1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trình lãnh đạo và hoạt động cách mạng của bác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước cho đến khi người qua đời từ 1954 1969 và những giá trị trong tư tưởng của bác về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của chủ đề là quá trình lãnh đạo và hoạt động cách mạng củachủ tịch Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước cho đế

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

Sinh viên thực hiệnMSSVMã lớp bài tập

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, tháng 12 năm 2023MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu -1

Trang 2

Phần II: Nội dung -2

Chương I: Tóm tắt cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi sinh ra đến trước năm 1954. -3

Giới thiệu chương -3

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi khai sinh đến trước năm 1954 -3

Kết luận chương I -6

Chương II: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1954 – 1960, miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân -7

Giới thiệu chương -7

2.1 Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1960 -7

2.2 Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh -8

2.3 Liên hệ -12

Kết luận chương II -12

Chương III: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1961 – 1965, chiến tranh đặcbiệt -13

Giới thiệu chương -13

3.1 Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1961-1965 -13

3.2 Hoạt động của Bác trong giai đoạn 1960-1965 -13

3.3 Liên hệ -15

Kết luận chương III -15

Chương IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1965 – 1967, chiến tranh cục bộ -16

Giới thiệu chương -16

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1965 – 1967 -16

Kết luận chương IV -18

Chương V: Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc cuối đời và di chúc của Người, 1968 – 1969 -18

Giới thiệu chương -19

5.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc cuối đời -20

5.2 Di chúc của Bác -21

Trang 3

Chương VI: Tóm tắt cách mạng giải phóng Miền Nam và chế độ XHCN cho đến

Giới thiệu chương -25

6.1 Cách mạng giải phóng miền Nam -25

6.2 Chế độ XHCN cho đến nay -28

Chương VII: giá trị trong tư tưởng của Bác về Đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, liên hệ với ngành CNTT -30

Giới thiệu chương -30

7.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong đại đoàn kết toàn dân tộc -31

7.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế -33

7.3 Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay -35

7.4 Liên hệ bản thân và ngành nghề đang theo học – CNTT -39

Kết luận chương VII -41

Phần III: Kết luận -41

Tóm tắt nội dung chính -41

Các khó khăn trong việc nghiên cứu -41

Hướng giải quyết -42

Tài liệu tham khảo -42

Trang 4

Phần I: Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài

“Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toànđộc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, aicũng được học hành Riêng về phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có nonxanh nước biếc để câu cá, trồng rau … Không dính líu gì đến danh lợi” Câu nói vớitinh thần cao cả ấy bắt nguồn từ một con người – một nhân cách vĩ đại đã dẫn dắtdân tộc Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh lịch sử, không ngừng tận lực cống hiếncho đất nước và dân tộc Ham muốn của Người cho dân tộc là ham muốn tột bậccòn mong muốn của Người cho bản thân mới thật khiêm nhường và bình dị Cuộcđời của Người là một cuộc hành trình huyền thoại Trong chuyến hành trình 30 nămđi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình từ năm 1911 cho đến năm 1941, NguyễnÁi Quốc đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những biến chuyểntại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông – một việc màkhông có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20 Sau 30 năm bôn ba, Người trởvề Cao Bằng lãnh đạo cách mạng Việt Nam Kháng chiến chống Pháp thắng lợi,Bác từ Cao Bằng trở về Thủ đô sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch trong suốt 15 nămcuối đời (1954-1969) Đây là một khoảng thời gian không quá dài nhưng có ý nghĩavô cùng lớn lao, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thốngnhất nước nhà cũng như trong cuộc đời hoạt động cách mạng của vị anh hùng giảiphóng dân tộc Xuyên suốt quãng thời gian 1954-1969 chiến đấu chống Mỹ ác liệt,chủ tịch Hồ Chí Minh cùng TW Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc vàđồng thời là cách mạng dân tộc – dân chủ nhân dân ở miền Nam Trong nhữngchương sử hào hùng ấy không thể vắng bóng được sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, nó là chiến lược lâu dài, nhất quán quyết định thành công của cáchmạng Việt Nam Đối với Người, đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là khẩu hiệuchiến lược mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng Trong từng chặng mốc tronglịch sử, minh chứng cho tinh thần đoàn kết của chúng ta đó là những mặt trận dântộc thống nhất ra đời, tuy nhiên chúng chỉ là một, là tổ chức chính trị - xã hội tậphợp các thành phần yêu nước phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất củaTổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân Vì vậy đề tài tìm hiểu về quá trình lãnhđạo và hoạt động cách mạng của Người từ 1954 -1969 và những giá trị, ý nghĩatrong tư tưởng của Bác về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế là một chủđề đáng để nghiên cứu và học hỏi, ứng dụng vào thực tiễn nước nhà.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chủ đề là quá trình lãnh đạo và hoạt động cách mạng củachủ tịch Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước cho đến khi Người qua đời (1954-1969) và đồng thời là giá trị của sức mạnhđoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong suốt quá trình ấy.

Trang 5

- Hiểu được sự sáng suốt chủ tịch Hồ Chí Minh khi lãnh đạo nhân dân kháng chiếntrong các cuộc chiến tranh chống Mĩ và tầm quan trọng của khối đại đoàn kếttoàn dân, đoàn kết quốc tế.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, duy vật lịch sử và duy vậtbiện chứng

- Phương pháp khoa học: Bảo tàng học, khoa học lịch sử

- Các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tàiliệu, tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh,

5 Bố cục bài luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bố cục bài thuhoạch bao gồm 7 chương:

Chương I: Cuộc hành trình huyền thoại

của chủ tịch Hồ Chí Minh (đến trước năm 1954)

Chương II: Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong giai đoạn 1954 – 1960, miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Chương III: Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong giai đoạn 1961 – 1965, chiến tranh đặc biệt

Chương IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong giai đoạn 1965 – 1967, chiến tranh cục bộ

Chương V: Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc

cuối đời và di chúc của Người, 1968 – 1969

Chương VI: Tóm tắt cách mạng giải

phóng Miền Nam và chế độ XHCN chođến nay

Chương VII: giá trị trong tư tưởng của

Bác về Đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, liên hệ với ngành CNTT

Trang 6

Phần II: Nội dung

Chương I: Tóm tắt cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi sinh ra đến trướcnăm 1954.

Giới thiệu chương

Trên dải đất Việt Nam hình chữ S này, có một ngôi làng ở xứ Nghệ lưu giữ nhữnghình ảnh thân thương thời thơ ấu của một con người đã gắn liền với tâm thức củabao thế hệ con người Việt Nam Cái tinh hoa của miền quê xứ Nghệ đã vun đắp chocon người ấy trở thành một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoákiệt xuất, là vị cha già đáng kính của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh Cuộc đờicủa Người là một cuộc hành trình huyền thoại với bao nỗi đau và mất mát, hy sinhbản thân mình để tìm con đường mới cho dân tộc Đặc biệt, Bác đã cống hiến tuổitrẻ của mình trong cuộc hành trình 30 năm gian khổ đi tìm dáng hình cho đất nước.Sau 30 năm xa Tổ quốc, người đã trở về Việt Nam trực tiếp chỉ đạo cuộc vận độnggiải phóng dân tộc khỏi kẻ thù xâm lăng Với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộckết hợp với đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã hùng hồn đọc Tuyên ngôn độclập khai sinh ra nước Việt Nam, khẳng định quyền tự do và được sống sung sướngcho dân tộc của mình Thế nhưng, dã tâm của thực dân Pháp không thể dứt hoàntoàn, quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa Hồ Chí Minh đã thực sự trở thànhlinh hồn của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn dắt cuộckháng chiến đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi khai sinh đến trước năm 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên gọi lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi học mang tênNguyễn Tất Thành quê ở làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An ởmiền Trung đất nước Người được sinh ra ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhàNho yêu nước, lớn lên trong cảnh mất nước, nhà tan, triều đình phong kiến suy tànvà phải cộng tác với thực dân Pháp (cuối thế kỉ 19) nên ngay từ thuở nhỏ đã đượctiếp thu truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương Người đãchứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnhsống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp và thấy được các cuộc biểu tìnhchống sưu thuế của nông dân bị đàn áp dã man cùng với sự thất bại của các phongtrào yêu nước, Người xót xa đau lòng khi thấy dân tộc mình bị đàn áp ngay trên đấtmình như vậy Có thể nói tình yêu, nỗi xót xa quê hương đất nước, gia đình đã vùnglên trong tâm trí người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêunước, hoài bão cứu nước, cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tựcường dân tộc.

Với sự kiên quyết, ý chị nghị lực phi thường để thực hiện hoài bão của mình, ngày5-6-1911, Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville vớitên gọi Văn Ba, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn rời Tổ quốc đi sangPháp, bắt đầu chuyến hành trình rời xa quê hương dài đằng đẵng của mình "Tôimuốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họlàm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" Người cho rằng dân tộc Việt

Trang 7

Nam đang là một dân tộc mất quyền độc lập và nhiệm vụ của những người ViệtNam yêu nước là phải đấu tranh giành lại quyền độc lập Mùa hè năm 1911,Nguyễn Tất Thành đã đến với nước Pháp và nhận thấy cái xã hội ấy không hề “tựdo, bình đẳng, bác ái” như những nhà cách mạng tư sản Pháp nêu lên vào thế kỉ 18,ngoài ra thì ở đó còn có hai loại người, một là sống phè phỡn sung sướng còn loạikia thì chịu đau khổ bóc lột như dân tộc mình Từ năm 1911 đến 1917, Bác đã điđến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, đã tận mắt chứng kiến cuộcsống khổ cực của nhân dân và những những tội ác tày trời của bọn chủ nghĩa thựcdân Người cho rằng nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân,có thể là bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóclột, là kẻ thù của nhân dân lao động Năm 1917, khi trở lại Pháp, Người đã tham giaphong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

Mô hình con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville tại bảo tàng Hồ Chí Minh

Với sự giúp đỡ của những người bạn Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xãhội Pháp và trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp Cũng năm 1919,lần đầu tiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam,Người đã thảo ra và ký tên dưới bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hộinghị chia phần giữa các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất với nội dung đòicho Việt Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực Dù không được hộinghị xem xét đến, văn kiện này đã gây tiếng vang lớn ở Pháp và thức tỉnh cổ vũ tinhthần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Tháng 07/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L’Humamnité (Nhân Đạo) Khiđọc Luận cương của Lênin, người bộc bạch: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rấtcảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên.Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đôngđảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là conđường giải phóng chúng ta.” Bản luận cương ấy có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới

Trang 8

mạng để giành độc lập, tự do cho dân tộc; trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo cáchmạng, lực lượng tham gia cách mạng, mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở cácnước thuộc địa với cách mạng giải phóng cách mạng vô sản ở chính quốc Đây làmột bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của Người ở nơi xa xứ, một sựchuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩaquốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Và tại Đại hội thứ 18 Đảng Xãhội Pháp được tổ chức ở thành phố Tours – Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành mộttrong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp và cũng là người cộng sản ViệtNam đầu tiên khi cùng những đảng viên tiến bộ của Đảng Xã hội Pháp bỏ phiếu tánthành quốc tế III Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong lịch sử ĐảngCộng sản Pháp.

Báo nhân đạo le Paria

Vào thời điểm đó, sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc bắt nguồn từ chỗ không có mộthọc thuyết nào, không có một quốc gia nào đứng về phía những người nghèo khổ,đứng về phía những người nghèo khổ, đứng về phía những người bị áp bức, ủng hộsự nghiệp giải phóng dân tộc, là tiền đề để có thể thực hiện quyền sống và mưu cầuhạnh phúc Ở thế kỷ 20, những lực lượng yêu nước trong phong trào dân tộc ViệtNam cũng tìm tòi, cũng hướng tới những cái giá trị mới của nhân loại Họ tìm đếnnhững tư tưởng duy tân ở các xứ sở quanh mình: ở Trung Hoa, ở Ấn Độ, ở NhậtBản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu hay cũng có người có ý tưởngvươn tới nền dân chủ ở châu Âu như Phan Chu Trinh Nhưng tất cả những ngườiyêu nước hết mực ấy lại không biến mục tiêu đề ra thành hiện thực được, bởi vìkhông tìm ra con đường để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ thực dân Pháp Vớimột mẫn cảm chính trị, Hồ Chí Minh đã không đi sang con đường của các bậc tiềnbối, Người nhận ra được con đường phong kiến đã lỗi thời mà con đường dân chủtư sản thì quá mới mẻ với Việt Nam mà chưa có cơ sở kinh tế cho cuộc đấu tranhdân chủ tư sản

Trang 9

Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm thấy con đường đúng đắn giải phóng dân tộcViệt Nam Tìm được con đường đó, Người đã dồn hết trí tuệ để chuẩn bị về mặt tổchức và lực lượng cho sự ra đời một chính đảng của cách mạng Việt Nam Năm1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lậpĐảng Cô ‹ng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu một thời kỳ mớitrong lịch sử đấu tranh của dân tộc và là nhân tố đầu tiên, quyết định đưa cách mạngViệt Nam đạt được những thành quả to lớn sau này.

Năm 1941, sau 30 năm rời xa Tổ quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về ViệtNam Người cùng TW Đảng Cộng sản Đông Dương muốn dùng sức mạnh tổng hợpcủa toàn dân để kháng chiến: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơnhết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứugiống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng” nên đã thành lập Mặt trận Việt Minh vào ngày19/05/1941 Khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày22/12/1944 và dần lớn mạnh Thời khắc khởi nghĩa đã đến, trong thư kêu gọi Tổngkhởi nghĩa, Bác viết: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốcđồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”

Ngày 2-9-1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khaisinh ra nước Việt Nam mới và khẳng định “Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi ngườiđều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâmphạm được Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyềnmưu cầu hạnh phúc Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 củanước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh rabình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống sung sướng và quyền tự do”

Trong các nước thuộc địa, Việt Nam là nước đầu tiên đã vùng dậy và tuyên bố độclập vào cuối chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945 Ngay sau ngày tuyên bố độc lập,sức ép từ phía Anh, Pháp, Mỹ đối với một nước vừa giành được độc lập là rất lớn,đất nước Việt Nam đã đứng vững trong tình thế hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc.Đặc biệt, thực dân Pháp đã bộc lộ dã tâm lớn quay lại xâm lược Việt Nam một lầnnữa Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành linh hồn của dân tộc Việt Nam trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dẫn dắt cuộc kháng chiến đi tới chiến thắngĐiện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm 1954.

Kết luận chương I

Xuất phát từ làng Sen – một ngôi làng đơn sơ và mộc mạc, từ mảnh đất miền Trungkiên cường, người con yêu nước ấy đã trưởng thành và vượt qua bao sóng gió, chèolái con thuyền cách mạng mang về hoà bình cho đất nước Vị anh hùng dân tộc đãthực sự khai sáng cho tương lai, tìm ra dáng hình của đất nước, của dân tộc sau cuộcbôn ba ở nơi xa xứ Người đã khéo léo, tài tình kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc – một sức mạnh có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộcta và của toàn nhân loại để làm thôi thúc lòng yêu nước từ trong tim mỗi con ngườimang trong mình dòng máu Lạc Hồng “Nó kết lại thành một làn sóng vô cùngmạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước” Chính nó là minh chứng cho thành quả của cuộc hành trìnhhuyền thoại của Nguyễn Ái Quốc Là một người con của nước Việt Nam, chúng ta

Trang 10

đều là một nhà, đoàn kết sức mạnh, để tiếp tục bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Hào khíĐông A, chúng ta mãi nhớ về Người!

Chương II: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1954 – 1960, miền Bắc đilên xây dựng XHCN, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân

Giới thiệu chương

Chương II của bài thu hoạch sẽ đề cập đến 3 vấn đề: Khái quát lịch sử Việt Namgiai đoạn 1954-1960; Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này vàLiên hệ bản thân Qua chương II, người đọc sẽ hiểu về hoàn cảnh đất nước sau hiệpđịnh Giơ-ne-vơ, quá trình khôi phục, hàn gắn vết thương của miền Bắc cũng nhưquá trình đấu tranh của miền Nam; biết về những hoạt động nổi bật của Chủ tịch HồChí Minh trong giai đoạn này.

2.1 Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1960

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, cuộc chiếntranh xâm lược 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia của thực dân Pháp có đế quốcMỹ giúp sức đã chấm dứt.

Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước còn dang dở, chưahoàn thành Nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nềnkinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH vừa phải tiếp tục cuộc cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình và thống nhất cả nước.

Về việc khôi phục sau chiến tranh, kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I (03/1955) đã quyếtđịnh củng cố miền Bắc bằng cách “ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa”,xác định đây là nhiệm vụ tất yếu trong thời kì đầu hậu chiến tranh Công cuộc khôiphục kinh tế được toàn dân tích cự hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành Miền Bắc trong giai đoạn 1958 - 1960 này đã lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm Cụthể, cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thươngnghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

Kết quả: Bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nôngđược củng cố, đạt được thành tích trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, côngnghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục,…

Trang 11

2.1.2 Miền Nam

Ngay từ tháng 07/1954, Trung ương Đảng đã nhận rõ đế quốc Mỹ là trở ngại chínhngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương Do đó, cách mạng miền Nam đãchuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ -Diệm, đòi chúng phải thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo toàn và phát triển lựclượng

Cách mạng miền Nam gặp khó khăn vào những năm 1957-1959 do đạo luật đặtcộng sản ngoài vòng pháp luật được ban hành Tháng 01/1959, Hội nghị lần thứ 15Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụngbạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, nổi bật là phong trào “ĐồngKhởi” Từ đó mà cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thếtiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mỹ ởmiền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

2.2 Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh2.2.1 Giai đoạn 1954 – 1957

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới tronglịch sử cách mạng Việt Nam: Hoà bình độc lập ở Đông Dương; miền Bắc Việt Namđược hoàn toàn thoát khỏi ách đế quốc Tuy nhiên tại miền Nam, đế quốc Mỹ dầndần thay chân thực dân Pháp, âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểumới và thành căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Dương, chuẩn bị khơi mào chiếntranh, tiến công nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và các nước XHCN.

Trước tình hình mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng nêu lên 2nhiệm vụ chiến lược phải đồng thời tiến hành là: xây dựng miền Bắc tiến lên XHCNvà đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, tiếp tục hoàn thành cách mạng ở miềnNam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và chính phủ vui mừng trở về thủ đôtrong bầu không khí tràn ngập niềm vui chiến thắng khi miền Bắc được giải phóng.Trên đường về Hà Nội, ngày 19/09/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm ĐềnHùng Tại đây, Người đã nói chuyện với các cán bộ và chiến sĩ: “ Ngày xưa cácvua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấynước ”

Ngày 11/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội Người đã ra lời kêu gọiđồng bào Hà Nội ra sức giữ gìn trật tự an ninh, nhanh chóng ổn định đời sống.Người viết: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phứctạp, khó khăn Nhưng Chính phủ cố gắng, quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nộiđồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khókhăn và đạt được mục đích chung: làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươivui và phồn thịnh.”

Ngày 12/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồngchính phủ tại Hà Nội, sau 8 năm xa cách thủ đô đi kháng chiến.

Trang 12

Sáng 31/12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng, nhà nước đếnđặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Mở đầu lễ viếng, Người nói: “Ngày mai là nămmới, là ngày đồng bào và bộ đội vui mừng chính phủ về thủ đô Trong lúc cả nướcvui mừng, mọi người đều thương tiếc và nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vìdân tộc”.

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 01/01/1955, 25 vạn đồng bào Hà Nội thaymặt nhân dân cả nước vui mừng đón chào Hồ Chủ tịch và Chính phủ về thủ đô.Sau khi được hoàn toàn giải phóng, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH nhằm “xoábỏ chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho toàndân Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang trong lịch sử loài người, nhưngđồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất” Để đưamiền Bắc xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định và chỉ ra những thuậnlợi, khó khăn và Người đã nói: “Những khó khăn tuy to và nhiều, nhưng đều thuộctính chất tương đối tạm thời Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thì nhất định khắcphục được”.

Tháng 07/1955, Hội nghị bàn về sản xuất cứu đói được triệu tập Tại Hội nghị này,Hồ Chủ tịch đã phân tích sâu sắc nguyên nhân gây ra nạn đói là do chính sách bóclột và thống trị của bọn đế quốc, phong kiến đối với nhân dân ta Người nhấn mạnhchính sách của Đảng và chính phủ lúc này là phải hết sức chăm lo đến đời sống củanhân dân Người nói: “Nếu dân đói Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng vàchính phủ có lỗi; nếu dân dốt Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng vàchính phủ có lỗi Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấycũng không thực hiện được”.

Trải qua nhiều cuộc đấu tranh với biết bao thử thách, khó khăn chồng chất, miềnBắc đã dần dần đi vào thời kì ổn định, sinh hoạt của nhân dân trở lại bình thường.Trung ương Đảng đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã tập trung chỉ đạo nhân dân ta đẩymạnh phục hồi kinh tế, tăng sản lượng, hàn gắn vết thương chiến tranh nhằm bìnhổn kinh tế và bước đầu nâng cao đời sống của nhân dân Đồng thời Người cũng coiviệc đẩy mạnh công tác văn hoá xã hội là một trong nhiều nhiệm vụ cấp thiết cầnđược thực hiện cùng với những nhiệm vụ khác Việc bồi dưỡng, chấn chỉnh nềngiáo dục phổ thông và đại học, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vừa có trình độchính trị vững vàng, lại có trình độ chuyên môn khá phải được thực hiện càng sớmcàng tốt Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sự nghiệp đất nước

Để động viên nông dân hăng say lao động sản xuất và tiết kiệm, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã giành nhiều thời gian tới thăm nhiều cơ sở sản xuất Dấu chân của Ngườiđã in trên nhiều đồng ruộng miền Bắc Đến với các địa phương, Người thường nói:“Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động, vìkhông lao động thì chỉ là nói suông”.

Trang 13

Ngày 06/07/1956, Hồ Chủ tịch gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước kiên quyết đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà Bằng những lời lẽ thống thiết, mong muốnnước nhà sớm thống nhất, Người kêu gọi: “Hỡi đồng bào trong nước và kiều bào ởnước ngoài nay chúng ta phải đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng tanhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”.

Ngày 14/07/1957, lần đầu tiên kể từ khi xa quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh vềthăm lại quê nhà Đồng bào trong tỉnh Nghệ An đã đón tiếp Người bằng những tìnhcảm vô cùng thân mật và đầm ấm, nhiều người không kìm được xúc động đã khóc.Có thể khẳng định rằng: Quê hương nghĩa nặng tình sâu - Năm mươi năm ấy biếtbao nhiêu tình” Gặp gỡ đồng bào, bà con, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏisức khoẻ, tình hình sản xuất, căn dặn bà con đoàn kết phấn đấu, không ngừng vươnlên trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.Công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc bắt đầu từ giai đoạn 1955 - 1957 đã cơ bảnthành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Các cơ sở sản xuất cũ đã đượckhôi phục, nhiều nhà máy mới đã được dựng lên, mức sản xuất của nhiều ngành đãđạt mức trước chiến tranh Lương thực đã vượt xa mức đó Hoạt động kinh tế trongnước trở lại bình thường, hoạt động văn hoá bước đầu phát triển, đời sống nhân dânđã được cải thiện bước đầu”.

Trang 14

Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế ở miền Bắc, Hồ Chí Minh lại tiếptục dẫn dắt, lãnh đạo nhân dân thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo XHCN, phát triểnkinh tế, văn hoá (1958 - 1960).

2.2.2 Giai đoạn 1958 – 1960

Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giai đoạn này đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cáchmạng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân ta Năm 1958, với bút danh là Trần Lực,Người đã viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” Tiếp đó, Người cũng rất chăm lo xâydựng đội ngũ thanh thiếu niên nước ta thành những con người mới XHCN, Ngườinói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười”.

Năm 1959 Người phát động “tết trồng cây” làm cho đất nước ngày càng xanh tươi,Người đã viết: “Từ năm 1960 đến 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả,cây có hoa, vừa cây làm cột nhà Và trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngàycàng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn Điều đó sẽ góp phầnquan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta.”.

Đầu năm 1960, trong không khí toàn Đảng, toàn dân ta thi đua sôi nổi lập thành tíchchào mừng Đảng ta tròn 30 tuổi và đón chào Đại hội Đảng lần thứ III, Hồ Chủ tịchviết bài: “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” Đây là một văn kiện tổng kết về 30năm hào hùng, lịch sử của Đảng trên con đường giải phóng dân tộc.

Tháng 09/1960, Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III họp tại HàNội Trong phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Đại hộilần này là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhấtnước nhà" Đại hội đã vạch ra đường lối của cách mạng XHCN ở miền Bắc vàđường lối cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thảo luận nội dung vàphương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất để đổi mới kinh tế - văn hóa theocon đường CNXH Vị trí Chủ tịch BCH Trung ương Đảng lại được Chủ tịch Hồ ChíMinh đảm nhiệm.

Trang 15

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào miền Nam đã bằng nhiềuhình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã đứng dậy khởi nghĩa Từ đó,phong trào Đồng Khởi tại miền Nam thành công, trong cao trào cách mạng ấy, thựchiện chủ trương của Người, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miềnNam được ra đời, xây dựng kế hoạch hành động với nội dung chính là lật đổ chế độthuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm nhằm mụcđích giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

2.3 Liên hệ

Qua những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em cần phải nghiên cứu kĩ tìnhhình, phân tích những ưu nhược điểm của từng vấn đề để đưa ra những chính sáchhợp lí, có lợi cho tập thể Hơn nữa, là một sinh viên, em phải tích cực học tập (laođộng), hưởng ứng phong trào để giúp ích cho xã hội, đất nước.

Kết luận chương II

Nội dung chương II đã đề cập đến hoàn cảnh nước ta sau khi ký kết Hiệp định ne-vơ và nhiệm vụ của hai miền Nam – Bắc trong giai đoạn 1954 – 1960 Cụ thể,miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục nền kinh tế, cải tạo quan hệ sảnxuất trong khi miền Nam đấu tranh chống lại chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và pháttriển lực lượng cách mạng tới “Đồng Khởi”.

Giơ-Chương II chủ yếu trình bày những hoạt động nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong giai đoạn 1954 – 1960 Trong thời gian này, Người đặc biệt quan tâm đếncông cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt đời sống ở miền Bắc Người đã chỉ đạo,dẫn dắt Đảng và Chính phủ, đề ra nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến lên XHCN,…;Người động viên nhân dân để họ tích cực lao động bằng cách kêu gọi, phát độngphong trào, ghé thăm nhiều cơ sở sản xuất,…

Trang 16

Chương III: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1961 – 1965, chiến tranhđặc biệt

Giới thiệu chương

Chương III của bài thu hoạch sẽ đề cập đến 3 vấn đề: Khái quát lịch sử Việt Namgiai đoạn 1961-1965; Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này vàLiên hệ bản thân Qua chương III, người đọc sẽ có kiến thức về nhiệm vụ của haimiền Nam – Bắc trong giai đoạn 1961 – 1965; biết về những hoạt động nổi bật củaChủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này và rút ra bài học về đoàn keetts dân tộc,đoàn kết quốc tế.

3.1 Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1961-19653.1.1 Miền Bắc

Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960), miền Bắc triển khaikế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là ra sứcphát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục công cuộc cải tạo XHCN, củng cốvà tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chấtvà văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và anninh xã hội.

Hơn nữa, miền Bắc còn có nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam Một lượnglớn vũ khí, đạn dược, thuốc men,… được chuyển vào chiến trường Nam bộ Theođó là ngày càng nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành tham giachiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

Kế hoạch Nhà nước 5 năm phải ngừng do không quân và hải quân của đế quốc Mỹđánh phá miền Bắc, chính thức mở rộng chiến tranh vào ngày 07 – 02 – 1965 MiềnBắc đã phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với điều kiệnchiến tranh.

3.1.2 Miền Nam

Sau khi chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ buộc phảichuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Đay là hìnhthức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai,dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật,… củaMỹ để chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta Do vậy, quân đội Sài Gònliên tục mở ra các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, thực hiện hoạtđộng phá hoại miền Bắc, ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc.

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dânmiền Nam nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược ( rừng núi, nông thôn,đô thị) bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) đã giành được nhiềuthắng lợi, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

3.2 Hoạt động của Bác trong giai đoạn 1960-1965

Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi rất nhiều bức thư để động viêntinh thần lao động sản xuất của nhân dân và về thăm các đại phương Một trong số

Trang 17

những tài liệu nổi bật đó chính là bức thư Người gửi cho các cháu thiếu niên nhiđồng nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh (05/1961) Trong bức thư này lần đầu tiên “5 điều Bác Hồ dạy” đã được đềcập đến:

“Yêu tổ quốc, yêu đồng bàoHọc tập tốt, lao động tốtĐoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinhThật thà, dũng cảm”

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch HồChí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềm tin đối với đồngbào miền Nam.

Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịchHổ Chí Minh nói: "Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi".Người mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộvà chiến sĩ thân yêu

Nǎm 1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị tặng Huânchương Sao vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: "Chờ đến ngày miềnNam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng bào miềnNam trao cho tôi Huân chương cao quý đó Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng,vui mừng".

Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạtđưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam Trước tình hình đó Chủ tịch HồChí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ cứu nước lànhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sự đoàn kết ủng hộ của nhân dân thế giớiđối với nhân dân Việt Nam và thường xuyên gắn cuộc đấu tranh của nhân dân ViệtNam với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân quốc tế vì tự do, giải phóngdân tộc, thống nhất và phát triển đất nước Trong các nǎm chiến tranh cứu nướcgian khổ, Người nói với nhân dân Việt Nam: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳngnhững vì tự do, độc lập riêng của mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dântộc và hoà bình thế giới" Tháng 11 nǎm 1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhândân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 64 đoàn đạibiểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là niềm cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh cáchmạng của nhân dân Việt Nam.

Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ được sự khác nhaugiữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người cảm thông sâu sắc với nỗiđau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến

Trang 18

tranh xâm lược ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dânMỹ, coi họ là những người bạn thân thiết Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1nǎm 1962, Người viết: "Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gìnhau Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủnghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn".Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc "ra đi" của mình, Bác đã bắt đầuviết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta Trong những nǎm còn lại, cứ đếntháng 5, Bác Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện "tuyệt đối bí mật" này.Trong Di chúc, Người có viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên vàcán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chícông vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Đảng cần có kế hoạch thật tốt đểphát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân ".

3.3 Liên hệ

Qua những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1961 – 1965, emrút ra bài học về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Là một sinh viên, em phải quantâm đến không chỉ học tập mà còn phải để ý tới những hoạt động cộng đồng có lợicho xã hội: hoạt động chạy marathon để ủng hộ người nghèo, hoạt động hiến máunhân đạo, hoạt động quyên góp,…; giao lưu, học hỏi từ những người giỏi hơn,…

Kết luận chương III

Nội dung chương III trình bày khái quát về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1961 – 1965.Cụ thể, miền bắc vẫn tiếp tục công cuộc cải tạo XHCN, tiến hành thực hiện kếhoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, đồng thời làm hậu phương vững chắc chochiến trường miền Nam Trong khi đó, tại miền Nam, đế quốc Mỹ triển khai chiếnlược “chiến tranh đặc biệt”

Chương III cũng đề cập đến những hoạt động nổi bật của Hồ Chủ tịch trong giaiđoạn này Những hoạt động đó thể hiện tư tưởng của Người về thực hiện đường lối

Trang 19

xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở miền Nam, xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,…

Chương IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1965 – 1967, chiến tranhcục bộ

Giới thiệu chương

Từng bước đi theo dấu chân vị lãnh tụ thiên tài, chúng ta càng thấm nhuần được sựsáng suốt trong lãnh đạo cách mạng của Người và đồng thời là sự đồng cảm, thươngtâm sâu sắc đến các chiến sĩ đồng bào đang hi sinh cho gia đình, phụng sự cho Tổquốc Đặc biệt, sau khi bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, giới cầmquyền Mĩ điên cuồng thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa hàng chục vạnlính viễn chinh Mỹ và chư hầu đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, cùng 50 vạn línhcủa nguỵ quyền Sài Gòn, đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên nấc thangcao nhất, tội ác của chúng đối với đồng bào ta càng thêm chồng chất Là một ngườilãnh tụ, hơn ai hết, người hiểu rằng cách mạng không thể thắng nổi nếu thiếu sứcmạnh đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau trường kỳ kháng chiến Ngày 20-7-1965,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi lịch sử, kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng,quyết tâm chống Mĩ cứu nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 nămhoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tànphá Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹphơn.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1965 – 1967

Đầu năm 1965, nguy cơ thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đặt Hoa Kỳtrước một tình thế khó khăn buộc chính phủ Hoa Kỳ phải đề ra một chiến lược mới.Trong hồi ký của mình, Lyndon Johnson coi hành động này là một quyết định“quyết liệt” nhưng “day dứt nhất và đau đớn nhất” trong cuộc đời tổng thống củaông Họ quyết định giữ vứng chính quyền Sài Gòn để chứng minh cho nhân dân Mĩ,cho cả đồng minh và kẻ thù của họ chứng kiến hình ảnh một nước Mỹ siêu cườngbằng cách ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồngthời mở chiến dịch “Sấm rền”, ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc với mưu đồ“Đưa miền Bắc trở lại thời kì đồ đá”

Dân tộc ta phải đương đầu với kẻ thù có sức mạnh vật chất, kỹ thuật mà mưu đồ xảoquyệt thế nhưng với những phân tích sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dânta nhất định thắng lợi “Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí của nó mới, tiền của nónhiều, nhưng ta cũng biết những khuyết điểm của nó mà là khuyết điểm lớn, cơ bản.Bây giờ tất cả thiên hạ đều chống nó, nhân dân Mỹ, thanh niên, trí thức Mỹ cũngchống nó, mà chống mạnh … Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, nó có thểđưa thêm vào hơn nữa đến 30,40,50 vạn quân Ta vẫn sẽ thắng, nhất định ta thắng”.Dân tộc ta nhất định sẽ chiến thắng vì nhân dân ta rất anh hùng, cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, thực sự là cuộc chiến

Trang 20

tranh nhân dân, là cuộc chiến đấu chính nghĩa; vì Đảng ta có đường lối đúng đắn; vìchúng ta được các nước xã hội chủ nghĩa anh em và cả loài người tiến bộ ủng hộ.Nhằm đánh bại các mưu đồ chiến lược của Mỹ và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dânthế giới, phát huy thế chính nghĩa của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủtrương phải kiềm chế và đánh thắng Mỹ trong phạm vi cuộc chiến tranh cục bộ ởmiền Nam Việt Nam Người nói: “Chúng ta phải ra sức cố giành cho được thắnglợi quyết định ở miền Nam… Mỹ thua ở miền Nam tức là nó thua, ta thắng ở miềnNam tức là ta thắng”; ta quyết thắng ở miền Nam “chẳng những là vì nhiệm vụ củata, mà còn là nghĩa vụ của ta đối với cách mạng thế giới”.Đương đầu với kẻ thù cósức mạnh kinh khủng về kinh tế và quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta phải trường kỳ đồng thời phảitranh thủ thời cơ giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định để kết thúc chiến tranh.Người nói: “Phải giành thắng lợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấynăm, mấy tháng, mấy ngày, nhưng trong một thời gian càng sớm càng tốt” “Đánhcho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” là phương hướng kết thúc chiến tranh trong quanđiểm chủ đạo của Người

Thật vậy, trên chiến trường miền Nam, các phong trào “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹmà đánh, tìm nguỵ mà diệt”, “Căng địch ra mà đánh, vây chúng lại mà diệt” dấy lênkhắp các chiến trường đặc biệt là các địa phương miền Nam Tiêu biểu là chiếnthắng Núi Thành (26-5-1965), Vạn Tường (18,19-8-1965)… và các chiến côngvang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967của Mỹ ở miền Nam, đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược

Trong khi đó đề quốc Mỹ điên cuồng ném bom, bắn phá Thủ đô Hà Nội và thànhphố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước:“Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc Nhưngchúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứunước của nhân dân Việt Nam anh hùng…” Vừa tăng cường chiến tranh trên cả haimiền Nam – Bắc Việt Nam, giới cầm quyền Mỹ vừa rêu rao về “thiện chí hoà bình”hòng lừa bịp dư luận nhân dân Mỹ và thế giới Vạch trần thủ đoạn của chúng, Chủtịch Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hoà bình, nhưng hoàbình thật sự không thể tách khỏi độc lập thật sự Vì đế quốc Mỹ xâm lược ViệtNam, cho nên nhân dân Việt Nam phải chống lại để bảo vệ độc lập và gìn giữ hoàbình Nhà cầm quyền Mỹ nói hoà bình nhưng thật sự là họ đang tăng cường chiếntranh” “Nếu Chính phủ Mỹ thật sự muốn giải quyết hoà bình thì họ phải công nhậnlập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chứng tỏđiều đó bằng việc làm thật sự; phải chấm dứt vĩnh viễn và vô điều kiện việc némbom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại Việt Nam dân chủ Cộng hoà”.Trong thư trả lời Tổng thống Mỹ L.Johnson, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Chínhphủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hoà bình ởViệt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược… phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầura khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình” Người lên án việc sử dụng vũ khí hoá học như một phương tiện chiến tranh ở

Trang 21

miền Nam Việt Nam Đây là một tội ác chiến tranh, đồng thời là một tội ác chốngnhân loại, tội ác của của đế quốc Mỹ càng thêm nghiêm trọng và không thể tha thứđược Phân biệt rõ nhân dân tiến bộ Mỹ là bạn, các thế lực hiếu chiến Mỹ là kẻ thùcủa nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: Nhân dânViệt Nam rất quý trọng tình hữu nghị với nhân dân Mỹ đang đấu tranh cho hoà bìnhvà dân chủ Người cảm ơn và đánh giá cao những tấm gương dũng cảm đấu tranhcủa những người bạn Mỹ như Morixon, Hecdo, Lapoto và các chiến sĩ hoà bình đãnhiệt tình ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tăng tình hữunghị đoàn kết quốc tế.

TW Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điềukiện cả nước có chiến tranh, vừa phải hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn đối vớitiền tuyến lớn, vừa phải bảo đảm bảo đời sống của nhân dân Đó là những ý kiến chỉđạo của Người đối với “Cuộc vận động ba xây, ba chống” của giai cấp công nhân.Người chỉ đạo sát sao và kịp thời biểu dương thành tích trong các phong trào thi đua“Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba đảm đang” của phụ nữ, “Ba quyết tâm” của cáclực lượng vũ trang, “Hai tốt” của ngành giáo dục Người rất phấn khởi biểu dươngcác cụ Bạch đầu quân, các dân quân gái đã dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ,các nữ pháo thủ Quảng Bình đã bắn cháy tàu chiến Mỹ… Khẩu hiệu "Tất cả chi tiềntuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" đã tạo nên ý chí mới, sức mạnh mớitrong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Kết quả sau 2 mùa khô, trên toàn miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn máy bay và trực thăng Ởcác vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quần chúngđã đứng lên đấu tranh chống lại quân lực Việt Nam Cộng hoà, phá từng mảnh “ấpchiến lược” Ở miền Bắc, chiến dịch “Sấm rền” không đạt được mục tiêu cơ bản củanó mà lại làm tăng cường ý chí của Hà Nội, của cả toàn bộ nhân dân miền Bắc.Miền Bắc đã bắn rơi hàng nghìn máy bay hiện đại, bắn cháy nhiều tàu chiến củaMỹ, chống phá hoại triệt để , góp phần quyết định vào thắng lợi của mặt trận bảođảm giao thông, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.Tất cả những điều ầy là tiềnđề vững chắc cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân năm 1968 làm phásản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của địch, buộc Mỹ phải tuyên bố“phi Mỹ hoá chiến tranh” và làm lung lay hoàn toàn ý chí xâm lược của chúng,buộc chúng phải đàm phán với ta tại Paris.

Kết luận chương IV

Có thể thấy đường lối lãnh đạo của Bác và TW Đảng thật tài tình Những phân tích,lí luận sắc bén ấy đã đưa dòng máu nóng chảy trong những trái tim yêu nước gắnkết lại với nhau, đập chung một nhịp, chung một mục tiêu đập tan quân thù Báccũng không quên đưa ra những lời buộc tội đanh thép mạnh mẽ trước những tội ácchiến tranh tàn bạo và không thể tha thứ, phơi bày chúng trước toàn bộ thế giới,toàn bộ những con người yêu chuộng hoà bình, gây dựng mối quan hệ đoàn kếtquốc tế.

Trang 22

Chương V: Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc cuối đời và di chúc của Người, 1968 –1969

Giới thiệu chương

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân vănhóa kiệt xuất đã “hiến dâng cuộc đời cho dân tộc”, đã dành trọn cho cuộc đời củamình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đếquốc Mỹ, giành độc lập, tự do, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Suốt đời Bác lo cho nhân dân ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành” Những di sản văn hóa tư tưởng của Người để lại cho dân tộc ta là vô cùng vĩđại, trong đó có bản Di chúc lịch sử Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Bác, làtình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta và các thế hệ tương lai Do đó Dichúc của Bác là tài sản chung của Đảng, của dân tộc, là văn kiện, cẩm nang thườngnhật soi đường chỉ lối cho mỗi bước chúng ta đi.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước,thương dân, toàn tâm , toàn ý phục vụ nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại, là di huấn củaChủ tịch Hồ Chí Minh về cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh Có thểkhai thác, tìm hiểu bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khácnhau, nhưng điểm chung nhất toát lên khi nghiên cứu Di chúc của Chủ tịch Hồ ChíMinh là: Bản Di chúc chứa đựng cả hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng ViệtNam, về đoàn kết quốc tế, về xây dựng Đảng, về đạo đức cách mạng,

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w