1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án ii nghiên cứu thiết kế hệ thống báo cháy tự động sử dụng công nghệ xử lý ảnh

29 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống báo cháy tự động sử dụng công nghệ xử lý ảnh
Tác giả Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Văn Hiếu, Vũ Việt Hoàng
Người hướng dẫn ThS Lê Thị Thanh Hà
Trường học ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Thể loại Đồ án II
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Hệ thống này sử dụng mạng YOLO để nhận dạng vàđịnh vị các đối tượng trong hình ảnh từ camera webcam, và sử dụng Arduino đểđiều khiển bộ đèn LED và còi để phát ra tín hiệu cảnh báo khi ph

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 2

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2023 Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 3

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án này tập trung vào việc xây dựng một hệ thống báo cháy tự động sửdụng công nghệ xử lý ảnh Hệ thống này sử dụng mạng YOLO để nhận dạng vàđịnh vị các đối tượng trong hình ảnh từ camera webcam, và sử dụng Arduino đểđiều khiển bộ đèn LED và còi để phát ra tín hiệu cảnh báo khi phát hiện ra nguy cơcháy nổ

Phần lớn công việc của đồ án tập trung vào quá trình huấn luyện và tinh chỉnhmạng YOLO để đạt được độ chính xác cao nhất có thể trong việc phát hiện các đốitượng, đồng thời cũng tối ưu hóa hệ thống để đảm bảo hoạt động ổn định và nhanhchóng

Kết quả cho thấy hệ thống báo cháy tự động này có thể phát hiện và cảnh báosớm khi phát hiện ra nguy cơ cháy nổ, giúp người dùng có thể đưa ra biện pháp kịpthời để tránh nguy hiểm Hệ thống có tính ứng dụng và tiềm năng trong thực tế

Trang 4

MỤC LỤC

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi của đề tài 1

1.2.1 Mục tiêu 1

1.2.2 Phạm vi đề tài 1

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ ẢNH 2 2.1 Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lí ảnh 2

2.1.1 Công nghệ xử lí biên, xử lí màu sắc, xử lí hình dạng 2

2.1.2 Công nghệ mạng nơ-ron tích chập 3

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TỔNG QUAN HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 6 3.1 Hệ thống báo cháy tự động 6

3.2 Phần cứng sử dụng 6

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ PHẦN MỀM 8 4.1 Thiết kế giao diện 8

4.2 Nhận diện cháy bằng YOLOV5 8

4.2.1 Quá trình training 9

4.2.2 Quá trình nhận dạng 10

4.3 Quá trình detect 12

4.4 Cảnh báo khi phát hiện cháy 13

4.4.1 Gửi tin nhắn cảnh báo 13

4.4.2 Truyền thông phát hiện cháy xuống cho Arduino 14

CHƯƠNG 5 MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ 16 5.1 Đánh giá độ chính xác 16

5.2 Kết quả cảnh báo 16

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 18

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Kiến trúc mạng YOLO 4

Hình 2.2 Mô hình hoạt động của mạng YOLO 4

Hình 3.1 Sơ đồ khối tổng quan 6

Hình 4.1 Giao diện hệ thống 8

Hình 4.2 Hiển thị dữ liệu 8

Hình 4.3 Quá trình training 9

Hình 4.4 File ảnh 9

Hình 4.5 Gán nhãn xác định vị trí bằng Makesense.AI 10

Hình 4.6 Train trên Google Colab 10

Hình 4.7 Quá trình nhận dạng 11

Hình 4.8 Lưu đồ thuật toán 11

Hình 4.9 Quá trình detect 13

Hình 4.10 Gửi tin nhắn cảnh báo 14

Hình 4.11 Serial 14

Hình 4.12 Vòng loop cho arduino 15

Hình 5.1 Kết quả nhận diện 16

Hình 5.2 Kết quả nhận diện 16

Hình 5.3 Cảnh báo 17

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Cấu hình các tham số nhận dạng 12

Trang 8

Do đó, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài "Nghiên cứu thiết kế hệthống báo cháy tự động sử dụng công nghệ xử lý ảnh" để nghiên cứu và thiết kế một

hệ thống báo cháy tự động tiên tiến, có tính ổn định và đáp ứng được các yêu cầucủa người sử dụng

Công nghệ xử lí ảnh là yếu tố then chốt, giúp quá trình phát hiện sự cố chínhxác và đặc biệt là tự động hóa quá trình phát hiện Đối với đề tài này, chúng em đặt

ra các mục tiêu cụ thể như sau:

• Nghiên cứu các phương pháp xử lí ảnh nhanh chóng và chính xác

• Hệ thống cấu trúc đơn giản, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật

• Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hệ thống với nhiều tình huống khác nhau

1.2 Mục tiêu và phạm vi của đề tài

Trang 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ ẢNH

Trong phần này, nhóm sẽ trình bày các lý thuyết cơ bản về công nghệ xử líảnh bao gồm các khái niệm cơ bản, các phương pháp phổ biến và kỹ thuật phát hiệncháy mà hệ thống sử dụng

2.1 Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lí ảnh

Mục này sẽ tập trung trình bày về các công nghệ xử lí ảnh được sử dụng trong

hệ thống báo cháy tự động Các phương pháp xử lí ảnh truyền thống như xử lí biên,

xử lí màu sắc và xử lí hình dạng sẽ được giới thiệu cùng với mạng nơ-ron tích chập.Trong đó, phương pháp YOLO sử dụng công nghệ xử lí ảnh là mạng nơ-ron tíchchập sẽ được giới thiệu với chi tiết về nguyên lý hoạt động cũng như các thành phầncủa nó Các ưu nhược điểm của từng công nghệ cũng sẽ được đánh giá để có thểđưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho hệ thống báo cháy tự động

2.1.1 Công nghệ xử lí biên, xử lí màu sắc, xử lí hình dạng

2.1.1.1 Công nghệ xử lí biên

Công nghệ xử lí biên (edge detection) là một kỹ thuật xử lý ảnh được sử dụng

để tìm ra các ranh giới giữa các vật thể khác nhau trong ảnh Trong quá trình xử lý,các đường biên của các vật thể trong ảnh được phát hiện bằng cách tìm kiếm sự thayđổi đột ngột về màu sắc hoặc độ sáng giữa các điểm ảnh liên tiếp

Các phương pháp xử lý biên thông thường bao gồm phương pháp Sobel, phươngpháp Canny, phương pháp Laplacian và phương pháp Robert Các phương pháp nàyđều dựa trên việc tìm kiếm sự thay đổi đột ngột về màu sắc hoặc độ sáng giữa cácđiểm ảnh liên tiếp để tạo ra các đường biên trong ảnh

Tuy nhiên, công nghệ xử lý biên còn tồn tại một số hạn chế, bao gồm khókhăn trong việc xác định ngưỡng phù hợp để phát hiện các đường biên và khả năng

bị ảnh hưởng bởi nhiễu và các yếu tố khác trong ảnh Các nguồn tài liệu tham khảochính là sách, bài báo trong các tạp chí, bài báo trong các hội nghị khoa học và cáctài liệu tham khảo khác trên internet

2.1.1.2 Công nghệ xử lí màu sắc

Công nghệ xử lý màu sắc trong xử lý ảnh được sử dụng để thay đổi, tăngcường, phân tích và phát hiện thông tin màu sắc của ảnh Một số kỹ thuật xử lý màusắc phổ biến trong xử lý ảnh bao gồm: chuyển đổi không gian màu, cân bằnghistogram, tách ngưỡng, lọc màu, phân đoạn màu sắc

Các kỹ thuật này thường được sử dụng trong các ứng dụng xử lý ảnh như nhậndạng khuôn mặt, phát hiện bất thường, xử lý ảnh y khoa, trích xuất đặc trưng củađối tượng, v.v Công nghệ xử lý biên (Edge Detection) và công nghệ xử lý màu sắc

là hai kỹ thuật xử lý ảnh hoàn toàn khác nhau

Trang 10

2.1.1.3 Công nghệ xử lí hình dạng

Công nghệ xử lý hình dạng tập trung vào việc phân tích và nhận dạng các hìnhdạng khác nhau trong hình ảnh, từ các hình dạng đơn giản như đường thẳng, đườngcong, các hình học cơ bản cho đến các hình dạng phức tạp hơn như khuôn mặt, đốitượng trong ảnh

So với công nghệ biên và xử lý màu, công nghệ xử lý hình dạng tập trung vàoviệc phân tích các đặc trưng hình học của hình ảnh thay vì chỉ tập trung vào việcphát hiện biên và màu sắc Công nghệ xử lý hình dạng thường được sử dụng đểnhận dạng và phân loại các đối tượng trong hình ảnh, trong khi công nghệ biên và

xử lý màu thường được sử dụng để phát hiện và nhận dạng các biên và đối tượngtrong hình ảnh

2.1.2 Công nghệ mạng nơ-ron tích chập

Mạng nơ-ron tích chập (Convolutional Neural Network - CNN) là một loại mạngnơ-ron nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ảnh và video Điểm mạnh củaCNN là khả năng xác định được các đặc trưng của ảnh một cách tự động thông quaviệc học từ dữ liệu

YOLO là một kiến trúc mạng CNN được sử dụng trong phát hiện, nhận dạng

và phân loại đối tượng Đối bài toán phân loại (Classification) chỉ có khả năng phânloại đối tượng bằng các dự đoán nhãn thì YOLO giải quyết bài toán phát hiện đốitượng (Object Detection), không chỉ có thể phát hiện nhiều đối tượng với nhiềunhãn khác nhau mà còn có thể xác định vị trí cụ thể của các đối tượng trong cùngmột hình ảnh bằng các khung bao quanh đối tượng hình chữ nhật (Bounding Box).YOLO là viết tắt của cụm từ “You only look once” nói nên khả năng về tốc độnhận dạng của mô hình này, YOLO được đánh giá là mô hình cho tốc độ nhận dạngnhanh nhất có khả năng nhận dạng theo thời gian thực Kiến trúc YOLO được xâydựng từ các lớp tích chập (Convolution layers) để trích xuất ra các đặc trưng của đốitượng và các lớp kết nối đầy đủ (full connected layer) để dự đoán nhãn và vị trí củađối tượng Dữ liệu đầu vào là các hình ảnh, mô hình sẽ dự đoán vị trí, kích thước vànhãn của các Bounding Box

Trang 11

Bounding Box bao

Trang 12

Hình 2.2 Mô hình hoạt động của mạng YOLO

2.1.2.2 Nguyên lí hoạt động của mạng YOLO

Mô hình này hoạt động dựa trên nguyên lý chia ảnh đầu vào thành lưới ôvuông và dự đoán một bộ phận bounding box và lớp cho mỗi ô vuông

Cụ thể, YOLO sử dụng một mạng CNN để xử lý ảnh đầu vào và tạo ra một đạidiện ma trận cho các đối tượng trong ảnh Sau đó, một mạng CNN khác được sửdụng để tạo ra một ma trận các bounding box và các xác suất đối tượng tương ứngtrong từng ô vuông của lưới Việc sử dụng lưới ô vuông giúp YOLO có thể pháthiện và nhận dạng các đối tượng với độ chính xác cao hơn so với các mô hình khác.Bounding box là một khung hình chữ nhật, có tọa độ (x, y) của điểm góc trêncùng bên trái và (w, h) là chiều rộng và chiều cao của khung Bounding box được sửdụng để định vị và giới hạn đối tượng trong ảnh

Trang 13

Mạng YOLO chia ảnh đầu vào thành một lưới ô vuông có kích thước cố định.Mỗi ô vuông của lưới sẽ chịu trách nhiệm dự đoán một tập hợp các bounding box

và xác suất đối tượng cho các đối tượng có thể xuất hiện trong ô vuông đó.Mỗi ô vuông trong lưới có thể dự đoán nhiều bounding box, nhưng chỉ có mộtbounding box tốt nhất sẽ được sử dụng để đại diện cho đối tượng trong ô vuông đó.Việc chọn bounding box tốt nhất được thực hiện thông qua hàm kích hoạt(activation function) và một ngưỡng xác suất Nếu xác suất đối tượng được dự đoán bởibounding box đó vượt quá ngưỡng xác suất, bounding box đó sẽ được chọn làmbounding box tốt nhất và đại diện cho đối tượng

Với cách tiếp cận này, mạng YOLO có thể giảm số lượng bounding box cần phải

xử lý mà vẫn đảm bảo độ chính xác Điều này giúp tăng tốc độ phát hiện đối tượng

và đưa ra kết quả nhận dạng chính xác hơn

Trang 14

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TỔNG QUAN HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Chương 3 của báo cáo sẽ trình bày về thiết kế tổng quan toàn bộ hệ thống báocháy tự động sử dụng công nghệ xử lý ảnh Đây là một phần rất quan trọng trongbáo cáo, mô tả cách hệ thống hoạt động và cách các thành phần phần cứng và phầnmềm liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh

3.1 Hệ thống báo cháy tự động

Sơ đồ tổng quát của toàn bộ hệ thống:

Hình 3.1 Sơ đồ khối tổng quanPhần mềm nhận diện lửa và khói được cài đặt trên máy tính Dữ liệu hình ảnh

từ webcam sẽ truyền tới khối nhận dạng dữ liệu Khi phát hiện được lửa hoặc khói,YoLo sẽ gửi cảnh báo đến khối Telegram, đồng thời cũng truyền uart tín hiệu điềukhiển xuống khối MCU, để điều khiển các cơ cấu chấp hành

• Máy tính: Máy tính được sử dụng để chạy phần mềm YOLO để phát hiện và phânloại đối tượng trên ảnh Máy tính cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhlưu trữ dữ liệu và điều khiển các thiết bị phần cứng khác trong hệ thống

• Arduino: Arduino được sử dụng để nhận tín hiệu từ phần mềm YOLO để xácđịnh xem có đối tượng nào bị phát hiện hay không Nếu có, Arduino sẽ kíchhoạt bộ đèn LED và còi để cảnh báo cho người dùng biết có sự cố báo cháyxảy ra

• Bộ đèn LED và còi: Bộ đèn LED và còi sẽ được kích hoạt bởi Arduino khi cóđối tượng bị phát hiện Các thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc cảnh

Trang 15

báo cho người dùng và đảm bảo rằng sự cố báo cháy được phát hiện và xử lý kịp thời.

Trang 16

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ PHẦN MỀM 4.1 Thiết kế giao diện

4.2 Nhận diện cháy bằng YOLOV5

YOLO là một mô hình nhận dạng đối tượng thời gian thực và có thể được sửdụng để phát hiện các đối tượng trong hình ảnh và video Trong báo cáo này, nhóm

em sẽ trình bày về thiết kế phần mềm YOLO, bao gồm quá trình training và quátrình nhận dạng

Trang 17

4.2.1 Quá trình training

Trong quá trình huấn luyện mạng nơ ron sẽ tính toán lần lượt tất cả các ảnhcủa tệp dữ liệu đầu vào và sử dụng lặp lại các ảnh này nhiều lần, mục đích để tối ưuhàm mất mát Quá trình tối ưu này sẽ giúp cho mạng nơ-ron tìm được bộ trọng sốtốt nhất, giúp cho quá trình nhận dạng được chính xác nhất Mô hình sau khi huấnluyện thành công bộ trọng số sẽ được lưu trữ trong file kết quả có định dạng “.pt”

Hình 4.3 Quá trình training

Bộ dữ liệu dataset gồm hơn 500 file ảnh được chia thành 2 tập dữ liệu baogồm tập huấn luyện(training) và tập xác minh (validate) Các hình ảnh sau đóđược tiến

Hình 4.4 File ảnhhành gán nhãn xác định vị trí các ngọn lửa Tiến hành cấu hình các thông số cho Model, sử dụng tập dữ liệu huấn luyện và tập validate để huấn luyện cho mô hình

Trang 18

Hình 4.6 Train trên Google Colab

Mô hình sau khi được huấn luyện thành công bộ trọng số được lưu dưới địnhdạng “best.pt” Mô hình huấn luyện được sử dụng cho chương trình thực thi nhậndạng ngọn lửa với dữ liệu đầu vào lấy từ các hình ảnh, videos, camera Kết quả quátrình nhận dạng phần mềm sẽ hiển thị trực tiếp kết quả phân loại “fire” và vị trí củangọn lửa trên màn hình đồng thời lưu lại hình ảnh hoặc video nhận dạng

4.2.2 Quá trình nhận dạng

Mô hình huấn luyện được sử dụng cho chương trình thực thi nhận dạng ngọnlửa với dữ liệu đầu vào lấy từ các hình ảnh, videos, camera Kết quả quá trình nhậndạng phần mềm sẽ hiển thị trực tiếp kết quả phân loại “fire” và vị trí của ngọn lửatrên màn hình đồng thời lưu lại hình ảnh hoặc video nhận dạng

4.2.2.1 Lưu đồ thuật toán

Giải thuật của hệ thống nhận dạng lửa như hình dưới Phần mềm cho phépthực hiện nhận dạng với tùy chọn dữ liệu đầu vào bao gồm file ảnh, file video hoặchình ảnh trực tiếp từ camera Với dữ liệu đầu vào là hình ảnh cần cung cấp đường dẫntuyệt đối của file ảnh, kết quả nhận dạng là hình ảnh được lưu lại trên đó chỉ ra vị tríngọn

Trang 19

Hình 4.7 Quá trình nhận dạng

Hình 4.8 Lưu đồ thuật toánlửa và độ tin cậy của dự đoán Thiết lập các tham số cho quá trình nhận dạng như bảng

Trang 20

Bảng 4.1 Cấu hình các tham số nhận dạng

Tên tham số Giá trị tham số Ý nghĩa tham số

theo pixcelsource 0 Nguồn dữ liệu đầu vào chọn "0" với dữ liệu

nhận dạng từ camera

cậy dự đoán

weight best.pt Lựa chọn bộ trọngsố tốt nhất của kết

quảtrainingdevice 0 training, chọn CPU nếuLựa chọn GPU

không có GPU

IoU threshold: là một ngưỡng được sử dụng để xác định mức độ khớp giữa dựđoán và thực tế Nếu IoU lớn hơn ngưỡng này, thì dự đoán được coi là chính xác.Ngưỡng IoU này thường được thiết lập là 0,4 hoặc 0,7 tùy thuộc vào ứng dụng cụthể

Confidence threshold: là một ngưỡng được sử dụng để loại bỏ các dự đoán có

độ tin cậy thấp Mỗi khi phát hiện được một đối tượng, mô hình YOLO sẽ đưa ramột confidence score (điểm số độ tin cậy) để cho biết độ chắc chắn của việc pháthiện đối tượng đó Nếu điểm số này nhỏ hơn ngưỡng confidence threshold, thì dựđoán sẽ bị loại bỏ

4.3 Quá trình detect

YOLO sẽ phân chia hình ảnh thành các ô vuông dạng lưới (grid) và xác định xemtrong mỗi ô vuông liệu có tâm của vật thể cần xác định hay không Nếu có, mô hìnhYOLO sẽ khoanh vùng đối tượng bằng hộp mốc (Anchor Box), sau khi có kết quảlọc chính xác thì sẽ xuất ra bounding box Thuật toán sử dụng một mạng nơ ron đơnvới đặc trưng có được từ các feature map của các lớp tích chập để dự đoán boundingbox ở mỗi ô và xác suất loại đối tượng nào đang được chứa bên trong Sau cùng, ta

sẽ có rất nhiều bounding box được thuật toán đưa ra với kích thước khác nhau Sửdụng thuật toán Non-Maxima Suppresstion (NMS) ta có thể loại được các hầu hếtcác bounding box là miền bao của cùng một đối tượng, có tỉ lệ thấp và giữ lại cácbounding box có tỉ lệ khớp cao

Đầu ra của YOLO khi dự đoán 1 Bounding Box là một vector gồm các thành

Ngày đăng: 18/06/2024, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w