Hệ thống này đã và đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học kỹ thuật trên toàn thế giới vì tính thực dụng của nó, khá gần gũi với các hệ thống điều khiển thực, điển hình l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ
MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tâm – Trưởng khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu và giải đáp thắc mắc cho tụi em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài này Thầy đã cho tác giả có những kiến thức rất bổ ích và quý giá trong quá trình học tập và tạo mọi điều kiện để nhóm có thể hoàn thành đề tài này
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tâm đã có những ý kiến đóng góp bổ sung, giúp đã có những ý kiến đóng góp bổ sung, giúp đỡ, cũng như động viênkhích lệ nhóm trong quá trình thực hiện để Báo cáo môn “Hệ thống điều khiển
tự động nâng cao” được hoàn thành
Xin chúc thầy nhiều sức khoẻ, thành công trong công việc giảng dạy đểtiếp tục đào tạo các sinh viên giỏi góp phần đóng góp cho tương lai Chúc các mọi người cùng khoá sức khoẻ, học tập thật tốt để chuẩn bị kiến thức vững vàng trong tương lai
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.
Trang 4
Mục lục
LỜI CẢM ƠN 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 4
Mục lục 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6
1.1 Giới thiệu chung 6
1.2 Các đề tài liên quan 7
1.3 Mục tiêu 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu 10
1.5 Kết luận chương 1 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 12
2.1 Nguyên lí cân bằng quả bóng trên thanh đỡ 12
2.2 Mô hình hóa hệ thống 13
2.3 Lý thuyết bộ điều khiển PID 16
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN 19
3.1 Thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống 19
3.2 Mô hình điều khiển của hệ 19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 22
4.1 Kết luận 22
4.2 Hướng phát triển 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung.
Hệ thống quả bóng và thanh đỡ hay còn được gọi là “hệ cân bằng của quả bóng trên thanh đỡ” Hệ thống này đã và đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học kỹ thuật trên toàn thế giới vì tính thực dụng của nó,khá gần gũi với các hệ thống điều khiển thực, điển hình là việc ổn định hệ thống cân bằng máy bay theo phương ngang khi hạ cánh dưới tác động của áp suất khí Mục đích của hệ thống là điều khiển vị trí của quả bóng trên thanh
đỡ sao cho nó đạt đúng giá trị mong muốn dưới các tác động bên ngoài hay còn gọi là ảnh hưởng từ nhiễu bên ngoài như lực đẩy từ tay chúng ta Tín hiệu điều khiển có thể nhận được từ tín hiệu phản hồi vị trí của quả bóng qua các
bộ cảm biến Trong thực tế, tín hiệu điều khiển (điện áp) được đưa tới động cơ một chiều DC thông qua bộ khuyếch đại công suất sẽ điều khiển chính xác gócquay của động cơ Từ đó, quả bóng sẽ đạt đến đúng vị ví mong muốn
Vị trí bóng được xác định nhờ cảm biến, bộ điều khiển nhận được sai lệch giữa vị trí bóng trên thanh và vị trí bóng mong muốn, từ đó đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ thay đổi góc nghiêng của thanh đưa bóng về vị trí mong muốn Đây là đối tượng thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn để kiểm chứng những thuật toán điều khiển của mình, từ những thuật toán điều khiển cổ điển cho đến những thuật toán điều khiển hiện đại, điều khiển thông minh [1-5]
Hệ thống quả bóng và thanh đỡ là một trong những mô hình phòng thí nghiệm được sử dụng rộng rãi và quan trọng đối với các kỹ thuật hệ thống điều khiển Tính phi tuyến và không ổn định được coi là thách thức lớn đối với
hệ thống kiểm soát Hệ quả bóng và thanh đỡ là một hệ thống không ổn định vòng hở, nghĩa là quả bóng sẽ liên tục lăn trên chùm cho đến khi sử dụng bộ điều khiển Các kế hoạch kiểm soát khác nhau có thể được sử dụng để kiểm soát quả bóng Nó thường liên quan đến các vấn đề kiểm soát thời gian thực như kiểm soát máy bay trong quá trình hạ cánh, điển hình là việc ổn định hệ thống cân bằng máy bay theo phương ngang khi hạ cánh dưới tác động của áp suất khí Có một nguy cơ cao máy bay nhào lộn nếu không có bộ điều khiển
Trang 6Tìm hiểu động lực học và điều khiển của hệ thống bóng và chùm giúp giải quyết những vấn đề như vậy Mục tiêu là kiểm soát vị trí bóng đến vị trí xác định trước.
1.2 Các đề tài liên quan.
Hệ “quả bóng và thanh đỡ” đã được rất nhiều các cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới nghiên cứu và đã có những thành công nhất định Sau đây sẽ
Hình 1.1: Hệ “Quả bóng cân bằng trên thanh đỡ” được xây dựng bởiBerkeley Robotics Laboratory (Arroyo 2005)
Hệ thống trên tương đối dễ thực hiện và bộ điều khiển PD cũng khá đơn giản Thực tế, mặc dù vị trí của quả bóng được điều khiển bằng bộ điều khiển PD, tuy vậy góc nghiêng của thanh dẫn lại không được đo và điều khiển
Do đó, hệ thống hoạt động chưa thực sự hoàn toàn ổn định
Trang 7Khoảng 1 năm sau đó, vào năm 2006, Quanser tạo ra mẫu “quả bóng vàthanh đỡ” mang tính thương mại đầu tiên Mẫu hệ thống “quả bóng và thanh đỡ” này cũng gồm có một cảm biến điện trở dây để xác định vị trí quả bóng, một động cơ servo với hộp giảm tốc Hệ thống được điều khiển bằng bộ PID
So với mẫu “quả bóng cân bằng trên thanh đỡ” trước đó thì mẫu này đã hoàn thiện tốt hơn hơn rất nhiều
Hình 1.2: Mẫu hệ thống “quả bóng và thanh đỡ” do Quanser chế tạo (2006).Cục kỹ thuật Điện tại Đại học Lakehead xây dựng hệ thống có tên là “
hệ cân bằng quả bóng và thanh đỡ “ Hệ thống này sử dụng một động cơ DC tích hợp với hộp số, cảm biến điện trở để xác định vị trí quả bóng, và encoder
Trang 8số Hệ thống này được điều khiển bởi bộ điều khiển LQR.
Hình 1.3: Hệ “ Cân bằng quả bóng và thanh đỡ ” được thiết kế bởiĐại học Lakehead (Ambalavanar, Moinuddin & Malyshev 2006)
Hệ thống có chống nhiễu bởi vì việc áp dụng phương pháp không gian trạng thái với bộ điều khiển LQR sẽ điều khiển tốt hơn hệ thống MIMO
Vào năm 1999, hệ thống với tên gọi “ Ball on Beam System “ đã được xây dựng bởi Hirsch Hệ thống này đã dung cảm biến siêu âm để đo vị trí quả bóng và dùng chiết áp để xác định góc quay của thanh đỡ Động cơ và hộp số của hệ được điều khiển bởi mạch khuếch đại thuật toán Hệ thống dùng thuật
Trang 9toán điều khiển PD.
Hình 1.4: “Ball on Beam System” (Hirsch 1999)
Đến năm 2004, Rosales đã cho ra đời hệ thống quả bóng và thanh đỡ
Mô hình này tương tự với mô hình “ Cân bằng quả bóng và thanh đỡ ” được thiết kế bởi Đại học Lakehead (Ambalavanar, Moinuddin & Malyshev 2006)
Hệ thống của Rosales làm acrylic, trong khi hệ “ Cân bằng quả bóng và thanh
đỡ ” được làm từ nhôm
Cùng năm 2004, mô hình quả bóng và thanh đỡ được Lieberman thiết
kế với tên gọi “ A Robotic Ball Balancing Beam “ Hệ này giống với hệ “ Ball
on Beam System “ của Hirsch (1999) Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai mô hình, mô hình của Lieberman sử dụng cảm biến điện trở dây để đo vị trí bóng, còn mô hình của Hirsch sử dụng cảm biến siêu âm
Trang 10Hình 1.5: Mô hình của Hirsch sử dụng cảm biến siêu âm.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu hệ thống quả bóng và thanh đỡ chủ yếu là phương pháp PID
Bộ điều khiển PID được thiết kế trên MATLAB và sau đó được mô phỏng trong SIMULINK để kiểm tra hoạt động của hệ thống Hệ thống quả bóng và thanh đỡ là hệ phi tuyến và không ổn định được coi là thách thức lớn đối với hệ thống kiểm soát
Mặc dù đồ án này chỉ tập trung vào mô phỏng trên phần mềm Matlab nhưng đây là bước tốt nhất nên được xem xét trước khi xây dựng bất kỳ quá trình triển khai nào của hệ thống trong tương lai
Trang 111.5 Kết luận chương 1.
Nhìn chung, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về hệ thống quả bóng và thanh đỡ, các công trình liên quan đến đồ án này cũng như mục tiêu, nhiệm vụ
và các điều kiện cần thiết của đồ án
Ở bài báo cáo này sẽ bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Chương 3: MÔ PHỎNG TRÊN MATLAB
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1 Nguyên lí cân bằng quả bóng trên thanh đỡ
Hệ thống quả bóng và thanh đỡ là một thiết bị điển hình được sử dụng
để xác định ảnh hưởng của một thí nghiệm đối chứng Hệ thống được ứng dụng để phát triển các lý thuyết điều khiển cổ điển và hiện đại, đồng thời nó cũng có giá trị nghiên cứu cao Nhiều mô hình thực tế của phi tuyến tính có thể được trừu tượng hóa như hệ thống quả bóng và thanh đỡ
Hệ thống cân bằng bóng trên thanh là mô hình gồm thanh nằm ngang, quả bóng, một động cơ điện 1 chiều (DC), một cảm biến dùng để xác định vị trí bóng, một cảm biến dùng để xác định góc nghiêng của thanh và mạch điều khiển Quả bóng di chuyển trên thanh nhờ tác dụng của trọnglực khi thanh bị nghiêng so với mặt phẳng ngang Vị trí bóng được xác định nhờ cảm biến, bộ điều khiển nhận được sai lệch giữa vị trí bóng trên thanh và vị trí bóng mong muốn, từ đó đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ thay đổi góc nghiêng của thanhđưa bóng về vị trí mong muốn
Trang 13Trong thực tế, hệ quả bóng và thanh đỡ bao gồm phần cơ khí và phầnđiều khiển Sau đây là mô hình cơ học của hệ quả bóng và thanh đỡ.
Hình 2.1: Mô hình cơ học của quả óng trên thanh đỡ
2.2 Mô hình hóa hệ thống.
Trang 14Hình 2.2: Mô hình hóa hệ quả bóng trên thanh đỡ
Quả bóng lăn trên thanh trượt dưới tác động của lực hấp dẫn Thanh được nghiêng từ một mô-men xoắn bên ngoài để kiểm soát vị trí của quả bóng trên thanh Tập hợp các tọa độ tổng quát mô tả đầy đủ hệ thống [2]:
Với r(t) là vị trí của quả bóng trên thanh và θ(t) là góc nghiêng của thanh so với phương ngang
Trang 15Bảng 1: Thông số của hệ quả bóng trên thanh đỡ.
m Khối lượng của quả bóng 0.15 kg
R Bán kính của quả bóng 0.02 m
d Độ lệch cánh tay đòn bẩy 0.025 m
g Gia tốc trọng trường -9.8 m/
J Momen quán tính của quả bóng 9.99e-6 kg.m2
r Tọa độ vị trí của quả bóng m
Trang 16Phương trình Lagrange của chuyển động của quả bóng được đưa ra bởi:
nghiêng α và θ của thanh đỡ xấp xỉ một quan hệ tỷ lệ, và quan hệ toán học nhưsau:
Khi thực hiện biến đổi Laplace thì các điều kiện ban đầu bằng không
Từ phương trình trên, ta suy ra:
2 2
Tham số cần điều khiển Giá trị
Trang 172.3 Lý thuyết bộ điều khiển PID
Giải thuật tính toán PID hay còn gọi là bộ điều khiển ba khâu, bao gồm:Propotional (tỉ lệ), Integral (tích phân) và Derivative (đạo hàm) Giá trị tỉ lệ xác định tác động của sai số hiện tại, giá trị tích phân xác định tác động của tổng các sai số quá khứ và giá trị vi phân xác định tác động của tốc độ biến đổisai số Tổng chập của ba tác động này dùng để điều chỉnh quá trình thông qua một phần tử điều khiển Nhờ vậy, những giá trị này có thể làm sáng tỏ về quan
hệ thời gian: P phụ thuộc vào sai số hiện tại, I phụ thuộc vào tích lũy các sai sốquá khứ và D dự đoán các sai số tương lai, dựa vào tốc độ thay đổi hiện tại.Bằng cách điều chỉnh ba biến này trong thuật toán điều khiển PID, bộ điều khiển có thể cung cấp một bộ điều khiển được thiết kế cho những quá trình được yêu cầu để thực hiện Phản ứng của bộ điều khiển có thể được mô
tả là phản ứng của một hệ thống khi nó đến dẫn đến một lỗi trong quá trình thực hiện, mức độ mà bộ điều khiển đạt đến "điểm đặt" và mức độ dao động của hệ thống Lưu ý rằng việc sử dụng PID để kiểm soát không đảm bảo kiểm soát tối ưu sự ổn định của hệ thống
Kiểm soát tỷ lệ phát sinh toàn diện (PID): Bộ điều khiển này là sự
kết hợp những lợi thế của ba bộ kiểm soát cá nhân Phương trình của bộ điều khiển với hành động kết hợp này thu được bằng:
0
( )
tp
Phương pháp điều chỉnh Ziegler - Nichols:
Trong phương pháp này, đầu tiên Ki và Kd được đặt bằng 0 Kp sẽ được tăng đến một giá trị tới hạn Kc, ở đó đầu ra của hệ thống bắt đầu dao động Kc và chu kỳ dao động pc sẽ được sử dụng để đặt các tham số còn lại như sau:
Trang 18Tuy nhiên rất khó để thiết kế bộ PID bằng phương pháp Ziegler –
Nichols, vì vậy ta chọn các hệ số PID bằng phương pháp tinh chỉnh bằng tay dựa trên bảng đặt tính bộ điều khiển PID:
Bảng 3:Bảng đặt tính luật điều khiển PID
Sai số ổn định
nhanh, chấp nhận độ vọt lố nhỏ
Thêm thành phần D để loại bỏ độ vọt lố, tăng Kd từ từ, thử nghiệm và chọn giá trị thích hợp Sai số ổn định có thể sẽ xuất hiện
Thêm thành phần I để giảm sai số ổn định Nên tăng Ki từ bé đến lớn
để giảm sai số ổn định, đồng thời không để cho độ vọt lố xuất hiện trở lại
Trang 19CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN
3.1 Thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống.
Hình 3.4: Bộ điều khiển của hệ thống
3.2 Mô hình điều khiển của hệ.
Mô hình điều khiển của hệ quả bóng và thanh đỡ sử dụng bộ điều khiểnPID, thực hiện trên MATLAB:
Hình 3.5: Hệ thống vòng lặp kín với bộ điều khiển PID (Simulink).Bên trong của khối Ball-Beam Sys:
Trang 20Hình 3.6: Hệ thống con bên trong khối “ BALL AND BEAM” (Simulink)
[6]
Kết quả thực hiện mô phỏng
Đáp ứng hàm nấc đơn vị:
Hình3.7: Đáp ứng hàm nấc đơn vị (Step) của hệ thống
Nhận xét: Với tín hiệu vào là hàm Step, đáp ứng chất lượng hệ
thống tương đối tốt, không có sai số xác lập, tuy nhiên thời gian xác lập tương đối chậm
Đáp ứng hàm dốc (Ramp) của hệ:
Trang 21Hình 3.8: Đáp ứng hàm dốc (Ramp) vị của hệ thống.
Nhận xét: Với tín hiệu vào là hàm Step, đáp ứng chất lượng hệ
thống tương đối tốt, không có sai số xác lập, thời gian xác lập tương đối nhanh
Đáp ứng hàm Sine của hệ:
Hình 3.9: Đáp ứng hàm Sine của hệ thống
Nhận xét: Trong trường hợp tín hiệu đặt là sóng Sine đáp ứng hệ thống thì chất lượng hệ thống đáp ứng tương đối tốt, tuy nhiên vẫn có sai số do có thể trong việc kết nối các thiết bị vẫn bị nhiễu từ bên ngoài vào
Trang 22CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT
TRIỂN
4.1 Kết luận
Một mô hình toán học của hệ thống cân bằng bóng trên thanh được pháttriển bằng các định luật vật lý và điện Các giá trị tham số của bộ điều khiển (Kp, Ki và Kd) có được bằng cách sử dụng phương pháp điều chỉnh thủ công
từ mô phỏng và mô hình thực tế để hệ thống phản hồi tốt nhất
Từ kết quả thử nghiệm, chúng tôi thấy rằng các tham số bộ điều khiển mang lại phản hồi tốt nhất của hệ thống là: Kp = 15.25, Ki = 4.538 và Kd = 19.195 Độ chính xác của hệ thống được kiểm tra bằng cách điều chỉnh vị trí của quả bóng gỗ tại ba điểm khác nhau và nhận thấy rằng độ chính xác bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi điểm đặt
4.2 Hướng phát triển
Khắc phục các lỗi có giải thuật điều khiển PID bằng việc sử dụng loại cảm biến tốt hơn để nhận được chính xác hơn khoảng cách với vật là hình cầu,dùng bộ lọc Kalman để cải thiện tín hiệu đầu vào sử dụng các giải thuật tối ưu hơn để có thể cân bằng quả bóng gỗ trên thanh
Trang 23TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Wei Wang (2007), Control of a Ball and Beam System, The University of Adelaide South Australia
[2] - Robert Hirsh (1999), Ball on Beam Instructional System, Shandor
Motion Systems
[3] - Geoffrey Chiou, Andy Plascencia, Tyler Rowe (2016), Balancing A Ball And Beam With Pid
[4] - A Taifour Ali, Ahmed A M., Almahdi H A., Osama A Taha, A
Naseraldeen A (2017), Design and Implementation of Ball and Beam System Using PID Controller
[5] - Cristiano Osinki, A L Rocca Silveira, Claudinei Stiegelmaier, Mariane Gavioli Bergamini, Gideon Villar Leandro (2019), Control of Ball and BeamSystem Using FuzzyPID Controller
[6] – Tham khảo tại trang web có đường dẫn:
https://ctms.engin.umich.edu/CTMS/index.php?
example=BallBeam§ion=SystemModeling