1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án 2 ứng dụng nextjs xây dựng sàn giao dịch nông sản

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng NextJS Xây Dựng Sàn Giao Dịch Nông Sản
Tác giả Lê Phi Long, Nguyễn Đình Đức Thịnh
Người hướng dẫn Nguyễn Công Hoan
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Phần Mềm
Thể loại báo cáo đồ án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • 1. Giai đoạn phân tích và nghiên cứu (8)
  • 2. Giai đoạn thiết kế (9)
  • 3. Giai đoạn cài đặt và kiểm thử (9)
  • 4. Giai đoạn xuất bản (9)
  • 1. MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
      • 1.1.2. Phân tích tình trạng thị trường nông sản hiện nay (11)
      • 1.1.3. Một số thiếu sót của các nền tảng giao dịch nông sản hiện nay (13)
    • 1.2. Mục đích đề tài (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.3.1. Đối tượng sử dụng (19)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
  • 2. TỔNG QUAN (20)
    • 2.1. Phân tích các trang web Sàn giao dịch nông sản hiện nay (20)
      • 2.1.1. mxv.com.vn – Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (20)
      • 2.1.2. ecombinhphuoc.com.vn – Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước (21)
      • 2.1.3. nongsanviet.nongnghiep.vn (23)
    • 2.2. Phân tích những vấn đề hạn chế hiện nay của các trang web Sàn giao dịch nông sản… (23)
      • 2.2.1. Ưu điểm (23)
      • 2.2.2. Nhược điểm (24)
    • 2.3. Những yêu cầu cần giải quyết của trang web đồ án hướng đến (26)
    • 2.4. Tổng quan về các yêu cầu của hệ thống (27)
      • 2.4.2. Yêu cầu phi chức năng (27)
        • 2.4.2.1. Yêu cầu giao diện (27)
        • 2.4.2.2. Yêu cầu về độ tin cậy, bảo mật (27)
        • 2.4.2.3. Yêu cầu về độ tương thích (27)
        • 2.4.2.4. Yêu cầu về khả năng mở rộng (28)
        • 2.4.2.5. Yêu cầu về tính hiệu quả (28)
    • 2.5. Phương pháp phát triển (28)
  • 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT (28)
    • 3.1. Quy trình phát triển phần mềm Scrum (28)
      • 3.1.1. Tổng quan về Scrum (28)
      • 3.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của Scrum (31)
        • 3.1.2.1. Ưu điểm (31)
        • 3.1.2.2. Nhược điểm (31)
      • 3.1.3. Lý cho chọn quy trình phát triển phần mềm Scrum (31)
    • 3.2. Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng (32)
      • 3.2.1. Cách tiếp cận (32)
      • 3.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng (33)
        • 3.2.2.1. Ưu điểm (33)
        • 3.2.2.2. Nhược điểm (33)
      • 3.2.3. Lý do chọn phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng (34)
    • 3.3. Các nền tảng công nghệ sử dụng – NextJS (34)
      • 3.3.1. NextJS là gì? (34)
      • 3.3.2. Nguyên tắc hoạt động của NextJS (34)
      • 3.3.3. Kiến trúc của Next.JS (35)
      • 3.3.4. Ưu điểm của NextJS (35)
      • 3.3.5. Nhược điểm của NextJS (36)
    • 3.4. Chiến lược “Thiên chúa 3 ngôi” và phương pháp SEO (37)
      • 3.4.1. Xây dựng chiến lược phát triển “Thiên chúa 3 ngôi” cho AlyGarden (37)
        • 3.4.1.1. Chi phí hoa hồng luôn rẻ (37)
        • 3.4.1.2. Tính đa dạng và sẵn có (38)
        • 3.4.1.3. FulFill By AlyGarden (FBA) (38)
      • 3.4.2. Phương pháp SEO (38)
  • 4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ (40)
    • 4.1. Xây dựng hệ thống (40)
      • 4.1.1. Kiến trúc hệ thống MVC (40)
      • 4.1.2. Mô tả các thành phần trong hệ thống (41)
        • 4.1.2.1. Models (41)
        • 4.1.2.2. Views (42)
        • 4.1.2.3. Controller (42)
        • 4.1.2.4. Thành phần tối ưu hóa SEO (42)
    • 4.2. Đặc tả hệ thống (Xem Product Requirements) (43)
  • 5. KẾT LUẬN (44)
    • 5.1. Kết quả đạt được (44)
    • 5.2. Đóng góp và đề xuất mới (44)
  • 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN (45)
  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO (45)

Nội dung

Giai đoạn phân tích và nghiên cứu

Sử dụng phân tích theo hướng đối tượng, giúp tối ưu quá trình phân tích đồng thời đưa ra các nhận định đúng đắn về chức năng của trang web, giúp việc phát triển theo mô hình Agile trở nên dễ dàng hơn bởi tính mở rộng hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Nghiên cứu các hình thức trao đổi nông sản hiện nay, từ đó phát hiện ra sự linh hoạt của việc trao đổi nông sản trên sàn thương mại điện tử Đồng thời trong quá trình đó, nhóm còn tìm hiểu về quá trình hoạt động của các trang web giao dịch nông sản khác để làm tư liệu, tiền đề cho sự trực quan hóa đề tài.

Phân tích, nghiên cứu các vấn đề về pháp lý liên quan để đảm bảo trang web có thể xuất bản và thu hút cộng đồng người tham gia một cách hiệu quả nhất, tránh các rườm rà pháp lý gây trở ngại cho người dùng.

Giai đoạn thiết kế

Tạo ra một giao diện trực quan, hấp dẫn và dễ sử dụng để thu hút sự quan tâm của người truy cập Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu về nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) để đảm bảo trang web mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Xác định các yếu tố quan trọng để tạo ra nội dung thu hút và thuyết phục, bao gồm việc sử dụng các hình ảnh, video trực quan, mô tả về giá trị nông sản mà sàn giao dịch có thể cung cấp cho cả người mua và người bán Nghiên cứu cũng tập trung vào việc phân tích những trang web thành công khác và xác định những yếu tố nổi bật trong ngành giao dịch chuyên môn hóa về nông sản.

Giai đoạn cài đặt và kiểm thử

Sử dụng công nghệ tạo dựng trang web hiện đại có thể kể đến như NextJS để phát triển trang web một cách linh hoạt và hiệu quả, đồng thời tạo sự đơn giản dễ dàng trong quá trình kiểm tra và sửa chữa nếu có.

Thực hiện kiểm thử phần mềm theo cả 2 phương pháp Manual Testing vàAutomation Testing với mức kiểm thử đơn vị trở lên, tạo sự tin tưởng và hạn chế cao nhất phần lỗi trong quá trình hiện thực.

Giai đoạn xuất bản

Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp hiệu quả để quảng bá trang web và thu hút người truy cập Điều này có thể bao gồm sử dụng các kênh truyền thông xã hội, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với các đối tác có liên quan Ngoài ra còn có thể phối hợp các phương pháp Marketing được học trong các môn học Chuyên đề E-commerce (SE331), Tiếp thị trực tuyến (EC311) để phát triển tối ưu hóa cho trang web, chẳng hạn SEO, tối ưu về cơ chế hiển thị để trang web có thể tiếp cận nhiều người hơn, xây dựng một sàn giao dịch nông sản vững mạnh.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Đã thực hiện một loạt các nghiên cứu và thử nghiệm để xây dựng một trang web sàn giao dịch nông sản hiệu quả Kết quả cho thấy rằng việc tăng cường giao diện người dùng, cung cấp nội dung thuyết phục và sử dụng phương pháp quảng bá hiệu quả đã giúp tăng cường sự quan tâm và sử dụng mạnh mẽ từ cộng đồng.

Thực hiện được các bước 1, 2, 3 trong phương pháp giải quyết, nếu có điều kiện và kinh phí sẽ tiếp tục chuyển sang bước 4 để phát triển trang web trở thành một sàn giao dịch đáng tin cậy để phát triển một đầu ra cho ngành nông nghiệp vững mạnh.

TỔNG QUAN

Phân tích các trang web Sàn giao dịch nông sản hiện nay

2.1.1 mxv.com.vn – Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam.

Không chỉ là một đơn vị tổ chức thị trường giao dịch tập trung chuyên nghiệp, MXV còn là một doanh nghiệp với triết lý kinh doanh vì cộng đồng, luôn chú trọng cung cấp dịch vụ ưu việt nhất dành cho các thành viên tham gia vào thi trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Thông qua việc tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, chuyên nghiệp, MXV sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ nhà đầu tư, thương nhân và các thành phần kinh tế khác bắt nhịp kịp thời với môi trường kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, do đây là một sở giao dịch hàng hóa nên không chỉ tập trung vào nông sản, do đó tính chuyên môn hóa thấp; không hỗ trợ giao dịch nông sản cho bà con nông dân có năng suất thấp Đồng thời giá thành giao dịch trên sàn này là rất lớn.

Hình 2.1 Trang web Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam 2.1.2 ecombinhphuoc.com.vn – Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước

Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước do Sở Công thương Bình Phước quản trị và phát triển.

Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước được xây dựng theo mô hình B2B2C (business-to-business-to-consumer) doanh nghiệp với doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Sứ mệnh của Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước là kết nối mua bán sản phẩm hàng hóa với:

- 35 triệu người dùng internet Việt Nam.

- Trên 8.000 doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Trên 100.000 hộ sản xuất kinh doanh, bán lẻ địa phương.

Tham gia vào Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước , doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được cung cấp giải pháp Thương mại điện tử toàn diện gồm có:

- Công cụ đưa sản phẩm lên môi trường trực tuyến, công cụ khuyến mại trực tuyến, tiếp thị trực tuyến;

- Tư vấn từ chuyên gia Thương mại điện tử;

- Doanh nghiệp được tiếp cận số lượng người tiêu dùng đông đảo trên Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước

Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước giúp việc mua sắm của người tiêu dùng thuận lợi với các tiện ích sau:

- Vô số các chiến dịch khuyến mại từ các nhà bán lẻ;

- Bảo đảm an toàn tối đa cho người tiêu dùng.

Với mục tiêu trở thành nơi hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ đồng thời cung cấp nơi mua sắm lý tưởng cho người tiêu dùng, Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước sẽ là điểm mua bán lý tưởng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả

Hình 2.2 Website sàn giao dịch nông sản ecombinhphuoc.com.vn

2.1.3 nongsanviet.nongnghiep.vn Đây là sàn giao dịch nông sản đầu tiên của của Việt Nam, hoạt động từ tháng

01 năm 2020, với sứ mệnh mang lại một nơi giao dịch cho nông dân Việt để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của mình

Hiện nay, trang web này đã trở thành một trang web tin tức, không còn hỗ trợ giao dịch nông sản nữa

Hình 2.3 Website sàn giao dịch nông sản nongsanviet.nongnghiep.vn

Phân tích những vấn đề hạn chế hiện nay của các trang web Sàn giao dịch nông sản…

- Đa dạng hợp đồng và sản phẩm:

Một trong những đặc điểm quan trọng của các sàn giao dịch nông sản là khả năng đa dạng hóa hợp đồng và sản phẩm Điều này mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, vì họ có thể lựa chọn từ nhiều loại hợp đồng tương lai và nông sản khác nhau Việc này không chỉ giúp họ phòng tránh rủi ro mà còn tối ưu hóa cơ hội đầu tư Với sự linh hoạt này, người dùng có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình theo biến động của thị trường và điều kiện kinh tế.

- Thông tin thị trường và phân tích:

Các sàn giao dịch nông sản nổi tiếng cung cấp thông tin thị trường và phân tích một cách chi tiết Việc này giúp người dùng hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả, và cung cầu nông sản Thông tin chính xác và chi tiết này là một công cụ hữu ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp để đưa ra quyết định thông minh, dự báo giá và hiểu biết sâu sắc về thị trường nông sản.

- Kết nối toàn cầu: Sự kết nối toàn cầu của các sàn giao dịch nông sản mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Đầu tiên, nó tăng cường thanh khoản của thị trường, giúp giảm nguy cơ rủi ro và cải thiện khả năng mua bán Thứ hai, nó mở rộng phạm vi đầu tư, cho phép người dùng tham gia vào các thị trường quốc tế và tận dụng cơ hội đầu tư mới Sự kết nối toàn cầu cũng làm tăng tính minh bạch và tính tranh cạnh của thị trường.

- Thanh toán và hiệu quả: Một trong những lợi ích lớn của các sàn giao dịch nông sản là tăng cường thanh khoản và hiệu quả của thị trường Các giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng mua bán nông sản theo nhu cầu và dự báo giá cả Điều này làm giảm cảm giác "đóng cửa" của thị trường, tạo điều kiện cho môi trường giao dịch linh hoạt và tích cực.

- Hỗ trợ nguồn cung ổn định: Sàn giao dịch nông sản cung cấp một nền tảng cho việc hỗ trợ nguồn cung ổn định Các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể thiết lập các hợp đồng tương lai để đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định trong tương lai. Điều này giúp giảm bớt tác động của biến động thời tiết và điều kiện thị trường đối với nguồn cung nông sản

Một trong những nhược điểm chung của các sàn giao dịch nông sản là mức phí giao dịch cao Đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia giao dịch lớn, chi phí này có thể tạo áp lực đáng kể lên lợi nhuận Các sàn cần xem xét và cố gắng giảm phí để thu hút người dùng và tối ưu hóa sự hấp dẫn của mình trong thị trường cạnh tranh.

- Tính phức tạp cho người mới:

Giao dịch trên các sàn nông sản có thể phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới tham gia Quy trình đăng ký, hiểu biết về các loại hợp đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả đôi khi khó hiểu Điều này tạo ra rào cản cho người mới và có thể làm mất cơ hội tham gia của họ trong một thị trường đầy tiềm năng.

- Ảnh hưởng của thị trường toàn cầu:

Thị trường nông sản thường bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến vấn đề thương mại quốc tế Điều này tăng rủi ro cho các bên liên quan và làm cho giá cả trở nên không dự đoán Những ảnh hưởng này cũng làm giảm tính dự đoán của người dùng và tăng khả năng rủi ro trong quá trình giao dịch.

- Thiếu tính minh bạch trong giao dịch:

Một số sàn giao dịch nông sản có thể thiếu tính minh bạch trong quá trình giao dịch Điều này tạo ra lo ngại về tính trung thực của thị trường và có thể làm giảm độ tin cậy của người dùng Minh bạch là yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin và sự ổn định trong một sàn giao dịch.

- Hạn chế đối với người mới:

Giao dịch trên các sàn nông sản có thể đầy đủ với những người mới tham gia, đặc biệt là những người không có kinh nghiệm với thị trường tương lai Sự phức tạp của quy trình và yếu tố nguy cơ cao có thể làm giảm sự hứng thú của người mới và làm cho thị trường trở nên kém hấp dẫn đối với đối tượng này.

- Thiếu tính minh bạch và thông tin chi tiết:

Các sàn giao dịch nông sản có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin minh bạch và chi tiết về nguồn gốc sản phẩm Điều này tạo ra nhiều thách thức đối với những người muốn đảm bảo tính chất lượng và nguồn gốc bền vững của nông sản Thiếu thông tin chi tiết có thể dẫn đến sự không chắc chắn và lo lắng từ phía người dùng.

Những yêu cầu cần giải quyết của trang web đồ án hướng đến

- Mang lại một trải nghiệm khác biệt cho người dùng: trải nghiệm khác biệt về giao diện và sự đơn giản hóa trong các thao tác, không rườm rà trong khâu thanh toán, hỗ trợ các tag phân chia và các tính năng quản trị tốt, cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất

- Cho phép đa dạng hóa nông sản: Sự phân chia các tag trong dự án cho phép trang web đa dạng trong các nông sản từ hữu cơ, thực phẩm bổ sung, rau xanh, nông sản động vật,…

- Mở rộng về địa lý: Sử dụng phương thức thanh toán điện tử quốc tế lẫn trong nước, hỗ trợ các dịch vụ Logistic để thu hút các chủ doanh nghiệp và nhà vườn từ khắp nơi, mọi miền lãnh thổ Việt Nam để có thể làm sàn nông sản trở nên nhộn nhịp và đa dạng.

- Chi phí giao dịch thấp: thu 2% trên mỗi giao dịch nông sản và 3% trên các phương thức thanh toán để duy trì trang web và các cổng hỗ trợ phương thức giao dịch

- Tối ưu hóa trang web bằng SEO: điều này giúp dễ dàng hơn trong khâu tìm kiếm và sử dụng trang web của khách vãng lai, từ đó tạo sự tin tưởng và tin cậy cho người dùng có thể sử dụng hệ thống

- Xây dựng một hệ thống chính sách hỗ trợ người dùng và các dự án: chính sách này sẽ tạo sự yên tâm và giải quyết nhanh chóng các vấn đề của người dùng, từ đó tăng trải nghiệm và số lượng truy cập của trang web theo hiệu ứng Snow ball effect.

Tổng quan về các yêu cầu của hệ thống

2.4.1 Yêu cầu về chức năng

- Hệ thống có khả năng phân quyền người dùng (Admin, người dùng vãng lai, người dùng chưa xác thực, người dùng đã xác thực) với các quyền truy cập và quyền thực thi khác nhau

- Hệ thống quản lý được danh sách các nông sản đang được bày bán, cho phép người dùng xem, đánh giá và bình luận về các sản phẩm trên hệ thống

- Hệ thống hỗ trợ dịch vụ thanh toán trực tuyến, đồng thời cho phép thống kê, sao lưu và công khai minh bạch về tiền tệ trên hệ thống

- Hệ thống cho phép người dùng tương tác trực tiếp với nhau thông qua các cửa sổ chat, hệ thống bình luận,

- Hệ thống cho phép thống kê và báo cáo về lưu lượng truy cập, số tiền nhận và cung cấp tính năng hoàn trả tự động khi cần thiết

2.4.2 Yêu cầu phi chức năng

- Giao diện thân thiện, bố cục hợp lý.

- Giao diện thống nhất, đồng bộ, không gây sự bất ngờ cho người sử dụng.

- Màu sắc, vị trí, hiển thị của các control có tính đồng bộ.

2.4.2.2 Yêu cầu về độ tin cậy, bảo mật

- Phân quyền người sử dụng một cách hợp lý.

- Dữ liệu tài khoản người dùng được bảo mật, đặc biệt là các dữ liệu về thẻ thanh toán, số dư và các kênh thanh toán.

2.4.2.3 Yêu cầu về độ tương thích

- Thích hợp sử dụng trên các trình duyệt web như Microsoft Edge, GoogleChrome, Cốc cốc, Opera,

- Tương thích với Microsoft Excel từ 2003 trở đi

2.4.2.4 Yêu cầu về khả năng mở rộng

- Dễ dàng nâng cấp khi muốn nâng cao tính năng sẵn có nhờ vào sự hệ thống hóa trong việc xử lý.

- Dễ dàng mở rộng khi có nhu cầu phát triển.

2.4.2.5 Yêu cầu về tính hiệu quả

- Hệ thống quản lý dữ liệu một cách logic.

- Hiệu năng ổn định, tránh gây khó chịu cho người dùng.

Phương pháp phát triển

- Tiếp cận phát triển website theo hướng đối tượng, sử dụng UML để phân tích thiết kế hệ thống

- Ngôn ngữ: Javascript, HTML, CSS, JSX

- Công cụ vẽ và phân tích yêu cầu: Draw.io

- Công cụ quản lý source code: Github

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Quy trình phát triển phần mềm Scrum

Nhịp độ môi trường kinh doanh ngày càng nhanh buộc các công ty phải nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với các điều kiện thị trường đang biến động Để có thể duy trì tính cạnh tranh, các sản phẩm cần phải thích ứng với những thay đổi, nhu cầu trên thị trường, cho ra các tính năng mới và bổ sung với tốc độ nhanh Do đó, phần lớn các công ty về phần mềm hiện nay đang chuyển sang mô hình Agile.

Agile là một quy trình có nhiều khung công tác như SCRUM, Kanban, Scrumban,

SCRUM được khởi xướng bởi Ken Swaber vào năm 1995 Nó là một trong các quy trình phát triển Agile vì nó có chứa tất cả các đặc điểm cốt lõi của Agile SCRUM là một nhóm hoạt động, được ví như là một bao gói, trong đó mọi người trong nhóm cùng nhau thực hiện các công việc Nó thực hiện dự án với thời gian và chi phí tối thiểu.

SCRUM là quy trình mạnh và có cấu trúc thể hiện rõ nhất của Agile Người ta nói rằng “SCRUM giống như một người mẹ chồng Mong đợi bạn tuân theo mọi yêu cầu mà nó đã xác định và tuyệt vời trong việc chỉ ra các sai sót ”.

Hình 3.1 Mô hình phát triển phần mềm SCRUM

Có một số bước cụ thể, không thay đổi trong quy trình Scrum Bao gồm:

- Product backlog: Product Backlog là danh sách các chức năng cần được phát triển của sản phẩm Danh sách này do Product Owner quyết định Nó thường xuyên được cập nhật để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng cũng như các điều kiện của dự án.

- Sprint planning: Như chúng ta đã biết ở trên Sprint là một giai đoạn phát triển có thời gian từ 2-4 tuần Để chuẩn bị cho mỗi Sprint team cần phải họp để xác định những chức năng nào (story) sẽ phát triển trong giai đoạn này (sprint backlog), kết quả đầu ra dự kiến (Goal, kết quả Release), Estimate (ước lượng ai làm việc gì) và thảo luận các giải pháp Tất cả được ghi thành biên bản để có cơ sở thực hiện và Review sau này.

- Backlog refinement/grooming: Vào cuối một sprint, nhóm phát triển và PO phải đảm bảo backlog đã sẵn sàng cho sprint tiếp theo Nhóm có thể loại bỏ các chức năng không liên quan, tạo vấn đề mới, đánh giá lại mức độ ưu tiên của các vấn đề hoặc chia nhỏ các yêu cầu của người dùng thành các tác vụ nhỏ hơn Mục đích của cuộc họp này là đảm bảo việc tồn đọng chỉ chứa các mục có liên quan, chi tiết, và đáp ứng các mục tiêu của dự án.

- Daily Scrum meetings: là một cuộc họp đứng lên 15 phút, nơi mỗi thành viên trong nhóm nói về mục tiêu của họ và bất kỳ vấn đề nào nảy sinh cuộc họp diễn ra mỗi ngày trong Sprint, giúp dễ dàng theo dỗi các công việc đang thực hiện , chưa thực hiện hay sắp thực hiện.Thường cuộc họp này mỗi người sẽ phải tự trả lời

3 câu hỏi: Hôm qua đã làm những gì ? Có gặp khó khăn gì không? Hôm nay sẽ làm gì ?

- Sprint review meeting: Vào cuối mỗi Sprint, nhóm trình bày công việc họ đã hoàn thành tại cuộc họp đánh giá Cuộc họp này phải trình bày trực tiếp, không thông qua báo cáo hay bản trình bày PowerPoint.

- Sprint retrospective meeting: Vào cuối mỗi Sprint, nhóm nghiên cứu phản ánh mức độ làm việc với nhau và thảo luận về bất kỳ thay đổi nào cần được thực hiện trong Sprint tiếp theo Nhóm có thể nói về những gì diễn ra tốt đẹp trong thời gian Sprint vừa qua , điều gì đã xảy ra và những gì họ có thể làm khác đi.

3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của Scrum

- Một người có thể làm nhiều việc ví dụ như developer cũng có thể thực hiện chức năng tương tự như một tester.

- Tương tự các quy trình phát triển phần mềm theo quy cách Agile, nhà phát triển có thể phát hiện lỗi sớm hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống.

- Khách hàng nhanh chóng thấy được sản phẩm qua đó đưa ra phản hồi sớm.

- Có khả năng áp dụng được cho những dự án mà yêu cầu khách hàng không rõ ràng ngay từ đầu.

- Trình độ của nhóm là có một kỹ năng nhất định

- Phải có sự hiểu biết về mô hình aglie

- Khó khăn trong việc xác định ngân sách và thời gian.

- Luôn nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và thay đổi theo nên thời gian sẽ kéo dài khi có quá nhiều yêu cầu thay đổi từ khách hàng.

- Vai trò của PO (Product Owner) rất quan trọng, PO là người định hướng sản phẩm Nếu PO làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung.

3.1.3 Lý cho chọn quy trình phát triển phần mềm Scrum

Quy trình phát triển phần mềm Scrum thực sự phù hợp với những dự án phần mềm có các đặc điểm sau:

- Dự án có tính phức tạp trung bình đến cao

- Yêu cầu và mục tiêu không rõ ràng từ đầu

- Đội ngũ phát triển tự quản lý

- Khách hàng muốn có sự tương tác và phản hồi liên tục.

- Dự án có tính ưu tiên cao và thay đổi thường xuyên

- Dự án có sự phụ thuộc cao vào phản hồi từ khách hàng

Dựa vào các đặc điểm của Website Sàn giao dịch nông sản, chúng tôi quyết định lựa chọn quy trình phát triển phần mềm Scrum để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình phát triển phần mềm, đi đến kết quả cao nhất.

Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng

Phân tích và thiết kế hướng đối tượng là một kỹ thuật tiếp cận phổ biến dùng để phân tích, thiết kế một ứng dụng, hệ thống Nó dựa trên bộ các nguyên tắc chung, đó là một tập các hướng dẫn để giúp chúng ta tránh khỏi một thiết kế xấu 5 nguyên tắc SOLID trong thiết kế hướng đối tượng:

- Single Responsibility: Một lớp chỉ nên có một lý do để thay đổi, tức là một lớp chỉ nên xử lý một chức năng đơn lẻ, duy nhất thôi Nếu đặt nhiều chức năng vào trong một lớp sẽ dẫn đến sự phụ thuộc giữa các chức năng với nhau và mặc dù sau đó ta chỉ thay đổi ở một chức năng thì cũng phá vỡ các chức năng còn lại.

- Open/Closed: Các lớp, module, chức năng nên dễ dàng Mở (Open) cho việc mở rộng (thêm chức năng mới) và Đóng (Close) cho việc thay đổi.

- Liskov Substitution Principle: Lớp dẫn xuất phải có khả năng thay thế được lớp cha của nó.

- Interface Segregation: Chương trình không nên buộc phải cài đặt một interface mà nó không sử dụng đến.

- Dependency Inversion: Các module cấp cao không nên phụ thuộc vào các module cấp thấp Cả hai nên phụ thuộc thông qua lớp trừu tượng Lớp trừu tượng không nên phụ thuộc vào chi tiết Chi tiết nên phụ thuộc vào trừu tượng

Khác với phương pháp hướng cấu trúc chỉ tập trung vào dữ liệu hoặc vào hành động, phương pháp hướng đối tượng tập trung vào cả hai khía cạnh của hệ thống là dữ liệu và hành động.

Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành phần trong bài bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực Với cách tiếp cận này, một hệ thống được chia tương ứng thành các phần nhỏ gọi là đối tượng Mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó Các đối tượng trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.

Phương pháp thiết kế từ dưới lên (bottom-up) Bắt đầu từ những thuộc tính cụ thể của từng đối tượng sau đó tiến hành trừu tượng hóa thành các lớp (Đối tượng).

3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng

- Gần gũi với thế giới thực.

- Tái sử dụng dễ dàng.

- Đóng gói che giấu thông tin làm cho hệ thống tin cậy hơn.

- Thừa kế làm giảm chi phí, hệ thống có tính mở cao hơn

- Xây dựng hệ thống phức tạp.

Phương pháp này khá phức tạp, khó theo dõi được luồng dữ liệu do có nhiều luồng dữ liệu ở đầu vào Hơn nữa giải thuật lại không phải là vấn đề trọng tâm của phương pháp này.

3.2.3 Lý do chọn phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng

Website sàn giao dịch nông sản AlyGarden được xây dựng với số lượng yêu cầu cao và phức tạp, do đó nó phù hợp vơi phương pháp hướng đối tượng này - thường được áp dụng cho các bài toán phức tạp hoặc có nhiều luồng dữ liệu khác nhau mà phương pháp cấu trúc không thể quản lý được Do đó nhóm quyết định dùng phương pháp hướng đối tượng để để tận dụng khả năng bảo vệ giữ liệu ngoài ra còn tiết kiệm công sức và tài nguyên.

Các nền tảng công nghệ sử dụng – NextJS

NextJS là framework mã nguồn mở được xây dựng trên nền tảng của React, cho phép chúng ta xây dựng các trang web tĩnh có tốc độ siêu nhanh và thân thiện với người dùng, cũng như xây dựng các ứng dụng web React.

NextJS được ra đời vào năm 2016, thuộc sở hữu của Vercel NextJS bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2018 và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong cộng đồng phát triển web vào những năm sau đó Sự kết hợp của các tính năng như Server-side Rendering (SSR) với Static Site Generation (SSG) đã giúp NextJS trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhiều dự án phát triển ứng dụng web.

3.3.2 Nguyên tắc hoạt động của NextJS

- Hệ thống Routine tích hợp: Next.js giới thiệu hệ thống routing tự động và tự động tạo các route dựa trên cấu trúc thư mục Điều này giúp giảm bớt công việc cấu hình route và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng đa trang.

- Server-Side Rendering (SSR) và Static Site Generation (SSG): Next.js hỗ trợ SSR và SSG, cho phép tạo ra ứng dụng với hiệu suất cao SSR giúp trang được render trước khi được gửi đến trình duyệt, trong khi SSG cho phép tạo trước các trang tĩnh để tối ưu hóa hiệu suất.

- Hỗ trợ CSS-in-JS và Module Styles: Next.js tích hợp sẵn hỗ trợ cho CSS- in-JS, cho phép người phát triển thực hiện quản lý styles dễ dàng và hiệu quả. Module Styles giúp tạo ra các styles tương ứng với từng component, giảm xung đột và tăng tính tái sử dụng.

- Middleware và API Routes: Next.js hỗ trợ middleware và API routes, giúp xây dựng các API endpoints một cách dễ dàng Điều này giúp tạo các chức năng server-side và tích hợp dễ dàng với các dịch vụ backend.

3.3.3 Kiến trúc của Next.JS

- Kiến trúc SSR và SSG: Next.js sử dụng kiến trúc SSR và SSG để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và hiệu suất cao SSR đảm bảo rằng trang sẽ được render trước khi được gửi đến trình duyệt, trong khi SSG cho phép tạo trước các trang tĩnh để giảm thời gian tải trang.

- Integration với React và Webpack: Next.js được xây dựng dựa trên React và tích hợp chặt chẽ với Webpack Điều này giúp tận dụng các tính năng mạnh mẽ của React và Webpack để tạo ra ứng dụng có hiệu suất cao và dễ bảo trì.

- Serverless Functions và Lambdas: Next.js hỗ trợ Serverless Functions, cho phép triển khai các hàm serverless trực tiếp từ ứng dụng Điều này giúp giảm độ phức tạp của việc quản lý server và tăng khả năng mở rộng của ứng dụng.

- Plugin và cộng đồng hỗ trợ: Kiến trúc mở rộng của Next.js cho phép tích hợp với nhiều plugin và thư viện bên thứ ba Cộng đồng phát triển động và hỗ trợ tích cực giúp Next.js ngày càng trở thành một framework mạnh mẽ cho việc xây dựng ứng dụng web.

- Sử dụng SSR và SSG: Giúp cải thiện tốc độ tải trang và khả năng SEO.

- Có nhiều tính năng giúp tối ưu hoá hiệu suất như Code Splitting, Lazy Loading, Image Optimization,

- Fast Refresh: Tính năng giúp tự động làm mới giao diện mà không cần load lại toàn bộ trang.

- Tự động tạo file CSS dành riêng cho mỗi trang, giúp tránh xung đột trong việc sử dụng và quản lý các file CSS.

- Hỗ trợ TypeScript: NextJS cũng hỗ trợ sử dụng Typescript giúp cải thiện tính rõ ràng cho code và thuận tiện cho việc debug về sau.

- Cộng đồng lớn: NextJS có một cộng đồng sử dụng đông đảo, điều này được chứng minh ở trên chính trang Github của NextJS khi nó đang đạt khoảng hơn 100k sao Điều này giúp cho NextJS có thêm nhiều nguồn tài liệu phong phú và các plugin hữu ích.

- Hệ sinh thái mạnh mẽ: NextJS kết hợp tốt với các thư viện và công cụ như Redux, React Query, Apollo Client và nhiều thư viện khác nằm trong hệ sinh thái của React.

- Tích hợp tốt với React: Nếu đã quen với việc sử dụng React trước đó thì việc làm quen với NextJS sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

- Khó học cho người mới: Nếu bạn chưa có hiểu biết cơ bản về Web Fundamentals, JavaScript và React thì việc học NextJS sẽ hơi khó khăn Nhất là khi bạn gặp các khái niệm như SSR hay SSG.

- Khó khăn trong việc tích hợp với một số thư viện bên ngoài: Một số thư viện và plugin có thể cần phải điều chỉnh hoặc tùy chỉnh để hoạt động tốt vớiNext.js Ví dụ như để sử dụng Redux trong ứng dụng NextJS, các bạn cần cài thêm thư viện next-redux-wrapper để quản lý state trên cả server và client.

- Phụ thuộc vào hệ sinh thái của React: Next.js phụ thuộc vào React, vì vậy nếu không quen thuộc với React hoặc không muốn sử dụng React thì NextJS không phải là lựa chọn tốt.

Chiến lược “Thiên chúa 3 ngôi” và phương pháp SEO

3.4.1 Xây dựng chiến lược phát triển “Thiên chúa 3 ngôi” cho AlyGarden

Chiến lược “Thiên chúa 3 ngôi” được học tập theo chiến lược phát triển của sàn thương mại điện tử Amazon từ những năm đầu của thế kỉ XXI Chiến lược

“Thiên chúa 3 ngôi” của Amazon đem lại sự khác biệt và biến đây thành một sàn thương mại điện tử có sức cạnh tranh nhất Dựa theo sự học tập đó, AlyGarden cũng xây dựng cho mình một chiến lược “Thiên chúa 3 ngôi” tạo nên một sự khác biệt về trải nghiệm người dùng so với các trang web sàn giao dịch nông sản hiện có, đó là: Chi phí hoa hồng luôn rẻ, Phản hồi nhanh chóng và FulFill by AlyGarden (FBA).

3.4.1.1 Chi phí hoa hồng luôn rẻ

Dựa trên sự nghiên cứu về các trang web sàn giao dịch nông sản đang hoạt động hiện nay trên thị trường, chi phí hoa hồng cố định cho mỗi loại nông sản là rất cao (chi phí lên đến 350.000 đồng) cho mỗi thùng nông sản Đồng thời, khi người mua thực hiện thanh toán điện tử thì cũng thu phụ thu từ 5 – 8% cho mỗi giao dịch. Con số này là rất lớn với các sản phẩm nông nghiệp của các nhà vườn nhỏ Do đó, AlyGarden mong muốn có thể mang đến một mức hoa hồng rẻ, phù hợp với toàn bộ các dự án theo mức kêu gọi đầu tư, có thể liệt kê như sau:

- Các đợt nông sản giá sỉ, lên đến 1 tấn: Hoa hồng thu 5% trên 1 chuyến

- Các đợt nông sản giá sỉ, dưới 1 tấn, trên 1 tạ: Hoa hồng thu 3% trên 1 chuyến

- Các đợt nông sản giá sỉ, dưới 100kg: Hoa hồng thu 2% trên 1 chuyến

Ngoài ra, AlyGarden còn thu 2% chi phí trên mỗi giao dịch ủng hộ để duy trì dịch vụ thanh toán điện tử Với con số này, số tiền khấu hao tối đa nhà vườn và doanh nghiệp phải nhận chỉ dừng ở mức 7% cho những chuyến hàng cực lớn Cộng với chi phí vận chuyển, cắt giảm khâu trung gian, doanh nghiệp có thể có được giá rẻ nhất, nhà vườn cũng có thể có những giá tốt hơn cho nông sản của mình.

3.4.1.2 Tính đa dạng và sẵn có

AlyGarden cung cấp một cơ chế hoạt động trên sàn Thương mại điện tử, giúp dễ dàng lựa chọn nhiều sản phẩm Với giá rẻ, thu hút nhiều nhà vườn, AlyGarden mong muốn mang lại một chợ nông sản trên không gian mạng với mức giá hợp lý, đa dạng để có thể dễ dàng lựa chọn, so sánh.

Chiến lược FulFill được học tập bởi Amazon, nơi mà người bán hàng chỉ cần mang hàng hóa đến, mọi vấn đề còn lại được Amazon lo Tương tự với AlyGarden, người bán chỉ cần đăng nông sản lên sàn, mọi vấn đề từ hợp đồng, tiền cọc, vận chuyển, kiểm định đều được hệ thống nhân viên của AlyGarden đảm nhiệm, khi hết kì chỉ cần lên sàn và lấy tiền về Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn giữa cử xe đi vận chuyển nông sản hoặc vận chuyển tận xí nghiệp bằng các xe tải đông lạnh của AlyGarden với chi phí vận chuyển hợp lý Từ đó tạo sự tin tưởng và nhanh gọn giữa nhà vườn và doanh nghiệp Nhờ đó, doanh nghiệp có thể pháp triển.

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Nó là một quy trình tối ưu hóa trang web để cải thiện vị trí và hiển thị của nó trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên của các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, và Yahoo.

Mục tiêu của SEO là làm cho trang web của bạn trở nên hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm, giúp nó xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm liên quan đến ngành, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Khi bạn tối ưu hóa trang web của mình cho SEO, bạn đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp và hấp dẫn cho người dùng, cùng với việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm.

Các yếu tố chính trong SEO bao gồm:

- Từ khóa: Nghiên cứu và chọn các từ khóa phù hợp để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

- Nội dung: Tạo ra nội dung chất lượng, hữu ích và có giá trị cho người dùng, với sự tập trung vào từ khóa và các yếu tố tối ưu hóa khác.

- Kiến trúc trang web: Xây dựng một cấu trúc trang web rõ ràng và dễ dàng cho công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục.

- Liên kết: Xây dựng mạng lưới liên kết bên trong và bên ngoài, bao gồm cả liên kết đến trang web của bạn từ các trang web khác có uy tín cao.

- Trải nghiệm người dùng: Đảm bảo trang web của bạn có trải nghiệm tốt cho người dùng, bao gồm tốc độ tải trang nhanh, thiết kế responsive và dễ sử dụng trên các thiết bị di động.

SEO là một quá trình liên tục và đòi hỏi nỗ lực và kiên nhẫn để đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, nó có thể mang lại lợi ích lớn cho sự tăng trưởng và hiệu quả của trang web và kinh doanh trực tuyến.

3.4.3 Đội ngũ Logistic chuyên nghiệp:

AlyGarden cung cấp một đội vận chuyển chuyên nghiệp được cung cấp bởi bên thứ ba nhưng với mức giá hợp lý Tích hợp cùng với một hệ thống tìm đường đi ngắn nhất để tiết kiệm chi phí thời gian và xăng dầu giữa các địa điểm vận chuyển, qua đó có thể giúp tối đa hóa chi phí khấu hao để mang lại lợi nhuận nhiều nhất Đội Logistic trong tương lai sẽ được phát triển mang cá nhân của AlyGarden,

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Xây dựng hệ thống

4.1.1 Kiến trúc hệ thống MVC

Mô hình Model-View-Controller (MVC) là một mẫu kiến trúc phân tách một ứng dụng thành ba thành phần logic chính Model, View và Controller Do đó viết tắt MVC Mỗi thành phần kiến trúc được xây dựng để xử lý khía cạnh phát triển cụ thể của một ứng dụng MVC tách lớp logic nghiệp vụ và lớp hiển thị ra riêng biệt. Ngày nay, kiến trúc MVC đã trở nên phổ biến để thiết kế các ứng dụng web cũng như ứng dụng di động.

MVC quan trọng bao gồm:

- Model: Nó bao gồm tất cả dữ liệu và logic liên quan của nó.

- View: Trình bày dữ liệu cho người dùng hoặc xử lý tương tác của người dùng.

- Controller: Là phần quan trọng nhất trong mô hình, nó liên kết phần Model và View.

- Bảo trì code dễ dàng, dễ dàng mở rộng và phát triển.

- Hỗ trợ dễ dàng hơn cho khách hàng mới.

- Việc phát triển các thành phần khác nhau có thể được thực hiện song song.

- Giúp tránh sự phức tạp mã bằng cách chia ứng dụng thành ba đơn vị Model, View và Controller.

- Cung cấp hỗ trợ tốt nhất cho phát triển theo hướng thử nghiệm.

- Nó hoạt động tốt cho các ứng dụng Web được hỗ trợ bởi các nhóm lớn các nhà thiết kế và phát triển web.

- Cung cấp khả năng phân tách rõ ràng các mối quan tâm.

- Thân thiện với Công cụ Tìm kiếm (SEO).

- Tất cả các đối tượng được phân loại và đối tượng độc lập với nhau để bạn có thể kiểm tra chúng một cách riêng biệt.

**Nhược điểm của việc sử dụng MVC

- Khó đọc, thay đổi, kiểm tra và sử dụng lại mô hình này.

- Không có hỗ trợ xác thực chính thức.

- Tăng độ phức tạp và tính kém hiệu quả của dữ liệu.

- Khó khăn khi sử dụng MVC với giao diện người dùng hiện đại.

- Cần có nhiều người lập trình để tiến hành lập trình song song.

- Cần có kiến thức về nhiều công nghệ.

- Bảo trì nhiều code trong Controller.

4.1.2 Mô tả các thành phần trong hệ thống

Thành phần model lưu trữ dữ liệu và logic liên quan của nó Bao gồm các class function xử lý các tác vụ như truy vấn, thêm, sửa hoặc xóa dữ liệu Ví dụ, một đối tượng Controller sẽ lấy thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu Nó thao tác dữ liệu và gửi trở lại cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng nó để hiển thị dữ liệu.

- View là một phần của ứng dụng đại diện cho việc trình bày dữ liệu.

- View được tạo bởi các dữ liệu mà chúng ta lấy từ dữ liệu trong model Một view yêu cầu model cung cấp đầy đủ dữ liệu để nó hiển thị đầu ra cho người dùng.

- View chính là nới chứa những giao diện như một nút bấm, khung nhập, menu, hình ảnh… nó đảm nhiệm nhiệm vụ hiển thị dữ liệu và giúp người dùng tương tác với hệ thống.

Controller là một phần của ứng dụng xử lý tương tác của người dùng Bộ điều khiển diễn giải đầu vào chuột và bàn phím từ người dùng, thông báo cho model và view để thay đổi khi thích hợp.

Controller là nới tiếp nhận những yêu cầu xử lý được gửi từ người dùng, nó sẽ gồm những class/ function xử lý nhiều nghiệp vụ logic giúp lấy đúng dữ liệu thông tin cần thiết nhờ các nghiệp vụ lớp Model cung cấp và hiển thị dữ liệu đó ra cho người dùng nhờ lớp View.

Controller gửi các lệnh đến model để làm thay đổi trạng thái của nó (Ví dụ: ta thêm mới 1 user hoặc cập nhật tên 1 user) Controller cũng gửi các lệnh đến view liên quan của nó để thay đổi cách hiển thị của view (Ví dụ: xem thông tin 1 user).

4.1.2.4 Thành phần tối ưu hóa SEO

Có nhiều thành phần quan trọng trong quá trình tối ưu hóa SEO cho một trang web Dưới đây là một số thành phần chính:

- Từ khóa: Nghiên cứu và sử dụng các từ khóa phù hợp và liên quan trong nội dung của trang web Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề và nội dung của trang web và đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp cho người dùng.

- Nội dung: Tạo ra nội dung chất lượng, hữu ích và độc đáo Đảm bảo nội dung của bạn liên quan đến từ khóa mục tiêu và cung cấp giá trị cho người đọc. Đồng thời, sắp xếp nội dung theo cấu trúc logic, sử dụng tiêu đề và đoạn văn ngắn để tăng khả năng đọc và hiểu bài viết.

- Meta Tags: Đặt các meta tags như title tag, meta description, và meta keywords Title tag là tiêu đề của trang hiển thị trên kết quả tìm kiếm và meta description là mô tả ngắn gọn về nội dung của trang Meta tags giúp tăng khả năng nhấp vào trang web từ kết quả tìm kiếm.

- URL thân thiện: Sử dụng URL dễ đọc, có cấu trúc rõ ràng và chứa từ khóa liên quan URL thân thiện giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang chỉ từ URL.

- Liên kết nội bộ: Xây dựng một cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ và có ý nghĩa giữa các trang trong trang web Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục trang web của bạn một cách hiệu quả.

- Liên kết ngoại vi: Xây dựng mạng lưới liên kết chất lượng từ các trang web khác đến trang web của bạn Điều này cung cấp một tín hiệu cho công cụ tìm kiếm về sự uy tín và giá trị của trang web của bạn.

- Tốc độ tải trang: Đảm bảo trang web tải nhanh để cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng Tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng caching và nén tệp tin để giảm thời gian tải trang.

- Responsive design: Thiết kế trang web để hiển thị tốt trên các thiết bị di động Điều này đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt trên điện thoại di động và tablet.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Phát triển thêm nhiều hình thức thanh toán điện tử mới như Momo, VN-

QR, Thẻ ngân hàng nội địa,

- Xuất bản và phát triển SEO cho trang web, đẩy trang web lên top những công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Yahoo, Bing,

- Phát triển trang web trở thành một mạng xã hội của những chủ nhà vường, nơi họ có thể tìm kiếm và chia sẻ với nhau, từ đó thu hút nhiều chủ xí nghiệp cùng tham gia Đây sẽ là môi trường tương tác thân thiện và gần gũi

- Tích hợp chatbot và các thuật toán tối ưu mạng xã hội để đề xuất tốt hơn những nông sản chất lượng cao cho thị trường.

Ngày đăng: 15/05/2024, 09:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Trang web Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam 2.1.2. ecombinhphuoc.com.vn – Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước - đồ án 2 ứng dụng nextjs xây dựng sàn giao dịch nông sản
Hình 2.1. Trang web Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam 2.1.2. ecombinhphuoc.com.vn – Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước (Trang 21)
Hình 2.2. Website sàn giao dịch nông sản ecombinhphuoc.com.vn - đồ án 2 ứng dụng nextjs xây dựng sàn giao dịch nông sản
Hình 2.2. Website sàn giao dịch nông sản ecombinhphuoc.com.vn (Trang 22)
Hình 2.3. Website sàn giao dịch nông sản nongsanviet.nongnghiep.vn - đồ án 2 ứng dụng nextjs xây dựng sàn giao dịch nông sản
Hình 2.3. Website sàn giao dịch nông sản nongsanviet.nongnghiep.vn (Trang 23)
Hình 4.1. Mô hình MVC - đồ án 2 ứng dụng nextjs xây dựng sàn giao dịch nông sản
Hình 4.1. Mô hình MVC (Trang 40)
w