1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học tài chính tiền tệ thông tin bất cân xứng cấu trúc tài chính

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiểu luận này của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào lý giải được câu hỏi trên.Cũng trong tiểu luận này, chúng tôi xin trình bày về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và mô hình một cấu trú

Trang 1

THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

GVHD: TS DIỆP GIA LUẬTNhóm số 5, lớp CH23 – Đêm 4

Trang 2

TP HCM, THÁNG 11/2013

Trang 3

6 Nguyễn Thị Thu Thảo 7701231497 7 Lê Nguyễn Quỳnh Thoa 7701230993 8 Nguyễn Thị Mai Trinh 7701231543 9 Nguyễn Thị Thanh Trúc 7701231101 10 Nguyễn Trung Kiên 7701231330

Trang 4

GIỚI THIỆU 7

1 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 8

1.1 Lý thuyết về cấu trúc tài chính 8

1.2 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính 8

1.1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu 10

1.1.5.3 Lý do phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý 11

1.1.5.4 Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp 12

1.1.6 Đặc điểm của nợ và vốn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp 15

1.1.6.1 Nguồn vốn vay (Nợ) 15

1.1.6.2 Nguồn vốn chủ sở hữu 16

2 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 17

3 CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 21

1.4 Lý thuyết về Chi phí giao dịch 21

1.3.1 Khái niệm 21

1.3.2 Các loại hình chi phí giao dịch 21

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Chi phí giao dịch 21

1.5 Ảnh hưởng của chi phí giao dịch đến cấu trúc tài chính 22

1.6 Biện pháp làm giảm chi phí giao dịch 23

1.3.4 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ quy mô giao dịch lớn(Economic of Scale).231.3.5 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ tính chuyên nghiệp(Expertise) 23

1.7 Tìm hiểu thêm về trung gian tài chính 24

1.3.6 Khái niệm về trung gian tài chính 24

1.3.7 Các loại hình trung gian tài chính 24

1.3.7.1 Các định chế có nhận tiền gửi 24

Trang 5

1.3.7.2 Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng 25

1.3.7.3 Các định chế trung gian đầu tư 26

4 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG: LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC 28

1.8 Lý thuyết về Thông tin bất cân xứng 28

1.4.1 Khái niệm: 28

1.4.2 Đặc điểm của thông tin bất cân xứng 28

1.9 Lựa chọn đối nghịch và tác động của nó đến cấu trúc tài chính 29

1.4.3 Khái niệm Lựa chọn đối nghịch 29

1.4.4 Tác động của Lựa chọn đối nghịch đến thị trường tài chính 29

1.4.4.1 Trong giao dịch chứng khoán 29

1.4.4.2 Trong lĩnh vực ngân hàng 30

1.4.5 Các giải pháp hạn chế Lựa chọn đối nghịch 30

1.4.5.1 Sản xuất và bán thông tin 30

1.4.5.2 Can thiệp của Chính phủ 31

1.4.5.3 Hoạt động của các trung gian tài chính 31

1.4.5.4 Vật thế chấp và giá trị tài sản ròng 32

1.10 Rủi ro đạo đức và tác động của nó đến cấu trúc tài chính 33

1.4.6 Khái niệm Rủi ro đạo đức 33

1.4.6.1 Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ 33

1.4.6.2 Rủi ro đạo đức trong thị trường Vốn 34

1.4.7 Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính 35

1.4.7.1 Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn cổ phần: vấn đề người ủy thác – người đại diện 35

1.4.7.2 Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính trong thị trường nợ 35

1.4.8 Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức 37

1.4.8.1 Các công cụ giải quyết vấn đề Người ủy thác – Người đại diện 37

1.4.8.2 Các giải pháp giải quyết ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong các hợp đồng nợ 38

1.11 Quản lý Trung gian tài chính 40

1.4.9 Mâu thuẫn lợi ích 40

1.4.9.1 Mâu thuẫn lợi ích là gì? 40

1.4.9.2 Tại sao mâu thuẫn về lợi ích gia tăng 40

1.4.9.3 Các biện pháp đối phó với mâu thuẫn lợi ích 41

1.4.10 Quản lý các Trung gian tài chính 42

1.4.10.1 Hạn chế về gia nhập 42

Trang 6

1.4.10.2 Minh bạch trong thông tin 42

1.4.10.3 Hạn chế về tài sản và các hoạt động 42

1.4.10.4 Bảo hiểm tiền gửi 43

1.4.10.5 Kiểm soát cạnh tranh 43

Những nhà chính trị đã thường xuyên tuyên bố rằng cuộc cạnh tranh không kiềm chế giữa những trung gian tài chính sẽ thúc đẩy những vụ vỡ nợ xảy ra và những vụ này sẽ làm công chúng thiệt hại Tuy bằng chứng về cuộc cạnh tranh gây ra như điều vừa nói là cực kì mơ hồ, nó đã không làm chính phủ đặt ra nhiều quy định hạn chế Ví dụ như trong quá khứ, các ngân hàng bị hạn chế không được phép mở thêm các chi nhánh tại tiểu bang khác, và tại một số tiểu bang, các ngân hàng không được phép mở thêm bất kì một địa điểm phụ nào 43

Trang 7

GIỚI THIỆU

Một nền kinh tế khỏe mạnh và sôi động cần có một hệ thống tài chính di chuyển nguồn vốn từ những người tiết kiệm tới những người có những cơ hội đầu tư tiềm năng Nhưng để đảm bảo rằng những đồng tiết kiệm “mồ hôi công sức” của bạn được đầu tư đúng hướng thì hệ thống tài chính cần phải có cấu trúc phù hợp.Vậy cấu trúc tài chính là gì và cấu trúc tài chính cần được thiết kế như thế nào để thúc đẩy được hiệu quả của nền kinh tế? Tiểu luận này của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào lý giải được câu hỏi trên.

Cũng trong tiểu luận này, chúng tôi xin trình bày về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và mô hình một cấu trúc tài chính tối ưu nhờ sử dụng đòn bẩy tài chính như là một tấm chắn thuế để tối đa hóa lợi nhuận, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phân tích một vấn đề lớn trong thị trường tài chính, đó là “chi phí giao dịch”, chi phí giao dịch ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc tài chính và các trung gian tài chính đã làm cách nào để hạn chế chi phí giao dịch.

Và để hiểu rõ hơn nữa về cấu trúc tài chính, chúng tôi phân tích thêm về vai trò của thông tin trong thị trường tài chính qua khái niệm “thông tin bất cân xứng” cùng 2 hệ quả của nó là “lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức”.

Trong quá trình nghiên cứu, do có một số hạn chế nhất định về kiến thức, thông tin cũng như thời gian thực hiện nên chắc chắn nhóm không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến, góp ý và chỉ bảo thêm của thầy để tiểu luận của nhóm được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn thầy.

Trang 8

1 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

1.1 Lý thuyết về cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính là cơ cấu hỗn hợp giữa các khoản nợ (ngắn hạn và dài hạn) và vốn chủ sở hữu.

Trong đó:

• Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán ngắn (thường dưới 12 tháng), bao gồm: vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ tích lũy và nợ ngắn hạn khác,

o Vay ngắn hạn: là các khoản nợ vay ngắn hạn từ các định chế tài chính hay những chủ nợ khác.

o Các khoản phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp nợ người bán (người cung cấp) do chính sách bán hàng trả chậm hoặc do doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

o Nợ tích lũy: là các khoản phải nộp, phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, như: nợ lương của công nhân, nợ thuế của nhà nước, tiền điện, nước, điện thoại,

• Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán từ hơn 12 tháng trở lên, bao gồm: nợ vay từ các định chế trung gian tài chính, hay phát hành trái phiếu công ty.

• Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn ban đầu (vốn điều lệ, vốn tự có, vốn góp), vốn bổ sung (là vốn huy động được từ việc bán cổ phần, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại qua các năm tích lũy).

Như vậy ta có thể thấy rằng cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnh một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn, phản ảnh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác nó cũng thể hiện mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

1.2 Các chỉ tiêu đo lường c ấ u trúc tài chính1.1.1 Tỷ suất nợ/Tổng tài sản:

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá

Trang 9

trị tổng tài sản trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:

Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng nợ Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

1.1.2 Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

1.1.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tồng tài sản= 100% Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của doanh nghiệp Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.

Trang 10

1.3 Cấu trúc vốn

1.1.4 Lý thuyết về cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Nói một cách đơn giản, cấu trúc vốn là cơ cấu hỗn hợp giữa nợ dài hạn (trái phiếu công ty và các khoản nợ trung dài hạn), vốn chủ sở hữu và lợi nhuận Hay nói cách khác, cấu trúc vốn là cấu trúc tài chính không tính đến những khoản nợ ngắn

Cấu trúc vốn cũng xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn sẽ chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).

1.1.5 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu

1.1.5.1Khái niệm

Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó tối thiểu hoá được chi phí sử dụng vốn và tối thiểu hoá rủi ro nhưng tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.Mặt khác, do cấu trúc vốn ảnh hưởng đến cổ tức của cổ đông, nên doanh nghiệp cần hoạch định cấu trúc vốn mục tiêu.

Trong thực tế, cấu trúc vốn mục tiêu là tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo mục tiêu hướng tới Đây chính là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, vì sử dụng nợ nhiều sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

ROE tăng sẽ làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, ngược lại rủi ro tăng sẽ làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đặt ra là phải xác định được cấu trúc vốn tối ưu, là cấu trúc vốn có thể tối đa hoá giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro.

1.1.5.2Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu

Trang 11

• Rủi ro doanh nghiệp: Doanh nghiệp có rủi ro càng cao thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu.

• Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay là chi phí trước thuế nên việc sử dụng nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa nếu doanh nghiệp đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức rất thấp.

• Sự chủ động về tài chính: sử dụng nợ nhiều làm giảm sự chủ động về tài chính; đồng thời làm cho các nhà cung ứng vốn ngại cho vay, các nhà đầu tư ngại đầu tư vào doanh nghiệp.

• Phong cách, thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp thận trọng thường ít sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

1.1.5.3Lý do phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý

• Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, khi áp dụng cấu trúc vốn khác nhau sẽ tạo ra giá trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro khác nhau.

• Sử dụng cấu trúc vốn tối ưu giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, đạt được hiệu quả cao cho việc sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp vốn và nhà đầu tư tham gia góp vốn.

• Cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn kinh doanh mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

• Khi nhà quản trị tài chính quyết định thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các thông tin từ sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ được truyền ngay ra thị trường.

• Do các khoản nợ được giảm trừ khi tính thuế nên công cụ nợ còn được cho là tấm chắn thuế Như vậy, tấm chắn thuế làm gia tăng giá trị doanh nghiệp; đặc biệt là trong hoàn cảnh tình hình tài chính khó khăn

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp,

Trang 12

đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư)

Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.

1.1.5.4Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Lý thuyết về cấu trúc tài chính của Modigliani và Miller

Lý thuyết M&M dựa trên những giả định quan trọng sau đây:

• Giả định về thuế

• Giả định về chi phí giao dịch

• Giả định về chi phí kiệt quệ tài chính

• Giả định về thị trường hoàn hảo.

Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng Mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty, mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí sử dụng vốn Các mệnh đền này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định chính: có thuế và không có thuế.

Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế

Đây là trường hợp đơn giản nhất khi xem xét lý thuyết M&M Trong trường hợp này tất cả các giả định của M&M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hóa vấn đề cần nghiên cứu Các giả định đầy đủ của lý thuyết M&M bao gồm:

• Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

• Không có chi phí giao dịch

• Không có chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính

• Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau

• Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo.

Mệnh đề I: Giá trị công ty

Trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị của công ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VU = VL

Trang 13

Trong đó:

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay k: chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC)

Mệnh đề này có thể phát biểu theo cách khác là trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn (D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị công ty Vì vậy, không có cơ cấu vốn nào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng thay đổi cơ cấu vốn.

Mệnh đề II: chi phí sử dụng vốn

Theo M&M, doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần càng lớn để bù đắp rủi ro mà đòn bẩy tài chính có thể mang lại cho vốn cổ phần và ngược lại.

Trong điều kiện không có thuế, dù thay đổi cơ cấu vốn hay tỷ số nợ thì chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp cũng không thay đổi Nghĩa là, khi đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp có vay nợ bằng chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp không có vay nợ.

Do đó, trong thị trường hoàn hảo không có chi phí giao dịch, các nhà đầu tư sẽ không để doanh nghiệp hưởng lợi bằng cách tăng nợ Các cổ đông có thể thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu và nợ của riêng họ mà không tốn chi phí để nhận được cùng một mức lợi nhuận.

Về mặt toán học, mệnh đề M&M số II có thể được biểu diễn bởi công thức: Trong đó:

rE= lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD = lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ

rU = chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần D = giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành

E = giá trị của vốn cổ phần của công ty.

Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế

Mệnh đề I: Giá trị công ty trong trường hợp có thuế

Mệnh đề M&M số I xem xét xem giá trị công ty sẽ thay đổi thế nào khi thay đổi tỷ số nợ trên vốn (D/E) hay còn gọi là tỷ số đòn bẩy

Để thấy được sự thay đổi này, lý thuyết M&M xem xét giá trị công ty trong trường hợp không vay nợ hay được tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu (VU) và giá trị của công ty khi có vay nợ (VL)

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w