+ Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các liên hợpmáy làm đất thực hiện công việc làm đất trên đồng ruộng.- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Giúp cho học sinh hiểu được cấu t
Liên hợp cày
Chuẩn bị
+ Đất đồi phải bằng phẳng kích thước 10x 15 m
+ Đất thuộc phải bằng phẳng kích thước 10x 15 m
+ Làm đất là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình canh tác, nhằm mục đích nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng
* Nhiệm vụ: máy làm đất là làm nhỏ (nhuyễn) lớp đất trồng cỏ, diệt cỏ dại và sâu bệnh, chuẩn bị đất tốt để gieo, trồng, cấy Liên kết máy kéo với máy cày + Lùi máy kéo vào lắp với cày
+ Lùi chính xác 3 điểm cơ cấu treo trùng với 3 điểm cày
Cày thử trên ruộng và điều chỉnh cày
a- Điều chỉnh thanh kéo dọc để các lưỡi cày ăn đều đất b- Điều chỉnh thanh thăng bằng ngang để đảm bảo độ sâu cày
- Độ sâu cày từ 20- 28 cm
- Kết hợp vặn thanh kéo dọc và thanh thăng bằng ngang điều chỉnh
- Các lưỡi cày song song với mặt phẳng nằm ngang
Chọn phương pháp chuyển động và thực hiện cày
Di chuyển theo phương pháp này sẽ chia ruộng đất thành 2 phần bằng nhau, cắm tiêu đánh dấu ở giữa Lái máy cày theo đường chạy đầu tiên đi vào giữa ruộng Đối với đường cày thứ 2, bánh trước và sau bên phải sẽ tiến lên phần đất đã cày Trong những đường đầu, lái máy cày phải quay vòng theo dạng nút, luôn di chuyển từ trái sang phải khiến đất ở 2 đường cày ban đầu lật úp vào nhau, tạo thành một luống sống trâu giữa ruộng.
* Ưu điểm: Phương pháp này dễ nhớ, đơn giản chỉ cần làm 1 hàng tiêu ở giữa vạt
Nhược điểm của LHM là phải quay vòng hình nút tám ở những đường cày đầu tiên và luôn quay vòng về bên phải, dẫn đến bộ phận di động và chuyển hướng mòn không đều Do đó, LHM thường được sử dụng ở những vạt ruộng hẹp và chũng giữa.
- Cày theo phương pháp này hoàn toàn ngược với phương pháp cày úp sống trâu
- Đường cày đầu tiên LHM đi sát ven ruộng bên phải, LHM luôn quay vòng từ phải sang trái Nếu bờ ruộng thẳng không cần cắm tiêu Sau khi cày xong giữa ruộng sẽ có 1 rãnh sẻ lòng máng.(hình vẽ)
* Nhược điểm: Những đường cày sau cùng phải quay vòng dạng hình nút, LHM luôn phải quay vòng từ phải sang trái nên bộ phận di động, chuyển hướng mòn không đều
* Ứng dụng: áp dụng ở các ruộng hẹp, giữa cao, cày san ra cho mặt ruộng chóng phẳng
Chia khoảng đất ra 2 phần bằng nhau thôi không tiếp tục cày nừa mà chuyển sang vạt thứ 2 cũng chuyển động theo phương pháp úp sống trâu Đến khi LHM bắt đầu phải quay vòng dạng hình nút thì tiến hành cày đan 2 vạt theo kiểu úp sống trâu Sau khi cày song mặt phẳng ruộng cũng tạo ra 2 rãnh và 1 luống Mặt ruộng tương đối bằng phẳng
* Ưu điểm: Không phải quay vòng dạng hình nút, khoảng cách chừa đầu vạt nhỏ, quay đầu vạt nhanh LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ
Nhược điểm của máy cày: khi chia diện tích ruộng thành các phần lớn, quá trình chạy không đầu đất đôi khi khá dài và phức tạp Người vận hành cần có kỹ năng thành tạo Sau khi cày xong, mặt ruộng vẫn còn lại hai rãnh, một luống.
3.4- Cày phối hợp đan vạt kép:
- Đầu tiên cắm tiêu cách bờ bên phải 1/4 chiều rộng vạt ruộng Bắt đầu cày1
& 3 trước theo phương pháp xẻ lòng máng Sau đó cày 2 & 4 theo phương pháp úp sống trâu Sau khi cày xong mặt ruộng sẽ có rãnh và 1 luống
* Ưu điểm: LHM quanh đầu vạt dễ dàng, không phải quay theo dạng hình mút do đó khoảng cách chừa đầu vạt giảm xuống, hệ số đường làm việc tăng. LHM quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều, LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi cày tương đối bằng phẳng
*Nhược điểm: Khá phức tạp, khó nhớ đòi hỏi người điều khiển máy phải linh hoạt, tay nghề vững, mặt ruộng sau khi cày xong vẫn còn 1 rãnh, 1 luống
*Ứng dụng: ở mọi vạt ruộng nhưng thích hợp ở vạt ruộng rộng, chiều dài ngắn.
Cày theo phương pháp này LHM chuyển động xung quanh vạt ruộng từ ngoài vào trong, đến các góc nhấc cày và quay máy dưới 1 góc 900 Phương pháp chuyển động này LHM luôn quay vòng về phía trái làm cho đất lật ra phía bờ có tác dụng giữ nước, phân cho đất
* Áp dụng: Cày đầu vạt, phù hợp ở các vạt ruộng hẹp hình vuông hoặc hình dạng phức tạp nhất là khi LHM ở ruộng nước
* Ưu điểm: Cày sát bờ, sát góc, tránh LHM quay gấp ở các góc, giảm được quãng đường chạy không, máy móc đỡ hao mòn, công nhân đỡ mệt
* Nhược điểm: LHM luôn phải quay vòng 1 bên, nếu hình dạng thửa ruộng phức tạp sẽ làm cho LHM chuyển động không được ổn định
Chất lượng cày tốt được đặc trưng bởi khả năng giữ vững độ cày sâu, khả năng lật đất tốt, khả ăng lấp kín cỏ tốt và lấp kín phân bón tốt, mức độ không bị lỏi và mức độ chất lượng cắt đất tốt
Kiểm tra độ cày sâu bằng dụng cụ đo luống cày hay bằng thước khi mới cày xong và ở cả trên lô ruộng đã cày (theo đường chéo lô ruộng ) bằng cách cắm một thanh gỗ hay thanh thép xuống sát tận đáy luống của lớp đất cày đã làm cho bằng phẳng Muốn xác định độ cày sâu trung bình, thường người ta phải đo ít nhất 20 lần ở những vị trí khác nhau rồi tính độ sâu trung bình, và đem so sánh độ sâu này với độ sâu đã cho Khi kiểm tra độ cày sâu trên lô ruộng đã được cày một lân thì phải xét đến độ xốp của đất, nên vào thời kỳ không mưa phải lấy độ cày sâu trung bình tính được trừ đi 20%.
Cày đầu bờ và di chuyển địa bàn
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua
Kiểm tra chất lượng ruộng cày
- Sau khi làm đất xong mặt đồng phẳng, đáy luống phẳng, cỏ rác, sâu bệnh phải gom lại hoặc vùi xuống dưới hoặc dồn lên bờ Yêu cầu trong khi làm việc máy phải cân bằng đi thẳng, không được lỏi không được lặp
- Có khả năng làm đất tới độ sâu 25 - 35 cm Độ sâu phải đồng đều, độ sai lệch cho phép về độ sâu không quá ± 10% so với yêu cầu
- Khi cày đất có nhiều cỏ dại hoặc cày sâu lớn hơn 18 cm, trước các thân cày chính nhất thiết phải lắp thêm thân cày phụ để chúng hớt lớp đất mặt tới độ sâu 8 -
Khi cày luống đất có nhiều cỏ dại, hệ thống máy và thiết bị làm đất đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt và xử lý cỏ triệt để Chúng tiến hành cày sâu tới độ sâu khoảng 12 cm, lật lớp đất cùng cỏ dại xuống dưới đáy luống Bằng cách này, cỏ dại cùng các loại phân bón được trộn đều vào đất, ngăn ngừa sự phát triển của cỏ và cải thiện độ phì nhiêu cho luống đất.
- Sau khi làm đất xong bề mặt ruộng phải bằng phẳng hoặc gợn sóng (độ cao của sóng đất không quá 5 cm) Đáy luống phải phẳng để tạo điều kiện cho hệ thống máy làm việc tốt ở lượt sau
- Hệ thống máy và thiết bị làm đất phải có hệ thống điều chỉnh cơ học để điều chỉnh và sử dụng dễ dàng theo yêu cầu, làm việc chắc chắn, tuổi thọ cao, năng suất và hiệu quả cao.
- Kiểm tra độ cày sâu bằng dụng cụ đo luống cày hay bằng thước khi mới cày xong và ở cả trên lô ruộng đã cày (theo đường chéo lô ruộng ) bằng cách cắm một thanh gỗ hay thanh thép xuống sát tận đáy luống của lớp đất cày đã làm cho bằng phẳng
- Muốn xác định độ cày sâu trung bình, thường người ta phải đo ít nhất 20 lần ở những vị trí khác nhau rồi tính độ sâu trung bình, và đem so sánh độ sâu này với độ sâu đã cho Khi kiểm tra độ cày sâu trên lô ruộng đã được cày một lần thì phải xét đến độ xốp của đất, nên vào thời kỳ không mưa phải lấy độ cày sâu trung bình tính được trừ đi 20%.
Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ thuật và kinh tế
- Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy với chất lượng cao, tránh những hư hỏng bất thường trong quát trình làm việc, đặc biệt là chăm sóc đơn giản
- Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế
- Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình, quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy
- Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy bằng cách chọn phương pháp chuyển động hợp lý.
Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc
- Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
- Kê kích máy đúng trọng tâm
- Theo dõi hoạt động các đồng hồ
- Di chuyển địa bàn phải nâng cày khóa thủy lực, đi số thấp
- Khi cày vòng đâu bờ phải nâng cày
- Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay, hạ cày xuống lền đất
- Người sử dụng phải biết cấu tạo tính năng, tác dụng của liên hợp máy.Nắm vững kỹ thuật và kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy cày
- Khi thành hợp liên hợp máy phải kiểm tra tất cả các bộ phận xem cách lắp ghép có đúng hay không? có bị biến dạng, nứt, mẻ, gãy hay không Nếu cần thì thay mới
- Máy cày nhận truyền động từ méo kéo qua trục thu công suất do đó khi lắp ghép cần phải hạn chế hành trình nâng hạ của cày
- Khi vòng đầu vạt hoặc khi lùi máy nghiêm cấm không được cho cày làm việc và nâng cày lên tránh làm hư hỏng cày và cơ cấu treo của máy kéo
- Khi hạ cày làm việc phải hạ từ từ, tránh hạ nhanh quá làm gãy lưỡi cày hay làm cho máy quá tải chết máy
Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa hoặc làm cỏ rác, cần ngắt nguồn truyền động trước khi thực hiện Trong suốt thời gian bảo dưỡng, sửa chữa hoặc làm cỏ, nghiêm cấm mọi người tự ý lên buồng lái nhằm ngăn ngừa tai nạn xảy ra.
- Luôn phải cảnh giác đề phòng tai nạn, chuẩn bị sẵn sàng cắt động lực ở trục thu công suất.
B Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: - Trình bày sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy cày trụ CT-2
Câu 2: Trình bày quy trình sửa chữa và điều chỉnh cày CT2 2.
Bài tập Bài 1: Thực hành thay thế bộ phận làm việc lưỡi cày
Bài 2: Thực hành liên kết lắp ghép máy kéo với máy cày và điều chỉnh sơ bộ
C Ghi nhớ: Trọng tâm bài muc:
1 Sửa chữa máy cày 2 Liên kết và vận hành LHM
Liên hợp bừa
Bừa thử trên ruộng và điều chỉnh độ sâu, góc đánh chéo
- Răng bừa lắp lên khung phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mỗi răng bừa phải tạo nên một vết riêng, khoảng cách vết đều và nhỏ
- Khoảng cách răng bừa trên hàng ngang phải đủ lớn để tránh ùn tắc đất hoặc cỏ rác khi làm việc
- Tác động của đất lên răng bừa phải cân đối để máy đi thẳng trong quá trình làm việc
- Với răng bừa dạng đinh có tiết diện là hình vuông thì phải lắp để sống lang
- Với răng bừa có vát đầu nhọn thì phải lắp để chiều vát ngược so với hướng tiến.
Chọn phương pháp chuyển động và bừa đất
- Loại máy bừa răng phổ biến là máy bừa ziczăc, máy gồm 3 mảng kết nối với nhau theo chiều ngang và có bề rộng làm việc là 3 m Mỗi mảng bừa có 20 răng và được lắp thành 5 hàng ngang, 4 hàng dọc khoảng cách răng trên hàng ngang 15 - 30cm, khoảng cách vết răng 3 - 6cm
- Thứ tự các vết răng: vết thứ nhất do răng bàng I vạch nên, vết thứ hai răng hàng IV, vết thứ ba răng hàng III, vết thứ tư răng hàng II, vết thứ năm răng hàng V.
Bừa quay: khi máy làm việc bộ phận làm việc chính quay nghĩa là khi làm việc các bộ phận này quay một cách chủ động hoặc thụ động do lăn trên mặt đất.
Máy bừa quay có các loại:
- Bừa răng quay: dùng để phá váng sau khi gieo
Bừa đĩa được sử dụng để làm tơi đất trước khi gieo trồng hoặc phá lớp váng trên ruộng sau thời gian dài không sử dụng Trong khi đó, bừa trống lăn vừa có tác dụng làm tơi đất vừa có thể nén đất đối với các vùng đất bị xói mòn.
- Bánh tồng đất: bánh lồng sử dụng trên các ruộng ngập nước sâu, thường là ruộng có nên yêu
* Bừa tăng quay (bừa móng)
- Bộ phận làm việc chính là các đĩa bừa có dạng rẻ quạt tròn các răng có tiết diện tròn, đường kính φ = 1,0 - 1,6 mm, đĩa bừa lăn trên mặt ruộng, các răng sẽ cào và phá vỡ lớp váng trên mặt.
- Thường có 2 loại: nhẹ và nặng.
Bộ phận làm việc chính của bừa địa là các đĩa bừa, các đĩa bừa có dạng chỏm cầu với đường kính từ 450 - 660 tâm, với địa bừa của máy bừa đĩa nặc xung quanh mép đĩa có cái hình tai khế Đĩa bừa được mài sắc ở mép, chiều dầy cạnh sắc < 0,5 mm, cạnh sắc được mài ở mặt lồi của địa Tại tâm của đĩa bừa có khoét lỗ hình vuông để lắp lên trục hình vuông, trong quá trình làm việc toàn bộ trục và đĩa cùng quay Để trục bừa quay được tại vị trí liên kết với khung có lắp tai bắt, ở trong tai bắt có lắp vòng bi hoặc bạc, thông thường một đầu của trục bừa lắp cố định, đầu còn lại có thể thay đổi vị trí lắp để thay đổi góc tiến của đĩa bừa khi làm việc Mỗi trục có lập từ 5 - 12 địa để hình thành nên một tổ bừa, mỗi máy bừa có thể lắp 2 hoặc 4 tổ bừa trên một mảng hay hai mảng bừa, với máy bừa gồm 2 mảng bừa thì các mảng kết nối với nhau theo chiều dọc Các tổ bừa lắp vào khung thành hàng và nghiêng với hướng tiến 1góc β = 900 - α, thông thường các tổ bừa xếp với nhau thành hình chữ v hoặc chữ x nằm ngang α là góc lệch của đĩa bừa với hướng tiến và gọi là góc tiến của đĩa bừa, khi α tăng độ bừa sâu tăng Các địa bừa lắp lên khung cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vết đĩa hàng trước và sau cần phải lệch nhau để bừa cho đồng đều Đĩa hàng trước và sau lắp ngược chiều nhau để trải đất lại, làm cho mặt đồng bằng phẳng
- Góc tiến của đĩa bừa có thể thay đổi được trong khoảng 0 - 220, khi làm việc đĩa bừa phải hướng chiều lõm về phía trước
- Với các đĩa bừa có cắt tai khế thì phải xếp các tai khế lệch nhau Mỗi mảng bừa lắp hai bánh xe bằng thép rỗng, các bánh xe liên kết với khung qua hệ thống vít điều chỉnh để nâng hạ, điều chỉnh độ bừa sâu.
Dùng để nén đất trước và sau khi gieo Khi làm việc các trống lăn trên mặt đất và nén đất bằng chính trọng lượng của nó:
- Trước khi gieo san phẳng ruộng, đập vỡ các tảng đất còn lại
- Sau khi gieo nén lớp đất mặt ép hạt vào đất tốt hơn, tăng lớp mùn cho lớp đáy tạo điều kiện cho cây trồng phát triển nhanh hơn đối với vùng hạn hán, hạn chế độ thoái hoá của mùn, giúp cho đất giữ ẩm tốt hơn Khả năng nén của đất, phụ thuộc vào M, D, B
Trong đó: - p: áp lực riêng trên 1 cm
- M: trọng lượng của trống lăn
- D, B: đường kính và bề rộng làm việc của trống lăn Đánh giá khả năng nén đất qua công thức tổng quát: a = M2/B2.D
Bánh lồng bao gồm các thanh thép góc L hàn cứng trên các vành bánh Có chuyển trên ruộng bánh lồng vừa là bộ phận di động vừa là các máy canh tác để làm đất Do trọng lượng máy kéo, bánh lồng lún sâu vào bùn, các thanh thép góc cắt đất thành thỏi hất lên phía trên, cỏ hoặc góc rạ bị vùi dập xuống phía dưới Để chống lật ngửa khi làm việc với máy kéo lớn phía sau có lắp một bừa răng hoặc bừa đĩa nhỏ có bề rộng 1,2m ở khoảng giữa hai bánh, bừa được gài ở tư thế bơi khi làm việc, với máy kéo nhỏ, có thể lắp kèm bánh lồng với máy phay đất để làm nhỏ đất giữa 2 bánh Khi di chuyển xuống ruộng máy phải tiến xuống và khi lên bờ sau khi làm việc xong phải lùi lên để chống lật Mức nước trong ruộng khi lồng đất tốt nhất là 7 - 25 cm (bùn nhuyễn), 25 - 30 cm (bùn bị se trên mặt ruộng) Nếu ít nước, bánh lồng bị bùn đất kết dính, đất bị cuốn vào bánh lồng làm tăng lực cản và không đảm bảo chất lượng làm đất, trên ruộng nền yếu hoặc mức nước sâu cần phải lắp thêm phao dưới bụng máy khi làm việc
Di chuyển địa bàn
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua
Kiểm tra chất lượng ruộng bừa
- Độ làm tơi nhỏ lớp đất mặt tới độ sâu 10 - 12 cm đối với ruộng khô và làm nhuyễn lớp đất mặt tới độ sâu 15 - 20 cm đối với ruộng nước cho tới khi đạt yêu cầu kỹ thuật nông học.
6 Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ thuật và kinh tế
- Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy với chất lượng cao, tránh những hư hỏng bất thường trong quát trình làm việc, đặc biệt là chăm sóc đơn giản
- Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế
- Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình, quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy
- Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy bằng cách chọn phương pháp chuyển động hợp lý.
7 Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc.
- Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
- Kê kích máy đúng trọng tâm
- Theo dõi hoạt động các đồng hồ
- Di chuyển địa bàn phải nâng bừa khóa thủy lục, đi số thấp
- Khi bừa vòng đâu bờ phải nâng bừa
- Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay, hạ phay xuống lền đất
- Người sử dụng phải biết cấu tạo tính năng, tác dụng của liên hợp máy. Nắm vững kỹ thuật và kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy bừa
Khi tiến hành lắp ghép các thành phần máy móc vào thành một khối hợp nhất, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra toàn bộ các bộ phận để chắc chắn chúng được lắp ghép đúng cách Tiếp theo, tiến hành kiểm tra xem có bộ phận nào bị biến dạng, nứt, mẻ hay gãy không Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, phải thay thế ngay bằng bộ phận mới để đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình vận hành.
- Máy bừa nhận truyền động từ méo kéo qua trục thu công suất do đó khi lắp ghép cần phải hạn chế hành trình nâng hạ của bừa
- Khi vòng đầu vạt hoặc khi lùi máy nghiêm cấm không được cho bừa làm việc và nâng bừa lên tránh làm hư hỏng bừa và cơ cấu treo của máy kéo
- Khi hạ bừa làm việc phải hạ từ từ, tránh hạ nhanh quá làm gãy lưỡi bừa hay làm cho máy quá tải chết máy
- Khi cần thiết chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, gỡ cỏ rác phải cắt truyền lực mới được tiến hành Trong thời gian đó nghiêm cấm nghiêm cấm người tuỳ tiện lên buồng lái, đề phòng xảy ra tai nạn
- Luôn phải cảnh giác đề phòng tai nạn, chuẩn bị sẵn sàng cắt động lực ở trục thu công suất.
Liên hợp phay
Phay thử trên ruộng và điều chỉnh
- Điều chỉnh độ nâng của phay trong giới hạn cho phép tránh tình trạng khi nâng phay gây hư hỏng cho trục các đăng
- Điều chỉnh độ cày sâu: Điều chỉnh bằng cách xê dịch và hãm hai bàn trượt lên hoặc xuống bằng các bu lông ở các vị trí khác nhau
- Kéo dài xích treo sao cho nó tiếp xúc nhẹ với bề mặt đất
- Căn cứ vào yêu cầu nông học đối với cây trồng mà bố trí lưỡi lắp phay cho phù hợp.
Chọn phương pháp chuyển động liên hợp phay và thực hiện phay
Chuyển động như cày úp sống trâu, đường phay cuối cùng chuyển động ngược lại Trước hết ta chia vạt ruộng ra làm 2 phần bằng nhau Xác định cắm tiêu đường trung tâm của vạt ruộng rồi cho liên hợp máy đi vào đường trung tâm đó và luôn quay vòng sang bên phải Mấy đường đầu tiên LHM phải quay vòng hình nút tiến hành phay cho đến khi 2 bên còn bằng khoảng cách đầu vạt thì phay luôn đầu vật (tiến hành cày 4 góc nâng cày)
Vì thường bề rộng làm việc của phay nhỏ, liên hợp máy luôn quay vòng về bên phải cho nên khi phay xong 4 phía còn khoảng 40 – 50 cm chưa được phay. Muốn phay hết thì phải cho LHM đi ngược trở lại quay vòng thì phải sang trái
Chuyển động như hình vẽ
-Trước hết ta cho máy chạy vào giữa vạt ruộng theo đường chéo Xác định cắmtiêu đường trung tâm của vạt ruộng rồi cho liên hợp máy đi vào đường trung tâm đó và luôn quay vòng sang bên phải Mấy đường đầu tiên LHM phải quay vòng hình nút tiến hành phay cho đến khi 2 bên còn bằng khoảng cách đầu vạt thì phay luôn đầu vạt
- Kết thúc đường phay cuối cho máy chạy phay xung quanh như hình vẽ
Di chuyển địa bàn- phay đầu bờ
- Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua
Kiểm tra chất lượng ruộng phay
- Khi phay xong đất phải vỡ nhỏ đều, tơi xốp vùi dập cỏ dại Mặt ruộng phải bằng phẳng đảm bảo độ sâu từ 15- 25cm
6 Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ thuật và kinh tế
- Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy với chất lượng cao, tránh những hư hỏng bất thường trong quát trình làm việc, đặc biệt là chăm sóc đơn giản
- Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình, quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy
- Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy bàng chọn phương pháp chuyển động hợp lý.
1 Kiểm tra sơ bộ dàn phay
- Trên dàn phay phải đầy đủ các bộ phận
Thanh treo, hộp số giữa, hộp số bên, vỏ phay, nắp sau phay, trống phay, lưỡi phay
3 Kiểm tra lắp ghép phay
- Các lưỡi phay được lắp đúng theo sơ đồ
+ Sơ đồ lắp xen kẽ
4 Thu dọn đồ nghề và vệ sinh công nghiệp
- Máy sạch sẽ và tình trạng kỹ thuật tốt
Trình tự công Hình ảnh Yêu cầu kỹ việc thuật
- Lưỡi phay không bị rạn nứt, mòn quá
- Lưỡi phay phải được bắt chặt với trống phay
- Tháo lưỡi phay ra khỏi trống phay
3 Lắp lưỡi phay vào trống phay
- Lắp lưỡi phay với trống phay
4 Thu dọn đồ nghề và vệ sinh công nghiệp
- Máy sạch sẽ và tình trạng kỹ thuật tốt
* Sửa chữa trụ trống phay
- Trống phay không rạn Nứt
- Các ổ lăn trên hai đầu trục đảm bảo độ dơ cho phép 0.1- 0,15mm
- Thay ổ lăn hai đầu trục
- Lắp đúng chủng loại và điều chỉnh độ dơ cho phép
3 Thu dọn đồ nghề và vệ sinh công nghiệp
- Máy sạch sẽ và tình trạng kỹ thuật tốt
- Quan sát nhận biết khung phay
- Kiểm tra các mối ghép
- Đủ các bộ phận như hình bên
- Mối ghép xiết chặt - Không rạn nứt
3 Thu dọn đồ nghề và vệ sinh công nghiệp
- Máy sạch sẽ và tình thuật tốt
* Sửa chữa bộ truyền động:
1 Sửa chữa bộ truyền động
- Kiểm tra dầu bôi trơn
+ Tháo ốc vị trí kiểm tra
+ Bổ xung tháo ốc vị trí bổ xung dầu sau đó bổ xung
- Dầu bôi trơn chảy ra là đủ
- Sửa chữa thay xích truyền động
+ Tháo bu lông mặt bích
- Đảm bảo độ võng dải xích từ 3- 5mm
- Kiểm tra dầu bôi trơn
+ Tháo ốc kiểm tra đồng thời rút thước kiểm tra
+ Bổ xung tại vị trí kiểm tra
- Dầu bôi trơn đủ nằm trong vạch giữa max và minLắp đúng chủng loại
3 Thu dọn đồ nghề và vệ sinh công nghiệp
- Máy sạch sẽ và tình trạng kỹ thuật tốt
7 Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc.
- Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
- Kê kích máy đúng trọng tâm
- Theo dõi hoạt động các đồng hồ
- Di chuyển địa bàn phải nâng phay khóa thủy lục, đi số thấp
- Khi phay vòng đâu bờ phải cắt truyền động các đăng và nâng phay
- Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay, hạ phay xuống lền đất
- Người sử dụng phải biết cấu tạo tính năng, tác dụng của liên hợp máy. Nắm vững kỹ thuật và kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy phay
Khi thành lập hợp liên hợp máy, cần phải kiểm tra toàn bộ các bộ phận để đảm bảo chúng lắp ghép đúng cách Kiểm tra xem có bộ phận nào bị biến dạng, nứt, mẻ, gãy không để thay mới kịp thời.
Vì máy phay nhận truyền động từ mô tơ kéo qua trục thu công suất, nên khi lắp ghép cần hạn chế hành trình nâng hạ của phay nhỏ hơn hoặc bằng 450 (hãm ở xy lanh lực) để tránh làm hỏng trục các đăng Khi làm việc cần cố gắng để trục thu công suất thẳng.
- Khi khởi động máy máy phay ở thế cắt truyền động, tay thủy lực thể ngắt
- Khi vòng đầu vạt hoặc khi lùi máy nghiêm cấm không được cho phay làm việc và nâng phay lên tránh làm hư hỏng phay và cơ cấu treo của máy kéo
- Khi hạ phay làm việc phải hạ từ từ, tránh hạ nhanh quá làm gãy lưỡi phay hay làm cho máy quá tải chết máy
- Khi cần thiết chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, gỡ cỏ rác phải cắt truyền lực mới được tiến hành Trong thời gian đó nghiêm cấm nghiêm cấm người tuỳ tiện
- Luôn phải cảnh giác đề phòng tai nạn, chuẩn bị sẵn sàng cắt động lực ở trục thu công suất.
B Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: - Vẽ sơ đồ cấu tạo trình bày hoạt động của máy phay đất
Câu 2: Vẽ sơ đồ các kiểu lắp dao phay trên trống phay Nêu công dụng của từng sơ đồ lắp
2 Bài tập Bài 1: Thực hành thay thế bộ phận làm việc lưỡi phay
Bài 2: Thực hành liên kết lắp ghép máy kéo với máy phay và điều chỉnh sơ bộ
C Ghi nhớ: Trọng tâm bài muc:
2 Liên kết và vận hành LHM
Liên hợp máy kéo bánh lồng
Chọn phương pháp chuyển động và thực hiện lồng đất
2.1 - Phương pháp chuyển động lồng nối tiếp:
- Chuyển động theo phương pháp này: Sau khi liên hợp máy đi xong lần 1 đến đường thứ 2, thứ 3t, thứ 4 mỗi đường đều dịch sang ngang 1 khoảng bằng 1/2B (B là bề rộng làm việc của 1 bánh lồng) đến đường thứ 5 mới dịch sang 1 đoạn
L - 1/2B (L là khoảng cách giữa 2 đường ngoài cùng của liên hợp máy) Ưu điểm: Phương pháp này người lái máy dễ khắc phục được sót lỏi do phương pháp chuyển động không hợp lý gây lên ứng dụng rộng rãi.
Hình - Sơ đồ phương pháp chuyển động lồng nối tiếp
2.2 -Phương pháp chuyển động lồng xen kẽ:
* Chuyển động theo phương pháp này:
- Sau khi LHM đi xong đường thứ nhất
Đường lồng thứ 2 đi vào khoảng trống giữa hai bánh xe của đường lồng thứ nhất, đường lồng thứ 3 và thứ 4 đi chồng lên các luống còn sót lại Đến đường lồng thứ 5 mới dịch hẳn sang ngang một khoảng bằng 1/2 khoảng cách luống Ưu điểm của phương pháp này là sau khi lồng xong một lượt, mặt ruộng được làm đất hai lượt, khắc phục được tình trạng sót lỏi do chuyển động gây ra.
Hình - Sơ đồ phương pháp chuyển động lồng xen kẽ
Di chuyển địa bàn
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua
Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
+ Phải sử dụng bảo hộ lao động
+ Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
+ Sử dụng máy hàn điện chú ý an toàn về điện và dùng kính bảo hộ
+ Khi tháo, xiết đai ốc bánh xe tư thế nới, xiết phải đảm bảo chắc chắn + Kê kích máy đúng trọng tâm, không hạ kích đột ngột.
Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc- Bàn giao ca
+ Theo dõi hoạt động các đồng hồ
+ Khi làm việc máy phải lắp cơ cấu chống lật
+ Khi phay vòng đầu bờ hạn chế dùng phanh gấp bán trục
+ Phòng và chống sa lầy: Phải điều tra kỹ địa bàn trước khi đưa liên hợp máy xuống làm việc Kết hợp cùng chủ ruộng đánh dấu, cắm vè ở những nơi có hố, rãnh để tránh sa lầy khi làm việc
Khi tiếp tục làm việc trong điều kiện bùn đất bám nhiều vào bánh lồng, bánh lồng lún sâu trong bùn đất làm máy kéo quá tải đột ngột, cần ngưng hoạt động máy kéo, vệ sinh sạch bùn đất bám trên bánh lồng, sau đó cho máy kéo hoạt động bình thường trở lại.
+ Khi máy kéo bị sa lầy, cần moi đất dưới gầm máy, trong bánh lồng, đào thành đường thoai thoải dưới bánh lồng, lát rong tre hoặc rạ bện thành bó dưới bánh lồng về phía trước rồi từ từ cho máy chạy lên Không dùng gỗ chèn và gài cơ cấu vi sai vì điều này dễ gây xoắn bán trục hoặc phá hỏng các chi tiết truyền lực của máy kéo
+ Khi đầu máy có hiện tượng nâng lên "voi làm xiếc", nhất thiết không được tăng ga, mà phải lập tức cắt côn tìm biện pháp khắc phục Trong trường hợp máy kéo đã nâng đầu lên, nếu tăng ga máy có thể lật ngửa ra, nguy hiểm đến tính mạng người lái
- Công nhân sử dụng LHM phải nắm vững địa bàn hoạt động của mình, trực tiếp kiểm tra khi thấy đạt yêu cầu mới cho máy máy xuống làm việc
- Khi đưa máy xuống ruộng người lái phải cho LHM xuống thẳng góc với bờ ruộng, tránh cho máy xuống xiên góc, máy nghiêng dễ đổ
- Khi khởi động phải gài phanh chân, ra số không
Khi làm việc trên đồng, tuyệt đối không sử dụng khóa vi sai và tránh lái máy quá ngặt Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng quá tải cho các bộ phận như bánh lồng và cầu sau, đảm bảo máy hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của chúng.
- Không được để máy quá tải thường xuyên, không được sử dụng các bánh mấu đã bị cong gãy
- Để tránh bị sa lầy không được cho LHM máy chạy sát nơi đã đánh dấu nguy hiểm
- Khi có hiện tượng máy cất bổng đầu phải lập tức cắt côn, giảm ga
- Cấm tăng ga, nhớm côn dật cục để vượt lầy: Đây là kỹ thuật vượt lầy bằng cách giữ ga đều và nhả côn từ từ để truyền lực dần dần, tránh tình trạng tăng ga đột ngột khiến lốp bị trượt.- Cấm dùng khóa vi sai để vượt lầy: Khóa vi sai sẽ khiến bánh xe quay với tốc độ bằng nhau, điều này không phù hợp khi vượt lầy vì có thể khiến xe bị mắc kẹt hơn.- Không được để máy ngâm quá lâu trong nước bùn: Khi xe bị lầy, không nên để máy ngâm quá lâu trong nước bùn vì có thể khiến máy bị hỏng.- Khi cứu máy bị lầy, phải chú ý đến sự an toàn của người và phương tiện: Khi cứu xe bị lầy, cần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện bằng cách sử dụng các biện pháp như dùng cáp kéo, không đứng trước đầu xe khi kéo, không dùng sức kéo quá lớn.