1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀN VỀ CẤU TRỦC "X SƯƠNG SƯƠNG" TRONG NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ HIỆN NAY

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngoại Ngữ - Khoa học xã hội - Kế toán NGÔN NGỮ SỐ 5 2021 BÀN VỀ CẤU TRỦC "X + SƯƠNG SƯƠNG" TRONG NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ HIỆN NAY NGÔTHĨ HUÊ Abstract: This article presents an in-depth analysis of the structure of “X + sương sương", a "hot trend" in current speeches of the youth, explaining the origin, structural and semantic characteristics of this structure. This article also explains the reason why it is so widely used in social interactions. Key words: the construction “X + sương sương ”, youth language, structural, reduplication. 1. Đặt vấn đề Ngôn ngữ giới trẻ, bao gồm ngôn ngữ mạng của giới trẻ một vài năm trở lại đây xuất hiện nhiều từ lạ như: xịn sò, toang, sương sương,... trong đó sương sương với cấu trúc "X + sương sương" được giới trẻ yêu thích sử dụng, trở thành một trong những trào lưu ngôn ngữ hiện nay. Sương sương có phải là từ mới? Cấu trúc "X + sương sương" có phải cấu trúc mới? Nó có những đặc điểm ngữ nghĩa gì và vì sao được giới trẻ yêu thích sử dụng? Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc hình thành, đặc điểm kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa và giải thích lí do vì sao cấu trúc "X + sương sương" lại có sức sản sinh, sức lan tỏa lớn và được sử dụng phổ biến trong cộng đồng xã hội. Ngôn ngữ giới trẻ khá thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, như: Nguyễn Văn Hiệp, Đinh Thị Hằng (2014) đã khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Việt "phi chuẩn" của giới trẻ hiện nay và đưa ra những phân tích từ góc độ ngôn ngữ học xã hội; Nguyễn Đức Tồn, Đồng Thị Hằng (2014) giải mã những cách cấu tạo từ trong biệt ngữ giới trẻ ngày nay; Nguyễn Văn Khang (2019) cũng đã phân tích thực trạng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Phạm Thị Thu Hoài (2010) bàn luận tới “hiện tượng ‘lóng’ sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ”. Các nghiên cứu thường tập trung vào những nội dung sau: (a) Phân loại ngôn ngữ trẻ, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ tuổi mới lớn, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông dành cho giới trẻ..., phân biệt biệt ngữ và tiếng lóng,...; (b) Khảo sát, mô tả thực trạng ngôn ngữ giới trẻ; (c) Phân tích Trường Đại học Hà Nội. 82 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 cấu trúc và ngữ nghĩa của ngôn ngữ trẻ; (d) So sánh ngôn ngữ giới trẻ với ngôn ngữ chuẩn về các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng; (e) Đánh giá từ phương diện ngôn ngữ học xã hội; (f) Phân tích từ phương diện giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,... Ngôn ngữ giới trẻ không ngừng biến đổi và có những yếu tổ mới, cấu trúc "X+ sương sương" là một trong những yếu tố mới đó. "X + sương sương" là tố hợp được cấu tạo theo phương thức láy, việc nghiên cứu nó sẽ bổ sung thêm một tư liệu về hiện tượng láy trong tiếng Việt. Ngoài ra, "X + sương sương" có nguồn gổc xuất phát từ yếu tố “dân gian”, vì thế nó có những giá trị ngôn ngữ học nhất định. 2. Nội dung 2.1. Nguồn gốc hình thành "X + sương sương" là cấu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trong ngôn ngữ giới trẻ trong khoảng một năm trở lại đây. Sương sương ban đầu xuất hiện trên các trang mạng xã hội với tổ hợp trang điểm sương sương (make up sương sương) nghĩa là trang điểm nhẹ nhàng, một lớp mỏng phủ sương tự nhiên như kiểu Hàn Quốc. Sau đó, nó nhanh chóng ưở thành trào lưu ngôn ngữ, được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng và trong đời sống hàng ngày. Sương sương không chỉ dùng kết hợp với trang điểm mà còn kết hợp với nhiều động từ khác như ship (giao hàng) sương sương, ăn sương sương, nhậu sương sương,... để thể hiện hành động nhẹ nhàng, đơn giản, vừa đủ, không cầu kì, phức tạp,... Thực chất sương sương không phải là từ mới, "X + sương sương" cũng không phải cấu trúc mới. "X + sương sương" đã xuất hiện từ rất lâu trong lời ăn tiếng nói của người dân vùng miền Tây Nam Bộ. Sương sương trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa là nhẹ nhàng, hơi hơi, một chút, một ít, thoáng qua, vừa đù, chủ yếu dùng với hàm nghĩa tích cực, sử dụng trong rất nhiều trường họp như: ăn sương sương, làm sương sương, chuẩn bị sương sương, hiểu sương sương, ướp sương sương,... Phương ngữ của người miền Tây Nam Bộ rất giàu hình tượng và thường theo hướng láy từ, vì thế nó vừa giàu nhịp điệu vừa giàu hình ảnh, ví dụ: tà tà (từ từ, thư thả), tào lao, xàm xí (vớ vấn), xí xọn (điệu đà),... Sương sương được cấu tạo theo phương thức láy từ, sương nghĩa là sương khói. Nó đến từ thế giới hiện thực là làn sương giăng mắc mỏng manh, nhẹ nhàng trong không gian. Sương sương mang hàm ý nhẹ nhàng, một chút xíu, thoảng qua, nó phản ánh mối liên hệ rất chặt chẽ giữa kết cấu hiện thực và kết cấu nội dung của ngôn ngữ. Cũng bởi sương sương có nguồn gốc từ sương (danh từ) chỉ làn sương khói mỏng manh, mờ ảo nên ngoài ý nghĩa một chút, một xíu, nó còn chỉ cảm giác lâng lâng, phê phê, lưng chừng nhẹ nhàng như sương khói sau khi uống Bàn về cấu trúc...83 nhậu. Trên các trang báo điện tử từ lâu cũng đã xuất hiện cách nói này, ví dụ: Nhậu sương sương, bốn thanh niên ở Thanh Hóa kéo nhau ra ngã ba đường gây ỉộn với mọi người, rồi đánh Trưởng công an xã trọng thương khi đi tuần qua (Báo Pháp luật, 2014). Trước khi cụng ly, hầu như aỉ cũng tự dặn mình ‘uống vài chai sương sương là vừa đủ đế về’. Thế nhưng, khi... sương sương rồi chỉ có trời mới biết lúc nào họ mới dừng (Báo Người Lao động, 2016). Trong phương ngữ Nam Bộ, rủ nhau đi nhậu gọi là sương sương. Sương sương cũng xuất hiện trong khẩu ngữ hàng ngày như: Rượu sương sương rồi, đang về rồi đẩy. Hình thức láy âm tiết làm giảm nhẹ đi mức độ bê tha, say xỉn, thể hiện trạng thái phê phê, nhè nhẹ sau khi uống nhậu. Một vài năm trở lại đây, do sự bùng nổ của mạng xã hội mà cấu trúc "X + sương sương" được phổ biến khắp cả nước, nó không chỉ còn là ngôn ngữ của một vùng miền, cũng không chỉ phổ biến trong giới trẻ, mà xuất hiện rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Khác với những từ ngữ thô tục sẽ nhanh chóng bị đào thải trong hoạt động ngôn ngữ, "X + sương sương" là một cách nói tao nhã, dễ thương, giàu hình ảnh và nhạc điệu, nó có sức lan tỏa lớn và được cộng đồng yêu thích sử dụng. Nếu một hiện tượng ngôn ngữ mới nào đó vượt qua được sự khắc nghiệt của quá trình đào thải, có sức sống bền bỉ thì nó có xu thế hòa nhập vào ngôn ngữ chuẩn. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặc biệt là sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố xóa nhòa phạm vi sử dụng, xóa nhòa khoảng cách địa lí, khiến nó du nhập vào ngôn ngữ cộng đồng. Như vậy có thể thẩy nguồn gốc của ngôn ngữ giới trẻ ngày nay không hoàn toàn là những từ ngữ xa lạ, khó hiểu hay ngoại lai, mà có trường hợp bắt nguồn từ phương ngữ các vùng miền của đất nước. Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ là thích sự gieo vần, có vần điệu, giòn tai, dễ nghe, dễ nói, ví dụ: xịn sò, sang chảnh, thích thì nhích, các kiểu con đà điểu, ngất ngây con gà tây,... Chính vì âm thanh giàu nhạc điệu và ý nghĩa hình tượng đã khiến cho "X + sương sương" vượt ra khỏi phạm vi sử dụng là giới trẻ và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. 2.2. Đặc điểm kết cấu và ngữ nghĩa Thực chất sương là một danh từ, trong Từ điển tiếng Việt 8 được giải thích là hơi nước ngưng tụ lại thành hạt màu hắng rất nhỏ bay lơ lửng trong lớp không khí gần mặt đất. Nhưng khi xuất hiện trong cấu trúc "X + sương sương" thì nó trở thành một tính từ, biểu thị trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái, đơn giản, một chút, một ít. Sương sương được cấu tạo bởi phương thức láy hoàn toàn, nó được tái hiện với vỏ ngữ âm mới và nội dung ngữ nghĩa mới. Tuy nhiên ý nghĩa của yếu tố gốc sương (làn sương mỏng) và sau khi tổ hợp thành từ láy sương sương (với hàm nghĩa nhẹ nhàng, mỏng manh, đơn giản, một chút...) tồn tại những mối liên hệ nhất định, đó là mối liên hệ tương ứng giữa hiện thực và tư duy, giữa hình thức và nội dung của của ngôn ngữ. 84 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 Phương thức láy ở đây có vai trò cấu tạo từ mới, thành tố gốc là danh từ, chỉ tên gọi sự vật, sau khi láy là tính từ biểu thị trạng thái của một hoạt động, tính chất nào đó v.v... Với nguồn gốc xuất phát từ phương ngữ Tây Nam Bộ, sự biến đổi từ danh từ sang tính từ của từ này phá vỡ quy luật láy từ trong tiếng Việt, bởi phương thức láy trong tiếng Việt chủ yếu tạo ra các từ láy là động từ hay tính từ, những danh từ chỉ tên gọi sự vật như chuồn chuồn, bươm bướm, v.v... vốn không được coi là những từ láy “chuẩn”. Phương thức láy trong sương sương ngoài vai trò là cấu tạo từ còn có vai trò là một phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ giảm nhẹ, tiểu lượng. Hiện tượng láy đôi hoàn toàn (hai âm tiết giống nhau) trong tiếng Việt có hai trường hợp: (a) Yếu tố gốc là tính từ đơn tiết như: êm êm, nhè nhẹ, yếu tố gốc có thể đứng độc lập tạo nên rất êm, rất nhẹ; Phương thức láy ở đây không phải là phương thức cấu tạo từ, sau khi láy không biến đổi ý nghĩa từ vựng mà có vai trò là phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ giảm dần, tiểu lượng, (b) Yeu tố gốc không phải là tính từ đơn tiết: sừng sững, sùng sục, sình sịch không tồn tại rất sững, rất sục... Phương thức láy ở đây ngoài vai trò là phương thức cấu tạo từ còn có vai trò là phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ cao, đa lượng. Loại từ này thường kết hợp với tính từ động từ đơn tiết để tạo thành cấu trúc "ABB" như cao sừng sững, nhanh thoăn thoắt, sôi sùng sục, sốt sình sịch... Tuy nhiên, trường hợp này cũng có một số ít các từ láy hoàn toàn như (thơm) thoang thoảng, (mở) he hé, (khép) hờ hờ, (hiểu) sơ sơ,... biểu thị mức độ giảm nhẹ, tiểu lượng. Sương sương chính là biến thể của láy hoàn toàn trong tiếng Việt. Nó mang đặc điểm giống với êm êm, nhè nhẹ (trường hợp 1), thoang thoảng, sơ sơ (trường hợp 2) ở ý nghĩa ngữ pháp chỉ mức độ giảm nhẹ. Ngoài ra, sương sương khi so sánh với trường hợp 1, nó khác với êm êm, nhè nhẹ ở chỗ, s...

Trang 1

Abstract: This article presents an in-depth analysis of the structure of “X +

sương sương", a "hot trend" in current speeches of the youth, explaining the origin, structural and semantic characteristics of this structure This article also explains the reason why it is so widely used in social interactions.

Key words: the construction “X + sương sương ”, youth language, structural,

1 Đặt vấn đề

Ngôn ngữ giới trẻ, bao gồm ngôn ngữ mạng của giới trẻ một vài năm trở lại đây xuất hiện nhiều từ lạ như: xịn sò, toang, sương sương, trong đó sương sương với cấu trúc "X + sương sương" được giới trẻ yêu thích sử dụng, trở

thành một trong những trào lưu ngôn ngữ hiện nay Sương sương có phải là từ

mới? Cấu trúc "X + sương sương" có phải cấu trúc mới? Nó có những đặc điểm ngữ nghĩa gì và vì sao được giới trẻ yêu thích sử dụng? Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc hình thành, đặc điểm kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa và giải thích lí do vì sao cấu trúc "X + sương sương" lại có sức sản sinh, sức lan tỏa lớn và được sử dụng phổ biến trong cộng đồng xã hội.

Ngôn ngữ giới trẻ khá thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, như: Nguyễn Văn Hiệp, Đinh Thị Hằng (2014) đã khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Việt "phi chuẩn" của giới trẻ hiện nay và đưa ra những phân tích từ góc độ ngôn ngữ học xã hội; Nguyễn Đức Tồn, Đồng Thị Hằng (2014) giải mã những cách cấu tạo từ trong biệt ngữ giới trẻ ngày nay; Nguyễn Văn Khang (2019) cũng đã phân tích thực trạng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Phạm Thị Thu Hoài (2010) bàn luận tới “hiện tượng ‘lóng’ sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ” Các nghiên cứu thường tập trung vào những nội dung sau: (a) Phân loại ngôn ngữ trẻ, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ tuổi mới lớn, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông dành cho giới trẻ , phân biệt biệt ngữ và tiếng lóng, ; (b) Khảo sát, mô tả thực trạng ngôn ngữ giới trẻ; (c) Phân tích

Trường Đại học Hà Nội

Trang 2

cấu trúc và ngữ nghĩa của ngôn ngữ trẻ; (d) So sánh ngôn ngữ giới trẻ với ngôn ngữ chuẩn về các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng; (e) Đánh giá từ phương diện ngôn ngữ học xã hội; (f) Phân tích từ phương diện giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,

Ngôn ngữ giới trẻ không ngừng biến đổi và có những yếu tổ mới, cấu trúc

"X+ sương sương" là một trong những yếu tố mới đó "X + sương sương" là tố

hợp được cấu tạo theo phương thức láy, việc nghiên cứu nó sẽ bổ sung thêm một tư liệu về hiện tượng láy trong tiếng Việt Ngoài ra, "X + sương sương" có nguồn gổc xuất phát từ yếu tố “dân gian”, vì thế nó có những giá trị ngôn ngữ học nhất định.

2 Nội dung

2.1 Nguồn gốc hình thành

"X + sương sương" là cấu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trong ngôn ngữ giới trẻ trong khoảng một năm trở lại đây Sương sương ban đầu xuất hiện trên các trang mạng xã hội với tổ hợp trang điểm sương sương (make up sương sương) nghĩa là trang điểm nhẹ nhàng, một lớp mỏng phủ sương tự nhiên như kiểu Hàn Quốc Sau đó, nó nhanh chóng ưở thành trào lưu ngôn ngữ, được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng và trong đời sống hàng ngày Sương

sương không chỉ dùng kết hợp với trang điểm mà còn kết hợp với nhiều động

từ khác như ship (giao hàng) sương sương, ăn sương sương, nhậu sương sương, để thể hiện hành động nhẹ nhàng, đơn giản, vừa đủ, không cầu kì, phức tạp,

Thực chất sương sương không phải là từ mới, "X + sương sương" cũng không phải cấu trúc mới "X + sương sương" đã xuất hiện từ rất lâu trong lời ăn tiếng nói của người dân vùng miền Tây Nam Bộ Sương sương trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa là nhẹ nhàng, hơi hơi, một chút, một ít, thoáng qua, vừa đù, chủ yếu dùng với hàm nghĩa tích cực, sử dụng trong rất nhiều trường

họp như: ăn sương sương, làm sương sương, chuẩn bị sương sương, hiểu sương sương, ướp sương sương,

Phương ngữ của người miền Tây Nam Bộ rất giàu hình tượng và thường theo hướng láy từ, vì thế nó vừa giàu nhịp điệu vừa giàu hình ảnh, ví dụ: tà tà (từ từ, thư thả), tào lao, xàm xí (vớ vấn), xí xọn (điệu đà), Sương sương được cấu tạo theo phương thức láy từ, sương nghĩa là sương khói Nó đến từ thế giới hiện thực là làn sương giăng mắc mỏng manh, nhẹ nhàng trong không gian

Sương sương mang hàm ý nhẹ nhàng, một chút xíu, thoảng qua, nó phản ánh mối liên hệ rất chặt chẽ giữa kết cấu hiện thực và kết cấu nội dung của ngôn ngữ.

Cũng bởi sương sương có nguồn gốc từ sương (danh từ) chỉ làn sương

khói mỏng manh, mờ ảo nên ngoài ý nghĩa một chút, một xíu, nó còn chỉ cảm giác lâng lâng, phê phê, lưng chừng nhẹ nhàng như sương khói sau khi uống

Trang 3

Bàn về cấu trúc 83

nhậu Trên các trang báo điện tử từ lâu cũng đã xuất hiện cách nói này, ví dụ:

Nhậu sương sương, bốn thanh niên ở Thanh Hóa kéo nhau ra ngã ba đường gây ỉộn với mọi người, rồi đánh Trưởng công an xã trọng thương khi đi tuần qua (Báo Pháp luật, 2014) Trước khi cụng ly, hầu như aỉ cũng tự dặn mình ‘uống vài chai sương sương là vừa đủ đế về’ Thế nhưng, khi sương sương rồi chỉ có trời mới biết lúc nào họ mới dừng (Báo Người Lao động, 2016) Trong phương ngữ Nam Bộ, rủ nhau đi nhậu gọi là sương sương Sương sương cũng xuất hiện trong khẩu ngữ hàng ngày như: Rượu sương sương rồi, đang về rồi

đẩy Hình thức láy âm tiết làm giảm nhẹ đi mức độ bê tha, say xỉn, thể hiện trạng thái phê phê, nhè nhẹ sau khi uống nhậu.

Một vài năm trở lại đây, do sự bùng nổ của mạng xã hội mà cấu trúc "X +

sương sương" được phổ biến khắp cả nước, nó không chỉ còn là ngôn ngữ của một vùng miền, cũng không chỉ phổ biến trong giới trẻ, mà xuất hiện rộng rãi trong cộng đồng xã hội Khác với những từ ngữ thô tục sẽ nhanh chóng bị đào thải trong hoạt động ngôn ngữ, "X + sương sương" là một cách nói tao nhã, dễ thương, giàu hình ảnh và nhạc điệu, nó có sức lan tỏa lớn và được cộng đồng yêu thích sử dụng Nếu một hiện tượng ngôn ngữ mới nào đó vượt qua được sự khắc nghiệt của quá trình đào thải, có sức sống bền bỉ thì nó có xu thế hòa nhập vào ngôn ngữ chuẩn Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặc biệt là sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố xóa nhòa phạm vi sử dụng, xóa nhòa khoảng cách địa lí, khiến nó du nhập vào ngôn ngữ cộng đồng.

Như vậy có thể thẩy nguồn gốc của ngôn ngữ giới trẻ ngày nay không hoàn toàn là những từ ngữ xa lạ, khó hiểu hay ngoại lai, mà có trường hợp bắt nguồn từ phương ngữ các vùng miền của đất nước Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ là thích sự gieo vần, có vần điệu, giòn tai, dễ nghe, dễ nói, ví dụ: xịn sò, sang chảnh, thích thì nhích, các kiểu con đà điểu, ngất ngây con gà tây, Chính vì âm thanh giàu nhạc điệu và ý nghĩa hình tượng đã khiến cho "X + sương sương" vượt ra khỏi phạm vi sử dụng là giới trẻ và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

2.2 Đặc điểm kết cấu và ngữ nghĩa

Thực chất sương là một danh từ, trong Từ điển tiếng Việt [8] được giải thích là hơi nước ngưng tụ lại thành hạt màu hắng rất nhỏ bay lơ lửng trong lớp không khí gần mặt đất Nhưng khi xuất hiện trong cấu trúc "X + sương sương" thì nó trở thành một tính từ, biểu thị trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái, đơn giản, một chút, một ít Sương sương được cấu tạo bởi phương thức láy hoàn toàn, nó được tái hiện với vỏ ngữ âm mới và nội dung ngữ nghĩa mới Tuy nhiên ý nghĩa của yếu tố gốc sương (làn sương mỏng) và sau khi tổ hợp thành từ láy

sương sương (với hàm nghĩa nhẹ nhàng, mỏng manh, đơn giản, một chút ) tồn

tại những mối liên hệ nhất định, đó là mối liên hệ tương ứng giữa hiện thực và tư duy, giữa hình thức và nội dung của của ngôn ngữ.

Trang 4

Phương thức láy ở đây có vai trò cấu tạo từ mới, thành tố gốc là danh từ, chỉ tên gọi sự vật, sau khi láy là tính từ biểu thị trạng thái của một hoạt động, tính chất nào đó v.v Với nguồn gốc xuất phát từ phương ngữ Tây Nam Bộ, sự biến đổi từ danh từ sang tính từ của từ này phá vỡ quy luật láy từ trong tiếng Việt, bởi phương thức láy trong tiếng Việt chủ yếu tạo ra các từ láy là động từ hay tính từ, những danh từ chỉ tên gọi sự vật như chuồn chuồn, bươm bướm, v.v

vốn không được coi là những từ láy “chuẩn” Phương thức láy trong sương

sương ngoài vai trò là cấu tạo từ còn có vai trò là một phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ giảm nhẹ, tiểu lượng.

Hiện tượng láy đôi hoàn toàn (hai âm tiết giống nhau) trong tiếng Việt có hai trường hợp: (a) Yếu tố gốc là tính từ đơn tiết như: êm êm, nhè nhẹ, yếu tố gốc có thể đứng độc lập tạo nên rất êm, rất nhẹ; Phương thức láy ở đây không phải là phương thức cấu tạo từ, sau khi láy không biến đổi ý nghĩa từ vựng mà có vai trò là phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ giảm dần, tiểu lượng, (b) Yeu tố gốc không phải là tính từ đơn tiết: sừng sững, sùng sục, sình sịch không tồn tại rất sững, rất sục Phương thức láy ở đây ngoài vai trò là phương thức cấu tạo từ còn có vai trò là phương thức ngữ pháp, biểu thị mức độ cao, đa lượng Loại từ này thường kết hợp với tính từ/ động từ đơn tiết để tạo thành cấu trúc "ABB" như cao sừng sững, nhanh thoăn thoắt, sôi sùng sục, sốt sình sịch Tuy nhiên, trường hợp này cũng có một số ít các từ láy hoàn toàn như (thơm) thoang thoảng, (mở) he hé, (khép) hờ hờ, (hiểu) sơ sơ, biểu thị mức

độ giảm nhẹ, tiểu lượng.

Sương sương chính là biến thể của láy hoàn toàn trong tiếng Việt Nó

mang đặc điểm giống với êm êm, nhè nhẹ (trường hợp 1), thoang thoảng, sơ sơ

(trường hợp 2) ở ý nghĩa ngữ pháp chỉ mức độ giảm nhẹ Ngoài ra, sương

sương khi so sánh với trường hợp 1, nó khác với êm êm, nhè nhẹ ở chỗ, sương

sương yếu tố gốc là danh từ, còn êm êm, nhè nhẹ yếu tố gốc là tính từ Khi so sánh với trường hợp 2, nó giống với thoang thoảng, sơ sơ ở chỗ phương thức láy ở đây vừa có vai trò là một phương thức cấu tạo từ, vừa có vai trò là một phương thức ngữ pháp, âm thanh của nó khiến người ta liên tưởng tới ý nghĩa nhẹ nhàng, mức độ giảm nhẹ Nó khác với thoang thoảng, sơ sơ ở chỗ nó có thế đứng độc lập thành từ, còn thoang thoảng, sơ sơ thì thường tồn tại dưới dạng láy, hoặc kết hợp với các thành tố khác (thoảng qua, sơ qua ).

Như vậy, với vai trò là phương thức ngữ pháp, phương thức láy với sự gia tăng của kí hiệu ngôn ngữ luôn biểu thị sự biến đổi về lượng, lượng tăng (như

sừng sừng, sùng sục, sình sịch), lượng giảm (như êm êm, nhè nhẹ, sương sương)

Lượng tăng hay giảm, mức độ tăng lên hay giảm đi đều thuộc cùng phạm trù lượng, chúng chỉ khác nhau trên thang độ mà thôi (xem thêm [5, tr 40]) Phương thức láy giống như hai mặt của vấn đề, một mặt là cái giống nhau khi đặt gần

Trang 5

Bàn về cấu trúc 85

nhau và kết hợp lại sẽ làm năng lượng tăng lên, một mặt kia là tụ điểm khi soi chiếu vào rồi được phóng to ra, trạng thái sẽ mờ dần đi Giống như tụ điểm sương bị phóng to ra gây lan tỏa do đó trạng thái yếu dần đi, mức độ có xu thế giảm dần.

Trong cấu trúc "X + sương sương" với sự vận hành của cơ chế láy đã mang đến cho tổ họp này ngoài phạm trù ý nghĩa tiểu lượng còn mang theo hàm nghĩa tình thái nhất định, đó là sắc thái dễ thương, đáng yêu, đôi khi thể hiện sự khiêm nhường của người nói Do biểu thị mức độ giảm nhẹ nhưng không xác định rõ ràng về lượng, vì thế chúng ta thường thấy trên các trang mạng xã hội hình ảnh giới trẻ khoe hình ảnh chụp cá nhân cùng với dòng trạng

thái: Bữa sáng sương sương; Mùng một sương sương với hàm ý: Bữa sáng chỉ

đơn giản thể này thôi; Sáng mồng Một Tết chỉ giản đơn thế này thôi nhưng

thực chất rất hoành tráng.

Từ tính của X trong cấu trúc "X + sương sương" rất linh hoạt, ngoài X là

động từ, tổ họp động từ như: yêu sương sương, tô sương sương, vẽ sương sương, sốt sương sương, học sương sương, giao bải tập sương sương, còn có

thể là danh từ: mồng Một sương sương, sinh nhật sương sương, bữa tối sương sương, cuối tuần sương sương, X cũng có thể là tính từ: cay sương sương, giòn sương sương, mỏng sương sương,

Như vậy, có thể thấy cấu trúc "X + sương sương" có sức sản sinh rất lớn, nó khác với những từ láy hoàn toàn (thơm) thoang thoảng, (hiểu) sơ sơ, (khép)

hờ hờ, (mở) he hẻ, khả năng tổ họp thấp, sương sương có khả năng tổ họp cao, nó có thể kết hợp với nhiều X khác nhau với những từ tính khác nhau (động từ, danh từ, tính từ), sức sản sinh lớn, điều đó cho thấy quá trình đang mờ nghĩa của từ này Khả năng tổ hợp càng lớn thì quá trình mờ nghĩa của nó càng mạnh, nghĩa cụ thể về sự mỏng manh, nhẹ nhàng đang bị hư hóa (trang

điểm sương sương ), có xu hướng trở thành nghĩa khái quát: biểu thị một chút, một xíu, tiểu lượng (cay sương sương (hơi cay), sốt sương sương (hơi sot) ).

Thông qua khảo sát ý nghĩa của cấu trúc này trong ngôn ngữ giới trẻ,

chúng tôi nhận thấy cấu trúc "X + sương sương" thường biểu thị những ý nghĩa

nhẹ nhàng, đơn giản, vừa đủ, một chút, một ít, có thể phân ra thành những nghĩa chủ yếu sau: (a) Biểu thị ý nghĩa nhẹ nhàng, mỏng manh, lưng chừng, chưa hình thành (trang điểm sương sương, tô sương sương, yêu sương sương, nhậu sương sương ) (b) Biểu thị ý nghĩa đơn giản, vừa đủ, qua loa, không cầu kì phức tạp (ăn sương sương, uống sương sương, mặc sương sương, làm

sương sương, sắm sửa sương sương), (c) Biểu thị một chút, một ít, hơi hơi

(ship (giao hàng) sương sương, sốt sương sương, lạnh sương sương, cay sương sương, đậm sương sương, mặn sương sương, chật sương sương), (d) Biếu thị cảm giác lâng lâng, phê phê nhẹ nhàng sau khi uống nhậu (rượu sương sương,

khi đã sương sương rồi ) Ngoài ý nghĩa từ vựng nêu trên, tổ hợp này còn

Trang 6

biểu thị phạm trù ngữ pháp tiểu lượng, mức độ giảm nhẹ và trong những ngữ cảnh nhất định mang nghĩa tình thái như biểu thị sự dễ thương, đáng yêu, khiêm nhường của người nói, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, hài hòa, không khô khan, cứng nhắc và nhàm chán Nó phản ánh đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ, luôn có nhu cầu bộc lộ thái độ cảm xúc khi giao tiếp.

Dưới đây là một vài ví dụ về "X + sương sương" mà chúng tôi chủ yếu thu thập được từ các trang mạng xã hội [12]:

(1) Make up sương sương đón giao thừa, {makeup sương sương: trang

điểm nhẹ nhàng, mỏng nhẹ tự nhiên)

bởi vẻ điển trai khó cưỡng (Lên đồ sương sương: ăn mặc đơn giản, không cầu kì phức tạp)

(3) Hôm nay tạm ship sương sương thế này thôi, (ship sương sương: giao

hàng một chút, một ít)

(4) Chị bảo con tô sương sương, không cần tô kỹ (tô sương sương: tô nhẹ nhàng, qua loa, chưa hoàn thiện)

(5) Trong bếp:

Canh vừa chưa con?

Mẹ đã ướp gà chưa?

Ướp sương sương, (ướp vừa đủ, qua loa, một chút)

(6) Hai cô gái:Cậu yêu anh ta chứ?

nhàng, mỏng manh, chưa sâu sắc)(7) Tại cửa hàng bánh mỳ:

Em ăn bánh mỳ gì?

Em ăn bánh mỳ trứng cay sương sương (cay sương sương: hơi cay)

(8)Đi ăn:

Sao em ăn ít thế? Bỏ thừa nhiều thế?

An sương sương vậy thôi chứ ăn như lợn bao giờ (ăn sương sương: ăn

nhẹ nhàng, chút ít)

Thế em gọi anh là lợn à?

Thì anh cứ nghĩ sương sương vậy đi (nghĩ sương sương: nghĩ đơn giản,

đại khái)

Trang 7

Bàn về cấu trúc 87

(9) Đi xem phim:

Em thích xem phim gì, để anh chọn nhẻ?

Em ôn thi chưa? Ôn tỉ nào chưa?

Ôn được sương sương rồi anh (ôn được sương sương: vừa đủ, lưng

chừng, không sâu)

"Sương sương” là những phần nào rồi?

đủ để có quả điểm sương sương, anh yên tâm (đủ đế có quả điếm sương sương: đạt điểm vừa đủ)

Cấu trúc "X + sương sương" trong ngôn ngữ giới trẻ so với sự tồn tại của nó trong phương ngữ Tây Nam Bộ vẫn duy trì ý nghĩa từ vựng vốn có như biểu thị ý nghĩa nhẹ nhàng, vừa đủ, một chút, một ít nhưng có sự mở rộng hơn như chỉ sự đơn giản, không cầu kì phức tạp Ngoài ra, sương sương trong phương

ngữ Tây Nam Bộ thường kết hợp với động từ nhưng trong ngôn ngữ giới trẻ đã mở rộng cấu trúc, không chỉ kết hợp với động từ mà còn kết hợp với cả tính từ và danh từ, khả năng hoạt động trong câu rất linh hoạt Như vậy, cấu trúc "X +

sương sương" lấy “chất liệu từ dân gian” nhưng đã được mở rộng về cấu trúc và ngữ nghĩa, thể hiện sự sáng tạo và “phá cách” của giới trẻ.

3 Kết luận

"X+ sương sương" - một trong những trào lưu ngôn ngữ giới trẻ hiện nay,

có nguồn gổc từ phương ngữ Tây Nam Bộ Do sự bùng nổ của các trang mạng xã hội mà nó được phổ biến khắp cả nước Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặc biệt là sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố xóa nhòa phạm vi xử dụng, xóa nhòa khoảng cách địa lí, khiến nó du nhập vào ngôn ngữ cộng đồng.

Ngôn ngữ giới trẻ thích sự vần điệu, âm thanh giòn tai, dễ nghe, dễ nói, "X + sương sương" với sự lặp lại của âm tiết khiến nó có vỏ ngữ âm hài hòa, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, hàm nghĩa phong phú, vì thế nó được giới trẻ yêu thích sử dụng, nó có sức lan tỏa lớn và sản sinh lớn trong cộng đồng, góp phần phong phú biểu đạt và lấp những khoảng trống từ vựng của tiếng Việt.

Trang 8

Cấu trúc "X + sương sương”, trong đó sương sương là biến thể của láy

hoàn toàn trong tiếng Việt, yếu tố gốc sương (danh từ, chỉ làn sương mỏng) sau khi tổ hợp thành từ láy sương sương (tính từ biểu thị trạng thái nhẹ nhàng, mỏng manh, đơn giản, một chút, một ít ), mang phạm trù ý nghĩa tiểu lượng, nó phản ánh mối liên hệ tương ứng giữa hiện thực và tư duy, giữa hình thức và

nội dung của của ngôn ngữ Ngoài ra, cấu trúc "X + sương sương” cũng thường

mang nghĩa tình thái như biểu thị sự dễ thương, đáng yêu, khiêm nhường, tạo sự gần gũi, thân mật, hài hòa trong giao tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, 2009.

2 Nguyễn Văn Hiệp, Đinh Thị Hằng, Thực trạng sử dụng tiếng Việt "phỉ chuẩn" của giới trẻ hiện nay nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ & Đời sống, số 5,2014.3 Phạm Thị Thu Hoài, Hiện tượng “lóng” sử dụng trên một số báo chí dành cho giới

trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thái

Nguyên, 2010.

4 Ngô Thị Huệ, Đối chiếu tỉnh từ láy hoàn toàn dạng AA (kiểu "hun hút, cuồn cuộn",

“êM' giữa tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ tri nhận, Từ điển học và

Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập 1, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2019.

7 Nguyễn Thanh Nga, Một kiểu tiếng lóng chốn học đường, Ngôn ngữ & Đời sống, số 5,2002.

8 Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học), Nxb Đà Nằng, 2008.

9 Nguyễn Đức Tồn, Đồng Thị Hằng, Ngôn ngữ giới trẻ có phải tiếng lóng cần chuẩn

Ngày đăng: 07/06/2024, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w