1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế và thi công hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng công nghệ truyền thông gsm và lora

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các số liệu, tài liệu ban đầu: Tìm hiểu về mạng cảm biến không dây, nghiên cứu về các công nghệ truyền thông LoRa và GSM trong đề tài, xây dựng mô hình.. Mục tiêu nghiên cứu • Nghiên cứu

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

THÁI THIÊN THỊNH

S K L 0 1 2 3 7 4

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 3

Thái Thiên Thịnh 19161168

Ngành: CNKT Điện tử - Viễn thông Lớp: 19161CLĐT1A Giảng viên hướng dẫn: GVC Ths Trương Ngọc Anh

Ngày nhận đề tài: 19/09/2023 Ngày nộp đề tài: 05/01/2024

1 Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG GSM VÀ LORA

2 Các số liệu, tài liệu ban đầu: Tìm hiểu về mạng cảm biến không dây, nghiên cứu về các công nghệ truyền thông LoRa và GSM trong đề tài, xây dựng mô hình

3 Nội dung thực hiện đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống đèn chiếu sáng có chức năng điều khiển và giám sát đèn, gửi dữ liệu lên giao diện điện thoại thông qua mạng Internet để người dùng có thể giám sát và điều khiển

4 Sản phẩm: Gồm 01 Lora Gateway, 03 LoRa Node để điều khiển đèn Các đèn sẽ gửi tín hiệu về LoRa Gateway thông qua sóng LoRa, đồng thời đưa ra cảnh báo về trạng thái đèn thông qua mạng GSM

Trang 4

Sinh viên cam đoan rằng đề tài này do sinh viên tự thực hiện dựa vào kiến thức tổng quát và chuyên ngành Bên cạnh đó, sinh viên tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu để hoàn thành đề tài Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong báo cáo là trung thực, nếu có sao chép từ bất kỳ nguồn nào sinh viên thực hiện đề tài xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Hữu Khánh Thái Thiên Thịnh

Trang 5

Để có thể hoàn thành đề tài này, nhóm sinh viên thực hiện xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô trong khoa Đào tạo Chất lượng cao, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt những kiến thức quý báu, chỉ dẫn và định hướng cho nhóm trong quá trình học tập Đây là những tiền đề để nhóm có thể hoàn thành được đề tài cũng như trong sự nghiệp sau này

Đặc biệt, nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Trương Ngọc Anh đã tận tình hướng

dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp Nhóm xin được phép gửi đến thầy lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Kiến thức, kinh nghiệm và cái tâm nghề nghiệp của thầy đã không những đã giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài mà còn là tấm gương để nhóm học tập và noi theo trên con đường sau này

Bên cạnh đó, nhóm cũng xin cảm ơn các anh, chị khóa trước cũng như các bạn sinh viên trong lớp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và chia sẽ kinh nghiệm để giúp nhóm hoàn thành đề tài này

Nhóm xin chân thành cảm ơn.

Trang 6

TÓM TẮT

Với những tiến bộ gần đây trong ngành công nghệ bán dẫn, lĩnh vực mạng viễn thông và khoa học vật liệu đang thúc đẩy việc triển khai khắp nơi các mạng cảm biến không dây với quy mô lớn (WSN) Các công nghệ này đã kết hợp cùng với nhau tạo ra một làn sóng WSN hiện đại hơn so với các mạng cảm biến không dây được phát triển và triển khai cách đây 5 đến 10 năm Các WSN ngày nay, có chi phí triển khai và bảo trì thấp hơn, tồn tại lâu hơn và hoạt động bền bỉ hơn Các nhà thiết kế mạng không còn phải dựa vào các giải pháp mạch rời hoặc nhiều chip cồng kềnh và ngốn nhiều điện năng nữa Thay vào đó, các sản phẩm được đưa ra thị trường hiện nay giúp tối ưu hóa phần cứng, chẳng hạn như MCU không dây – thiết bị hệ thống trên chip (SoC) chứa các MCU đa năng và bộ thu phát RF trong một chip đơn Các SoC này bao gồm đủ các thiết bị ngoại vi hiệu suất cao (bộ khuếch đại, ADC, DAC) và bộ nhớ ổn định để xử lí tất cả các ứng dụng và ngăn xếp giao thức mạng, đồng thời cung cấp liên kết RF tới mạng

Mỗi ứng dụng WSN được kết hợp một tổ hợp các phần cứng/phần mềm theo một tiêu chuẩn hóa, nhưng những khó khăn của các nhà thiết kế mạng và hệ thống hiện tại đang phải đối mặt là phải hiểu rõ sự cân bằng phức tạp giữa nhiều vấn đề như chi phí triển khai, phần cứng và phần mềm, độ tin cậy của hệ thống, bảo mật và hiệu suất hoạt động Điều này dựa trên nhiều đánh giá và lựa chọn như công nghệ pin và đầu dò, tần số hoạt động không dây, công suất đầu ra và giao thức mạng, từ đó mới có thể đưa ra quyết định triển khai một hệ thống WSN tối ưu nhất

Điểm qua những ưu điểm và lợi ích mà mạng cảm biến không dây (WSN) mang lại thì có rất nhiều hệ thống có thể ứng dụng WSN Chẳng hạn như việc điều khiển bật tắt đèn từ xa sử dụng công nghệ truyền thông không dây LORA và GSM, hệ thống này có thể được triển khai ở quy mô lớn hoặc nhỏ tùy theo nhu cầu Ví dụ như bật tắt đèn chiếu sáng trong khuôn viên trường học hoặc có thể ứng dụng trong các tòa nhà, nhà máy, khu công nghiệp Đây cũng chính là ứng dụng mà nhóm em hướng đến trong đề

tài: “Thiết kế và thi công hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng công nghệ truyền thông GSM và LoRa”

Trang 7

Đề tài này tập trung vào việc thiết kế một mạng cảm biến không dây dùng để bật/tắt đèn từ xa với quy mô nhỏ có thể ứng dụng trong khuôn viên trường học Hệ thống được thử nghiệm với ba điểm chiếu sáng hoạt động bằng nguồn 220V Nội dung đề tài được viết gồm 05 chương:

● Chương 1: Tổng quan về hệ thống ● Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan ● Chương 3: Thiết kế hệ thống

● Chương 4: Thi công hệ thống

● Chương 5: Kết luận và hướng phát triển

Trong quá trình thực hiện đề tài, xin chân thành cảm ơn thầy Trương Ngọc Anh đã hướng dẫn tận tình và hỗ trợ khi gặp khó khăn

Mặc dù đã cố gắng thực hiện để có được kết quả tốt nhất, nhưng cũng không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện Do đó, nhóm mong nhận được nhiều nhận xét cũng như đánh giá từ các Quý Thầy (Cô) để nhóm có thể khắc phục những nhược điểm và hoàn thành đề tài trong thời gian sắp tới

Nhóm xin chân thành cảm ơn

Trang 8

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

1.1 Giới thiệu tình hình nghiên cứu hiện nay 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2.1 Tối ưu hóa chi phí vận hành 2

1.2.2 Kết hợp giữa LoRa và GSM 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.1 Đặc điểm của mạng cảm biến không dây (WSN) 3

1.4.2 Các hệ thống cảm biến và IoT 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5.1 Ứng dụng công nghệ truyền thông không dây vào hệ thống chiếu sáng 4

1.5.2 Giải pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng tại Việt Nam 4

1.5.3 Định hướng xây dựng hệ thống 5

1.5.4 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng 5

Trang 9

2.1 Mạng cảm biến không dây 7

2.2 Nguyên lý hoạt động của mạng cảm biến không dây 8

2.3 Đặc điểm của mạng cảm biến không dây 8

2.4 Cấu trúc liên kết mạng cảm biến không dây[8] 8

2.4.1 Cấu trúc hình sao – Star 8

2.4.2 Cấu trúc hình cây - Tree 9

2.4.3 Cấu trúc liên kết lưới – Mesh 9

2.5 Các loại mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks) 10

2.5.1 WSN trên cạn (Terrestrial wireless sensor networks) 10

2.5.2 WSN ngầm (Underground WSN) 10

2.5.3 WSN dưới nước (Underwater WSN) 11

2.5.4 WSN đa phương tiện (Multimedia WSN) 11

2.5.5 WSN di động (Mobile WSN) 12

2.6 Các ứng dụng của mạng cảm biến không dây 12

2.7 Các loại mạng truyền thông không dây thường được sử dụng trong mạng cảm biến không dây 13

2.7.1 Công nghệ Bluetooth 13

2.7.2 Công nghệ WiFi 14

2.7.3 Công nghệ ZigBee 15

2.7.4 Công nghệ LoRa 16

2.8 Mạng không dây LoRa 17

2.8.1 Khái niệm về LoRa 17

2.8.2 Các thông số của LoRa 17

2.8.3 Các tần số của LoRa 19

2.8.4 Một số module LoRa hiện nay 19

Trang 10

2.8.5 Mạng LoRaWAN 20

2.9 Mạng thông tin di động 22

2.9.1 Sự khác nhau giữa mạng thông tin di động và WiFi 22

2.9.2 Các loại mạng thông tin di động 22

3.2.1 Mô tả tổng quát toàn hệ thống 30

3.2.2 Sơ đồ khối của hệ thống 31

3.3 Kiến trúc hệ thống giám sát và chiếu sáng 33

3.4 Tính toán và thiết kế 34

3.4.1 Thiết kế LoRa Node 34

3.4.1.1 Lựa chọn vi điều khiển 34

3.4.1.2 Lựa chọn khối điều khiển 36

3.4.1.3 Lựa chọn khối cảm biến dòng 38

3.4.1.4 Lựa chọn cho khối truyền nhận dữ liệu 40

3.4.1.5 Tính toán lựa chọn nguồn cho LoRa Node 43

3.4.1.6 Sơ đồ nguyên lý mạch LoRa Node 44

3.4.2 Thiết kế mạch LoRa Gateway 45

Tổng quan về LoRa Gateway 45

Trang 11

3.4.2.2 Lựa chọn cho khối xử lí trung tâm 45

3.4.2.4 Khối thời gian thực 49

3.4.2.5 Khối hiển thị 51

3.4.2.6 Khối nút nhấn điều khiển 53

3.4.2.7 Tính toán lựa chọn nguồn cho LoRa Gateway 53

3.4.2.8 Sơ đồ nguyên lý mạch LoRa Gateway 54

3.5 Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống 55

3.6 Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển 56

3.7 Thiết kế phần mềm 56

3.7.1 Thiết kế phần mềm cho LoRa Gateway 57

CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG 73

4.1 Giới thiệu 73

4.2 Thi công hệ thống 73

4.3 Thi công và đóng gói mô hình 75

4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển 75

4.3.2 Thi công mô hình 76

4.4 Kiểm tra và đánh giá 77

4.4.1 Đo khoảng cách truyền nhận của LoRa 77

4.4.2 Giao diện màn hình hiển thị LCD 79

4.4.3 Trạng thái khi đèn gặp sự cố 80

4.5 Tài liệu hướng dẫn thao tác 80

4.5.1 Tài liệu hướng dẫn sử dụng 80

4.5.2 Quy trình thao tác 81

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 83

5.1 Kết luận 83

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IoTs Internet of Things

UART Universal Asynchronous Receiver – Transmitter

GSM Global System for Mobile Communications

LoRa Long Range

VDC Voltage Direct Current VCC Voltage Common Collector

VIN Voltage Input

TTL Transistor–transistor logic PCB Printed Circuit Board LED Light-emitting Diode

GPRS General Packet Radio Service WSN Wireless Sensor Network ADC Analog-to-Digital Converter DAC Digital Analog Converter

SoC System on a Chip I2C Inter-Integrated Circuit SPI Serial Peripheral Interface

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 So sánh giữa các giao thức không dây 16

Bảng 3.1 So sánh các loại vi điều khiển 34

Bảng 3.2 Thông số của cảm biến dòng điện ACS712 38

Bảng 3.3: Tính toán chọn lựa nguồn cho LoRa Node 43

Bảng 3.4 Tính toán lựa chọn nguồn cho LoRa Gateway 53

Bảng 4.1 Kết quả đo khoảng cách 78

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Giải pháp đèn Led đường Điện Quang ứng dụng công nghệ LoRa 1

Hình 1.2 Giải pháp giám sát chiếu sáng thông minh IoT Solar Light 2

Hình 1.3 Hệ thống chiếu sáng công cộng 4

Hình 2.1 Mô hình một mạng cảm biến không dây 7

Hình 2.2 Cấu trúc của mạng cảm biến không dây 8

Hình 2.3 Mạng cảm biến không dây ngầm (Underground WSN) 10

Hình 2.4 Mạng cảm biến không dây dưới nước (Underwater WSN) 11

Hình 2.5 Mạng cảm biến không dây đa phương tiện 12

Hình 2.12 Băng thông LoRa 18

Hình 2.13 Module Heltec WiFi LoRa 32 20

Hình 2.14 Module LoRa UART 20

Hình 2.15 Mạng LoRaWAN 20

Hình 2.16 Các thành phần của LoRaWAN 21

Hình 3.1 Mô hình tổng quát của hệ thống 30

Hình 3.2 Sơ đồ khối của Lora Node 31

Hình 3.3 Sơ đồ khối của LoRa Gateway 32

Hình 3.4 Kiến trúc hình sao của hệ thống sử dụng công nghệ LoRa 33

Trang 16

Hình 3.9 Sơ đồ kết nối của khối điều khiển 37

Hình 3.10 Module cảm biến dòng ACS712 38

Hình 3.11 Sơ đồ nguyên lý cảm biến dòng 39

Hình 3.12 Sơ đồ kết nối của khối cảm biến dòng 39

Hình 3.13 Module thu phát AS32-TTL-100 40

Hình 3.14 Sơ đồ kết nối cấu hình thông số LoRa 41

Hình 3.15 Phần mềm cấu hình thông số mạch LoRa AS32 – TTL – 100 42

Hình 3.16 Sơ đồ kết nối của khối truyền nhận dữ liệu 43 Hình 3.17 Sơ đồ nguyên lý mạch LoRa Node 45

Hình 3.18 Module TTGO T-Call ESP32 46

Hình 3.19 Sơ đồ kết nối của khối xử lý trung tâm 46

Hình 3.20 Sơ đồ kết nối của khối truyền nhận dữ liệu 48

Hình 3.21 Module thời gian thực DS1302 49

Hình 3.22 Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực 50

Hình 3.23 Sơ đồ kết nối của khối thời gian thực 50

Hình 3.24 LCD 16x2 với module I2C 51

Hình 3.25 Sơ đồ nguyên lý của khối hiển thị 52

Hình 3.26 Sơ đồ kết nối của khối hiển thị 52

Hình 3.27 Sơ đồ kết nối của khối nút nhấn 53

Hình 3.28 Sơ đồ nguyên lý mạch LoRa Gateway 54

Hình 3.29 Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống 55

Hình 3.30 Lưu đồ giải thuật cho LoRa Gateway 58

Hình 3.31 Lưu đồ giải thuật “Mở, tắt đèn theo giờ” 60

Hình 3.32 Lưu đồ giải thuật cho chương trình con “Nút nhấn ON” và chương trình con “Nút nhấn OFF” 61

Hình 3.33 Lưu đồ giải thuật chương trình con “Kiểm tra trạng thái đèn” 62

Hình 3.34 Lưu đồ giải thuật cho chương trình con “Mở đèn” và “Tắt đèn” 63 Hình 3.35 Lưu đồ giải thuật cho chương trình con “Kiểm tra trạng thái nhận” 64

Trang 17

Hình 3.37 Lưu đồ giải thuật của chương trình con “Kiểm tra trạng thái OFF” 66

Hình 3.38 Lưu đồ giải thuật của Node 67

Hình 3.39 Lưu đồ giải thuật của chương trình con”Điều khiển đèn” 68

Hình 3.40 Lưu đồ giải thuật của chương trình con”Kiểm tra trạng thái đèn” 70

Hình 3.41 Lưu đồ giải thuật của chương trình “Hệ thống điều khiển và giám sát Blynk” 71

Hình 4.1 Mạch PCB LoRa Gateway 73

Hình 4.2 Mạch LoRa Gateway 73

Hình 4.3 Mạch PCB LoRa Node 74

Hình 4.4 Mạch LoRa Node 74

Hình 4.6 Hộp mạch LoRa Gateway hoàn chỉnh 75

Hình 4.7 Hộp mạch LoRa Node hoàn chỉnh 75

Hình 4.8 Mô hình cột đèn 76

Hình 4.9 Hình ảnh khoảng cách đo lần 1 của LoRa 77

Hình 4.10 Hình ảnh khoảng cách đo lần 2 của LoRa 77

Hình 4.11 Hình ảnh trước và sau khi thay đổi anten 78

Hình 4.12 Hình ảnh đo khoảng cách sau khi thay đổi anten 79

Hình 4.13 Màn hình LCD hiển thị đang kết nối 79

Hình 4.14 Màn hình LCD hiển thị trạng thái của đèn 80

Hình 4.15 Hệ thống khi có sự cố 80

Hình 4.16: Giao diện điều khiển và giám sát Blynk 82

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG 1.1 Giới thiệu tình hình nghiên cứu hiện nay

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay và sự bùng nổ công nghệ tăng vọt một cách nhanh chóng, đồng hành với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet of Things (IoT) thúc đẩy việc nghiên cứu trong lĩnh vực này rất lớn, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn Các nghiên cứu trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý và kiểm soát thông minh trong hệ thống được ứng dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Việc giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng từ xa không chỉ là một yếu tố tiện lợi mà còn là một giải pháp quan trọng cho các thách thức về chi phí và hiệu suất năng lượng trong các môi trường đô thị và công nghiệp

Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp hiện đang hướng sự chú ý của mình vào việc tối ưu hóa việc quản lý chiếu sáng thông qua việc áp dụng mạng cảm biến không dây, nơi mà sự linh hoạt, tiết kiệm năng lượng và khả năng kết nối từ xa trở thành những yếu tố quyết định Các nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ tập trung vào việc phát triển công nghệ mới mà còn đưa ra những giải pháp ứng dụng thực tế, từ việc quản lý ánh sáng công cộng đến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh và các dự án thành phố thông minh Đồng thời, với sự chú ý đặc biệt vào việc tích hợp các công nghệ truyền thông như GSM và LoRa, các nghiên cứu hiện nay đang hướng tới mục tiêu tối ưu hóa phạm vi truyền dẫn, tăng cường độ tin cậy và giảm thiểu tiêu tốn năng lượng

Trang 19

Hình 1.2 Giải pháp giám sát chiếu sáng thông minh IoT Solar Light

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1.2.1 Tối ưu hóa chi phí vận hành

Sự linh hoạt và tính năng tự động hóa của hệ thống giúp giảm chi phí bảo dưỡng và quản lý Việc theo dõi trạng thái của đèn từ xa giúp phát hiện sớm và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả

1.2.2 Kết hợp giữa LoRa và GSM

Tích hợp các công nghệ truyền thông như LoRa và GSM mang lại sự linh hoạt, ổn định kết nối và khả năng mở rộng phạm vi truyền dẫn, làm tăng cường tính cấp thiết của đề tài trong việc áp dụng thực tế

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

• Nghiên cứu về mô hình mạng cảm biến không dây đang được sử dụng phổ biến, ứng dụng các công nghệ truyền thông không dây vào lĩnh vực chiếu sáng và từ đó tiến hành thiết kế và thi công hệ thống đèn chiếu sáng cho phù hợp với mục tiêu đề ra Điều chỉnh và thực hiện các phương pháp kiểm tra để có kết quả tốt nhất khi đưa vào ứng dụng trong thực tế

• Hệ thống có chức năng điều khiển bật và tắt đèn từ xa, đưa ra các cảnh báo về

Trang 20

• Tìm hiểu các giao tiếp truyền nhận không dây sử dụng công nghệ LoRa với module TTGO T-CALL ESP32 với SIM800L Tìm hiểu về cách kết nối các nút cảm biến thành mô hình mạng hình sao

• Những dữ liệu từ các nút cảm biến thông qua tín hiệu truyền nhận từ LoRa sẽ được sẽ hiển thị trên màn hình LCD, đồng thời có thể giám sát và điều khiển thông qua giao diện trên ứng dụng Blynk

1.4 Đối tượng nghiên cứu

1.4.1 Đặc điểm của mạng cảm biến không dây (WSN)

Các đặc điểm của WSN: Các nút mạng cảm nhận có kích thước nhỏ, năng lượng

nạp được và lưu được bị giới hạn, hoạt động ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt không cần can thiệp của con người, dễ xảy ra lỗi tại nút mạng, dễ xảy ra lỗi trong truyền dữ liệu, các nút mạng cảm nhận có thể dịch chuyển được mà không cần thay đổi cấu hình, mô hình mạng động linh hoạt Các nút mạng hỗn hợp cho phép khả năng mở rộng cao [7]

1.4.2 Các hệ thống cảm biến và IoT

Điều khiển từ xa thông qua ứng dụng điện thoại: Công nghệ không dây cho

phép người quản lý hoặc người dùng có thể điều khiển các hệ thống từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt, đặc biệt là khi cần thay đổi các thông số dựa trên các điều kiện cụ thể hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng khi không cần thiết

Kết nối không dây: Sử dụng các kỹ thuật kết nối không dây như Wi-Fi, LoRa,

GSM, GPRS, hay các mạng cảm biến không dây chuyên dụng để truyền dữ liệu về các trung tâm giám sát và quản lý

Quản lý và phân tích dữ liệu: Các mô hình sử dụng mạng cảm biến không dây

thường đi kèm với hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu, giúp cho việc chuyển đổi dữ liệu từ các cảm biến thành thông tin hữu ích và có ích cho việc quản lý

Ứng dụng vào các đô thị thông minh: Nghiên cứu về mô hình đô thị thông

minh, bao gồm tích hợp công nghệ thông minh và cảm biến vào các khía cạnh khác nhau như giao thông, năng lượng, an ninh, quản lý tài nguyên, …

Trang 21

Việc thiết kế một hệ thống chiếu sáng ở Việt Nam hiện nay đang là mục tiêu được quan tâm về vấn đề tiết kiệm năng lượng Sau đây là những giải pháp thực tế có thể áp dụng tại Việt Nam

1.5.2 Giải pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng tại Việt Nam

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu ưu nhược điểm của những hệ thống chiếu sáng đã và đang được triển khai trên thế giới cũng như Việt Nam thì đa số hệ thống chiếu sáng đều sử dụng truyền thông có dây Hệ thống này có tín hiệu ổn định tuy nhiên một nhược điểm tồn tại là hệ thống điều khiển rất phức tạp, tốn nhiều chi phí lắp đặt và cần phải bảo trì thường xuyên Bên cạnh đó một số quốc gia cũng đã ứng dụng công nghệ Zigbee vào việc điều khiển đèn đường chiếu sáng Mạng Zigbee có chi phí lắp đặt và năng lượng tiêu thụ thấp Tuy nhiên công nghệ này có vùng phủ sóng hẹp, còn gặp nhiều vấn đề trong truyền tin đi xa

Để khắc phục những nhược điểm trên và phát triển thế mạnh của công nghệ đã có, nhóm đề xuất việc sử dụng một mạng cảm biến điều khiển đèn đường sử dụng công nghệ truyền thông không dây LoRa và GSM Mạng truyền thông LoRa với những ưu điểm vượt trội về khả năng tiết kiệm năng lượng, giá thành rẻ, dễ dàng thiết kế và độ

Trang 22

bền cao Bên cạnh đó khoảng cách truyền tin đi xa là một lợi thế lớn so với Zigbee và các mạng không dây khác Đối với hệ thống sử dụng mạng truyền thông không dây công nghệ LoRa, ngoài việc triển khai tại các đô thị, vùng đồng bằng, ta còn có thể lắp đặt tại các vùng có địa hình hiểm trở, nơi mà việc đấu nối dây về trung tâm điều khiển còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém

Ngoài ra việc sử dụng mạng truyền thông GSM còn cho phép điều khiển đèn từ xa thông qua mạng di động, giúp người dùng có thể quản lý từ bất cứ đâu có kết nối mạng di động GSM có độ phủ sóng rộng lớn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và nông thôn Điều này giúp đảm bảo kết nối ổn định và liên tục cho các thiết bị được kết nối

1.5.3 Định hướng xây dựng hệ thống

Đề tài đề xuất một hệ thống chiếu sáng tiết kiệm về mặt năng lượng và tích hợp được những ưu điểm đang được sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới Xây dựng một mạng cảm biến không dây dùng để giám sát bật/tắt các cột đèn chiếu sáng từ xa bằng công nghệ truyền thông không dây, đồng thời phát hiện khi có sự cố và đưa ra cảnh báo

1.5.4 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng

Mô hình hệ thống dự kiến thiết kế bao gồm ba phần chính:

● Hệ thống điều khiển trung tâm: Được đặt tại trung tâm điều khiển có chức năng:

➔ Gửi thông tin điều khiển bật tắt đèn thông qua mạng truyền thông không dây

➔ Nhận dữ liệu phản hồi từ các nút cảm biến

➔ Gửi cảnh báo khi phát hiện đèn hỏng hoặc xảy ra sự cố mất điện ➔ Đưa dữ liệu lên hệ thống giám sát bằng mạng Internet

● Hệ thống chấp hành điều khiển đèn: Trên mỗi cột đèn được gắn một nút cảm biến Các nút cảm biến này có chức năng:

➔ Điều khiển bật/tắt đèn theo thời gian thực

➔ Nhận biết sự cố đèn cháy, hỏng thông qua cảm biến dòng điện ➔ Sử dụng công nghệ truyền thông không dây LoRa để giao tiếp với

khối điều khiển trung tâm

➔ Nhận thông tin bật/tắt đèn từ hệ thống điều khiển trung tâm, xử lý và thực hiện điều khiển Gửi dữ liệu về hệ thống điều khiển trung tâm nếu đèn gặp sự cố cháy, hỏng

Trang 23

● Hệ thống quản lý giám sát

➔ Hệ thống này được liên kết với hệ thống điều khiển trung tâm thông qua mạng Internet Có chức năng hiển thị dữ liệu nhận được từ hệ thống điều khiển trung tâm

➔ Người vận hành có thể ngồi tại trung tâm điều khiển và thấy được toàn bộ tình trạng hoạt động khi có bất kỳ sự cố nào liên quan tới hệ thống Việc giám sát từ xa như vậy không chỉ giúp người vận hành hệ thống có thể đưa ra các biện pháp sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra mà còn tiết kiệm được chi phí kiểm tra, quản lý và bảo dưỡng.

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Mạng cảm biến không dây

Mạng cảm biến không dây (WSN – Wireless Sensor Network) là tập hợp các nút mạng được tạo thành bộ thu phát sóng vô tuyến và bộ cảm biến của vi điều khiển trong một phạm vi nhất định Như vậy, mạng cảm biến không dây (WSN) là mạng được cấu thành từ các thiết bị hoạt động một cách độc lập trong không gian, các thiết bị thu thập và truyền về trung tâm điều khiển các thông tin cần thiết như: nhiệt độ, độ ẩm,…

Trong hệ thống WSN gồm trạm gốc (Gateway), nút mạng (Node) và trung tâm điều khiển Trạm gốc đóng vai trò cổng kết nối giữa nút mạng và trung tâm điều khiển, tiếp nhận thông tin của các nút mạng và chuyển tới trung tâm điều khiển qua nhiều cách khác nhau Từ trạm gốc có thể gửi thông tin cho người sử dụng (trung tâm điều khiển) theo nhiều cách như trực tiếp qua hệ thống máy tính, qua mạng Internet, qua vệ tinh nhờ đó người giám sát có thể nhận được thông tin dù đang ở bất cứ đâu [7]

Hình 2.1 Mô hình một mạng cảm biến không dây

Trang 25

2.2 Nguyên lý hoạt động của mạng cảm biến không dây

Mạng gồm các trạm gốc, trung tâm điều khiển và các nút mạng Trạm gốc có vai trò là một cổng kết nối giữa các nút mạng và trung tâm điều khiển, tiếp nhận thông tin nút mạng và chuyển đến trung tâm điều khiển qua nhiều cách khác nhau

2.3 Đặc điểm của mạng cảm biến không dây

Các đặc điểm của mạng cảm biến không dây gồm:

• Các nút mạng có kích thước nhỏ • Năng lượng nạp và lưu bị giới hạn

• Hoạt động được ở những môi trường khắc nghiệt và không cần con

người can thiệp

• Dễ xảy ra lỗi tại cát nút, và lỗi trong truyền dữ liệu

• Các nút mạng có thể dịch chuyển mà không cần thay đổi cấu hình • Mô hình linh hoạt

• Có khả năng mở rộng cao

2.4 Cấu trúc liên kết mạng cảm biến không dây [8]

Một vài cấu trúc thường gặp của mạng cảm biến không dây: Cấu trúc hình sao (Star), hình cây (Tree), liên kết lưới (Mesh)

Hình 2.2 Cấu trúc của mạng cảm biến không dây

2.4.1 Cấu trúc hình sao – Star

Mỗi nút được liên kết trực tiếp với trạm gốc Trạm gốc có thể gửi hoặc nhận tin

Trang 26

Ưu điểm:

● Đơn giản

● Giữ mức tiêu thụ điện năng của nút từ xa ở mức tối thiểu

● Cho phép thông tin liên lạc có độ trễ thấp giữa các nút từ xa và trạm gốc

Nhược điểm:

● Trạm gốc phải nằm trong phạm vi kết nối của các nút ● Phụ thuộc vào một trạm gốc để quản lý mạng

2.4.2 Cấu trúc hình cây - Tree

Còn được gọi là cấu trúc liên kết hình sao nhiều tầng

Ưu điểm:

● Có thể dễ dàng mở rộng mạng ● Phát hiện lỗi dễ dàng

Nhược điểm:

● Phụ thuộc vào cáp bus, nếu nó bị hỏng tất cả mạng sẽ sụp

2.4.3 Cấu trúc liên kết lưới – Mesh

Cho phép truyền dữ liệu từ nút này sang nút khác, nằm trong phạm vi truyền dẫn vô tuyến của nó Nếu một nút muốn gửi một thông điệp đến một nút khác nằm ngoài phạm vi liên lạc vô tuyến, nó có thể sử dụng một nút trung gian để chuyển tiếp thông điệp đến nút mong muốn

● Các bước truyền thông tin đến đích tăng lên làm thời gian gửi thông tin lâu hơn

Trang 27

2.5 Các loại mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks)

Tùy thuộc vào môi trường, các loại mạng được quyết định để chúng có thể được triển khai dưới nước, dưới lòng đất, trên cạn,…[7]

2.5.1 WSN trên cạn (Terrestrial wireless sensor networks)

Có khả năng giao tiếp các trạm gốc một cách hiệu quả và bao gồm hàng trăm đến hàng nghìn nút cảm biến không dây được triển khai theo cách phi cấu trúc hoặc có cấu trúc (được lên kế hoạch trước) Trong WSN này, nguồn pin bị hạn chế; tuy nhiên, pin được trang bị pin mặt trời như một nguồn năng lượng thứ cấp

2.5.2 WSN ngầm (Underground WSN)

Đắt hơn mạng WSN trên mặt đất về mặt triển khai, bảo trì Mạng WSN bao gồm một số nút cảm biến được ẩn trong lòng đất để theo dõi các điều kiện dưới lòng đất Để chuyển tiếp thông tin từ các nút cảm biến đến trạm gốc, các nút chìm bổ sung được đặt trên mặt đất

Được triển khai trong lòng đất rất khó để sạc pin lại Thêm vào đó, môi trường ngầm khiến giao tiếp không dây trở thành một thách thức do mức độ suy giảm và mất tín hiệu cao

Hình 2.3 Mạng cảm biến không dây ngầm (Underground WSN)

Trang 28

2.5.3 WSN dưới nước (Underwater WSN)

Các mạng này bao gồm một số nút cảm biến và các phương tiện được triển khai dưới nước Các phương tiện tự hành dưới nước được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các nút cảm biến này Một thách thức của liên lạc dưới nước là độ trễ truyền dài, băng thông và cảm biến bị lỗi

Được trang bị một loại pin hạn chế không thể sạc lại hoặc thay thế Vấn đề bảo tồn năng lượng cho các WSN dưới nước liên quan đến sự phát triển của các kỹ thuật mạng và truyền thông dưới nước

Hình 2.4 Mạng cảm biến không dây dưới nước (Underwater WSN)

2.5.4 WSN đa phương tiện (Multimedia WSN)

Được đề xuất để cho phép theo dõi và giám sát các sự kiện dưới dạng đa phương tiện, chẳng hạn như hình ảnh, video và âm thanh Các mạng này bao gồm các nút cảm biến chi phí thấp được trang bị micro và máy ảnh Các nút này được kết nối với nhau qua kết nối không dây để nén dữ liệu, truy xuất dữ liệu và tương quan

Tiêu thụ năng lượng cao, yêu cầu băng thông cao, xử lý dữ liệu và kỹ thuật nén Ngoài ra, nội dung đa phương tiện yêu cầu băng thông cao để nội dung được truyền tải đúng cách và dễ dàng

Trang 29

Hình 2.5 Mạng cảm biến không dây đa phương tiện

2.5.5 WSN di động (Mobile WSN)

Gồm tập hợp các nút cảm biến có thể tự di chuyển và có thể tương tác với môi trường vật lý Linh hoạt hơn mạng cảm biến tĩnh vì các nút cảm biến có thể được triển khai trong bất kỳ tình huống nào, so với mạng cảm biến tĩnh thì mạng cảm biến không dây di động có phạm vi phủ sóng tốt hơn, hiệu quả năng lượng tốt hơn, dung lượng kênh vượt trội,…

2.6 Các ứng dụng của mạng cảm biến không dây

Mạng cảm biến không dây được ứng dụng nhiều vào thực tế, trên mọi lĩnh vực:

Trong công nghiệp:

● Thu thập thông tin và giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống: Trạng thái thiết bị, nhiệt độ và áp suất của nguyên liệu,…

Các ứng dụng trong nông nghiệp

● Kiểm tra môi trường, không khí, đất trồng, biển,

● Phát hiện cháy rừng, lũ lụt, nghiên cứu ô nhiễm mô trường ● Tưới cây tự động, tính toán mùa màng

Trang 30

Các ứng dụng trong y tế:

● Hệ thống báo động khẩn cấp ● Thiết bị theo dõi sức khỏe ● Thiết bị theo dõi bệnh nhân

2.7 Các loại mạng truyền thông không dây thường được sử dụng trong mạng cảm biến không dây

Dựa vào mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau ta có thể sử dụng các chuẩn không không dây cho phù hợp Hiện nay có các bộ truyền dẫn không dây như: Bluetooth, Wifi, LoRa, …

2.7.1 Công nghệ Bluetooth

Là công nghệ truyền không dây dựa trên tần số vô tuyến ở khoảng cách ngắn Tần số hoạt động khoảng 2.4GHz, chung tần số của Wifi nhưng bước sóng của Bluetooth ngắn hơn Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 720 Kbps trong phạm vi từ 10 – 100m

Hình 2.6 Công nghệ Bluetooth

Hiện tại đã có thế hệ Bluetooth 5 tốc độ truyền tải đạt được tới 50 Mbps, tuy chưa thể so sánh với các kết nối như Wifi, USB nhưng với mục đích sử dụng để truyền tải những tín hiệu nhẹ nhàng và kết nối các thiết bị với nhau một cách đơn giản nhất Tốc độ 50Mbps được xem là ổn định để truyền dữ liệu trong giao tiếp tầm gần Khoảng cách truyền dữ liệu lên đến 300m ở môi trường không có vật cản và ổn định ở nhất trong khoảng 40m đến 60m [9]

Trang 32

Hình 2.9 Những chuẩn Wifi phổ biến

2.7.3 Công nghệ ZigBee

Sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp cho các mạng khu vực cá nhân Được sử dụng phổ biến trong một hệ thống nhà thông minh, hệ thống sưởi, làm mát và trong các thiết bị y tế Với công nghệ ZigBee, tín hiệu có thể truyền xa tối đa 75m tính từ trạm phát và có khả năng phát xa hơn rất nhiều từ các nút phát khác trong cùng hệ thống Tại Việt Nam sử dụng dải tần sóng 2.4GHz có tới 16 kênh tín hiệu từ 11-26 và tốc độ truyền tải rất cao tới 250kb/s [11]

Hình 2.10 Công nghệ ZigBee

Trang 33

2.7.4 Công nghệ LoRa [1]

Hình 2.11 Công nghệ LoRa

Là một chuẩn không dây mới trong những năm gần đây, được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng mạng diện rộng công suất thấp Chuyên để kết nối các thiết bị với băng thông thấp, tập trung vào hiệu quả về vùng phủ và điện năng Vùng phủ sóng đạt được từ 3 – 15 km và mức tiết kiệm năng lượng cao với dòng tiêu thụ đỉnh chỉ 28 mA Tốc độ bit của công nghệ LoRa là thấp nhất, chính điều này mạng LoRa lại rất thích hợp để truyền tải các dữ liệu như tín hiệu điều khiển, dữ liệu cảm biến

Với các đặc tính trên, mạng LoRa phù hợp với các thiết bị thông minh trao đổi dữ liệu ở mức thấp nhưng duy trì trong một thời gian dài Từ các kết quả trên, ta có thêm vài số liệu minh họa để so sánh hiệu năng hoạt động giữa công nghệ LoRa và các công nghệ không dây phổ biến như sau:

Bảng 2.1 So sánh giữa các giao thức không dây [1]

Trang 34

Vùng phủ sóng 10m 10-100m 100m 3-15 km

Tốc độ bit 1Mbps 250kbps 11Mbps và

55Mbps 5.5 kbps

Công nghệ điều chế

FHSS (Frequency Hopping Spread

Spectrum)

DSSS (Direct-Sequence Spread

Spectrum)

OFDM (Orthogonal

Frequency Division Multiplexing)

CSS (Chirp Spread

Dựa trên kỹ thuật này, điều chế LoRa giúp làm tăng phạm vi truyền thông đáng kể với công suất sử dụng rất thấp Cụ thể một module truyền dữ liệu với công suất phát 100mW với một vài tham số cấu hình cơ bản kèm theo thì có thể truyền xa đến hơn 3 km, còn với công suất phát 1W thì khoảng cách tương ứng là gần 10 km Với ưu điểm này, chúng ta có thể sử dụng LoRa để xây dựng các hệ thống IoT với các node được đặt ở khoảng cách xa hàng kilomet, sử dụng nguồn cung cấp dung lượng thấp như pin với thời gian duy trì lên đến vài năm, giá thành thấp và không cần đến hệ thống internet bao phủ

2.8.2 Các thông số của LoRa

Khi truyền đi một gói tin, thì hai thông số chúng ta quan tâm đó là khoảng cách truyền (range) và tốc độ truyền (data rate) Đối với LoRa thì 2 giá trị trên phụ thuộc vào 3 thông số có thể điều chỉnh được: Băng thông (BW), hệ số trải phổ (SF) và tốc độ mã

Trang 35

● Bandwidth – BW: xác định biên độ tần số mà tín hiệu chirp có thể thay đổi Các chip LoRa khác nhau sẽ cho phép tùy biến cấu hình các mức băng thông khác nhau, nhưng thông thường sẽ cấu hình ba mức băng thông phổ biến là 125kHz, 250 kHz và 500 kHz Băng thông cao sẽ cho phép mã hóa tín hiệu nhanh hơn, giúp thời gian truyền dữ liệu nhanh hơn nhưng bù lại khoảng cách truyền cũng sẽ ngắn đi

Hình 2.12 Băng thông LoRa

● Spreading Factor – SF: xác định số lượng tín hiệu chirp khi mã hóa tín hiệu đã được điều chế tần số (chipped signal) của dữ liệu, SF là các giá trị nguyên từ 7 đến 12 Ví dụ nếu SF = 12 có nghĩa là 1 mức logic của tín hiệu sẽ được mã hóa bởi 12 xung tín hiệu chirp Giá trị SF càng lớn thì thời gian truyền dữ liệu sẽ lâu hơn nhưng đổi lại tỉ lệ lỗi bit BER sẽ giảm và khoảng cách truyền cũng sẽ xa hơn

● Coding Rate – CR: là số lượng bit được tự thêm vào trong payload gói tin LoRa để mạch nhận có thể sử dụng để phục hồi lại một số bit dữ liệu đã nhận sai và từ đó phục hồi được nguyên vẹn dữ liệu payload CR là các giá trị nguyên từ 1 đến 4 và thường biểu thị ở dạng 4/CR+4 (ví dụ: 4/5, 4/6, 4/7, 4/8) Do đó, sử dụng CR càng cao thì khả năng nhận dữ liệu đúng càng tăng, nhưng bù lại chip LoRa sẽ phải gửi nhiều dữ liệu hơn và làm tăng thời gian truyền

⇒ Tóm lại tùy vào mục đích ứng dụng ưu tiên hơn về khoảng cách hay tốc độ

truyền mà chúng ta có thể cấu hình các tham số BW, SF, CR phù hợp Ví dụ nếu mục đích của ứng dụng là thu thập các giá trị của cảm biến cần truyền ở khoảng cách xa không quá yêu cầu về thời gian, vì vậy sẽ không yêu cầu băng thông lớn nên chúng ta sẽ cấu hình các hệ số BW thấp (125 kHz), SF cao (12) và CR có thể tùy chỉnh

Trang 36

2.8.3 Các tần số của LoRa

Khi nói đến truyền thông không dây, một vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi sử dụng để nghiên cứu hoặc triển khai thực tế đó là dải ẩn số hay băng tần hoạt động của công nghệ đang sử dụng Dựa vào mục đích sử dụng, có thể chia thành 2 loại là băng tần cần được cấp phép (phải trả phí để sử dụng), gọi là licensed band và băng tần không cần cấp phép (miễn phí trong điều kiện ràng buộc nhất định), gọi là unlicensed và thường được biết đến với tên gọi là dải tần ISM (chuẩn băng tần được dành cho vô tuyến ngành công nghiệp, khoa học và y tế)

Sóng LoRa hoạt động trong dải tần ISM nghĩa là chúng ta không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào để sử dụng nhưng bù lại sẽ phải tuân thủ các quy định về công suất phát, và dĩ nhiên là dễ chịu ảnh hưởng bởi các loại nhiễu Các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ sử dụng ở các băng tần khác nhau: 169 MHz, 433 MHz, 868 MHz (Châu Âu) và 915 (Châu Mỹ) Ở Việt Nam chúng ta hiện LoRa có thể sử dụng ở băng tần 433 MHz

2.8.4 Một số module LoRa hiện nay

Để có thể xây dựng ứng dụng với LoRa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều module, kit phát triển để chúng ta có thể sử dụng Các module truyền nhận hiện nay bên trong đều tích hợp chip LoRa SX1276/77/78/79 của hãng Semtech, trong đó chip SX1278 là phổ biến nhất với các module sử dụng băng tần 433 MHz và SX1276 thường dùng cho các module hỗ trợ băng tần 868/915 MHz Các chip này hỗ trợ giao tiếp với vi điều khiển theo chuẩn SPI, sử dụng chuẩn này có thể cấu hình được đầy đủ các thông số mình nhắc đến bên trên như BW, SF, CR và các thông số khác như thay đổi tham số điều chế, băng tần, data rate, địa chỉ, công suất phát, các chế độ hoạt động, cấu hình tiết kiệm năng lượng… nên ứng dụng có độ linh động và tùy biến cao Chúng ta có thể tham khảo một vài module giao tiếp theo chuẩn SPI: Heltec Wifi LoRa 32, Dragino LoRa Shield, RFM95/96/97/98W

Trang 37

Hình 2.13 Module Heltec WiFi LoRa 32

Ngoài ra còn có các module hỗ trợ giao tiếp theo chuẩn UART, bên trong module đã tích hợp sẵn một vi điều khiển trung gian (như STM8, STM32,…) và một LoRa chip, các module loại này thường sẽ không hỗ trợ lập trình các tham số gốc như BW, SF, CR mà thông qua giao tiếp UART chỉ hỗ trợ cấu hình các tham số cơ bản khác để xây dựng ứng dụng truyền nhận đơn giản nhất có thể như: băng tần, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, công suất phát, data rate, các chế độ hoạt động đã tùy biến,… Module này phổ biến là các dòng E32 của hãng EByte, và AS32 của hãng AShining

Hình 2.14 Module LoRa UART

2.8.5 Mạng LoRaWAN [13]

Hình 2.15 Mạng LoRaWAN

Trang 38

LoRaWAN hay Long Range Wireless Area Network là một kiến trúc hệ thống và giao thức truyền thông trong mạng dựa trên Lora LoRaWAN, là một giao thức mạng mở cung cấp các kết nối giữa các cổng LPWAN với các thiết bị IoT ở nút cuối được tiêu chuẩn hóa và duy trì bởi LoRa Alliance (liên minh LoRa vơi hơn 500 công ty thành viên) LoRaWAN cũng chịu trách nhiệm quản lý tần số giao tiếp và tốc độ dữ liệu, năng lượng cho tất cả các thiết bị trong mạng

Một LoRaWAN sẽ gồm 4 phần cơ bản như sau:

Hình 2.16 Các thành phần của LoRaWAN

● End Nodes: gồm một hay nhiều thiết bị chứa cảm biến, sẽ mã hóa các dữ liệu

thu thập được thành các gói tin rồi gửi về gateway

● Concentrator/Gateway: đảm nhận vai trò thiết bị trung gian giúp liên kết các

nodes với internet Trong môi trường truyền thì một gateway có thể nhận nhiều gói tin từ các node sensor khác nhau Việc của gateway là sắp xếp các gói tin nhận được rồi đưa qua network servers để xử lí

● Network Server: là trung tâm điều khiển, quản lý các gói tin Bởi trong hệ thống

sẽ có nhiều gateway, các gateway này có thể nhận trùng gói tin của nhau hoặc việc nhận các gói tin bị trễ, không đồng thời Network server sẽ chờ cho các gói tin được nhận đủ sau đó so sánh để loại bỏ các gói tin trùng lặp, rồi giải mã chúng về dạng dữ liệu mà người dùng cần

● Application Server: có thể là một website hoặc app mobile, hay một ứng dụng

Trang 39

2.9 Mạng thông tin di động [14]

Mạng thông tin di động được tạo thành từ một số lượng lớn các máy phát đặc biệt thuộc sở hữu của các công ty điện thoại hoặc internet Những máy phát này thường được tìm thấy trên các tòa tháp hoặc tòa nhà cao tầng và được đặt đều đặn trên khắp vùng nông thôn cũng như ở các thành phố và thị trấn Chúng truyền tín hiệu để cho phép điện thoại di động kết nối với internet cũng như thực hiện và nhận cuộc gọi Hầu hết điện thoại di động ngày nay đều là điện thoại thông minh, giống như những chiếc máy tính cầm tay nhỏ Họ kết nối Internet bằng tháp điện thoại di động gần nhất

2.9.1 Sự khác nhau giữa mạng thông tin di động và WiFi

Mạng di động và WiFi đều cho phép bạn kết nối thiết bị với Internet mà không cần cắm cáp nhưng chúng khác nhau ở một số điểm Bạn có thể kết nối thiết bị được kích hoạt với điện thoại di động và có thể sử dụng dữ liệu di động bất cứ khi nào bạn có sóng và các khoản thanh toán gói điện thoại di động của bạn được cập nhật mạng dữ liệu ở hầu hết mọi nơi

Để sử dụng mạng Wi-Fi, bạn phải ở trong phạm vi giới hạn – khoảng 30 mét – tính từ mạng Wi-Fi Nếu bạn ở trong thành phố, bạn hầu như luôn có kết nối dữ liệu di động tốt, vùng phủ sóng di động có thể không đồng đều ở một số khu vực, nhưng hầu hết các thị trấn lớn đều có Internet di động tốt

2.9.2 Các loại mạng thông tin di động [15] 2.9.2.1 Mạng thông tin động 2G

Mạng 2G là thế hệ mạng di động thứ hai, dựa trên hệ thống truyền thông di động toàn cầu (GSM) Được thiết kế để đáp ứng số lượng điện thoại di động ngày càng tăng, 2G đã giới thiệu các dịch vụ di động như SMS, nhắn tin đa phương tiện và hội thoại thoại được mã hóa kỹ thuật số Nó cũng sử dụng phổ tần số vô tuyến (RF) hiệu quả hơn để nhiều thiết bị hơn có thể chia sẻ cùng một dải tần

• Khái niệm về GSM

GSM là viết tắt của Global System for Mobile Communication (Hệ thống thông tin di động toàn cầu) Đây là một tiêu chuẩn được phát triển bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) để mô tả các giao thức cho mạng di động kỹ thuật số thế hệ thứ

Trang 40

hai (2G) Nó là sự thay thế cho các mạng di động thế hệ đầu tiên (1G) GSM là mạng vô tuyến di động kỹ thuật số mở hoạt động tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới Nó không chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi thoại, nó còn có thể được sử dụng để tính toán dữ liệu và gửi tin nhắn văn bản

• Cấu trúc của mạng GSM

Mạng GSM gồm có 3 thành phần: đó là trạm di động cung cấp khả năng liên lạc, hệ thống trạm gốc điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động và hệ thống mạng có chức năng thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi giữa các thuê bao di động Kiến trúc GSM được tạo thành từ ba hệ thống trung tâm: Trạm di động (Mobile Station) được người thuê bao mang theo, Hệ thống trạm gốc (Base Station Subsystem), Hệ thống chuyển mạch (Switching system) và Hệ thống vận hành và hỗ trợ (Operations and support system)

Hệ thống chuyển mạch (SS): chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng xử lý cuộc gọi và liên quan đến thuê bao Hệ thống chuyển mạch bao gồm các khối chức năng sau:

- Bộ ghi địa chỉ - Home Location Register (HLR): Là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho lưu trữ và quản lý đăng ký HLR được coi là cơ sở dữ liệu quan trọng nhất vì nó lưu trữ dữ liệu cố định về người đăng ký, bao gồm hồ sơ dịch vụ của người đăng ký Khi người dùng mua các gói dịch vụ từ nhà cung cấp họ sẽ được đăng ký vào HLR của nhà cung cấp đó

- Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC): thực hiện các chức năng chuyển mạch điện thoại của hệ thống Nó kiểm soát các cuộc gọi đến và đi từ các hệ thống điện thoại và dữ liệu khác Nó cũng thực hiện các chức năng như thu phí, giao tiếp mạng, báo hiệu kênh chung và các chức năng khác

- Đăng ký vị trí khách truy cập - Visitor Location Register (VLR): Là cơ sở dữ liệu chứa thông tin tạm thời về các thuê bao ghé thăm VLR luôn được tích hợp với MSC Khi một trạm di động chuyển vùng vào vùng MSC mới, VLR kết nối với MSC đó sẽ yêu cầu dữ liệu về trạm di động từ HLR Sau đó, nếu tram di

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w