Chủ đề bài thu hoạch môn Lịch sử Đảng CSVN: Phân tích quá trình phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986. Nhận thức và trách nhiệm của bản thân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM I.PHẦN MỞ ĐẦU Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản. Trong quá trình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu to lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn. Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến 1986 diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau phân tích làm rõ một số nội dung sa
Trang 11
Câu hỏi: Phân tích quá trình phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986 Nhận thức và trách nhiệm của bản thân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
BÀI LÀM I.PHẦN MỞ ĐẦU
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản Trong quá trình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức
lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Một trong những thành tựu to lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến 1986 diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau phân tích làm rõ một số nội dung sau:
II NỘI DUNG
1 Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975)
1.1 Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục kinh tế (1954-1957)
* Hoàn thành tiếp hoản vùng địch tạm chiến
Ngay từ những ngày đầu khi miền Bắc được giải phóng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành chống địch phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa trong các thành phố, thị xã trước khi địch phải rút quân Do đó, chính quyền cách mạng thực hiện việc tiếp quản vùng địch tạm chiếm nhanh gọn và đỡ tổn thất Đảng đã huy động hàng vạn cán bộ, bộ đội giúp đở địa phương vận động quần chúng đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư, do đó đã thu được những kết quả tích cực
* Tiếp tục tiến hành cải cách rượng đất
Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi trước đây chưa có điều kiện thực hiện do nằm trong vùng địch tạm chiếm, chia ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của cấp địa chủ Qua 5 đợt cải cách đã chia 334.000ha ruộng đất cho 2 triệu hộ nông dân
Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất, Đảng đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng Trong chỉnh đốn tổ chức, đã nhận định sai về tình hình tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, từ đó dẫn đến xử lý oan sai nhiều cán
Trang 22
bộ, đảng viên, sai lầm này gây ra một số tổn thất đối với Đảng và quan hệ giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân
Tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa II (9-1956), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, công khai tự phê bình trước nhân dân và tiến hành sửa sai một cách kiên quyết, khẩn trương, thận trọng và 2 có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ Vì vậy, đã từng bước khắc phục được những sai lầm trong cải cách ruộng đất, ổn định tình hình chính trị - xã hội, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và khôi phục, củng cố sự đoàn kểt, thống nhất trong cán bộ, đảng viên
* Tiến hành phục hồi kinh tế
Trong khôi phục kinh tế, Đảng xác định sản xuất nông nghiệp là trọng tâm
Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cho nông dân có ruộng đất để canh tác, được giảm và miễn thuế, được tự do thuê mướn nhân công, trâu bò; khuyến khích phát triển ngành, nghề phụ; chú trọng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp
Vì vậy, tình hình sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi
Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh và tăng tỷ trọng hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và thủ công, giá trị tổng sản lượng công nghiệp chiếm 10% tổng giá trị sản lượng công, nông nghiệp Tập trung đầu tư khôi phục và phát triển giao thông, vận tải
1.2 Đảng lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1958-1960)
* Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp
Hội nghị Trung ương 14, khóa II (11-1958) đề ra kế hoạch 3 năm (1958- 1960) với nội dung cơ bản: 1) Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, 2) Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhất là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển
và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh”
Đến Hội nghị Trung ương 16, khóa II (4-1959), Đảng thông qua Nghị quyết
“Về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp” Chủ trương của Đảng là đưa nông dân từ làm ăn cá thể đi dần từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc thấp, rồi hợp tác xã bậc cao Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo nông dân hưởng ứng đi vào làm
ăn tập thể Đến cuối năm 1958, miền Bắc xây dựng được 4.723 hợp tác xã Năm
1960, đã thành lập 41.400 hợp tác xã, thu hút 85,83% tổng số hộ nông dân với 80% diện tích
* Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thương nghiệp tư bản, tư doanh
Trang 33
Thông qua Nghị quyết “Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội” Trong đó, Đảng chủ trương: “Về kinh tế, tiếp tục dùng chính sách sử dụng, hạn chế và cải tạo, hiện nay chủ yếu là cải tạo: đưa công thương nghiệp tư bản tư doanh đã được cải tạo bước đầu bằng hình thức thấp và vừa của chủ nghĩa tư bản nhà nước lên hình thức cao của tư bản nhà nước, và vào con đường hợp tác hóa, nhằm biến đổi về căn bản công thương nghiệp tư bản tư doanh , biến chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành chế độ sở hữu vừa tư bản chủ nghĩa, vừa xã hội chủ nghĩa, tiến lên hoàn toàn xã hội chủ nghĩa Về chính trị, đối với giai cấp tư sản dân tộc, tiếp 3 tục dùng chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh, đấu tranh để đi đến đoàn kết hơn nữa trên cơ sở mới” Đảng còn chủ trương đưa thợ thủ công vào hợp tác xã thủ công nghiệp; đưa những người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã mua bán và chuyển dần sang sản xuất
Về văn hóa, giáo dục miền Bắc đạt được những kết quả tích cực, nền kinh tế
đã được khôi phục, những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành Thành quả đó đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, chính trị - xã hội của miền Bắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước Vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố và tăng cường
Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo, Đảng đã phạm phải sai lầm chủ quan, duy
ý chí, nóng vội, muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa mà chưa nắm bắt chính xác tình hình, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và của miền Bắc
1.3 Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1960-1975) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
ở miền Nam Hai chiến lược cách mạng này có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển để thực hiện mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là độc lập, hòa bình, thống nhất Tổ quốc
Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm
no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới”
Chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời
ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), với nhiệm vụ: “ thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã
Trang 44
hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”
Hội nghị Trung ương 3, khóa III (1/1961) đã quyết định những nhiệm vụ của
Kế hoạch Nhà nước năm 1961, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng 4 nhất
là củng cố và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc Đến Hội nghị Trung ương 5, khóa III (7-1961), Đảng đã đánh giá những tiến bộ trong nông nghiệp, từ đó xác định nhiệm vụ và phương hướng chung phát triển nông nghiệp trong Kế hoạch 5 năm
là phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Hội nghị Trung ương 7, khóa III (6-1962) đã bàn về nhiệm vụ, phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Để khắc phục những yếu kém, tiêu cực mới nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong năm 1963, Bộ Chính trị đề ra 3 cuộc vận động lớn: cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp; cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (gọi tắt là cuộc vận động ba xây, ba chống); và cuộc vận động xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi
Tháng 12-1964, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành Hội nghị lần thứ mười để bàn về vấn đề thương nghiệp và giá cả Song song đó, vấn đề văn hóa, xã hội và giáo dục cũng phát triển mạnh Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được chú trọng, mạng lưới y tế được xây dựng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn Tháng 12-1965,Hội nghị Trung ương 12, khóa III nhận định:
“trải qua hơn 10 năm thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh” Hội nghị Trung ương 11, khóa III (3-1965) ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, xác định: miền Bắc phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới Hội nghị Trung ương 12, khóa III (12-1965) Đảngxác định vai trò, vị trí của cách mạng mỗi miền Miền Bắc đóng vai trò hậu phương lớn, giữ vị trí quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước Cách mạng miền Nam đóng vai trò tiền tuyến lớn, giữ vị trí trực tiếp quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Giữa lúc nhân dân hai miền Nam - Bắc đang giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước “biến đau thương thành hành động 5 cách mạng”, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân miền Bắc đã sôi nổi tham gia vào các hoạt động nhằm khôi phục và phát triển kinh tế Nền kinh tế miền Bắc đã dần chuyển từ trạng thái thời chiến sang hoạt động bình thường nhằm giải quyết hàng loạt các vấn đề bức xúc
Trang 55
như: vấn đề quản lý kinh tế, vấn đề tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng chi viện cho cách mạng miền Nam
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari được ký kết về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Nhân dân miền Bắc nhanh chóng bắt tay vào khôi phục
và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và dồn sức chi viện cho cách mạng miền Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Hội nghị Trung ương 21, 22 khóa III đã kịp thời đề ra nhiệm vụ, phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong hai năm 1974-1975 Tháng 12-1974, Hội nghị Trung ương lần thứ 23, khóa III ra Nghị quyết “Về tăng cường
sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng” để hoàn thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
2 Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975-1986) 2.1 Tình hình cách mạng Việt Nam sau năm 1975
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương khóa III họp ngày 29-9-1975 đã ra Nghị quyết “Về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới” Hội nghị nhận định: “Thắng lợi mùa Xuân năm
1975 là thắng lợi trọn vẹn và vững chắc của sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, mở ra giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội” Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản Đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất; cả nước thực hiện chung một nhiệm
vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước có uy tín và kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý đất nước Nhân dân tiếp tục phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết vững chắc để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới Những thành tựu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975) và những cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ở miền Nam
là nền tảng thuận lợi ban đầu cho cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Với thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới đứng trước những khó khăn, thách thức lớn Xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã
6 hội của Việt Nam rất thấp, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu Hậu quả của 30 năm chiến tranh (1945-1975) đối với cả nước rất nặng nề Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1975-1986 là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2.2 Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng CNXH trên cả nước (1975-1986) Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam: Thời kỳ độc lập thống nhất và cả nước quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội Ngày 25-4-1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất diễn ra và thành công tốt đẹp, với tỷ lệ cử tri cả
Trang 66
nước đi bỏ phiếu đạt 98,77% Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được hoàn thành, tạo nên sự thống nhất, ổn định về chính trị - xã hội Đây là thuận lợi
cơ bản nhất để Đảng thống nhất sự lãnh đạo, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Đại hội đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
“Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa
bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự
xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và
xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”
Đường lối xây dựng kinh tế trong giai đoạn cách mạng mới được Đảng xác định với nội dung cơ bản là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới” Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, miền Nam tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh 7
và cá thể ở miền Nam… đến đầu năm 1979 đã cơ bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp Cùng với quá trình đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam, miền Bắc thực hiện củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp Các hợp tác xã mở rộng quy mô, tổ chức theo hướng tập trung, chuyên môn hóa,
cơ giới hóa Đến năm 1979 miền Bắc đã xây dựng 4.154 hợp tác xã quy mô toàn
xã Một số địa phương hợp nhất 2-3 hợp tác xã thành một hợp tác xã quy mô trên 1.000 ha Đối với chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Từ đầu tháng 5-1975, tình hình biên giới phía Tây Nam thì quân Pôn Pốt bắt đầu những hoạt động quân sự gây xung đột, chống phá Việt Nam Trước tình hình đó, ngày 26-12-1978, Bộ Chỉ huy quân đội Campuchia đã kêu gọi quân đội Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh
đổ tập đoàn Pôn Pốt phản động và chế độ diệt chủng Còn ở biên giới phía Bắc, trước hành động xâm lược của Trung Quốc, quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Ngày 5-3- 1979, Trung Quốc tuyên
bố rút quân và đến ngày 18-3 quân đội Trung Quốc rút hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ
Trang 77
Việt Nam Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội đề ra đều không đạt yêu cầu Từ năm 1979 Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội, sản xuất trì trệ, năng suất lao động và hiệu quả kinh
tế giảm sút… Tình hình đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng là phải tìm đường lối đổi mới, khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; điều chỉnh mục tiêu và phương pháp xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khắc phục cuộc khủng hoảng kinh
tế-xã hội đang diễn ra ngày càng sâu sắc
Qua đó, Đảng ta đã từng bước đổi mới tư duy, tìm đường lối đổi mới đất nước, tạo các bước đột phá Cụ thể:
Bước đột phá thứ nhất: Tại Hội nghị Trung ương 6, khóa IV đã chủ trương: Các chính sách phải thúc đẩy sản xuất bung ra, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và các thành phần kinh tế làm ra nhiều của cải vật chất; chú trọng kế hoạch với thị trường, vận dụng các quan hệ thị trường; duy trì 5 thành phần kinh tế ở miền Nam
Bước đột phá thứ hai: Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V họp bàn về giá - lương - tiền Hội nghị chủ trương: Phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa
Bước đột phá thứ ba: Tại Hội nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã thảo luận
và đưa ra kết luận ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ:
Về cơ cấu kinh tế: Đảng chủ trương điều chỉnh lớn cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng phát triển có chọn lọc
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Đây là nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tồn tại nhiều thành phần kinh tế; kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể) giữ vai trò chủ đạo
Về cơ chế quản lý: Đảng chủ trương lấy kế hoạch làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá
Như vậy từ Hội nghị trung ương 6 khóa IV (8/1979) đến Hội nghị trung ương
8 khóa V (6/1985), Hội nghị Bộ Chính trị (8/1986) đã từng bước đưa ra những chủ trương đổi mới từng phần, từng bước đi vào thực tiễn cuộc sống, là cơ sở và tiền đề quan trọng hình thành đường lối đổi mới toàn diện được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
3 Nhận thức và trách nhiệm của bản thân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Trang 88
3.1 Nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đổi mới đến nay
Từ khi thành lập 2/3/1930 Đảng ta đã lãnh đạo thành công 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Đảng chủ trương tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay Với đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, bối cảnh, nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam trong từng chặng đường, bước đi với những hình thức, biện pháp phù hợp Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát huy sức mạnh của cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong điều kiện mới Xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn thể dân tộc dựa trên nòng cốt là khối liên minh công nông và trí thức, đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong điều kiện mới,
Với vai trò lãnh đạo sáng của của mình từ năm 1986 đến nay sau 35 năm đổi mới có thể nhận thấy vai trò lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng, từ một nước bị bao vây cấm vận, kinh tế kém phát triển Nhưng qua quá trình lãnh đạo đi lên xây dựng xã hội hiện nay nước ta trở thanh một nước đang phát triển năng động góp phần chung cho sự phát triển của thế giới, được thế giới công nhận nèn kinh tế của Việt Nam không ngừng phát triển Những năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD) Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm
2008 Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những
đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo
và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới Công nghiệp phát triển khá nhanh,
tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP
Tỉ lệ hộ nghèo dưới 3% năm 2020 Có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới
đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế không ngừng được nâng lên, hiện nay Việt Nam đặc quan hệ ngoại giao với 189/193 nước và vùng lãnh thổ Ngoài ra Việt Nam cũng đã gia nhập vào các tổ chức lớn trên thế giới như: gia nhập ASEAN năm 1995; ASEM năm 1996; APEC năm 1998; WTO năm 2007; CPTPP năm 2018 Đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 và 2017; hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- Triều lần hai năm 2019… Việt Nam còn đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN
2010 và 2020 Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội
Trang 99
đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021 (nhiệm
kỳ 2020- 2021 đạt số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 phiếu) Trong đối ngoại Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đề cao tự cường, tự tin nỗ lực hoà mình trong dòng chảy thời đại để có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay được nâng lên rõ rệt
3.2.Trách nhiệm của bản thân với với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Đối với bản thân được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam là một vinh dự rất lớn vì thế trong hoàn cảnh nào trước thuận lợi hay khó khăn của Đảng bản thân cũng phải sẽ cố gắng cùng Đảng vượt qua Trước hết là phải kiên định lập trường cách mạng, trung thành với lý tưởng cộng sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách Cùng với việc thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện tư tưởng mơ hồ, nhận thức lệch lạc, sai trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về những việc làm của mình Tuyệt đối chấp hành tốt sự phân công và điều động của Đảng, phục tùng tổ chức Đảng Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của người đảng viên
Thường xuyên nêu cao tính chủ động, sáng tạo, hết lòng, hết sức hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, làm việc có chương trình, kế hoạch, khoa học, nền nếp, sao cho công việc có kết quả cao nhất; phải có tính tự trọng cao, làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, công tâm, khách quan, vì lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, tập thể và nhân dân, Trong mọi công việc; khi mắc phải thiếu sót, khuyết điểm phải tự giác nhận trách nhiệm cá nhân, xác định rõ nguyên nhân để
có biện pháp sửa chữa, khắc phục, không tranh công, đổ lỗi cho khách quan, cho người khác; phải tự tin, tự giác, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao với ý thức trách nhiệm cao nhất
Thực hiện tốt việc tự phê bình trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, có tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến đóng góp phê bình của đồng nghiệp đối với công việc mình được giao; chủ động nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên soát xét, kiểm tra tiến độ các công việc mình đảm nhiệm, để có biện pháp triển khai tốt các nhiệm vụ, công việc, phần việc được giao Phải khiêm tốn, thực sự cầu thị, gần dân, học dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn; chống "bệnh" xa rời thực tiễn,
"bệnh" vô cảm - thiếu trách nhiệm trước những yêu cầu chính đáng của nhân dân,
"bệnh" quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, trù dập, vi phạm quyền làm chủ của dân, ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" Tự
Trang 1010
phê bình và phê bình phải được gắn chặt giữa "chống và xây", "xây và chống" đấu tranh ngăn chặn, phản bác và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
3.3 Những vấn đề đặc ra đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
- Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu “diễn biến bình”, họ luôn tìm những cơ hội, cách thức, chiêu bài nhằm để xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, họ tìm cớ để lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang kiên định xây dựng
- Trong nước một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hoá, biến chất suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, có lối sống thực dụng không kiềm chế được mình trước cán dỗ của xã hội, dẫn đến tình hình tham nhũng xãy
ra hàng loạt vụ tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng
- Tình trạng lợi ích nhóm, kéo bè kéo cánh để trục lợi về chức vụ, trục lợi về chính sách, gần đây nhất là chính sách hỗ trợ hộ nghèo, lũ lụt, hỗ trợ dịch bệnh luôn được báo động,…
3.4 Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, Cấp uỷ Đảng cần phải thực hiện tốt Nghị quyết 35-NQ/TW, của
Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thu địch trong tình hình mới cho cán bộ đảng viên thấm nhuần Đấu tranh chống hoạt động tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch luôn phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và Nhà nước Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá để có phương thức, hình thức đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện có Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: phát hiện các trang web, blog, diễn đàn thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch, phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông, mạng internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên để lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động
Thứ hai, Tăng cường quán triệt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên học tập quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên và những giải pháp cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa Đổi mới công tác quản lý, kê khai tài sản của đảng viên đối với chi bộ; tăng