Chuyên Đề 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chuyên Đề 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT  TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Về kiến thức: giúp người học nắm được chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng giải quyết vấn đề ruộng đất (1930-1975); nắm vững kết quả, hạn chế nguyên nhân và những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Về kỹ năng: giúp học viên phát triển phương pháp tư duy khoa học độc lập, nâng cao khả năng vận dụng, giải quyết các vấn đề liên quan đến ruộng đất, vấn đề nông dân, nông thôn trong thực tiễn đặt ra hiện nay. - Về tư tưởng: Qua nghiên cứu chuyên đề này, học viên khẳng định chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng trong CMDTDCND tuy còn những hạn chế, yếu kém nhưng thắng lợi là cơ bản, đem lại ruộng đất cho nông dân; qua đó củng cố niềm tin, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận chống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng.

Trang 1

Chuyên đề 3

ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

MỤC TIÊU

- Về kiến thức: giúp người học nắm được chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

giải quyết vấn đề ruộng đất (1930-1975); nắm vững kết quả, hạn chế nguyên nhânvà những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề ruộngđất trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Về kỹ năng: giúp học viên phát triển phương pháp tư duy khoa học độc

lập, nâng cao khả năng vận dụng, giải quyết các vấn đề liên quan đến ruộng đất,vấn đề nông dân, nông thôn trong thực tiễn đặt ra hiện nay.

- Về tư tưởng: Qua nghiên cứu chuyên đề này, học viên khẳng định chủ

trương giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng trong CMDTDCND tuy còn nhữnghạn chế, yếu kém nhưng thắng lợi là cơ bản, đem lại ruộng đất cho nông dân; quađó củng cố niềm tin, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luậnchống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng.

NỘI DUNG1 Một số vấn đề chung về ruộng đất

1.1 Mối quan hệ giữa ruộng đất với nông nghiệp và nông dânNông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội, sử dụng đất đaiđể trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyênliệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu chocông nghiệp.

Trên thực tế, đã có nhiều cách hiểu về nông nghiệp khác nhau Theo nghĩarộng: Nông nghiệp bao gồm rất nhiều ngành sản xuất, đó là: nông, lâm, ngư, diêm.Theo nghĩa hẹp thì: Nông nghiệp chỉ gồm hai lĩnh vực chính, đó là: trồng trọt và chănnuôi.

Trang 2

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực liênquan đến xã hội và cuộc sống của con người, những thành tựu của khoa học công nghệđã làm thay đổi nhiều quan niệm cũ từng tồn tại rất lâu trong lịch sử Tuy nhiên, hiệnnay nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất tạo ra các loại thức ăn cho con người và những

động vật do con người chăn nuôi.Ruộng đất

Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và làtư liệu sản xuất đặc biệt Có nhiều tư liệu khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản

xuất nông nghiệp; tuy nhiên, ruộng đất là tư liệu quan trọng hàng đầu của người nông

dân Con người sinh sôi và phát triển không ngừng; nhưng ruộng đất thì đang có xuhướng thu hẹp do đô thị hóa, do nước biển dâng…

Ruộng đất và giải quyết vấn đề ruộng đất là nội dung được Đảng, Nhà nước rấtquan tâm trong quá trình lãnh đạo cách mạng và công cuộc đổi mới hiện nay.

Ruộng đất là công thổ quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân cóquyền sử dụng Trong phần mở đầu của Luật Đất đai đã ghi rõ: “Đất đai là tài nguyênvô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống…” Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân với chủ đại diện là Nhà nước, ngườidân được Nhà nước chia để quản lý, sử dụng và canh tác trên phần đất đai được chiacủa mình.

Nông dân

Nông dân là những người lao động cư trú ở khu vực nông thôn, tham gia chủyếu vào quá trình sản xuất nông nghiệp, nguồn sống chủ yếu là từ nông sản Dù tưliệu sản xuất có phát triển cao đến đâu nhưng chính người nông dân trực tiếp laođộng trên đồng ruộng đóng vai trò là nhân tố quyết định của quá trình sản xuấtnông nghiệp

Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, những người nông dân hình thànhnên giai cấp và có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội Trong lịch sử, nhiều nền văn

Trang 3

minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã tạo điều kiện phát triển giai cấp nông dân và cóảnh hưởng nhất định đối với xã hội.

Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộc vào các tầng lớptrên, thường phải lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất laođộng không cao Dưới thời phong kiến, đại đa số nông dân Việt Nam thiếu hoặc khôngcó ruộng đất, phải đi làm thuê, vì vậy họ luôn khát vọng được hoàn toàn làm chủ trênphần ruộng đất thuộc về mình.

Quan hệ giữa nông dân và ruộng đất

Nếu nông dân làm chủ ruộng đất thì họ cũng làm chủ quá trình sản xuất và cácsản phẩm hoa lợi từ đất đai Do được làm chủ phần đất đai của mình, nên họ thườngxuyên quan tâm, chăm sóc, cải tạo để ruộng đất ngày càng phì nhiêu hơn Sau quá trìnhlao động, ngoài những phần chi phí sản xuất và phần thuế đóng cho Nhà nước, họ đượchưởng thành quả lao động của mình.

Nếu nông dân chỉ là người làm thuê trên mảnh đất thuộc sở hữu của người khácthì họ chỉ được trả công một phần nhỏ sản phẩm thu hoạch từ đất, phần thu nhập chínhthuộc về chủ đất, thuộc về giai cấp bóc lột Vì vậy, nông dân không gắn bó với ruộngđất, không quan tâm cải tạo đất, cải tiến giống, quy trình sản xuất, năng xuất và hiệuquả lao động, họ làm việc thụ động, thiếu động lực.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân và đất đai, nông dân được làm chủruộng đất sẽ tạo động lực trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp phát triển Có chính sáchruộng đất phù hợp, đảm bảo lợi ích cho nông dân, động viên nông dân gắn bó với ruộngđất, với chính quê hương của mình

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về ruộng đất1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn phê phán chế độ chiếm hữu tư nhân

về tư liệu sản, cơ sở xã hội của chế độ bóc lột và bất công Dưới chế độ phong kiến,phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ, còn nông dân chỉ là người làm thuê, địa chủchiếm đoạt sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra Sự bất công đã cản trở sự phát triển

Trang 4

của xã hội Nhiệm vụ đặt đặt ra cho nhân loại là phải tước đoạt đối với bọn chiếm hữuruộng đất, đưa người nông dân vào vị trí làm chủ ruộng đất Quốc hữu hóa ruộng đất làtất yếu và là yêu cầu của xã hội; ruộng đất phải thuộc về nông dân, địa tô phải thuộc vềquỹ chi tiêu của Nhà nước, phục vụ lợi ích cho số đông Đây là mục tiêu và là điều kiệnbảo đảm cho thắng lợi của cách mạng

Sau khi chính quyền về tay nhân dân, cần quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất,đây là nguyện vọng ngàn đời của mỗi người nông dân Vì bị tước đoạt, nên nông dânđã đi theo cách mạng để đòi lại ruộng đất mà ông cha họ đã khai phá, phát triển và lưutruyền Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, vào 2 giờ đêm ngày 27/10/1917(tức 8/11), cùng với “Sắc lệnh về hòa bình” thì “Sắc lệnh về ruộng đất” đã được V I.Lênin kí và ban hành.

1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về ruộng đất

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lên án gay gắt đế quốc thực dân và phong kiếncấu kết với nhau để tước đoạt ruộng đất và bóc lột nông dân Người cho rằng: Bị tướcđoạt ruộng đất là căn nguyên của áp bức, bất công và đói nghèo đối với người nôngdân Ngay trong Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và trên rất nhiều các diễn đàn

khác nhau Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí Minh đã

phản đối và lột bộ mặt tàn ác của đế quốc thực dân, phong kiến đối với nông dân ở cácthuộc địa, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Dương.

Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ giải phóng nông dân khỏi ách cai trị phản động củađế quốc và phong kiến; giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nông dân Ngaytrong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã xác định: “…chủtrương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộngsản”1 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến vấn đềruộng đất và chỉ đạo giải quyết vấn đề ruộng đất một cách phù hợp khi có điều kiện,đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nông dân cả nước

1.3 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất ở một số nước trên thế giới

Trang 5

Nước Nga Xôviết

“Sắc lệnh về ruộng đất” được V I Lênin kí và ban hành đã đáp ứng đượcnguyện vọng của nhân dân Nga; thể hiện sự quan tâm đúng và kịp thời của V I Lêninvà Đảng Cộng sản Nga đối với vấn đề ruộng đất Sắc lệnh chỉ rõ: Thủ tiêu ngay lập tứcquyền tư hữu về ruộng đất của bọn địa chủ và không bồi thường Nông dân Nga đượcNhà nước chia cho 163,8 triệu ha ruộng đất Nhờ đó, sức sản xuất ở nông thôn pháttriển mạnh, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn khởi sắc.

Mông Cổ

Là nước thứ hai sau Liên Xô tiến hành quốc hữu hóa ruộng đất năm 1921 Toànbộ ruộng đất, súc vật đã được tước đoạt khỏi tay giai cấp bóc lột và chia cho nông dân.Cải cách ruộng đất ở Mông Cổ đã tạo sự phát triển mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp,nhất là lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt.

Trung Quốc

Sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1949), vấn đề cải cách ruộng đất đượcđặt ra cấp bách Đến ngày 30/6/1950, Luật Cải cách ruộng đất được ban hành và thựchiện triệt để, tạo ra khí thế cách mạng rất cao trong nông dân.

Cải cách ruộng đất được tiến hành trong toàn quốc, trừ những vùng dân tộc thiểusố Đến năm 1952, cải cách ruộng đất cơ bản hoàn thành Quá trình chỉ đạo cải cáchruộng đất của Trung Quốc đã để lại nhiều bài học quý.

Cu Ba

Chính phủ Cu Ba và lãnh tụ Phiđen đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đấtcho người lao động Ngày 01-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, đến tháng 5-1959, cuộc cải cách ruộng đất lần thứ nhất được tiến hành, Chính phủ đã tịch thuruộng đất, đồn điền lớn của tư bản ngoại quốc và giai cấp địa chủ chia cho 200.000nông dân Đến tháng 10-1963, Cu Ba thực hiện cải cách ruộng đất lần thứ hai, xóabỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp phong kiến địa chủ.

2 Quan hệ ruộng đất và các hình thức bóc lột nhân dân trong xã hội ViệtNam trước năm 1945

2.1 Đặc điểm sở hữu ruộng đất trước Cách mạng Tháng Tám

Trang 6

2.1.1.Chế độ quản lý ruộng đất hình thành và được luật hóa từ rất sớm

Các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý… dựng nền độc lập đã rất quan tâmđến công tác quản lý ruộng đất và phát triển sản xuất Vua Lê Đại Hành (980 - 1005)

là vị vua đầu tiên tổ chức lễ “Tịch điền” vào đấu xuân năm mới để cỗ vũ nhân dân

hăng say sản xuất Các vua nhà Lý thường chủ trì dâng lễ ở Đàn Xã tắc để mongquốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi

Cùng với khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích đất nông nghiệp, ông chata đã có nhiều hình thức khác nhau để mở rộng cương vực lãnh thổ, như: Thái sưLê Văn Thịnh có công đòi lại các vùng đất khu vực biên giới do một số tù trưởngngười thiểu số dâng cho chính quyền phương Bắc Nguyễn Công Trứ có công khaiphá và tập hợp nhân dân lập làng mới ở vùng biển Thái Bình, Nam Định và NinhBình…

Các quy định về quản lý ruộng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp đã dầnđược đưa vào các văn bản luật dưới chế độ phong kiến Nhà Hồ ban hành quy định“hạn điền” và “hạn nô”; nhà Hậu Lê quy định về chế độ ban thưởng ruộng đất choquan lại theo phẩm hàm và công trạng với mức tương ứng Nhà Nguyễn Gia Longquy định: Các vùng đất mới khai hoang Nhà nước một phần, một phần thuộc vềlàng xã, phần còn lại thuộc về người dân.

2.1.2 Cùng tồn tại đa dạng các hình thức quản lý ruộng đất

Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trong quan hệ ruộng đất đã thêmmột “chủ mới” tham gia chiếm đoạt; tuy nhiên, chế độ sở hữu ruộng đất về cơ bảnvẫn không thay đổi so với trước và tồn tại dưới các hình thức sau:

Chế độ ruộng đất công của Nhà nước

Đất công do Nhà nước thống nhất quản lý, được hình thành từ nhiều nguồnsung công khác nhau Là quỹ đất tạo nên “quốc khố” (ngân sách Nhà nước) vàđược nhà vua dùng để ban thưởng, xây dựng các công trình quốc phòng an ninh…Thời nhà Lý có hình thức “thác đao điền” để ban ruộng đất cho quan lại từ Trung

Trang 7

ương đến địa phương Thời Trần có hình thức ban thực ấp cho quan lại, họ hànhnhà vua… để xây dựng các điền trang, thái ấp.

Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau nên Nhà nước quản lý đất công khálỏng lẻo, đã tạo khe hở cho hàng ngũ trong giai cấp thống trị tìm cách biến đấtcông thành đất tư.

Chế độ ruộng đất trong các làng xã

Là ruộng đất công nhưng do các làng xã quản lý, phân bổ nộp thuế Ruộngđất của làng nào thì cứ ba năm mang ra chia lại cho đối tượng trong làng Khi chiacó chia đất ra các hạng: Nhất đẳng, nhị đẳng; các đối tượng được chia cũng khácnhau: Quan lại, chức dịch, binh lính…

Trước khi chia, mỗi làng đều bớt một phần đất tốt để sử dụng vào việc côngnhư: Bút điền, học điền, phật tự điền, ruộng tuần, ruộng giáo thụ… Đặc biệt, cáclàng đều có đất “văn chỉ” là nơi làng xã dành riêng cho những người theo conđường khoa cử, để tế lễ các bậc tiền nhân đỗ đạt trong làng.

Chế độ ruộng đất tư

Trong lịch sử, chỉ có hai giai đoạn đó là trước thế kỉ 14 và trong thế kỉ 17,ruộng đất tư được phát triển mạnh, do nhu cầu phát triển thế lực của qúy tộc (thế kỉ14) và do sự tác động của chiến tranh (thế kỉ 17) Các thời kì còn lại, sở hữu tư nhânvề ruộng đất được Nhà nước khống chế và quản lý chặt chẽ Thời Hồ Qúy Ly banhành quy định hạn điền và hạn nô rất nổi tiếng bấy giờ.

Đa số ruộng đất tư nằm trong tay bọn địa chủ, một số ít nằm trong tay phúnông và nông dân tự canh Sau này có chủ mới là thực dân Pháp.

Một số loại ruộng tư trong làng xã: Ruộng “bản thôn điền thổ” là ruộng dothôn quản lý, sử dụng vào mục đích chung của đại phương Ruộng hương hỏa,ruộng giỗ… do cá nhân, dòng họ quản lý và sử dụng theo lệ làng Ruộng chùa,ruộng tam bảo thuộc về nhà chùa…

2.1.3 Quyền sở hữu ruộng đất tập trung vào giai cấp địa chủ phong kiếnvà một phần trong tay thực dân Pháp

Trang 8

Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, ruộng đất bị phân phối không đềucho các giai tầng trong xã hội và tập trung lớn vào giai cấp bóc lột Giai cấp địachủ phong kiến chiếm khoảng 5% dân số nhưng chiếm tới 7/10 diện tích ruộng đất.Giai cấp nông dân chiếm gần 95% dân số chỉ sử dụng một phần rất nhỏ, khoảng3/10 diện tích canh tác

Ngoài ra ruộng đất còn nằm trong tay thực dân Pháp và một phần khá lớnruộng đất công của các nhà thờ, nhà chùa, dòng họ…

2.2 Các hình thức bóc lột cơ bản đối với giai cấp nông dân 2.2.1 Các hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến

Thứ nhất, bóc lột bằng địa tô, bao gồm các hình thức cơ bản sau:

Tô đóng: Số thóc nông dân phải nộp cho địa chủ trên số đất địa chủ phát canhcho nông dân đã ấn định trước (bất kể có thu hoạch được hay không).

Tô rẽ: Là hình thức thu tô theo sản lượng từng vụ được chia đôi giữa nhà địachủ và người nông dân, nông dân bỏ hết giống vốn và lao động (Thường được bọnđịa chủ nhỏ áp dụng).

Tô lao dịch: Mọi việc làm đều do nông dân, còn địa chủ quản lý, nhưngchúng lấy vụ chính (vụ mùa), nông dân thu vụ phụ (vụ chiêm).

Ngoài tô chính, người nông dân còn phải nộp tô phụ rất hà khắc cho nhàđịa chủ như hình thức cống nạp, lễ lạt trong những ngày lễ, ngày tết

Thứ hai, bóc lột bằng nợ lãi

Sau khi nộp tô, nông dân không còn đủ sản phẩm để nuôi sống gia đình, phải

đi vay lãi (lãi suất 20 - 50%, thậm chí là 100% nếu vào lúc giáp hạt) Khi đi vay

thóc chiêm, nhưng khi trả phải bằng thóc vụ mùa Tình trạng mua lúa non của nôngdân cũng là hình thức cho vay nặng lãi cắt cổ.

Thứ ba, bóc lột bằng chế độ làm công nô lệ

Là hình thức phổ biến của địa chủ vừa và nhỏ (thuê theo năm, vụ, ngày) Ví dụ: Họthuê những lực điền làm ruộng, thuê phụ nữ, trẻ em trăn trâu cả năm… Thực chất trongquan hệ giữa nông dân và địa chủ là quan hệ lệ thuộc giữa người chủ và con nợ,giữa tá điền với chủ đất.

Trang 9

Số lượng công nhân nông nghiệp phát triển rất nhanh hàng năm, đến năm1857, số công nhân nông nghiệp đã tăng lên 8 vạn người Chủ đồn điền Pháp mộphu phần lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ Người nông dân bị dồn vào thế cùng quẫnbởi sưu cao, thuế nặng, địa tô, nợ lãi cuối cùng phải rời bỏ quê quán vào làm thuêcho các chủ đồn điền Tại các đồn điền, người lao động trở thành thân phận ngườinô lệ, phụ thuộc và chết mòn Thực tế diễn ra: “Bán thân đổi mấy đồng xu – thịtxương vùi gốc cao su mấy tầng ” hay “cao su đi dễ khó về”.

Hai là, thực dân Pháp áp dụng phương pháp bóc lột giá trị thăng dư đối vớicông nhân nông nghiệp

Mỗi ngày người công nhân phải làm từ 14 đến 16 tiếng, trong khi đó tiềncông mỗi ngày từ 0,3 đến 0,4 hào Nhưng thực tế người công nhân chỉ được lĩnh0,2 hào; trong khi đó giá 1 tạ thóc là 7,5 đồng Sự bóc lột tàn nhẫn của bọn thựcdân Pháp đối với nông dân, nhiều người đau ốm, chết chóc Nhiều người đã bỏ trốnkhỏi các đồn điền Mỗi năm trung bình có tới 20% công nhân bỏ trốn Có nơi tới40-50% công nhân bỏ trốn.

Ngoài các hình thức bóc lột trên đây, địa chủ và thực dân Pháp còn bóc lộtnông dân bằng nhiều hình thức sưu cao thuế nặng như: thuế đinh, thuế điền, thuếngoại phụ (thuế đinh bổ vào người nam giới từ 18 đến 60 tuổi, thuế điền đánh vàocác loại ruộng, thuế phụ thu đánh vào người dân cày ).

2.2.3 Một số kết luận rút ra

Trang 10

Sự câu kết giữa đế quốc với phong kiến để thống trị, bóc lột và tước đoạtruộng đất của nông dân Đó là nguồn gốc của sự đói khổ, bần cùng của giai cấpnông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

Chống đế quốc và chống phong kiến phải gắn với nhau, tiến hành đồng thời

mới giành được độc lập dân tộc, ruộng đất cho nông dân Giải quyết vấn đề ruộng

đất trong cách mạng DTDCND là yêu cầu khách quan và hợp quy luật của xã hội ViệtNam, là nguyện vọng của nông dân.

Chế độ bóc lột tần nhẫn của thực dân phong kiến đã chuẩn bị đất sẵn rồi,những người cộng sản chỉ việc gieo hạt cách mạng mà thôi.

3 Chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề ruộng đất trong cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân

3.1 Quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề ruộng đấtGiai đoạn đấu tranh giành chính quyền

Trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng xác định: Làm tư sản dân quyền cáchmạng và thổ đại cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Thời kì 1930 - 1931, Đảngchỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến có xu hướng tảkhuynh Hai nhiệm vụ này tiến hành đồng thời và ngang bằng nhau.

Thời kì 1936 - 1939, nhiệm vụ chống phong kiến mang tư tưởng hữukhuynh Chưa kết hợp chặt chẽ yêu sách dân tộc với yêu sách dân chủ Vấn đềruộng đất cho nông dân không được đặt ra một cách rõ ràng Thời kì 1939 - 1945,Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ đánh chế độ vua quan phongkiến bên trên, thực hiện giảm tô, giảm tức, giai cấp địa chủ ở bên dưới không đánhtriệt để

Sau khi giành được chính quyền

Vấn đề ruộng đất được Đảng quan tâm đúng mức, được thể hiện trong mộtsố văn kiện quan trọng như: Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 2 (15/1/1948)

đề ra chính sách cải cách ruộng đất gồm 17 điểm Hội nghị cán bộ Trung ương lầnthứ 4 (5/1948) bàn về dân sinh dân chủ Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5

Trang 11

(8/1948) định ra đường lối chống phong kiến trong kháng chiến Ngày 14/7/1949,Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% thay thế cho thông tư giảm thuế năm 1945 củaBộ Nội vụ Tháng 5/1950, Chính phủ ban hành sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và sắclệnh về sử dụng ruộng đất bỏ hoang Ngày 01/5/1951, Chính phủ ban hành mộtloại thuế mới thuế nông nghiệp, cải cách chế độ đảm phụ, bỏ các thứ đóng góp cũ.

Kết quả chủ yếu

Tính đến trước cải cách ruộng đất đã tịch thu 81,3% ruộng đất từ tay thựcdân Pháp chia cho nông dân Chia cấp lại công điền, công thổ cho nông dân Tínhđến 1953 đã chia 77,8% ruộng công điền cho nông dân Tạm giao ruộng đất củađịa chủ Việt gian và địa chủ vắng mặt cho nông dân 84,7% loại ruộng đất này đãđược chia cho nông dân Tính đến năm 1953 đã có 58,3% tổng số ruộng đất của tưbản Pháp, địa chủ cùng ruộng công được chia cho nông dân

Ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta

Quyền sở hữu ruộng đất đã thay đổi, từng bước chuyển từ tay giai cấp địachủ phong kiến và đế quốc sang tay nông dân, thu hẹp thế lực kinh tế, chính trị củachúng, tăng cường thế và lực của chính quyền cách mạng

Từng bước cải thiện đời sống nhân dân, củng cố khối liên minh công nông,đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.

3.2 Thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 - 1956) 3.2.1 Những lý do để Đảng đặt vấn đề cải cách ruộng đất

Một là, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chống

đế quốc, chống phong kiến, lực lượng chủ yếu là nông dân, vấn đề ruộng đất làmục tiêu, nguyện vọng của người nông dân Tiến hành cải cách ruộng đất, giảiquyết ruộng đất cho nông dân là một yêu cầu khách quan.

Hai là, qua 7 năm kháng chiến, nông dân chịu đựng nhiều gian khổ vì thiếu

ruộng đất hoặc không có ruộng đất Thời kì đẩy mạnh tổng phản công phải thiếtthực nâng cao quyền lợi kinh tế, chính trị nên phải chia ruộng đất cho nông dân.

Trang 12

Ba là, chính sách ruộng đất từ năm 1930 đến năm 1953 chưa thỏa mãn nhu

cầu chính đáng của nông dân là người có ruộng, chưa giải phóng sức sản xuất ởnông thôn khỏi quan hệ bóc lột phong kiến; muốn cho nông nghiệp phát triển,công thương phát triển do đó phải cải cách ruộng đất.

Bốn là, sự phát triển của cuộc kháng chiến đến năm 1953 đã đi vào giai

đoạn quyết định, đòi hỏi cấp thiết phải thực hiện nhiệm vụ chống phong kiến đểbồi dưỡng lực lượng kháng chiến.

3.2.2 Chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng

Chủ trương cải cách ruộng đất được hình thành và hoàn thiện thông quaquá trình lãnh đạo giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng: Tháng 1 năm 1953, Hội

nghị BCH Trung ương Đảng họp lần thứ 4 kiểm điểm chính sách ruộng đất trongkháng chiến và phát động triệt để giảm tô, nhằm bước đầu thực hiện yêu cầu vềkinh tế của nông dân Tháng 11/1953, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5 và Hội

nghị toàn quốc của Đảng đã thông qua Bản cương lĩnh của Đảng về vấn đề ruộngđất Ngày 1/12/1953, Quốc hội khoá I nước VDCCH họp kỳ thứ 3, nhất trí tánthành chủ trương cải cách ruộng đất và thông qua Luật Cải cách ruộng đất Ngày19/12/1953, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh Cải cách ruộng đất và phát động Cải cáchruộng đất.

Cải thiện đời sống cho nông dân, bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng lực lượng khángchiến, duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến lâu dài đến thắng lợi.

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan