I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , LỊCH SỬTỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 1/1/1997; là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 759 km về phía Bắ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
-
-ĐỒ ÁN CÁ NHÂN GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY:HOÀNG PHI CƯỜNG
TÊN HỌC PHẦN:CS 201 UI
SVTH:Nguyễn Thanh Diệu
LỚP:K29-KTN2
MSSV:29203030133
Đà Nẵng, 10 tháng 12, năm 2023
Trang 2TỔNG QUAN VỀ QUẢNG NAM
‘’Ai về nhắn với bạn nguồn Mít non gởi xuống … cá chuồn gởi lên”?!!!
Câu ca xưa ai đặt tên ?
Mà trông Hòn Kẽm nằm bên Đá Dừng!!! Quảng Nam ơi! Nhớ quá chừng Gừng cay muối mặn đã từng bên nhau! Chiều nay ra đứng ngỏ sau Trông về quê Mẹ ruột đau đớn … lòng
Xa quê luôn những ước mong… Ngày đoàn viên đến “Tắm trong ao nhà”!!! Đêm trăng cùng bạn hát ca… Câu hò xứ Quảng quê Cha Mẹ mình!!!
Tô mì gạo mới… thắm tình Giữa lòng thị trấn Thăng Bình … ngày xưa?! Sông Trường gió mát xa đưa Quảng Nam nhớ mãi nhưng chưa trở về!!!
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ
II/DANH LAM
III/VĂN HOÁ
IV/ẨM THỰC
Trang 3I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , LỊCH SỬ
Tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 1/1/1997; là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 759 km về phía Bắcvà cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 971 km về phía Nam Có đường biên giới Việt Nam-Lào đoạn qua tỉnh Quảng Nam - Việt Nam và tỉnh SêKoong- Lào dài trên 157 km
a)Vị trí địa lý, diện tích
Tỉnh Quảng Nam thuộc khu vực Nam Trung Bộ của miền Trung, nước Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Huế 235 km về phía Bắc, giáp với thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A, có vị trí địa lý:
Phía tây bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế (56,66 km)
Phía đông bắc thành phố Đà Nẵng (42 km)
Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ngãi (60km)
Phía tây nam giáp tỉnh Kon Tum (142 km)
Phía tây giáp tỉnh Sekong của nước Lào (142 km)
Phía đông giáp Biển Đông (120 km)
Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ, có đô thị phố cổ Hội An Quảng Nam nằm ở khoảng giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tính theo đường Quốc lộ 1A Tỉnh Quảng Nam diện tích 10.574,86 km², lớn thứ 6 của Việt Nam, dân số năm 2019 là 1.495.812 người[5], mật độ dân số đạt 170 người/km².
b)Địa hình
Địa hình với 4 dạng chính là: địa hình núi cao, địa hình đồi cao núi thấp, địa hình đồi
gò và địa hình đồng bằng bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ Địa hình núi cao phân bổ ở phía Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, gồm nhiều dãy núi chạy nối tiếp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình từ 500 - 1000 m, nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, có nhiều ngọn núi cao, trong đó cao nhất là Ngọc Linh
Trang 4(2.567m) Địa hình núi cao có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, càng
về phía Đông Nam địa hình càng thấp dần Ngoài ra, ở ven biển Quảng Nam còn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ Vùng đồi núi chiếm 72% Vùng ven biển là dải cồn cát chạy dài
từ xã Điện Nam huyện Điện Bàn đến xã Tam Nghĩa huyện Núi Thành.
Hệ thống sông ngòi Quảng Nam với tổng chiều dài hơn 900 km, nối liền miền xuôi và miền ngược, thuận lợi cho giao lưu kinh tế bằng đường thủy giữa các địa phương, giữa Hội An, Vĩnh Điện, Tam Kỳ và Đà Nẵng, tạo nên lợi thế trao đổi buôn bán trong tỉnh thông qua đường thủy từ nhiều thế kỷ trước Con sông lớn nhất của Quảng Nam
là sông Thu Bồn, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên và đến Giao Thủy (Đại Lộc) Từ Giao Thủy, sông Thu Bồn xuôi về Điện Bàn, Hội An Sông Trường Giang chạy dọc theo vùng cát ven biển, nối cửa An Hoà với cửa Đại, nối sông Tam Kỳ - có diện tích lưu vực
300 km2, bắt nguồn từ 10 con suối ở Đông Trường Sơn đổ ra cửa biển An Hòa - với sông Thu Bồn Một phân lưu của sông Thu Bồn là sông Vĩnh Điện chảy ra phía bắc của tỉnh, hợp lưu với sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số con sông nhỏ khác như sông An Tân, sông Tiên.
c)Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu giao thoa giữa Bắc Hải Vân, Nam Hải Vân, giữa Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn nên tạo nhiệt đới ẩm gió mùa; mùa mưa trùng với mùa Đông; mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm và mùa khô trùng với mùa hạ Nhiệt độ trung bình trên 20 0 C.
d)Về lịch sử
Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc
Trang 5Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn
là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua
Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước Người Việt (Kinh)
có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh)
có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).
Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570) Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp Thuyền buôn các nước đến nhiều Trấn trở nên một đô hội lớn”.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân Trước hoàn cảnh
đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh
mẽ Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp
Trang 6đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước
có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay
là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
Trang 7II/DANH LAM
a)Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An chắc chắn là địa điểm du lịch không thể không đến trong hành trình khám phá Quảng Nam Hội An là một trong hai di sản văn hoá thế giới của tỉnh Quảng Nam với những giá trị văn hoá và kiến trúc cổ còn được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thư thái và bình yên khi tản bộ trên những con phố với những bức tường vàng cổ kính với hai bên là những ngôi nhà mái ngói nhỏ xinh mang kiến trúc giao thoa đặc sắc và những góc bằng lăng tím rực cả khu phố
Đến đây, bạn cũng đừng quên đến thăm Chùa Cầu, trải nghiệm du thuyền qua sông Hoài thơ mộng và hoà mình vào không gian rực rỡ của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc Nếu cần chỗ ở tại đây bạn có thể xem: Khách sạn ở Phố Cổ Hội An giá rẻ
b)Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là một niềm tự hào của người dân Quảng Nam Được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, thánh địa Mỹ Sơn sở hữu hơn 70 đền tháp cổ theo kiến trúc Chăm được xây dựng từ thế kỷ 4 Trong đó, 20 đền tháp vẫn gìn giữ được vẻ đẹp hoang sơ ban đầu như tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ,… Bạn sẽ phải trầm trồ trước sự kết hợp hài hoà của những hoa văn và chi tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo trên tường gạch nung, tạo nên những tuyệt tác kiến trúc cực kì độc đáo của một nền văn hoá
Chăm-pa lâu đời
c/Cù Lao Chàm
Ở Quảng Nam có một hòn đảo “thiên đường” mang tên Cù Lao Chàm với khí hậu mát
mẻ quanh năm, những rặng san hô đẹp ngây ngất cùng nguồn hải sản dồi dào phong phú
Cù Lao Chàm còn là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới Du lịch Cù Lao Chàm chắc chắn sẽ thu hút những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của biển Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hào hứng như: chèo kayak, lặn ngắm san hô, nhảy dù,…
d/Làng bích hoạ Tam Thanh
Làng bích hoạ Tam Thanh toạ lạc ở xã Tam Thanh, Quảng Nam Lạc vào làng bích hoạ Tam Thanh, bạn tưởng như đang lạc vào xứ cổ tích lung linh diệu kì Hàng trăm ngôi nhà đơn sơ cũ kĩ của người dân chài nơi đây được khoác lên mình những “tấm áo mới” đầy màu sắc được tạo bởi những đôi bàn tay khéo léo của những hoạ sĩ Hàn Quốc Mỗi bức tranh lại là một câu chuyện chân thực về đời sống người dân Tam Thanh, mang đến trải nghiệm vô cùng thú vị và gần gũi với người thăm quan
Trang 8e/Bãi biển Cửa Đại
Với đường bờ biển dài, Quảng Nam còn sở hữu nhiều bãi biển đẹp lung linh Trong số ấy, biển Cửa Đại là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất với làn nước xanh trong bên bãi cát trải dài trắng mịn Đến đây, hãy hoà mình vào làn nước mát và không gian mát mẻ sảng khoái để quên đi bao mệt mỏi nhọc nhằn của cuộc sống bận rộn hàng ngày
f/Bãi biển An Bàng
Được bầu chọn trong top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, biển An Bàng thu hút khách du lịch bởi dòng nước biển trong veo và bãi cát dài rực rỡ dưới ánh nắng vàng long lanh Khám phá bãi biển An Bàng, bạn sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái và thư giãn trong không gian yên tĩnh và thanh bình
g/Bãi biển Hà My
Nếu như biển Cửa Đại luôn nhộn nhịp và sôi động, biển An Bàng bình yên hài hoà thì Hà
My lại là một bãi biển mới, vô cùng hoang sơ và vắng vẻ mang nhiều nét đặc trưng của vùng biển miền Trung Bãi biển Hà My chắc chắc sẽ là một địa điểm du lịch mới bạn không thể bỏ qua trong chuyến đi Quảng Nam đầy lý thú
h/Bãi tắm Rạng
Bãi Rạng là một địa điểm lý tưởng để tưởng để thư giãn và tắm mát với những bãi đá dài hoang sơ, sóng biển mạnh mẽ xô vào bờ trắng xoá trong một góc trời rộng lớn hùng vĩ Hãy bước chân lên những bãi cát mịn màng êm ái và khám khá những rạn đá huyền bí được kiến tạo bởi thiên nhiên kì diệu và thả hồn mình trong tiếng sóng vỗ rì rào du dương
i/Bàng Than – Vũng An Hoà
Bàng Than – Vũng An Hòa là một “kiệt tác từ đá đen” bạn không nên bỏ lỡ khi đến với vùng đất Quảng Nam Những lớp đá đen tuyền như than trải dài, xếp chồng lên nhau và được nước biển bào mòn một cách tự nhiên thành những hình thù lạ mắt như những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá Khi đến với Bàng Than – Quảng Nam chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ
k/Hòn Kẽm Đá Dừng
Hòn Kẽm Đá Dừng thu hút du khách bởi thiên nhiên bạt ngàn và cảnh quan sông núi nên thơ, hữu tình Đến với Hòn Kẽm Đá Dừng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hoà hợp với hai ngọn núi đá cao sừng sững giữa dòng sông mênh mông Hướng tầm mắt
ra xa là những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, tạo nên cảm giác về một vùng quê yên bình
Trang 9l/Hồ Giang Thơm
Hồ Giang Thơm là một quần thể bao gồm các hồ lớn nhỏ khác nhau với những dải đá nổi
và có 11 tầng thác cao chục mét với nước chảy rì rào quanh năm suốt tháng Xung quanh
hồ được bao bọc bởi những cánh rừng xanh nên tạo cho du khách cảm giác sảng khoái, trong lành và mát lạnh, xua tan đi bao mệt mỏi của cuộc sống đô thị ồn ào
m/ Suối Tiên
Với không khí trong lành và cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Suối Tiên Quảng Nam được nhiều du khách chọn làm điểm thăm quan khi du lịch đến Quảng Nam Với hệ thống hơn
14 thác chảy in vào những cánh rừng xanh và một ao nước lớn mát lạnh, Suối Tiên như một chốn bồng lai tiên cảnh hiếm có tách biệt khỏi đô thị ồn ào giúp bạn quên đi biết bao mệt mỏi
n/Khe Lim
Nằm ở độ cao gần 882m so với mặt nước biển, Khe Lim sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ Không chỉ có một dòng suối hùng vĩ đổ xuống núi non ầm ầm quanh năm suốt tháng, Khe Lim còn có những tảng đá lớn nhỏ được bao phủ bởi màu xanh rêu phong, tạo nên khung cảnh say sắm lòng người Đến Quảng Nam, bạn hãy khám phá Khe Lim hoang sơ và ngâm mình trong làn nước suối thanh mát, xua tan những ngày hè miền Trung oi nóng
o/Khu di tích danh thắng quốc gia Hồ Phú Ninh
Chỉ cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7km, Hồ Phú Ninh là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam Với khí hậu mát mẻ, rừng nguyên sinh rộng lớn và hơn
20 đảo lớn cùng mỏ nước khoáng tự nhiên, bạn sẽ được hoà mình trong không gian thiên nhiên xanh mát và tham gia nhiều trò chơi, hoạt động ngoài trời
thú vị! Đây chắc chắn là một địa điểm nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Quảng Nam
Trang 10III/VĂN HOÁ
a)Lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía
Thời gian: ngày 13/3 hằng năm
Địa điểm: Nhà Rông thôn 6, xã Phước Trà, Hiệp Đức, Quảng Nam
Lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía là một trong những lễ hội ở Quảng Nam có ý nghĩa đặc biệt, được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày khởi nghĩa vũ trang của Làng Dần dần, ngày
lễ trở thành một hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao đất Quảng, là dịp
để tụ họp, giao lưu, giúp gia tăng tình đoàn kết giữa các thôn
Từ nhiều tháng trước ngày diễn ra buổi lễ, dân làng chọn ra một con trâu đực khỏe mạnh, sung sức và chăm sóc cẩn thận Đến sáng ngày 12/3, sau khi cúng thần nước, thần đất và con đường trâu đi qua, một cây nêu dài tới 9m với phần trang trí đẹp mắt được dựng lên ở ngay giữa sân nhà Rông Con trâu được chọn cũng sẽ được cột vào cây nêu này Tiếp đó, người dân sẽ tụ họp văn nghệ, đánh chiêng trống Gần 100 dân làng trong trang phục Cadoong truyền thống sẽ xếp vòng tròn và múa hát quanh cây nêu Sau khoảng 1 tiếng, một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, tiếng tăm tốt, chưa lập gia đình đã được chỉ định trước sẽ đứng ra đâm trâu bằng cây giáo tự chế Đến khi trâu gục hẳn, trai làng
sẽ xẻ thịt và chia phần, đảm bảo nhà nào cũng có thịt mang về sau lễ hội
b/Hội đâm trâu
Thời gian: ngày 13/3 hằng năm
Địa điểm: Nhà Rông thôn 6, xã Phước Trà, Hiệp Đức, Quảng Nam
Lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía là một trong những lễ hội ở Quảng Nam có ý nghĩa đặc biệt, được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày khởi nghĩa vũ trang của Làng Dần dần, ngày
lễ trở thành một hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao đất Quảng, là dịp
để tụ họp, giao lưu, giúp gia tăng tình đoàn kết giữa các thôn
Từ nhiều tháng trước ngày diễn ra buổi lễ, dân làng chọn ra một con trâu đực khỏe mạnh, sung sức và chăm sóc cẩn thận Đến sáng ngày 12/3, sau khi cúng thần nước, thần đất và con đường trâu đi qua, một cây nêu dài tới 9m với phần trang trí đẹp mắt được dựng lên ở ngay giữa sân nhà Rông Con trâu được chọn cũng sẽ được cột vào cây nêu này Tiếp đó, người dân sẽ tụ họp văn nghệ, đánh chiêng trống Gần 100 dân làng trong trang phục Cadoong truyền thống sẽ xếp vòng tròn và múa hát quanh cây nêu Sau khoảng 1 tiếng, một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, tiếng tăm tốt, chưa lập gia đình đã được chỉ định trước sẽ đứng ra đâm trâu bằng cây giáo tự chế Đến khi trâu gục hẳn, trai làng
sẽ xẻ thịt và chia phần, đảm bảo nhà nào cũng có thịt mang về sau lễ hội