Bạn có thể chia sẻ một hành vi thay đổi trong cuộc sống của bạn theo hướng 5Rmà bạn cho rằng bắt nguồn từ nội dung mạng xã hội liên quan đến chủ đề "zerowaste" mà bạn đã xem.. Trần Thanh
Trang 1National Economics University
Bachelor of Business Administration in English
Research Methodology
Depth Interview- Case study
Group: 4
Class: E-BBA 14.2
Topic: The influence of social media on the perception of young people towards the 'Zero waste' lifestyle.
Members: Lê Trí Tâm
Nguyễn Phương Thúy
Hoàng Lam Giang
Lê Thị Thanh
Đỗ Thùy Dương
Hanoi, 10-2023
Trang 2Table of Contents
Description of the interview we have conducted 3
Case study 12
Abstract 12
Introduction 12
Literature review 12
Findings and Discussion 13
1 Finding 14
2 Discussion 15
3 Conclusion and recommendation 15
Reference 17
Trang 3TEAM ASSIGNMENT Description of the interview we have conducted
All questions for interviewing
PHẦN 1: Thông tin cơ bản
1 Bạn có thể giới thiệu một ít về bản thân mình? (tuổi, giới tính, ngành học/nghề nghiệp)
2 Bạn thường sử dụng MXH nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho MXH?
PHẦN 2: Nhận thức của giới trẻ tới lối sống “Zero Waste”
1 Bạn có biết đến Lối sống “Zero Waste” không? Nếu có thì bạn biết đến từ bao giờ?
2 Điều gì bạn nghĩ tới đầu tiên khi nghe tới Lối sống “Zero Waste”?
3 Theo bạn, điều gì thúc đẩy một người theo đuổi lối sống “Zero Waste”?
4 Trong đời sống hằng ngày, bạn thấy giới trẻ làm những gì để theo đuổi Lối sống
“Zero Waste”?
PHẦN 3: “Ảnh hưởng của MXH đến nhận thức và hành vi của giới trẻ tới lối sống
“Zero Waste”
1 Bạn đã từng thấy thông tin/ bài viết/ video về “Zero Waste” trên MXH chưa? Nếu
có, nội dung đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Bạn có thực hiện thay đổi gì trong lối sống của mình sau khi tiếp xúc với nội dung đó?
2 Bạn theo dõi bao nhiêu tài khoản, trang hoặc nhóm trên MXH nói về lối sống
“Zero Waste”?
3 Bạn có nghĩ rằng MXH có thể là một công cụ hữu ích để thúc đẩy các hành vi về lối sống “Zero Waste” trong giới trẻ? Bạn có thể chia sẻ một số trải nghiệm cá nhân trên MXH đã giúp bạn áp dụng nguyên tắc 5R trong cuộc sống hàng ngày không?
4 Mạng xã hội đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết và nhận thức của bạn về lối sống Zero Waste và nguyên tắc 5R như thế nào? Bạn có thể cho mình một ví dụ về cách
Trang 4MXH đã giúp bạn hoặc người quen của bạn thay đổi nhận thức và hành động về lối sống “Zero Waste” được không?
PHẦN 4: Cơ hội và thách thức của giới trẻ khi theo đuổi lối sống “Zero Waste”
1 Theo bạn, những cơ hội và thách thức nào giới trẻ gặp phải khi theo đuổi lối sống
‘Zero Waste”?
2 Bạn cho rằng Mạng Xã hội tạo nên những cơ hội nào cho giới trẻ tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
3 Bạn cho rằng Mạng Xã hội tạo nên những thách thức nào cho giới trẻ tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
4 Chúng ta nên sử dụng Mạng Xã hội như thế nào để giải quyết các thách thức về việc tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
5 Bạn xử lý thế nào khi phát sinh rác bất ngờ, mặc dù bạn đã có ý định sống theo lối sống "không rác"?
6 Bạn xử lý thế nào khi đối mặt với những chỉ trích hoặc xung đột liên quan đến lựa chọn lối sống "không rác" của mình?
PHẦN 5: Khuyến nghị của đối tượng được phỏng vấn về việc theo đuổi Lối sống
“Zero Waste” qua Mạng Xã hội
1 Bạn có thể chia sẻ một nội dung trên mạng xã hội liên quan đến chủ đề "zero waste" mà bạn đã từng xem và khiến bạn nhớ mãi không? Nội dung đó có gì đặc biệt khiến bạn nhớ? Nội dung đó đã truyền tải thông điệp gì cho bạn?
2 Bạn có thể chia sẻ một hành vi thay đổi trong cuộc sống của bạn theo hướng 5R
mà bạn cho rằng bắt nguồn từ nội dung mạng xã hội liên quan đến chủ đề "zero waste" mà bạn đã xem? Hành vi thay đổi đó đã tác động như thế nào đến cuộc sống của bạn?
3 Theo bạn, làm thế nào MXH có thể được sử dụng hiệu quả hơn nữa để tạo ra nhận thức về “Zero Waste” trong giới trẻ?
4 Bạn có gợi ý gì để giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và chủ động trong việc tìm hiểu và thực hành lối sống Zero waste?
5 Bạn nghĩ rằng giới trẻ có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc theo đuổi lối sống Zero waste thông qua mạng xã hội như thế nào?
Trang 5Xin chào bạn, chúng mình là nhóm Nghiên cứu khoa học đến từ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Rất cảm ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn với chúng mình Toàn bộ thông tin cá nhân
và tư liệu của buổi phỏng vấn sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và không chia
sẻ công khai dưới bất cứ hình thức nào.
Đề tài nghiên cứu của nhóm tập trung vào Ảnh hưởng của Mạng xã hội tới nhận thức của giới trẻ về Lối sống “Zero-waste” Mong bạn sẽ thoải mái chia sẻ suy nghĩ của mình
về đề tài này.
Mạng xã hội đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt là trong việc lan truyền thông tin và tạo ra những xu hướng mới Một trong những chủ đề đang được quan tâm là lối sống "Zero-waste" - lối sống giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường Do đó, việc lan tỏa thông tin và tạo ra những hành động tích cực trong cộng đồng giới trẻ để nâng cao nhận thức về lối sống "Zero-waste" luôn là một trong những điều quan trọng
Vậy chúng ta cùng bắt đầu cuộc phỏng vấn ạ.
● Interviewer’s name: Lê Thị Thanh
Phone Number:0399378211
Student ID: 11225770
Email: ltt280104@gmail.com
● Interviewee’s name: Trần Thanh Hoa
Chức vụ: Sinh viên
Phone Number: 039 6516406
Email (confidential)
Số năm công tác: 2
Giới tính: Nữ
Interview time: 16:35 3/10/2023
Interview’s content:Ảnh hưởng của Mạng xã hội tới nhận thức của giới trẻ
về Lối sống “Zero-waste”
Lê Thị Thanh: Bạn có thể giới thiệu một ít về bản thân mình? (tuổi, giới tính, ngành học/nghề nghiệp)
Trần Thanh Hoa : Mình là Trần Thanh Hoa Mình đang học năm 2 ở Học viện ngân hàng
Lê Thị Thanh: Bạn thường sử dụng MXH nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho MXH?
Trần Thanh Hoa: Mình thường sử dụng Instagram, facebook ,zalo, tiktok Thường thì mình sẽ dung 4- 5 tiếng mỗi ngày
Trang 6Lê Thị Thanh: Bạn có biết đến Lối sống “Zero Waste” không? Nếu có thì bạn biết đến từ bao giờ?
Trần Thanh Hoa: Mình có Mình được nghe và học từ năm cấp 1
Lê Thị Thanh: Điều gì bạn nghĩ tới đầu tiên khi nghe tới Lối sống “Zero Waste”? Trần Thanh Hoa: Mình nghĩ là lối sống không rác thải – lối sống mà tất cả mọi người đang hướng tới
Lê Thị Thanh: Theo bạn, điều gì thúc đẩy một người theo đuổi lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: Mọi người đều đang hướng tới môi trường xanh sạch đẹp
Lê Thị Thanh: Trong đời sống hằng ngày, bạn thấy giới trẻ làm những gì để theo đuổi Lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: Các bạn chú trọng phân loại rác thải hơn , tái chế sử dụng và hạn chế sử dụng các sản phẩm sử dụng một lần
Lê Thị Thanh: Bạn đã từng thấy thông tin/ bài viết/ video về “Zero Waste” trên MXH chưa? Nếu có, nội dung đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Bạn có thực hiện thay đổi gì trong lối sống của mình sau khi tiếp xúc với nội dung đó?
Trần Thanh Hoa: Mình đã thấy rất nhiều bài viết nói về “zero waste” Mình nhớ có lần mình xem video trên facebook ở bãi biển Nha Trang , một nhóm bạn ngoại quốc đã chung tay thu dọn rác ven biển và biến nơi đó thành sân bóng trẻ em Lúc đó mình thấy rất xúc động , bản thân mình là con người Việt Nam mình nên áp dụng ,thực hiện và lan truyền ngay các hành động để bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn vẻ đẹp của đất nước mình
Lê Thị Thanh: Bạn theo dõi bao nhiêu tài khoản, trang hoặc nhóm trên MXH nói về lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: Mình theo dõi 4-5 tài khoản
Lê Thị Thanh: Bạn có nghĩ rằng MXH có thể là một công cụ hữu ích để thúc đẩy các hành vi về lối sống “Zero Waste” trong giới trẻ? Bạn có thể chia sẻ một số trải nghiệm cá nhân trên MXH đã giúp bạn áp dụng nguyên tắc 5R trong cuộc sống hàng ngày không?
Trần Thanh Hoa: Chắc chắn MXH là công cụ rất hữu ích Theo mình được biết 5R gồm: refuse , reduce , reuse , recycle ,rot Về REFUSE,mình sẽ từ chối nhận quà tặng kèm
Trang 7không cần thiết khi mua sắm; từ chối ống hút nhựa/muỗng nĩa nhựa khi mua cà phê/trà sữa hoặc khi đặt món ăn; mang theo túi vải khi đi mua sắm, hoặc hạn chế nhận nhiều túi nilon nhỏ Về REDUCE , với những vật dụng trong nhà, quần áo cũ, gấu bông, đồ gia dụng còn hoạt động tốt nhưng ít khi dùng đến mình quyên tặng cho những người thật sự cần chúng Về REUSE, mình sẽ dùng bình đựng nước riêng thay vì ly nhựa, dùng cốc giữ nhiệt của mình khi mua cà phê, đem theo túi tote/túi vải khi mua sắm thay vì lấy túi nilon RECYCLE, những rác thải kim loại như pin, điện thoại cũ hỏng, đồ điện tử, mình gửi đến các tổ chức thu gom
Lê Thị Thanh: Mạng xã hội đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết và nhận thức của bạn về lối sống Zero Waste và nguyên tắc 5R như thế nào? Bạn có thể cho mình một ví dụ về cách MXH đã giúp bạn hoặc người quen của bạn thay đổi nhận thức và hành động về lối sống
“Zero Waste” được không?
Trần Thanh Hoa: Những bài viết và video giúp mình hiểu rõ hơn rất nhiều về lối sống này Mình thấy được tầm quan trọng và cất thiết của nó trong cuộc sống hàng ngày bây giờ Một cá nhân không thể thay đổi được môi trường mà cần sự chung tay lan tỏa góp sức của mọi người Mình nghĩ MXH là yếu tố rất quan trọng giúp truyền tải những thông tin rộng rãi hơn ,phổ biến hơn Về ví dụ , mình thấy rất nhiều video, hình ảnh môi trường đang bị phá hủy nguồn nước, không khí,khí hậu…Nó làm mình thức tỉnh về các thói quen làm ô nhiễm môi trường Có các video hướng dẫn chúng ta thực hiện lối sống zero waste , các hành động ấy không quá khó để chúng ta thực hiện
Lê Thị Thanh: Theo bạn, những cơ hội và thách thức nào giới trẻ gặp phải khi theo đuổi lối sống ‘Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: Mình nghĩ là do thói quen và sự kiên trì
Lê Thị Thanh: Bạn cho rằng Mạng Xã hội tạo nên những cơ hội nào cho giới trẻ tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: MXH giúp chúng mình tiếp cận , nắm bắt thông tin nhanh hơn ,hiểu rõ hơn về lối sống này Ví dụ có rất nhiều group như HÀ NỘI XANH, SÀI GÒN XANH … chúng mình được biết đến , được tham gia và lan tỏa lối sống đến nhiều người hơn
Lê Thị Thanh: Bạn cho rằng Mạng Xã hội tạo nên những thách thức nào cho giới trẻ tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa:Theo mình mọi người dùng MXH thường là để giải trí Vì vậy những thông tin giả trí chiếm sóng nhiều hơn Ngoài ra MXH cũng có rất nhiều video độc hại
Trang 8Lê Thị Thanh: Chúng ta nên sử dụng Mạng Xã hội như thế nào để giải quyết các thách thức về việc tiếp cận Lối sống “Zero Waste”?
Trần Thanh Hoa: Chúng ta nên sử dụng MXH một cách chọn lọn : hướng đến nhiều thông tin có ích hơn , tránh xa những thông tin sai lệch và độc hại Khi mà mình lướt được những thông tin độc hại đó mình hay báo cáo và spam nội dung đó
Lê Thị Thanh: Bạn xử lý thế nào khi phát sinh rác bất ngờ, mặc dù bạn đã có ý định sống theo lối sống "không rác"?
Trần Thanh Hoa: Trong tình huống bất ngờ này,mình sẽ tập trung vào việc quản lý rác một cách tốt nhất có thể Nếu có thùng rác tái chế gần đó, đặt rác vào thùng tái chế thích hợp
Hãy xem xét kỹ lại nguyên nhân và tìm cách tránh sự cố tương tự trong tương lai Tiếp tục duy trì Zero waste: Một sự cố nhỏ không nên làm bạn từ bỏ cam kết Zero waste Quan trọng là bạn tiếp tục cố gắng và làm tốt nhất có thể trong quá trình tìm hiểu và thực hiện Zero waste Đừng để sự cố nhỏ này làm bạn mất động lực, hãy tiếp tục cam kết và
nỗ lực theo đuổi lối sống Zero waste
Lê Thị Thanh: Bạn xử lý thế nào khi đối mặt với những chỉ trích hoặc xung đột liên quan đến lựa chọn lối sống "không rác" của mình?
Trần Thanh Hoa: Mình nghĩ là đầu tiên mình sẽ giữ quan điểm của mình vì lựa chọn của mình là đúng Mình sẽ khuyên mọi người cho mọi thấy thấy lợi ích của “ Zero waste” và môi trường đang ô nhiễm của chúng ta hiện nay
Lê Thị Thanh: Bạn có thể chia sẻ một nội dung trên mạng xã hội liên quan đến chủ đề
"zero waste" mà bạn đã từng xem và khiến bạn nhớ mãi không? Nội dung đó có gì đặc biệt khiến bạn nhớ? Nội dung đó đã truyền tải thông điệp gì cho bạn?
Trần Thanh Hoa: Như mình đã chia sẻ bên trên mình đã xem rất nhiều video ở fanpage
HÀ NỘI XANH , đó là những video các thành viên trong câu lạc bộ đi dọn rác ở ven sông , cống, mương, Những con sông đó nhiều rác vô cùng , mùi hôi thối rất kinh khủng lần nào đi qua mình đều bịt mũi và đi thật nhanh Nhưng những bạn đó lại lao vào dọn rác , họ làm thiện nguyện không màng đến lợi ích gì cả Tại sao họ lại làm như thế ? Tất cả là vì những người không có ý thức còn lại Chúng ta chỉ tiện tay vứt rác xuống nhưng họ lại dành ra hàng giờ để đi dọn Vậy thì tại sao chúng ta ko thay đổi lại các hành
vi không tốt đó trong cuộc sống hàng ngày Cũng đều là vứt rác nhưng chúng ta nên vứt đúng nơi quy định Mình nghĩ là chúng ta nên thay đổi các thói quen cũng như hành động
ko đẹp ấy để môi trường chúng ta trong lành và đẹp hơn
Lê Thị Thanh: Bạn có thể chia sẻ một hành vi thay đổi trong cuộc sống của bạn theo hướng 5R mà bạn cho rằng bắt nguồn từ nội dung mạng xã hội liên quan đến chủ đề
Trang 9"zero waste" mà bạn đã xem? Hành vi thay đổi đó đã tác động như thế nào đến cuộc sống của bạn?
Trần Thanh Hoa: Về RECYCLE mình lướt trên tiktok có một câu lạc bộ họ thu gom pin, chai nhựa và đổi lại mình nhận được những chậu cây bé xinh Mình thấy rất ấn tượng với hoạt động của họ Và REDUCE , mình biết được có rất nhiều nơi họ nhận quyên góp quần áo để tặng các em vùng núi , các em có hoàn cảnh khó khăn ; mình và bạn mình đã gửi tặng các e rất nhiều quần áo và sách vở Mình nghĩ những hành động ấy rất nhỏ bé nhưng mình không còn lãng phí, nó giúp mình thấy yêu đời và cuộc sống trở nên có ích hơn
Lê Thị Thanh: Theo bạn, làm thế nào MXH có thể được sử dụng hiệu quả hơn nữa để tạo
ra nhận thức về “Zero Waste” trong giới trẻ?
Trần Thanh Hoa: Mình nghĩ cần tạo ra nhiều thông tin : video hình ảnh bài báo bài viết
để mọi người được tiếp cận nhiều hơn
Lê Thị Thanh: Bạn có gợi ý gì để giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và chủ động trong việc tìm hiểu và thực hành lối sống Zero waste?
Trần Thanh Hoa: Đầu tiên phải tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng,theo dõi và tham gia vào cộng đồng zero waste ,chia sẻ và lan truyền thông điệp zero waste
Lê Thị Thanh: Bạn nghĩ rằng giới trẻ có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc theo đuổi lối sống Zero waste thông qua mạng xã hội như thế nào?
Trần Thanh Hoa: Giới trẻ có thể chia sẻ những thành tựu, kinh nghiệm và gợi ý về cách sống Zero waste trên mạng xã hội Tạo ra nhóm và diễn đàn: Giới trẻ có thể tạo ra nhóm
và diễn đàn trên mạng xã hội để chia sẻ kiến thức và giao lưu với nhau về lối sống Zero waste Tham gia vào thử thách và sự kiện: Mạng xã hội cung cấp nhiều thử thách và sự kiện liên quan đến Zero waste Giới trẻ có thể tham gia vào những hoạt động này để tạo
ra sự kích thích và truyền cảm hứng Hỗ trợ và khuyến khích nhau: Họ có thể đưa ra những lời khuyên, gợi ý và lời động viên để giúp nhau vượt qua những khó khăn và duy trì mục tiêu Zero waste
Xin chào bạn, chúng mình là nhóm Nghiên cứu khoa học đến từ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Rất cảm ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn với chúng mình Toàn bộ thông tin cá nhân
và tư liệu của buổi phỏng vấn sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và không chia
sẻ công khai dưới bất cứ hình thức nào.
Đề tài nghiên cứu của nhóm tập trung vào Ảnh hưởng của Mạng xã hội tới nhận thức của giới trẻ về Lối sống “Zero-waste” Mong bạn sẽ thoải mái chia sẻ suy nghĩ của mình
về đề tài này.
Trang 10Mạng xã hội đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt là trong việc lan truyền thông tin và tạo ra những xu hướng mới Một trong những chủ đề đang được quan tâm là lối sống "Zero-waste" - lối sống giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường Do đó, việc lan tỏa thông tin và tạo ra những hành động tích cực trong cộng đồng giới trẻ để nâng cao nhận thức về lối sống "Zero-waste" luôn là một trong những điều quan trọng.
Vậy chúng ta cùng bắt đầu cuộc phỏng vấn ạ.
● Interviewer’s name: Đỗ Thùy Dương
Phone Number: 0888678278
Student ID: 11221542
Email: imjty132@gmail.com
● Interviewee’s name: Lê Minh Khuê
Chức vụ: Sinh viên
Phone Number:
Email (confidential)
Giới tính: Nữ
Interview time: 14:33, 09/04/2023
Interview’s content:
Đỗ Thùy Dương:Bạn có thể giới thiệu một ít về bản thân mình? (tuổi, giới tính, ngành học/nghề nghiệp)
Lê Minh Khuê: Tên mình là Lê Minh Khuê, 19 tuổi, mình hiện tại là sinh viên năm 2 tại Kinh tế quốc dân
Đỗ Thùy Dương:Bạn thường sử dụng MXH nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho MXH?
Lê Minh Khuê: Mình thường dùng facebook, insta và tiktok tầm 6-7 tiếng mỗi ngày
Đỗ Thùy Dương:Bạn có biết đến Lối sống “Zero Waste” không ? Nếu có thì bạn biết đến
từ bao giờ?
Lê Minh Khuê: Mình có biết qua một vài bài viết trên mạng xã hội năm cấp 2
Đỗ Thùy Dương:Điều gì bạn nghĩ tới đầu tiên khi nghe tới Lối sống “Zero Waste” ?
Lê Minh Khuê: Điều đầu tiên mình nghĩ tới là một phong cách sống nhằm giảm thiểu lượng rác thải mình sinh ra
Đỗ Thùy Dương:Theo bạn, điều gì thúc đẩy một người theo đuổi lối sống “Zero Waste”
Lê Minh Khuê: Theo mình là do nhận ra tác động tiêu cực của một người tới môi trường
và đây cũng là việc để bảo vệ sức khỏe cho chính mình
Đỗ Thùy Dương:Trong đời sống hằng ngày, bạn thấy giới trẻ làm những gì để theo đuổi Lối sống “Zero Waste”?
Lê Minh Khuê: Mình thấy có nhiều bạn trẻ mua đồ không dùng bao bì dùng một lần, sử dụng túi vải thay vì túi nilong hoặc là mang hộp đựng đồ ăn đi chợ
Đỗ Thùy Dương:Bạn theo dõi bao nhiêu tài khoản, trang hoặc nhóm trên MXH nói về lối sống “Zero Waste”?
Lê Minh Khuê: Mình có theo dõi nhưng mà rất ít, có 1-2 trang thôi
Đỗ Thùy Dương:Bạn có nghĩ rằng MXH có thể là một công cụ hữu ích để thúc đẩy các hành vi về lối sống “Zero Waste” trong giới trẻ? Bạn có thể chia sẻ một số trải nghiệm cá nhân trên MXH đã giúp bạn áp dụng nguyên tắc 5R trong cuộc sống hàng ngày không?