Tài liệu học tập tin học đại cương

338 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tài liệu học tập tin học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do sự phát triển nhanh chóng của ngành Công nghệ thông tin và yêu cầu đổi mới trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã biên soạn bài giảng môn học Tin học đại

Trang 2

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 3

Tši liệu thuộc bản quyền của Trường Đại học Đại Nam

Trang 4

TÀI LIỆU HỌC TẬP

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

(L u hành n i b )

Hà Nội - 2023

Trang 5

T P TH TÁC GI

Phạm Văn Tiệp Phạm Thị Tố Nga Trần Thu Trang Trần Thu Giang

Trang 6

1.1 Tổng quan về công nghệ thông tin 25

1.1.1 Thông tin và xử lý thông tin 25

Trang 7

2.1.2 Cửa sổ làm việc của Microsoft Word 2016 81

2.1.3 Thêm bớt biểu tượng trên thanh Customize Quick Access Toolbar 82

Trang 8

2.1.4 Thao tác với thanh Ribbon 82

2.1.5 Các chế độ xem tài liệu 83

2.2.6 Ngắt dòng, đoạn, trang văn bản 90

2.2.7 Lựa chọn văn bản bằng chuột 90

2.2.8 Lựa chọn văn bản bằng bàn phím 91

Trang 9

2.3.6 Đóng khung, tô màu nền cho văn bản 97

2.3.7 Copy kiểu định dạng font chữ 98

2.3.8 Sử dụng Tabs 98

2.3.9 Sử dụng Hyperlinks 102

2.3.10 Tạo chữ nghệ thuật 103

2.3.11 Chia văn bản thành nhiều cột 104

2.4 Chèn ký tự đặc biệt và đối tượng đồ họa 107

Trang 10

2.4.1 Chèn biểu tượng và ký tự đặc biệt 107

2.4.2 Chèn hình ảnh vào tài liệu 108

2.4.3 Di chuyển và chỉnh kích thước ảnh 108

2.4.4 Xén ảnh và bổ sung viền 109

2.4.5 Điều khiển văn bản xung quanh ảnh 110

2.4.6 Chèn khối hình từ công cụ Shapes 110

Trang 11

2.5.5 Chuyển bảng thành văn bản và ngược lại 115

2.5.6 Gộp, tách các ô trong bảng 116

2.5.7 Canh lề cho văn bản trong bảng 117

2.5.8 Thay đổi hướng văn bản trong ô 117

2.5.9 Tạo đường viền, tô màu nền cho bảng 117

2.6 Định dạng trang 118

2.6.1 Xác lập lề trái - phải, trên - dưới của trang 118

2.6.2 Đưa văn bản vào giữa trang theo chiều dọc 119

2.6.3 Đánh số trang 119

2.6.4 Tạo Header và Footer 120

2.6.5 Thêm hình mở 120

2.7.1 Soạn thảo mẫu tài liệu 121

2.7.2 Chuẩn bị nguồn tài liệu 122

2.7.3 Tiến hành trộn thư 122

2.7.4 Xem tài liệu đã được trộn 128

Trang 12

BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL 2016 140

3.1 Làm quen với Excel 140

3.1.1 Giới thiệu về Microsoft Excel 140

3.1.2 Khởi động và thoát Excel 141

3.1.3 Các thành phần trong trong cửa sổ làm việc

Trang 13

3.2.3 Xóa ô, dòng, cột khỏi bảng tính 147

3.2.4 Hiệu chỉnh kích thước dòng và cột 148

3.2.5 Trộn, tách ô trong bảng tính 150

3.2.6 Cố định dòng, cột 150

3.2.7 Cố định tiêu đề của bảng tính cho các trang 151

3.2.8 Tạo và hủy bỏ đường viền trong bảng tính 152

3.2.9 Tô mầu nền cho bảng tính 153

3.2.10 Sao chép, di chuyển, xóa dữ liệu trong

3.2.14 Điền dữ liệu tự động cho bảng tính 159

3.2.15 Tạo tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang 159

3.3 Công thức và hàm 161

3.3.1 Sử dụng các công thức 161

Trang 14

3.4.3 Thay đổi canh lề ô 210

3.4.4 Thay đổi Font và Size chữ 211

3.4.5 Áp dụng đường viền ô 212

Trang 15

3.4.6 Định dạng có điều kiện (Conditional Formating) 213

Câu hỏi và bài tập chương 3 225

4.1.2 Cửa sổ làm việc PowerPoint 239

4.2 Làm việc với Slide 241

4.2.1 Tạo Slide mới 241

4.2.2 Gán các Themes tạo sẵn cho Slide 242

4.2.3 Gán màu nền cho Slide 242

4.2.4 Chọn mẫu bố cục (Layout) cho Slide 243

4.2.5 Tạo Slide tựa đề 243

4.2.6 Định dạng văn bản trong Text box trên Slide 243

4.2.7 Sao chép, di chuyển, xóa Slide 244

4.2.8 Slide Master 244

Trang 16

4.3 Chèn các đối tượng đồ họa vào Slide 246

4.4 Thiết lập hiệu ứng và trình chiếu 250

4.4.1 Thiết lập hiệu ứng cho Slide 250

4.4.2 Thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng

4.4.3 Thiết lập chế độ tự động lặp lại trình chiếu 253

4.4.4 Tạo liên kết cho các đối tượng 254

Trang 17

4.5.1 Thiết lập trang in 256

Câu hỏi và bài tập chương 4 259

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 263

Trang 18

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 1.1: Sơ đồ quá trình xử lý thông tin 27

Hình 1.2: Phần mềm hệ thống Microsoft Windows 32

Hình 1.3: Phần mềm ứng dụng Microsoft Office 2016 33

Hình 1.4: Sơ đồ đấu nối thiết bị bo mạch chủ 33

Hình 1.5: Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy 34

Hình 1.6: Tính năng UAC (Kiểm soát tài khoản

Hình 1.7: Giao diện chính của trình duyệt 48

Hình 1.8: Cài đặt tùy chọn trong trình duyệt FireFox 49

Hình 1.9: Cài đặt thông số trình duyệt Chrome 49

Hình 1.10: Giao diện chính trang tìm kiếm Google 50

Hình 1.11: Giao diện tìm kiếm chính xác từ khóa 51

Hình 1.12: Giao diện tìm kiếm (intitle: từ khóa) 52

Hình 1.13: Tìm kiếm nâng cao theo tên file tài liệu 53

Hình 1.14: Hộp thoại đăng nhập Gmail 54

Trang 19

Hình 1.15: Vào Google Drive 56

Hình 1.16: Tải dữ liệu lên Google Drive 57

Hình 1.17: Các Website thương mại nổi tiếng ở

Hình 1.18: Ví điện tử tại Việt Nam 60

Hình 1.19: Giao diện màn hình nền Hệ điều hành

Hình 1.20: Tạo thư mục mới 67

Hình 1.21: Tạo lối tắt cho thư mục 68

Hình 1.22: Đổi tên thư mục 70

Hình 1.23: Xem thông tin của thư mục 72

Hình 1.25: Quy ước kiểu gõ tiếng Việt 77

Hình 2.1: Khởi động Microsoft Word 81

Hình 2.2: Giao diện chính chương trình Microsoft

Office Word 2016 81

Hình 2.3: Thêm biểu tượng vào thanh Quick Access

Hình 2.4: Thao tác với thanh Ribbon 83

Hình 2.5: Chế độ hiển thị trong Word 84

Trang 20

Hình 2.6: Bật thanh thước đo Ruler 84

Hình 2.7: Hộp thoại hỏi trước khi thoát khỏi

Hình 2.8: Thời gian lưu tự động 86

Hình 2.10: File mới theo mẫu đã thiết lập 88

Hình 2.11: Tùy chọn đóng khung cho văn bản đánh dấu 97

Hình 2.12: Chốt trên Thanh thước đo 98

Hình 2.14: Hộp Tab stop position 100

Hình 2.15: Điểm Tab trên thanh thước đo 101

Hình 2.16: Chèn liên kết với Hyperlinks 102

Hình 2.17: Hộp thoại chèn siêu liên kết 103

Hình 2.19: Tùy chỉnh kiểu dáng Word Art 104

Hình 2.20: Hộp thoại chia cột văn bản Columns 105

Hình 2.21: Hộp thoại Drop Cap 106

Hình 2.22: Chèn biểu tượng 107

Hình 2.23: Chèn ảnh vào văn bản 108

Trang 21

Hình 2.24: Sắp đặt ảnh trong văn bản 109

Hình 2.25: Cắt ảnh với Crop 110

Hình 2.26: Tùy chọn đường viền ảnh 110

Hình 2.27: Chọn biểu tượng Shape` 111

Hình 2.35: Căn lề văn bản trong bảng 117

Hình 2.36: Thay đổi hướng văn bản trong bảng 117

Hình 2.37: Thiết lập lề cho trang in 118

Hình 2.38: Đưa văn bản vào giữa trang in 119

Hình 2.39: Tùy chọn chèn số trang 119

Hình 2.40: Chèn tiêu đề văn bản 120

Hình 2.41: Chèn hình mờ Water Mark 121

Trang 22

Hình 2.42: Mẫu nội dung tài liệu trộn thư 122

Hình 2.44: Khởi tạo hộp thoại trộn thư Mail Merge 123

Hình 2.45: Hộp thoại Mail Merge 124

Hình 2.46: Mail Merge - Step 2 of 6 124

Hình 2.47: Mail Merge - Step 3 of 6 125

Hình 2.49: Chọn dữ liệu trộn thư 126

Hình 2.50: Thiết lập chèn các trường dữ liệu 126

Hình 2.51: Chèn trường dữ liệu 127

Hình 2.52: Chèn các trường tương ứng vào nội dung 127

Hình 2.53: Xem nội dung trộn thư 128

Hình 2.54: Xuất bản kết quả trộn thư 128

Hình 2.55: Lựa chọn nội dung xuất bản 129

Hình 2.56: Xem tài liệu trước khi in 129

Hình 4.1 Cửa sổ làm việc của Microsoft PowerPoint

Hình 4.2 Hộp thoại Format Background 242

Hình 4.3 Trang Slide Master 245

Trang 23

Hình 4.4 Hộp thoại picture online 247

Hình 4.5 Hộp thoại Insert Audio 249

Hình 4.6 Hộp thoại Insert Video 250

Hình 4.7 Khung thiết lập âm thanh, thời gian xuất

Hình 4.8 Bảng chọn hiệu ứng 252

Hình 4.9 Khung thiết lập thời gian xuất hiện các đối

tượng trên Slide 252

Hình 4.10 Hộp thoại Set Up Show 253

Hình 4.11 Hộp thoại Insert Hyperlink 254

Hình 4.12 Hộp thoại Insert Hyperlink (Existing File

Hình 4.13 Hộp thoại Select Place in Document 256

Hình 4.16 Hộp thoại Page Setup 257

Hình 4.17 Hộp thoại Print 257

Trang 24

LỜI NÓI ĐẦU

Tin học đại cương là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục đại cương ở bậc Đại học, và là môn học bắt buộc đối với tất cả sinh viên trong các trường Đại học ở Việt Nam Từ nhiều năm nay, môn học này được giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta với những mức độ khác nhau, và cũng có nhiều sách, giáo trình Tin học đại cương khác nhau do nhiều tác giả biên soạn Do sự phát triển nhanh chóng của ngành Công nghệ thông tin và yêu cầu đổi mới trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã

biên soạn bài giảng môn học Tin học đại cương cho tất cả

sinh viên các ngành ở bậc đại học với mục đích giúp cho sinh viên có được một tài liệu học tập cần thiết cho môn học này và cũng để đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao về tư liệu dạy và học Tin học

Khi biên soạn chúng tôi cũng đã tham khảo nhiều giáo trình của một số trường Đại học hoặc viết lại từ một số cuốn sách Do không có điều kiện tiếp xúc, trao đổi để xin phép việc trích dẫn của các tác giả, mong quý vị vui lòng miễn chấp

Trang 25

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Bộ môn Khoa học máy tính - Khoa Công nghệ thông tin đã tạo rất nhiều điều kiện về tài liệu và phương tiện cho chúng tôi hoàn thành tài liệu học tập này

Dù có nhiều cố gắng nhưng chúng tôi vẫn không thể tránh được những sai sót Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các em sinh viên và các đọc giả để chất lượng tài liệu học tập ngày càng hoàn thiện

T/M BAN SOẠN THẢO

ThS Phạm Văn Tiệp

Trang 26

1.1 Tổng quan về Công nghệ thông tin

1.1.1 Thông tin và xử lý thông tin

Thông tin: Thuật ngữ “thông tin” được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong kỷ nguyên số Vậy thông tin là gì?

Thông tin là sự hiểu biết của con người đối với một sự vật hiện tượng nào đó thông qua quá trình nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận

Thông tin giúp phát triển sự hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở để con người đưa ra

Trang 27

quyết định cho một vấn đề cụ thể Hiện nay, chúng ta có quá nhiều thông tin để chọn lựa làm cho việc nghiên cứu trở nên khó khăn hơn Người dùng cần biết chọn lọc và khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả

Dữ liệu: Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ

viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự Khái niệm dữ liệu ra đời cùng với việc xử lý thông tin bằng máy

tính nên có thể nói: dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong

máy tính

Xử lý thông tin: Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng ta

chuyển đổi những thông tin tiếp nhận đó thành những thông tin phù hợp với mục đích sử dụng được gọi là quá trình xử lý thông tin Quá trình xử lý thông tin trên máy tính gồm bốn giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn tiếp nhận thông tin: là quá trình tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính Đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị nhập

+ Giai đoạn xử lý thông tin: là quá trình chuyển đổi những thông tin ban đầu để có được những thông tin phù hợp với mục đích sử dụng

+ Giai đoạn xuất thông tin: là quá trình đưa các kết quả ra trở lại thế giới bên ngoài Đây là quá trình ngược lại với quá trình tiếp nhận thông tin, máy tính sẽ chuyển đổi các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị xuất

Trang 28

+ Giai đoạn lưu trữ thông tin: là quá trình ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận để có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý sau đó

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình xử lý thông tin

1.1.2 Máy vi tính

1.1.2.1 Phần cứng

Vỏ máy (Case): Vỏ máy tính là một thiết bị dùng để gắn

kết và bảo vệ các thiết bị phần cứng trong máy tính Vỏ máy tính có nhiều loại khác nhau, các thiết kế riêng biệt của vỏ máy tính đã tạo ra sự khác biệt của các hãng máy tính khác nhau và các kiểu dáng khác nhau trong cùng một hãng

Bộ nguồn (Power Supply Unit): Là thiết bị cung cấp điện

năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động Bên cạnh các thiết bị chính (bo mạch chủ, khối

Trang 29

xử lý trung tâm CPU, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM, ổ cứng, v.v.) thì sự ổn định của máy tính phụ thuộc nhiều vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động

Bo mạch chủ (Main board hay Motherboard): Là bản

mạch đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau Một cách tổng quát, bo mạch chủ là mạch điện chính của một hệ thống có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết

Khối xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit):

Có thể được xem như bộ não, là một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và dữ kiện CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn với hàng triệu transistor trên một bảng mạch nhỏ

Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ của

máy tính dùng để ghi lại các dữ liệu tạm thời trong phiên làm việc của máy tính, cũng được hiểu là một bộ nhớ đọc - ghi để lưu trữ các thông tin thay đổi và các thông tin được sử dụng hiện hành Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp

Đĩa cứng (HDD - Hard Disk Drive): Hay còn gọi là ổ

đĩa cứng, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ

Trang 30

liệu, thành quả cả quá trình làm việc của người sử dụng máy tính Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường khó có thể lấy lại được

Thiết bị lưu trữ ngoài (External Storage)

+ Ổ cứng di động/ USB (Universal Serial Bus): Là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu ngoài máy tính, các tiêu chí cần quan tâm khi mua ổ cứng di động là dung lượng lưu trữ dữ liệu (tính bằng Gb), tốc độ sao lưu dữ liệu, chuẩn kết nối và độ bền của sản phẩm

+ Đĩa CD (Compact Disc) và Đĩa DVD (Digital Versatile Disc hoặc Digital Video Disc)

Các thiết bị đầu vào (Input Devices)

+ Chuột máy tính (Mouse): Là thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát tọa độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình

+ Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị ngoại vi của máy tính Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút hay phím Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím

+ Máy quét (Scanner): Là thiết bị có khả năng quét ảnh

để đưa vào đĩa cứng của máy tính dưới dạng file ảnh, giúp

Trang 31

cho việc lưu trữ hoặc gửi file đi nơi khác dễ dàng, ngoài ra người sử dụng có thể dùng các phần mềm khác để chỉnh sửa file cho đẹp hơn, v.v

+ Webcam (WC - Web Camera): Là thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết nối với máy tính để truyền trực tiếp hình ảnh lên một website nào đó hay đến một máy tính khác thông qua mạng Internet

Các thiết bị đầu ra (Output Devices)

+ Màn hình (Monitor): Là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính dùng để hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính Đối với máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời Đối với máy tính xách tay (Laptop), màn hình là một bộ phận gắn chung không tách rời

+ Máy chiếu (Projector): Là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy tính hay nguồn video cho sang hình ảnh sáng, rộng trên một nền xa thường là tường hay phông nền Máy chiếu phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình, hỗ trợ cho việc giải trí màn ảnh rộng như xem phim, xem bóng đá, v.v Cùng lúc hỗ trợ cho nhiều người cùng xem

+ Máy in (Printer): Máy in là thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều loại và công nghệ khác nhau Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay là loại máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laser

Trang 32

+ Loa (Speaker): Là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của người sử dụng với máy tính Loa máy tính thường được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính Loa máy tính gắn ngoài dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp sẵn mạch công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tín hiệu đầu vào mà không cần đến bộ khuếch đại công suất (Amply)

1.1.2.2 Phần mềm

Là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các lệnh trực tiếp đến phần cứng máy tính hoặc cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác Phần mềm là một khái niệm trìu tượng, khác với phần cứng ở chỗ là “phần mềm không thể sờ hay đụng vào” và cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được

Phần mềm hệ thống

Là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động Nhiệm vụ chính của phần mềm hệ thống là tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính Ví dụ: Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân như Microsoft Windows, Microsoft Windows Vista, Microsoft

Trang 33

Windows 7, Hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu, v.v Hệ điều hành dành cho máy chủ như Microsoft Windows Server 2003, Microsoft Windows Server 2008, MAC OS, v.v chương trình điều khiển thiết bị hay trình vận hành (Driver) cạc màn hình, cạc âm thanh, chương trình kết nối máy in, v.v

Hình 1.2: Phần mềm hệ thống Microsoft Windows

Phần mềm ứng dụng

Là chương trình giúp cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó mà người dùng muốn thực hiện Trên thị trường có hai loại phần mềm: Phần mềm đóng gói và phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng Phần mềm đóng gói là phần mềm làm cho một lĩnh vực nào đó thật cụ thể hoặc có tính dùng chung rất cao Phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng là phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng của từng khách hàng

Trang 34

Hình 1.3: Phần mềm ứng dụng Microsoft Office

2016

1.1.2.3 Cấu trúc máy tính

Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên bo mạch chủ

Hình 1.4: Sơ đồ đấu nối thiết bị bo mạch chủ

Trang 35

Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy tính

Hình 1.5: Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy

1.1.3 Các ứng dụng công nghệ thông tin

1.1.3.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin

Bản quyền/ Sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền (copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng cần được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền Ở Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội (khóa XI) thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 Một số khái niệm cần chú ý liên quan đến bản quyền như sau:

Trang 36

+ Giấy phép phần mềm (software license): là một tài

liệu cung cấp nguyên tắc ràng buộc về mặt pháp lý cho việc

sử dụng và phân phối phần mềm

+ Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (end-user license agreement - EULA) hoặc thỏa thuận cấp phép phần mềm: là hợp đồng giữa người cấp phép và người mua, thiết

lập quyền của người mua để sử dụng phần mềm

+ Phần mềm miễn phí (freeware): là phần mềm hoàn

toàn miễn phí để sử dụng Không giống như các phần mềm

thương mại, phần mềm miễn phí không đòi hỏi bất kỳ thanh toán hoặc chi phí cấp giấy phép (licensing fee) Mặc dù miễn phí, tác giả vẫn giữ bản quyền, có nghĩa là chúng ta không thể làm bất cứ điều gì với phần mềm miễn phí mà không được cho phép của tác giả

+ Phần mềm chia sẻ (shareware): là phần mềm ban đầu

sử dụng không tốn phí, nhưng sau một thời gian nhất định

người dùng được yêu cầu phải trả khoản phí hoặc phải xóa phần mềm Không giống như các phần mềm miễn phí, phần mềm chia sẻ thường bị hạn chế chức năng hoặc chỉ có thể được sử dụng trong một thời gian hạn chế trước khi yêu cầu thanh toán và đăng ký

Để nhận diện một phần mềm có bản quyền, chúng ta cần quan sát mã bản quyền (License number) ở từng phần mềm Sử dụng phần mềm có bản quyền có nhiều ưu điểm cho người dùng như thường xuyên được cập nhật những tính năng mới nhất từ hãng, do vậy có thể giúp máy tính

Trang 37

của người dùng đáp ứng tốt hơn với các phát sinh mới của môi trường ứng dụng, đồng thời có thể sử dụng máy tính tối ưu hơn

Bảo vệ dữ liệu

Theo mục 5, điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự Việc bảo vệ dữ liệu cũng có những mức độ khác nhau tùy vào tầm quan trọng của dữ liệu Các tác nhân có thể gây hại đến dữ liệu như sau: hỏa hoạn, thiên tai, sự cố về phần cứng, phần mềm, virus máy tính, sự phá hoại của gián điệp hoặc của các tin tặc, sự vô ý của người dùng

Pháp luật Việt Nam khẳng định trong Bộ luật Dân sự 2015: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác” Như vậy, về nguyên tắc, bất cứ đơn vị nào muốn tiếp cận, sử dụng dữ liệu cá nhân thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu đó

Luật An toàn thông tin mạng 2015 cũng nghiêm cấm hành vi thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác, lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân

Trang 38

1.1.3.2 An toàn lao động và bảo vệ trong sử dụng công nghệ thông tin

An toàn lao động

Cùng với sự gia tăng số lượng người dùng máy tính, các vấn đề về sức khỏe cũng phát triển với một tốc độ nhanh chóng mang đến sự lo ngại cho nhiều người Sau đây là một số vấn đề sức khỏe liên quan đến sử dụng máy tính:

+ Vấn đề cơ xương khớp: đau nhức và mệt mỏi cơ bắp là

những bệnh phổ biến nhất của người dùng máy tính thường

xuyên Đau lưng, đau ngực, đau hoặc tê ở cánh tay, vai và chân xảy ra phổ biến nhất Những vấn đề này xảy ra chủ yếu do tư thế ngồi không đúng trong khi sử dụng máy tính Do đó, cần điều chỉnh vị trí ghế và bàn cho phù hợp với màn hình, có thể ngang tầm mắt hoặc thấp hơn Ngồi với lưng thẳng và chân vuông góc với sàn nhà với đôi chân nghỉ ngơi trên sàn nhà, khuỷu tay nên đặt nghỉ ngơi hai bên Nghỉ giải lao hoặc đi bộ ngắn sau khi làm việc lâu với máy tính

+ Vấn đề thị giác: ánh sáng hoặc sự nhấp nháy của hình

ảnh có thể căng mắt Thường xuyên tập trung vào màn hình

mà không chớp mắt có thể gây khô mắt Do vậy cần điều chỉnh độ tương phản và độ sáng mà mắt không bị căng thẳng, có thể nghiêng màn hình để tránh chói, duy trì một khoảng cách thích hợp từ màn hình và đừng quên nhấp nháy mắt

+ Vấn đề đau đầu: đau ở cổ, đau đầu là vấn đề thường

gặp khi sử dụng máy tính Cần giữ thẳng cổ khi ở phía trước

Trang 39

máy tính vì thường xuyên nhìn xuống hay kéo căng cổ sang một bên cũng có thể gây đau Nghỉ giải lao và xoay tròn cổ một ít để giải phóng căng thẳng

+ Vấn đề béo phì: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử

dụng máy tính kéo dài, đặc biệt là ở trẻ em, là những yếu tố góp phần quan trọng của lối sống ít vận động và béo phì Cần chủ động thiết lập giới hạn thời gian cho trẻ nếu bé chơi trò chơi máy tính không ngừng Người lớn làm việc 7 - 8 giờ nên tránh dành thời gian trên máy tính sau khi về đến nhà

Bảo vệ môi trường

Sự bùng nổ công nghệ thông tin dẫn đến việc các thiết bị điện tử gia tăng nhanh chóng, vấn đề đảm bảo môi trường khi sử dụng và tái chế các thiết bị điện tử là vấn đề cần xem xét một cách nghiêm túc để công tác bảo vệ môi trường được hiệu quả

Sử dụng các thiết bị điện tử hiệu quả để tiết kiệm năng lượng cũng góp phần chung tay vào bảo vệ môi trường thông qua việc giảm lượng khí CO2 thải ra từ các thiết bị Đối với máy tính, màn hình là thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng nhất Do đó, giảm điện năng tiêu thụ màn hình sẽ giúp điện năng tiêu thụ toàn bộ máy tính giảm một cách đáng kể Tái chế các bộ phận máy tính, pin, hộp mực in, v.v khi không còn sử dụng được xem là thân thiện với môi trường vì nó ngăn chặn chất thải nguy hại như chất gây ung thư và chì xâm nhập vào khí quyển Nhiều thiết bị điện tử cũ chứa

Trang 40

các vật liệu độc hại như chì và thủy ngân Do đó, nếu xử lý không đúng cách, có thể gây hại cho người và môi trường

1.2 Mạng máy tính và Internet

1.2.1 Mạng máy tính

1.2.1.1 Các khái niệm trong mạng máy tính

Máy tính là một phát minh vĩ đại của loài người Tuy nhiên, nếu các máy tính chỉ hoạt động riêng lẻ từng máy, không kết nối được với nhau thì vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của con người Mạng máy tính ra đời là một bước tiến kế tiếp giúp mang lại nhiều tiện ích trong mọi lĩnh vực cuộc sống của con người Vậy mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là sự kết hợp giữa các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng phương tiện truyền thông (giao thức mạng môi trương truyền dẫn) và các máy tính này có khả năng trao đổi thông tin qua lại với nhau

Mạng máy tính có thể được cấu hình theo nhiều cách khác nhau Có hai hình thức phổ biến đó là: Mạng ngang hàng (Peer to Peer - P2P), Mạng máy khách - máy chủ (Client - Server), Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN), Mạng đô thị (Metropolitan Area Network - MAN) Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN)

1.2.1.2 Các ứng dụng của mạng máy tính

Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh như: thương mại điện tử, ngân hàng điện tử,

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:56

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan