Đây còn là “mốc son chói lọi”, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứunước, 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; đánhdấu cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TẬP SAN
ĐỀ TÀI: CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH_THÁNG TƯ RỰC LỬA
Tên học phần: GDQP1: Đường Lối QP và AN Của ĐCSVN
Mã lớp học phần:222_71NAD110013_18 Khóa: K28
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Mai Lý Công Hậu
Tiểu đội thực hiện: TIỂU ĐỘI 8
Năm học: 2023-2024
Trang 2PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
S
T
T MSSV
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
Tổng cộng Ghi chú
Thời gian tham gia họp nhó m đầy đủ
Thái độ tham gia tích cực
Thu thập các thông tin hữu ích cho bài làm
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Chất lượng sản phẩm giao nộp tốt
1 2273401220131 Nguyễn Đan Quỳnh 15 15 20 20 30 100
2 2272104030608 Phương Quỳnh Nguyễn Thị 15 15 20 20 30 100
3 2272104030616 Trần Nguyễn Mi Sa 15 15 20 20 30 100
4 2273201081474 Cao Văn Tài 15 15 20 20 30 100
5 2273401151223 Đái Minh Tân 15 15 20 20 30 100
6 2273401220144 Bùi Thị Thu Thảo 15 15 20 20 30 100 trưởngNhóm
7 2273401151260 Huỳnh Thu Thảo 15 15 20 20 30 100
8 2273401151272 Phương Thảo Nguyễn Thị X X X X X X X
9 2273401200263 Lê Thị Anh Thi 15 15 20 20 30 100
1
0 2273401200379 Nguyễn Anh Thi 15 15 20 20 30 100
11 2273401151299 Trần Phương Thi 15 15 20 20 30 100
Trang 4Tổng Quan Chiến Dịch 6
Lý Do Đặt Tên Cho Chiến Dịch Này Là “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” 7
Nguyên Nhân Bùng Nổ Chiến Dịch 8
Bối Cảnh Lịch Sử Giữa Ta Và Địch Trước Khi Xảy Ra Chiến Dịch 8
Về Phía Địch: 8
Về Phía Ta: 9
Công Tác Chuẩn Bị Cho Chiến Dịch 9
Diễn Biến 12
17 Giờ Ngày 26/04 Đến 24 Giờ Ngày 28/04: Đánh Chiếm Tuyến Phòng Thủ Bên Ngoài Của Địch: 12
Ngày 29/4: Thực Hành Tổng Tiến Công Toàn Mặt Trận: 13
Ngày 30/04: Các Quân Đoàn Nhanh Chóng Đánh Chiếm Các Mục Tiêu: 14
Kết Quả 16
Nguyên Nhân Đem Lại Chiến Thắng Lịch Sử Cho Dân Tộc Việt Nam 17
Ý Nghĩa Cốt Lõi Của Chiến Dịch 17
Chiến Dịch Hồ Chí Minh Toàn Thắng Qua Âm Nhạc, Thơ Ca, Ca Dao, Tục Ngữ Và Trường Ca 18
Những Ca Khúc Làm “Sống Dậy” Thời Khắc Lịch Sử Ngày 30/4/1975 18
1 Mùa Xuân Trên Thành Phốố Hốồ Chí Minh (Xuân Hốồng) 19 2 Nh Có Bác Hốồ Trong Ngày Vui Đ i Thắống (Ph m Tuyên) ư ạ ạ 20 Sống Mãi Với Trận Toàn Thắng Chiến Dịch Hồ Chí Minh Qua Thơ Ca Và Trường Ca 21
1 Toàn Thắống Vêồ Ta (Tốố H u) ữ 22 2 Đêốn V i Sài Gòn (Nguyêễn Đ c M u) ớ ứ ậ 24 Chiến Dịch Hồ Chí Minh Qua Ca Dao , Tục Ngữ 26
Tổng Kết 26
Lời Kết 28
Tài Liệu Tham Khảo 29
Trang 5LỜI NGỎ
Các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước luôn được xem là những tri thức khoa học, những trận chiến để lại tiếng vang lớn,
là những tinh hoa lịch sử tinh khiết khiến thế giới phải khâm phục và nhắc đến nhiều Có
thể kể đến như “Trận chiến trên sông Bạch Đằng” (938) của Ngô Quyền, đánh tan quân
Nam Hán kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc mở ra một thời kỳ lâu dài cho dân tộc Việt
Nam Hay “Chiến thắng quân xâm lược nhà Tống” (1075) với kế sách “Tiên phát chế
nhân” của Lý Thường Kiệt, đã hạ hàng loạt thành lũy, hủy hoại nặng nề sinh lực của quân
Tống, khiến kế hoạch xâm lược của chúng bị trì hoãn, tạo điều kiện cho quân ta củng cố
lực lượng và giành thắng lợi trong cuộc quyết chiến sau này Có thể kể đến nữa đó chính
là “Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân” (1968), chiến dịch quân sự này đã gây tiếng vang
lớn, tạo bước đột phá buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán Đặc biệt phải
kể đến đó chính là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (26/04/1975 – 30/04/1975) với tinh thần
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, chiến dịch này đã được tiến hành
khẩn trương và quyết đoán, đem lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc vào ngày
30/04/1975 Đây còn là “mốc son chói lọi”, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; đánh
dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam
đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
cả nước
Tập san này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Chiến dịch Hồ Chí Minh, về các chiến
lược và kế hoạch được đưa ra, cùng với các cột mốc quan trọng trong chiến dịch này Và
thông qua tập san này ta sẽ biết được lý do vì sao lại có tên gọi “Tháng 4 rực lửa” ngay từ
chủ đề Hy vọng rằng thông qua tập san này, chúng ta có thể học hỏi và truyền đạt lại
những bài học quý giá từ quá khứ, để có thể xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh,
Trang 6có thể “sánh vai cùng với các cường quốc năm châu”, ngày càng phát triển, phồn thịnh và
văn minh trong tương lai
TỔNG QUAN CHIẾN DỊCH
Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, chỉ tính riêng giai đoạn 1945 - 1975, nhân
dân Việt Nam liên tiếp phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc lớn với
42 chiến dịch tiêu biểu, trong đó Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 26 - 30/04/1975)
đóng vai trò kết thúc “cuộc chiến tranh” 30 năm giành độc lập, tự do của nhân dân Việt
Nam
Chiến dịch Hồ Chí Minh làm được điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử chiến tranh:
Giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu và ít tổn thất Đề ra
phương châm tác chiến chiến dịch: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, nhưng tài
thao lược theo cách “Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời”, kết thúc chiến tranh có lợi
nhất cho sự phát triển của đất nước
- Hình thức: Chiến dịch tiến công chiến lược
- Không gian: Thành phố Sài Gòn và vùng lân cận
- Thời gian: Từ 26/04 đến 30/04/1975
- Lực lượng tham chiến:
+ Ta: Các quân đoàn bộ binh 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 (tổng cộng 15 sư đoàn); các trung, lữ
đoàn bộ binh; 4 trung, lữ đoàn tăng - thiết giáp; 6 trung đoàn đặc công và các đơn vị hỏa
lực, kỹ thuật khác
Tổng cộng: 240.000 quân, 400 xe tăng, thiết giáp, 420 pháo…
+ Địch: 5 sư đoàn bộ binh: 22, 25, 5, 18 và sư đoàn thủy quân lục chiến; 2 lữ đoàn dù, 1,
4; lữ 3 kỵ binh thiết giáp; 4 liên đoàn biệt động quân, bảo an và các đơn vị khác
Tổng cộng: 240.000 quân, 625 tăng, thiết giáp, 400 pháo…
- Kết quả: Ta tiêu diệt quân đoàn 3 và toàn bộ các lực lượng tăng cường, diệt và làm tan
rã quân đoàn 4 cùng tất cả các lực lượng địch còn lại trên chiến trường; giải phóng thành
Trang 7phố Sài Gòn – Chợ Lớn, đòn quyết định làm tan rã toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền, giải
phóng hoàn toàn miền Nam
LÝ DO ĐẶT TÊN CHO CHIẾN DỊCH NÀY LÀ “CHIẾN DỊCH HỒ
CHÍ MINH”
Trong cuộc họp ngày 08/04/1975 ở căn cứ Tà Thiết (Lộc Ninh), Bộ Chính trị quyết
định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định gồm các
đồng chí: Văn Tiến Dũng (Tư lệnh); Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn (Phó Tư
lệnh); Phạm Hùng (Chính ủy); Lê Ngọc Hiển (Tham mưu trưởng)… Bộ Chính trị khẳng
định: Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu, thời cơ chiến lược mới đã đến, ta
có điều kiện hoàn thành sớm, quyết tâm giải phóng miền Nam Do đó, cần tập trung
nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất để giải phóng Sài Gòn trước mùa
mưa
Sau đó, có nhiều ý kiến đề nghị nên lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch tiến công vào Sài
Gòn Bộ chỉ huy Chiến dịch thấy ý kiến này rất hợp với tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và
nhân dân ta đối với Bác nên đã nhất trí điện ra Hà Nội xin ý kiến Bộ Chính trị cho đặt tên
Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh Vào ngày
14/04/1975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến
trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính Trị đã phê
chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch và quyết định đặt tên cho chiến dịch này là
“Chiến dịch Hồ Chí Minh”
Bức điện của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch có nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là
Chiến dịch Hồ Chí Minh” Tin chiến dịch được mang tên Người đến với toàn dân, toàn
quân đã tạo nên sức mạnh mới, thúc đẩy việc chuẩn bị, sẵn sàng cho chiến dịch
Trang 8Tóm lại, việc lấy tên chiến dịch là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị
nhằm để tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và khích lệ lòng quân dân
cả nước
NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN DỊCH
Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị 21 của Trung ương Đảng đề ra, cả nước dốc sức
chuẩn bị lực lượng về mọi mặt Trong nửa cuối năm 1973 và cả năm 1974, cùng với gấp
rút củng cố và phát triển lực lượng tại chỗ trên chiến trường, Đảng chỉ đạo nhiệm vụ tăng
cường chi viện của hậu phương miền Bắc Mức tuyển quân và huy động của cải vật chất
ở miền Bắc tăng nhiều lần so với các thời kỳ trước Hội đồng chi viện tiền tuyến được
thành lập Điều đó nói lên quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta Định hướng
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là phải nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên
quyết và khôn khéo Đến cuối năm 1974, việc chuẩn bị về mọi mặt đã tạo nên sự chuyển
biến căn bản trong thế và lực của ta trên chiến trường Bộ Chính trị hạ quyết tâm động
viên sức mạnh của quân dân cả nước hoàn thành giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975,
1976 Sau chiến thắng Phước Long (01/1975) thế và lực của ta tăng lên, khả năng Mỹ
đưa quân trở lại là rất khó xảy ra, Bộ Chính trị đi đến quyết định mở cuộc tiến công chiến
lước để hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975
Lúc này, Đảng ta mạnh dạn khẳng định “Thời của ta đã đến” Ngày 31/03/1975, Hội
nghị Bộ chính trị đã xác định: “Từ giờ phút này trận quyết chiến lược cuối cùng của quân
ta đã bắt đầu” Bộ Chính trị nhận định rằng: Cuộc chiến tranh cách mạng đã bước vào
giai đoạn phát triển nhảy vọt một ngày bằng 20 năm, thời điểm tiến công vào sào huyệt
cuối cùng của địch đã chín muồi Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trong
thời gian sớm nhất - chậm nhất là trong tháng 4 không thể để chậm – Chính thức Chiến
dịch Hồ Chí Minh bắt đầu
Trang 9BỐI CẢNH LỊCH SỬ GIỮA TA VÀ ĐỊCH TRƯỚC KHI XẢY RA
CHIẾN DỊCH
Về phía địch:
– Với thắng lợi của Hiệp Định Paris được ký kết năm 1973, đại bộ phận quân Mỹ đã rút
khỏi nước ta, nhưng với âm mưu bá chủ thế giới của mình Mỹ vẫn giữa lại 2 vạn cố vấn
quân sự và lập ra bộ chỉ huy quân sự, kinh tế tiếp tay cho chính quyền Sài Gòn
– Được sự tiếp tế của Mỹ về quân sự và kinh tế, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá
hoại nội dung hiệp định Pari, sử dụng nhiều hình thức, nhiều hành động gây chiến tranh
xâm lược
Về phía ta:
– Việc ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh với Mỹ đã tạo ra cho nước ta thế chủ động,
lợi thế hơn so với Mỹ cũng như chính quyền Sài Gòn, tạo ra sự thay đổi căn bản về tương
quan lực lượng giữa ta và địch
– Trong khi đó ở miền Bắc đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất cho XHCN, có
tiềm lực kinh tế và chính trị vững mạnh để tiếp tế, cứu trợ cho miền Nam
– Trước tình hình đó, ta mở chiến dịch trên Đường 14 phước Long Thắng lợi vang dội
của ta trên Đường 14 Phước Long chứng tỏ lực lượng của ta lúc bấy giờ hoàn toàn có thể
đánh bại được quân đội Sài Gòn và tàn quân Mỹ để lại Sự chống cự yếu ớt của quân đội
Sài Gòn và sự can thiệp hời hợt của Mỹ càng cho thấy rõ hơn khả năng chiến thắng của
ta
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH
Trung ương Đảng và Chính phủ đã huy động đến mức rất cao mọi khả năng lực
lượng, vật chất của cả nước, của toàn quân, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam
Trang 10Trước đó, Hội đồng chi viện chiến trường được gấp rút thành lập, ngày 25/03/1975, do
Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Tất cả dành ưu tiên số 1 cho chiến dịch giải
phóng Sài Gòn Theo điều động của Bộ Tổng tư lệnh, các quân đoàn và nhiều sư đoàn
chủ lực từ nhiều hướng nhanh chóng cơ động vào địa bàn chiến dịch cùng với nhiều binh
khí kỹ thuật dự bị chiến lược
Từ hậu phương lớn miền Bắc, mọi lực lượng, phương tiện vận tải đều được huy động vào
việc chuyển quân, chuyển vật chất, phương tiện vào miền Nam Từ Hà Nội, các đoàn tàu
chở bộ đội, vũ khí, thiết bị quân sự chạy thẳng vào Vinh, từ đó chuyển tiếp bằng ô tô vào
Nam Từ các cảng: Hải Phòng, Bến Thủy, các tàu vận tải ven biển của Cục Vận tải (Tổng
cục Hậu cần), Bộ Tư lệnh Hải quân, Công ty Vận tải đường biển (Bộ Giao thông) chở xe
tăng, thiết giáp, pháo, đạn chuyển tiếp vào Nam, kịp thời bảo đảm cho bộ đội ta tiến công
phòng tuyến ven biển Nam Trung Bộ của địch, trên đường tiến quân vào mặt trận Sài
Gòn
Việc cơ động thần tốc các quân đoàn chủ lực và nhiều đơn vị binh khí kỹ thuật vào khu
vực tập kết quanh Sài Gòn do hậu cần chiến lược bảo đảm Một bộ phận lớn các lực
lượng dự bị chiến lược đã được huy động vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, với
47 đơn vị binh khí kỹ thuật, gồm: 14.771 người, 156 xe tăng, 102 xe xích, 143 pháo mặt
đất, 47 dàn phóng tên lửa, 250 pháo cao xạ, 226 xe cầu thuyền, 722 xe khí tài và nhiều xe
đặc chủng khác được cơ động thần tốc vào chiến trường miền Đông Nam Bộ
Vào ngày 01/04/1975, nhìn thấy những lợi thế của quân ta trên chiến trường, Bộ
Chính trị họp bổ sung quyết tâm chiến lược mới: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa,
với tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện tổng công kích,
tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 04/1975, không thể để
chậm hơn”
- Thời gian chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch rất ngắn, từ ngày 5 đến 25/04/1975; trong
khi nhu cầu lại rất lớn (tới 30.000 tấn đạn, 8.000 tấn xăng dầu, 22.000 tấn lương thực,
thực phẩm); khối lượng cần có ở các căn cứ hậu cần là (14.000 tấn đạn, 4.000 tấn xăng
Trang 11dầu, 12.000 tấn lương thực, thực phẩm) đủ bảo đảm cho các hướng tiến công đồng loạt,
cơ động thọc sâu, tác chiến trong khoảng 5-7 ngày Khi bước vào chuẩn bị chiến dịch,
Quân giải phóng miền Nam còn dự trữ tại chỗ 15.000 tấn đạn, 2.000 tấn xăng dầu Số
lượng vật chất còn thiếu chủ yếu là các loại đạn pháo lớn và xăng dầu Trước tình hình
trên, lực lượng hậu cần chiến lược tiếp tục khẩn trương vận chuyển lượng còn thiếu vào
chiến trường, tỏa lên các căn cứ phía trước
- Về bảo đảm quân y, lực lượng hậu cần đã triển khai 15 bệnh viện dã chiến ở tuyến trước
và chuẩn bị 17 đội điều trị cơ động, có khả năng cứu chữa từ 8.000 đến 10.000 thương
binh Về bảo đảm kỹ thuật, đã triển khai 10 trạm sửa chữa ở các căn cứ hậu cần phía
trước, cùng các trạm sửa chữa quân đoàn và đơn vị, tiến hành sửa chữa gấp súng, pháo,
xe máy sau hành quân, bảo đảm hệ số kỹ thuật cao khi bước vào chiến dịch
- Ngày 8/4/1975, thành lập Bộ Chỉ huy giải phóng Sài Gòn – Gia Định (Đại tướng Văn
Tiến Dũng là Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy Các phó tư lệnh chiến dịch:
Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, sau đó bổ sung đồng Lê Trọng Tấn)
- Ngày 9/4/1975, Bộ Chỉ huy Miền tổ chức chiến dịch tiến công Xuân Lộc không đạt hiệu
quả
- Đúng 17 giờ 51 phút, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua
kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn và điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài
Gòn – Gia Định (điện mật số 37/TK) nội dung “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn –
Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”
- Ngày 16/4/1975, quân và dân ta đập nát tuyến phòng ngự từ xa của địch ở Phan Rang
- Ngày 17/4/1975, Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn
- Ngày 20/4/1975, ta giải phóng Xuân Lộc – “Cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn bị
nghiền nát
- Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức giao quyền cho Trần Văn Hương
nhưng Hương không đảm trách được lại giao cho Dương Văn Minh
Trang 12- Từ 14/4 đến 24/4/1975, Hải quân và Quân khu 5 giải phóng hoàn toàn các đảo trên quần
đảo Trường Sa
- Các Quân đoàn chủ lực 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 chuẩn bị chiến đấu trên các hướng cũng
đã triển khai các căn cứ hậu cần trên từng địa bàn để tổ chức chuẩn bị bộ phận hậu cần cơ
động, sẵn sàng di chuyển bám sát đội hình các đơn vị khi phát triển chiến đấu Bố trí đội
hình Chiến dịch: 5 cánh quân theo các hướng:
+ Hướng Bắc và Tây Bắc: Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) và Quân đoàn 3 (Binh
đoàn Tây Nguyên).
+ Hướng Đông và Đông Nam: Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) và Quân đoàn 4
(Binh đoàn Cửu Long).
+ Hướng Tây và Tây Nam: Đoàn 232
DIỄN BIẾN
Đúng 17 giờ, ngày 26/04, quân ta chính thức được lệnh nổ súng mở màn chiến dịch
sau khi đã chọc thủng tuyến phòng xa của địch
17 giờ ngày 26/04 đến 24 giờ ngày 28/04: Đánh chiếm tuyến phòng
thủ bên ngoài của địch:
- Hướng Đông và Đông Nam:
+ Quân đoàn 4 gồm: Sư đoàn 6, Sư đoàn 341, Sư đoàn 7: đánh vào Hố Nai, Biên Hòa,
căn cứ Thiết giáp Yên Thế
+ Quân đoàn 2 gồm: Sư đoàn 304, Sư đoàn 325, Sư đoàn 3 và các đơn vị địa phương:
đánh chiếm Bà Rịa, Vũng Tàu, Trường Biệt kích, Long Thành, Nhơn Trạch
+ Lực lượng vùng ven gồm: Đoàn 113, Đoàn 116, Đoàn 10, Đặc công, Biệt động: đánh
chiếm các cầu trên xa lộ
Trang 13- Hướng Tây và Tây Nam: Đoàn 232 gồm: Sư đoàn 5, Sư đoàn 3, Sư đoàn 9 và các Trung
đoàn 24, Trung đoàn 88: cắt Quốc lộ 4 và vượt sông Vàm Cỏ chuẩn bị thọc vào phía Nam
Sài Gòn
- Hướng Bắc và Tây Bắc:
+ Quân đoàn 3 gồm: Sư đoàn 316 và lực lượng vũ trang địa phương: cắt Quốc lộ 22 bao
vây giải phóng thị xã Tây Ninh
+ Quân đoàn 1 gồm: Sư đoàn 312, Sư đoàn 320: bao vây Phú Lợi, chốt Đường 13, chặn
Sư đoàn 5 ngụy và cùng lực lượng vũ trang Thủ Dầu Một giải phóng Tây – Nam Bến Cát
và Tân Uyên
+ Lực lượng vùng ven: Đoàn 115 làm chủ xa lộ Đại Hàn, mở cửa phía bắc sân bay Tân
Sơn Nhất
ào ạt dội lửa xuống các căn cứ quân sự ngụy trong thành phố Ta đang đánh chiếm căn cứ
Đồng Dù, Trảng Bàng, địch phản kích quyết liệt Sư đoàn 9 đã vượt sông Vàm Cỏ Đông
từ đêm 28 rạng sáng 29/04, vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 29/04 đã chiếm được ngã ba Vĩnh
Lộc, Bà Lác trên đường tiến công Đúng 5 giờ, pháo ta ở Nhơn Trạch cũng đã bắt đầu
nhả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất Suốt đêm 29/04, tin chiến sự từ khắp các mặt trận
báo về Tin tức được xác nhận, tập thể lãnh đạo phân tích, bàn bạc nhanh chóng Rồi các
chỉ thị, mệnh lệnh, các biện pháp cụ thể được truyền xuống các binh đoàn
- Hướng Đông và Đông Nam:
+ Quân đoàn 4 gồm: Sư đoàn 6, Sư đoàn 341, Sư đoàn 7: đánh căn cứ thiết giáp của Sư
đoàn 18 ngụy phát triển vào Hố Nai, tiến công Sở chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy, đánh Trảng
Bom
+ Quân đoàn 2: Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong, ngã ba Long Bình; Sư đoàn 324
làm chủ chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, và bắn pháo vào sân bay Tân Sơn Nhất,
Trang 14phát triển tới Cát Lái; Sư đoàn 3 làm chủ Vũng Tàu; Lữ đoàn xe tăng 203 và Trung đoàn
66 chuẩn bị thọc sâu vào nội đô
+ Lực lượng vùng ven: Đoàn 116 tiếp cận kho Long Bình, chiếm cầu xa lộ Đồng Nai;
Đoàn 115 chiếm cầu Ghềnh và tiến công Chỉ huy sở thiết giáp, Trung tâm Tiếp vận Biên
Hòa; Đoàn 10 chiếm Phước Khánh, ngã ba Đồng Tranh Đến hết ngày 29/04 Quân đoàn
2 đã hoàn thành đánh chiếm các mục tiêu ở hướng Đông Nam
- Hướng Bắc và Tây Bắc:
+ Quân đoàn 3: Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù; Sư đoàn 316 đánh chiếm
Trảng Bàng, Bắc Củ Chi, chia cắt và tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy; Sư đoàn 10 chiếm Cầu
Bông, chiếm thành Quan Năm, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, sau đó dừng lại ở
Bà Quẹo
+ Quân đoàn 1: Sư đoàn 312 chiếm Phú Lợi, cắt và chặn Quốc lộ 13 và Đường 14; Sư
đoàn 320 làm nhiệm vụ thọc sâu đánh Tân Uyên sau đó tiến về Lái Thiêu
+ Lực lượng vùng ven: Trung đoàn 1 Gia Định đánh địch ở khu vực Tân Thới Nhất,
Xuân Thới Thượng; Trung đoàn 115 giải phóng Tân Thới Hiệp, mở hai cửa bắc sân bay
Tân Sơn Nhất; Trung đoàn Gia Định giải phóng Tân Thạnh Đông và đánh Trung đoàn 50
Sư đoàn 25 ngụy; Tiểu đoàn 80 biệt động tiến công trận địa pháo, trại thiết giáp Phù
Đổng, Cuộc cảnh sát Tân Sơn Nhì và chiếm cầu Rạch Bà
Như vậy, trong ngày 29/04 trên hướng Bắc và Tây bắc Quân đoàn 3 đã căn bản diệt toàn
bộ Sư đoàn 25 ngụy, thọc sâu vào vùng ven đúng kế hoạch
- Hướng Tây và Tây Nam:
+ Đoàn 232: Sư đoàn 3 chiếm thị xã Hậu Nghĩa, Chi khu Đức Hòa, bức rút Chi khu Đức
Huệ; Sư đoàn 9 tiến vào Mỹ Hạnh khu tập kết và chuẩn bị thọc sâu; Sư đoàn 5 và Sư
đoàn 8 tiếp tục cắt Quốc lộ 4; Trung đoàn 24 và 88 phát triển đến bắc Cần Giuộc, Hưng
Long
Trang 15+ Lực lượng vùng ven: Trung đoàn 429 đặc công diệt chi khu Tân Tạo, Bà Hom, khu
rađa Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường nam Sài Gòn
Sáng sớm ngày 30/04/1975, ta nhanh chóng chiếm được Bộ Tư lệnh không quân và Bộ
Tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất 10 giờ 45 phút cùng ngày,
xe tăng và bộ binh của ta tiến vào đánh Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài
Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện Đúng
11 giờ 30 phút, lá cờ Cách mạng tung bay phấp phới trên nóc phủ Tổng thống chính
quyền Sài Gòn - Dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng
- Hướng Đông và Đông Nam:
+ Quân đoàn 2: Binh đoàn thọc sâu được Trung đoàn đặc công 116 hiệp đồng dẫn đường
tiến thẳng theo xa lộ vừa chiến đấu vừa hành tiến, đến 10 giờ 30 phút đã tiến vào Dinh
Độc Lập 11 giờ 30 phút cắm lá cờ cách mạng trên Dinh Độc Lập, sau đó chiếm Đài Phát
thanh, nhà Ngân hàng, Bộ Quốc phòng ngụy, Bộ Tư lệnh Hải quân và Thương cảng Sài
Gòn Sư đoàn 304 chiếm khu Long Bình làm chủ xa lộ Sài Gòn và chiếm Tân Cảng Sư
đoàn 325 chiếm Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Cát Lái sau đó vượt sông đánh chiếm bến
phà Thủ Thiêm Sư đoàn 3 chiếm Vũng Tàu, sau phát triển đánh chiếm Cần Giờ
+ Quân đoàn 4: Sư đoàn 6 đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy sau đó chiếm Sở chỉ
huy Sư đoàn 3 không quân và Sân bay Biên Hòa Sư đoàn 341 chiếm Hóc Bà Thức,
chiếm chỉ sở huy Sư đoàn 18 và khu Biệt động quân sau đó phát triển vào nội ô Sài Gòn
Sư đoàn 7 chiếm ngã ba Tam Hiệp tiến vào Sài Gòn theo cầu xa lộ Đồng Nai, 13 giờ 30
phút tới Dinh Độc Lập và sau đó tiếp tục phát triển đánh chiếm các mục tiêu quy định
Như vậy, vào 11 giờ 30 phút ngày 30/04/1975, mũi thọc sâu Quân đoàn 2 đã vào sớm
chiếm Dinh Độc lập, đập tan ngụy quyền trung ương bắt Dương Văn Minh tuyên bố đầu
hàng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/04/1975
- Hướng Bắc và Tây Bắc: