Phân Tích Nội Dung Trong Cương Lĩnh Dân Tộc Của Lênin.nêu Ý Nghĩa Của Cương Lĩnh Và Sự Vận Dụng Sáng Tạo Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam Vào Thực Tiễn Cách Mạng Việt Nam”.Doc

21 0 0
Phân Tích Nội Dung Trong Cương Lĩnh Dân Tộc Của Lênin.nêu Ý Nghĩa Của Cương Lĩnh Và Sự Vận Dụng Sáng Tạo Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam Vào Thực Tiễn Cách Mạng Việt Nam”.Doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do tính cấp thiết của đề tài Vấn đề dân tộc luôn là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng XHCN và hiện nay cũng đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng của các dân tộc trên thế giới. Hiện nay các vấn đề về chiến tranh dân tộc sắc tộc đang đặt ra trên thế giới đòi hỏi các nước cần phải giải quyết một cách tốt nhất vấn đề dân tộc.Nhưng trên thực tế mặc dù các nước đã có những giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề chiến tranh dân tộc nhưng các giải pháp đó chỉ là có thể tạm thời lắng xuống vào từng thời điểm và luôn có nguy cơ bùng nổ trở lại.Vì vậy cần có những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề dân tộc.Muốn như vậy thì cần phải hiểu rõ vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc cần giải quyết vấn đề dân tộc thế giới như thế nào . Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước, cư trú trên 62 tỉnh, thành phố phần lớn sinh sống ở vùng đặc biệt khóa khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa , biên giới và hải đảo.Vì vậy Đảng và nhà nước ta vẫn luôn xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhưng muốn giải quyết tốt vấn đề dân tộc ở nước ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu hiểu rõ các quan điểm khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc.Đặc biệt là cương lĩnh dân tộc của Lênin vì trong đó là hệ thống hoàn chỉnh nhất các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc. Cương lĩnh đã có đóng góp không nhỏ vào trong sự nghiệp giải phóng và giải quyết vấn đề dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Do đó việc hiểu rõ nội dung của cương lĩnh dân tộc của Lênin sẽ đóng góp vào việc xây dựng và hoàn chỉnh chính sách dân tộc của nước ta góp phần giải quyết vấn đề dân tộc nước ta một cách tốt nhất. Vì vậy là một học viên ngành lí luận học tập bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học thì việc nghiên cứu về cương lĩnh dân tộc của Lênin là phù hợp với ngành học và cần thiết cho việc bổ sung, củng cố thêm kiến thức của bản thân. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài : “ Phân tích nội dung trong cương lĩnh dân tộc của Lênin.Nêu ý nghĩa của cương lĩnh và sự vận dụng sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” làm đề tài tiểu luận để kết thúc học phần môn học “ lý luận dân tộc và chính sách dân tộc”

Trang 1

1.Lý do tính cấp thiết của đề tài 2

2.Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài 2

3.Tình hình nghiên cứu có liên quan 3

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.Đóng góp của tiểu luận 4

6.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

7.Kết cấu nội dung 4

Chương 1 5

Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và hoàn cảnh ra đời cươnglĩnh dân tộc của Lênin 5

1.1.Quan điểm của C.Mác – Ph.Ănghen 5

1.2.Hoàn cảnh ra đời cương lĩnh dân tộc của Lênin 7

Chương 2: 9

Nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin 9

2.1 Các dân tộc có quyền bình đẳng 9

2.2 Các dân tộc có quyền tự quyết 10

2.3 Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc 12

Chương 3 14

Ý nghĩa và sự vận dụng sáng tạo cương lĩnh dân tộc của Lênin của chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng cộng sản Việt nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam 14

3.1 Ý nghĩa của cương lĩnh dân tộc của Lênin 14

3.2 Sự vận dụng sáng tạo cương lĩnh dân tộc của Lênin của chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng cộng sản Việt nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam 15

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

MỞ ĐẦU 1.Lý do tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề dân tộc luôn là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng XHCN và hiện nay cũng đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng của các dân tộc trên thế giới Hiện nay các vấn đề về chiến tranh dân tộc sắc tộc đang đặt ra trên thế giới đòi hỏi các nước cần phải giải quyết một cách tốt nhất vấn đề dân tộc.Nhưng trên thực tế mặc dù các nước đã có những giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề chiến tranh dân tộc nhưng các giải pháp đó chỉ là có thể tạm thời lắng xuống vào từng thời điểm và luôn có nguy cơ bùng nổ trở lại.Vì vậy cần có những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề dân tộc.Muốn như vậy thì cần phải hiểu rõ vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc cần giải quyết vấn đề dân tộc thế giới như thế nào

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước, cư trú trên 62 tỉnh, thành phố phần lớn sinh sống ở vùng đặc biệt khóa khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa , biên giới và hải đảo.Vì vậy Đảng và nhà nước ta vẫn luôn xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhưng muốn giải quyết tốt vấn đề dân tộc ở nước ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu hiểu rõ các quan điểm khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc.Đặc biệt là cương lĩnh dân tộc của Lênin vì trong đó là hệ thống hoàn chỉnh nhất các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc Cương lĩnh đã có đóng góp không nhỏ vào trong sự nghiệp giải phóng và giải quyết vấn đề dân tộc của các dân tộc thuộc địa Do đó việc hiểu rõ nội dung của cương lĩnh dân tộc của Lênin sẽ đóng góp vào việc xây dựng và hoàn chỉnh chính sách dân tộc của nước ta góp phần giải quyết vấn đề dân tộc nước ta một cách tốt nhất Vì vậy là một học viên ngành lí luận học tập bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học thì việc nghiên cứu về cương lĩnh dân tộc của Lênin là phù hợp với ngành học và cần thiết cho việc bổ sung, củng cố thêm kiến thức của bản thân Vì vậy tác giả đã chọn đề tài : “ Phân tích nội dung trong cương lĩnh dân tộc của Lênin.Nêu ý nghĩa của cương lĩnh và sự vận dụng sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” làm đề tài tiểu luận để kết thúc học phần môn học “ lý luận dân tộc và chính sách dân tộc”

Trang 3

Lý luận về vấn đề dân tộc là một vấn đề cơ bản của CMXHCN đặc các nhà kinh điển Mác – Lênin đặc biệt quan tâm nghiên cứu Đặc biệt là tác phẩm Cương lĩnh dân tộc của Lênin đã nêu lên một cách khá hoàn chỉnh những lý luận về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học đây là đóng góp cực kỳ quan trọng cho lý luận của CNXH KH Cương lĩnh bao gồm nhiều nội dung và nhiều ý nghĩa quan trọng của nó.Nhưng với tính chất là một đề tài tiểu luận học phần tác giả không có tham vọng nhiều chỉ xin phép dừng lại ở việc nghiên cứu và phân tích những nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin đồng thời nêu ra ý nghĩa và sự vận dụng sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

3.Tình hình nghiên cứu có liên quan

Vấn đề dân tộc luôn được Đảng, nhà nước và các nhà nghiên cứu quan tâm, do đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này Trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- Uỷ ban dân tộc và miền núi [2002], “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

- TS Nguyễn Quốc Phẩm, GS.Trịnh Quốc Tuấn [1999], “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [2001], “Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Sin Văn Hải [2003], “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở huyện Sín Mần - Tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp”, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Khoa CNXH Khoa học, Học viên Báo Chí và Tuyên Truyền.

- Trần Đình Huỳnh “ Một số suy nghĩ trong việc vận dụng Chủ nghĩa mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” – tạp chí Dân tộc học

Các tác phẩm hầu như đề cấp đến vấn đề dân tộc và cũng đưa ra một cách khái lược nội dung của cương lĩnh dân tộc của Lênin để áp dụng vào chính sách dân tộc ở Việt Nam Các tài liệu này đã góp phần quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn CNXH khoa học.Những công trình đó là hệ thống tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài tiểu luận của tác giả.Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin vì vậy trong tiểu luận này tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin và chỉ ra ý nghĩa và sự vận dụng của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng Việt Nam.

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Trang 4

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là phân tích rõ nội dung trong cương lĩnh dân tộc của Lênin.Từ đó hiểu rõ hơn về những lý luận về vấn dề dân tộc của CNXH KH và sự phát triển, vận dụng sáng tạo những luận điểm này vào việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam đưa sự nghiệp cách mạng của chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác bước đầu góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới.

Để đạt được mục tiêu ấy, tiểu luận này cần phải hoàn thành những nhiệm vụ sau

Dựa vào việc nghiên cứu quan điểm của C,Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc va hoàn cảnh ra đời của cương lĩnh dân tộc để hiểu rõ hơn về nội dung cương lĩnh và phân tích làm rõ nội dung cương lĩnh

Từ đó đưa ra ý nghĩa và sự vận dụng sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng nước ta

5.Đóng góp của tiểu luận

Tiểu luận“ Phân tích nội dung trong cương lĩnh dân tộc của Lênin.Nêu ý nghĩa của cương lĩnh và sự vận dụng sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” đã góp phần làm rõ hơn những quan điểm về vấn đề dân trong cương lĩnh dân tộc của Lênin nói riêng và tộc trong hệ thống lý luận của CNXH KH nói chung Đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt nam Hơn hết tiểu luận này có thể làm tài liệu tham khảo cho các khóa sau…

6.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận : Để nghiên cứu được đề tài này tác giả đã sử dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá xem xét vấn đề đặc biệt tác giả sử dụng những nguyên lí phạm trù cơ bản như : bản chất và hiện tượng , nguyên nhân và kết quả …để tiến hành nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung : Phân tích – tổng hợp , Logic – lịch sử Trừu tượng hóa, khái quát hóa

Phương pháp nghiên cứu cụ thể : sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu , thu thập tài liệu , phân tích sắp xếp, tóm tắt tài liệu

7.Kết cấu nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương 7 tiết :

Trang 5

Chương 1

Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc vàhoàn cảnh ra đời cương lĩnh dân tộc của Lênin

1.1.Quan điểm của C.Mác – Ph.Ănghen

Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác – Ph.Ăngghen từ đó đưa lý luận của chủ nghĩa xã hội vào trong thực tiễn cách mạng phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn mới Vì vậy cương lĩnh dân tộc của Lênin cũng là sự kế thừa phát triển hoàn chỉnh những lý luận về vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được C.Mác – Ph.Ăngghen đặt nền móng từ trước đó.Đây cũng có thể coi là cơ sở lý luận để xây dựng cương lĩnh dân tộc của Lênin

Những quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc được hình thành trên cơ sở là chủ nghĩa Tư bản chuyển sang thời kì tự do cạnh tranh, GCTS mở rộng thị trường biên giới, lãnh thổ thông qua việc chiến tranh xâm lược các dân tộc yếu hơn bằng bạo lực.Trong hoàn cảnh lịch sử ấy C Mác – Ph.Ănnghen đã nêu lên được những luận điểm căn bản về vấn đề dân tộc để giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản và ý thức đấu tranh để dại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân của dân tộc trên lập trường của GCCN Những quan điểm C.Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc bao gồm những nội dung cơ bản sau

Đầu tiên, C.Mác _ Ph.Ăngghen chưa có dịp nêu đầy đủ định nghĩa về dân tộc nhưng cũng đã chỉ ra rằng thuật ngữ dân tộc được dùng để chỉ cộng đồng người đạt trình độ có nhà nước dưới các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như chiếm hữu nô lệ phong kiến, tư sản, cộng sản Trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng

Đức” C.Mác viết : “ Sự phân công lớn nhất giữa lao động vật chất và lao độngtinh thần là sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.Sự đối lập giữa thành thị vànông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại văn minh, từ chế độ bộlạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộlịch sử văn minh cho tới ngày nay [12,72]

Thứ hai, C.Mác – Ph.Ăgghen đã chỉ ra rằng dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, do sự phát triển của lực lượng sản

Trang 6

xuất.Trước tiến tới trình độ cộng đồng dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng khác từ thấp đến cao, thị tộc – bộ lạc – bộ tộc – dân tộc

Thứ ba, C.Mác – Ph.Ăngghen đã đưa ra quan niệm về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp Quan hệ dân tộc có nội dung rất phong phú trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.Đó là các lĩnh vực kinh tế, chính trị , văn hóa, an ninh quốc phòng C.Mác – Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng trong thời đại chủ nghĩa tư bản thì chỉ có giai cấp vô sản mới là người đại diện cho lợi ích chân chính của dân tộc, mới thống nhất được lợi ích dân tộc lợi ích giai cấp và dân tộc, gaii cấp tư sản với sử mệnh lịch sử của mình thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa dành quyền lãnh đạo để giải quyết triệt để vấn

đề dân tộc “Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp dân tộc và tự mình trởthành dân tộc” [13; 623] Và để giải quyết triệt để vấn đề dân tộc C.Mác –

Ph.Ăngghen chủ trương phải tiến hành một cuộc cách m ạng xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu nhà nước tư sản xây dựng một nhà nước kiểu mới không còn đối kháng

giai cấp : “ Hãy xóa bỏ tình trạng bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóclột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.Khi mà đối kháng giữa các giai cấp trongnội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thờimất theo”[13; 624]

Thứ tư, Mác – Ph.Ănghen ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc đại đặt cơ sở đầu tiên cho giải quyết quan hệ giữa quyền tự quyết, tự trị dân tộc với bình đẳng dân tộc Hai ông khẳng định một dân tộc mà đi áp bức dân tộc khác thì dân tộc ấy cũng không thể có tự do.Trong thư đề ngày 30 -11 –

1867 C.Mác viết : “Người Airơlen thì cần những điều sau đây : chế độ tự quảnvà sự độc lập đối với nước Anh, cách mạng ruộng đất”[6;12]

Thứ năm, C,Mác – Ph.Ănghen cũng đã chỉ rõ mối quan hệ giữa dân tộc và

quốc tế Đoàn kết giai cấp công nhân trong tất cả các quốc gia dân tộc là điều kiện cơ bản để phát huy bản chất quốc tế của GCCN.Trong điều kiện CNTB phát triển mạnh, hai ông cũng nhận thức rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể thắng lợi được ở một nước riêng lẻ mà chỉ có thể thắng lợi đồng thời trong một loạt nước vì vậy để đạt được mục đích lật đổ nhà nước tư sản giai cấp vô sản tất cả các nước phải liên hiệp lại Chính vì vậy kết thúc “ Tuyên ngôn

Trang 7

đảng cộng sản” C.Mác – Ph.Ăngghen đã nêu cao khẩu hiệu “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”

Đây là các quan điểm cơ bản của C.Mác – Ph- Ănghen về vấn đề dân tộc Mặc dù nó chưa nêu đầy đủ các quan điểm về quan hệ dân tộc và quan hệ quốc tế, lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế.Nhưng những quan điểm này đã là cơ sở lý luận đặt nền móng để Lênin tiếp tục phát triển một cách xuất sắc và hoàn chỉnh nó trong cương lĩnh dân tộc của mình.

1.2.Hoàn cảnh ra đời cương lĩnh dân tộc của Lênin

Cương lĩnh dân tộc của Lênin ra đời trong thời kì CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền.Các nước tư bản đế quốc đẩy mạnh hơn nữa việc xâm lược và mở rộng thuộc địa của mình.Vì vậy ngay lúc này vấn đề giải phóng dân tộc trở thành vấn đề trực tiếp và bức thiết hơn lúc nào hết ở các nước bị xâm lược Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kì này phát triển mạnh mẽ, GCCN phải trở thành giai cấp lãnh đạo phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc để làm CMXHCN, gắn cách mạng giải phóng dân tộc với việc thành lập chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Trong lúc đó Ăngghen từ trần năm 1895 làm cho nội bộ quốc tế II bị phân hóa mạnh mẽ Một bộ phận bị lũng đoạn do bọn cơ hội cầm đầu đang làm quốc tế II dần dần xa rời PTCN một bộ phận lừng chừng đòi thành lập quốc tế hai rưỡi và một bộ phận tiên tiến do Lênin lãnh đạo đòi thành lập quốc tế III để phát triển phong trào cách mạng trong giai đoạn mới.Điều này tạo điều kiện cho bọn cơ hội chống phá xuyên tác CN Mác đặc biệt là vấn đề dân tộc đang bức thiết trên thế giới.Vì vậy Lênin đã từng bước hoàn chỉnh cương lĩnh dân tộc của CN Mác – Lênin để góp phần soi đường chỉ lối cho cách mạng dân tộc trên thế giới Cương lĩnh dân tộc của CN Mác – Lênin được Lênin trình bày trong tác phẩm “ Về quyền dân tộc tự quyết” viết 1914 nhằm chống lại chủ nghĩa cơ hội đang diễn ra tràn lan trong một số ĐCS nhất là Đảng cộng nhân dân chủ xã hội Đức.Tác phẩm này Lênin còn có dụng ý đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng ấy để củng cố tư tưởng, tình cảm của các ĐCS.Đấu tranh chống lại các trào lưu phi vô sản dân tộc chuẩn bị cho một giai đoạn cách mạnh mới.

Trang 8

Tác phẩm ra đời ở nước Nga mà trong lúc đó nước Nga sa hoàng đang là nhà tù của các dân tộc.Nga hoàng là kẻ thống trị áp bức các dân tộc là thế lực luôn kích động các dân tộc chống lại nhau thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

Trên thế giới nhiều ĐCS đã bị bọn cơ hội lũng đoạn làm cho Đảng mất tính đọc lập họ đã rời bỏ nguyên tắc của CN Mác – Lênin nhiều nghị sĩ quốc hội là những người cộng sản đã bỏ phiếu đồng ý cho GCTS gây chiến tranh xâm lược nổi bật nhất là nước Đức.Các nước đế quốc lúc này thì đang tiến hành một cuộc chiến tranh đòi chia lại thị trường còn nhiều kẻ cơ hội trong quốc tế II thì phản bội lại quyền lợi của GCCN, họ đã bỏ phiếu tán thành chi ngân sách cho chiến tranh trong quốc hội một số nước.Tuyên truyền chủ nghĩa đan tộc chống lại quyền dân tộc tự quyết mà hội nghị quốc tế của giai cấp công nhân đã thông qua ở Luân đôn.

Trong điều kiện ấy Lênin viết tác phẩm nhằm chống lại tư tưởng của phái Mensevich với tư tưởng đại Nga và khắc phục những thiên kiếm hẹp nước lớn.Đồng thời nước Nga lúc ấy cũng đang đứng trước một cuộc cách mạng vấn đề đặt ra là Đảng Bônsevich phải có cương lĩnh về vấn đề dân tộc, chỉ ra nhiệm vụ của Đảng Bônsevich về vấn đề này để đoàn kết GCCN và nhân dân lao động chống lại cuộc chiến tranh đế quốc tiến hành CMGPDT lật đổ ách thống trị của Nga hoàng, thiết lập một chính quyền mới, mang lại hạnh phúc cho nhân dân lao động và cho các dân tộc.

Tóm lại Cương lĩnh dân tộc của Lênin ra đời trong điều kiện vấn đề dân tộc không chỉ là vấn đề bức thiết của nước Nga mà còn của nhiều nước trên thế giới.Cương lĩnh dân tộc với sự kế thừa và phát triển một cách sáng tạo các quan điểm về vấn đề dân tộc của C.Mác – Ph.Ănghen đã trở thành kim chỉ nam để các ĐCS giải quyết vấn đề dân tộc trong thời đại CNĐQ.

Trang 9

Chương 2:

Nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin

Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong điều kiện CNTB Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tôc.Một là xu hướng phân lập do sự thức tỉnh trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập.Hai là xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc lại với nhau do sự phát triển của LLSX, của khoa học và công nghệ.Dựa trên sự phân tích hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc và dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm phong trào cách mạng thế giới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.Lênin đã đưa ra Cương lĩnh dân tộc với ba vấn đề chính là các dân tộc đều có quyền bình đẳng, các dân tộc đều có quyền tự quyết và đoàn kết GCCN các dân tộc.

2.1 Các dân tộc có quyền bình đẳng

Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc.Các dân tộc dù lớn hay nhỏ, không phân biệt số đông hay số ít, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng như nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Không có dân tộc nào tự cho mình có đặc quyền đặc lợi đối với dân tộc khác.Trong một quốc gia quyền bình đẳng giữa các tộc người phải được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa trên mọi lĩnh vực cử đời sống xã hội.Tuy nhiên, trong TKQĐ lên CNXH sự bình đẳng giữa các dân tộc chưa thể thực hiện ngay được mà phải thực hiện dần dần trong quá trình phát triển của CNXH

Mội dung của quyền bình đẳng dân tộc được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội.Mục tiêu của nó là làm cho các dân tộc được hưởng những điều kiện và khả năng như nhau đói với việc tự do phát triển năng lực và thỏa mãn các nhu cầu của mình.

Một là bình đẳng về chính trị- là tiền đề là quyền của mỗi dân tộc mỗi tộc

người đó là quyền được quyết định vận mệnh của mình, bao gồm các nội dung như quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình, quyền quyết định chính sách dân tộc của mình

Trang 10

Hai là bình đẳng về kinh tế - là quyền được phát triển kinh tế theo hướng

riêng đảm bảo lợi ích kinh tế cho các dân tộc, lợi ích kinh tế gắn với lợi ích dân tộc quốc gia.Việc phát triển kinh tế phụ thuộc vào việc phát triển LLSX, nâng cao trình độ quản lí kinh tế đòi đảm bảo đời sống nhân dân.Bình đẳng trên phương diện về kinh tế sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện nguyên tắc cùng có lợi cho phát triển kinh tế của các dân tộc, các quốc gia

Ba là bình đẳng về xã hội là quyền bình đẳng giữa người với người giữa

các cộng đồng, của một dân tốc của một quốc gia

Bốn là bình đằng về văn hóa là quyền bình đẳng về ngôn ngữ nghĩa là

phải biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc đó là nhu cầu máu thịt thiêng liêng của dân tộc… bình đẳng về ngôn ngữ thể hiện sự đóng góp tích cực của con người.Thể hiện dân chủ triệt để.

Lênin đã khẳng định người nào không thừa nhận quyền bình đẳng và

không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đnăgr giữa các ngôn ngữ không đoàn kết chống mọi áp bức bất công mọi áp bức bất bình đẳng dân tộc người đó không phải là người Mác xít.

Bên cạnh đó Lênin còn chỉ ra rằng phải chống lại những biểu hiện trái với quyền bình đnẳg dân tộc.Đó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc sôvanh, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chủ nghĩa phát xít mới, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển

Bình đẳng phải dựa trên cơ sở pháp lý và được thể hiện trên thực tế.Và như C.Mác đã nói muốn thủ tiêu áp bức bất công sự nô dịch của dân tộc này với dân

tộc khác thì “Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp dân tộc và tự mìnhtrở thành dân tộc”

Như vậy đứng trên lập trường của GCCN mà xét thì bình đẳng dân tộc là đấu tranh cho sự bình đẳng về kinh tế - chính trị - văn hóa và gạt bỏ những lực cản những biểu hiện của CN dân tộc hẹp hòi dưới mọi hình thức.Đây chính là nội dung cơ bản của cương linh dân tộc của Lênin về bình đẳng dân tộc.

2.2 Các dân tộc có quyền tự quyết.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan