Tiểu luận lịch sử lý luận báo chí Đạo Đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận lịch sử lý luận báo chí Đạo Đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Nhờ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng vào toàn bộ xã hội, báo chí có một sức ảnh hưởng to lơn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức của công chúng. Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận xã hội. Thêm vào đó, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ báo chí còn tham gia vào việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà báo là chủ thể của hoạt động báo chí. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rằng, người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Để thực hiện được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức sâu rộng, giỏi nghiệp vụ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Nếu nhà báo đưa một thông tin không có thật hoặc bóp méo sự thật thì sẽ có tác hại rất lớn. Vì vậy, trong hoạt động báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo luôn được coi là một trong những vấn đề then chốt nhất. Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, phát triển kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu. Những tác động tích cực của nó đã làm thay đổi bộ mặt xã hội, trong đó có bao chí. Báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lởn trong đời sống tinh thần, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sông động, phong phú, góp phần làm cho mọi hoạt động của xã hội, của đất nước ngày càng khởi sắc hơn. Không ít những thông tin sai lệch trên báo chí như: cá xuất khẩu thừa dư lượng kháng sinh; ăn bưởi bị ung thư; rau trồng bị phun thuốc tăng trưởng; những thông tin đồn nhảm mang tính đầu cơ, trục lợi về thị trường chứng khoán, ngân hàng, tài chính, địa ốc... đã ảnh hưởng đến đời sồng người dân, tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến sự phát triển lành mạch của thị trường và của cả nền kinh tế đất nước. Trước thực trạng này, vấn đề đặt ra cho đối với đạo đức người làm báo không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ nền tảng mà còn được xét đến ở các mối quan hệ trong môi trường xã hội.

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC MỐIQUAN HỆ CỦA NHÀ BÁO

Trang 2

MỞ ĐẦU

Nhờ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng vào toàn bộ xã hội, báo chí có một sức ảnh hưởng to lơn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức của công chúng Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận xã hội Thêm vào đó, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ báo chí còn tham gia vào việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhà báo là chủ thể của hoạt động báo chí Đảng và Nhà nước ta đã xác định rằng, người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng Để thực hiện được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức sâu rộng, giỏi nghiệp vụ mà còn phải có cái tâm trong sáng Nếu nhà báo đưa một thông tin không có thật hoặc bóp méo sự thật thì sẽ có tác hại rất lớn Vì vậy, trong hoạt động báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo luôn được coi là một trong những vấn đề then chốt nhất

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì thế, phát triển kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu Những tác động tích cực của nó đã làm thay đổi bộ mặt xã hội, trong đó có bao chí Báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lởn trong đời sống tinh thần, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình Đời sống báo chí ngày càng trở nên sông động, phong phú, góp phần làm cho mọi hoạt động của xã hội, của đất nước ngày càng khởi sắc hơn.

Không ít những thông tin sai lệch trên báo chí như: cá xuất khẩu thừa dư lượng kháng sinh; ăn bưởi bị ung thư; rau trồng bị phun thuốc tăng trưởng; những thông tin đồn nhảm mang tính đầu cơ, trục lợi về thị trường chứng khoán, ngân hàng, tài chính, địa ốc đã ảnh hưởng đến đời sồng người dân, tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến sự phát triển lành mạch của thị trường và của cả nền kinh tế đất nước Trước thực trạng này, vấn đề đặt ra cho đối với đạo đức người làm báo không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ nền tảng mà còn được xét đến ở các mối quan hệ trong môi trường xã hội.

Trang 3

NỘI DUNGI CÁC MỐI QUAN HỆ NỀN TẢNG1 Nhà báo với Tổ quốc, đất nước

Khái niệm "trung có nguồn gốc từ Nho giáo, trong đó "trung" được hiểu là thung quân ~ tức là trung với vua, chúa Trung quân là "ái quốc" Song, khái niệm này đã được Hồ Chí Minh dân tộc hóa, làm cho nó trở nên gần gũi và ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam Theo Người, "trung" phải được hiểu là trung với nước, nghĩa là phải có lòng yêu nước sâu sắc, có lòng trung thành với Tổ quốc Như vậy, quan niệm về trung của Hồ Chí Minh cao và rộng hơn quan niệm về trung trước đây Với tư cách là thành viên của một đất nước, được nuôi dưỡng bằng văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước, nhà báo phải có thái độ trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước, cội nguồn đã sinh ra mình Đó còn là thái độ và trách nhiệm của nhà báo trước đất nước và vì lợi ích của đất nước Nói như nhà báo Hà Đăng thì đây là phẩm chất số một, là điều vĩnh viễn sẽ không thay đổi, là "yêu cầu đạo đức nghề nghiệp mà nhà báo ở thời nào cũng cần có" "Nhà báo không có lòng yêu nước không xuất phát tư lợi ích nhân dân thì mọi người không coi trọng họ cho dù họ tài năng xuất chúng đến đâu".

Nhà báo trung thành vô hạn với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước tức là phải luôn có ý thức làm cho đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà báo trung với nước là trung với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, có tinh thần đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có 9 điều nhưng điều đầu tiên, cũng là điều cơ bản nhất là: tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Lịch sử cách mạng đã chứng minh các nhà báo - chiến sĩ của chung ta đã lăn lộn, gắn bó như thế nào với cuộc chiến tranh giữ nước Họ đã gắn bó đến hơi thở cuối cùng với Tổ quốc, với nhân dân, không tiếc bất cứ thứ gì, kể cả mạng sống của mình Con số hơn 220 nhà báo - liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường của đất nước ta đã nói lên tất cả

Hiện nay, đa số nhà báo Việt Nam đều có lòng trung thành với đất nước, không những góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội mà còn tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp hợp lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn đất nước, góp phần củng cố và xây dựng niềm tin trong xã hội Chất lượng và hiệu quả của mỗi bài báo góp phần đắc lực vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau Dù cho nhà báo ca ngợi hay phê phán đấu tranh thì cũng luôn hướng đến điều này.

Nhà báo trung với nước cũng có nghĩa là không được làm gì tổn hại đến lợi ích chung của đất nước Đồng thời, nhà báo phải đấu tranh không khoan nhượng, chống lại mọi hành vi làm tổn hại lợi ích đất nước Thời gian qua, đa số nhà báo Việt Nam luôn là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng vừa góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, ý chí tự lực, tự cường dân tộc vừa đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, những thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá cuộc cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Một điều hết sức đặc biệt là trong câu hỏi "Theo quý vị, những phẩm chất đạo đức nào cần có đối với một nhà báo?", chúng tôi đã không đưa phẩm chất trung thành với Tô quốc, nhân dân" là một trong các phương án trả lời, nhưng hầu hết số nhà bao được hỏi (chiếm tới 93%) đều nhận ra sự thiếu sót đó Họ đã đưa phẩm chất này vào mục "Ý kiến khác" Điều đó chứng tỏ, đa số nhà báo đều nhận thức được và hơn nữa họ đều có lòng trung thành với Tổ quốc, đất nước của mình.

Trang 5

"Có thể vui mừng khẳng định cho đến nay, báo chí ta chưa từng vì thiếu trách nhiệm hoặc lơi dụng quyền năng mà gây nên bê bối là, làm thiệt hại đến lợi ích đất nước" Họ luôn là lực lương đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại nhũng bất cập, yếu kém và tiêu cực của xã hội Một thực tế hết sức sống động là trong mười năm qua, hầu hết các vụ tiêu cực tham nhũng lớn được phát hiện và xử lý đến nơi đến chốn đều có công đầu của các nhà báo.

Cùng câu hỏi trên, đối với công chúng, số người nhận ra sự thiếu sót trên có thấp hơn so với nhà báo nhưng vẫn là con số rất cao, chiếm tới 89.7% số người trả lời Điều đó, một lần nữa khẳng định nhà báo hoạt động vì lợi ích của đất nước, trung thành với Tổ quốc là một vấn đề mang tính nguyên tắc, đồng thời cũng là một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp bắt buộc "Không có tác phẩm, tác giả nào lớn lên bằng sự "hạ" con người xuống con vật được, không có tác gia nào quay lưng lại với dân tộc mà trở thành nổi tiếng được".

Tuy nhiên, sự chê bại của dư luận trong thời gian qua đối với một bộ phận nhà báo là có thật Vẫn có bài báo phủ nhận quá khứ tốt đẹp của dân tộc, coi nhẹ giáo dục đạo đức truyền thống, phủ nhận bản sắc văn hóa, hạ thấp nhân phẩm, chạy theo bạo lực, dâm ô, tiết lộ bí mật, thông tin không có lợi cho sự phát triển kinh tế, sự ổn định chính trị-xã hội

2 Nhà báo với nhân dân

Nước là nước của dân, dân là chủ của đất nước Trung với nước thực chất là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân bởi trong một nước "bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "bao nhiêu lợi ích đều vì dân" và "từ nhân dân mà ta" Nguyễn Trời đã từng nói, dân là nước, dân đẩy thuyền nhưng cũng có thể

Trang 6

Báo chí cách mạng Việt Nam do Hồ Chủ tịch sang lập luôn là nền báo chí của dân và vì lợi ích nhân dân mà phục vụ Đạo đức nghề báo về thực chất là sự đòi hỏi mọi hành vi và hoạt động tác nghiệp của nhà báo phải tuân theo mấy điều tâm niệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy bảo: Báo chí của ai? Làm báo cho ai? Viết báo nhằm mục đích gì?

Quyền lực mà báo chí có được là do nhân dân giao phó, ủy thác Khi đề cập tới báo chí trong phong trào đâu tranh chống chính quyền Sài Gòn cuối năm 1974, GS Lý Chánh Trung có viết: "Báo chí, tự nó, không bao giờ có sức mạnh Sức mạnh của báo chí là sức mạnh của nhân dân, khi báo chí dám nói lên sự thật của đất nước và ý nguyện của nhân dân"2 Phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân là truyền thống lâu đời, là một tính chất cơ bản của báo chí cách mạng nước ta

Báo chí luôn chịu sự giám sát của nhân dân và nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân sẽ bị nhân dân gạt bỏ "Nhân dân quy người cầm bút như người mẹ quý đứa con mang nặng đẻ đa nghiêm khắc dạy con giữ lòng son sắt làm tròn nhiệm vụ, lại săn sàng mở đường bao dung khi con nhỡ phạm tôi lầm"3

Điều 2 trong Quy định về đạo đúc nghề nghiệp cua người làm báo Việt Nam là "luôn gắn bó với nhân dân hết lòng phục vụ nhân dân" Nhà báo phải là "đầy tớ từng thành của dân", có quan hệ máu thịt với nhân dân, gần dân, dựa vào dân, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, của người làm chủ đất nước, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Nhà bao phải phục vụ vô điều kiện quyền thông tin của nhân dân, là diễn đàn tin cậy của nhân dân Mỗi nhà báo đều phải tham gia vàn quá trình thông tin cho nhân dân về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội trong và ngoài nước, làm cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Qua đó, nhà bao tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn,

2 Nhiều tác giả: Nhà báo viết về nghề báo, Nxb Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP.HCM 2009, tr.57.3 Phan Quang: Tuyên tập mà năm 1998-2008, Nxb.Văn học, H.2008, tr.725

Trang 7

xây dựng thế giới quan khoa học, thái độ sống tích cực và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội Phụng sự nhân dân - đó là tâm nguyện, cũng là trách nhiệm của mỗi nhà báo chân chính Đây được coi là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo Thiếu phẩm chất này, nhà báo trở thành kẻ tự kiêu, tự đại, quan liêu, xa dân, coi thường quần chúng, tự đánh mất nguồn cảm hứng vô tận trong hoạt động sáng tạo của mình.

Sứ mệnh đó buộc nhà báo phải luôn khách quan, trung thực và tôn trọng sự thật Nhà báo phải đảm bảo rằng mọi thông tin mình phản ánh là đúng bản chất sự thật, khách quan, không bị xuyên tạc hoặc cường điệu Đây là yêu cầu, là nguyên tắc hoạt động đồng thời cũng là một trong những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất mà mỗi nhà báo cần có

Khi trả lời câu hỏi: "Theo quý vị, những phẩm chất đạo đức nào cần có đối với một nhà báo?", có tới 94,4% số công chúng được hỏi cho rằng "Tính khách quan, trung thực" là phẩm chất đạo đức nghê nghiệp số một của nhà báo Cùng câu hỏi trên, với 500 nhà báo, số ý kiến đồng ý "Tính khách quan, trung thực" là phẩm chất ưu tiên số một trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chiếm con sồ gần như tuyệt đối (96,9%) Trong đó, số nhà báo được hỏi là cán bộ quản lý cơ quan báo chí đồng ý tuyệt đối (100%), phóng viên là 96,7%, biên tập viên là 96,5%.

Kết quả trên khẳng định rằng, đa số nhà báo Việt Nam đều ý thức được trách nhiệm của mình trong khi thông tin Điều đó cũng có nghĩa là họ có "hiếu" với nhân dân Diều đặc biệt là số nhà báo có độ tuổi dưới 30 lại có sự lựa chọn ưu tiên đối với phẩm chất này chiếm 98% cao hơn số nhà báo có độ tuổi từ 30 đến dưới 35 (96,4%) và tư 35 đến 60 (96,2%) Những nhà báo có số năm công tác từ 10 đến dưới 15 năm có số lựa chọn cao nhất, chiếm 98,8%' cũng Có Sự khác biệt nhưng không đáng kể giữa nhà báo làm tại cơ quan báo chí trung ương và bao địa phương Trong đó, số nhà báo làm tại các cơ quan

Trang 8

báo chí trung ương có sự lựa chọn phương án này cao hơn nhà báo tại địa phương (97,4% so với 96,3%).

Đa số các nhà báo trả lời phỏng vấn sâu đều nhất trí sự trung thực, khách quan là một trong những phẩm chất hàng đầu của nhà báo Tuy nhiên, "nghề báo lại luôn gắn với chính trị, vì vậy trung thực thôi chưa đủ Nhà báo cần phải nhạy bén, biết đưa thông tin đúng lúc, đung thời điểm để góp phần định hướng dư luận tạo đồng thuận cao, không làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia dân tộc" và " thông tin động sự thật phải được gắn với những tình huống, sự việc có thể để không mâu thuẫn với lơi ích quốc gia, dân tộc, của số đông nhân dân."

Trên thực tê, cũng có không ít bài báo do đưa nhanh, đưa âu, đưa thiêu sự cân nhắc nên đã đưa những thông tin sai, thông tin không chính xác gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và lợi ích của nhân dân như bưởi gây ung thư, sầu riêng có hóa chất Carbendazin, gạo có formaldehyde, ăn gạo có hại, Việt Nam có bò điên

3 Nhà báo với Đảng Cộng sản

Xét về bản chất thì mối quan hệ giữa nhà báo và Đảng Cộng sản là mối quan hệ chính trị chứ không phải quan hệ đạo đức Nhưng gắn với đặc thù của nước ta thì đây không đơn thuần là quan hệ chính trị

Mục tiêu của Đảng ta là vì hạnh phúc của nhân dân Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là ý thức và tình cảm đạo đức của mỗi người cộng sản Đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là sự thể hiện lý tưởng đạo đức cộng sản chủ nghĩa cao cả Đúng như Lênin nói: Cái gì phục vụ cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, cái ấy là đạo đức

Bản chất của nền báo chí Việt Nam là nền bao chí tiến bộ, phấn đấu vì sự phồn vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân Đặt dưới sự lãnh đạo của Dòng Cộng sản là một bảo đảm chắc chắn cho nền báo chí đó phát triển và thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.

Trang 9

Lịch sử cách mạng đã chứng minh rằng, từ năm 1930 đến nay nhờ có Đảng, nhờ có Hồ Chí Minh mà Việt Nam mới có tự do, báo chí Việt Nam mới có tự do Hơn 80 năm qua, báo chí Việt Nam hạnh phúc đã được song hành cùng tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Dẳng Sự tin cậy, giao phó của Dòng đối với báo chí là một nghĩa cử to lởn.

Vì vậy, khi nói đến quan hệ giữa nhà báo với Đảng thì không chỉ dừng lại ở khía cạnh chính trị mà đó còn là đạo đức Một truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt - truyền thống uống nước nhớ nguồn Trong Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam cũng ghi rõ nhà báo phải "Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sân Việt Nam "

Điều này lịch sử cách mạng cũng đã chứng minh Từ khi ra đời đến nay, những người làm báo cách mạng luôn luôn gắn bó và là người hướng dẫn tin cậy của đồng bào cả nước, cổ vũ nhân dân đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn Đa số nhà báo Việt Nam không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tích cực trong việc truyền bá mà họ còn góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.

Trả lời cho câu hỏi "Theo anh (chị), những phẩm chất đạo đức nào cần có đối với một nhà báo?" thì có tới 88,9% số nhà báo được hỏi cho rằng nhà báo cần có "Lòng trung thành với lý tương của Đảng" Điều đó cho thấy, đa số đội ngũ nhà báo Việt Nam đều cho rằng mối quan hệ với Đảng cộng sản không chỉ là mối quan hệ chính trị, mà sâu bền hơn, đó là mối quan hệ đạo đức Câu trả lời trên cũng chỉ ra một thực trạng rằng đa số người làm báo Việt Nam đều nhận thức được trung thành với lý tưởng của Đảng - con đường mà Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn là trung thành với Tổ quốc, với nhân dân Trong đó, 100% những người được hỏi là cán bộ quản lý cơ quan báo chí cho rằng nhất thiết nhà báo phải trung thành với lý tưởng của Đảng, 93% biên tập viên và 86% phóng viên đồng tình với quan điểm trên.

Trang 10

Điều đặc biệt là những nhà báo có độ tuổi từ 35 đến 60 đánh giá cao phẩm chất này hơn những nhà báo ở độ tuổi dưới 30 và từ 30 đến 35 (92,5% so với 85,9% và 89,9%) Trong đó, những nhà báo có số năm công tác từ 1 0 đến 1 5 năm và từ 1 5 năm trở lên có số phần trăm đồng tình lớn nhất (97,6% và 90,6%), tiếp đến là những nhà báo có số năm công tác dưới 5 năm (87,5%) và cuối cùng là những nhà báo có số năm công tác từ 5 đến dưới 10 năm (83,8%).

Cũng có sự khác biệt giữa các nhà báo đang hoạt động tại các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trong lựa chọn phương án này Có tới 92,1% số nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí địa phương cho rằng "Lòng trung thành với lý tưởng của Đảng" là một phẩm chất đạo đức cần có của một nhà báo, trong khi cơ quan báo chí trung ương là 86,3% 87,3% số nhà báo có được đào tạo chính quy về báo chí cho rằng phẩm chất trên là cần thiết, cao hơn số nhà báo không được đào tạo chính quy về báo chí là 6,7% Tỷ lệ khác biệt ở đây là 87,3% so với 80,6% cũng trả lời cho câu hỏi trên, kết quả có cao hơn nhưng không đáng kể, 89,7% số công chúng được hỏi yêu cầu nhà bao phải có phẩm chất lòng trung thành với lý tương của Đảng" Điều đó cũng chứng minh rằng, ý nguyện của Đảng hợp với lòng dân nên lý tưởng của Đảng cũng là nguyện vọng của dân Điều đặc biệt là số người trả lời ở độ tuổi từ 41-55 và dưới 25 lại có sự đồng tình cao với phương án này, trong đó độ tuổi dưới 25 có sự đồng ý cao hơn một chút (con số tương ứng là 91,5% và 91,8%).

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có 11,1% số nhà báo được hỏi chưa coi sự lãnh đạo của Đảng là tất yêu Điều này thể hiện qua hoạt động báo chí trong thời gian qua vẫn có số ít nhà báo còn đòi đa nguyên, đa đảng, đăng những bài không có lợi cho cục diện, không phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, làm tổn hại đến uy tín của Đảng.

Trang 11

II CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI1 Nhà báo với công chúng

Mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng là mối quan hệ mang tính liên kết trong các hành vi đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Một tờ báo, nhà báo nếu không được công chúng đón nhận, không được công chúng hoan nghênh, tin tưởng thì đó là một thất bại lớn nhất.

Trong khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhằm thỏa mãn đầy đủ các nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của công chứng, nhà báo phải đối mặt với một loạt các câu hỏi mang tính đạo đức Đó là: Thông tin này có ích cho công chúng không? Nó đã chính xác chưa? Phản ánh có khách quan trung thực không? Liệu công chúng có thục sự cần đến tác phẩm này? Tác phẩm đã thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ hay chưa? Công chúng có bị mất thời gian cho thông tin này không? Liệu họ có dọc kỹ, xem qua hay chăng thèm đểý đến những gì trong tác phẩm?

Không chỉ có thế, việc cân nhắc, tính đến mức độ hiệu quả thông tin cũng là trách nhiệm đạo đức của nhà báo đối với công chúng Khi viết bài, nhà báo phải trả lời một loạt các câu hỏi kiểu như: Liệu công chúng có hiệu động bản chất sự việc và những điều tác phẩm đề cập hay không? Sau khi tiếp nhận thông tin công chúng sẽ có sự tay đôi như thế nào về nhận thức thái độ và hành vi? Họ sẽ tức giận, vui mừng hay môn khô? Vì vậy, nhà báo phải xem xét, phân tích đầy đủ các khía cạnh, suy xét nghiêm túc trọn vẹn mọi mặt để cung cấp thông tin tốt nhất cho công chúng.

Như vậy, nghĩa vụ đạo đức của nhà báo đối với công chúng không chỉ dừng.ở nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác mà còn Ở việc phải lường trước được hậu quả của những thông tin đó Điều này, đối với bản thân mỗi nhà báo có hai cấp độ Cấp độ thứ nhất là trước khi tác phẩm được công bố, nhà báo phải ý thức được nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác và cân nhắc đến hậu quả của thông tin đó Cấp độ thứ hai là sau khi tác phẩm đã công bố, nhà báo

Trang 12

phải sẵn sàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của tác phẩm cũng như hậu quả mà nó đã mang tới cho công chúng.

Tìm hiểu về ý thức của nhà báo đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác và cân nhắc hậu quả của thông tin, 500 nhà báo đã cùng trả lời tình huống: "Nêu trong tay có một tư liệu rất quý những chưa được kiểm chưng anh (chị) sẽ làm gì? ') Da số nhà báo được hỏi cho biết họ sẽ chỉ công bố sau khi có kiểm chứng và cân nhắc đến hậu quân cho dù đó là thông tin rất quý cần đưa nhanh để tăng sức cạnh tranh cho tờ báo và khuyếch trương tên tuổi của mình Điều này cho thấy đa số nhà báo đều ý thức được trách nhiệm của mình là phải đưa tin trung thực, chính xác và cân nhắc đến hậu quả.

Trên thực tế, rất nhiều nhà báo đã dấn thân để làm tròn nghĩa vụ, tìm ra và cung cấp sự thật cho công chúng Điển hình là trong vụ an điện kế điện tử ở Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo đã vào tận hang ổ của bọn phạm tội, không chỉ trên đất Việt Nam mà còn lặn lội sang Singapore để truy tìm tung tích những "công ty gia đình " này Trong vụ án tham nhũng PMUI8 - vụ án gây chấn động dư luận do qui mô và thủ đoạn phạm tội, sau mũi công phá của các cơ quan điều tra, báo chí đã tiên phong trong việc công bố vụ án này Bắt đầu từ tin một tổng giám đốc cá độ bóng đá hàng triệu đơm " và những thông im liên tiếp, báo chí đã góp phán thúc đẩy diễn tiến vụ án Nhà báo không ngần ngại phỏng vấn các quan chức của các tổ chức tài chính quốc tế và đại sứ các nước liên quan về vấn đề quản lý, sử dụng vốn ODA và vụ án PMU18 Tất cả đều mong đưa đến cho công chung những thông tin chính xác, khách quan giúp đưa sự thật ra ánh sáng1.

Tuy nhiên, số nhà báo cho công bố ngay thông tin sau khi đã kiểm chứng mà không cần cân nhắc đến hậu quả cũng chiếm một con số không nhỏ (27%) Đặc biệt, tuy chỉ có 0,8% số nhà báo cho biết họ sẽ "công bố ngay mà không cần kiểm chứng" nhưng điều đó phần nào lý giải được vì sao hiện nay vẫn còn những tác phẩm báo chí có thông tin thiếu chính xác Kết quả điều tra

1Lê Văn Nuôi: Dấn thân vì sự minh bạch, Tuổi trẻ online, 7giờ3 phút thứ Tư, ngày 21-6-2006,tr.11

Trang 13

cũng cho thấy, đa sồ nhà báo nhận thức được nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác và cân nhắc đến hậu quả của thông tin không đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng chịu trách nhiệm về điều đó.

Về trách nhiệm đối với tính chính xác của tác phẩm, khi trả lời câu hỏi: "Theo anh (chị), ai là người phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tác phẩm báo chí?" chỉ có số ít nhà báo cho rằng "tác giả bài báo" phải hoàn toàn chịu trách nhiệm Chiếm tỷ lệ cao nhất là sồ nhà báo cho rằng "tác giả biên tạp viên và tổng biên tập " cùng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tác phẩm Và nếu cộng gộp cả số nhà báo cho rằng "tác giả bài báo và biên tập viên" cùng tác giả bài báo và tông biên tập thì số nhà báo cho rằng trách nhiệm này không phải thuộc về cá nhân nhà báo là khá lớn Như vậy, theo kết quả khảo sát, tỷ lệ nhà báo có tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm độc lập về tính chính xác của tác phẩm là không cao Dường như có một tâm lý chung đang thịnh hành trong đa sô các nhà báo đó là trách nhiệm này thuộc về tập thể.

Tìm hiểu sâu hơn về các nhóm đối tượng kết quả so sánh tương quan cho thấy, những người có độ tuổi từ 30-35, với sồ năm công tác từ 5-15 năm, làm việc tại các cơ quan báo chí địa phương, có trình độ đại học và được đào tạo chính quy về báo chí có tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về độ chính xác của tác phẩm báo chí cao nhất Thấp nhất là nhóm đối tượng dưới 30 tuổi, đang làm việc tại các cơ quan báo chí trung ương

Về trách nhiệm đối với hậu quả của tác phẩm, phương án được nhiều nhà báo lựa chọn cao nhất vẫn là "tác giả, biên tập viên và tổng biên tập cùng chịu trách nhiệm Chỉ có số ít nhà báo được hỏi cho rằng bản thân thác giả bài báo "phải chịu trách nhiệm về hậu quả của tác phẩm do chính anh ta sáng tạo nên Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn có một số người cho rằng chịu trách nhiệm về hậu quả là trách nhiệm của tổng biên tập" Như vậy, kết quả cho thấy, có tới ba phần tư số nhà báo được hỏi từ chối nhận trách nhiệm hoàn toàn trong trường hợp trên Điều đó chứng tỏ rằng, đối với nhiều nhà báo, họ

Trang 14

cho rằng mình có trách nhiệm đưa tin, còn hậu quả của thông tin như thế nào thì không phải là trách nhiệm của riêng họ.

Kết quả của cả hai câu hỏi trên đưa đến một kết luận tổng thể, đó là: Khá nhiều nhà báo hiện nay chỉ quan tâm đến bổn phận đưa tin chính xác và cân nhắc đến hậu quả của thông tin đó trước khi tác phẩm được công bố, còn sau khi tác phẩm đã công bố, trách nhiệm về tính chính xác cũng như hậu quả của tác phẩm đó không còn là của riêng họ nữa Đó là nhiệm vụ của tập thể Tuy nhiên, số nhà báo sẵn sàng chịu trách nhiệm độc lập về tính chính xác của tác phẩm cao hơn hậu quả của tác phẩm.

Tiếp tục tìm hiểu về ý thức của nhà báo đối với các thông tin trong tác phẩm của mình, một câu hỏi khác được đưa ra: nhà báo có nên tham gia vào việc viết các bài có nội dung hoặc lòng ghép quảng bá cho một thương hiệu hay quảng bá cho một sản phẩm (trừ trường hợp các báo tác nghiệp trong lĩnh vực này?" Tỷ lệ nhà báo cho rằng "không nên" chiếm đa số nhưng chưa quá bán với 47,4%; tỷ lệ cho rằng "nên" cũng chiếm con số đáng kể là 24% Và đặc biệt vẫn có tới 28,7% nhà báo không có ý kiến gì tức là còn đang lưỡng lự Kết quả trên cho thấy, có rất nhiều nhà báo hiện nay chưa thực sự ý thức được việc tham gia viết các bài có nội dung quảng cáo hoặc trong bài viết có lồng ghép quảng cáo là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Cũng có sự khác nhau trong nhận thức của nhà báo ở các độ tuổi, số năm công tác và cơ quan báo chí Số nhà báo ở độ tuổi dưới 30 có câu trả lời "nên" chiếm tỉ lệ 26,3% và "không có ý kiến gì" chiếm 31,6% Ngược lại chiếm tỷ lệ cao nhất (53,4%) trong câu trả lời "không nên" thuộc độ tuổi từ 30 đến dưới 35 và thấp nhất (24,l%) trong câu trả lời "không có ý kiến gì" rơi vào độ tuổi từ 35 đến 60.

Trong khi đó, những nhà báo có số năm công tác từ 10 đến 15 năm lại trả lời "nên" (chiếm 26,7%) và "không nên" cao nhất thuộc về những nhà báo đã có từ 15 năm công tác trở lên (chiếm 65%) Nhà báo hiện đang làm tại cơ

Trang 15

quan báo chí địa phương trả lời "nên " trong câu hỏi trên cao hơn số nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí trung ương (25,4% so với 21,1%).

Không ai là lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc cán bộ thuộc cơ quan báo chí đồng ý "nên" trong câu hỏi trên và đấy là những người trả lời "không nên" nhiều nhất (66,7% và 75%) Phóng viên là lực lượng đồng ý phương án "nên" cao nhất (chiếm 29,8%) Nhưng có một điều đặc biệt là tỷ lệ lưỡng lự, "không có ý kiến gì" cao nhất lại rơi vào đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí Họ không ủng hộ nhưng cũng không phản đối, thể hiện thái độ nước đôi ngầm cho phép cấp dưới Đây được coi là một nguyên nhân khiến nhiều nhà báo hiện nay có xu hướng lồng ghép quảng cáo trong bài viết của mình.

Về phía công chứng, để đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với thông tin báo chí, với câu hỏi: "Quý vị đánh giá như thế nào về chất lương thông tin trên báo chí hiện nay?" đa số người trả lời cho răng thông tin trên báo chí hiện nay là "nhanh chóng, phong phú nhưng còn sai sót" chiếm 88,2% số người đánh giá thông tin trên báo chí "rất tốt" hoặc có "rất nhiều thông tin sai sót" là rất ít Như vậy, theo đánh giá của công chúng thì chất lượng thông tin trên báo chí hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của họ nhưng không có nghĩa là đã làm họ hoàn toàn hài lòng.

Mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và công chứng trên thực tế diễn ra rất đa dạng, có khi gắn kết đan xen với các mối quan hệ khác Vì vậy, trong từng trường hợp, nhà báo cần có cách ứng xử mềm mỏng, có sự cân nhắc, lựa chọn lợi, hại, thiệt, hơn khi đưa tin.

Đặt ra tình huống: "Nếu một người thường xuyên cung cấp những tin tức đáng tin cậy và quan trọng cho anh (chị) đã làm một việc sai lầm và việc đó thu hút được sự quan tâm của công chúng, anh (cho sẽ làm gì?" Cùng lúc nhà báo phải đối mặt với ít nhất hai mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng, đó là với nguồn tin và với công chúng Đa số nhà báo chọn giải pháp "vẹn cả đôi đường" là "viết những ở một dạng nhẹ đi" Họ sẽ vẫn có tin tức để cung cấp cho công chung song cũng cố tình "nhẹ đi để không làm mất

Trang 16

đi nguồn tin quan trọng của mình Tuy nhiên, cũng có những nhà bao sẵn sàng "viết bài về việc đó mà không cần quan tâm đến người cung cấp tin kia ", tức là họ dứt khoát nghiêng về công chúng.

Nhận thức về đối tượng công chúng của mỗi nhà báo, tờ báo cũng có khác nhau Có người cho rằng công chúng của họ là một thực thể rộng lớn, nhiều ngành nghề, nhiều lứa tuổi Nhiều người khác lại nghiêng về đối tượng công chúng là những người thích xem, thích nghe những chuyện ngược dời, giật gân, kinh rợn, thích bới lông tìm vết, tô đậm mặt trái của xã hội

Theo nhà báo Phan Quang, đấy cũng là một loại thông tin mà nhà báo cần đáp ứng nhưng "nếu cứ viết mãi, gãi mãi thì không khéo lại trầy da, chảy máu thậm chí là nhiễm trùng, gây biến chứng phức tạp", hậu quả là làm giảm đi thiên chức của nhà báo không phải điều gì công chúng muốn cũng có thể đáp ứng nhưng cũng đùng ngầu độc ", "tra tấn " họ bằng những thông tin giật gân, câu khách Nhà báo phải có tâm nhìn cao, nhìn xa hơn công chung, tức là tầm nhìn của một nhà văn hóa ".

Trên thực tế, số lượng nhà báo ngả theo loại công chúng thứ hai này đang có xu hướng gia tăng Việc thời gian gần đây, nhiều tờ báo, nhà báo có xu hướng đưa thông tin giật gân, câu khách là đáp ứng nhu cầu thông tin của một bộ phận chư không phải của đại đa số công chúng.

2 Nhà báo với nguồn tin

Khi tin tức xảy ra, nhà báo cần phải phản ứng, thu thập chứng cứ hoặc giải thích thông tin thật nhanh cho độc giả Điều nhà báo phải làm ngay là tìm ra ai sẽ cung cấp thông tin tin cậy và chính xác cho mình Lúc này, nhà báo phải đối mặt với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến nguồn tin Đây được coi là mối quan hệ "máu thịt", bởi xét ở một khía cạnh nào đó, nếu không có nguồn tin thì nhà báo sẽ chẳng có gì để cung cấp thông tin cho công chúng.

Có ba kiểu nguồn tin, thứ nhất là tài liệu, thứ hai là môi trường (hoặc hiện trường) và thứ ba là con người Khi nói đến mối quan hệ đạo đức nghề

Trang 17

nghiệp giữa nhà báo và nguồn tin là nói đến mối quan hệ giữa nhà báo và kiểu nguồn tin thứ ba - con người Để điều tiết mối quan hệ này, ngoài các quy định của luật pháp còn dựa vào quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực khi nhà báo tiếp xức, thu thập, sử dụng thông tin và tài liệu do nguồn tin cung cấp1

Có nhiều cách khác nhau để nhà báo tiếp xúc với nguồn tin Thứ nhất là có thể công khai giới thiệu về mình về mục đích của mình với tư cách là người đại diện cho cơ quan báo chí để thu thập thông tin; thứ hai là phải dấu mình, ẩn mình dưới một "vỏ bọc" khác như đóng vai là người bán hàng, người đi tàu, đi xe, người lái xe để kín đáo quan sát, thu thập thông tin, chứng cứ Nhưng dù bằng cách nào thì nhà báo cũng phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi tiếp xúc với nguồn tin2.

Trong trường hợp thứ nhất, nhà báo phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giới thiệu bản thân, mục đích của mình và của tòa soạn nhằm tranh thủ được sự ủng hộ của nguồn tin Tuy trong Điều 7, Luật Báo chí có quy định nguồn tin phải có "nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin" nhưng điều này không có nghĩa là bắt buộc họ phải cung cấp Nhà báo không được dùng các biện pháp, thủ đoạn để đe dọa, gây áp lực buộc nguồn tin phải cung cấp thông tin cho mình hay có thái độ xem thường nguyện vọng, lợi ích và quan điểm của họ Nhà báo cần phải thuyết phục để nguồn tin tình nguyện nói chuyện, cung cấp thông tin.

Trong tình huống: "Một nam diễn viên nôi tiếng đã tự tử tại nhà riêng do bất hòa với bạn gái là người mẫu Ngay sau khi biết tin, bạn đã tìm một cách để quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn cô người mẫu đó mặc dù cô đã đề nghị để cho cô được yên", đa số nhà báo được hỏi đồng ý rằng hành động trên là vi phạm cuộc sống riêng tư của người khác và nhà báo không nên làm.

1G.V.Ladutina: Những vấn đề cơ bạn của đạo đức nghề nghiệp nhà báo Nxb Lý luận chính trị, H.2004.2 G.V.Ladutina: Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp như báo, Nxb.Lý luận chính trị, H.2004.

Trang 18

Điều đó chứng tỏ họ nhận thức được các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong tình huống này.

Nhưng số nhà báo cho rằng hành động trên có thể chấp nhận được cũng chiếm một con số không nhỏ Lý do họ đưa ra để biện minh cho hành động của mình là thông tin trên rất hấp dẫn công chúng và họ đã hành động "vì lợi ích của công chúng" Tuy nhiên, nhà báo cần tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, đặc biệt khi nguồn tin đang trong một trạng thai tinh thần không tốt.

Kết quả khảo sát trên cũng phù hợp với thực tế là bên cạnh nhiều tờ báo, nhà báo nhận thức được và tuân theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thì cũng có không ít tờ bao, nhà báo vì chạy theo thị hiếu của một bộ phận công chúng mà sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc đó.

Trường hợp thứ hai, nhà báo phải ẩn mình, kín đáo quan sát sự việc Có hai tình huống xảy ra trong trường hợp này Đó là, nhà báo muốn nhìn nhận, đánh giá sự việc từ bên trong như vốn có của nó Sự xuất hiện công khai của nhà báo có thể làm đảo lộn trật tự, hoặc sẽ làm khuấy động sự chân thật vốn có, làm thay đổi thái độ, hành vi của mọi người xung quanh Tình huống nữa là khi nhà báo cần thu thập những thông tin, số liệu bị cố tình che dấu và nó chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh nhà báo có bằng chứng rõ ràng về mối đe dọa đối với sự yên ổn của xã hội Trong tình huống này nhà báo không thể sử dụng máy quay, máy ghi âm bằng con đường công khai mà phải bí mật Đương nhiên đây là công việc rất khó khăn và nguy hiểm.

Chúng ta còn nhớ, năm 2008, nhóm tác giả Minh Thu, Lê Kiệt của Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai đã đưa lên sóng của đài và sóng VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) phóng sự "Bảo mẫu hành hạ trẻ em " Những hình ảnh trong phóng sự là những bằng chứng tố cáo hành vi hành hạ trẻ em của bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở một cơ sở giữ trẻ tư nhân tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Dòng Nai Vụ việc này đã dấy lên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong công luận, thúc đẩy các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc và sau đó nó đã trở thành vụ án điểm của tỉnh Đồng Nai năm đó Bảo

Trang 19

mẫu Quản Thị Kim Hoa đã phải trả giá cho hành động bạc đãi trẻ em của mình bằng 18 tháng tù giam Dài Phát thanh - Truyền hình Dung Nai và nhóm phóng viên thực hiện phóng sự này được khen thưởng Phóng sự "Bảo mẫu hành hạ trẻ em" đã đạt giải vàng trong Liên hoan Phát thanh - Truyền hình toàn quốc và tác phẩm "cảnh báo nạn bạo hành trẻ em" (cũng của hai tác giả trên) đã đoạt giải nhất giải Báo chỉ toàn quốc năm 2008.

Tuy nhiên, mấy ai biết rằng, để có được những hình ảnh đắt giá làm bằng chứng trên, các nhà bao đã phải tổ chức mai phục, ghi hình những hành vi đó trong một thời gian tương đối dài Họ cùng lúc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có sự đấu tranh giữa lương tâm con người, đạo đức nghề nghiệp và luật pháp Kéo dài thời điểm phát sóng ngày nào là kéo dài sự đau khổ về tinh thần và thể chất của các em nhỏ trong phóng sự ngày đó Ngoài ra còn phải cân nhắc đến khía cạnh pháp lý, đạo đức khi sử dụng các thiết bị hiện đại để khai thác thông tin Nhưng suy cho cùng, luật pháp chỉ có thể được thực thi khi có đủ bằng chứng cụ thể Và trong trường hợp này, đây cũng là cách lựa chọn hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả xã hội của một tác phẩm báo chí.

Hầu hết các nhà báo cho rằng để có được thông tin chân thật khách quan trong cuộc là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được Dấy không phải là sự lừa dối Sự thật là đã có rất nhiều bài báo thông tin được thu thập từ cách làm trên Ví dụ như nhà báo đóng giả làm tài xế đường dài để vạch trần nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông, đóng giả làm dân chơi để vào các tụ điểm buôn bán mại dâm, đóng giả làm dân buôn để lọt vào đường dây buôn lậu

Tuy nhiên, khi đặt mình vào tình huống này, nhà báo phải cân nhắc đến tính hợp pháp và chuẩn mực đạo đức Không phải vì muốn có được thông tin mà nhà báo không cần tuân thủ các quyền và những lợi ích hợp pháp của những người trở thành đối tượng bị quan sát, thu thập thông tin Bởi vì suy cho cùng, trước pháp luật những người đó vẫn chưa bị kết tội

Trang 20

Một tình huống khác cũng đã được đưa ra "Để có được thông tin về những người đồng tính, một nhà báo đã đóng giả làm gay và "mớm lời" cho "bạn tình" nói ra những điều không hay về giới tính của mình Bài báo đã được công chúng đón nhận nhưng người "bạn tình" kia đã bị cộng đồng đồng tính tẩy chay" Đa số các nhà báo đã bất bình trước hành động của nhà báo trên Họ cho rằng dù là vì công việc thì đạo đức nghề nghiệp cũng buộc nhà báo phải có thái độ trưng lập, không được phép "mớm lời" nhằm gây ra những động tác và lời nói theo ý muốn của mình Hơn nữa, trong tình huống này, nhà báo đã cố tình lừa dối nguồn tin và để có được thông tin, nhà báo đã bất chấp những hậu quả có thể xảy ra với nguồn tin của mình Giả sử như trong tình huống trên, nhà báo đã không "mớm lời" cho nguồn tin thì anh ta vẫn cần phải suy tính đến chuẩn mực đạo đức và lòng nhân đạo của nghề báo.

Trong cuốn sách "Thư gửi nhà báo trẻ", tác giả Samuel G.Freedam đã sử dụng câu chuyện về hai bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer để minh họa cho quan điểm của ông về tính nhân đạo đúng đắn của nghề báo Đó là bức ảnh một cô bé người Việt, nạn nhân của đợt ném bom na-pan của quân đội Mỹ, cô ở trần, vừa chạy vừa la khóe kinh hoàng Hình ảnh đau thương đó đã góp phần không nhỏ làm gia tăng dư luận phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Đồng thời đã đem lại giải thưởng Pulitzer cho tác giả - phóng viên ảnh Nick Ut của Associated Press Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ngay sau khi chụp ảnh, Nick Ut đã đưa cô bé lên chiếc xe buýt nhỏ, yêu cầu chở đến bệnh viện và xin bác sĩ cứu chữa lập tức Chỉ khi Phan Thị Kim Phúc lên bàn phẫu thuật, phóng viên Ut mới về cơ quan Áp để nộp cuộn phim anh đã chụp 28 năm sau, trong một buổi lễ trước mặt Nữ hoàng Anh, Kim Phúc đã nói về Nick Ut: "Anh ấy đã cú u sống tôi".

Một bức ảnh khác chụp cảnh nạn đói ở Sudan năm 1993 Bức ảnh chụp cảnh một em bé chập chững biết đi đã lả người khi cố gắng lết tới trạm phân phát lương thực Trong khi đó ở phía sau, một con kền kền cũng đang chờ sẵn Giống như Nick Ut, bức ảnh này cũng đã làm dấy lên làn sóng công luận

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...