưởng quyền khiếu nại, tố cáo theo pháp luật THADS và được quyền yêu cầu bồi thường theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Mặt khác, tài sản bị bán đấu giá do cưỡng chế thi hành án là việc bán có sự can thiệp bằng quyền lực nhà nước, không còn hoàn toàn bình đẳng như các giao dịch dân sự khác. Bên bán không còn là chủ tài sản mà bên bán là chấp hành viên nên trách nhiệm của người bán phải gắn với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước6. 6 Giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành án, https:thuvienphapluat.vn banantin-tucgiai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-ban -dau-gia-tai-san-de-thi-hanh-an-2805, truy cập 1982022. Quan điểm nêu trên là không phù hợp và không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS. Neu cho rằng đương sự đã được hưởng quyền khiếu nại, tố cáo theo pháp luật THADS và được quyền yêu cầu bồi thường theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nên không được quyền khởi kiện là không có cơ sở. Bởi vì, quyền khởi kiện và quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền hoàn toàn độc lập, đều là quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận. Vì vậy, không thể lí giải vì đã được hưởng quyền này nên không được hưởng quyền khác. Bên cạnh đó, để giải thích cho việc không cho phép đương sự khởi kiện, quan điểm này còn đưa ra lí do là tài sản bị bán đấu giá do cưởng chế thi hành án là việc bán có sự can thiệp bằng quyền lực nhà nước, không còn hoàn toàn bình đẳng như các giao dịch dân sự khác. Bên bán ...

Trang 1

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

THI HÀNH ÁN DÂN sự VÀ MỘT số KIÊN NGHỊ

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG *

* Tiến sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

E-mail: hangntt@hul.edu.vn

Tóm tắt: Việc huỷ kết quả đấu giá tài sản thi hành án dân sự vừa làm kéo dài thời gian thi hành án, vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa các chủ thể như người phải thi hành án, người được

thi hành án, người trúng đấu giả Bài viết nghiên cứu một số bất cập, vướng mắc liên quan đến chủ thể

có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đẩu giá, thẩm quyền của toà án

về huỷ kết quả đấu giá; đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về việc xác định chủ thể có quyền khởi

kiện huỷ kết quả đẩu giá, căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đẩu giá và căn cứ xác định thấm quyền của toà án về huỷ kết quả đau giá.

Từ khóa : Đẩu giá tài sản; huỷ kết quả đẩu giá; tài sản thi hành án dân sự

Nhận bài: 27/9/2021 Hoàn thành biên tập: 29/8/2022 Duyệt đăng: 29/8/2022

LEGAL PROVISIONS ON CANCELLATION OF ASSET AUCTION RESULTS FOR ENFORCEMENT OF CIVIL JUDGMENT AND SOME RECOMMENDATIONS

Abstract: The cancellation of asset auction results for enforcement of civil judgment has an impact

on the subjects' legal rights and interests, such as judgement ’ s debtors, creditor, auction winners This

article studies a number of drawbacks and obstacles faced by subjects who are entitled to file a lawsuit

to cancel the auction result, the statute of limitations for such actions, and the court's jurisdiction over

the cancellation of auction results From this ground, it provides some recommendations to improve the legal provisions regarding these issues.

Keywords: Asset auction; cancellation of asset auction; civil judgement asset

Received: Sept 27th , 2021; Editing completed: Aug 2fh, 2022; Acceptedfor publication: Aug 29^, 2022

Đấu sự giá (THADS) là tài sản (ĐGTS)hoạt động được thực thi hành án dân

hiện trong quá trình thi hành án, khi người

phải thi hành án có tài sản nhưng không tự

nguyện thi hành án Việc ĐGTS được thực

hiện một cách nghiêm túc, đúng pháp luật

không những góp phần bảo đảm tính minh

bạch, khách quan trong hoạt động ĐGTS,

mà còn bảo đảm cho quá trình thi hành án

được diễn ranhanh chóngvà chính xác Quy

trình ĐGTS THADS được điều chỉnh bởi

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi,

bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS) và Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (sau đây gọi tắt là LuậtĐGTS) Đối với việc huỷ kết quả ĐGTS THADS, nhà làm luật quy định khá chặt chẽ các vấn đề pháp lí có liên quan song vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định rõràng, thốngnhất hoặc chưa được áp dụng thống nhất cần phải tiếp tục được làm rõ như chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá, thời hiệu khởi kiện huỷ kếtquả đấu giá và thẩm quyềngiải quyết của toà án về huỷ kết quả đấu giá

Trang 2

NGHIÊN cứư -TRAO ĐÔI

1 Chủ thể CÓ quyền khởi kiện huỷ kết

quả đấu giá tài sản thi hành án dân sự

Đấu giá tài sản THADS là quá trình

được thực hiện với nhiều hoạt động khác

nhau như định giá, kí hợp đồng dịch vụ đấu

giá, tổ chức đấu giá Việc ĐGTS thành sẽ

mởra cơ hội cho việc thực thi bản án, quyết

định của toà án, ngược lại, nếu kết quả đấu

giá bị huỷ sẽ làm kéo dài thời gian thi hành

án Vì vậy, để hạn chế tình trạng kết quả

ĐGTS bị huỷ một cách tuỳ tiện, pháp luật

đã quy định các căn cứ pháp lí và các chủ

thể cóquyền huỷ kết quả ĐGTS Tuy nhiên,

đối với vấn đề xác định chủ thể nào có

quyền khởikiện huỷ kếtquả ĐGTS THADS

thì hiện nay chưa có cách hiểu và áp dụng

thốngnhất

Việc nghiên cứu cho thấy, cách hiểukhá

phổ biến hiện nay về chủ thể có quyền khởi

kiện huỷ kết quả ĐGTS bị cưỡng chế thi

hành án là chủ thể có quyền khởi kiện được

quy định tại Điều 102 Luật THADS, bao

gồm người mua được tài sản bán đấu giá và

chấp hành viên1

1 Vụ 11 VKSND tối cao, Quyền khởi kiện yêu cầu

kết quả bán đấu giá của người phải thi hành án

sự, https://vksndtc.gov.vn/hoidap/Pages/

hoi-dap.aspx?ItemID=283, Hoàng Thị Thanh Hoa,

Thỏa thuận hủy kết quả bản đấu giá tài sản thi

hành án và một số vẩn đề pháp lí liên quan,

https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghien

cuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=9471; Tạp chí

Tòa án, Giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu

giá tài sản để thi hành án, https://thuvienphapluat

vn/banan/tin-tuc/giai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-

ban-dau-gia-tai-san-de-thi-hanh-an-2805, truy cập

19/8/2022.

2 Thông báo thụ lí vụ án số 47/2020/DS-ST ngày 09/9/2020 về việc “Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sàn” trong Bản án số 54/2020/DS-ST ngày 30/12/2020 TAND Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản.

3 Trần Văn Quốc, Phăn biệt tranh chấp hủy kết quả bán đấu giá tài sản và tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-

cuu/phan-biet-tranh-chap-huy-ket-qua-ban-dau-gia- tai-san-va-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-dau-gia-tai-s

an, truy cập ngày 19/8/2022.

Cách hiểu phổbiến nêutrênlàchưa thực

sựhợp lí Đểxác định chủ thể có quyền khởi

kiện huỷ kết quả ĐGTS bị cưỡng chế

THADS phải căncứkhoản 1 Điều 102 Luật THADS Vì khoản2 Điều 102 Luật THADS

đã nêu rõ người mua được tài sản đấu giá, chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán ĐGTS Bản chất của việc “huỷ kết quả ĐGTS” khác với “tranhchấp về kết quả đấu giá” Tranh chấp “huỷ kết quả bán đấu giá tài sản” là loại tranh chấp yêu cầu toà ángiải quyết có hàm chứa nộidung kết quả bán đấu giá tài sản không có giá trị (vô hiệu) do vi phạm Điều 72 Luật ĐGTS, còn tranh chấp

“về kết quả bánđấu giátài sản” là loại tranh chấp yêu cầu toà án giải quyết hàm chứa nội dung về kết quả bán đấu giá thành hoặc không thành khi có tranh chấp (hoặc tranh chấp do người trúng đấu giá chậm nộp tiền mua tài sản đấugiá)2 Chínhvì vậy, theo quy địnhtại Điều 102 Luật THADS, nhàlàm luật

đã chia tách thành hai khoản khác nhau, khoản 1 của Điều luật quy định về huỷ kết quả bán ĐGTS, khoản 2 của Điều luật quy định về quyềnkhởi kiện của chủ thể làngười mua được tài sản bán đấu giá và chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu toà giải quyết tranh chấpvề kết quả bán ĐGTS.3 Do vậy, không thểcăn cứkhoản 2 của Điều luật này để xác định chủ thể có quyền khởi kiện

Trang 3

NGHIÊN cíỉ - TRA o ĐÔI

huỷ kết quả ĐGTS mà phải căn cứ khoản 1

Điều luật Theo đó, khoản 1 Điều 102 Luật

THADS quy định về huỷ kết quả ĐGTS như

sau: “7 Việc huỷ kết quả bán đấu giá tài sản

được thực hiện theo quy định của pháp luật

về bán đấu giả tài sản; trường hợp kết quả

bán đẩu giả tài sản bị huỷ thì việc xử lí tài

sản đế thi hành án được thực hiện theo quy

định của Luật này Như vậy, khoản 1 Điều

102 Luật THADS đã dẫn chiếu Luật ĐGTS

nên việc huỷ kếtquảĐGTS THADS sẽ được

áp dụng theo quy định của Luật ĐGTS và

Luật THADS Tuy nhiên, trong thực tế

không phải khi nào cơ quan có thẩm quyền

cũng vận dụng đúng nội dung này, ví dụ như:

Trong Bản án số 54/2020/DS-ST ngày

30/12/2020 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu

giátài sản4, theo nội dung được đề cập trong

bản án thìtại phiên đấu giả ngày 14/11/2018,

bà N là người mua được tài sản đấu giả với

giá 6.509.838.OOOđ Cùng ngày bà N kí kết

hợp đồng mua bán tài sản và nộp 1,2 tỉ đồng

tiền đặt cọc Theo thỏa thuận tại điểm 41

Điều Hợp đồng mua bán thì bà N phải

thanh toán số tiền còn lại là 5.309 838.000đ

trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc

phiên đấu giá (ngày 14/11/2018) Tuy nhiên

đến ngày 20/12/2018, bà N mới nộp đủ số

tiền còn thiếu (chậm nộp tiền mua tài sản)

Như vậy, bản chất của quan hệ pháp luật

tranh chấp này là tranh chấp về kết quả đấu

giá (cụ thể là tranh chấp do người trúng đấu

giá chậm nộp tiền mua tài sản đấugiá) thuộc

khoản 2 Điều 102 Luật THADS Tuy nhiên,

4 Bản án 54/2020/DS-ST ngày 30/12/2020 về yêu cầu

hủy kết quả bán đấu giá tài sản do Tòa án nhân dân

quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

5 Bản án số 54/2017/DSPT ngày 24/7/2017 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, do Tòa án tỉnh Lâm Đồng xét xử.

tại Văn bản số 2810 ngày 28/6/2019, Viện kiểmsát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Chấp hành viên phải đi khởi kiệnhủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản là không chính xác Bởi vì bản chất của tranh chấp “huỷ kết quả bán đấu giá tài sản” là do vi phạm Điều 72 Luật ĐGTS và đối với trường hợp này thì chấp hành viên không có quyền khởi kiện hủy kết quả đấu giá, ví dụ như: Trong Bản

án số 54/2017/DSPT ngày 24/7/2017 về

“yêu cầu hủy kếtquả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản”, chấp hành viên Chi cục THADS huyện H tỉnh Lâm Đồng đã khởi kiện hủy kết quả đấu giá tài sản nhưng trong bản án tòa án tỉnh Lâm Đồng đã kết luận là “chấp hành viên Chi cục THADS huyện H tỉnh Lâm Đồng không có quyền khởi kiệnđối với yêu cầu hủy kết quả bán đấugiá5

Nghiên cứu Điều 72 Luật ĐGTS cho thấy, pháp luật ĐGTS THADS ghi nhận ba hình thức huỷ kết quả đấu giá: 1) huỷ theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức ĐGTS và người trúng đấu giá; 2) huỷ

do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng dịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ; 3) huỷ do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá Do vậy, có thể căncứ vào hình thức huỷ kết quả đấu giá và chủ thể có quyền huỷ

Trang 4

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

kết quả đấu giá để từđó xác định chủ thể có

quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá Theo

đó, chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả

đấugiá được xácđịnh như sau:

- Trường hợp huỷ kết quả ĐGTS theo

thỏa thuận

Neu huỷ kết quả ĐGTS theo thỏa thuận

thì thành phần tham gia thỏa thuận được

thực hiện bởi ba chủ thể là: Chấp hành viên,

tổ chức bán ĐGTS và người trúng đấu giá;

nếu huỷ giao kết hợp đồng mua bán tài sản

đấu giá hoặc huỷ bỏ hợp đồng mua bán tài

sản đấu giá, thành phần tham giathỏa thuận

được thực hiện bởi chấp hành viên và người

trúngđấu giá Việc huỷ kết quả ĐGTS trong

trường hợp này xuất phát từ nguyên tắc tự

nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp

đồng dân sự Khi các chủ thể không muốn

tiếp tục thực hiện quan hệ pháp luật mua

bán tài sản đấu giá và cùng tự nguyện thỏa

thuận huỷ thì pháp luật luôn tôn trọng

quyền định đoạt này của các bên giao kết

hợp đồng Như vậy, huỷ kết quả ĐGTS

trong trường hợp này không phát sinh tranh

chấp nên không đặt ra vấn đề khởi kiện và

chủ thể cóquyềnkhởi kiện

- Trường hợp huỷ kết quả đấugiádo hợp

đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài

sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp

đồngdịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ

Neu huỷ kết quả đấu giá do hợp đồng

dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản

đấu giá bị toà án tuyên vô hiệuthì chủthể có

quyền yêu cầuhuỷ kết quả ĐGTS đồng thời

là chủ thể có quyền khởi kiện bao gồm:

Chấp hành viên, người trúng đấu giá và tổ

chức đấu giá Nếu kết quả đấu giá bị huỷ do

hợp đồng dịch vụ đấu giá bị huỷ bỏ thì chủ

thể có quyền huỷ kết quả đấu giá đồng thời

là chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS là người có tài sản đấu giá(chấp hành viên) Vì khoản 6 Điều 33 Luật ĐGTS quy định: "Người có tài sản đấu giá có quyền

huỹ bò hợp đồng dịch vụ đẩu giá tài sản khi

có một trong các căn cứ Điều 47 Luật ĐGTS quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá”, trong đó, tại điểm

d khoản 1 quy định quyền của người có tài sản là: Đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giáhoặc đềnghị toà ántuyên

bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự Như vậy, chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS đối với trường họp huỷ

do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu hoặc hợp đồngdịch vụ đấu giátài sản bị huỷ

bỏ là chấp hành viên, tổ chức đấu giá và người trúngđấu giá

- Trường hợp huỷ kết quả đấu giá do có hành viviphạmtronghoạt động đấu giá như hành vithông đồng, móc nối, dìm giá(khoản

4Điều72)

Đối với trường hợp huỷ kết quảđấu giá

do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá, pháp luật chỉ quy định căn cứ để huỷ kết quả đấu giá mà không quy định cụ thể

và cũng không dẫn chiếu điều luật nào quy định vềchủ thể cóquyền huỷ kết quả ĐGTS

Vì vậy, không thể xác định được chủ thể có quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu giá trong trường hợp này nhưng các quan điểm nêu trên đều cho rằng người mua được tài sản

Trang 5

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

bán đấu giá và chấp hành viên có quyền

khởi kiện huỷ bỏ kết quả đấu giá Khoản 4

Điều 72 Luật ĐGTS chỉ quy định căn cứ

huỷ mà không xác định chủ thể có quyền

huỷ kết quả đấu giá Vì vậy, đối với trường

hợphuỷ do có hànhvithông đồng, móc nối,

dìm giá không thể xác định chủ thể có

quyền khởi kiện

Giả sử áp dụng phương pháp loại trừ là

những chủ thể có hành vi vi phạm thường

không yêu cầu huỷ, bao gồm người có tài

sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người

trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu

giá viên có hành vi thông đồng Như vậy,

còn lại hai chủ thể có quyền lợi liên quan

đến hoạt động ĐGTS THADS là người được

thi hành án và người phải thi hành án Tuy

nhiên, khi đối chiếu với các quy định về

quyền và nghĩa vụ của đương sự trong

THADS quy định tại Điều Luật THADS

thì các đương sự này không có quyền huỷ

kết quả đấu giá Luật ĐGTS quy định người

có tài sản đấu giá được quyền khởi kiện huỷ

kết quả đấu giá, tuy nhiên người có tài sản

đấu giá trong THADS là chấp hành viên

Việc nghiên cứu cho thấy, Luật THADS cho

phép đương sựđược quyền huỷ kết quả bán

ĐGTS nhưngLuật THADS đã bỏ quyền này

của đương sự Để lí giải cho vấn đề đương

sự trong THADS không được khởi kiện huỷ

kết quả đấu giá, có quan điểm cho rằng do

đương sự đã đượchưởng quyền khiếu nại, tố

cáo theo pháp luật THADS và được quyền

yêu cầu bồi thường theo pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước Mặt khác,

tài sản bị bánđấu giádo cưỡng chế thihành

án là việc bán có sự can thiệp bằng quyền

lực nhà nước, không còn hoàn toàn bình

đẳng như các giao dịch dân sự khác Bên bán không còn là chủ tài sản mà bênbán là chấp hành viên nên trách nhiệm của người bán phải gắn với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước6

6 Giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành án, https://thuvienphapluat.vn/

banan/tin-tuc/giai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-ban -dau-gia-tai-san-de-thi-hanh-an-2805, truy cập 19/8/2022.

Quan điểm nêu trên là không phù hợp

và không bảo đảm quyền và lợi íchhợppháp của đương sự trong THADS Neu cho rằng đương sự đã đượchưởng quyền khiếu nại, tố cáo theo pháp luật THADS và được quyền yêu cầu bồi thường theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nên không được quyền khởi kiện là không có cơ sở Bởi

vì, quyền khởi kiện và quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền hoàn toàn độc lập, đều là quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận Vì vậy, không thể lí giải vì đã được hưởng quyền này nên không được hưởng quyền khác Bên cạnh đó, để giải thích cho việc không cho phép đương sự khởi kiện, quan điểm này còn đưa ra lí do là tài sản bị bán đấu giá do cưởngchế thi hành án là việc bán

có sự can thiệp bằng quyền lực nhà nước, không còn hoàn toànbình đẳng như các giao dịch dân sự khác Bên bán không còn là chủ tài sản mà bên bán là chấp hành viên nên trách nhiệm của người bán phải gắn với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Tác giả cho rằng, vì người có tài sản đấu giá khôngphải là chủ sở hữu tài sản (người phải thi hành án) mà là chấp hành viên, nên có thể dẫn tới tình trạng chấp hành viên thiếu

Trang 6

NGHIÊN CỨU- TRAO ĐÓI

trách nhiệm trong hoạt động bán đấu giá tài

sản THADS, làm ảnh hưởng đến quyền và

lợi ích hợp pháp của các chủ thể là người

được thi hành án và người phảiTHADS7 Do

đó, pháp luật cần “cung cấp” cho đương sự

(trong đó có người phải thi hành án) đầy đủ

các quyền như quyền khiếu nại, tố cáo, khởi

kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

mình trong trường hợp bị xâm phạm Tuy

nhiên, vì hoạt động ĐGTS THADS mang

tính chất đặc thù nên cần phải giới hạn

quyền này trong một số phạm vi nhất định

để hạn chế tình trạng lạm quyền với mục

đích gâykhó khăn, cản trở quá trình thi hành

án Điều này có nghĩa là pháp luật cần ghi

nhận quyền khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS

THADS cho đưcmg sự nhưng không áp đụng

cho tất cả các trường hợp như Luật THADS

mà chỉ quy định đương sự có quyền huỷ kết

quả ĐGTS THADS đối với trường hợp có

hành vi viphạm trong hoạt động đấu giánhư

hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá quy

địnhtạikhoản 4Điều 72 Luật ĐGTS

7 Trương Thị Hồng Hà, “Bàn về quyền con người

trong thi hành án dân sự”, trong sách Quyền con

người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, Võ

Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học và xã hội,

2010, tr 287.

8 Dương Tấn Thanh, Vướng mắc về giải quyết tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, https://thads.moj

gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencuu traodoi/view_detail.aspx?itemid=84, truy cập 19/8/2022.

Mặt khác, căn cứ đểhuỷ kết quả đấu giá

quy định tại khoản 4 Điều 72 LuậtĐGTS do

có hành vi vi phạm là thông đồng, móc nối,

dìm giá thì chủ thể vi phạm bao gồm tất cả

những cá nhân, tổ chức có liên quan đến

hoạt động đấu giá (chấp hành viên, người

tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ

chức đấu giá tài sản, đấu giá viên) Trong

trường hợp này người có lợi ích bị ảnh

hưởng là đương sự (người được thi hành án

và người phải thi hành án) Do vậy, pháp luật nên trao quyền khởi kiện cho các chủ thể nàyđể họ khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâmphạm Từ những phân tích trên cho thấy pháp luật cần trao quyền khởi kiện huỷ kết quả đấu bán ĐGTS cho đương sự đối với trường hợp có hành vi vi phạmtrong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá quy địnhtạikhoản4 Điều 72 Luật ĐGTS

2 Thòi hiệu khỏi kiện huỷ kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân

sự (BLTTDS) năm 2015, thời hiệu khởi kiện không phải là một trong những điều kiện toà

án cần phải xem xét khi thụ lí vụ án và hết thời hiệu khởi kiện toà án cũng không được

tự mình đìnhchỉ giảiquyết vụ án Tuy nhiên, nếu đương sự viện dẫn thời hiệu khởi kiện

để yêu cầu toà án đình chỉ thì toà án căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều217 BLTTDS năm

2015 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án trên cơsởyêucầu của đươngsự

BLTTDS năm 2015, Luật ĐGTS năm 2016, LuậtTHADS và Nghịđịnh sổ 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) không quy định về thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS THADS Vì vậy, vấn đề này có thể hiểu và áp dụng theo hai cách khác nhau, cụ thểnhư sau:8

Trang 7

NGHIÊN CỨU- TRAO ĐÓI

- Cách hiểu thứ nhất, huỷ kết quảĐGTS

làtranh chấp phát sinh từ quanhệ hợp đồng

Vì vậy, phải áp dụng quy định về thời hiệu

khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng để

xemxét thời hiệu khởi kiện còn hay không

- Cách hiểu thứ hai, đối với tranh chấp

về kếtquả ĐGTS thì không áp dụng thời hiệu

khởi kiệnvì pháp luật không có quy định

Tác giả cho rằng, để xác định cách hiểu

nào là chính xác nhằm vận dụng thống nhất

trong thực tiễn xét xử, chúngta cầnphải dựa

vào các căn cử huỷ kết quả ĐGTS THADS

để xem xét Điều 72 Luật ĐGTS năm 2016

quy định có 05 căn cứ để kết quả ĐGTS bị

huỷ, trong đó 04 căn cứ quy định từ khoản 1

đến khoản 4 Điều 72 áp dụng cho ĐGTS

THADS Đối với căn cứ thứ nhất là huỷ

theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu

giá, tổ chức ĐGTS và người trúng đấu giá

quy định tại khoản 1 Điều 72, bản chất của

việc huỷkết quảđấu giá do các bên tự thỏa

thuận Dođó, trong trường hợp nàycác bên

không khởi kiện tại toà án nên không cần

xác địnhthời hiệu

Đối với căn cứ thứ hai và thứ ba là huỷ

do hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua

bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu

hoặc hợp đồng dịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ quy

định tại khoản và khoản 3 Điều 72, bản

chất là tranh chấp về quan hệ hợp đồng, cụ

thể là yêu cầu toà án tuyênhợp đồng dịch vụ

ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô

hiệu và huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ ĐGTS nên

sẽ vận dụng theo cách hiểu thứ nhất là áp

dụngquy định về thời hiệu khởi kiện đốivới

tranh chấp về hợp đồng Theo quy định tại

Điều 407 BLDS năm 2015: “ Quy định về

giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đổi với hợp đồng vô hiệu’’, nên nếu huỷ kết quả đấu giá do hợp đồng vô hiệu thì tuỳ theo từng trường hợp vô hiệu căn cứ vào Điều 132 BLLDS năm 2015 để xác định thời hiệu khởi kiện Đối với trường hợp huỷ kết quả đấu giá do hợp đồng dịch

vụ ĐGTS bị huỷ thì tuỳ từng trườnghợp bị huỷ mà áp dụng quy định về huỷ bỏ hợp đồng được quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật ĐGTS và các quy định về huỷ hợp đồng tại BLDS năm 2015 làm căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện

Đối với căn cứ thứ tư (huỷ kết quả đấu giá do có hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá) quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật ĐGTS vận dụng theo cách hiểu thứ hai là không áp dụng thời hiệu khởi kiện Chẳng hạn như trong Bản án số 71/2019/DSPT ngày 14/3/2019 về yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản, hủy giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minhtuyênhủy kết quảđấu giá

Lí do của việc hủy kết quả đấu giá là do việc làm trái pháp luật trong khi tổ chức bán đấu giátài sảncủa Phòng thi hành án dânsự tỉnh Bình Phước (nay là Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước) và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Phước Những sai phạm này được nêu rõ trong Bản ánhình sự phúc thẩmsố 75/2015/HSPT ngay 03/7/2015 của Tòa ánnhân dân tỉnh Binh Phước9 Như

9 Bản án số 71/2019/DSPT ngày 14/3/2019 về yêu

Trang 8

NGHIÊN cứư - TRA o ĐÒI

vậy, xét về bản chất hành vi thông đồng,

móc nối, dìm giá trong quá trình bán ĐGTS

là hành vi vi phạm pháp luật (trong bản án

nêu trên là vi phạm pháp luật hình sự) nên

không áp dụng thời hiệu khởi kiện hủy kết

quả đấu giáđối với trườnghợpnày

3 Thẩm quyền giải quyết của toà án

đối với việc huỷ kết quả đấu giá tài sản thi

hành án dân sự

Việc huỷ kết quả ĐGTS được xácđịnh là

tranh chấp dân sự theo Điều 26 BLTTDS

năm 2015 Tuy nhiên, toà án sẽ thụ lí theo

khoản 13, khoản 3 hay khoản 14 Điều 26 của

Bộ luật là vấn đề cần được làm rõ để bảo

đảm áp dụng thống nhất khi phát sinh tranh

chấp Có quan điểm cho rằng, đối với việc

ĐGTSthông thường (bán không qua cơ quan

thi hành án) là một loại hợp đồng mua bán

tài sản nên tranh chấp về bán ĐGTS thông

thường là loại “Tranh chấp về giao dịch dân

sự, hợp đồng dân sự” theo quy định tại

khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 Đối

với việc bán ĐGTS để THADS là tranhchấp

quy định tại khoản 13 Điều 26 BLTTDS

năm 2O1510 Cách hiểu như trên là không

chính xác, vì tại khoản 1 Điều 102 Luật

THADS quy định rõ việc huỷ kết quả đấu

giá thực hiện theo pháp luật về ĐGTS, sau

khi kết quả đấu giá bị huỷ thì việc xử lí tài

sản mới được thực hiện theo Luật THADS

cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản, hủy giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu bồi thường thiệt

hại tài sản do Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành

phố Hồ Chí Minh xét xử.

10 Chu Xuân Minh, Giải quyết tranh chấp về kết quả

bán đấu giá tài sản để thi hành án, https://tapch

itoaan.vn/giai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-da

u-gia-tai-san-de-thi-hanh-an, truy cập 19/8/2022.

Do đó, dù là đấu giá thông thường hay đấu giá THADS thì khi huỷ kết quả đấu giá đều

áp dụng theo LuậtĐGTS và các văn bản luật khác có liên quan Vì vậy, không có sựkhác nhau giữahợp đồng mua bán tài sảnđấu giá thông thường và hợp đồng mua bán tài sản đấu giá THADS

Việc nghiên cứu thực tiễn xét xừ thông qua một số bản án liên quan đến ĐGTS THADS như: Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện

L tỉnh B.p về “Tranh chấp yêu cầu huỷ kết quả bán đấu giá tài sản”; Bản án số 133/2019/DS-ST ngày 28/11/2019 về “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và huỷ kết quả đấu giá”; Bản án số 84/2018/DS-PT ngày 27/4/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Đ.N về

“Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản đấu giá”, tại các bản án này, toà ánđều ghi nhận căn cứ áp dụng là Điều 26 BLTTDS năm

2015 chứ không ghi rõ áp dụng khoản nào của Điều 26 hoặc cùng một yêu cầu khởi kiện là huỷ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá nhưng có bản án thì xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, có bản án xác định là tranh chấp yêu cầu huỷ kết quả bán đấu giátài sản

Vì vậy, không thể xác định được đối với mồi trường hợp huỷ kết quả ĐGTS toà án sẽ thụ

lí theo khoản 3, khoản 13 hay khoản 14 của Điều 26 BLTTDS năm 2015

Đe xác định được yêu cầu huỷ kết quả đấu giá tài sản THADS thuộc khoản 3, khoản 13 hay khoản 14 Điều 26 BLTTDS năm 2015, cầnphải căncứ vào nội dung đơn khởi kiện để xem xét yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện Nếu khởi kiện tranh chấp

100 TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 8/2022

Trang 9

NGHIÊN CỨU- TRAO ĐÔI

về hợpđồng hoặc huỷ hợp đồng mua bántài

sản đấu giá, hợp đồng dịch vụ đấu giá thì sẽ

áp dụng khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm

2015 Neu khởi kiện tranh chấp về hành vi

thông đồng, móc nối, dìm giá của người có tài

sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người

trúng đấu giá, tổ chức đấu giátài sản, đấugiá

viêncó trong quátrình thamgia đấu giá thì áp

dụng khoản 14 Điều 26 BLTTDS năm 2015

Neu khởi kiện tranh chấp về kết quả ĐGTS

theo khoản 2 Điều 102 Luật THADS (loại

tranh chấp yêu cầu toà án giải quyết hàm

chứa nội dung về kết quảđấu giáthành hoặc

không thành) thì áp dụng khoản 13 Điều 26

BLTTDS năm 2015

Trên cơ sở xác định yêu cầu khởi kiện

của người khởi kiện là khoản 3, khoản 13

hay khoản 14 Điều 26 của BLTTDS năm

2015, chúng ta sẽ xác định toà án có thẩm

quyền giải quyết Cụ thể, nếu tranh chấp về

hợp đồng dịch vụ đấu giá hoặc hợp đồng

mua bán tài sản đấu giá theo quy định tại

khoản 1, và 3 Điều 72 Luật ĐGTS (bản

chất là tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp

đồng) thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án

nơi bị đơn cư trú hoặc toà án nơi hợp đồng

được thực hiện giải quyết Neu các tranh

chấp khác về huỷ kết quả đấu giá được quy

định tại Điều 72 Luật ĐGTS thì nguyên đơn

có quyền yêu cầu toàán nhândân huyện nơi

bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá

nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn

là cơ quan, tổ chức theo điểm a khoản 1

Điều 39 BLTTDS năm 2015 Như vậy,

không phải tất cả các trường hợp huỷ kết

quả ĐGTS THADS đều thụ lí theo quy định

tại khoản 13 Điều 26 BLTTDS năm 2015

mà phải căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của đương sự để xác định

Việc huỷ kết quả ĐGTS THADS liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nhau Vì vậy, đểbảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể này, việc hiểu

và vận dụng thống nhất các quy định của pháp luật về chủ thể có quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả đấu giá và thẩm quyền giải quyết của toà về huỷ kết quả đấu giá là rấtcần thiết Theo đó, để xác định chủ thể có quyền khởikiện huỷ kết quả ĐGTS THADS, cần phải căn cứ vào khoản

1 của Điều 102 Luật THADS; Đe xác định thời hiệu khởi kiện huỷ kết quả ĐGTS phải dựa vào các căn cứ huỷ kết quả đấu giá, cụ thể là huỷ do hợp đồngdịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị toà án tuyên vô hiệu, hợp đồng dịch vụ ĐGTS bị huỷ bỏ hay huỷ do cóhành vi vi phạmtrong hoạt động đấu giá như hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá để xác định, từ đó áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu khởi kiện Đổ xác định thẩm quyền giải quyết của toà án án theo loại việc hay theo lãnh thổ cần phải căn cứ vào nội dung đơnkhởi kiện để xem xét yêu cầu khởikiện của người khởi kiện./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trương Thị Hồng Hà, “Bàn về quyền con người trong thi hành án dân sự”, trong sách Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học và xã hội, 2010

2 Hoàng Thị ThanhHoa, Thỏathuận hủy kết

Trang 10

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

quả bản đấu giátài sản thi hànhán và một

số vấn đề pháp lí liên quan, https://thads

moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencu

utraodoi/view_detail.aspx?itemid=947

3 Chu Xuân Minh, Giải quyết tranh chấp về

kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành

án,

hi-hanh-an

https://tapchitoaan.vn/giai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-dau-gia-tai-san-de-t

4 Tạp chí Tòa án, Giải quyết tranh chấp về

kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành án,

iai-quyet-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-dau-gia-tai-san-de-thi-hanh-an-2805

https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/g

5 Dương Tấn Thanh, Vướng mắc về giải

quyết tranh chấp kết quả bán đấu giá tài

sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, https://thads.moj.gov.vn/ tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencu utraodoi/view_detail.aspx?itemid=84

6 Trần Văn Quốc,Phân biệt tranh chấp hủy kết quả bán đấu giả tài sản và tranh chấp

về kết quả bán đẩu giả tài sản,

chitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/phan-biet -tranh-chap-huy-ket-qua-ban-dau-gia-tai-s an-va-tranh-chap-ve-ket-qua-ban-dau-gia-tai-san

https://tap

7 Vụ 11 Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Quyền khởi kiện yêu cầu hủy kết quả bán

đấu giá của người phải thi hành án dân sự,

hoi-dap aspx? ItemID=2 8 3 https://vksndtc.gov.vn/hoidap/Pages/

HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

TẠI VIỆT NAM (tiếp theo trang 81)

2 Asia Business Law Journal,

.asia/data-privacy-framework-asia/

https://law

3 Bạch Thị Nhã Nam, “Quyền được lãng

quên từ thực tiễn phán quyết trong phạm

vi Liên minh châu Âu”, Tạp chỉ Nghiên

cứu lập pháp, số 24/2020

4 Báo cáo nghiên cứu của Văn phòng Liên

minh châu Âu, “A comparison between

US and EU data protection legislation for

law enforcement purposes”, 2010, tr 67,

-/publication/bf448177-771 e-11 e5-86db-0

Iaa75ed71al

https://op.europa.eu/en/publication-detail/

5 Cox Broadcasting Corp V Cohn, 420 U.S

469, 1975,

community/casebrief/p/casebrief-cox-

broad-corp-v-cohn

https://www.lexisnexis.com/

6 Deloitte, “Data and privacy protection in

ASEAN, What doesit mean for businesses

in the region?”, 2021, https://www2.del oitte.com/id/en/pages/risk/articles/data -privacy-in-asean.html

7 TimHickman, Detlev Gabel, Data Protection Laws and Regulations 2022, com/practice-areas/data-protection-laws-and-regulations/usa

https://iclg

8 Robert E.G Beens,“The Privacy Mindsetof The EU Vs The US”, 2020,

07/29/the-privacy-mindset-of-the-eu-vs-th e-us/?sh=7b0088d67d01

https://www forbes.com/sites/forbestechcouncil/2020/

9 Varin Khera, Data Protection and Cybersecurity Laws In The Asia-Pacific Region, 2021, https://itsec.group/blog-post- cybersecurity-regulations-asia-pacific.html

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN