1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

303 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang
Tác giả Nguyễn Thị Phương Đài
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Khoa
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản lý Đất đai
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 303
Dung lượng 6,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GI ỚI THIỆU (20)
    • 1.1 Đặt vấn đề (20)
    • 1.2 M ục tiêu nghiên cứu (21)
      • 1.2.1 M ục tiêu tổng quát (21)
      • 1.2.2 M ục tiêu cụ thể (21)
    • 1.3 N ội dung nghiên cứu (21)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (22)
    • 1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án (22)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học (22)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn (22)
    • 1.6 Nh ững đóng góp mới của luận án (23)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (24)
    • 2.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu (24)
      • 2.1.1 V ị trí địa lý (24)
      • 2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo (25)
      • 2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết (26)
      • 2.1.4 Đặc điểm tài nguyên đất vùng nghiên cứu (28)
    • 2.2 T ổng quan về độ phì nhiêu đất (32)
      • 2.2.1 Khái ni ệm độ phì nhiêu đất (32)
      • 2.2.2 Các d ạng độ phì nhiêu đất (33)
      • 2.2.3 Các ch ỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất (34)
    • 2.3 Ảnh hưởng của canh tác lúa và cây trồng cạn đến độ phì nhiêu đất (39)
      • 2.3.1 Ảnh hưởng đến đặc tính lý học của đất (39)
      • 2.3.2 Ảnh hưởng đến đặc tính hóa học của đất (41)
      • 2.3.3 Ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của đất (44)
    • 2.4 H ệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) (45)
      • 2.4.1 L ịch sử phát triển (45)
      • 2.4.2 Mô t ả tổng quát hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC của (46)
      • 2.4.3 H ệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (50)
      • 2.5.1 Một số ứng dụng hệ thống phân loại khả năng độ phì nhiêu đất trên thế giới (0)
      • 2.5.2 Một số ứng dụng hệ thống phân loại khả năng độ phì nhiêu đất ở Việt (0)
    • 2.6 T ổng quan cơ sở tham chiếu thế giới về tài nguyên đất (WRB) (59)
      • 2.6.1 M ục tiêu và nguyên tắc (59)
      • 2.6.2 Các y ếu tố của cơ sở tham chiếu thế giới về tài nguyên đất (60)
      • 2.6.3 Các nhóm đất chính (60)
    • 2.7 Đánh giá đất đai (60)
      • 2.7.1 Khái ni ệm đánh giá đất đai (60)
      • 2.7.2 Nội dung đánh giá đất đai (61)
      • 2.7.3 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên theo FAO (61)
    • 2.8 Yêu cầu sử dụng đất của cây trồng (62)
      • 2.8.1 Tổng quan về cây lúa (62)
      • 2.8.2 T ổng quan về cây bắp (64)
      • 2.8.3 T ổng quan về cây đậu phộng (67)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (69)
    • 3.1 Phương tiện nghiên cứu (69)
    • 3.2 Ngu ồn số liệu thu thập (69)
    • 3.3 Phương pháp thực hiện (70)
      • 3.3.1 Phương pháp kế thừa (71)
      • 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu (71)
      • 3.3.3 Phương pháp chuyển đổi từ hệ thống phân loại theo WRB sang hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) (0)
      • 3.3.4 Phương pháp thí nghiệm (74)
      • 3.3.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu đất (83)
      • 3.3.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu (84)
      • 3.3.7 Phương pháp phân loại độ phì nhiêu đất (84)
      • 3.3.8 Phương pháp đánh giá đất đai (87)
      • 3.3.9 Phương pháp bản đồ (88)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (90)
    • 4.1 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang và xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất (90)
      • 4.1.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang (90)
      • 4.1.2 Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) trên cơ sở chuyển đổi từ bản đồ đất theo hệ thống phân loại WRB (95)
      • 4.1.3 Đánh giá đặc tính đất khu vực nghiên cứu (99)
      • 4.1.4 Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất (111)
      • 4.2.1 H ệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) hiện tại (116)
      • 4.2.2 Các điều kiện giới hạn cho hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) phù h ợp với điều kiện canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang (118)
      • 4.2.3 Nâng c ấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) cho đất (126)
      • 4.2.4 Ứng dụng hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) đã nâng (139)
    • 4.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo tự nhiên và theo các điều kiện (146)
      • 4.3.1 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo tự nhiên cho đất canh tác lúa và cây tr ồng cạn (146)
      • 4.3.2 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo các điều kiện giới (158)
      • 4.3.3 M ối tương quan giữa đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo điều kiện tự nhiên và theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất (179)
    • 4.4 Khuy ến cáo cung cấp dinh dưỡng cải thiện độ phì nhiêu đất trên các nhóm đất có vấn đề (180)
      • 4.4.1 Khuy ến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất phù sa (trong đê bao) 161 (180)
      • 4.4.2 Khuy ến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất phèn (182)
      • 4.4.3 Khuy ến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất cát núi (183)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (186)
    • 5.1 K ết luận (186)
    • 5.2 Đề xuất (187)

Nội dung

Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An GiangNâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

GI ỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) là một hệ thống kỹ thuật phân loại đất, tập trung một cách định lượng vào các đặc tính vật lý và hóa học của đất, điều này là quan trọng đối với việc quản lý độ phì nhiêu đất (Sanchez et al., 1982) Do đó, thông tin về lý, hóa học và các điều kiện giới hạn cho phép xây dựng khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng nhằm cải thiện chất lượng đất (Minh, 2007) Dựa trên định lượng các thuộc tính về tầng đất mặt và hệ thống phân loại USDA/Soil Taxonomy, hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) có thể là một điểm khởi đầu tốt để tiếp cận chất lượng đất cho vùng nhiệt đới và được sử dụng rộng rãi ở các cấp khác nhau từ cấp quốc gia đến cấp vùng, cấp tỉnh nhằm hỗ trợ cho cán bộ làm công tác khuyến nông, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách trong công tác quản lý tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý Đánh giá khả năng thích nghi đất đai là bước quan trọng nhằm phát hiện giới hạn môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bền vững Nó liên quan đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho mục đích sử dụng cụ thể là sản xuất cây trồng (Bandyopadhyay,

2019) Công tác khảo sát đất đai và đánh giá đất trước khi quy hoạch sử dụng đất như là dữ liệu về tài nguyên đất cung cấp một số thông tin, điều này có thể tạo điều kiện dự đoán hành vi và sự phù hợp của đất đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau Tuy nhiên, vai trò của dữ liệu tài nguyên đất được tăng cường đáng kể nếu các đơn vị đất được phân loại vào các nhóm để quản lý, điều này có thể chỉ ra tiềm năng hoặc hạn chế về độ phì nhiêu đất của một khu vực cụ thể Đánh giá đúng tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình sử dụng đất nào đó, việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất đai, nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, trong năm 2023 với tổng sản lượng gần

4,1 triệu tấn, xuất khẩu đạt trung bình từ 500-550.000 tấn gạo/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và trở thành một trong ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Sản xuất lúa ba vụ được cho là cần thiết góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng lượng gạo xuất khẩu Ngoài ra, địa phương cũng triển khai mở rộng diện tích và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau màu lớn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, phát triển cây rau màu là sản phẩm chủ lực thứ ba của tỉnh (sau lúa và cá tra), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 19 triệu USD/năm Hệ thống đê bao khép kín có vai trò quyết định cho mô hình sản xuất lúa vụ ba cũng như các vùng chuyên canh rau màu của tỉnh Việc bao đê đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương như kiểm soát lũ, hạn chế thiệt hại tài sản, ổn định cuộc sống người dân, và gia tăng sản xuất (Thịnh và ctv., 2016) Tuy nhiên, những tác động lâu dài của hệ thống đê bao khép kín là không nhỏ, nó có thể làm giảm nguồn dinh dưỡng do phù sa mang lại, việc canh tác liên tục có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của đất đồng thời tích tụ các độc chất cho môi trường (Tuấn,

2014) Đồng thời, qua kết quả thí nghiệm thuộc chương trình VLIR-R3, trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2010 của vụ Đông Xuân cho thấy, chiều hướng giảm năng suất lúa có ý nghĩa (giảm trung bình 16,6%) trên đất canh tác lúa 3 vụ Theo Gương và ctv

(2016) việc canh tác lúa liên tục ba vụ trong năm có thể dẫn đến đất bị bạc màu, giảm khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất và một số tác động bất lợi đến đặc tính lý hóa và độ phì nhiêu của đất, trong đó có sự sụt giảm lượng phù sa bồi đắp hàng năm Với tình hình canh tác thâm canh liên tục nhiều vụ trong năm, nếu không có những biện pháp quản lý đất hợp lý, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất của đất và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp (Purwanto & Alam, 2020) Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây, phần lớn được tiến hành trên phạm vi khá rộng và có tính chất thăm dò, bản đồ khu vực nghiên cứu có tỉ lệ nhỏ (1/250.000) không chi tiết, việc khuyến cáo trực tiếp đến người sử dụng đất vẫn chưa cụ thể đến đặc tính đất của từng tiểu vùng sinh thái Đồng thời, hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất cho canh tác cây trồng cạn cũng như đánh giá phân vùng thích nghi đất đai cũng chưa được nghiên cứu Do đó, cần xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất cho từng tiểu vùng sinh thái cụ thể nhằm đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho lúa và cây trồng cạn ở địa phương để có chế độ canh tác hợp lý Vì vậy, đề tài “Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang”có ý nghĩa quan trọng và đã được thực hiện.

M ục tiêu nghiên cứu

Xác định hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC phù hợp làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai cho đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

- Nâng cấp hệ thống và phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

- Phân vùng thích nghi đất đai cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

- Đề xuất cải thiện các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất trên nhóm đất có vấn đề gồm nhóm đất phù sa (trong đê bao), nhóm đất phèn và nhóm đất cát núi.

N ội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang và xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất

- Điều chỉnh hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC phù hợp cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang và ứng dụng phân loại độ phì nhiêu đất

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo tự nhiên và theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang

- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng và khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với các nhóm đất có vấn đề.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC hiện tại của Sanchez et al

(2003) và Minh (2007) Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu sử dụng hệ thống phân loại của Minh (2007) Đây là một trường phái mới, riêng ở Việt Nam và ĐBSCL về phân loại độ phì nhiêu đất

- Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC được nâng cấp cho phù hợp với đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang trên cơ sở các điều kiện giới hạn về đặc tính lý hóa của đất theo hệ thống phân loại FCC hiện tại; không đề cập đến đặc tính sinh học (m) biểu thị cho sự thiếu hụt bão hòa cacbon hữu cơ Do đề tài không nghiên cứu về số lượng và chất lượng đầu vào chất hữu cơ trong đất nên không có thông tin về mức ngưỡng của SOM (soil organic matter) hoặc SOC (soil organic carbon) ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong đất cũng như tác động đến sự phát triển của thực vật Vì vậy, nghiên cứu không đưa đặc tính sinh học (m) vào hệ thống phân loại FCC

- Đất canh tác lúa (lúa 3 vụ, lúa 2 vụ) và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) trên địa bàn tỉnh An Giang là đối tượng đề tài đã khảo sát và nghiên cứu Đối với cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) thực hiện trên đất ruộng lên liếp

- Thí nghiệm được thực hiện cho 3 nhóm đất có giới hạn về độ phì nhiêu đất trên địa bàn tỉnh gồm nhóm đất phù sa (trong đê bao), có tầng Mollic, có tên Fluvi Mollic Gleysols (FAO, 1998), ở huyện Chợ Mới; nhóm đất phèn (hoạt động nhẹ), có tầng Umbric, có tên Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (FAO, 1998), ở huyện Tri Tôn; nhóm đất cát núi, có tầng Mollic, có tên Mollic Arenosols (FAO, 1998), ở huyện Tịnh

Biên Trong đó, nhóm đất phù sa (trong đê bao) được chọn nhằm kiểm chứng các vấn đề về dinh dưỡng khi đất bị bao đê.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Kết quả đề tài đã đề xuất được hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) phù hợp cho tỉnh An Giang trên cơ sở nâng cấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất hiện tại

- Kết quả hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất góp phần làm cơ sở cho đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) cho vùng ĐBSCL cũng như trên cả nước khi có các điều kiện tương đồng

- Kết quả đề tài sẽ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chiến lược chính sách, nhà quản lý quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý trên cơ sở các vùng thích nghi đất đai của tỉnh An Giang

- Giúp cho các nhà nghiên cứu khoa học và cán bộ làm công tác khuyến nông xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất của đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang, từ đó khuyến cáo chế độ canh tác hợp lý và các giải pháp cải thiện.

Nh ững đóng góp mới của luận án

- Nâng cấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất phù hợp cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang Nghiên cứu đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào cấu trúc hệ thống cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh An Giang

Cụ thể: (1) Độ sâu tầng đất: Lúa (0-20 cm và 20-50 cm), cây trồng cạn (0-20 cm, 20-

50 cm và 50-100 cm) (2) Sa cấu đất: Lúa (thịt và sét), cây trồng cạn (cát, thịt và sét)

(3) Các điều kiện giới hạn: Các điều kiện giới hạn được bổ sung mới gồm khả năng giữ nước mặt (h), khả năng cung cấp nước (w), khả năng thoát nước (u), khô hạn (d), độ xốp đất (p r ) Các điều kiện giới hạn được điều chỉnh hoặc phân cấp chi tiết hơn gồm độ chua đất (a 1 , a2, a3), carbon hữu cơ (o 1 , o2), ngập úng (g 1 ++ , g2 -), xói mòn (l)

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất (dựa trên các đặc tính lý, hóa của đất) trên bản đồ có tỷ lệ lớn, làm cơ sở phân vùng thích nghi đất đai cho đất canh lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh

- Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng phù hợp, thích ứng với độ phì nhiêu đất thực tế của 3 nhóm đất có vấn đề ở tỉnh An Giang cho canh tác lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau), góp phần tăng năng suất cây trồng và cải thiện độ phì nhiêu đất Tổ hợp lượng dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ cần bón: (1) Nhóm đất phù sa (trong đê bao):

Bắp rau (150 N + 30 P 2 O5 + 50 K2O + 2 tấn/ha phân hữu cơ), Lúa (90 N + 40 P 2 O5 + 40

K2O + 2 tấn/ha phân hữu cơ (2) Nhóm đất phèn (hoạt động nhẹ): Lúa (130 N + 40 P2O5

+ 110 K2O + 1,5 tấn/ha phân xỉ thép) (3) Nhóm đất cát núi: Đậu phộng (60 N + 60

P2O5 + 45 K2O + 500 kg/ha vôi + 5 tấn/ha phân bò khô + 1 tấn/ha phân compost bã bùn mía), Lúa (65 N + 55 P2O5 + 35 K2O), nên canh tác lúa sau vụ trồng các cây họ đậu.

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương tiện nghiên cứu

Các phương tiện phục vụ cho công tác thu mẫu, mô tả phẫu diện bao gồm:

+ Khoan lấy mẫu đến độ sâu 2m (khoan máng Hà Lan)

+ Phương tiện đào tả phẫu diện để mô tả chụp hình

+ Các mẫu đất được phân tích trong phòng thí nghiệm của bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ

+ Số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và SPSS (version 26) + Bản đồ được xây dựng và xử lý bằng phần mềm ArcGIS 10.3 và Mapinfo 15.0 + Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) của Sanchez et al (2003) (version 4) và Minh (2007)

+ Phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên theo FAO (1976)

Ngu ồn số liệu thu thập

+ Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 năm 2006 và Báo cáo thuyết minh chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 do Bộ môn Tài nguyên đất – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2017 Tất cả các tài liệu, bản đồ được thu thập từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang

+ Kết quả phân tích đặc tính lý hóa học đất của dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai tỉnh An Giang năm 2017 Kết quả phân vùng khô hạn từ dự án Điều tra, thoái hóa đất kỳ bổ sung tỉnh An Giang năm 2016 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang tỷ lệ 1/100.000 Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh An Giang tỷ lệ

1/100.000 Tất cả các tài liệu, số liệu, bản đồ được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

+ Số liệu hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

+ Bản đồ phân vùng hệ thống đê bao năm 2019 tỉnh An Giang tỷ lệ 1/100.000 của Chi cục thủy lợi tỉnh An Giang

+ Bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp năm 2018 tỉnh An Giang tỷ lệ 1/100.000 và Số liệu quan trắc xâm nhập mặn qua các năm 2016-2020, được thu thập từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang

+ Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài, dự án, tạp chí đã công bố trong và ngoài nước Các kết quả nghiên cứu về độ phì nhiêu đất, lượng phân bón và các khuyến cáo sử dụng cho đất lúa và cây trồng cạn đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh

Phương pháp thực hiện

Hình 3.1: Lược đồ tiến trình thực hiện

Kế thừa Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 năm 2006 và Báo cáo thuyết minh chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 do

Bộ môn Tài nguyên đất – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2017;

Kế thừa bộ số liệu phân tích đặc tính lý, hóa học đất của 60 điểm khảo sát từ dự án: “Điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai tỉnh An Giang”, các mẫu đất do

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang thực hiện lấy mẫu và phân tích Thời điểm lấy mẫu được thực hiện vào các tháng mùa mưa và mùa khô giai đoạn 2017-2018 và phương pháp phân tích mẫu cho các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn quy định

Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) hiện tại (Sanchez et al., 2003; Minh, 2007), được sử dụng để nâng cấp phân loại cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang Tuy nhiên chủ yếu kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Minh (2007) Đây là một trường phái mới, riêng ở Việt Nam và ĐBSCL về phân loại độ phì nhiêu đất

Nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước đây về phân cấp yếu tố cho các kiểu sử dụng đất trên cây lúa, bắp rau, đậu phộng của FAO (1976) về điều kiện tự nhiên Phân cấp yếu tố về đặc tính dinh dưỡng cho cây trồng, nghiên cứu tham khảo mức độ đánh giá phân cấp cho chỉ tiêu độ chua đất (pH H2O ) và cacbon hữu cơ (OC) theo

Land Evaluation Part III (Sys, 1993), các chỉ tiêu còn lại như cation trao đổi (CEC), kali trao đổi (K + ), lân dễ tiêu (P dt ) tham khảo theo thang đánh giá đã được sử dụng tại phòng thí nghiệm hóa lý, bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ (Phụ lục 1) để xây dựng bảng phân cấp mức độ thích nghi cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được nghiên cứu thu thập bao gồm: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; Dự án “Điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai tỉnh An Giang”; Báo cáo thuyết minh dự án “Điều tra, thoái hóa đất kỳ bổ sung”; Bản đồ hành chính tỉnh An Giang năm 2019; Bản đồ nền địa hình tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; các tài liệu, số liệu, bản đồ trên được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Báo cáo thuyết minh dự án “Đánh giá hiện trạng và khả năng thích nghi kiểu sử dụng đất lúa tại tỉnh An Giang” năm 2018; Báo cáo Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020 tỉnh An Giang từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 năm 2006 và Báo cáo thuyết minh chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 năm

2017 từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang Các tài liệu, số liệu về khí hậu, thời tiết tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2020; số liệu quan trắc xâm nhập mặn qua các năm 2016-2020; Bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000 năm 2018; các tài liệu, số liệu, bản đồ trên được thu thập từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang Báo cáo tổng kết hệ thống đê bao kiểm soát lũ trên địa bàn tỉnh An Giang năm

2019 từ Chi cục Thủy lợi Niên giám thống kê tỉnh An Giang qua các năm 2015-2019 từ Cục Thống kê tỉnh An Giang Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập hệ thống các cơ sở lý thuyết và công trình nghiên cứu khoa học về độ phì nhiêu đất, hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất, yêu cầu sử dụng đất đối với cây trồng, đánh giá đất đai và các vấn đề khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ sách, báo, tạp chí khoa học trong và ngoài nước, thư viện và internet

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh An Giang về Phương án điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 (từ 01/4/2019 đến 01/7/2020) tỉnh An Giang thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia Trên địa bàn toàn tỉnh, tổng số hộ canh tác lúa là 223.185 hộ và tổng số hộ canh tác bắp và đậu phộng là 123.055 hộ Áp dụng công thức tính cỡ mẫu của Slovin (Stephanie, 2003), với biên độ sai số cho phép là 10%, số phiếu khảo sát được tính theo công thức: n = N/(1+Ne 2 )

Trong đó: n = Số mẫu cần được điều tra

N = Cỡ mẫu của số hộ canh tác mô hình e = Biên độ sai số

Do đó nghiên cứu tiến hành thực hiện khảo sát cho 200 nông hộ (100 phiếu đối với cây lúa và 100 phiếu đối với bắp rau và đậu phộng) tại 11 đơn vị hành chính cấp huyện Các thông tin khảo sát được soạn sẵn bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc được thể hiện trong

Phụ lục 2.1, gồm thông tin chung về nông hộ (họ tên, tuổi, giới tính, tổng số nhân khẩu, thời gian sống ở địa phương, kinh nghiệm sản xuất mô hình hiện tại); thông tin về các mô hình canh tác (kiểu sử dụng đất, lịch thời vụ canh tác, diễn biến các hiện tượng thời tiết, mức độ đầu tư của các mô hình, những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất); thông tin về đặc tính thổ nhưỡng (đặc tính về đốm rỉ, kết von, tình trạng nén dẽ của đất, hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, ngập lũ, ảnh hưởng đặc tính của đất đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng) trên vùng khảo sát

Số phiếu được phân bố ngẫu nhiên theo các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang Tùy theo diện tích canh tác của các loại hình sử dụng đất trên mỗi đơn vị hành chính mà số lượng phiếu có sự chênh lệch (Bảng 3.1) Ví dụ: cây đậu phộng tập trung nhiều ở các huyện Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu, Tri Tôn; các huyện còn lại không mang tính đại diện cho vùng bởi diện tích canh tác ít Cây bắp rau, tập trung nhiều ở huyện Chợ Mới và An Phú, tuy nhiên ưu tiên khảo sát nông hộ ở huyện Chợ Mới, do đây cũng là khu vực thực hiện thí nghiệm Hộ được chọn khảo sát là những nông dân am hiểu về canh tác lúa, bắp rau và đậu phộng; tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất và phải ưu tiên các tiêu chí sau: (i) phải có diện tích đất canh tác để đánh giá tính ổn định các mô hình canh tác, (ii) có thời gian canh tác lâu năm tại địa điểm nghiên cứu (ít nhất 5 năm) và (iii) trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập lũ, hạn hán hoặc các điều kiện giới hạn của đất đến canh tác nông nghiệp

Bảng 3.1: Phân bố phiếu khảo sát theo đơn vị hành chính tỉnh An Giang

TT Đơn vị hành chính Số phiếu lúa Số phiếu đậu phộng Số phiếu bắp rau

+ Tham vấn ý kiến từ nhà quản lý và các chuyên gia:

Bên cạnh thông tin thu thập từ các nông hộ sản xuất ở địa phương, nghiên cứu cũng thực hiện 11 cuộc trao đổi với cán bộ quản lý phụ trách lĩnh vực nông nghiệp thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang Thông tin bao gồm kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ, nguồn lao động, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, diễn biến các hiện tượng thời tiết như thời gian ngập lũ, độ sâu ngập, thời gian khô hạn, các đặc tính thổ nhưỡng như đặc tính kết von, đốm rỉ, hiện tượng phèn hóa, mặn hóa, ảnh hưởng của điều kiện giới hạn đất đai đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng Từ đó làm cơ sở so sánh, đối chiếu và kiểm chứng với thông tin khảo sát từ nông hộ, nhằm bổ sung thông tin và nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Đồng thời, nghiên cứu cũng tham vấn ý kiến của các chuyên gia về thổ nhưỡng, nông nghiệp để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất, ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương Ngoài ra, các ý kiến từ khảo sát nông hộ, ý kiến tham vấn từ nhà quản lý và các chuyên gia cũng là cơ sở phục vụ cho công tác khoanh vẽ trên bản đồ các vùng có điều kiện giới hạn về các điều kiện tự nhiên, các đặc tính thổ nhưỡng ảnh hưởng đến canh tác cây trồng

3.3.3 Phương pháp chuyển đổi từ hệ thống phân loại WRB sang hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC)

- Xác định mối quan hệ giữa hệ thống phân loại WRB và hệ thống phân loại tiềm

Xác định các định nghĩa và yêu cầu về các đặc tính lý hóa học, hình thái của các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán từ kết quả điều tra khảo sát lập bản đồ đất được phân loại theo hệ thống WRB (2006)

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w