1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Báo Nhân dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (1961-1965)

188 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ LỢI

Chuyén nganh: Lich sw Dang Cong san Viét Nam

Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VAN THAC SĨ LiCH Sử

Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ VĂN THỊNH

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn “Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyềnchống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961-

1965)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê

Văn Thịnh mà trước đó chưa có bat cứ tác giả nào công bố.

Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn là có tính xác thực và

nguôn gôc rõ ràng.

Tác giả

Lê Thị Lợi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cô gang củabản thân, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy cô, anh chị

công tác tại thư viện khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã cungcấp những tư liệu, thông tin quý giá Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các

thầy, cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lịch sử, trường

Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, đặc biệt là cảm ơn sự tận tình giúp đỡ,hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Thịnh.

Dù đã có nhiêu cô găng nhưng do thời gian có hạn và sự nhận thức của tácgia còn hạn chê nên luận văn không tránh khỏi những thiêu xót, hạn chê Tac giarât mong muôn nhận được sự chỉ bảo của quý thây, cô và những ý kiên quý báucủa các bạn.

Trang 5

MỤC LỤC

J9 |

)ï9)8))00 0115 Ầ Ề 8

Chương 1: NHUNG YEU TO TÁC DONG DEN CONG TAC TUYEN

TRUYEN CUA BAO NHÂN DAN THỜI KY 1961 - 1965 - 81.1 Tình hình quốc tế, trong nước và âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở miền Nam 81.LL Tình hình quốc té, trong HƯÓC 252+S<+EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerrrree 81.1.2 Am mưu và thủ đoạn của để quốc MY esceccescescessessessessessessessessessssessssesseeseees 111.2 Chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyền báo chí - 23Tiểu kết chương I - 2© s‡SềEEEEEEEEEEE1E151111111211211211211111111 2111111 xe 29Chương 2: BAO NHÂN DAN VỚI CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN CHONG

CHIEN LUQC “CHIEN TRANH DAC BIET” CUA MY O MIEN NAM

(gOaAgdLcễyPPỆii 31

2.1 Tố cáo âm mưu, thủ đoạn va tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam 312.1.1 Tổ cáo âm mưu và thủ đoạn chiến tranh của Mỹ -ccsscsec: 312.2.2 Tổ cáo tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam ©-cc5c5 392.2 Tuyên truyền cho đường lối cách mạng của Đảng và những thắng lợi

trong chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam - 442.2.1 Tuyên truyền cho đường lỗi cách mạng miền Nam của Đảng 442.2.2 Tuyên truyền cho những thắng lợi trên chiến trường của quân và dân

MECN NAM Nang an aenad ÝÝ 522.3 Tuyên truyền cho giải pháp Giơnevơ 1954 về Đông Dương, đoàn kết,

tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới - 572.3.1 Tuyên truyền cho giải pháp Gio nevơ 1954 về Đông Dương 572.3.2 Đoàn kết, tranh thủ sự ting hộ của các lực lượng tiễn bộ thế giới 64Tiểu kết chương 2 - 2-2 1t ềEềEEEEEEEEEE111111111111111211111211111211211 11.1 te 79Chương 3: MOT VAI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM - 81

Trang 6

3.1 Một vài nhận xét về công tác tuyên truyền chỗng chiến lược “Chién tranh

đặc biệt” trên báo Nhân Dân 2: 5c SSSEEEE2E212221221122112211221121 1 ee 81

BLA, Ut Gib mm nhe 3 81B.L.2 HAN uaAa 89

3.2 Một vai kinh nghiém lich SỬP c nh HH HH kiện 9]

0870) c8“ .a Ả ẽ 96KẾT LUẬN - 5-5 S21 CEEEEEEE12212212212121121121121121121121121111212121 22 ru 97DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 s+SE2E£EeEeExerxerxerkd 100

PHU LỤC 2222c+2222115122221111122711 2220.22.11 eeerrie 104

Trang 7

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Nền báo chí Việt Nam đã có lịch sử lâu đời, ngay từ khi ra đời nó đã chothấy vai trò của mình là kênh thông tin truyền tải các giá trị quan trọng Sau khihoàn thành nhiệm vụ của mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, báochí Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ cách mạng của mình chống lại kẻ pháhoại Hiệp nghị hòa bình Giơnevơ với sự hậu thuẫn từ can thiệp Mỹ đang dần lộmặt đưới chiêu bài “chống cộng sản” Trong đó, cần phải nhắc tới những đóng gópcủa báo Nhân Dân với vai trò cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nướcvà Nhân dân Việt Nam Ngay từ số báo đầu tiên năm 1951, báo Nhân Dân đã gópphần nói lên tiếng nói của Đảng, của Nhân dân về sự nghiệp cách mạng, đưa đường

lối chủ trương của Đảng đến gần dân hơn, để toàn dân hiểu và thực hiện đúngđường lối đó vì mục tiêu chung của cách mạng là giải phóng miền Nam thống nhất

Tô quôc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khăng định “dùng binh giỏi nhất là đánh bằngmưu, thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới là đánh bằng binh” [32, tr 518]để nói lên vai trò quan trọng của cuộc dau tranh trên mặt trận ngoai giao Thang loitrên mặt trận ngoại giao sẽ tiếp nối, khang định thắng loi của mặt trận quân sự vađưa ra cơ sở để kết thúc chiến tranh Năm 1954, với những điều khoản của Hiệpnghị Giơnevơ về Việt Nam, tình hình cách mạng trong nước và quốc tế có nhữngthay đối, báo Nhân Dân tiếp tục phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Dang trongsự nghiệp đấu tranh cách mạng Phản ánh một cách chuẩn xác nhất những chủtrương đối ngoại của Việt Nam nhằm chống lại những âm mưu chống phá mới của

kẻ thù.

Trong giai đoạn từ 1960 — 1965, tình hình quốc tế và trong nước có nhữngbiến đổi to lớn Mau thuẫn Xô — Trung bộc lộ gây ra tình trạng phân liệt trong

1

Trang 8

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Ở Việt Nam, miền Bắc bước vào giaiđoạn thực hiện kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, ở miền Nam phong trao ĐồngKhởi đang dâng cao cần sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa từ phe các nước xã hội chủnghĩa Sau sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, dé quốc Mỹ càngra sức ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, triển khai chiến lược chiến tranh mớimang tên “Chiến tranh đặc biệt” nhằm bình định miền Nam Việt Nam Trước tìnhhình mới, Dang kịp thời dé ra chủ trương đối ngoại phù hợp nhằm tranh thủ sựđồng tình, ủng hộ của quốc tế về tinh thần và vật chất, nêu cao thiện chí thi hànhHiệp nghị Gionevo của Việt Nam Dân chu Cộng hòa Thực hiện hòa bình thốngnhất đất nước chống Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ Đồng thời đề cao vịtrí quốc tế của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, vận động dư luậnquốc tế chống lại các hành động tăng cường chiến tranh và can thiệp của Mỹ ởmiền Nam Việt Nam Báo Nhân Dân luôn góp vai trò to lớn cho su kip thời đó,nhanh chóng đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với Nhân dân Việt Nam, cho

thay cuộc kháng chiên của chúng ta nhận được sự ủng hộ to lớn của bạn bè quôc tê.

Dù kháng chiến đã kết thúc, hòa bình đã lập lại nhưng hoạt động đối ngoại,tuyên truyền quốc tế vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng cảnước vì mục điêu đoàn kết với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập và bình

đăng Đề thực hiện mục tiêu đó, báo chí vẫn luôn là một phương tiện hết sức hữu

ích, báo Nhân Dân chính là một bộ phận như vậy Đề có những bài học kinhnghiệm cho hiện tại, chúng ta luôn phải có sự trải nghiệm thực tế, qua 64 năm xâydựng và phát triển từ tờ tuần báo cho tới nhật báo, báo Nhân Dân đã luôn thực hiệntôn chỉ mục đích của mình là phục vụ sự phát triển của đất nước Nỗi trội hơn cảtrong quá trình hoạt động của báo là giai đoạn tuyên truyền trong thời kỳ khángchiến chống dé quốc Mỹ xâm lược Tìm hiểu về giai đoạn này không chỉ góp phan

làm rõ thêm về lịch sử tờ báo Nhân Dân mà còn góp phân làm sáng tỏ vai trò của

Trang 9

báo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đồng thời thông qua đó, cóthê rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp báo chí hiện nay.

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyền chốngchiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miễn Nam Việt Nam (1961 — 1965)một đề tài có ý nghĩa khoa học thực tiễn làm dé tài luận văn chuyên ngành Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về báoNhân Dân và van đề tuyên truyền của tờ báo này Có thé ké tới một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu:

Đó là những đề tài nghiên cứu mang tính chất chung, khái lược về báo chínhư cuốn Báo chí Việt Nam do Hồng chương chủ biên xuất bản năm 1985 Cuén

sách Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) do Đào DuyQuát chủ biên xuất bản năm 2010 Trình bày lịch sử báo chí cách mạng Việt Namvới những điểm khái quát nhất, lịch sử hình thành, phát triển và nhắc tới lịch sửbáo Nhân Dân từ những tờ báo tiền thân đầu tiên “Cờ giải phóng, Sự Thật ”.Cuốn sách khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam là một vũ khí cách mạng vôcùng lợi hại, góp phần quan trọng cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng

dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Hay cuốn Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 của Nguyễn Thành, doNhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành vào năm 1984 Trong cuốn sách của mình,

Nguyễn Thành trình bày thành 4 chương tương ứng với 4 thời kỳ: 1925-1930,

1930-1936, 1936-1939 và 1939-1945 Tác giả nêu ra những đặc điểm hình thànhvà phát triển, những nguyên tắc chung và tính lich sử cụ thé, quy luật của nó Quađó, khang định rang mặc dù thời kỳ nay báo chí cách mạng bị khủng bố, dan áp,cam đoán băng nhiều hình thức khác nhau nhưng đội ngũ nhà báo cách mạng xuất

3

Trang 10

hiện ngày một nhiêu hơn, đáp ứng cho yêu câu tuyên truyên cho cuộc đâu tranh củanhân dân ta.

Sách chuyên khảo về báo Nhân Dân có cuốn Sơ thdo lịch sử năm mươi nămbdo Nhân Dân 1951 — 2001 do Hồng Vinh chủ biên, xuất bản năm 2001 Trongcuốn sách này tác giả đã khái quát cả chặng đường phát triển va đặc điểm của báoNhân Dân từ khi ra đời đến năm 2001 Tác giả đã thống kê lại toàn bộ những báotiền thân của báo Nhân Dân như báo Thanh Niên, báo Đấu Tranh, báo Đại Chúng và chia giai đoạn phát triển của báo Nhân Dân gắn liền với sự nghiệp cách mạngdân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước dé thayđược vai trò tuyên truyền của báo Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việctrình bay vai trò chung của báo Nhân Dân chứ chưa thống kê được số liệu cụ thécác tin bài có nội dung tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” củaMỹ Hay cuốn hồi ký Nhớ một thời làm báo Nhân Dân, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia ấn hành năm 1996 là tác phẩm của nhiều tác giả vốn là các phóng viên,cộng tác viên của báo về những kỷ niệm trong thời gian công tác ở báo Qua đó,chúng ta có thể nắm được thông tin cơ bản về hoạt động của báo Nhân Dân và vai

trò của nó trong sự nghiệp cách mạng chung của đât nước.

Một cuốn sách khác nữa là Nhớ một thời làm báo Nhân Dân do nhà báo HữuThọ chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 nhân dip kyniệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên (11/3/1951-11/3/1996) Cuốn sách nhằm táihiện lại hồi ức của các nhà báo của tòa soạn báo Nhân Dân trong quá trình tácnghiệp của mình, đặc biệt là giai đoạn nước ta tiễn hành kháng chiến chống Mỹ.Những mẫu chuyện dù rất ngắn và tưởng như đơn giản nhưng lại là những kinhnghiệm quý báu trong cuộc sống và nghề nghiệp đối với những người công tác

trong ngành báo nói chung và báo Đảng nói riêng.

Trang 11

Ngoài ra, cũng có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án đã tiếp cậnmang dé tài báo Nhân Dân nay Như khóa luận tốt nghiệp Báo Nhân Dân với côngcuộc khôi phục cải tạo và bước dau phat trién kinh té, cua Lé Thi Lan Anh, KhoaLịch sử, Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Ha N6i) đề cập tới nhữngbài viết về chủ trương xây dựng kinh tế của đất nước của Đảng trên báo Nhân Dân.

Luận văn của học viên Phạm Nguyễn Quỳnh Linh khoa Lịch sử, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài: Báo Nhân Dân với các vấn dé đối ngoại,

vận động quốc tế, đấu tranh ngoại giao từ 1951 đến năm 1954 Luận văn đã trìnhbảy cụ thể lịch sử ra đời, sự phát triển của báo Nhân Dân và trực tiếp đề cập tớimảng ngoại giao, tuyên truyền trên báo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Năm 2013, với sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Quang Hưng, nghiên cứu sinh Nguyễn

Thị Hảo đã bảo vệ thành công luận án với đề tài Báo Nhân Dân với sự nghiệpkháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 Qua đó, luận án góp

phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và hoạt động của báo Nhân Dân theo sự

chỉ đạo đó nhằm thúc đây sự nghiệp cách mạng nước nhà.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về sựlãnh đạo của Đảng với báo Nhân Dân từ năm 1961 đến năm 1965, một giai đoạnphức tạp của quan hệ quốc tế Đặc biệt là nhấn mạnh tới vai trò tuyên truyền củabáo Nhân Dân với sự nghiệp cách mạng nói chung Hay nói cách khác, đề tài BáoNhân Dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” củaMỹ ở miễn Nam Việt Nam (1961 — 1965) là một đề tài mới, còn nhiều van đề cần

làm rõ và vẫn còn giá trị lịch sử, kinh nghiệm thiết thực của nó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của luận văn: Từ những tin bài trên bảo Nhân Dân, luận văn làmrõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đôi với công tác tuyên truyên báo chí, cũng

như làm rõ vai trò của báo Nhân Dân trong công tác tuyên truyền nhằm đánh bại

Trang 12

âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam của Mỹ từ năm1961 đến năm 1965.

- Nhiệm vụ của luận văn: Đề đạt được mục đích trên, thông qua các tin bài cóliên quan đăng tải trên báo Nhân Dân từ năm 1961 đến năm 1965, luận văn tập

trung giải quyêt các nhiệm vụ chủ yêu sau đây:

+ Làm rõ tình hình quôc tê, âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hìnhmiên Nam Việt Nam của đê quôc Mỹ.

+ Làm rõ chủ trương và sự chỉ dao của Đảng đôi với công tác tuyên truyén

trên báo Nhân Dân nhằm đánh bại âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hình

miền Nam Việt Nam của đề quốc Mỹ.

+ Nghiên cứu nội dung và hình thức các tin, bài trên báo Nhân Dân

+ Trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu các tin, bài đó, luận văn đưa ramột số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những tin, bài trên báo Nhân Dân có nội dung

tuyên truyền nhằm đánh bại âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào miền Nam Việt

Nam của Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965, thời kỳ Mỹ tiếnhành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

+ Nội dung: Công tác tuyên truyền là một mảng đề tài khá rộng lớn, trong

khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, chúng tôi tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn canthiệp và tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; làm rõ chủ trương, giảipháp của Đảng với công tác tuyên truyền trên báo Nhân Dân, nhằm đánh bại cuộc

Trang 13

“Chiến tranh đặc biệt” của dé quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam và sự thể hiện củavấn đề này trong các tin, bài trên báo Nhân Dân.

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tài liệu: Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng một số nguồn

tài liệu chính:

+ Báo Nhân Dân các số ra từ thang 1 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965 Day

là nguồn tài liệu chính của đề tài.

+ Các Chỉ thị, Nghị quyết, văn kiện chỉ đạo của Đảng về công tác báo chí

nói chung và báo Nhân dân nói riêng.

+ Các công trình nghiên cứu lịch sử, các chuyên khảo về công tác đối

ngoại của các nhà nghiên cứu nói chung.

- Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp lịch sử, phương pháp

logich là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, luận văn sử dụng các phương phápkhác, như: phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, và sự phối kết hợp các phươngpháp đó phù hợp với từng vấn đề mà luận văn đặt ra.

6 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượctrình bày theo bố cục ba chương:

Chương 1 Những yếu tô tác động đến công tác tuyên truyền của báo Nhân

Trang 14

NOI DUNGChuong 1

NHUNG YEU TO TAC DONG DEN CONG TAC TUYEN TRUYEN

CUA BAO NHÂN DAN THỜI KY 1961 - 1965

1.1 Tình hình quốc té, trong nước và âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở miền Nam1.1.1 Tình hình quốc tế, trong nước

Đầu những năm 60, nền kinh tế thế giới có nhiều chuyên biến, sự hình thànhhai cực đối lập được biểu hiện rõ ràng Nền kinh tế của Mỹ đang trong thời kỳ phụchồi sau những khủng hoảng cục bộ Mỹ đã bước đầu kiềm chế được các đồng minhphương Tây, lôi kéo họ và nhiều nước ở các khu vực khác nhau lập ra các liênminh quân sự dé dan áp cách mạng và ngăn chặn “xu hướng cộng sản” ở ĐôngNam Á và các khu vực kế cận Mỹ cùng Anh và Pháp lập ra khối quân sự SEATOvà ANZUS để hỗ trợ cho các biện pháp quân sự của mình Nền kinh tế của Liên Xôvà các nước Đông Âu có nhiều bước tiến, phát triển ôn định Tuy nhiên, các nướctrong khối xã hội chủ nghĩa nảy sinh các bất đồng, mâu thuẫn về đường lối đặc biệt

là mâu thuẫn Xô — Trung dù cả hai đều đang có xu hướng hòa hoãn với phươngTây Liên Xô dưới thời Tổng bí thư Khorutxép đang thực hiện chính sách tam hòalà: quá độ hòa bình, thi dua hòa bình và cùng tôn tại hòa bình Trung Quốc đangtiến hành hội đàm Trung — Mỹ hướng tới việc giảm căng thang trong môi quan hệvới Mỹ và phương Tây Điều mà các nhà chiến lược Mỹ quan tâm là thời điểm đógiữa Liên Xô và Trung Quốc với Việt Nam chưa có sự thống nhất về đường lốichống Mỹ ở miền Nam Việt Nam Mỹ thấy rằng Việt Nam chỉ nhận được sự hỗtrợ, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong phạm vi xây dựng lại đất nước về kinhtế, quốc phòng Vì vậy, Mỹ cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô, Trung

Quốc và Bắc Việt Nam khó có những phản ứng kịp thời, tích cực, nhanh chóng vàhiệu quả chống lại chiến lược chiến tranh mới của mình ở miền Nam Việt Nam.

8

Trang 15

Hơn nữa, tình hình chính trị nước Mỹ tương đối 6n định nên Mỹ cho rằng nhân dân

trong nước sẽ không có phản ứng tiêu cực chông lại chiên lược chiên tranh mới.

Năm 1960, sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã chuyển cách mạngmiền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, giáng một đònnặng nề vào chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Đây là mốc rất quan trọng của cáchmạng ở Nam Bộ, tạo dựng cơ sở vững chắc dé nhân dân ta đánh thắng chiến lượcquân sự mới của Mỹ Trên đà thăng lợi đó và thực hiện Nghị quyết 15 của Trungương Đảng về việc thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm,

ngày 20-12-1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Đại hội dai

biểu quốc dân miền Nam, bao gồm đại biéu các giai cấp, các dân tộc, các tôn giao

va đảng phái đã họp và tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền NamViệt Nam Sự ra đời của Mặt trận đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phongtrào cách mạng miền Nam và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng, mong đợicủa nhân dân “Những chuyền biến to lớn của phong trào cách mạng ở Nam Bộ nóiriêng và miền Nam nói chung trong năm 1960 đánh dấu thời kỳ tạm 6n định củachế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọngbắt đầu” [37, tr 145].

Những thăng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần cô vũ các dân tộcthuộc địa, nửa thuộc địa vùng lên đấu tranh để tự giải phóng Việt Nam trở thànhngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, tiêu biéu cho sự kết hợp các tràolưu cách mạng của thời đại Bởi vậy, đầu những năm 60, thế giới cũng được chứngkiến sự phát triển nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộcchâu Á, Phi, Mỹ - Latinh với nòng cốt là phong trào công nhân, tiến bộ và dân chủ.Châu Phi vốn được biết đến với tên gọi là lục địa đen nay có hàng loạt các nướcvùng lên lật đồ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ nên được gọi là châu

Trang 16

Phi rực lửa Từ đó, nhân dân toàn thế giới thường nhớ đến năm 1960 với tên gọi

“Năm châu Phi’.

Trong khi đó, chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn với các cuộc xung đột xảy ra lẻtẻ ở các khu vực trên thế giới Cuộc chạy đua vũ trang diễn ra gay gắt, Liên Xôvượt Mỹ về chế tạo vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm chạy băng năng

lượng hạt nhân Ở Lào, ngày 9-8-1960, Dai úy Coongle chỉ huy quân nhảy du làmđảo chính lật đỗ chính quyền Phuminôxavăn thân Mỹ Vi vậy, theo yêu cầu của

bạn Lào, tháng 9-1960 Việt Nam đưa quân sang giúp đỡ lực lượng Pathet Lào giải

phóng một số tỉnh như: Sầm Nưa, Cánh đồng chum, Xiêng Khoảng, NặmBạc Sau đó, chính quyền liên hiệp Lào nhận được sự ủng hộ của Liên Xô vàTrung Quốc khiến Mỹ rất lo lắng về sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở khu vực

Đông Nam Á.

Phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châuMỹ Latinh và sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đặtMỹ trước một tình thé khó khăn Các nhà chiến lược Mỹ nhận định rang chỉ có débẹp được cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Mỹ mới có thé day lùi đượcphong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa đề quốc, chủ nghĩa thực dân.Vì vậy, Việt Nam trở thành trọng điểm trong chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng

sản của Mỹ Trong sáu năm từ 1954 — 1960, dé quốc Mỹ đã dựng lên ở miền NamViệt Nam chính quyền Ngô Đình Diệm và viện trợ cho chính quyền ay khoang 2 tyUSD, trung bình mỗi năm 300 triệu USD nhằm nuôi sống bộ máy quân đội vachính quyền Sài Gòn dé đàn áp cuộc dau tranh hòa bình yêu nước của nhân dân taở miền Nam [6, tr 8] Tuy nhiên, chiến lược quân sự toàn cầu “Trả đũa ạt” tượngtrưng cho sức mạnh của dé quốc Mỹ cùng với những chính sách và biện pháp déthực hiện chiến lược đó đã không ngăn chặn được sự lớn mạnh của các nước xã hộichủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc trên thế

10

Trang 17

giới Giữa tình thế khó khăn đó, J Kennơđi được bầu làm Tổng thống nước Mỹthay cho D.Aixenhao đã đề ra nhiều biện pháp mới nhăm giải quyết tình hình chiếntranh ở Việt Nam Đề quốc Mỹ phải lựa chọn một trong hai con đường hoặc là từbỏ việc ủng hộ chính quyền Diệm, thực thi Hiệp nghị Gionevo hoặc tiếp tục canthiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam băng chiến tranh dé củng có chế độ tay

sai, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

1.1.2 Âm mưu và thủ đoạn của dé quốc Mỹ

Sau khi xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới và trong nước,tong thống Mỹ J Kennodi quyết định loại bỏ chiến lược “Trả đũa 6 ạt” vì khôngcòn đủ sức ngăn chặn sức mạnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thay bằngchiến lược “Phản ứng linh hoạt” Theo đó, Mỹ quyết định giữ vững cam kết vớiNgô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành tuyến đầu của dé quốc Mỹ chốngLiên Xô, Trung Quốc “bành trướng” xuống Đông Nam A Tổng thống Kennodi

cho thành lập một lực lượng đặc nhiệm do ông Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ

quốc phòng Mỹ lãnh đạo nhằm nghiên cứu và thăm dò các hướng hành động đề đốiphó với tình hình mới ở Việt Nam và trên thế giới.

Tổng thống Mỹ J Kennodi quyết định chỉ cho phép đưa vào Việt Namkhoảng 100 - 400 quân thuộc lực lượng đặc biệt làm có van dé huấn luyện quân độiSài Gòn, đồng thời chấp nhận phương hướng chiến lược toàn cầu mới là “Phản ứnglinh hoạt” Đề quốc Mỹ sẽ vẫn duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược đồng thời để

tiên hành các cuộc chiên tranh hạn chê.

Chiến tranh hạn chế của Mỹ gồm hai hình thức là: Chiến tranh đặc biệt vàChiến tranh cục bộ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quânđội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹthuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại phong trào cách mạng ởmiền Nam Việt Nam Mỹ coi “Chiến tranh đặc biệt” là cuộc thí nghiệm đầu tiên

11

Trang 18

của cuộc Chiến tranh hạn chế Âm mưu chính của dé quốc Mỹ là “dùng người Việtđánh người VIệt” Đề thực hiện âm mưu đó, Mỹ - Diệm đề ra nhiều biện pháp thựchiện khác nhau như tăng cường cố vấn Mỹ, phương tiện chiến tranh hiện đại déthực hiện các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, chiến lược đồn dânlập “ấp chiến lược” được coi là xương sống của toàn bộ chiến lược “Chiến tranhđặc biệt” “Ca hai hình thức Chiến tranh hạn chế là một bộ phận quan trọng hợpthành chiến lược quân sự toản cầu phản ứng linh hoạt, được các nhà quân sự LầuNăm Góc đánh giá là “lưỡi kiếm” tiến công sắc bén vào những nơi nguy hiểm nhấtđối với thế giới tự do” [6, tr 12] Theo đánh giá của nhiều nhà quân sự Mỹ thichiến tranh hạn chế có thể tránh được đụng độ với các nước lớn trong phe xã hộichủ nghĩa và có thé giành được thắng lợi ở các nơi khác bằng cách chủ động tạo rasự ưu thế trong từng cuộc chiến tranh cụ thé do dé quốc Mỹ lựa chọn như cuộcchiến tranh Việt Nam.

Ngày 29-4-1961, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ nhóm họp đề ra chính sách,biện pháp và các bước tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.Ngày 11-5-1961, Tổng thống Mỹ Kennodi chính thức phê chuẩn các quyết định

của Hội đồng an ninh quốc gia mang tên Bi vong lục về hành động an ninh quốcgia số 52 Trong đó, xác định mục tiêu và hành động của dé quốc Mỹ là ngăn chặncộng sản thống trị Nam Việt Nam, dé xúc tiễn với nhịp độ ngày càng nhanh mộtloạt những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau có tính chất quân sự, chính tri, kinh tế, tâm lyvà không công khai nhằm ngăn chặn sức mạnh của cộng sản ở Nam Việt Nam Mỹdùng các biện pháp tăng cường và mở rộng quyền điều hành tác chiến, chỉ huy,yem tro cua phai doan cố van viện trợ quân sự Mỹ (MAAG); huấn luyện trang bịcho lực lượng dân vệ dé chống lại chiến tranh du kích; khan trương triển khai kếhoạch bình định, lay việc dồn dân lập ấp chiến lược làm trọng tâm; tiễn hành cácchương trình kinh tế dé gây ảnh hưởng ngắn hạn và góp phan vào sự tồn tại lâu dàivề kinh tế miền Nam Việt Nam; phong tỏa vùng biến, bịt chặt biên giới nhằm

12

Trang 19

chong việc xâm nhập từ miên Bắc vào miên Nam, tiên hành các hoạt động pha hoạimiên Bac Việt Nam; ra sức củng cô hệ thông chính quyên Sai Gòn các cap; cải

thiện quan hệ giữa Chính phủ Sài Gòn với các nước khác, đặc biệt chính phủ

Đồng thời với việc chuẩn y các biện pháp trên đây, để tranh thủ sự ủng hộcủa các đồng minh châu Á và làm cho chính quyền, quân đội Sài Gòn yên tâm vềchính sách chiến tranh của dé quốc Mỹ, thăm do khả năng triển khai quân Mỹ vàomiền Nam Việt Nam, Kennodi cử Phó Tổng thống Mỹ L.B Giônxơn sang thămcác nước Philippin, Dai Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan và miền Nam Việt Nam.Tai Sai Gòn, Ciônxơn và Ngô Đình Diệm đã ra thông cáo chung thỏa thuận về việcMỹ tăng thêm viện trợ quân sự, kinh tế, có vấn cho Nam Việt Nam, tăng cường mởrộng lực lượng vũ trang, bán vũ trang của Sài Gòn gồm quân chủ lực, bảo an vàdân vệ; lập nhóm chuyên viên kinh tế, tài chính, quân sự cao cấp của hai bên déxây dựng kế hoạch hành động chung giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Sài Gòn; Mỹ

hoan nghênh các nước khác viện trợ và hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm;

triển khai mạnh mẽ chương trình lập ấp chiến lược Mỹ còn nhấn mạnh rằng“những biện pháp hai bên thỏa thuận có thể được tiếp nối bằng những biện pháp

rộng lớn hơn nữa” [27, tr 33].

Thực hiện thỏa thuận đó, ngày 19-6-1961, Kennodi phái một “phái đoàn

kinh tế đặc biệt” do E Xtalay thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế của Đại học Stanforddẫn đầu sang Nam Việt Nam giúp Diệm xây dựng chương trình bình định Sau gầnmột tháng tìm hiểu tình hình tại chỗ và gặp gỡ một số nhân vật phụ trách về bìnhđịnh trong chính quyền Sài Gòn, hội đàm với Diệm, cuối tháng 7-1961, phái đoànXtalây trình lên Kennodi bản báo cáo trong đó yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng thêmviện trợ về quân sự và kinh tế để phục vụ cho kế hoạch bình định Kế hoạch gồm 3

giai đoạn:

13

Trang 20

- Giai đoạn 1: Dự định trong vòng 18 tháng (kể từ giữa năm 1961 đến cuốinăm 1962), cơ bản “bình định” xong miền Nam băng cách triển khai mạnh mẽ việcdồn dân lập ấp chiến lược để triệt phá cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triểnquân đội Sai Gon gồm quân chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lựclượng yêm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam; thiếtlập hệ thống cứ điểm chốt chặn ở biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời, tăngcường tuần tra, kiểm soát vùng biến dé ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho cách

mạng miền Nam; day mạnh các hoạt động tinh báo, gián điệp, biệt kích, chiến

tranh tâm lý chống phá miền Bắc, hỗ trợ cho nỗ lực bình định ở miền Nam.

- Giai đoạn 2: Dự kiến trong năm 1963 củng cố những kết quả đạt đượctrong giai đoạn 1 băng cách tập trung vào khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trìnhbình định, tiếp tục tăng cường quân đội Sài Gòn, đây mạnh các hoạt động chốngphá miền Bắc.

- Giai đoạn 3: Dự kiến trong hai năm 1964 và 1965, hoàn tất các mục tiêucủa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng việc chuyền hắn trọng tâm sang pháttriển kinh tế trong khi vẫn tiếp tục tăng cường quân đội Sài Gòn nhằm làm chomiền Nam trở thành một quốc gia mạnh về quân sự, phon vinh về kinh tế của “thé

giới tự do”.

Dựa trên kế hoạch này, Mỹ - Diệm gap rút tăng cường lực lượng vũ trang, tôchức và kiện toàn bộ máy chỉ đạo bình định từ trung ương xuống các tỉnh, liên tiếpmở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt cơ sở cách mạng miền Nam,triển khai thí điểm dồn dân lập ấp chiến lược ở các địa phương thuộc các tỉnh TâyNinh, Bình Dương, Biên Hòa, Quảng Ngãi và áp dụng rộng rãi ở một số tỉnh thuộcđồng băng sông Cửu Long Từ giữa năm 1961, dé quốc Mỹ công khai thiết lập pháiđoàn cố vấn và viện trợ quân sự (MAAG) cho phái thân Mỹ ở Lào, gồm 16.000nhân viên; phát triển quân ngụy Lào từ 30.000 tên lên tới 50.000 tên; thúc day quân

14

Trang 21

ngụy Lào mở các cuộc hành quân quy mô tương đối lớn đánh vào vùng giải phóngcủa Pathet Lào ở khu vực đường 9, đường số 12, Cánh đồng Chum — XiêngKhoảng, Mương Nui, Nam Tha; lập phòng tuyến sông Nam Hu — Mương Khoa;củng cô địa bàn chiến lược của chúng ở khu vực Luông Phabang — Nam Tha; daymạnh công việc bình định ở những vùng chúng kiểm soát

Đối với Campuchia, dé quốc Mỹ dùng nhiều thủ đoạn, biện pháp gây sức épbuộc nước này phải từ bỏ chính sách tập trung, ngắm ngầm chi tiền của, viện trợ vũkhí cho bọn Khome than Mỹ, Lon Non — Xirich Matac xúi giục và tô chức chochúng chống phá, tiến tới lật đồ Chính phủ Xihanuc hòng đưa Campuchia vào ảnh

hưởng của Mỹ, cô lập cách mạng Việt Nam.

Đồng thời, Mỹ - Diệm còn mời Thompson, một chuyên gia của quân độiAnh dày dạn về kinh nghiệm chống chiến tranh du kích ở Malaixia sang Việt Namlàm cô vấn bình định cho Bộ Chi huy cố vấn viện trợ Mỹ (MAAG) và cho chínhquyên, quân đội Sài Gòn Diệm còn cử các phái đoàn và gửi nhiều cán bộ sang

Malaixia, Philippin dé tim hiéu, hoc hoi kinh nghiém chéng du kich, dồn dân, lập

các khu tập trung của những nước này nhằm áp dụng vào miền Nam Việt Nam

Ngoài ra, ngay từ tháng 4-1961 dé tăng cường khả năng chỉ huy và tận dụnglực lượng quân đội Sài Gòn trong công tác bình định, hệ thống tổ chức chiếntrường theo quân khu được Mỹ - Diệm thay thế bằng vùng chiến thuật Mỗi vùngchiến thuật do một quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ thành phần quân địaphương và các quân binh chủng yếm trợ như pháo binh, công binh, thiết giáp, biệtđộng, biệt kích, không quân, hải quân, tiếp vận Dưới vùng chiến thuật là khuchiến thuật Tiếp đó là các tiêu khu (tỉnh), chi khu (quận, huyện) Riêng Sài Gòn —Gia Định được tô chức thành “Biệt khu thủ đô” Lực lượng yếm trợ Mỹ được bồ tríxuống từng vùng chiến thuật, nhất là các đơn vị máy bay trực thăng và vận tảiđường không Cố van quân sự Mỹ có mặt khắp các vùng chiến thuật, khu chiến

15

Trang 22

thuật và các trung tâm huân luyện, các cơ quan điêu hành tác chiên, chỉ huy, các

trại lực lượng đặc biệt, các chi khu trọng yếu sẻ

Năm 1961, sau sự gia tăng những cuộc tiến công quân sự kết hợp với dautranh chính trị của quân và dan miền Nam ở các vùng nông thôn, đô thị và rừng núiquân đội Sai Gòn đã mat thé chủ động Vì vậy, ngày 18-10-1961 chính phủ Mỹ cửhai thành viên Hội đồng an ninh quốc gia là Taylo và Rostow dẫn đầu một pháiđoàn gồm các chuyên gia về quân sự, dân sự sang miền Nam Việt Nam dé nghiêncứu, đánh giá lại tình hình cụ thể và kết luận tại chỗ, đề ra các phương án đối phó.Phái đoàn này đề ra ba phương án hành động của Mỹ: Phương án một là đưa vàomiền Nam Việt Nam ba sư đoàn quân Mỹ dé đánh bại Việt cộng: Phương án hai làđưa tượng trưng một số quân chiến dau Mỹ nhằm mục đích xác lập sự có mặt củaMỹ ở Nam Việt Nam Qua đó, góp phần nâng đỡ tinh thần quân đội và chính quyềnSài Gòn đang sa sút mạnh, cũng dé tạo điều kiện cho việc tăng viện trợ quân Mỹkhi cần; hoặc thực hiện phương án 3 là tăng thêm viện trợ, vũ khí, trang bị chiếntranh và đây mạnh công tác huấn luyện cho lực lượng vũ trang Sài Gòn dé nâng

cao sức chiên đâu.

Ngày 3-11-1961, phái đoàn Taylo gửi báo cáo về Oasinhtơn và kiến nghịmột loạt các biện pháp dé cứu van tình hình Do là cử các có vấn hành chính sangtham gia vào bộ máy chính quyền Sài Gòn cùng họ tiến hành các biện pháp cầnthiết để cải tạo mạng lưới tình báo quân sự, chính trị trong chính quyền và quân

đội; mở các cuộc điều tra rộng lớn ở các tỉnh trên khắp miền Nam đề định lượng

các nhân tố xã hội, chính trị, kinh tế, tình báo, quân sự, tâm lý có liên quan tới côngtác chống nổi loạn để có thêm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hiệu quả hơn;tăng cường viện trợ vũ khí, trang bị và huấn luyện cho lực lượng bảo an, dân vệ déluc luong nay du suc thay thé các don vị chính quy làm nhiệm vụ giữ đất, tạo điều

kiện cho các đơn vi chính quy đây mạnh các cuộc hanh quân cơ động, có tính tiên

16

Trang 23

quân; giúp đỡ chính quyền Sài Gòn giám sát và kiểm soát vùng biển và các đườngthủy nội địa bằng cách cung cấp cô van, nhân viên điều hành và phương tiện cầnthiết cho nhiệm vụ nay; tô chức lại và tăng biên chế phái đoàn có vấn viện trợ quân

sự Mỹ; đưa vào miền Nam Việt Nam một lực lượng quân sự đặc nhiệm gồm 6000— 8000 quân hoạt động dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Mỹ để xác lập sự có mặt vềquân sự, hỗ trợ cho các hoạt động quân sự và khi cần có thể mở các cuộc hànhquân mang tính chất tiến công Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm nay còn đóng vai trònhư một bộ phận đi trước của lực lượng Mỹ sẽ được đưa vào nếu như dùng đến cáckế hoạch khẩn cấp của Tổng tư lệnh Thái Bình Dương hoặc khối SEATO; tăngthêm viện trợ dé hỗ trợ thích đáng chương trình “chống nồi loạn mở rộng”.

Ngoài những biện pháp chung trên đây, phái đoàn Taylo còn kiến nghị mộtChương trình tham gia có giới hạn của đễ quốc Mỹ trong lĩnh vực quân sự: cửsang Nam Việt Nam cố van cấp cao tham gia vào các cơ quan chính phủ và các bộchủ chốt; thành lập ban thanh tra quân sự hỗn hợp từ trung ương xuống quân khuvà các tỉnh; tăng cường một cách cơ bản nhân viên huấn luyện Mỹ ở mọi cấp vàtrên mọi lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội; triển khai vào NamViệt Nam các đơn vị công binh hậu cần, máy bay lên thăng nằm trong khuôn khổ

lực lượng quân sự đặc nhiệm Mỹ đã được đề nghị trước đây; đưa thêm các đội lựclượng đặc biệt Mỹ dé cùng lực lượng đặc nhiệm Sai Gon tăng cường cho vùng biêngidi; day mạnh các hoạt động tiễn công bí mật ra miền Bắc Việt Nam và Lào, ké cảnhững hoạt động biệt kích bang không quân nếu tình hình Nam Việt Nam tiếp tụcxấu đi, dé quốc Mỹ sẽ ném bom miền Bắc dé gây áp lực.

Đề thực hiện Chương trình tham gia có giới hạn, phái đoàn Taylo cho rangcần có sự thay đổi trong quy chế tinh thần và tổ chức của phái đoàn cố vấn viện trợquân sự ở Nam Việt Nam Phái đoàn này cần phải được chuyên từ một t6 chức cố

vân thành một tô chức gân giông như một sở chỉ huy tác chiên tại một nơi có chiên

17

Trang 24

tranh Hơn thế nữa, để giành thắng lợi Mỹ phải trở thành một người tham gia cógiới hạn vào cuộc chiến tranh một mặt phải tránh câu nệ, nghi thức trong việc làmcó vấn, mặt khác phải tránh tự mình tiễn hành chiến tranh Đúng lúc đó, ở miền

Nam xảy ra một trận lụt lớn, Taylo xem đây là một thời cơ dé đưa quân Mỹ vào

dưới chiêu bài “giúp đỡ nhân đạo” sau đó số quân này sẽ ở lại hỗ trợ cho quân độiSài Gòn Đây là biện pháp hiệu nghiệm nhất dé đưa quân Mỹ vào tham chiến nhằmtran an Diém và đối phó được với dư luận thế giới, làm giảm bot su dè dat của

Theo Bộ quốc Phòng Mỹ, Chương trình tham gia có giới hạn do phái đoànTaylo — Rostow đề xuất là “quan điểm tổng quát của Mỹ về vai trò mới của Mỹtrong cuộc chiến tranh Việt Nam” Với vai trò mới này, tuy bề ngoài dé quốc Mỹvan cô giấu mặt, tra hình nhưng thực chat ho đang cố giành quyên chỉ huy, điềuhành cuộc chiến tranh này Những kiến nghị này chính là sự bổ sung vào nhữngchủ trương do phái đoàn Xtalây đưa ra từ tháng 7-1961 dé trở thành một kế hoạchhành động tương đối hoàn chỉnh của dé quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt” ở miền Nam Việt Nam ma chúng ta quen gọi là kế hoạch Xtalây — Taylo.Toàn bộ kế hoạch đã được Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ và Kennedy chấp thuận,trừ việc đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào miền Nam và dùng không quân ném bommiền Bắc tạm gác lại Ngày 22-11-1961, Kennodi nêu ra ban BỊ vong lục về hànhđộng an ninh quốc gia số 111 nhan đề: Giai đoạn đâu của chương trình Việt Namđã thê hiện quyết định của ông trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Dé tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch Xtalay — Taylo, Mỹcòn tạm thời rút lại yêu cầu đòi Diệm cải tổ chính phủ trước đây Từ đó, chứng tỏkhía cạnh quân sự của cuộc chiến tranh được Mỹ ưu tiên hơn khía cạnh chính tri.Như vậy, quyền điều hành chiến tranh hoàn toàn trong tay dé quốc Mỹ, thực chat là

18

Trang 25

cuộc chiến tranh của dé quốc Mỹ, do Mỹ khởi xướng và chỉ huy, không phải làcuộc nội chiến ở Việt Nam.

Sau một năm thăm dò, thử nghiệm đế quốc Mỹ từng bước hoàn chỉnh kếhoạch chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và triển khai mạnh mẽ các biện pháp nhằmtrước hết, cơ bản bình định xong miền Nam Việt Nam trong 18 tháng.

Theo đề xuất của kế hoạch Taylo, ngày 8-2-1962, phái đoàn có van và việntrợ quân sự Mỹ (MAAG) được chuyền thành Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ(MACV) do Đại tướng Hackin thay Macga làm tư lệnh Dưới quyền chỉ huy vàđiều hành của MACV, số lượng cô van và các đơn vị yém tro Mỹ không ngừngtăng lên “Nếu năm 1960, lực lượng yém trợ và cô van Mỹ mới chỉ có 1.077 tên thinăm 1962 con số đó lên tới 10.640 tên gồm hai bộ phận: Có van 2.360 người và8.280 người thuộc lĩnh vực yếm trợ, đơn vi kỹ thuật” [6, tr 23] Cố van Mỹ khôngchỉ nắm được lực lượng quân đội, bảo an và dân vệ mà còn len vào tất cả cácngành, các cấp trong bộ máy chính quyền Diệm Ngoài số cố van và các đơn vịyêm trợ chiến đấu Mỹ, đế quốc Mỹ còn đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vũkhí, thiết bị chiến tranh, tăng thêm viện trợ quân sự va viện trợ kinh tế cho quân độivà chính quyền Sài Gòn Từ năm 1961 trở đi, số viện trợ quân sự bắt đầu vượt quaviện trợ kinh tế chứng tỏ trong việc thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, biệnpháp quân sự được Mỹ - Diệm ưu tiên hàng đầu.

Như vậy, với sự tăng viện trợ của dé quốc Mỹ về vũ khí, thiết bị chiến tranh,đội ngũ có van thì quân đội Sài Gòn nhanh chóng phát triển về số lượng, cải tiến vềbiên chế, tổ chức, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy, đổi mới công tác huấn luyện theophương hướng nhằm đối phó có hiệu quả với chiến tranh du kích và phong trào nổi

dậy của nhân dân Quân chính quy của quân đội Sài Gòn “từ 7 sư đoàn bộ binh

năm 1960, quân chính quy ngụy tăng tới 9 sư đoàn bộ binh, một số tiểu đoàn nhảydù, tiểu doan lính thủy đánh bộ với tổng số 206.000 tên vào năm 1963” [37 tr.

19

Trang 26

175] Bên cạnh đó, lực lượng bảo an, dân vệ cũng được tăng nhanh về số lượng,trang bị thêm các loại vũ khí mới, từng bước thay thế các đơn vị chủ lực làm nhiệm

vu gIữ đất Ngoài ra, dưới sự huấn luyện của CIA, chương trình thanh niên chiếnđấu cũng được xúc tiến nhằm tăng thêm lực lượng bảo vệ các dinh điền, ấp chiếnlược và bô sung cho mạng lưới tình báo trải rộng khap các vùng nông thôn.

Tháng 41962, sau một thời gian làm thí điểm ở một số địa phương, Mỹ Diệm đã triển khai thực hiện rộng rãi trên toan miền Nam chương trình dồn dân lậpấp chiến lược và coi đây là “quốc sách”, là “xương sống” của chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” nhằm giành giật nông dân và địa bàn nông thôn với phía cáchmạng; triệt phá tận gốc cơ sở của chiến tranh du kích để hoàn tất kế hoạch bình

-định trong vòng 18 tháng.

Thực hiện kế hoạch đó, một bộ máy chỉ đạo bình định của chính quyền SaiGòn có hệ thông có van Mỹ lồng xen được thiết lập từ trung ương xuống các tỉnh.Mỹ - Diệm dự tính gom 10 triệu nông dân vao 16.000 ấp chiến lược Tiền của,

phương tiện, lực lượng, cán bộ chỉ đạo, chỉ huy được Mỹ - Diệm ưu tiên cho

công tác này Kế hoạch bình định tiễn triển vững chắc, liên tục, có hiệu quả, Mỹ Diệm chia miền Nam thành ba vùng bình định khác nhau dé tập trung nỗ lực vàotừng vùng, đặc biệt là những vùng ưu tiên quốc gia Một là, vùng do đối phươngkiểm soát, chúng dùng sức mạnh của bộ máy chính quyền Sài Gòn kết hợp với lựclượng quân sự tại chỗ và bộ máy chiến tranh tâm lý vừa cưỡng bức vừa dụ dỗ nhândân, trước hết là những khu vực xung quanh đô thị, đọc theo các tuyến giao thônghuyết mạch, rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, quê cha, đất tổ vào sống trong những trạitập trung ấp chiến lược Hai là, vùng tranh chấp, đối phương chủ yếu sử dụng lựclượng quân sự mở các cuộc càn quét, đánh phá quyết liệt hòng làm cho nhân dân tanhụt chí, nản lòng buộc phải để chúng dồn, gom vào các ấp chiến lược Ba là, vùnggiải phóng, đối phương sử dụng các đơn vị chính quy kết hợp với không quân,

-20

Trang 27

pháo binh, xe tăng đánh phá ác liệt các khu dân cư, các căn cứ kháng chiến, đường

hành lang, kho tàng hòng buộc nhân dân ở các nơi này chạy sang vùng do chúngkiêm soát, vào các âp chiên lược do chúng lập ra.

Mỹ - Diệm liên tục mở khoảng 6780 cuộc hành quân càn quét, bình định với

quy mô lớn nhỏ và thời gian dài, ngắn khác nhau nhằm tiêu diệt cơ sở chính trị vàlực lượng vũ trang của cách mạng, hỗ trợ cho nỗ lực gom dân, lập ấp chiến lược.

Trong các cuộc hành quân đó, quân Mỹ và quân Sài Gòn dùng những phương tiện

chiến tranh hiện đại như máy bay lên thăng, xe tăng, xe bọc thép đề thực hiện các

chiến thuật “bua lưới phóng lao”, “phượng hoàng vồ môi”, “trên đe dướibúa” đánh vào những người dân thường không có vũ khí Đó là những chiếnthuật điển hình gây nhiều thiệt hại đối với nhân dân mà dé quốc Mỹ áp dụng ởmiền Nam Việt Nam trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Dé quốc Mỹ còndùng một khối lượng lớn bom đạn, chất độc khai quang đánh vào vùng giải phóng,vùng căn cứ kháng chiến, các hành lang vận chuyền, khu giới tuyến quân sự tạmthời phía nam sông Bến Hải, san phẳng nhiều làng, phá nát từng khu rừng.

Từ cuối năm 1962, các đơn vị hoàn chỉnh thuộc “lực lượng đặc biệt” Mỹđược công khai đưa vào miền Nam Việt Nam Đầu năm 1963, với tư cách là mộtbinh chủng trong thành phan lực lượng vũ trang quân đội Sai Gòn, “lực lượng đặcbiệt” được chính thức thành lập Đây là lực lượng nòng cốt trong hệ thống các đồntrại dân sự chiến đấu được thiết lập ở những vùng tranh chấp trên các tuyến hànhlang, doc theo đường biên giới Lào và Campuchia Hệ thống đồn trại này, một mặthỗ trợ cho công tác bình định, nới rộng vùng kiểm soát; mặt khác chống xâm nhậpvà tạo thế bao vây, chia cắt vùng căn cứ, các tuyến hành lang vận chuyền của ta.Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ thu thập tin tức tinh bao, phá rỗi hậu phương tại chỗ

của cách mạng.

21

Trang 28

Phục vụ cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ còn bỏ tiền thuêhàng chục cơ quan nghiên cứu, trường đại học, tổ hợp công nghiệp nghiên cứu,thiết kế, chế tạo, đưa vào sản xuất nhiều loại vũ khí, thiết bị chiến tranh mới;nghiên cứu, thử nghiệm các chiến thuật chống du kích, chống nổi dậy Dé quốc Mỹ

còn thiết lập Cơ quan phát triển khả năng tác chiến nham ứng dụng kịp thời nhữngphat minh, sang chế mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự vào cuộc chiến tranh Việt

Đồng thời, dé hỗ trợ cho nỗ lực bình định, Mỹ - Diệm còn triển khai các hoạtđộng phong tỏa vùng biển, bịt kín biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của miềnBắc, cô lập cách mạng miền Nam Chúng thiết lập hơn 70 căn cứ, đồn bốt, trại “lực

lượng đặc biệt” của Mỹ, quân đội Sài Gon doc các tuyến hành lang xung quanhvùng căn cứ của ta, đối phương tô chức hệ thống radar, tình báo mặt đất, thực hiện

các chuyên bay trinh sát đường không hòng phát hiện quy luật hoạt động của tatrong việc đưa người, vũ khí, phương tiện, vật chất vào miền Nam để chúng tôchức các cuộc hành quân, đánh phá, ngăn chặn Ở vùng ven biển, cửa sông ngoàihệ thống đồn, bốt, trạm tuần tra, kiểm soát, đối phương sử dụng từ 30 — 40% lực

lượng hải thuyền, 100% lực lượng giang thuyền ngày đêm cảnh giới, khám xéttàu thuyền ra vào, phá hệ thống vận chuyền đường thủy của ta.

Từ tháng 11-1961, dé quốc Mỹ và tay sai bắt đầu cuộc chiến tranh hóa học,

tiên hành rải chât độc hóa học xuông những căn cứ của ta ở vùng Đông Nam Bộ.

Đối với miền Bắc, đối phương tăng cường cuộc chiến tranh bí mật, tung hơn100 toán biệt kích, gián điệp ra các tỉnh bằng đường không, đường biển hoạt độngmóc nối với bọn phản động nội địa, phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩacủa nhân dân ta Dé quốc Mỹ còn dùng máy bay U2 trinh sát vùng biên giới Việt —Lào, chuẩn bị, nếu có điều kiện thì leo thang chiến tranh chống phá cách mạng Lào

và miên Bac Việt Nam.

22

Trang 29

Toàn bộ những nỗ lực chiến tranh trên đây của đế quốc Mỹ nhằm tiếp tụcduy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, phá hoại miền Bắc, đặt nhân dân ViệtNam vào tình thế phải tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam và thống

nhất đất nước.

1.2 Chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyền báo chí

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng luôn có chủ trương kết hợpdau tranh trên mặt trận quân sự và ngoại giao, trong đó, công tác tuyên truyền giữmột vai trò đặc biệt quan trọng Bước vào mỗi thời kỳ khác nhau, Đảng lại đề ranhững nhiệm vụ thiết thực cho báo chí, đặc biệt là báo Nhân Dân nhằm phục vụ

cho sự nghiệp cách mạng nước nhà.

Báo Nhân Dân với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt

Nam không chỉ có chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể mà còn cónhiệm vụ hướng dẫn quần chúng trong đấu tranh cách mạng Bởi vậy, ngay từ khira đời, báo Nhân Dân luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của chủ tịch Hồ Chí Minh

và Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm hướng dẫn cho cán bộ của báo NhânDân từ nội dung tuyên truyền cho tới hình thức trình bày bài báo của mình như thếnào cho hấp dẫn độc giả Thậm chí, Người còn thường xuyên viết bài cho báo vớinhiều bút danh khác nhau như: CB, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, CS, K.C, Trần Lực,Tuyết Lan, Việt Hồng, T.L,

Đồng thời, Đảng cũng ra nhiều Nghị quyết đối với báo Nhân Dân Tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ hai, Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định xuấtbản tờ báo Nhân Dân kế tục sự nghiệp của báo Sự Thật Đảng chỉ rõ: “Để tuyêntruyền chủ nghĩa và động viên đảng viên và quần chúng nhân dân thực hành chínhsách của Đảng Đại hội quyết định Đảng Lao động Việt Nam xuất bản một tờ báolay tên là “Nhân Dân”, cơ quan ngôn luận của Đảng Báo Nhân Dân ra hàng tuần,

23

Trang 30

khi nào có điều kiện sẽ ra hàng ngày Đối tượng chính của Nhân Dân là đảng viêncác chi bộ và quan chúng nhân dân Trong thời ky kháng chiến, vi sự giao thông

liên lạc khó khăn, ngoài báo trung ương sẽ có hai tờ báo Đảng ở Liên khu V và

Nam bộ lay tên là Nhân Dan Liên khu V va Nhân dân Nam Bộ” Sau đó, Nghịquyết số 26/NQ/TW ngày 20-7-1951 của Bộ Chính tri Trung ương Đảng chỉ địnhban biên tập đầu tiên của báo Nhân Dân do đồng chí Trường Chinh làm Chủ nhiệmvà đồng chí Trần Quang Huy phụ trách chức vụ Thư ký Ban biên tập.

Năm 1955, trải qua 4 năm hoạt động, bên cạnh những thành tựu đạt được

báo Nhân Dân còn tôn tại nhiều hạn chế Bởi vậy, ngày 1-11-1955, Bộ Chính trị đãra Chỉ thị số 43/CT/TW đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được củabáo Nhân Dân nhằm đề ra phương hướng khắc phục cho báo.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt thànhhai miền chờ ngày Tổng tuyên cử thống nhất (tháng 7-1956) Tuy nhiên, cái hẹn 2năm đã bị kéo dài hơn dự định do sự can thiệp của dé quốc Mỹ với âm mưu biếnmiền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới Đứng trước tình hình mới của đất

nước, báo Nhân Dân cũng mang trên mình nhiệm vụ cách mạng mới Vì vậy, ngày

20-2-1957, Ban Bí thu Trung ương Dang ra nghị quyết số 31/NQ/TW nham cảitiến báo Nhân Dân cho phủ hợp với tình hình mới Trong Nghị quyết, dựa trên cơsở phân tích những điểm làm được và chưa làm được của báo Nhân Dân, Ban Bíthư dé ra những phương hướng cải tiễn mới dé đáp ứng với hoàn cảnh và nhiệm vụmới của cách mang là chống lại đế quốc Mỹ xâm lược Đến năm 1958, Ban Bi thưtrung ương Đảng ra nghị quyết về việc “Nâng cao chất lượng chính trị và tư tưởngcủa báo Nhân Dân” nham đề ra phương hướng dé báo hoạt động hiệu quả hơn nữa.

Đầu những năm 1960, miền Bắc đang bước vào thời kỳ mới của sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm, miền Nam đangdau tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt? của dé quốc Mỹ nhăm day

24

Trang 31

mạnh cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dụccho nhân dân và cán bộ quán triệt những nghị quyết của Đại hội Đảng về đườnglối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, báo chí cần đây mạnh công táctuyên truyền cho cách mạng miền Nam Việt Nam Đại hội Đảng toan quốc lần thứIII đã vạch ra: “Báo chí phải thật sự trở thành vũ khí ngày càng sắc bén của giaicấp công nhân trên mặt trận tư tưởng và chính trị, ra sức nâng cao tính tư tưởng,tính chiến đấu, tính quần chúng phải thật sự trở thành món ăn tinh than củađông đảo quần chúng Báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị của công tác tư

tưởng” [17, tr 142].

Thêm vào đó, báo chí cần quán triệt những vấn đề cơ bản trong bản tuyên

ngôn của Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân họp ở Moskva, Liên Xô

năm 1960 để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân và cán bộ hiểu rõ lực lượng hòabình mạnh hơn lực lượng chiến tranh, lực lượng xã hội chủ nghĩa mạnh hơn lựclượng dé quốc; hiểu rõ bản chất và da tâm của bọn dé quốc không bao giờ tựnguyện từ bỏ âm mưu phá hoại và xâm lược của chúng; hiểu rõ đường lối sáchlược đấu tranh cách mạng của phe ta Đặc biệt, “báo chí phải luôn luôn chỉ chonhân dân thấy kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mỹ, chúng ta cầndé cao cảnh giác chống dé quốc; tích cực ủng hộ phong trào dau tranh chống chủnghĩa thực dân giành độc lập dân tộc; tích cực góp phần đấu tranh bảo vệ hòabình; tích cực góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí và lực lượng trong phe xãhội chủ nghĩa; nâng cao tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân ta” [17, tr 142].

Năm 1961, Ban Bí thư trung ương Đảng ra nghị quyết về công tác báo chíkhang định nhiệm vụ của báo chí là: “Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân và cánbộ nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà và cách mạng giải phóngmiền Nam; phản ánh kịp thời và sinh động phong trào đấu tranh cách mạng của

nhân dân miên Nam; vạch tran va tô cáo sắc bén những âm mưu va thủ đoạn của đê

25

Trang 32

quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng; tranh thủ và động viên dư luận thế giới đồngtình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta nhằm thực hiện thống nhấtnước nha” [17, tr 141-142] Công tác tuyên truyền giữ vai trò là đội quân thường

trực, xung kích trên mặt trận tư tưởng, kịp thời truyền bá đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến quần chúng nhân dân Báo chí là

một công cụ đê thực hiện công tác này.

Trong Nghị quyết của Ban Bí thư trung ương năm 1961 đã nhắn mạnh về

phương hướng hoạt động của báo Nhân Dân: “Trong năm nay, hang ngày bao

vẫn ra 4 trang, chủ nhật ra 6 trang Chúng ta cần cổ động cho nhiều người đọc đểtăng số phát hành báo lên độ 15% Báo Nhân dân nông thôn đầu năm 1961 sẽ

đình bản Ban công tác nông thôn của Đảng và Đảng đoàn Bộ Nông nghiệp sẽ

nghiên cứu tập trung lực lượng cán bộ báo chí của hai bộ phận, cùng chung xuấtbản tờ báo Nông nghiệp dé chỉ đạo sản xuất và hợp tác hóa nông nghiệp” [17, tr.

Tại Đại hội II Hội Báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiệm vụ củabáo chí cách mạng là phục vụ nhân dân phục vụ sự nghiệp cách mạng của đấtnước Nhiệm vụ của chúng ta ở miền Bắc là phát triển kinh tế và văn hóa, nângcao đời sống của nhân dân, củng cô quốc phòng, xây dựng chủ nghĩa xã hội Đối

với miền Nam, chúng ta có nhiệm vụ ủng hộ đồng bao ruột thịt đang đoàn kết

chặt chẽ, anh dũng đấu tranh chống bọn Mỹ xâm lược và bọn Diệm bán nước; đấutranh giành cơm áo, tự do và hòa bình thống nhất Tổ quốc Trên thế giới, nhiệmvụ của chúng ta là tăng cường đoàn kết trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, ra sứcủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và châu MỹLatinh, đấu tranh cho hòa bình thế giới, cấm vũ khí nguyên tử và giải trừ quân bị.

Đó là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của bao chí

26

Trang 33

ta” [15, tr 11-12] Chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí dé nó

làm tròn nhiệm vụ cao cả của mình.

Về vấn đề đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, hòa bình lập lại đãđược 8 năm mà nước nhà vẫn bị chia cắt Báo chí cần làm cho mọi người hiểu rõphương châm đấu tranh lâu dài để thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc củaĐảng Cần đem những thắng lợi của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miềnNam mà động viên miền Bắc thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước và đem nhữngthành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà cổ vũ đồng bào miền Namkiên quyết dau tranh chồng Mỹ - Diệm.

Đề quốc Mỹ đang thi hành một kế hoạch rất thâm độc là thí nghiệm chiếnlược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam nhằm tiêu diệt chiến tranh du kích cáchmạng của nhân dân, tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc Đồng bào yêu nước ởmiền Nam đang hoan thành sứ mệnh lịch sử của minh là đoàn kết chiến đấu,quyết làm thất bại cuộc thí nghiệm đầy tội ác đó của kẻ địch Bởi vậy, báo chí cầngiới thiệu về những thắng lợi của nhân dan ta ở miền Nam dé cô vũ các dân tộc biáp bức vùng dậy đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ và mới Các dân tộcbị áp bức ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đang hướng về miền Nam ViệtNam, theo dõi từng giờ từng phút cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền

Nam dé tìm ở đấy những kinh nghiệm có ích cho cuộc đấu tranh giải phóng của

mình Những người làm làm công tác tuyên truyền, báo chi của ta cần thấy rõ tínhchất quan trọng của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam dé tìm moicách tuyên truyền, phố biến những gương đấu tranh anh dũng của đồng bào miềnNam ra thế giới Như vậy, “không những chúng ta góp phần đây mạnh phong trào

giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, mà cònthiết thực vận động nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ tích cực cuộc đấu tranh

27

Trang 34

yêu nước của đông Bào miên Nam và cuộc đâu tranh của toàn dân Việt Nam

chống Mỹ - Diệm, giành hòa bình thống nhất Tổ quốc” [15, tr 23-24].

Về công tác đối ngoại, cần nghiên cứu kỹ hai bản tuyên bố của những cuộcHội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân ở Matxcơva năm 1957 và 1960, đểchung sức với nhân dân thế giới đấu tranh giành những thắng lợi mới cho hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Muốn thế phải ra sức tăngcường đoàn kết nhất trí trong phong trào cộng sản quốc tế và trong phe xã hội chủnghĩa trên cơ sở chủ nghĩa Mác — Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, lập mặt trậnchống chủ nghĩa đế quốc gây chiến do dé quốc Mỹ cam dau, tích cực ủng hộphong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì dân chủ và hòa bình củanhân dân các nước trên thế giới [15, tr 24].

Báo chí tuyên truyền về cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền NamViệt Nam; góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội trên thế giới báo chí phải góp phần tăng cường sự đoàn kết quốctế giữa tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trung tâm, ủnghộ những vấn đề của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước anh em, ủng hộphong trào giải phóng dân tộc của các nước, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranhbảo vệ hòa bình thế giới, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ

nghĩa thực dân, tập trung mũi nhọn chống chủ nghĩa dé quốc Mỹ.

Ngày 20-7-1961, Ban Bí thư ra chỉ thị về việc mở đợt đấu tranh chính trịrộng lớn nhân dịp Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức phá hoại Hiệpnghị Giơnevơ Trong khi đó, đại biểu Án Độ và Canađa trong Ủy ban quốc tế đãthông qua quyết nghị cho rằng Ủy ban quốc tế có thâm quyền xét về cái gọi là“hoạt động lật đổ” ở miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho Mỹ và tay sai côngkhai đưa lực lượng quân sự vào miền nam chống lại công cuộc đấu tranh của nhân

dân miên Nam, hoàn toàn trái ngược với nhiệm vụ va quyên hạn của Uy ban quôc

28

Trang 35

tế Ban Bí thư quyết định mở một đợt đấu tranh chính trị rộng lớn nhằm: Một là,tố cáo sâu sắc và có hệ thống mọi âm mưu và hành động của Mỹ - Diệm vi phạmtrắng tron Hiệp định Gionevo, tăng cường quân sự chuẩn bị chiến tranh, khủng bótàn sát dã man đồng bào ta ở miền Nam, vạch mặt và cô lập chúng thêm một bướcnữa trước dư luận trong nước và trên thế giới Hai là nêu cao phong trào đấu tranhyêu nước và chính nghĩa của đồng bào miền Nam, nêu cao thiện chí đấu tranh đòithi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, hòa bình thống nhất tổ quốc của chínhphủ và nhân dân ta, tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới

rộng rãi hơn nữa

Như vậy, trong bản chỉ thị của Ban bí thư về phát động đấu tranh chốngmọi âm mưu dé quốc Mỹ định đưa quân vào miền Nam Việt Nam (11-5-1961) vàChỉ thị của Ban Bí thư về mở đợt đấu tranh chính trị rộng lớn nhân dip 20-7-1961Đảng luôn khăng định vai trò của báo chí trong việc có những bài xã luận, bìnhluận vạch trần những âm mưu của Mỹ - Diệm và phản ánh kịp thời dư luận dautranh của quần chúng Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Dang Lao độngViệt Nam nên luôn luôn kịp thời cập nhật, chấp hành và thực hiện chỉ thị của

Đảng nhấn mạnh: “Báo chí và dai phát thanh liên tục có xã luận, bình luậnvà bài chuyên đề về những van dé theo nội dung và yêu cầu trên, đồng thời phảnánh kịp thời dư luận và đấu tranh của quần chúng trong nước cũng như dư luậnđồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân

Trang 36

là “Chiến tranh đặc biệt” Chiến lược này được tiễn hành bằng lực lượng quân độitay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố van Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật,phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại phong trào cách mạng ở miềnNam Việt Nam Mỹ coi “Chiến tranh đặc biệt” là cuộc thí nghiệm đầu tiên củacuộc Chiến tranh hạn chế với âm mưu chính là “dùng người Việt đánh người Việt”.Dé quốc Mỹ và tay sai đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau dé thi hành chiến

lược này như: lập “âp chiên lược”, “trực thăng vận”, “thiệt xa vận” và tích cực tiênhành các cuộc càn quét, bình định

Nhằm chống lại những hành động xâm lược, phá hoại Hiệp định Gionevomột cách trang tron như vậy của dé quốc Mỹ va tay sai, bên cạnh công tác đấutranh quân sự, Đảng luôn chú trọng công tác tuyên truyền, đấu tranh trên mặt trậntư tưởng, ngoại giao Thực hiện chủ trương nay, Dang chi đạo sát sao đối với hệthống các tờ báo như: Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xãViệt Nam, Truyền hình Việt Nam và đặc biệt là cơ quan ngôn luận của mình — bao

Nhân Dân tích cực truyền bá, cô vũ, động viên toàn dân, toàn quân đấu tranh vì sự

nghiệp thống nhất nước nhà Đồng thời qua đó, tranh thủ rộng rãi sự ủng hộ củacác nước xã hội chủ nghĩa anh em, lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòabình trên toàn thế giới.

30

Trang 37

Chương 2

BAO NHÂN DAN VỚI CÔNG TÁC TUYẾN TRUYEN CHÓNG CHIEN

LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CUA MỸ O MIEN NAM (1961 — 1965)

2.1 Tô cáo âm mưu, thủ đoạn và tội ác chiên tranh của Mỹ ở miên Nam

2.1.1 Tô cáo âm mưu và thủ đoạn chiên tranh của Mỹ

Từ giữa năm 1961, dé quốc Mỹ đưa ra kế hoạch Xtalây-Taylo, “là sự tổnghợp những kinh nghiệm chống phá, đàn áp phong trào cách mạng và chiến tranh du

kích của Anh ở Malaixia, của Pháp ở Việt Nam, của Ixraen ở Trung Đông, của Mỹ

ở Philippin” [37; tr173] Mục đích của kế hoạch này là nhằm nhanh chóng bìnhđịnh miền Nam, cứu van sự suy sụp nghiêm trọng của chế độ Ngô Đình Diệm vàđánh bại mọi lực lượng cách mạng, khắc phục những nhược điểm của ngụy quânvề sé lượng, chỉ huy, trang bị va về tính cơ động, giành lại thế chủ động trên chiến

Báo Nhân Dân với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng luôn kip thời cập

nhật tình hình cách mạng miền Nam Việc kế hoạch quân sự mới của Mỹ - Diệmđược đưa vào thực thi cũng không phải ngoại lệ Trên các số báo mới ra, một loạtbài được đăng để tố cáo âm mưu mới của Mỹ Trong số báo ra ngay 18-7-1961, tácgiả Hùng Lý đã viết bài Chính sách Mỹ - Diém ở miễn Nam: Bước mới của âmmuu cũ khang định: “Đầu tháng 5-1961, Phó tong thong Mỹ L.Giônxơn đã đến SàiGòn và đã cùng Diệm ký một bản “thông cáo chung” mà thực chất là một bản hiệpước liên minh quân sự Bản “thông cáo chung” đó đã thể hiện hết sức rõ ràngnhững “biện pháp cần thiết” của Kennodi đối với miền Nam Việt Nam: gia tăngviện trợ quân sự và kinh tẾ, tăng thêm quân đội của Diệm, đảm nhiệm tất cả việc

trang bị các lực lượng bảo an, sử dụng các chuyên viên quân sự ở những phạm vimà quân đội Diệm hoạt động Theo hướng đó, Mỹ giúp Diệm tăng thêm hai vạn

quân, trực tiếp trả lương cho số quân đó, tăng thêm 1.000 nhân viên quân sự, nắm

31

Trang 38

chặt lay quân đội miền Nam (cứ khoảng 100 lính miền Nam thì có một cố van Mỹ),và trực tiếp chỉ huy các cuộc càn quét khủng bố Đó là một đặc điểm của bước mớicủa sự can thiệp Mỹ ở miền Nam trong tình hình hiện nay” [4].

Theo Việt Nam thông tan xã, báo Nhân Dân số ra ngày 6-8-1961 đăng tinMỹ trắng trọn đặt kế hoạch xâm lược và gây chiến ở miễn Nam Việt Nam dẫn lời

của Oai-tơ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo ở

Oasinhtơn ngày 2-8 cho thấy: “Kennodi đang căn cứ vào bản báo cáo mật củaXtalây, tên cầm đầu đoàn chuyên viên Mỹ sang nghiên cứu tại chỗ tình hình mọimặt ở miền Nam Việt Nam, đề đề ra các biện pháp nhằm “tăng mọi khả năng chiếnđấu của quân đội miền Nam Việt Nam” Kế hoạch xâm lược và gây chiến củaXtalây đang được Kennodi nghiên cứu một cach khẩn trương va kỹ cảng” [4] Sau

đó, ngày 17-8-1961, báo Nhân Dân tiếp tục đăng tin Mỹ tiép tục can thiệp sâu vàomiễn Nam Việt Nam vạch rõ âm mưu của chúng: “Theo hãng thông tin Mỹ UPI, tờtuần báo Mỹ Tin hàng tuần, số ra ngày 14-8-1961, cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đãquyết định dùng loại “đạn tên lửa cực nhỏ” dài khoảng 2 phân rưỡi bọc trong bộcphá có thé nỗ tung ra xa hang mấy trăm thước và loại “hơi nổ” chôn ngầm dưới đấtcó thé bùng nỗ khi gặp bat kỳ một tia lửa nào vào việc đàn áp phong trào đấu tranhyêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam Việc bọn xâm lược Mỹ quyết địnhđưa các loại vũ khí nói trên vào miền Nam Việt Nam là một hành động câu kếttrang tron giữa dé quốc Mỹ và tay sai Ngô Dinh Diệm nhằm dan áp phong trào dautranh của nhân dân miền Nam ngày càng lên mạnh Cùng với đợt bắt lính lớn hiệnnay, đây là một hành động can thiệp thô bạo hơn nữa của đế quốc Mỹ vào miềnNam Việt Nam và là một sự khiêu khích đối với nhân dân ta và dư luận yêu chuộng

hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [4].

Tháng 11-1961, kế hoạch Xtalây-Taylo được Hội đồng An ninh Mỹ thôngqua và được chia làm ba bước nhưng thực tế kế hoạch đã bắt đầu thực hiện từ

32

Trang 39

tháng 7-1961 và dự kiến hoàn thành bước 1 vào cuối năm 1962 Sau đó sẽ chuyểnsang bước khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Nam, hoàn thành chương trìnhbình định và phát triển xây dựng quân ngụy, tiễn hành các hoạt động phá hoại miềnBắc Dự kiến hai bước này hoàn thành vào cuối năm 1965, lúc đó, miền Nam ViệtNam sẽ trở thành một quốc gia giàu mạnh của “thế giới tự do”.

Nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, Mỹ tập trung cố gắng tăng cường cao độlực lượng quân đội tay sai cả về số lượng, trang bị và khả năng cơ động Chúng ráoriết tăng quân, bắt lính, thành lập các đơn vị vũ trang chủ lực và hàng nghìn đơn vịbán vũ trang ở cơ sở làm nhiệm vụ bình định nông thôn hòng chiếm lại các vùnggiải phóng của ta Chúng tăng cường xây dựng bộ máy ngụy quyền, cảnh sát; tăngcường viện trợ, cô vấn và lực lượng yém trợ Mỹ bằng các phương tiện hiện đại nhưtrực thăng, xe cơ giới, xe thiết giáp “Nếu như năm 1960, lực lượng yếm trợ và cốvan Mỹ mới chỉ có 1.077 người thì đến năm 1962, con số đó lên tới 10.640 ngườigồm hai bộ phận: cố van 2.360 người và 8.280 người thuộc lực lượng yêm trợ, đơnvị kỹ thuật Cố van Mỹ không chỉ nắm lực lượng quân đội, lực lượng bảo an và lựclượng dân vệ mà con len vào tất cả các ngành, các cấp trong bộ máy chính quyền

Sài Gòn” [37, tr 174-175] Ngoài số cố van và các đơn vị yêm trợ chiến đấu, Mỹcòn đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, tăng thêmviện trợ quân sự vả viện trợ kinh tế cho quân đội và chính quyền Sài Gòn Từ năm

1961 trở đi, số viện trợ quân sự bắt đầu vượt viện trợ kinh tế, chứng tỏ trong việcthực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, biện pháp quân sự được Mỹ - Diệm ưutiên hàng đầu Báo Nhân Dân số ra ngày 17-1-1962 tố cáo Mỹ tiếp tục tăng cườngviện trợ vũ khí với tin Mỹ lại đưa thêm máy bay quân sự vào Miễn Nam: “Theo cácnguồn tin nước ngoài từ Sài Gòn, hàng không mẫu hạm Mỹ “Bơ-ri-tân” chở máybay phản lực chiến đấu, máy bay do thám và máy bay lên thắng đã cập bến Sài

Gon ngày 15-1-1962 Ngay ngày 15-1, tàu “Bo-ri-tan” đã đưa lên bờ 10 máy bay

do thám loại L.20 và hai máy bay lên thắng Cũng theo các nguồn tin trên thì

33

Trang 40

trong khoảng vài tuần nữa, Mỹ sẽ đưa vào miền Nam Việt Nam đại đội máy baylên thăng thứ ba sau hai địa đội thứ 8 và thứ 50 đã vào hồi tháng 12-1961 Hai đạiđội máy bay lên thắng trước gồm ngót 40 máy bay và gần 400 binh sĩ không quân”

Voi su tang vién cua MY về đôla, vũ khí, thiết bị chiến tranh và đội ngũ cốvan, quân đội Sài Gòn nhanh chóng phát triển cả về số lượng và cách tô chức, hệthống chỉ đạo Để đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như bạn bè quốc tế biết

được âm mưu xâm lược của Mỹ - Diệm, báo Nhân Dân vẫn liên tục đăng tin, bài

cập nhật tình hình miền Nam Việt Nam Trên số ra ngày 14-3-1961 có bài Pháiđoàn liên lạc ta tố cáo dé quốc Mỹ vào Miễn Nam Việt Nam tỗ cáo: “Gần đây bonMỹ - Diệm lại đưa trên năm vạn vũ khí các loại va gần 800 xe bọc sắt va xe quân

sự khác từ Mã Lai vào miền Nam dé quốc Mỹ đã tổ chức cuộc thao diễn khôngquân của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Thái Lan trong khối đó và cả bọn TưởngGiới Thạch tại Sai Gòn từ 7 đến 12-3-1961 nhân cái gọi là “ngày không quân” củamiền Nam Việt Nam, một ngày kỷ niệm hoàn toàn giả tạo” [4] Số ra ngày 24-3-1961 trong bài luận Ai hay Ken dé quốc Mỹ van là trùm xâm lược gây chiến, tác giảHồng Chuyên khắng định: “Lợi dụng thái độ thiếu kiên quyết và một số nghị quyết

sai lầm của đa số trong Ủy ban quốc tế ở Việt Nam, dé quốc Mỹ đã trắng tron đưathêm nhiều vũ khí vào miền Nam Việt Nam Những căn cứ quân sự, sân bay, quâncảng, đường chiến lược ở miền Nam được bè lũ Mỹ - Diệm gap rút xây dựng Bèlũ Mỹ - Diệm còn nhập trái phép vũ khí từ Mã Lai nhằm tăng cường tàn sát khủngbố nhân dân miền Nam” [4].

Cuối năm 1962, bị thất bại trong việc thực hiện kế hoạch “bình định” miềnNam trong 18 tháng, dé quốc Mỹ phải điều chỉnh kế hoạch, kéo dài thời hạn của“Chiến tranh đặc biệt”, nhưng chủ yếu là cố giành thắng lợi trong năm 1965, trongđó quyết định nhất là năm 1963 Chủ trương xuyên suốt của Mỹ và chính quyền

34

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN