Câu 1: Công ty TNHH thiết kế Ares được thành lập từ ý tưởng mang đến một bộ nhận diện thương hiệu cho các đối tác và các công ty, doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh trên mạng thương mại điện tử. Cho một số thông tin trong mô tả công việc – chức danh Nhân viên kinh doanh thuộc công ty TNHH thiết kế Ares: -Tiếp cận các khách hàng tiềm năng để tư vấn, chốt hợp đồng; -Quản lý danh sách các khách hàng; -Xây dựng quan hệ bền chặt, chăm sóc khách hàng hiện tại và tiềm năng; -Phát triển mạng lưới đối tác; -Phát triển các ý tưởng và phương án kinh doanh; -Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, cập nhật và lưu trữ; -Phối hợp cùng trưởng nhóm và đội ngũ kỹ thuật. Yêu cầu: Xác định các biện pháp tạo động lực thông qua các khoản thu nhập cho chức danh trên. Bài làm - Xác định nhu cầu của nhân viên kinh doanh: nhân viên kinh doanh là những người thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, công việc rất cởi mở nên thông thường họ là những người có tính đối ngoại. Như vậy nhu cầu của nhân viên kinh doanh thường sẽ là tự chủ trong công việc, muốn phát triển xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và mong muốn được giao tiếp nhiều với người xung quanh - Đối với Nhân viên kinh doanh là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu vào của công ty và có số lượng nhân lực khá đông nên việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của họ luôn là đối tượng được ưu tiên. - Thiết kế các biện pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh qua các khoản thu nhập: giả sử mức lương cơ bản của Nhân viên kinh doanh Công ty TNHH thiết kế Ares được nhận mỗi tháng là 7 triệu. Trong quá trình làm việc, có thể phát sinh các chi phí như: Tiền xăng xe đi lại Tiền bồi dưỡng khách hàng: hẹn khách hàng ở quán cafe để bàn việc, in tài liệu thông tin cho khách hàng tham khảo, tiền điện thoại tư vấn hỏi han khách hàng,…. Đề xuất các phương án tạo động lực làm việc: - Trả lương cho nhân viên đúng hạn theo cam kết trên hợp đồng - Đối với mỗi khách hàng chốt đơn thành công, nhân viên kinh doanh được hưởng 5% tiền hoa hồng. - Hàng tuần sẽ phát tiền thưởng nóng 1 triệu đồng cho nhân viên chốt được nhiều đơn nhất. Và thưởng nóng 3 triệu đồng cho nhân viên đạt doanh thu cao nhất tháng. - Đối với những nhân viên nhà cách xa Công ty( >12 km) sẽ hỗ trợ tiền xăng xe, sửa chữa xe khi hỏng hóc là 800.000đ. Còn đối với các nhân viên còn lại là 500.000đ ( Trừ các nhân viên được công ty trợ cấp nhà ở). - Nhân viên làm việc ở công ty được công ty trợ cấp hoàn toàn bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động. - Nhân viên ăn cơm tại căng-tin của công ty được hỗ trợ 20.000đ/ suất/ ngày. - Tổ chức giao lưu cho các nhân viên vào cuối tháng, các dịp đặc biệt( Quốc khánh, Tết dương lich,…). - Tổ chức các hoạt động ngoài trời mỗi năm 1 lần (dã ngoại ngoài trời, cắm trại, chơi trò chơi theo nhóm,…) cho nhân viên để tăng tính đoàn kết, giúp nhân viên giải tỏa áp lực công việc, gắn bó mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên.( miễn phí cho nhân viên) - Công ty có phòng tập thể chất rộng rãi, có sân cầu, phòng chơi game và phòng nghỉ cho nhân viên giải trí thư giãn trong giờ nghỉ.
Trang 1BÀI KIỂM TRA Học phần: Quản trị chuỗi cung ứng
Họ và tên: Nguyễn Hương Giang Mã sinh viên: 22D210064
BÀI LÀM Câu 1:
Thời gian qua, do đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam liên tục gặp thách thức, đứt gãy do đóng cửa biên giới Đại dịch đi qua, căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục đưa chi phí vận chuyển tăng vọt và thêm nhiều vấn đề khác đặt ra nhiều thách thức cho quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam
- Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu:
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Các lệnh trừng phạt đối cùng với việc đóng cửa không phận và các tuyến đường vận tải, đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu và linh kiện, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, phụ tùng và hàng hóa Điều này ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn cung cấp nguyên liệu từ Nga và Ukraine
- Tăng giá nguyên vật liệu:
Gần đây, xung đột Nga - Ukraine đẩy giá dầu và nhiều loại nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng vọt khiến chi phí xuất, nhập khẩu trở thành gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp Việc chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới khiến chi phí hàng hóa của Việt Nam tăng theo, làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực
- Tắc nghẽn logistics, thiếu hụt nguồn cung ứng:
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra tình trạng tắc nghẽn logistics trên toàn cầu, do việc đóng cửa các cảng biển và gián đoạn các tuyến đường vận tải Điều này khiến cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn và tốn kém hơn, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Một số nguyên vật liệu quan trọng như lúa mì, phân bón, khí đốt tự nhiên có thể thiếu hụt do chiến tranh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước
Trang 2- Biến động tỷ giá hối đoái:
Tình hình chiến tranh và các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến biến động tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm cho đồng ruble và đồng hryvnia mất giá mạnh Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam có giao dịch với Nga và Ukraine, do họ có thể phải chịu rủi
ro về tỷ giá hối đoái
- Rủi ro thanh toán quốc tế:
Các biện pháp trừng phạt có thể gây khó khăn cho việc thanh toán quốc tế, ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài những thách thức đó, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine, Việt Nam đang dần trở thành điểm thay thế và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rõ các vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Đầu tiên là vấn đề đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế
- Doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự tạo được hành lang vận tải đa phương thức, trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa đang ngày càng lớn
- Hoạt động của các cảng biển vẫn còn thực trạng nhiều loại hàng hóa phải bốc dỡ ngoài phao, ngoài luồng do thiếu hạ tầng trong cảng, chất lượng dịch vụ logistics
và quản lý chuỗi cung ứng chỉ ở mức sơ khai
- Giá cước vận chuyển cao, chưa có xu hướng giảm là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp
Câu 2:
Sản xuất để dự trữ (Make To Stock, viết tắt: MTS) là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của người tiêu dùng
Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình “sản xuất để dự trữ” khi:
Trang 3- Doanh nghiệp sản xuất với sản lượng lớn, sản phẩm rất đồng nhất, hệ thống sản xuất có tính tự động hóa cao Khi sản xuất với sản lượng lớn sẽ cắt giảm được chi phí trong nhiều giai đoạn, chi phí vận chuyển cũng được cắt giảm bằng cách giao hàng theo khối lượng lớn, và quản lý tồn kho dựa trên dự đoán dài hạn không làm tăng chi phí tồn khi trong khi chi phí vận chuyển được cắt giảm bằng đòn bẩy của kinh tế theo quy mô.
- Nhu cầu thị trường, nhu cầu đối với sản phẩm tương đối ổn định (ví dụ như: bia, muối, nước mắm,…) và có thể dự đoán được: Mô hình sản xuất để dự trữ hoạt động hiệu quả khi doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu thị trường cho sản phẩm của mình trong một khoảng thời gian nhất định Điều này giúp doanh nghiệpxác định được lượng sản phẩm cần dự trữ để đáp ứng nhu cầu thị trường mà không
bị tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt sản phẩm
- Sản phẩm có thời hạn sử dụng dài: Mô hình sản xuất để dự trữ phù hợp với những sản phẩm có thời hạn sử dụng dài, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro lỗi thời sản phẩm do dự trữ quá lâu
- Doanh nghiệp muốn rút ngắn thời gian giao hàng: Khi có sẵn sản phẩm trong kho, doanh nghiệp có thể giao hàng cho khách hàng nhanh chóng hơn so với mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả
- Ví dụ:
Tổng công ty Cổ phần bia- rượu- nước giải khát Hà Nội tập trung luôn sản xuất nhiều sản phẩm bia và nước giải khát vào quý 1 để chuẩn bị cho nhu cầu sản phẩm tăng mạnh vào quý 2 và quý 3 Công ty áp dụng mô hình sản xuất dự trữ vì nhu cầu thị trường và nhu cầusản phẫm dễ dự đoán, ổn định: quý 2 và quý 3 của năm khi thời tiết ở Việt Nam nắng nóng nhu cầu của người tiêu dùng về bia và các loại nước giải khát chắc chắn tăng mạnh (hơn 50%) Sản xuất dự trữ đảm bảo được nguồn cung sẵn có, rút ngắn thời gian giao hàng đáp ứng cầu nhanh chóng và tăng sự cạnh tranh với các hãng hàng khác Hơn thế, bia và nước giải khát có hạn sử dụng khá dài ( trên 1 năm) nên công ty giảm thiểu rủi ro
về sản phẩm dự trữ quá lâu
Trang 4STT:18 Trần Minh Giáp 22D210067
Câu 1:
- Giá cả nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cao:
Xung đột Nga - Ukraine làm gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, đặc biệt là năng lượng, kim loại, và lương thực
Giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao do giá nhiên liệu tăng, tắc nghẽn cảng biển, và thiếu hụt container
Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao
- Rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng:
Xung đột có thể dẫn đến đóng cửa biên giới, lệnh cấm vận, và gián đoạn hoạt động
logistics
Chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã phức tạp nay càng trở nên bấp bênh và khó dự đoán.Doanh nghiệp Việt Nam cần có phương án dự phòng để ứng phó với rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng
- Thị trường xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng:
Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng
và đầu tư
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga và Ukraine gặp khó khăn trong việc thanh toán và vận chuyển hàng hóa
Doanh nghiệp cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để giảm thiểu rủi ro
- Thiếu hụt nguồn nhân lực:
Nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Nga và Ukraine phải trở về nước do xung đột.Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao
Trang 5Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Nguy cơ lạm phát tăng cao:
Giá cả nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cao có thể dẫn đến lạm phát tăng cao.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp kiểm soát lạm phát để ổn định nền kinh tế
- Giải pháp:
Doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu và thị trường xuất nhập khẩu
Áp dụng công nghệ vào quản trị chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả và khả năng dự đoán
Tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để chia sẻ rủi ro và giảm thiểu chi phí
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine
- Kết luận:
Xung đột Nga - Ukraine là một thách thức lớn đối với quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam Doanh nghiệp và Chính phủ cần chung tay để vượt qua thách thức này và đảm bảo
sự ổn định của nền kinh tế
Câu 2: doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình MTS khi đáp ứng được các tiêu chí sau:
1 Nhu cầu thị trường ổn định và có thể dự đoán được:
Mô hình MTS dựa trên dự báo nhu cầu thị trường để sản xuất sản phẩm trước và lưu trữ trong kho Do đó, nhu cầu thị trường cần ổn định và có thể dự đoán được để tránh tồn khoquá nhiều hoặc thiếu hụt sản phẩm
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có thể sử dụng mô hình MTS vì nhu cầu tiêuthụ nước giải khát tương đối ổn định trong năm
2 Sản phẩm có thời hạn sử dụng dài:
Trang 6Sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn không phù hợp với mô hình MTS vì có nguy cơ tồn kho quá nhiều sản phẩm hết hạn.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sữa tươi không nên sử dụng mô hình MTS vì sữa tươi có thời hạn sử dụng ngắn
3 Chi phí sản xuất giảm khi sản xuất với số lượng lớn:
Mô hình MTS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất do sản xuất với số lượng lớn
Do đó, chi phí sản xuất cần giảm khi sản xuất với số lượng lớn để mô hình MTS hiệu quả
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể sử dụng mô hình MTS vì chi phí sản xuất ô tô giảm khi sản xuất với số lượng lớn
4 Doanh nghiệp có khả năng dự báo nhu cầu thị trường chính xác:
Dự báo nhu cầu thị trường chính xác là yếu tố then chốt để mô hình MTS thành công Doanh nghiệp cần có hệ thống dự báo nhu cầu thị trường hiệu quả để tránh tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt sản phẩm
Ví dụ: Doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng dữ liệu bán hàng trong quá khứ để dự báo nhu cầu thị trường và sử dụng mô hình MTS để sản xuất sản phẩm
- Ví dụ minh họa:
Công ty A sản xuất nước mắm Nhu cầu tiêu thụ nước mắm tương đối ổn định trong năm
và có thể dự đoán được Nước mắm có thời hạn sử dụng dài Chi phí sản xuất nước mắm giảm khi sản xuất với số lượng lớn Công ty A có hệ thống dự báo nhu cầu thị trường hiệuquả Do đó, công ty A nên lựa chọn mô hình MTS để sản xuất nước mắm
- Lợi ích của mô hình MTS:
+ Giảm chi phí sản xuất
+ Tăng hiệu quả hoạt động
+Đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng
+Tăng lợi nhuận
- Hạn chế của mô hình MTS:
Trang 7+ Nguy cơ tồn kho quá nhiều
+ Nguy cơ thiếu hụt sản phẩm
+ Khó khăn trong việc điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường thay đổi
- Kết luận:
Mô hình MTS là một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có nhu cầu thị trường ổn định, thời hạn sử dụng dài, chi phí sản xuất giảm khi sản xuất với số lượng lớn và doanh nghiệp có khả năng dự báo nhu cầu thị trường chính xác Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trước khi lựa chọn mô hình MTS
Trang 819 Nguyễn Lưu Hà – 22D210068
19- Nguyễn Lưu Hà- 22D210068BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Câu 1 Phân tích những thách thức của quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay?
Bài làm:
Trong những năm gần đây, khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng gay gắt, đã dẫn đến một loạt các hệ luỵ đến chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là Việt Nam
Thứ nhất, hoạt động thương mại bị đình chỉ
Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6
Thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng: Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nga và Ukraine với lượng hàng hóa không lớn nhưng lại có sự lan tỏa tới khu vực thị trường liên minh Á – Âu Do đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực như thuỷ hải sản hay nông sản của nước ta cũng giảm mạnh do ảnh hưởng từ xung đột
Cấm vận: Do Mỹ và các nước phương Tây đồng loạt cấm vận và hạn chế Nga trong một thời gian dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng
Thứ hai, giá thành các sản phẩm nguyên liệu tăng vọt:
Ukraine và Nga là hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới, chiếm 1/3 lượng xuất khẩu toàn cầu Vì vậy, cuộc xung đột đã đẩy giá lương thực tăng vọt ở nhiều nơi trên thế giới Nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như lúa mỳ (khoảng 1 triệu tấn, chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (hơn 10% tổng nhập khẩu phân bón) Sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu Giá nguyên liệu đầu vào như lúa mỳ, ngô… đã tăng lên 10 - 20%, giá phân bón tăng trên 20% (tháng 02/2022), ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt của Việt Nam
Trang 919 Nguyễn Lưu Hà – 22D210068
Thứ ba, chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu bị đứt gãy
Khi xung đột xảy ra, giá các mặt hàng thế mạnh của Nga như lúa mỳ, phân bón, than, thép, các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt; gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử Việt Nam gặp khó khăn
về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng
Thứ tư, chi phí hậu cần và vận chuyển tăng
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn
Nhiều hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga Giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa Thêm nữa, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến cáchãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu
Thứ năm, giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát
Những rủi ro về giá dầu, giá thép và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn, gây áp lực đến lạm phát của Việt Nam Rủi ro lạm phát vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu Lạm phát tăng 1,4% (02/2022) do chi phí vận chuyển tăng hơn 15%
Lạm phát có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế, bao gồm
cả đầu tư công chậm lại do giá tăng cao và biến động khó lường
Câu 2: Khi nào thì doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình “sản xuất để dự trữ” (Make
to Stock=MTS)? Vận dụng lý thuyết để cho ví dụ minh họa
Bài làm:
Mô hình sản xuất để dự trữ (Make To Stock = MTS) là mô hình sản xuất với sản lượng lớn, nhu cầu sản phẩm ổn định và có tính tiêu chuẩn Hàng hoá sản phẩm thì luôn có sẵn trong mạng lưới phân phối
Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình "sản xuất để dự trữ" khi doanh nghiệp sản xuất với sản lượng lớn, lượng hàng tồn kho cao; phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của người
Trang 10 Ví dụ minh hoạ: Công ty sản xuất bia áp dụng mô hình MTS để đẩy mạnh sản xuấtcác sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng vào các mùa lễ hội, các sự kiện mùa hè,… Do nhận thấy nhu cầu tiêu dùng vào những thời điểm này tăng vọt nên doanh nghiệp có thể sản xuất số lượng lớn hàng hoá với chi phí thấp
và thu về được lợi nhuận cực cao
Trang 11TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
Bài thi học phần: Quản trị chuỗi cung ứng
Ngày thi: 6/4/2024 Tổng số trang: 2
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp HC: K58U3
MSV: 22D210069 STT: 20
Bài làm
Câu 1:
Những thách thức của quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng
của cuộc xung đột của Nga – Ukraine:
Thứ nhất, tăng giá cả sản phẩm và thiếu hụt nguồn cung Khi xung đột xảy ra, giá cả các mặt hàng thế mạnh của Nga, như lúa mì, phân bón, than, thép, kim loại cơ bản đều tăng vọt Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hoặc đình trệ nào
về nguồn cung hàng hóa từ Nga và Ukraine đều có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết
bị điện tử Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng này Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, sự thiếu hụt nguồn cung dẫn tới gia tăng giá nhiên liệu kéo theo giá thành sản xuất hàng hóa và tiêu dùng cũng tăng, tác động tới cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện sản xuất Xung đột Nga - Ukraine đẩy giá dầu và nhiều loại nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng vọt khiến chi phí xuất, nhập khẩu trở thành gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển,
Trang 12buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung ứng từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi.
Thứ hai là giá cước vận tải tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển Nhiều hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga Giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa Thêm nữa, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu Các lệnh trừng phạt Nga khiến cho hoạt động logistics quốc tế gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển và cửa khẩu Điều này ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, làm chậm trễ giao hàng và tăng chi phí logistics
Thứ ba là thiếu hụt lao động Cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho nhiều lao động Việt Nam ở Nga và Ukraine phải trở về nước Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong một số ngành nghề tại Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là một thách thức vô cùng lớn đối với quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Câu 2:
“Sản xuất để dự trữ” là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng
để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của người tiêu dùng Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình “ sản xuất để dự trữ” trong các tình huống sau:
1 Nhu cầu dự đoán ổn định: Khi doanh nghiệp có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng một cách chính xác và ổn định, mô hình MTS có thể được áp dụng Với việc sản xuất hàng hóa trước khi có đơn đặt hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo ra dự trữ sản phẩm để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng
Ví dụ minh họa: Công ty sản xuất nước giải khát có thể sử dụng mô hình MTS để
dự trữ sản phẩm cho mùa hè, khi nhu cầu tiêu thụ nước giải khát tăng cao Công ty
có thể dự đoán nhu cầu dựa trên dữ liệu bán hàng trong mùa hè của những năm trước