1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Ôn tập Đạo Đức nghề luật sư số 01 (có Đáp Án)

5 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 24,97 KB

Nội dung

Đề ôn tập luật sư môn Đạo Đức là một tài liệu quan trọng giúp học viên chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ luật sư. Qua bộ đề này, họ có cơ hội rèn luyện và kiểm tra kiến thức về các nguyên tắc đạo đức và quy định đạo đức nghề nghiệp trong ngành luật.

Trang 1

ĐỀ ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC SỐ 01 PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0,2 đ = 3 đ)

1 Chức năng xã hội luật sư là:

a Bảo vệ quyền con người, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội

b Góp phần bảo vệ công lý, tự do, dân chủ công dân, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội

c Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

d Cả ba phương án trên

2 Luật sư có các nghĩa vụ sau đây

a Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ

b Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu

c Thực hiện trợ giúp pháp lý

d Cả 3 phương án trên

3 Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào ?

a 2010

b 2011

c 2012

d cả 3 phương án trên đều sai

4 Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại điều

a 7

b 12

c 9

d Cả 3 phương án đều sai

Trang 2

5 Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

a Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư

b Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư

c Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

d Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề nghiệp luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

6 Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư:

a Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

b Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

c Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

d Cả 3 phương án trên đều đúng

7 Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:

a Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân

b Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư

c Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư

d Cả ba phương án trên đều sai

8 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

a Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên

b Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên

c Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú

d Cả 3 phương án trên đều sai

Trang 3

9 Khi hành nghề, luật sư không được:

a Tiết lộ thông tin vụ việc về khách hàng mà mình biết được trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

b Sử dụng thông tin vụ việc của khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề nhằm mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

c Cả a,b đều đúng

d Cả a,b đều sai

10 Tổ chức có trách nhiệm giám sát luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gồm có

a Sở tư pháp thành phố

b Tổ chức hành nghề luật sư và Đoàn luật sư

c Cục bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp

d Cả ba phương án trên đều đúng

11 Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:

a Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình

b Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

c Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài

d Cả ba phương án trên đều đúng

12 Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự,

vụ án hành chính khi đủ điều kiện

a Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư

b Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh

c Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng

d Cả ba phương án trên đều đúng

Trang 4

13 Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm

a Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

b Đoàn luật sư, luật sư

c Đoàn luật sư, luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư

d Cả ba phương án trên đều đúng

14 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành do

a Liên đoàn luật sư Việt Nam

b Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo và sự đồng ý của Cục bổ trợ Bộ tư pháp

c Liên đoàn luật sư Việt Nam đề xuất và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ tư pháp

d Cả ba trường hợp trên đều đúng

15 Hình thức xử lý vi phạm của luật sư bao gồm:

a Xử lý kỷ luật theo luật luật sư

b Xử lý hành chính

c Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

d Cả ba trường hợp trên đều đúng

PHẦN TỰ LUẬN (4đ)

Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì?

a Nêu nội dung quy tắc

b Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư

PHẦN TÌNH HUỐNG (3đ)

Luật sư X nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Y trong vụ án đầu tư cơ sở hạ tầng do bà Y đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng Trong hợp đồng dịch vụ, bà Y đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng Trong tòa sơ thẩm được biết bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán H – người được phân công thụ lý hồ sơ vụ án này

Trang 5

Luật sư X ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của thẩm phán H về việc giải quyết vụ án

như thế nào ? V gặp thẩm phán H tìm hiểu và thông báo cho luật sư X biết thẩm phán H nói có

căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà Y

Biết được thông tin đó, X mời bà Y đến VP nói rằng biết bà Y chắc chắn được bồi thường 180

triệu đồng, đề nghị bà Y ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu bà Y sẽ được bồi thường 180 triệu

đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà Y được bồi thường là 24 triệu đồng

Bà Y có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết thúc phiên tòa Bà Y tin và đồng ý ký

phụ lục hợp đồng này Kết quả phiên tòa đúng thông tin ông V thông báo Sau phiên tòa, bà Y trả

thêm 34 triệu đồng cho luật sư Vụ việc chìm đi không có khiếu nại, tố cáo gì

Hỏi hành vi của Luật sư X có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không ? Nếu có, vi phạm

quy định nào ?

ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

ĐÁP ÁN PHẦN TÌNH HUỐNG

Gợi ý đáp án:

– Hành vi của Luật sư X đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư

– Hành vi của Luật sư X đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp:

+ Luật sư X đã thông tin trực tiếp cho khách hàng biết về có người bạn V có quan hệ quen biết

với thẩm phán H (QT 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ

để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin

với khách hàng về hậu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác)

+ Luật sư X đã hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả

năng, điều kiện thực hiện của Luật sư (QT9.8: Hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về

những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư)

Ngày đăng: 04/06/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w