Giáo trình tin học căn bản

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giáo trình tin học căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với thời lượng 60 tiết 30 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chung và các thao tác cơ bản trên các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, nền tảng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

GIÁO TRÌNH

TIN HỌC CĂN BẢN

Mã môn học: 200026 Ngành Công nghệ Thông tin

CHỦ BIÊN: TS CAO TÙNG ANH

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

GIÁO TRÌNH

TIN HỌC CĂN BẢN

Mã môn học: 200026 Ngành Công nghệ Thông tin

Biên soạn: TS Cao Tùng Anh (chủ biên)

ThS Lê Thanh, ThS Nguyễn Hữu Tiến; ThS Đỗ Thị Kim Dung;

ThS Nguyễn Hoàng Minh Nhật

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Bình Thuận, tháng 12 năm 2020

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Tin học căn bản là một trong những môn học tiên quyết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản của Tin học dành cho sinh viên trường Đại học Phan Thiết năm thứ nhất khối ngành không chuyên Tin học

Với thời lượng 60 tiết (30 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành) sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chung và các thao tác cơ bản trên các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị và các phần mềm trên máy vi tính, cách sử dụng các phần mềm thông dụng phục vụ việc học tập và làm việc như: hệ điều hành Windows, kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm thiết lập bảng tính điện tử Microsoft Excel, phần mềm soạn thảo và trình chiếu bài thuyết trình Microsoft PowerPoint

Tuy có nhiều cố gắng trong công tác biên soạn nhưng chắc chắn giáo trình này vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu từ người đọc để có thể hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm biên soạn

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1

1.1.KHÁINIỆMCNTTVÀTRUYỀNTHÔNG 1

1.1.1 Công nghệ (Technology) 1

1.1.2 Công nghệ thông tin - CNTT (Information Technology – IT) 1

1.1.3 Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC - Information Technology and Communications) 1

1.2.THÔNGTIN,DỮLIỆU,TRITHỨC,ĐƠNVỊTHÔNGTIN 2

1.2.1 Khái niệm Thông tin 2

1.2.1.1 Thông tin là gì? 2

1.2.1.2 Cơ chế để phát sinh một tin phải gồm 3 giai đoạn: 2

1.2.1.3 Một số tính chất của Thông tin 3

1.2.2 Dữ liệu 3

1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức 3

1.2.4 Đơn vị thông tin 4

1.2.5 Phần cứng 5

1.2.5.1 Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU) 5

1.2.5.2 Bộ nhớ: 5

1.2.5.3 Các thiết bị nhập (input device) 8

1.2.5.4 Các thiết bị xuất (output device) 8

1.2.6 Phần mềm 8

1.2.6.1 Khái niệm 8

1.2.6.2 Phân loại 9

1.2.7 Phần dẻo – firmware 9

1.3.CÂUHỎIÔNTẬP: 10

CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS 12

2.1.GIỚITHIỆUINTERNET 12

2.1.1 Internet đã bắt đầu như thế nào 12

2.1.2 Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet 12

2.1.3 Nguyên lý hoạt động của Internet 13

2.2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM 13

2.2.1 Địa chỉ Internet 13

2.2.1.1 Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) 13

2.2.1.2 Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) 13

Trang 5

2.2.1.3 Một số thành phần trên Internet 14

2.2.1.4 Các dịch vụ thông dụng trên internet 15

2.2.1.5 Dịch vụ thư điện tử (Mail Service) 15

2.2.1.6 Dịch vụ tin điện tử (News) 16

2.2.1.7 Dịch vụ truyền tập tin (FTP: File Transfer Protocol) 16

2.2.1.8 Dịch vụ Web (World Wide Web – WWW) 16

2.2.2 Một số khái niệm 16

2.2.2.1 URL - Uniform Resource Locator 16

2.2.2.2 Trình duyệt web (Web browser) 17

2.2.2.10 Cookie và Internet cache 19

2.2.2.11 Một số dấu hiệu để nhận ra một website an toàn 19

2.3.TRÌNHDUYỆTWEB(WEBBROWSER) 20

2.4.2.1 Sử dụng Chrome để tra cứu thông tin nhanh chóng 25

2.4.2.2 Mở Một Cửa Sổ Thực Hiện Tính Năng Ẩn Danh (Incognito) 27

2.4.2.3 Đánh Dấu Trang Làm Việc Yêu Thích Nhanh Chóng 28

2.4.2.4 Thao Tác Với Tab Trên Trình Duyệt Chrome 30

2.5.THƯĐIỆNTỬ 30

2.5.1 Khái niệm 30

2.5.2 Những thuật ngữ thông thường 31

2.5.2.1 Email address 31

Trang 6

2.5.2.2 Các ngăn chứa thư 31

2.5.2.3 Các lệnh thông dụng trong một phần mềm email 32

2.5.2.4 Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong một email 33

2.6.CÂUHỎIÔNTẬP 33

CHƯƠNG 3 HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS 10 38

Trang 7

3.1.5 Quản lý dữ liệu 44

3.1.5.1 Giới thiệu 44

3.1.5.2 Khởi động File Explorer 44

3.1.5.3 Đóng File Explorer 44

3.1.5.4 Cửa sổ File Explorer 44

3.1.5.5 Quản lý tập tin và thư mục 45

3.1.6 Tùy chỉnh Windows 10 49

3.1.6.1 Sử dụng Control Panel 49

3.1.6.2 Thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ 50

3.1.6.3 Cài đặt và gỡ bỏ Font chữ 52

3.1.6.4 Điều chỉnh ngày giờ của máy tính 52

3.1.6.5 Thiết lập thuộc tính Mouse 53

3.1.6.6 Thay đổi màn hình nền của Desktop 54

3.1.6.7 Thiết lập màn hình bảo vệ Screen Saver 55

3.2.3 Nén tập tin/thư mục và giải nén tập tin 63

3.2.3.1 Tại sao phải nén tập tin? 63

3.2.3.2 Các phần mềm nén tập tin 63

3.2.3.3 Phần mềm WinRAR 63

3.3.CÂUHỎIÔNTẬP 66

CHƯƠNG 4 XỬ LÝ BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI MS POWERPOINT 2016 70

4.1.LÀMVIỆCVỚIPOWERPOINT 70

4.1.1 Khởi động và thoát chương trình 70

4.1.2 Giao diện của PowerPoint 2016 71

4.2.THAOTÁCTRÊNSLIDE 71

4.2.1 Tạo-thêm slide mới 71

Trang 8

4.2.3 Sao chép Slide 72

4.2.4 Nhân bản Slide 73

4.2.5 Xóa Slide 73

4.2.6 Sắp xếp thứ tự Slide 73

4.2.7 Thay đổi nền cho Slide 73

4.3.CHÈNCÁCĐỐITƯỢNGVÀOSLIDE 74

4.4.5 Thay đổi thứ tự trình diễn hiệu ứng 77

4.5.HIỆUỨNGCHUYỂNSLIDE 77

4.6.CÂUHỎIÔNTẬP 78

CHƯƠNG 5 SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MS WORD 2016 80

5.1.GIỚITHIỆU 80

5.2.KHỞIĐỘNGVÀKẾTTHÚCCHƯƠNGTRÌNH 80

5.2.1 Khởi động ứng dụng 80

5.2.2 Giao diện Microsoft Word 80

5.3.THAOTÁCCƠBẢNTRÊNWORD 82

5.3.1 Tạo tập tin mới 82

Trang 9

5.4.2.1 Sử dụng trực tiếp các biểu tượng 86

5.4.2.2 Hoặc hiệu chỉnh thông qua hộp thoại Paragraph 86

5.4.5 Định dạng chữ rơi – drop cap 90

5.4.6 Tạo ký hiệu và ký số đầu đoạn 91

5.4.6.1 Trình bày văn bản dạng cột báo 91

5.4.6.2 Tìm và thay thế chuỗi trong văn bản 92

5.4.7.5 Tạo công thức tính toán trong table 96

5.4.8 ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 97

5.4.8.1 Giới thiệu: 97

5.4.8.2 Đối tượng picture 97

5.4.8.3 Hiệu chỉnh hình ảnh 97

5.4.8.4 Đối tượng shape 98

5.4.8.5 Đối tượng SmartArt 99

5.4.8.6 Đối tượng chart 100

5.4.8.7 Đối tượng screenshot 102

5.4.8.8 Đối tượng wordart 103

Trang 10

5.4.8.9 Đối tượng equation 103

5.5.CÂUHỎIÔNTẬP 107

CHƯƠNG 6 XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MS EXCEL 2016 111

6.1.4.2 Mở tập tin có sẵn trên đĩa 115

6.1.4.3 Tạo mới tập tin 116

6.2.THAOTÁCTRÊNDỮLIỆU,BẢNGTÍNHVÀSHEET 116

6.2.1 Các kiểu dữ liệu trong excel 116

Trang 11

6.3.5 Tạo màu nền cho ô 123

6.4.GIỚITHIỆUCÔNGTHỨCVÀHÀM 124

6.4.1 Khái niệm cơ bản về công thức 124

6.4.1.1 Công thức trong Excel bao gồm 3 thành phần: 124

6.4.1.2 Sử dụng toán tử trong công thức 124

6.4.1.3 Tham chiếu trong công thức 125

6.4.2 Một số hàm thông dụng trong excel 126

6.4.2.1 Một số Hàm toán học (math) 126

6.4.2.2 Các hàm logic (logical) 130

6.4.2.3 Các hàm thống kê (statistical) 130

6.4.2.4 Các hàm xử lý ký tự (text) 133

6.4.2.5 Các hàm ngày và giờ (date & time) 134

6.4.2.6 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (lookup &reference) 135

6.4.2.7 Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách 137

6.4.3 THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU 139

6.4.3.1 Khái niệm 139

6.4.3.2 Sắp xếp cơ sở dữ liệu 139

6.4.3.3 Rút trích dữ liệu 140

6.4.4 CÔNG CỤ PIVOT TABLE 142

6.4.4.1 Tạo báo cáo tổng hợp hai chiều 142

6.4.4.2 Các thao tác trên pivottable 144

Trang 13

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 Arpanet Advanced Research Projects Agency Network

11 HTTP Hypertext Transfer Protocol Secure

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Kim tự tháp Tri thức-Thông tin-Dữ liệu 3

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính 5

Hình 1.3 Thiết bị đọc đĩa mềm 6

Hình 1.4 Đĩa cứng 6

Hình 1.5 Hình minh họa thiết bị đọc đĩa quang 7

Hình 1.6 Hình minh họa thiết bị nhớ flash 7

Hình 1.7 Hình minh họa một số thiết bị nhập 8

Hình 1.8 Hình minh họa một số thiết bị xuất 8

Hình 1.9 Hình minh họa các hệ điều hành phổ biến 9

Hình 1.10 Hình minh họa một số biểu tượng của phần mềm ứng dụng 9

Hình 2.1 Kết nối an toàn 19

Hình 2.2 Hiển thị Website giả 20

Hình 2.3 Biểu tượng trình duyệt Chrome 21

Hình 2.4 Biểu tượng trình duyệt Firefox 21

Hình 2.5 Biểu tượng trình duyệt IE 22

Hình 2.6 Biểu tượng trình duyệt Opera 22

Hình 2.7 Biểu tượng trình duyệt Safari 23

Hình 2.8 Tải xuống Chrome 24

Hình 2.9 Cài đặt Chrome 24

Hình 2.10 Quá trình cài đặt Chrome 25

Hình 2.11 Giao diện Chrome 25

Hình 2.12 Vào thanh địa chỉ của trình duyệt Chrome 25

Hình 2.13 Điền nội dung mong muốn tìm kiếm 26

Hình 2.14 Danh sách liên quan đến nội dung vừa tìm kiếm 26

Hình 2.15 Xem kết quả tìm kiếm 27

Hình 2.16 Nút 3 vạch đen ở góc trên bên phải trình duyệt 27

Hình 2.17 New Incognito Windows 28

Hình 2.18 Tới một trang web mà bạn yêu thích 28

Hình 2.19 Ngôi sao tận cùng bên phải của thanh địa chỉ 29

Hình 2.20 Điền tên Bookmark 29

Hình 2.21 Show bookmark bar 29

Hình 2.22 Bookmark Manager 29

Hình 2.23 Dấu cộng để thêm tab mới trong Chrome 30

Hình 2.24 Giao diện Google Mail 31

Trang 15

Hình 2.25 Minh hoạ cửa sổ soạn thảo Google Mail 32

Hình 3.1 Hình minh họa chương trình Run 41

Hình 3.2 Hình minh họa cây thư mục 43

Hình 3.3 Hình minh hoạ đường dẫn (path) 44

Hình 3.4 Màn hình File Explorer 44

Hình 3.5 Đổi tên tập tin và thư mục 46

Hình 3.6 Sao chép tập tin và thư mục 47

Hình 3.7 Xoá tập tin và thư mục 47

Hình 3.8 Đặt thuộc tính của tập tin và thư mục 48

Hình 3.9 Hiện/ẩn các tập tin và thư mục có thuộc tính ẩn (Hidden) 49

Hình 3.10 Biểu tượng Search trên thanh công cụ 49

Hình 3.11 Màn hình Control Panel 50

Hình 3.12 Biểu tượng Regional and Language Options 50

Hình 3.13 Regional and Language Options 51

Hình 3.14 Hộp thoại Customize Regional Options 51

Hình 3.15 Biểu tượng Fonts 52

Hình 3.16 Cửa sổ Fonts 52

Hình 3.17 Biểu tượng Date and Time 53

Hình 3.18 Màn hình Date and Time Properties 53

Hình 3.19 Biểu tượng Mouse 53

Hình 3.20 Màn hình Mouse Properties 54

Hình 3.21 Mục background 54

Hình 3.22 Tab Screen Saver 55

Hình 3.23 Cửa sổ Snipping Tool 58

Hình 3.24 Thanh công cụ ở chế độ chỉnh sửa và lưu hình 58

Hình 4.1 Màn hình giao diện PowerPoint 2016 71

Hình 4.2 Các mẫu chọn slide mới 72

Hình 4.3 Các ribbon thuộc menu Desgn 73

Hình 4.4 Những bảng màu thiết kế sẵn cho người dùng 74

Hình 4.5 Các biểu tượng trong các Ribbon thuộc menu Insert 74

Trang 16

Hình 4.6 Hộp thoại chèn ký tự đặc biệt 74

Hình 4.7 Các biểu tượng tạo hiệu ứng trong menu Aminations 76

Hình 4.8 Các biểu tượng thuộc Menu Trasitions 77

Hình 5.1 Giao diện Microsoft Word 81

Hình 5.9 Hộp thoại Borders and Shading- thẻ borders 89

Hình 5.10 Hộp thoại Borders and Shading-thẻ Page border 89

Hình 5.11 Hộp thoại Borders and Shading-thẻ Shading 90

Hình 5.12 Hộp thoại Drop Cap 91

Hình 5.13 Biểu tượng bullet và numbering 91

Hình 5.14 Hộp thoại Columns 92

Hình 5.15 Hộp thoại Find and Replace mở rộng 92

Hình 5.16 Menu Table Tool- mục chọn Layout 95

Hình 5.17 Menu Table Tool- mục chọn Design 95

Hình 5.18 Hộp thoại Formular 96

Hình 5.19 Các biểu tượng công cụ trong menu Picture Tools-Format 97

Hình 5.20 Hộp thoại tạo SmartArt 99

Hình 5.21 Các Ribbon Menu Smart Tools-Design 99

Hình 5.22 Các Ribbon Menu Smart Tools-Format 100

Hình 5.23 Hộp thoại tạo biểu đồ 101

Hình 5.24 Các Ribbon Menu Chart Tools – Design 101

Hình 5.25 Các Ribbon Menu Chart Tools – Format 102

Hình 5.26 Menu Equation Tools - Design 103

Hình 5.27 Menu Page Layout 104

Hình 5.28 Hộp thoại Page Setup 105

Hình 6.1 Sơ đồ tổ chức 1 tập tin của Excel 112

Hình 6.2 Màn hình giao diện Excel 2016 113

Hình 6.3 Một dạng Ribbon tiêu biểu 113

Hình 6.4 Tùy biến Ribbon 114

Trang 17

Hình 6.5 Hộp thoại tùy biến ribbon 114

Hình 6.6 Vùng thao tác xử lý dữ liệu 115

Hình 6.7 Hộp thoại thao tác Fill-Series 117

Hình 6.8 Hộp thoại định dạng kiểu số 121

Hình 6.9 Hộp thoại định dạng font chữ 121

Hình 6.10 Hộp thoại định dạng vị trí và hướng xoay chuỗi dữ liệu 122

Hình 6.11 Hộp thoại tạo khung cho bảng tính 123

Hình 6.12 Hộp thoại tạo màu nền 123

Hình 6.13 Ribbon Formulas 126

Hình 6.14 Hộp thoại Fuction Arguments 126

Hình 6.15 Dữ liệu minh họa hàm SUMIF 127

Hình 6.16 Dữ liệu minh họa hàm SUMIFS 128

Hình 6.17 Dữ liệu minh họa hàm SUMPRODUCT 129

Hình 6.18 Dữ liệu minh họa hàm AVERAGEIF 131

Hình 6.19 Dữ liệu minh họa hàm AVERAGEIF 131

Hình 6.25 Hộp thoại thực hiện việc sắp xếp dữ liệu 140

Hình 6.26 Cài đặt tiêu chuẩn lọc nâng cao cho dữ liệu chuỗi 141

Hình 6.27 Hộp thoại cài đặt lọc theo vùng điều kiện 142

Hình 6.28 Hộp thoại chọn dữ liệu nguồn cho PivotTable 143

Hình 6.29 Hộp thoại dạng dọc để trình bày PivotTable 143

Hình 6.30 Hộp thoại dạng ngang để trình bày PivotTable 144

Hình 6.31 Kết quả sau khi thực hiện trình bày PivotTable 144

Hình 6.32 Biểu đồ dạng cột mô tả nhóm các dữ liệu theo thời gian 145

Hình 6.33 Biểu đồ dạng cột mô tả nhóm các dữ liệu theo trình duyệt 146

Hình 6.34 Biểu đồ dạng đường mô tả diễn biến dữ liệu mỗi loại sản phẩm theo thời gian 146

Hình 6.35 Biểu đồ dạng thanh so sánh giá trị nhiệt độ của các ngày trong tuần 147

Hình 6.36 Biểu đồ dạng tròn biểu diễn tỷ lệ phần trăm thị phần Tín dụng của các ngân hàng 147

Hình 6.37 Các thành phần cơ bản của biểu đồ 148

Trang 18

Hình 6.38 Dữ liệu vẽ biểu đồ 149

Hình 6.39 Minh họa vẽ biểu đồ dạng Pie 149

Hình 6.40 Menu dùng cho việc hiệu chỉnh biểu đồ 150

Hình 6.41 Các Ribbon trong mục chọn Design của menu Chart Tool 150

Hình 6.42 Các Ribbon trong mục chọn Layout của menu Chart Tool 151

Hình 6.43 Các Ribbon trong mục chọn Format của menu Chart Tool 151

Trang 19

Bảng 3.2 Bộ phông chữ và bảng mã thông tương ứng dụng hiện nay: 59

Bảng 3.3 Qui tắc gõ kiểu VNI, Telex và VIQR 60

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG

1.1 KHÁI NIỆM CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1.1.1 Công nghệ (Technology)

Công nghệ là một khái niệm dùng để chỉ việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của một hay nhiều ngành khoa học gắn liền với các giải pháp, các nguồn lực, nhằm giải quyết một công việc nào đó của xã hội

Một Công nghệ được xem xét qua những nội dung chủ yếu như sau: - Kỹ thuật: như máy móc, thiết bị, hạ tầng

- Thông tin: một hệ thống dữ liệu, tài liệu, các giải pháp và kiến thức về công nghệ đó - Con người: với các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, …

1.1.2 Công nghệ thông tin - CNTT (Information Technology – IT)

Là tập hợp những công nghệ nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử lý, và sử dụng thông tin với công cụ chủ yếu là máy tính điện tử

Các thành phần của CNTT gồm:

- Công nghệ phần cứng: Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của Khoa học vật liệu, Điện tử, nhằm chế tạo các máy móc, thiết bị, linh kiện có khả năng xử lý và truyền dẫn thông tin nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn

- Công nghệ phần mềm: Tạo các sản phẩm phần mềm (Phần mềm Hệ thống, Phần mềm Ứng dụng, Phần mềm Hỗ trợ) ở hầu khắp các lĩnh vực với chất lượng, độ thông minh và tính tự động ngày càng cao

- Công nghệ truyền thông: Nghiên cứu phát triển các ứng dụng về truyền thông, các ứng dụng di động dựa trên nền tảng Web và Internet

- Và những công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác

1.1.3 Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC - Information Technology and Communications)

Là cụm từ chỉ sự gắn kết giữa CNTT với Truyền thông - chủ yếu là viễn thông, với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Web và Internet Ngày nay, sự gắn kết này là một sự đương nhiên: CNTT không thể thiếu vắng Truyền thông, và ngược lại Do đó chỉ khi nào cần nhấn mạnh yếu tố Truyền thông trong CNTT người ta mới sử dụng cụm từ này, còn bình thường khi nói CNTT tức là đã hàm ý về CNTT và Truyền thông

Trang 21

Tóm lại: Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con

người và xã hội"

1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ THÔNG TIN 1.2.1 Khái niệm Thông tin

1.2.1.1 Thông tin là gì?

Ví dụ: Lan điện thoại báo cho Hùng biết trong kỳ thi Tin học vừa rồi Hùng đã đạt được

điểm 10 Đó là một thông tin đối với Hùng, bởi trước khi nhận được tin này, Hùng cũng dự đoán rằng có thể mình được 10 điểm nhưng không chắc chắn

Lý thuyết Thông tin định nghĩa: Thông tin là cái giúp giảm bớt “sự không chắc chắn”

(hay còn gọi là “Độ bất định”) về đối tượng cần quan tâm

Nói cách khác, Thông tin là cái đem lại cho chúng ta có một sự hiểu biết nhất định về một đối tượng, một sự việc, hay một hiện tượng nào đó Nó giúp chúng ta “bớt đi sự mù mờ” về đối tượng hay sự việc cần quan tâm

1.2.1.2 Cơ chế để phát sinh một tin phải gồm 3 giai đoạn:

- Nguồn phát tin: Là nơi phát ra thông tin Đó có thể là người, vật, hoặc thiết bị phát

tin Muốn phát được tin, người phát phải chọn hình thức để phát, ví dụ: nói, viết, Công việc này được gọi là Mã hóa tin

- Truyền dẫn tin: Nội dung tin sau khi mã hóa sẽ được chứa vào “Vật mang tin” (ví dụ:

sóng điện thoại, thư tín, ) và sẽ được truyền đi trong một môi trường truyền dẫn để đến được với Nguồn nhận tin

- Nguồn nhận tin: Là người, vật, hoặc thiết bị có khả năng tiếp nhận các “tín hiệu” từ

vật mang tin truyền tới, đồng thời phải “hiểu” được nội dung của các tín hiệu đó Công việc này được gọi là Giải mã tin

Chỉ cần một trong 3 giai đoạn trên không được thực hiện đầy đủ, ví dụ: vật mang tin bị hỏng (sóng bị nhiễu), hoặc người nhận không hiểu được nội dung tín hiệu (hỏng khâu giải mã tin), thì sẽ không có thông tin

Trang 22

1.2.1.3 Một số tính chất của Thông tin

- Tính cá nhân: Một thông tin có thể rất có ý nghĩa với người này nhưng không có ý

nghĩa gì đối với người khác Ví dụ: Thông tin “Hùng đạt điểm 10” không có ý nghĩa gì đối với bác thợ nề đang làm việc ở nhà bên cạnh

- Tính bất ngờ: Nếu Hùng đã biết tin trước đó rồi thì việc Lan báo tin không còn là một

thông tin đối với Hùng nữa

- Tính chủ đích: Có rất nhiều thông tin được tiếp nhận hằng ngày, hằng giờ, nhưng chỉ

những thông tin cần thiết, hoặc mong đợi mới được coi trọng, ghi nhớ; còn những thông tin khác thường bị “quên đi”

1.2.2 Dữ liệu

Dữ liệu là thông tin được lưu trữ, và được xử lý để tạo ra những thông tin mới Ví dụ:

Một nhân viên kế toán ghi những thông tin trong mỗi hóa đơn vào một Bảng kê, cuối ngày cộng các số tiền lại để có được doanh số bán hàng của ngày hôm đó

Những dòng thông tin trong Bảng kê được gọi là Dữ liệu

Trong Tin học, Dữ liệu (Data) là thông tin được tổ chức và lưu trữ trong các thiết bị nhớ và được xử lý (tự động theo chương trình hoặc theo lệnh của người sử dụng) để tạo ra những thông tin mới

Dữ liệu và Thông tin gắn bó mật thiết với nhau, do đó trong thực tế, chúng thường được dùng lẫn lộn nhau

1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức

Người ta thường dùng hình dạng một Kim tự tháp để diễn tả mối quan hệ giữa Thông tin, Dữ liệu và Tri thức

Hình 1.1 Kim tự tháp Tri thức-Thông tin-Dữ liệu

Trang 23

Dữ liệu là phần nền móng của Kim tự tháp, được thu thập và lưu trữ ở dạng thông tin ban đầu, phản ánh trung thực những đối tượng, sự việc, sự vật một cách khách quan, làm cơ sở cho các việc xử lý tiếp theo

Thông tin thu được từ việc xử lý dữ liệu gốc giúp ta biết được nhiều khía cạnh của đối tượng cần quan tâm Đến lượt mình, việc tập hợp và xử lý các thông tin về một đối tượng, một lĩnh vực, sẽ cho ta Tri thức về đối tượng, lĩnh vực đó

Sơ đồ Kim tự tháp mô tả khá rõ ràng quá trình xử lý dữ liệu và thông tin Càng lên cao, dữ liệu càng được tinh gọn nhưng cách thức hoặc giải pháp xử lý (các thuật toán xử lý) càng phức tạp, tinh vi và thông minh hơn

1.2.4 Đơn vị thông tin

Đơn vị thông tin là cơ sở để lượng hóa một thông tin Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau, ví dụ như việc tung một đồng xu “công bằng” để nhận được mặt sấp hay mặt ngửa hay một công tắc đèn đang ở trạng thái bật hoặc tắt

Trong Tin học, đơn vị thông tin là Bit – là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng để lưu trữ một trong hai ký hiệu là 0 và 1 Tuy nhiên do phương thức mã hóa thông tin trên máy tính cũng như để phù hợp với nhận thức chung của con người, người ta chọn Byte (ký hiệu: B) 1 Byte = 8 bit làm Đơn vị nhớ

Giống như các đơn vị đo lường khác có bội số, ví dụ: 1 Kg = 1000 Gr, do 1 bit chỉ có 2 trạng thái (0,1) nên 8 bit = 28 trạng thái = 1024 trạng thái = 1 Byte

Bảng 1.1 Các bội số của Byte

Trang 24

CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính 1.2.5 Phần cứng

1.2.5.1 Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU)

Được xem như “bộ não” của máy tính, là thành phần quan trọng nhất của máy tính Là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình

- Gồm 3 bộ phận chính

- Bộ điều khiển (Control Unit - CU)

- Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit - ALU) - Các thanh ghi (registers)

1.2.5.2 Bộ nhớ:

Là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính, được chia làm hai loại: Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài

- Bộ nhớ trong: Là nơi lưu trữ thông tin trong quá trình hoạt động của máy tính Thành

phần chính của bộ nhớ trong là ROM và RAM

o ROM (Read Only Memory- bộ nhớ chỉ đọc):

▪ Chứa một số chương trình hệ thống ở giai đoạn khởi động máy tính, được hãng sản xuất nạp sẵn và người sử dụng không thể xóa, sửa nội dung ▪ Khi nguồn điện bị gián đoạn, dữ liệu trong ROM không bị mất

o RAM (Random Access Memory-truy xuất ngẫu nhiên):

▪ Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý

Trang 25

▪ Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ liệu bên trong RAM sẽ mất

- Bộ nhớ ngoài: Là loại bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ

trong Dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn còn tồn tại khi nguồn điện bị gián đoạn Ưu điểm là: khả năng lưu trữ lớn hơn rất nhiều, giá thành thấp so với bộ nhớ trong Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm hơn đáng kể Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ flash…

o Đĩa mềm (Floppy Disk)

▪ Là một đĩa mỏng bằng plastic, có dạng hình tròn được phủ từ lên bề mặt, chứa bên trong vỏ nhựa mềm

▪ Loại đĩa này có dung lượng 1.44 MB (đường kính 3.5 inch), tốc độ đọc/ghi chậm và tuổi thọ không cao

▪ Hiện nay, loại đĩa này không còn thông dụng trên thị trường

*Nguồn: Internet

Hình 1.3 Thiết bị đọc đĩa mềm

o Đĩa cứng (Hard Disk)

▪ Bao gồm nhiều lớp đĩa đặt đồng tâm, mật độ phủ từ dày đặc hơn rất nhiều so với đĩa mềm

▪ Vì tốc độ quay của đĩa cứng là rất lớn (từ 5.400 vòng/phút đến 10.000 vòng/phút) nên các lớp đĩa phải được đặt trong hộp kim loại được rút chân không

▪ Hiện nay, dung lượng đĩa cứng có thể đạt từ 100 GB đến vài TB

*Nguồn: Internet

Trang 26

loại R/W (Readable/Writeable) cho phép ghi và xóa nhiều lần

Trang 27

1.2.5.3 Các thiết bị nhập (input device)

Dùng để đưa thông tin từ bên ngoài vào máy tính

Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét …

*Nguồn: Internet

Hình 1.7 Hình minh họa một số thiết bị nhập 1.2.5.4 Các thiết bị xuất (output device)

Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính

Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình, máy in…

- Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành - Phần mềm ứng dụng

Bàn phím Chuột không dây

Máy quét

Màn hình

Máy in

Trang 28

- Xử lý văn bản (Word processor): Microsoft Word, Edit Plus,…

- Quản trị dữ liệu (Database Management System): Visual FoxPro, Access, SQL Server,…

- Phần mềm đồ họa: Corel Draw, Photoshop, Illustrator,… - Chế bản điện tử: PageMaker, Quark Press,…

Hình 1.10 Hình minh họa một số biểu tượng của phần mềm ứng dụng 1.2.7 Phần dẻo – firmware

Là phần mềm trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM-Read Only Memory) chứa các thủ tục khởi động, lệnh vào/ra ở mức thấp Nó mềm dẻo hóa phần cứng do linh hoạt, dễ sửa đổi và thông qua đó làm tăng tốc phần cứng

Điển hình là những Firmware của hãng Lite on giúp tăng tốc độ của ổ đĩa CD-RW, nó có thể nâng tốc độ từ 48x16x48x lên thành 52x24x52x

Trang 29

Ổ đĩa cứng cũng vậy, firmware có vai trò nhất định Chẳng hạn nếu chúng ta dùng ổ đĩa cứng của hãng Seagate, Model ST340015A thì Firmware Revision là 3.01 và sự hỗ trợ tiếp theo của Seagate sẽ là 3.02…

1.3 CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1 Máy tính điện tử là gì?

A Thiết bị lưu trữ thông tin

B Thiết bị số hóa và biến đổi thông tin C Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin D Thiết bị tạo và biến đổi thông tin

Câu 2 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình

B Phần cứng của máy tính gồm các đối tượng như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM

C Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM D Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm

Câu 3 Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm:

A Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra B Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi

C Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi

D Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi

Câu 4 Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì?

A Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất B Hệ điều hành

C Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho máy tính

D Phần mềm hệ thống

Câu 5 Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là:

Trang 30

A Hệ điều hành MS DOS

B Chương trình điều khiển trong ROM BIOS

C Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính D Phần mềm ứng dụng của người dùng

Câu 6 Phần mềm của máy tính là:

A Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối và ra được thực hiện một cách linh hoạt

B Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính C Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM

D Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó

Câu 7 Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newman là:

A Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ

B Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất C Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được

D Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

Trang 31

CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS

2.1.1 Internet đã bắt đầu như thế nào

Năm 1969, Bộ quốc phòng Mỹ đã xây dựng một hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc nghiên cứu quân sự Mạng này có tên là ARPAnet, hệ thống này được thiết kế với khả năng chịu đựng được những sự cố nghiêm trọng như thiên tai, chiến tranh,…mà vẫn hoạt động bình thường Đây chính là tiền thân của mạng Internet sau này Tại thời điểm này, chỉ có những nhà khoa học, cơ quan của chính phủ Mỹ mới có quyền truy cập vào hệ thống ARPAnet

Vào cuối những năm 1980, hiệp hội khoa học Mỹ đã có những nỗ lực để cho phép các nhà khoa học, các trường cao đẳng và các trường đại học có thể tham gia sử dụng hệ thống mạng ARPAnet để chia sẻ những thông tin, dữ liệu khoa học của họ Tuy nhiên việc sử dụng Internet lúc đó rất khó khăn, đòi hỏi người dùng có kỹ năng máy tính cao

Mạng Internet có thể chỉ dừng lại ở đấy nếu như không có sự ra đời của World Wide Web, được phát minh bởi Tim Berners-Lee trong thời gian làm việc tại CERN (Tổ chức nghiên cứu nguyên tử của Châu Âu đặt tại Thụy Sĩ) Ông Tim đã tìm ra cách thức để máy tính ở các vị trí, địa điểm khác nhau có thể hiển thị những văn bản có liên kết đến các tập tin văn bản khác Kết quả nghiên cứu của ông Tim đó là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language)

2.1.2 Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet

Internet là một mạng diện rộng mà trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức, quốc gia cùng tham gia Thông tin đưa lên mạng Internet có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Từ những thông tin phục vụ cho giáo dục, y tế, quốc phòng, du lịch cho đến những thông tin có thể có hại cho các tổ chức, các quốc gia, hoặc các nền văn hóa

Vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý riêng của họ và những hệ thống pháp lý này đôi khi lại trái ngược nhau nên thông tin được đưa lên mạng Internet hầu như không thể kiểm soát được Chẳng hạn tòa án Canada muốn kết tội một công dân nước họ vì tội tuyên truyền, ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới nhưng họ không thể đưa anh ta ra tòa được vì thông tin anh ta đưa lên mạng được lưu trữ ở Mỹ Mà theo luật pháp Mỹ thì điều này lại được cho phép

Trang 32

2.1.3 Nguyên lý hoạt động của Internet

Để hiểu nguyên lý hoạt động của Internet theo cách đơn giản nhất, ta có thể hình dung thông tin gởi và nhận từ các máy tính giống như việc gởi thư qua hệ thống bưu điện Khi muốn gởi thư, người ta thường đến một trạm bưu điện gần nhất để bỏ thư vào thùng Tại đây thư của chúng ta và của nhiều người khác nữa sẽ được phân loại theo địa chỉ rồi tiếp tục được gởi lên tuyến cao hơn Qui trình cứ tiếp tục như thế cho đến khi thư của chúng ta tới được địa chỉ của người nhận

Tương tự như vậy, khi nhận và gởi thông tin trên Internet, thông tin cần phải được xác định địa chỉ duy nhất Địa chỉ Internet của các tư liệu được quản lý bằng bộ định vị tài nguyên đồng dạng URL (Uniform Resource Locator) Mỗi trang Web khi được đưa lên Internet sẽ có ít nhất một địa chỉ URL tham chiếu đến nó

2.2 Một số khái niệm 2.2.1 Địa chỉ Internet

2.2.1.1 Địa chỉ IP (Internet Protocol Address)

Khi tham gia vào Internet, các máy tính gọi là các host, phải mang một địa chỉ IP dùng để nhận dạng Địa chỉ IP được chia làm 4 số thập phân giới hạn từ 0 - 255, phân cách nhau bằng dấu chấm Ví dụ: 172.16.19.5; 172.16.0.3; …

2.2.1.2 Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System)

Địa chỉ IP gồm các số rất khó nhớ và khó sử dụng, cần phải xây dựng một hệ thống địa chỉ Internet khác, đó chính là hệ thống tên miền DNS, để đặt tên cho các host trên Internet Ví dụ: www.yahoo.com, www.microsoft.com, www.upt.edu.vn, www.mit.edu, Mỗi host trên Internet sẽ có hai địa chỉ: địa chỉ IP và địa chỉ tên miền được ánh xạ với nhau Khi người sử dụng dùng tên miền, nó sẽ được chuyển đổi qua địa chỉ IP tương ứng Các phần com, edu hay vn trong địa chỉ tên miền ở trên được gọi là tên miền cấp 1 (Firstlevel Domain hay Top-level Domain) Có hai loại Top-level Domain chính:

- Domain mang tính tổ chức:

- Domain mang tính địa lý: gồm 2 ký tự tắt đại diện cho một quốc gia

Trang 33

Bảng 2.1 Domain tổ chức

a Nhà cung cấp truy cập Internet IAP (Internet Access Provider)

Là nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet, quản lý cổng (gateway) nối với quốc tế

IAP ở Việt Nam: Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông, cơ quan thực hiện trực tiếp là VNN

Trang 34

b Nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP (Internet Service Provider)

Là nhà cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và cá nhân, còn được gọi là các ISP thương mại ISP phải thuê đường truyền và cổng của một IAP ISP thương mại ở Việt Nam: Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông, Công ty FPT thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường, …

c ISP dùng riêng

Là nhà cung cấp dịch vụ Internet không mang tính chất kinh doanh Đây là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học, viện nghiên cứu, … ISP dùng riêng ở Việt Nam: mạng của Trung tâm khoa học và kỹ thuật hạt nhân, mạng Khoa học giáo dục VARENet

d Người sử dụng Internet

Là người sử dụng các dịch vụ Internet Những người này phải đăng ký với một ISP, có một tài khoản (Account) để quản lý truy cập và tính toán chi phí phải trả cho ISP Khi đăng ký với ISP, người sử dụng cần phải biết:

- ISP có cung cấp đầy đủ các dịch vụ của Internet không?

- ISP được truy nhập thông qua đường điện thoại cục bộ hay đường dài - Tốc độ đường truyền của ISP, phương thức và chi phí phải thanh toán

e Tài khoản người dùng trên Internet

Khi đăng ký với một ISP, người dùng được cung cấp một tài khoản Mỗi tài khoản bao gồm tên (User name) và mật khẩu đăng nhập (Password) Ngoài việc sử dụng tài khoản do ISP cấp để quản lý truy cập và tính toán chi phí, khi sử dụng Internet có thể có nhiều trang Web yêu cầu bạn phải có một tài khoản đăng nhập vào mới sử dụng được một số dịch vụ khác, đó là tài khoản của người dùng Internet

2.2.1.4 Các dịch vụ thông dụng trên internet

17.2.3.1 Dịch vụ Telnet (Telephone Internet)

Telnet là chương trình của máy tính nối kết chương trình nguồn với một máy tính khác ở xa Ví dụ, bạn có thể sử dụng Telnet để kết nối với một máy chủ ở một nơi khác rất xa Trong trường hợp này bạn cần phải có Việt Nam tên người sử dụng (User name) và mật mã (Password) cũng như tên của máy đó, bạn cũng phải cần biết mở hệ thống máy sử dụng - hệ thống tổng quát ở đây là UNIX

2.2.1.5 Dịch vụ thư điện tử (Mail Service)

Bạn có thể gửi hoặc nhận các thư điện tử (Electronic Mail- Email) từ bất cứ một nơi nào với điều kiện là người nhận và người gửi phải có một địa chỉ Email và máy tính sử dụng

Trang 35

có nối mạng Internet Bạn chỉ ra lệnh nhận Mail đã được lưu trữ trong mạng phục vụ, thế là thư đã nằm trong máy tính của bạn

2.2.1.6 Dịch vụ tin điện tử (News)

Cho phép trao đổi các bài báo và bản tin điện tử (bulletin) xuyên suốt Internet Các bài báo được đặt tại trung tâm cơ sở dữ liệu trên suốt không gian Internet Người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu đó để lấy về các bài báo họ cần Điều này làm giảm tắc nghẽn trên mạng và loại trừ việc lưu trữ nhiều bản sao không cần thiết của mỗi bài báo trên từng hệ thống của người dùng

2.2.1.7 Dịch vụ truyền tập tin (FTP: File Transfer Protocol)

FTP là một hệ thống chính yếu để chuyển tải File giữa các máy vi tính vào Internet File được chuyển tải có dung lượng rất lớn FTP hầu hết được sử dụng cho việc chuyển tải những dữ liệu mang tính cá nhân

Thông thường, bạn sẽ dùng FPT để chép File trên một máy chủ từ xa vào máy của bạn, việc xử lý này gọi là nạp xuống (downloading) Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuyển File từ máy của bạn vào máy chủ từ xa, điều này gọi là nạp lên (uploading) Thêm vào đó, nếu cần thiết, FTP sẽ cho phép bạn chép File từ một máy chủ từ xa tới một máy khác

2.2.1.8 Dịch vụ Web (World Wide Web – WWW)

Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay Người ta viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet

Khác với các dịch vụ trước đây của Internet, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet

Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là trình duyệt Web (Web browser) Hiện nay, trình duyệt thông dụng nhất là Netscape của Sun, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft, ngoài ra còn có Chrome, Mozilla Firefox, …

2.2.2 Một số khái niệm

2.2.2.1 URL - Uniform Resource Locator

URL là một chuỗi kí tự được sử dụng như là tên một nguồn tài nguyên trên Internet Một địa chỉ Internet bao gồm kiểu giao thức (như http, ftp, gopher …), tên của máy chủ giao tiếp và phần tùy chọn URL dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet

Ví dụ: một URL đơn giản:

Trang 36

http://www.upt.edu.vn/gioit-thieu/ \ / \ / \ / | | | Giao thức máy phục vụ đường dẫn Trong đó:

- http: là giao thức; - //: dấu tách các phần; - www.upt.edu.vn: tên miền

- colleges, sciences: tên thư mục con; - index.php: tên tập tin (trang Web)

2.2.2.2 Trình duyệt web (Web browser)

Trình duyệt web là phần mềm giúp bạn có thể xem được thông tin từ các website trên Internet Ngày nay có rất nhiều trình duyệt web khác nhau như Internet Explorer (IE), Netscape Navigator/Communicator (Netscape), Opera, MyIE2, Mozilla Firefox, Chrome, Ở Việt nam hai trình duyệt được sử dụng phổ biến là phần mềm trình duyệt IE, Chrome, Firefox

2.2.2.3 Hyperlink

Hyperlink có nghĩa là một siêu liên kết Một hyperlink là một từ, cụm từ hoặc hình ảnh mà bạn có thể bấm vào để chuyển đến một tài liệu mới hoặc một phần mới trong tài liệu hiện hành Hyperlink được tìm thấy gần như tất cả các trang Web, cho phép người dùng bấm vào để chuyển từ trang này sang trang khác hoặc một vị trí nào đó trên trang web Hyperlink văn bản (text hyperlink) thường là màu xanh và gạch dưới, nhưng không phải tất cả đều giống như vậy Khi bạn di chuyển con trỏ trên một hyperlink, cho dù đó là văn bản hay một hình ảnh, mũi tên chuột thay đổi thành một bàn tay nhỏ chỉ vào liên kết Khi bạn nhấp vào nó, nó sẽ tự động thực hiện một trong các thao tác sau đây:

- Đưa bạn đến phần khác của trang hoặc đến một trang web khác trong cùng một website hay trang web khác trong website khác

- Cho phép bạn tải về (download) một tệp tin

- Chạy một ứng dụng, trình chiếu một đoạn video hoặc âm thanh

2.2.2.4 Trang Web (Webpage)

Trang web là một văn bản thường được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hypertext Markup Language - HTML), có thể truy cập thông qua Internet hoặc mạng khác sử dụng một trình duyệt Internet

Trang 37

Một trang web được truy cập bằng cách nhập địa chỉ URL và một trang web có thể chứa văn bản, đồ họa và siêu liên kết đến các trang web khác và các tập tin

2.2.2.7 Máy tìm kiếm search engine

Các thông tin trên Internet không được sắp xếp để người dùng có thể thấy dễ dàng Việc tìm kiếm thông tin đôi khi mất nhiều thời gian bởi vì tìm kiếm thông tin giống như bạn đi trên con đường xa lộ mà thông tin cần tìm lại ở trong một con đường nhỏ nào đó Máy tìm kiếm là một hệ thống cho phép tìm kiếm các thông tin trên Internet theo yêu cầu Người dùng muốn tìm thông tin trên Internet chỉ cần truy xuất vào địa chỉ của máy tìm kiếm, gõ từ khóa hoặc nội dung cần tìm và đợi máy tìm kiếm trả về kết quả Các máy tìm kiếm nổi tiếng trên thế giới như www.google.com, www.bing.com, www.altavista.com, www.yahoo.com,

2.2.2.8 Giao thức http

HTTP là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol, giao thức truyền thông cho phép duyệt web HTTP là một tập hợp các tiêu chuẩn cho phép người dùng World Wide Web trao đổi thông tin được tìm thấy trên các trang web HTTP định nghĩa cách thông điệp được định dạng và truyền đi Trình duyệt web sử dụng giao thức này để truy xuất và tải về các trang thông tin và các hình ảnh từ máy chủ Ví dụ, khi nhập vào một địa chỉ website (Uniform Resource Locator -URL) trong trình duyệt, điều này thực sự gởi một lệnh HTTP đến máy chủ web yêu cầu nó lấy và truyền các trang web yêu cầu

Dữ liệu gởi và nhận sử dụng giao thức http không được mã hóa, do đó dữ liệu có thể bị lấy cắp bởi hacker Do đó nếu thấy trang web có địa chỉ bắt đầu bằng http:// thì nó có nghĩa rằng trang web không an toàn

2.2.2.9 Giao thức https

HTTPS là viết tắt của “Hypertext Transfer Protocol Secure”, Nó là một sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) hay TLS (Transport Layer Security) cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet Giao thức HTTPS thường được dùng trong các giao dịch nhạy cảm cần tính bảo mật cao khi thông

Trang 38

các thông tin của bạn Nếu địa chỉ của trang web bắt đầu bằng chữ https:// thì điều này có nghĩa là bạn đang liên lạc với server của trang web có thể được an toàn

2.2.2.10 Cookie và Internet cache

Khi truy cập vào một Website, thường Website này sẽ lưu vào máy của bạn các thông tin về quá trình truy xuất cũng như các thông tin cá nhân mà bạn đã khai báo vào Website trước đó Các thông tin này được lưu trên máy trong các tập tin văn bản và được gọi là cookie Ưu điểm của cookie là giúp truy xuất nhanh cho các lần truy cập sau vào một trang Web mà không cần khai báo các yêu cầu đăng nhập hay truy cập ngay trang mà bạn truy cập dang dở ở các lần trước Tuy nhiên, cookie cũng có những bất lợi là dễ bị các chương trình virus hoặc các chương trình lấy trộm thông tin dựa vào cookie

Khi truy cập vào một trang Web, thông tin từ trang Web sẽ được lưu trữ tạm thời trong vùng ổ cứng máy tính của bạn, sau đó mới hiển thị lên màn hình Vùng nhớ này gọi là vùng nhớ đệm thông tin trên Internet (Internet cache) Do dó, khi truy cập vào trang Web lần thứ hai thì các thông tin được tải ngay từ vùng nhớ đệm này và chỉ cập nhật những phần thay đổi Ưu điểm là làm cho tốc độ truy cập nhanh nhất là các trang chứa thông tin hình ảnh hoặc video vì không phải tải toàn bộ thông tin Tuy nhiên, cũng có nhiều khuyết điểm vì là nơi thường trú cho các chương trình virus lây lan từ con đường Internet

2.2.2.11 Một số dấu hiệu để nhận ra một website an toàn

URL bắt đầu với https://: tối thiểu, địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bởi cụm https:// và có một biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của website)

Hình 2.1 Kết nối an toàn

Trang 39

Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt: Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, chúng ta cứ ngỡ đó chính là website cần tìm Nhưng trong trường hợp này, website bên phải là một ví dụ điển hình cho việc đánh lừa người dùng bằng cách thêm vào một đoạn ký tự phía sau Những website như thế này hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng nhà cung cấp chứng thực số (CA - Certificate Authority) để mua một chứng chỉ số SSL giá rẻ, có mức xác minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và hoàn toàn tự động

Hình 2.2 Hiển thị Website giả

Để ý dòng chữ “không bảo mật” và “kết nối của bạn tới trang web này không an toàn” Khi truy cập vào một website sử dụng chứng chỉ số SSL đã hết hạn, chứng chỉ số tự cấp phát hoặc được cấp phát bởi một hãng không đáng tin cậy, trình duyệt sẽ hiển thị một cảnh báo bảo mật Trong trường hợp này, dữ liệu trao đổi tại website vẫn sẽ được mã hóa, tuy nhiên bạn sẽ không thể biết liệu công ty hiển thị trên chứng chỉ số SSL có phải thật sự là công ty sở hữu và vận hành website đó hay không

Trình duyệt web (Web browser) là một phần mềm ứng dụng để truy xuất, trình diễn và chuyển các nguồn thông tin (information resource) trên hệ thống mạng toàn cầu (World Wide Web) Một nguồn thông tin được nhận dạng bởi một Uniform Resource Identifier (URL) và có thể là một trang web, phim - video, hình ảnh (images) hoặc các mẫu thông tin khác

Trình duyệt web cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web trong phạm vi mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ

Trang 40

Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau

Hiện có khá nhiều trình duyệt dành cho máy tính chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau Nhưng làm thế nào để chọn được trình duyệt có thể lướt web nhanh và an toàn Sau đây là một số trình duyệt được đánh giá tốt nhất hiện nay

2.3.1 Google Chrome

Hình 2.3 Biểu tượng trình duyệt Chrome

Là cái tên mà nhiều người thường nghe tới như trình duyệt web nhanh nhất hiện nay Trình duyệt này do Google phát triển, được đánh giá chạy mượt mà, tính năng đứng đầu hiện nay và ngày càng chứng minh được vì sao nó lại là tiện ích tốt nhất với tốc độ duyệt web, tính năng bảo mật, ổn định cao

Google Chrome tương thích với mọi loại máy tính từ máy tính để bàn đến máy tính xách tay, các máy tính sử dụng hệ điều hành khác nhau

Tính đến thời điểm này, trình duyệt web đã hỗ trợ hầu hết ngôn ngữ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới

2.3.2 Mozilla Firefox

Hình 2.4 Biểu tượng trình duyệt Firefox

Là một trong những trình duyệt web có tốc độ duyệt web cao, đòi hỏi khắt khe và phổ biến nhất, mang lại tiện lợi để lướt web nhanh hơn

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:56