Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là mở cửa, thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển kinh tế xã hội trong nước, mà còn là hình thức hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, thiết lập các thể chế song phương và đa phương nhằm quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau, xử lý các bất đồng để giữ vững ổn định chung.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển Xử lý mối quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối ngoại Lịch sử cho thấy mối quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Đảng.
Bài tiểu luận đề tài “Quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội với với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” phân tích mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở ViệtNam: ổn định chính trị là điều kiện, cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế là yếu tố bảo đảm cho sự ổn định chính trị Đồng thời đưa luận chứng một số giải pháp để giải quyết một cách hiệu quả mối quan hệ giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng đến phát triển bền vững.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, điện đại hóa; khái quát sự hình thành, phát triển, đánh giá được độ ảnh hưởng của sự ổn định chính trị - xã hội với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chính trị - xã hội là gì?
- Quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế là gì?
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
- Quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Xử lý nguồn thông tin
Nguồn tài liệu: Các chỉ thị, nghị quyết và văn kiện đại hội của Đảng, các sách báo, tạp chí chính thống của Đảng, Nhà nước
Ngoài ra còn có các thông tin trên các trang thông tin điện tử của các địa phương, tỉnh thành và Internet là nguồn dữ liệu phong phú tuy nhiên đã có chọn lọc tránh những thông tin sai sự thật, không chính xác hoặc có tính xuyên tạc, sai trái.
Thông qua các kỷ yếu, đặc san chuyên đề tại buổi tọa đàm, nghiên cứu, trao đổi chia sẻ của các chuyên viên Chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về luật học, chính trị học.
1.3.2 Phương pháp thực hiện Đúc kết lại các khái niệm dựa vào nguồn tài liệu tham khảo.
Nghiên cứu thông qua tài liệu tìm được và đúc kết, phân tích về quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nêu được các mối quan hệ tác động qua lại và sự ảnh hưởng lên nhau và sự tác động chung của toàn diện trong quá trình phát triển của đất nước.
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng, đúc kết, hoàn thiện mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội đối với phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp khắc phục bất cập, ý kiến đóng góp cải thiện hoàn thiện và phát triển quan hệ phát triển Kinh tế thị trường và định hướng Xã hội chủ nghĩa Bài tiểu luận là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Bố cục của đề tài
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Xử lý nguồn thông tin
1.4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5 Bố cục của đề tài
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG
Chính trị - xã hội
2.1.1 Khái niệm chính trị - xã hội
2.1.2 Đặc điểm chính trị - xã hội
2.1.3 Vai trò chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
Kinh tế
2.2.3 Vai trò kinh tế trong phát triển đất nước
Hiện đại hóa, công nghiệp hóa
2.3.1 Khái niệm hiện đại hóa, công nghiệp hóa
2.3.2 Ý nghĩa hiện đại hóa, công nghiệp hóa
2.3.3 Nội dung hiện đại hóa, công nghiệp hóa
Tồn tại các hạn chế
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNCỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA