1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: VOV1 vối công tác tuyên truyền "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" (Khảo sát một số chương trình trên hệ thời sự Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 3/2014)

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VA NHÂN VĂN

LÊ THỊ THƠM

VOVI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYEN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIỂU QUOC

GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”

(Khảo sát một số chương trình trên hệ Thời sự Chính trị - Tổng hợp (VOVL),Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 3/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dinh Thị Thúy Hang

Hà Nội - 2015

Trang 3

Loi cam đoan

Luận văn “VOVI với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có tính kếthừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như sách,

báo có liên quan.

Công trình được triển khai nghiên cứu từ tháng 1 đến hết tháng 3/2014, do

tác giả Lê Thi Thơm, học viên lớp Cao học báo chí K16, trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện Đây là sản phẩm nghiên

cứu độc lập của riêng tôi Các sô liệu trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thơm

Trang 4

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cam ơn PGS.TS Dinh Thị Thúy Hằng — người hướng dẫn

đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các nhà quản lý, lãnh đạo cácngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên,

phóng viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn;các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Thị Thơm

Trang 5

MỤC LỤC

\/19/9600 02155 1

DANH MỤC CHỮ VIET TÁTT 2< s£ s2 s£ ££s£ s£S££s£Sz£sEs£s£seSSssesese 2)/.9\J:810/98:)10)06:90 120002577 3)/ 67100775 4

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN

“CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIEU QUOC GIA XÂY DỰNG NONG THÔN

1.1 MOT SO KHÁI NIỆM - LG 2E 1123111153111 931 1115111115111 E ng 11kg 1 1k kkt 141.2 QUAN DIEM CUA DANG, NHÀ NƯỚC VE CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIỂU QUOC GIAXÂY DUNG NONG THON MỚI LG 2111231111531 11 1311185111151 119kg 251 11t 21

1.3 TIÊU CHÍ QUOC GIA VE XÂY DUNG NONG THÔN MỚI - 5< << < c2 241.4 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐÓI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYÈN XÂY DỰNG NÔNG THÔN

CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN “CHƯƠNG

TRÌNH MỤC TIỂU QUOC GIA XÂY DỰNG NÔNG THON MỚI” TREN VOVI 30

2.1 VAI NET VE VOV1 VÀ CÁC CHƯƠNG TRINH CÓ NOI DUNG TUYEN TRUYEN

XÂY DUNG NONG THON MOL ccccccccccccccccsscccesscccesscccssescsssscesssssesessseessseeeeesensees 302.2 NOI DUNG TUYEN TRUYEN NONG THON MỚI TREN VOVI - 372.3 HÌNH THUC TUYEN TRUYEN VE NONG THÔN MỚI TREN VOVI 53

CHƯƠNG 3: NANG CAO CHAT LƯỢNG CONG TÁC TUYEN TRUYEN“CHUONG TRINH MUC TIEU QUOC GIA XAY DUNG NONG THON

MOT” TREN À149a00037.7 77

3.1 DANH GIA CHUNG VE CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT

()?7.9:090/.9:100/9) 00227 88

3.3 CÁC GIẢI PHAP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG TUYẾN TRUYEN “CHUONG TRÌNH

MỤC TIỂU QUOC GIA XÂY DỰNG NONG THON MỚI” TREN VOVI - 91

0007000277 110

Trang 6

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

VOVI: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt NamVOV2: Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo

VOV3: Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải triTNVN: Tiếng nói Việt Nam

NXB: Nhà xuất ban

BCDTW: Ban Chỉ đạo Trung ương

MTQG: Mục tiêu Quốc gia

NTM: Nông thôn mới

ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội

VH-TT-DL: Văn hóa — Thể thao — Du lịch

Trang 8

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người nghe chương trình VOVI - eee 3lBiểu đồ 2.2 : Tỷ lệ tin, bài về NTM qua các chương trình trên VOV1 32Biểu đồ 2.3: Ty lệ nghe những thông tin về nông thôn mới qua các chương

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Nông thôn là môi trường sống của đa số người dân, là nơi bảo tồn, pháthuy giá trị truyền thống của dân tộc Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thônmới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân là nhiệm vụ chiếnlược để bảo đảm ồn định chính trị, xã hội.

Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp nước ta tiếp tụcphát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả Nông nghiệp có vai trò ngày càng to lớn trong đảm bảovững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng nông sản xuất khâu chiếmvị thế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăngcông nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới;Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thayđổi; Đời sống vật chất và tinh than của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngàycàng được cải thiện; Xóa đói, giảm nghèo đạt một số kết quả khả quan; Dân chủ cơsở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vi thếchính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao Song vẫn còn các số liệuthống kê cho thấy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn chưa thật sự bền vững.

Theo tinh thần Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng và phân tích Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang triển khai, có thé nêu ra

một cách khái quát 5 nội dung cơ bản của chương trình xây dựng nông thôn mới

được Đảng và Nhà nước ta đề ra: Một là, nông thôn có làng xã văn minh sạch đẹp,hạ tầng hiện đại; hai là, sản xuất bền vững theo hướng hàng hóa; ba là, đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bốn là, bản sắc văn hóadân tộc được giữ gìn và phát triển; năm là, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

3 năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra sâu rộng trên khắp cảnước Không một cơ quan báo chí nào không thực hiện công tác tuyên truyền, vận

động cho chương trình nông thôn mới Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiéu nhăm đánh

Trang 10

giá tổng kết những kết quả và kinh nghiệm trong việc tuyên truyền nông thôn mới làđiều rất cần thiết.

Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh Quốc gia trực thuộc Chính phủViệt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng

Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dânbăng các chương trình phát thanh 69 năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn là một

trong những cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước.

Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) là hệ phát phanh quan trọng nhấtcủa Đài TNVN, được phát trên tan số AM 675Mhz và FM100Mhz VOVI có các

chương trình phát thanh quan trọng như: Chương trình Thời sự, Nông nghiệp và

nông thôn, Theo dòng thời sự, Đối thoại cuối tuần, Quốc hội với cử tri, Chính phủvới người dân; Kinh tế, Alo VOVI Hệ VOV1 được phát sóng từ 4h45 phút đến24 giờ hàng ngày Đối tượng của VOVI là đông đảo quần chúng nhân dân, nhữngngười ở tuôi trưởng thành, vì thé, mỗi chương trình phát thanh, mỗi sản phẩm phatthanh trên VOVI đều thê hiện rõ tính chính tri, thé hiện đường lối, chủ trương chính

sách của Dang và Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân Tin bài trên VOV1 cũng

có nhiệm vụ tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từnglĩnh vực cụ thé, đồng thời, phổ biến kiến thức, hướng dẫn nhân dân

Là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, Đài TNVN là một trongnhững cơ quan báo chí đi đầu về tuyên truyền kịp thời, hấp dẫn các nội dung củaChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đã có những đóng góptích cực cho phong trào này Các chương trình phát thanh tuyên truyền về đề tàinông thôn mới đã được phat sóng nhiều trên VOV1 Tuy nhiên, trong giai đoạn hiệnnay, các chuơng trình đó cần được đổi mới và nâng cao chất lượng vì:

Do yêu cầu của của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn,Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộngkhắp trên cả nước Do đó, công tác tuyên truyền các vấn đề về nông thôn mới phải

được triên khai một cách rộng rãi nhât.

Trang 11

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của các loại hìnhbáo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đòi hỏi phải có sự đổi mới vềcách thức thông tin tuyên truyên, cũng như phải không ngừng nâng cao chất lượngnội dung các chương trình phát thanh về nông thôn mới nhằm thu hút đông đảothính giả hơn Bên cạnh đó, thực tế sinh động của Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới đang diễn ra mạnh mẽ ở các địa phương, đòi hỏi phải cập

nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời, góp phần đây nhanh tiến độ hoàn thành các

mục tiêu của chương trình nông thôn mới.

Đó chính là lý do chủ yếu dé tác gia đã quyết định chon đề tài cho luận văncủa mình là “VOV1 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyêntruyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói riêng và cácnội dung tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến thời điểm này, có khá nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu khoahọc viết về Hệ VOVI, Đài TNVN; các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dânvà Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trong đó, có thé điểmmột số công trình tiêu biéu như:

Về các chương trình phát trên Hệ VOVI:

- Luận văn thạc sĩ “Đồi mới, nâng cao chất lượng chương trình Thời sự củaĐài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Đồng Mạnh Hùng, thực hiện năm 2006 Tác

giả đã khảo sát thực trạng và nêu những giải pháp nâng cao hiệu quả các chương

trình Thời sự của Hệ VOV1 Chương trình Thời sự là chương trình có tầm quantrọng số 1 của Hệ VOVI, vì thé, những nhận định, giải pháp mà tác giả đã nêu ra làcơ sở dé chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình Tuynhiên, luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu chương trình Thời sự mà chưa đề cập đếncác chương trình chuyên đề, chương trình tổng hợp của Hệ VOVI; giải pháp tác giả

đưa ra chưa có tính khái quát.

- Luận văn thạc sĩ “Đổi mới va nâng cao chất lượng các chương trình phátthanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Phạm Nguyên Long Trong

Trang 12

luận văn này, tác giả đã nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển, đổi mới củaĐài TNVN nói chung và các chương trình phát thanh kinh tế nói riêng; nghiên cứuvề thực trạng sản xuất các chương trình phát thanh kinh tế trong thời gian qua và sựcần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình Tuy nhiên, luận văn nàymới chỉ khảo sát, đánh giá sự vận hành chung của các chương trình phát thanh kinh tếvề tất cả các mặt, ở tất cả các chương trình kinh tế chứ chưa đi sâu phân tích các giảipháp nâng cao chất lượng tuyên truyền cho một nội dung cụ thé như Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Nhiều nhận định hoặc giải pháp mà tácgiả đưa ra đến nay đã cũ, bởi hệ VOV1 đã vận hành chuyên nghiệp và hiện đại hon.

Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh của HệThời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOVI)” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, thực

hiện năm 2009 Luận văn đã khảo sát, nghiên cứu các chương trình phát thanh trên

Hệ VOVI, chỉ ra những thành công và hạn chế, đề ra những giải pháp để nâng caochất lượng thông tin trên Hệ VOVI Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu khoa học này mớinghiên cứu các chương trình phát trên Hệ VOVI một cách chung nhất, ở tat cả cácnội dung tuyên truyền, nhân sự, nội dung, kỹ thuật chứ chưa phân tích sâu các giảipháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở một nội dung, khía cạnh cụ thê.Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về việc “Đổi mới trong cách viếttin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Lê Huy Nam; Công trình nghiêncứu khoa học “Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam” củatác giả Tạ Toàn (năm 2004); Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng chương trìnhphát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Trần

Thị Minh Tâm; Luận văn “Nâng cao chất lượng tuyên truyền chương trình về biénđảo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hòa; Luận văn thạcsĩ “Nghiên cứu sự đổi mới và vận hành Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (ĐàiTiếng nói Việt Nam giai đoạn 2003-2009)” của tác giả Nguyễn Thị Bình

Nhìn chung các công trình khoa hoc này đã nghiên cứu một cách cơ bản, chi

tiết những thành tựu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể mà Hệ VOVI đã đạtđược trong thời gian qua Đồng thời đặt ra những van đề dé Hệ VOVI tiếp tục đôi

mới chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu câu đôi mới của Dai TNVN Tuy nhiên,

Trang 13

đây là những nghiên cứu có tính lý luận chung, mới chỉ là những cái nhìn tổng quát.Cũng có những dé tài di sâu nghiên cứu một loại hình, một bộ phận, một chươngtrình cụ thể, hoặc nghiên cứu quy trình sản xuất của một loại chương trình Chưacó công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về công tác tuyên truyền Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên Hệ VOVI.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Nôngnghiệp, nông thôn là một đề tài rộng rãi, phong phú, đã có không ít cá nhân, tập thênghiên cứu về van dé này Trong đó tiêu biểu là:

Sách “Xây dựng nông thôn mới những van dé lý luận và thực tiễn”, Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia, chủ biên PGS.TS Vũ Văn Phúc Nội dung của cuốn sáchtrình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như quan điểm của Đảng ta về xây dựngnông thôn mới Đồng thời, cuốn sách giới thiệu nhiều bài viết trình bày thực tế xâydựng nông thôn mới ở các địa phương về những khó khăn, vướng mắc cũng nhưcách làm hay, sáng tao mà nhiều địa phương đang triển khai áp dụng.

Ngoài ra còn có một số cuốn sách khác như: Vũ Oanh, “Nông nghiệp và

nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ

hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998); TS Nguyễn Văn Phúc, “Nôngnghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển”, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội (2004); PGS, TS Nguyễn Thị Thơm & Th.S Phí Thị Hằng (đồngchủ biên), “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thịhóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2009) Các cuốn sách này đã nêu mộtcách khái quát các vấn đề ở nông thôn hiện nay Đây là cơ sở cho tác giả luận văncó cái nhìn chung về nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.

Năm 2002 có công trình nghiên cứu của tác giả Dinh Quang Hạnh về “Côngtác tuyên truyền vấn đề nông nghiệp, nông thôn trên Đài Truyền hình Việt Nam”;Luận văn thạc sĩ: “Vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam”.Luận văn đã làm rõ những van đề lý luận và thực tiễn tổ chức tác phẩm, thủ pháptuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền trên một số tờ báo in; Luận văn “Nâng caochất lượng chuyên đề Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên sóng phát thanhĐài Phát thanh — Truyền hình Hà Nội (năm 2007)”

Trang 14

Bên cạnh đó còn có một số khóa luận về vấn đề báo chí với sự nghiệp hiện

đại hóa nông nghiệp nông thôn; báo chí với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông thôn (khảo sát báo Nhân dân) Nhìn chung, các tư liệu này đã đề cập đếnvan đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở các khía cạnh khác nhau, cũng như chỉra được cách thức tuyên truyền về vấn đề tam nông trên báo in, đài truyền hình haytrong một chương trình chuyên dé cụ thé ở một giai đoạn nhất định ở một cơ quanbáo chí cụ thê.

Kết quả nghiên cứu của các công trình và tài liệu nghiên cứu, tài liệu tổngkết đã công bố có giá trị tham khảo rất tốt cho tác giả trong quá trình thực hiệnluận văn Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nao đề cập một cáchcụ thê về tính cấp thiết cũng như những giải pháp trong việc tuyên truyền Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên Hệ VOVI Vì vậy, Luận văn“VOVI với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới” là một công trình khoa học mới, độc lập, có tính kế thừa những kết quảnghiên cứu của các đề tài và công trình khoa học cũng như sách, báo, tạp chí có

liên quan đã được thực hiện trước đây.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là tìm hiểu thực trạng, những ưu, khuyếtđiểm trong quá trình tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới trên VOVI của Đài TNVN Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải

pháp nhằm đôi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về xây dựng nông

thôn mới trên VOVI.

Dé có thé đạt được mục đích ấy, tác giả xác định cần phải hoàn thành nhữngnhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

- Thứ nhát, hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến nông thôn mới, tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước vềnông thôn mới; Làm rõ vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền “Chương

trình mục tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới”.

10

Trang 15

- Thứ hai, nghiên cứu về thực trạng công tác tuyên truyền “Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” qua các chương trình phát sóng trên Hệ

- Thứ ba, đề xuất các phương hướng cơ bản, một số giải pháp chủ yêu nhằmnâng cao chất lượng tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới” trên Hệ VOV1 nói riêng và các chương trình phát thanh nói chung.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOVI.

Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị

- Tổng hợp (VOVI) có nội dung tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới từ tháng 1/2014 đến hết tháng 3/2014.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dung dé nghiên cứu các tài liệu lýluận báo chí nói chung và tài liệu về báo chí phát thanh, hệ phát thanh, chương trìnhphát thanh, tác pham phát thanh dé tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho

việc nghiên cứu đề tài Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số sách báo, tạp chí,internet, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phươngpháp này được sử dung chủ yếu trong chương 1 là chương xây dựng cơ sở lý luận

làm điểm tựa cho việc khảo sát, phân tích trong các chương 2 và chương 3.

- Phương pháp phân tích nội dung các chương trình được sử dụng dé nghiêncứu các chương trình phát thanh trên VOVI1 có tuyên truyền về nội dung Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ tháng 1/2014 đến hết tháng3/2014 Chúng tôi sẽ thu thập các chương trình cần nghiên cứu được phát sóng trênhệ VOVI dé làm tư liệu nghiên cứu và phân tích.

Do các chương trình của Hệ VOVI khá lớn (với hơn 30 chương trình khác

nhau), các chương trình lại do nhiều đơn vị khác nhau thực hiện (hệ VOVI, VOV2,VOV3, Trung tâm quảng cáo ) nên dé tài không thé khảo sát hết tat cả các chương

11

Trang 16

trình phát trên Hệ VOV1 mà chi tập trung khảo sát một số chương trình quan trọng,tuyên truyền nhiều về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

như: Chương trình Nông nghiệp và nông thôn, chương trình Thời sự, Theo dòng

thời sự, Chính phủ với người dân, Pháp luật và đời sống.

- Phương pháp diéu tra xã hội học: được sử dụng dé thấy được tâm lý tiếpnhận thông tin của công chúng, thái độ và chất lượng của hoạt động tuyên truyềnxây dựng nông thôn mới Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượngtuyên truyền của Đài.

Đối tượng điều tra xã hộ ¡ học: là người dân đang sinh sống tại 3 xã thuộc cáctỉnh đồng bằng sông Hồng, đạt được kết quả cao trong quá trình xây dựng nông

thôn mới là: Xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; xã Minh Quang,

huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Tổng số phiếu điều tra phát ra là 150 phiếu (mỗi xã 50 phiếu), số phiếu thu về là

150 phiếu Trong số 150 người tham gia điều tra, có 98 người là nam giới Nữ giớiít hơn với số lượng là 52 người; Những người tham gia điều tra chủ yếu ở độ tuôitrung niên: Số người trong độ tuổi từ 40-60 là 90 người (chiếm 70%), số người trên60 tuôi là 40 người, số người dưới 40 tuổi là 20 người Số người tham gia điều tralàm nghề nông nghiệ p là 120 người và không làm nông nghiệ p là 30 người.

- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với một số phóng viên, biêntập viên đang trực tiếp làm việc tại VOV và các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnhvực nông nghiệp và thính giả nghe đài về những ưu, khuyết điểm của các chươngtrình tuyên truyền về nông thôn mới và kiến nghị, đề xuất dé chương trình ngàycàng hay, hấp dẫn, đạt hiệu quả tuyên truyền cao hơn.

Trên cơ sở sử dụng tông thé các phương pháp trên, tác giả đề xuất các giảipháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên VOVI.

12

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học dé giảiquyết một vấn dé của thực tiễn Kết qua của dé tài này sẽ góp phần bồ sung cho lýluận báo chí học về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới cho người dân Đây có thé được coi là tài liệu tham khảo phục vụ

cho công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên sau đại học Thực hiện luận văn, tác

giả cũng mong muốn những cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làmcông tác tuyên truyền của VOVI nói riêng và VOV nói chung có thêm góc nhìn vềlý luận và có thể áp dụng vào thực tiễn cho chương trình của mình.

Trên thực tế, đã có một số luận văn nghiên cứu xung quanh vấn đề tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu vớitên cụ thể là: VOV1 với công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới Vì thế, luận văn sẽ đóng góp hiệu quả cho vấn đề lý luận vàthực tiễn trong vấn đề này Qua đó, không chỉ cho thấy được thực trạng về công táctuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong các chương trình được khảo sát mà cònđề ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về nông thôn mới

cho VOVI và các dai phát thanh nói chung.

Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp cái nhìn khái quát về công tác tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới trên VOVI, từ đó những người thực hiện cácchương trình trên VOV1 có thé nhìn nhận được những mặt được va những mặt cònhạn chế trong công tác tuyên truyền nông thôn mới trên VOVI để có hướng điều

chỉnh cho phù hop Và những người làm phát thanh nói chung cũng sé có những bai

hoc cụ thé từ luận văn để thực hiện tốt hon công tác tuyên truyền về đề tài nông

thôn mới.

Trong thời điểm hiện nay, luận văn có tính thời sự cấp bách vì nó ra đời trong

khi cả nước ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới Bên cạnh những xã đã cán

đích, hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới thì vẫn còn những xã đang rất khó khăndé hoàn thành những tiêu chí còn lại VOV1 với tư cách là kênh thông tin hữu hiệu,người bạn của nông dân, làm tốt công tác tuyên truyền sẽ góp phan thực hiện tốt các

mục tiêu đê ra của chương trình xây dựng nông thôn mới.

13

Trang 18

Riêng với bản thân tác giả, quá trình nghiên cứu dé tài “VOVI với công táctuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” là cơ hộiđể tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết cũng như năng lực chuyên môn, thực hiệnmột cách tốt nhất nhiệm vụ của mình với tư cách là một phóng viên, biên tập viên.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn baogồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới”.

Chương 2: Thực trạng về công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới” trên VOV1.

Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền “Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOVI.

14

Trang 19

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN “CHUONG

TRÌNH MỤC TIÊU QUÓC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”1.1 Một số khái niệm :

1.1.1 Tuyên truyền và công tác tuyên truyền1.1.1.1 Tuyên truyền

Tuyên truyền là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong cuộcsống hàng ngày, đặc biệt là trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của nhà báo Thuậtngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau Theo Đại từ điểnTiếng Việt, tuyên truyền là giải thích rộng rãi dé thuyết phục, vận động mọi người

làm theo [48, tr 840].

Với cuốn “Đại bách khoa toàn thư Liên Xô”, thuật ngữ tuyên truyền được

hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, tuyén truyền là sự truyền bá những quanđiểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm biến quan điểm,tr tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng Theonghĩa hẹp, twyén truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dungcho quan chúng thé giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích thế giới quan dy [23,tr.95-96] Với cách hiểu này, tuyên truyền theo nghĩa hẹp là tuyên truyền chính trị,tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng được tuyêntruyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cô vũ tích

cực xã hội của con người.

Tuyên truyền là một dạng hoạt động đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể và mang

bản chất giai cấp Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm giải thích, phổ biến, vậndụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát từ hoạt động thực tiễn và

thông qua hoạt động thực tiễn.

Theo “Cơ sở lý luận báo chi” thì: “Tuyên truyền là hoạt động, nhằm truyềnbá trong quân chúng nhân dân những tư tưởng nên tảng, những quan điển chínhyếu của hệ tư tưởng, của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thể

giới và lịch sử vận động của xã hội ” [47, tr.103].

TS Nguyễn Quốc Bảo, tác giả cuốn “Học tập phương pháp tuyên truyềncách mang Ho Chí Minh” có cách lý giải khác về thuật ngữ tuyên truyền như sau:

15

Trang 20

“Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm

nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cô ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan,nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống thông qua đó mà ảnh hưởng tới tháiđộ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội ” [5, tr.15]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “7i„ên truyền là dem mot việc gì nói cho dân

hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên truyền that

bai” [27, tr.162] Người cũng đã nhiều lần nhắc nhở những người lam báo “Nhiệm vụcua tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo duc và tô chức dân chúng dé duadân chúng đến mục đích chung” [28, tr 99]

Trong Số tay báo cáo viên 1999-2000 của Ban Tư tưởng — Văn hóa Trungương có viết: “Tuyên truyện là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyển biến và

nâng cao về nhận thức; bôi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niém tin;thúc day mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thang lợi nhữngmục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra” [4, tr.110-111]

Tuyên truyền có nhiều cách hiểu và cách phân chia, tùy theo góc độ nghiêncứu Nếu theo tính chất hệ tư tưởng thì có tuyên truyền tư sản và tuyên truyền vôsản Nếu phân theo nội dung thì có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị,tuyên truyền văn hóa Nếu phân theo phạm vi tác động đến đối tượng thì có tuyêntruyền cá biệt (cho một người), tuyên truyền nhóm và tuyên truyền đại chúng (chonhiều người) Nếu phân theo phương thức tác động thì có tuyên truyền miệng, tuyêntruyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tuyêntruyền trực tiếp và tuyên truyền gián tiếp Ngoài ra, chúng ta có thê phân tuyêntruyền thành tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại

Tuy có những cách giải thích khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưngcác khái niệm của các nhà khoa học, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nêu lênnhững đặc điểm chung, đó là:

Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyên biếnvà nâng cao nhận thức của đối tượng tuyên truyền.

Tuyên truyền là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, từ đó xây dựng thành niềm tincho đối tượng tuyên truyền.

16

Trang 21

Những kết quả của hai nội dung trên sẽ thúc đây mọi người (đối tượng tuyên

truyền) hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm

vu mà hoạt động tuyên truyền đặt ra.

Tóm lại, hoạt động tuyên truyền là quá trình nhóm người này thông báo cho

nhóm người kia một số thông tin, một số kiến thức về các luận điểm lý luận, đườnglối, chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế giới Đó làquá trình tac động nhằm cho đối tượng hiểu, nam vững thông tin, trên cơ sở đó cóthái độ rõ ràng, có niềm tin và đi đến hành động phù hợp với mục đích của chủ thêtuyên truyền.

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm của các nhà khoa học đã trình bày

như trên, tác giả mạnh dạn nêu quan điểm của mình về thuật ngữ tuyên truyền như sau:

“Tuyên truyền là hoạt động truyén bá có hệ thống, có chủ ý tác động đếncảm xúc, thái độ, ý thức và hành động của doi tuong, lam chuyén bién nâng caonhận thức, bôi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thúc day ho làm theo một cách tự giácnhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã dé ra”.

1.1.1.2 Công tác tuyên truyền

Trong cuốn “Vé công tác tu tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam”, PGS TSĐào Duy Quát cho rằng công tác tuyên truyền (trước ta thường gọi là công tác huấnhọc) là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng trong cánbộ, đảng viên và quan chúng nhân dân Cụ thé: “Công tác tuyên truyền là hoạtđộng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, cương lĩnh, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho can bộ, đảng viên va quan chúng nhậnthức có cơ sở khoa học thực tiễn quy luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa, xây dựng thé giới quan, nhân sinh quan cộng sản, niém tin vững chắc vào sựđổi mới toàn diện của đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, hành động tựgiác, sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyên lãnh thé quốc gia, daymạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dan giau, nướcmạnh, xã hội công bang, văn minh, vững bước lên xã hội chủ nghĩa ” [43, tr 21]

Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật và

diện đạt ngắn gọn nhưng sâu sac, giản di, dé hiệu Doi với công tác tuyên truyện

17

Trang 22

trên mặt trận báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng củamình Đó là cách viết: Vì ai mà viết? Mục đích viết để làm gì? Viết cho ai? Viết cáigì? Cách viết như thế nào? [27, tr 1094-1095].

Chủ thể của công tác tuyên truyền là những cá nhân, tô chức đại diện cho

Đảng phái chính tri, nhà nước, giai cấp, đoàn thé, các nhóm xã hội mà lợi ích của ho

gan liền với mục đích của tuyên truyền Dưới Chủ nghĩa xã hội, chủ thể tuyên

truyền là toàn Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên, tô chức nhà nước, các tô chức

chính trị xã hội khác trong hệ thống chính tri.

Đối tượng của công tác tuyên truyền là những cá nhân, tập thể, tầng lớp, giaicấp, nhóm xã hội, những cộng đồng người (ở trong và ngoai nước).

Nội dung của công tác tuyên truyền là nội dung các loại hoạt động mà chủ

thể tuyên truyền đã xác định dé chuyển tải đến đối tượng nhằm thực hiện mục đích

đề ra Nội dung tuyên truyền được quy định bởi mục đích, đối tượng, điều kiện tiếnhành tuyên truyền cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng Nội dung tuyên truyền phảitoàn diện, có cơ cấu hợp lý, cân đối, tập trung ở những trọng tâm, trọng điểm nhằm

đạt được mục đích xác định Nội dung tuyên truyền có mối quan hệ biện chứng với

hình thức và phương pháp tuyên truyền Nội dung quyết định hình thức; hình thức,phương pháp bảo đảm chuyền tải nội dung tuyên truyền đã xác định đến đối tượng.

Công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng cũngnhư tiến trình phát triển của xã hội loài người Nó truyền bá, phô biến hệ tư tưởngcách mạng trong xã hội mà trước hết là trong các lực lượng tiên tiễn, khơi dậy tínhsáng tạo của quần chúng, động viên quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng,góp phần tô chức các phong trào cách mạng, chuẩn bị về mặt tư tưởng và con ngườicho các cuộc cách mạng Công tác tuyên truyền là công tác cách mạng đầu tiên củabat kỳ giai cấp cách mạng, tổ chức cách mạng nào Tư tưởng cách mạng chỉ trởthành sức mạnh cải tạo xã hội khi quần chúng lĩnh hội được nó, chuyền hóa nóthành những yếu tố của ý thức quần chúng, quyết định lập trường sống và thế giới

quan của họ.

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu

vê van đê này, có thê hiêu công tác tuyên truyện là hoạt động có mục đích của

18

Trang 23

Đảng, Nhà nước, đoàn thé, t6 chức xã hội nhăm truyền bá chủ nghĩa Mac - Lénin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước đến đối tượng tuyên truyền Từ đó, hình thành cho đối tượng tuyên truyềncó niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng và tự giác, sáng tạo trong thực tiễn,nhằm góp phần đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước

tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

1.1.2 Xây dựng nông thôn mới

1.1.2.1 Nông thôn: Theo cách hiểu chung nhất, nồng thôn là một hệ thống xãhội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như một xã hội thu nhỏ,trong đó có đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội Nông thôn đượcxem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằmtrong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về hướng dẫn thực thiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớicó quy định: Nông thôn là phần lãnh thé không thuộc nội thành, nội thị các thànhphó, thị xã, thị tran được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.Như vậy, có thé khang định, nồng thén là địa bàn sinh sống của người nông dan, lànơi có các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều nét đặc thù so với thành thị.

1.1.2.2 Nông thôn mới:

Nông thôn mới theo Nghị quyết sô 26 của Ban chấp hành Trung ương Dangkhóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là:

- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại

- Cơ cau kinh tế và các hình thức tô chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dich vụ theo quy hoạch

- Xã hội nông thôn ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc

- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ

- Hệ thong chính tri ở nông thôn dưới sự lãnh đạo cua Dang được tăng

Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 28/1/2009 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định: Nông thén mới vừa bao ham chức năng lịch sử của nông

19

Trang 24

thôn là vùng nông dân quan tụ trong đơn vị làng xã và chủ yêu làm nông nghiệp,vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống Đó là: làng xã văn minh

sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hànghóa; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng cao;

giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt,

quản lý dân chủ.

1.1.2.3 Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn dé congđồng dân cu ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của minh khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sông văn hóa, môi trường vaan ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sông vật chất và tỉnh thần của người

dân được nâng cao.

Có thê nói, xây dựng nông thôn đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây, có thờiđiểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn mới cấp huyện, cấp thôn, nay chúng taxây dựng mô hình nông thôn mới ở cấp xã Giữa nông thôn mới và nông thôn trướcđây có những điểm khác biệt:

- Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã trên phạm vi toàn quốc

- Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo bộ 19 tiêu chí chung

- Cộng đồng dân cư chính là chủ thé của quá trình xây dựng nông thôn mới.Theo từ điển Tiếng Việt, xây dựng có nhiều nghĩa như: 1: Làm nên một côngtrình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định; 2: Làm cho hình thành một tổ chức haymột chỉnh thé về xã hội; 3: Tao ra cái có giá tri tinh than; 4: Thái độ, ý kiến có thiệný, nhằm mục đích làm cho tốt hơn

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, xây dựng được hiểu theo nghĩa là làmcho hình thành một thê chế kinh tế - chính trị - xã hội theo một phương hướng nhấtđịnh Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính tri

và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Trong xây dựng nông thôn mới

phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương làchính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, co chế hỗ trợ,

20

Trang 25

đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồngngười dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ đề quyết định và tô chức thực hiện.

- Thứ hai, xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở kế thừa và lồng ghép cácchương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình,dự án khác đang triển khai ở địa bàn nông thôn.

Thứ ba, xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện quy hoạch xâydựng nông thôn mới đã được các cấp có thâm quyền phê duyệt.

Thứ tư, công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăngcường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới Phát huy vai trò làm chủ của

người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ

chức thực hiện và giám sát, đánh giá.

- Thi năm, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thong chinh tri vatoàn xã hội Cap ủy dang, chính quyền đóng vai trò chi đạo, điều hành quá trình xâydựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tôchức chính tri, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể của

mình trong xây dựng nông thôn mới.

1.1.3 Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Từ các khái niệm “tuyén truyền và công tác tuyên truyền”, “nông thôn moi”và “xây dung nông thôn moi” có thé hiéu “Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới”là tuyên truyền nhằm giới thiệu nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới tới người dân, chủ yếu là người dân sống ở vùng nông thôn; giúp họcó cái nhìn đúng đắn, tổng thé, sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, các

tiêu chí cũng như giải pháp thực hiện phong trao nay Từ đó, người dan có ý thức

chủ động, tự giác làm theo và tiến tới làm chủ công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Theo kế hoạch 30/KH-BCDTW-VPVD ngày 20/5/2011 về tuyên truyềnChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đãnêu rõ mục đích của công tác tuyên truyền là: Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và

các tang lớp nhân dân, nhat là khu vực nông thôn, các đôi tac phát triên quôc tê hiêu

21

Trang 26

day đủ hơn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới dé tự giáctham gia, tích cực đóng góp vào chương trình; nhằm thực hiện được các mục tiêu đềra cho giai đoạn 2011-2015 Những nội dung cần tuyên truyền được đề cập trong kếhoạch 30 này, đó là: Yêu cầu cấp thiết của xây dựng nông thôn mới ở nước ta; tiêu

chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2011-2020;

những nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới; đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; phương pháp, cơ chế chính

sách trong xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là hoạt động quan trọng trong côngtác tư tưởng của Đảng, nhằm tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Từ đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội,cổ vũ quan chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phươngđã đề ra cũng như mục tiêu chung trong cả nước Vì vậy, để thực hiện tốt việc tuyêntruyền xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phươngphải thống nhất nội dung tuyên truyền, liên tục, bám sát từng mục tiêu, nguyên tắccủa xây dựng nông thôn mới Đồng thời, cập nhật những kết quả cũng như nhiệm

vụ, giải pháp trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Các nội dung trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới như: nguyên tắc,

tiêu chí, phương pháp thực hiện, các giải pháp của cơ quan, ban, ngành, địa phương,

các cơ chế chính sách, những kết quả đạt được, những bất cập nảy sinh khi xây

dựng nông thôn mới Việc tuyên truyền sâu rộng những nội dung này sẽ giúpngười dân hiểu và thấy rõ vai trò chủ thê của mình Từ đó, đồng lòng góp sức chung

tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới

Ở nước ta, phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan

tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ôn định kinh tế xã hội đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây

dựng nông thôn mới, đó là: Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ,

22

Trang 27

công bang, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết câu hạ

tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Trên cơ sở đó, hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khóa X) ra Nghị quyết số NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn" đã nêu một cách toàn diện quanđiểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghị quyết khăng định: Nông

26-nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vi trí quan trọng trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nôngdân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình day mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềmnăng cần khai thác một cách có hiệu quả Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nângcao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trườngđịnh hướng Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực,dé giải phóng và sử dụng có hiệu qua các nguồn lực.

Giải quyết vấn đề tam nông không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khuvực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thong chính tri và toàn xã hội Ngày28/10/2008 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trìnhhành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thốngnhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn2010-2020, với mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là20% và đến năm 2020 là 50%.

800/QD-Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bô sung, phát triển năm 2011) Dang ta khang định, xây dựng nông thôn mới làmột nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây

dựng NTM đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thônmới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từnggiai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.

23

Trang 28

Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của ViệtNam là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả

nước với gần 10 nghìn xã, trong một thời gian dài từ 2010-2020 Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có mục tiêu chung là xây dựng nông thônmới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hìnhthức tổ chức sản xuất hợp lý, gan nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ, gan phat trién nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dânchủ, 6n định, giàu ban sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; anninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chat và tinh thần của người dân ngày càng

được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựngnông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sựtham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trình xâydựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện Báo cáo kết quả thực hiệnChương trình giai đoạn 2010-2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015 doBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trình bày tại hộinghị Sơ kết 3 năm “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tổchức tại Hà Nội (ngày 16/5/2014) cho thấy, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suythoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cả nước đã triển khai

thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứngvà tham gia tích cực của người dân và đã đạt được kết quả bước đầu khả quan Bộ

mặt nông thôn ở nhiều nơi đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu đượcnâng cấp, hệ thống chính tri cơ sở tiếp tục được củng có, thu nhập và điều kiện sống

của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Với sự cố gang của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đếnthời điểm này đã có 512 xã đạt chuẩn NTM và hàng trăm xã đạt từ 15-18 tiêu chí, làmột khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, tiến độtriển khai xây dựng nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu đề ra, phong tràokhông đồng đều.

24

Trang 29

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chủ trương cụ thể vềChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Sau 3 năm triển khai,chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đầu tư cho nông nghiệp nông thôntăng, cải thiện cơ sở hạ tầng, các tiêu chí nông thôn mới có sự cải tiện rõ rệt Đónggóp vào sự thành công đó có vai trò không nhỏ của các phương tiện truyền thôngđại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện công tác tuyên truyền về nôngthôn mới, trong đó có sự góp phần quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

1.3 Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QD/TTgvề việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Bộ tiêu chí là căn cứ, làchuẩn mực dé đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã.

Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch:

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ Quy hoạch phát triểnhạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường theo chuẩn mới Quy hoạch phát triển các khudân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồnđược bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Tiêu chí số 2: Giao thông nông thôn

Ty lệ km đường đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt

chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải Ty lệ km đường trục thôn, xómđược cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải Tỷ lệ đườngngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa Tỷ lệ đường trục chính nội đồng

được cứng hóa, xe cơ giới di lại thuận tiện.

Tiêu chí số 3: Thủy lợi.

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân cư Tỷ lệ km kênhmuong do xã quan lý được kiên cé hóa.

Trang 30

Ty lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiêu học, THCS có cơ sở vậtchất đạt chuẩn Quốc gia.

Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa.

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL Tỷ lệ thôn cónhà văn hóa và khu thê thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn.

Cho đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.Tiêu chí số 8: Bưu điện.

Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư.

Không có nhà tạm, dột nát Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.Tiêu chí số 10: Thu nhập.

Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã gấp 1,2 lần so với mức bình quân

chung khu vực nông thôn của tỉnh.

Tiêu chí số 11: Hộ nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.

Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp dưới 45%.Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất.

Có tô hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.Tiêu chí số 14: Giáo duc.

-Phé cập giáo dục trung học dat chuẩn; ty lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp

tục học trung học (phố thông, bổ túc, học nghé); Tỷ lệ lao động qua dao tao trên 20%.Tiêu chí số 15: Y tế.

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên 20% và Y tế xã đạtchuẩn Quốc gia.

Tiêu chí số 16: Văn hóa.

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hóa theo quy định của

Bộ Văn hóa -TT-DL.

Tiêu chí số 17: Môi trường.

26

Trang 31

Trên 70% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia.Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường Không có các hoạt độngsuy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Chất thải, nước thải được thu gom và

xử lý theo quy định.

Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Cán bộ xã đạt chuẩn Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính tri cơ sở theoquy định Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” Các tổchức đoàn thé chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội.

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

1.4 Vai trò của báo chí đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn

Trước hết, phải khang định, hoạt động của báo chi là hoạt động chính trị Banchất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích chính trị của thông tin báochí Không có một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí để làm phươngtiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chi và tập hợp lực lượng quan chúng.

Bản chất chính trị của báo chí được thể hiện ở các bình diện khác nhau, nhưtuyên truyền lý tưởng chính trị, quan điển và đường lỗi chính trị, tập hop và tranhthủ lực lượng đồng mình chính tri; cô vũ hành động và phong trào chính trị; tổchức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính sáchvà nhiệm vụ đối nội, đối ngoại Nói cách khác, bản chất chính trị của báo chỉ thểhiện việc bao chi phục vụ chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, đáp ng yêucâu cụ thé của Dang và Nhà nước [14, tr 96]

Dù ở thời điểm nào, lĩnh vực nào, báo chí luôn có vai trò quan trọng trongviệc đưa những quyết sách, chủ trương, đường lối vào cuộc sống và phản ánh mộtcách trung thực đời sống, góp phần thúc day sự phát triển chung của xã hội Cùngvới các vấn đề khác, đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm tỷ lệ lớn

về nội dung tuyên truyền của báo chí Việt Nam Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, đề

tài xây dựng NTM được báo chí khai thác khá mạnh Đó không chỉ là thực hiện

27

Trang 32

theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phản ánh hiện thựcđang diễn ra trong đời sống xã hội Báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM ở

những khía cạnh sau:

Báo chí tuyên truyền, định hướng người dân hiểu và làm theo chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Báo chí tuyêntruyền để người dân nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và trách nhiệm của cộng đồngdé chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương Xây dựng nông thôn mới làchủ trương mới của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự đột phá trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông dân, nông thôn Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là làm cho đời

sông vật chất va tinh than của người dân ngày càng được nâng cao Báo chí vớichức năng tư tưởng, xung kích đi đầu tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với người dân.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giới thiệu, tuyên truyền các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó, báo chí còn luôn theo sát quá trình triểnkhai xây dựng NTM, nhằm góp phần từng bước đưa chính sách đi vào thực tế, pháthuy hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích cho người dân Báo chí phát hiện và biểudương những nhân tố mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền Chỉ có báo chímới có thé chuyền tải một cách sinh động tới người dân trên khắp cả nước nhữngkết quả xây dựng nông thôn mới, những tắm gương sản xuất kinh doanh giỏi, tích

cực tham gia phong trào chung tại địa phương Đó là sự động viên, khích lệ các địa

phương cùng phan đấu thực hiện các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới.

Cùng với việc phản ánh không khí thi đua sôi nổi, những tín hiệu tích cực,

những mô hình thành công, bài học kinh nghiệm, báo chí cũng đã phản ánh những

hạn chế, vướng mắc còn tồn tại, từ đó nêu hướng giải quyết cho một số vấn đề phát

sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới Việc làm đó có ý nghĩa vô cùng quan

trọng, không chỉ giúp các địa phương sớm khắc phục khó khăn, giải quyết vướngmắc trong công tác xóa đói giảm nghèo, chủ động phòng tránh mà còn đưa ra nhữngkiến nghị, đề xuất cách giải quyết thiết thực Đây cũng được coi là phần nội dungkhông thể thiếu trong lĩnh vực truyền thông những năm qua.

28

Trang 33

Trong thời gian tới, báo chí phải đưa ra những diém mới và khác của chươngtrình nông thôn mới giai đoạn này so với các giai đoạn trước Đề tuyên truyền đượcthật tốt những điểm mới đó, báo chí phải phân tích hiệu quả của các chương trìnhnông nghiệp đang được triển khai thực hiện Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vàcách làm hay cho giai đoạn hiện nay Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan báo chí và sự hợp tác trong cách thức tuyên truyền để đạt đượchiệu quả cao nhất Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế hiện nay, làm sao dé nông dân thực sự làm chủ trong sự nghiệp xây dựng va pháttriển nông thôn, đó là một trong những niệm vụ nặng nề của các cơ quan báo chítrong thời gian tới Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng là kênh thông tin cầu nối

giữa Đảng và nhân dân, cùng nhau hướng tới thực hiện được các mục tiêu Chươngtrình xây dựng nông thôn mới đã đặt ra.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thê thấy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới là một trong những chương trình quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đề ranhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Trong xây dựng nôngthôn mới, công tác tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng đề mọi người dânhiểu về mục đích tốt đẹp của chương trình và cùng làm theo, chung tay xây dựng

nông thôn mới.

Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũngđược coi là một trong những nội dung quan trọng được tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng nói chung và Đài TNVN nói riêng Nhiều cơ quanbáo chí mở những chuyên mục riêng, tuyên truyền chuyên sâu về những kết quả đạtđược cũng như những khó khăn, vướng mắc, những bắt cập nảy sinh trong quá trìnhthực hiện chủ trương này Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng đã góp phần không nhỏ vào những thành công của xây dựng nôn thôn mới vàsự phát triển chung của nông thôn Việt Nam.

Kết thúc chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền xây dựngnông thôn mới Bên cạnh đó, phản ánh những quan điểm, đường lối chủ trương,

29

Trang 34

chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới; vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.Đây là cơ sở để có cái nhìn toàn điện về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí hiện nay Tuynhiên, dé làm rõ thêm công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên VOV1

đang diễn ra như thế nào, van đề này sẽ được phân tích ở chương 2 của luận văn:Thực trạng về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới trên VOVI.

Thành lập cách đây gần 70 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam với lợi thế độ phủsóng rộng và nhiều kênh, hệ phát sóng khác nhau, góp phần đắc lực vào công cuộcxây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệttrong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, nghiên cứu VOVIvới công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớiđể tìm hiểu thực trạng tuyên truyền nông thôn mới và đưa ra những kiến nghị nângcao chất lượng thông tin tuyên truyền nông thôn mới trong thời gian tới là một tấtyếu khách quan Những nội dung này tác giả sẽ lần lượt trình bày trong các phần

tiép theo của luận văn.

30

Trang 35

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

“CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI” TRÊN VOV1

2.1 Vài nét về VOVI và các chương trình có nội dung tuyên truyền xây

dựng nông thôn mới

2.1.1 Vài nét về VOVI

Hệ VOVI chính thức phat sóng ngày 7/9/2003, trên tần số quen thuộc AM675Mhz và FM100Mhz Đây là Hệ kế thừa từ hệ Chương trình phát thanh đối nội,

hình thành từ khi Đài TNVN được thành lập VOV1 có các chương trình phát thanh

quan trọng như chương trình Thời sự, các chuyên trình chuyên đề về kinh tế, chính

sách và cuộc sông, văn học nghệ thuật, Các chương trình trên VOV1 được phát

sóng trong thời gian từ 4h45 phút đến 24 giờ hàng ngày và là hệ “Mở”.

VOVI có chức năng thông tin, tuyên truyền cho bạn nghe đài về các sự kiệnchính trị xã hội quan trọng của đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách đối nội,đối ngoại của Đảng va Nhà nước; phan ánh tông hợp những van đề thời sự kinh tế,xã hội trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao kiến thức và định hướng dư luận.Hầu hết các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng đều được phản ánh trênHệ VOVI day đủ, sắc sảo và da dang thông qua hàng loạt tin, bài Một trong nhữngtiêu chí của Hệ VOVI là nhanh và trực tiếp Hệ VOVI cấu tạo theo từng cụmchương trình, theo từng vấn đề và ưu thế hàng đầu là đảm bảo thông tin nhanh nhất,mới nhất các sự kiện, van dé, tình huống trong đời sống, bình luận kịp thời, giải đápnhững bức xúc của cuộc sông, của thính giả Ưu thế hơn và cũng là nét bản sắc củahệ là người dẫn chương trình luôn có mặt trực tiếp, thông tin đến thính giả sớm nhấtdiễn biến của cuộc sống.

Hệ VOVI đã, đang, tiếp tục gìn giữ và làm tốt hơn các chương trình đã thànhthương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam như: Thời sự, Nông nghiệp nông thôn,Pháp luật đời sống, kinh tế, Theo dòng thời sự, Chính phủ với người dân, Quốc hộivới cử tri, Biển đảo Việt Nam Các chương trình này được nâng cao hơn một bướcvới những thông tin nóng hồi, gần với các sự kiện thời sự, đồng thời bổ sung làmsâu đậm hơn các sự kiện này Đây cũng là Hệ có số lượng thính giả nghe nhiều nhất.

31

Trang 36

Kết quả cuộc điều tra thính giả do Ban thư ký biên tập và thính giả thực hiện đầutháng 4/2009 (với số phiếu phát ra là 3000 phiếu, thu về 2.931 phiếu) ở 17 tỉnh đạidiện cho 8 khu vực trong cả nước là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng,Bắc Trung bộ, Nam trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng băng sông CửuLong cho thấy: Số lượng người thường xuyên nghe hệ VOVI đạt 69,3% Trong khi

đó, ty lệ thường xuyên nghe hệ VOV2 chỉ là 25% và hệ VOV3 là 30,5% [36, tr 33]

Theo kết quả khảo sát của tác giả, trả lời câu hỏi quý vị có thường xuyênnghe các chương trình trên VOVI không? có 70% người được hỏi cho biết thườngxuyên nghe các chương trình trên VOVI, 20% cho biết thi thoảng nghe và 10% chobiết ít khi nghe.

20% P 2@ Thường xuyên

@ Thi thoảng

Olt khi

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người nghe chương trình VOV1

(Nguồn: Số liệu điều tra — khảo sát của tác giả Luận văn năm 2014)

Với tỷ lệ này cho thấy, lượng thính giả quan tâm đến các chương trình trênVOVI là rất lớn Đây là lợi thế của VOVI trong công tác tuyên truyền xây dựngnông thôn mới và nâng cao chất lượng các chương trình trên VOV1 dé đáp ứng nhu

cầu của thính giả là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2 Các chương trình tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, có khoảng 30 chương trình dang được phát sóng trên VOVI, qua

khảo sát cho thấy, có 5 chương trình thường xuyên phát sóng nội dung tuyên truyềnChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là: Nông nghiệp và nông

thôn, Thời sự, Chính phủ với người dân, Pháp luật và đời sông, Theo dòng thời sự.

Qua tìm hiểu và khảo sát của tác giả, ở 5 chương trình này có 110 tin, bài, đềcập nội dung tuyên truyền về nông thôn mới Trong đó, Nông nghiệp và nông thôn

32

Trang 37

vẫn là chương trình có nhiều tin bài tuyên truyền về nông thôn mới nhất với 65%;Chương trình thời sự 28%; chương trình Pháp luật và đời sống 2%; chương trìnhChính phủ với người dân 3%; chương trình Theo dòng thời sự 2% Từ số liệu trên,

có được biêu đô sau:

2.1.2.1 Chương trình Nông nghiệp và nông thôn

Chương trình Nông nghiệp và nông thôn phat sóng từ 5h40-5h50 (phát lại:

16h05 đến 16h15; 22h40 đến 22h50) Đây là chương trình chuyên đề, hướng tới đốitượng người nghe là nông dân - đối tượng thính giả quan trọng và đông đảo nhấtcủa Đài TNVN Chương trình do phòng Nông nghiệp sản xuất Từ ngày 1/1/2009,Chương trình Nông nghiệp và nông thôn không có sự cố định các tiết mục trongchương trình mà làm theo hướng mở, đề cập những vấn đề đang được dư luận vàngười dân quan tâm nhất Chương trình có một số chuyên mục như: Xây dựng nôngthôn mới, Nhà nông tính chuyện làm ăn, Nhà nông cần biết, Từ làng ra thế gIỚI;Điểm thư trong tuần (Chủ nhật)

Chương trình Nông nghiệp và nông thôn phan ánh những sự kiện, van đề đangdiễn ra trong đời sống hàng ngày của người nông dân và nông thôn Việt Nam Đó làviệc đưa những chính sách về nông nghiệp và nông thôn vào đời sống, những thông

33

Trang 38

tin về khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; phổ biến những kinh nghiệm, môhình và gương làm ăn giỏi; những vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội ởnông thôn; tâm tư nguyện vọng của người nông dân Chương trình nêu các vấn đề

đáng quan tâm khác như: Hướng xây dựng nông thôn mới ở nước ta; Nêu ưu tiên

triển khai gói kích cầu của Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn các giải phápđảm bảo an ninh lương thực quốc gia; Tìm chỗ đứng cho rau sạch trên thị trườngViệt Nam; Hiệu quả đảo tạo nghề cho lao động nông thôn

Vào thứ 3 hàng tuần, trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn cóchuyên mục xây dựng nông thôn mới được duy trì từ năm 2011 đến nay, đã phảnánh khá sâu rộng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong chuyên mục này, không chỉ có những bài phản ánh chủ trương, đường hướng

chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng nông thôn mới, của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn mà còn là những phóng sự, câu chuyện sinh động, mang hơithở cuộc sống về sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của người dân khắp các vùngmiền trong cả nước dé xây dựng nông thôn mới nhanh chóng đạt được thành công.

Đây là một trong những chương trình đón nhận được sự quan tâm của đông đảothính giả và được thính giả đánh giá cao.

Với đối tượng công chúng hướng tới chủ yếu là người nông dân, chươngtrình nông nghiệp và nông thôn có điểm mạnh là được phát sóng vào thời gianngười nông dân dễ dàng tiếp nhận thông tin nhất, đó là vào sáng sớm Đây làchương trình chuyên về nông nghiệp, nông thôn nên có nhiều thời lượng giành chotin, bài về đề tài nông thôn mới.

2.1.2.2 Chương trình Thời sự

Chương trình Thời sự được coi là điểm nhấn quan trọng trong toàn bộ HệThời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và được người nghe quan tâm đặc biệt Từ khithành lập cho đến nay, chương trình Thời sự luôn bắt đầu sau tín hiệu báo giờ vànhạc hiệu của Đài TNVN Vì vậy, chương trình Thời sự được coi là “trang nhất”

của Dai TNVN Giờ phát sóng cũng được ưu tiên vào những “giờ vàng” với phat

thanh Thời gian phát sóng cũng phù hợp với tâm lý của người nghe đài và ổn định

34

Trang 39

từ ngày phát sóng đầu tiên đến nay, các chương trình Thời sự có thời lượng 30 và

45 phút [17, tr 223]

Chương trình Thời sự có các nhóm thông tin về chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước, những thành tựu, bài học rút ra từ công cuộc đôi mới; Nhómthông tin kinh tế và nhóm thông tin xã hội Kết cấu chương trình Thời sự rất năngđộng gồm CÓ: Tin trong Hước: Gồm tin mới nhất về các lĩnh vực chính trị, kinh té,văn hóa xã hội đến thiên tai, dịch bệnh của tất cả các ngành, địa phương trên cảnước; Tin thé giới: Gồm tin mới nhất về tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao,

xung đột, kinh tế, văn hóa của các khu vực, các nước và vùng lãnh thổ trên thé giới;Phan bài dài: Là phần thông tin sâu về một van đề thời sự trong nước và quốc tế

được thé hiện bằng các thé loại như phóng sự, bình luận hoặc phỏng van

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh

việc thông tin các sự kiện, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chương trìnhThời sự còn đi sâu phản ánh những khía cạnh khác nhau của xây dựng nông thôn

mới và thông tin về quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương Với ưu thế

thông tin một cách nhanh nhạy tin tức thời sự tới thính giả, chương trình Thời sự

chuyên tải kịp thời tới người nghe những sự kiện diễn ra trong ngày Đồng thời,trong chương trình cũng có những phóng sự ngắn, phản ánh những vấn đề được dưluận quan tâm Tuy nhiên, với đề tài xây dựng nông thôn mới, chương trình Thời sựkhông có nhiều thời lượng dé phân tích chuyên sâu, đi vào từng ngóc ngách của vanđề xây dựng nông thôn mới như các chương trình chuyên đề.

2.1.2.3 Chương trình Chính phủ với người dân

Chương trình Chính phủ với người dân được phát sóng nhằm xây dựng, tôchức tuyên truyền thông tin đến rộng rãi thính giả trên toàn quốc, đặc biệt là thínhgiả ở nông thôn, miền núi; Tuyên truyền các hoạt động của Chính phủ, các chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Chương trình đưa ý kiến củanhân dân đến Chính phủ, là diễn đàn để người dân cả nước bảy tỏ tâm tư, nguyệnvọng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các vấn đề trong xã hội, là cầu nối giữaChính phủ và nhân dân, giúp Chính phủ hiểu hơn về cuộc sống của nhân dân Đâylà một chương trình thiết thực trong thời điểm hiện tại và lâu dai Chương trình phát

35

Trang 40

sóng từ 11h05 đến 11h15, (phát lại vào 14h05 đến 14h15 và 22h00 đến 22h10) từthứ 2 đến thứ 6 Chương trình do phòng Nội chính sản xuất.

Qua chương trình Chính phủ với người dân có thê truyền tải được một cáchđầy đủ những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước nói chung vànhững chủ trương về xây dựng nông thôn mới nói riêng tới người nghe Thực tế chothấy, chương trình đã chuyền tải kịp thời những Thông tư, Nghị định mới của Chínhphủ về các lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có những chính sách quan trọng liênquan đến nông thôn mới Tuy nhiên, đây không phải là chương trình có thé phátnhững phóng sự chuyên đề, chuyên sâu về đề tài nông thôn mới Chương trình nàychủ yếu chỉ thông tin một chiều tới thính giả, chưa có những ý kiến của người dantrong việc triển khai các chính sách đó vào cuộc sống.

2.1.2.4 Chương trình Theo dòng thời sự

Đây là một chương trình mới trên Hệ VOVI, bắt đầu phát sóng từ ngày1/1/2009 Theo dong thời sự là một chương trình thời sự tổng hợp, hướng tới đối

tượng công chúng rộng rãi Chương trình do hai phòng là Thời sự trong nước và

thời sự Quốc tế sản xuất, phát từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, từ 7h15 đến 8h15 (Phátlại từ 13h đến 14h) Chương trình gồm các bài phân tích, bình luận, trao đôi với cácchuyên gia, nhà quản lý về những vấn đề nồi bật trong các lĩnh vực kinh tế, vănhóa — xã hội và quốc tế, đem đến cho người nghe cái nhìn toàn cảnh về đời sống

chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội ở trong nước va quốc tế.

Chương trình Theo dòng thời sự gồm 2 mảng chính là trong nước và quốc tế.Ngoài ra, chương trình còn có một số nội dung khác như: Trang tin, thông báo sự

kiện trong tuần, giới thiệu về sự kiện lớn (vào dip năm mới hoặc các ngày lễ lớn) Chương trình Theo dòng thời sự đề cập hầu hết các vấn đề nổi bật ở trong nước vàquốc tế đang được dư luận quan tâm thông qua các phóng sự, bài viết tổng hợp,phân tích, bình luận về các sự kiện, vấn đề như: kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật,y tế, giáo dục, dân số Chương trình Theo dòng thời sự thường xuyên có các cuộctrao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, vănhóa, xã hội Theo dòng thời sự là chương trình đầu tiên của VOVI do hai phòng

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:23