1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỹ thuật xử lý hình ảnh (photoshop)

145 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật Xử Lý Hình Ảnh (Photoshop)
Tác giả ThS. Nguyễn Thu Trang
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 5,67 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM PHOTOSHOP 1.1. Các vấn đề xử lý hình ảnh (10)
    • 1.2. Giao diện và tùy chỉnh không gian làm việc (10)
    • 1.3. Quản lý chất lượng và điều chỉnh kích thước ảnh (12)
      • 1.3.1. Quản lý chất lượng ảnh (12)
      • 1.3.2. Độ phân giải của tập tin (13)
      • 1.3.3. Điều chỉnh kích thước ảnh (13)
      • 1.3.4. Thay đổi độ phân giải ảnh (13)
    • 1.4. Tạo tệp và lưu tệp (14)
      • 1.4.1. Tạo tệp mới (14)
      • 1.4.2. Mở tệp có sẵn (15)
      • 1.4.3. Lưu trữ tệp (15)
      • 1.4.4. Đổi tên tệp đang làm việc (16)
      • 1.4.5. Chế độ nén ảnh (Lưu tệp theo các định dạng khác nhau) (16)
    • 1.5. Một số thao tác thường dùng (16)
      • 1.5.1. Công cụ thu, phóng ảnh (Zoom tool: Z) và di chuyển vùng ảnh (Hand tool: H) (16)
      • 1.5.2. Công cụ cắt ảnh (Crop tool: C) (18)
      • 1.5.3. Thiết lập đơn vị đo (Units &Rulers) (20)
      • 1.5.4. Đường gióng (Guides) (21)
      • 1.5.5. Thay đổi màu trước (Foreground color) và màu sau (background color) (24)
      • 1.5.6. Công cụ di chuyển đối tượng Move tool (V) (25)
    • 2.1. Công cụ tạo vùng chọn (43)
      • 2.1.1. Công cụ tạo vùng chọn Marquee Tool (M) (43)
      • 2.1.2. Công cụ tạo vùng chọn Lasso Tool (L) (45)
      • 2.1.3. Công cụ tạo vùng chọn Magic Wand Tool (W) (47)
    • 2.2. Đổ màu cho đối tượng (49)
      • 2.2.1. Công cụ chọn màu Eyedropper Tool (I) (49)
      • 2.2.2. Công cụ tô màu chuyển sắc Gradient Tool (G) (50)
    • 2.3. Quản lý và tạo hiệu ứng cho đối tượng (52)
      • 2.3.1. Quản lý đối tượng (Layer) (52)
      • 2.3.2. Tạo hiệu ứng (Layer Style) (55)
    • 2.4. Công cụ chỉnh sửa ảnh (63)
      • 2.4.1. Công cụ vẽ Brush Tool (B) (63)
      • 2.4.2. Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Healing Brush Tool (J) (65)
      • 2.4.3. Công cụ lấy mẫu Clone Stamp Tool (S) (0)
      • 2.4.4. Công cụ xóa Eraser Tool (E) (69)
      • 2.4.5. Công cụ làm mờ Blur Tool (71)
      • 2.4.6. Công cụ chỉnh sửa sáng tối của ảnh (72)
      • 2.4.7. Công cụ chỉnh sửa màu sắc (78)
      • 2.4.8. Chế độ hòa trộn (Blending Mode) (87)
    • 2.5. Tạo văn bản, dàn trang và xuất ảnh (92)
      • 2.5.1. Công cụ Horizontal Type Tool (T) (92)
      • 2.5.2. Công cụ Character và Paragraph (93)
      • 2.5.3. Công cụ Warp Text (0)
      • 2.5.4. Viết chữ theo đường dẫn (95)
      • 2.5.5. Dàn trang và xuất ảnh (96)
  • Chương 3 ỨNG DỤNG PHOTOSHOP HOÀN THIỆN CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ CẢNH QUAN 3.1. Phương pháp tạo thư viện vật liệu (Pattern) dùng trong thiết kế cảnh quan 118 3.1.1. Tạo vật liệu (43)
    • 3.1.2. Hướng dẫn sử dụng vật liệu (Pattern) (120)
    • 3.1.3. Cách xuất vật liệu (Pattern) dạng file *.PAT (122)
    • 3.1.4. Cách cài vật liệu tải về từ Internet (0)
    • 3.2. Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phân tích hiện trạng (123)
    • 3.3. Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ ý tưởng thiết kế (124)
    • 3.4. Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt bằng (125)
    • 3.5. Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt đứng/bên, mặt cắt (126)
    • 3.6. Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phối cảnh (127)
  • Tài liệu tham khảo (145)

Nội dung

Nội dung chính của môn học bao gồm: Giới thiệu và ứng dụng phần mềm Photoshop trong quy hoạch, thiết kế cảnh quan; công cụ thiết yếu liên quan đến quản lý đối tượng; công cụ chọn, cắt, g

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM PHOTOSHOP 1.1 Các vấn đề xử lý hình ảnh

Giao diện và tùy chỉnh không gian làm việc

Để khởi động chương trình Photoshop, vào Start/All Programs/Adobe Photoshop CC, hoặc click đúp vào biểu tượng Photoshop Khi chương trình được kích hoạt, giao diện phần mềm như hình sau:

Hình 1.1 Giao diện phần mềm Photoshop

Hình 1.2 Giao diện chính phần mềm Photoshop 01

Hình 1.3 Giao diện chính phần mềm Photoshop 02 Để hiển thị bật/tắt thanh công cụ (Tool), thanh tùy chọn (Option) hoặc các cửa sổ khác, vào Menu Window sau đó đánh dấu tích chọn vào cửa sổ cần hiển thị.

Quản lý chất lượng và điều chỉnh kích thước ảnh

1.3.1 Quản lý chất lượng ảnh Ảnh bitmap được tạo bởi nhiều điểm ảnh gọi là pixel Pixel được gán cho một

1.3.2 Độ phân giải của tập tin Độ phân giải của tập tin ảnh là số điểm ảnh trong 1 inch dùng để hiển thị tập tin ảnh, thường tính bằng pixel per inch (ppi) So sánh độ phân giải của hai tập tin ảnh bằng cách đếm số lượng điểm ảnh trong một inch, tập tin nào có số điểm ảnh lớn hơn thì độ phân giải cao hơn

1.3.3 Điều chỉnh kích thước ảnh

- Nhập kích thước chiều rộng và cao theo đơn vị pixel hoặc theo centimeters, milimeters cho hình

- Lựa chọn các tùy chọn:

+ Scale Styles: Loại tỷ lệ;

+ Constrain Proportions: Ràng buộc kích thước Thao tác này tự động điều chỉnh chiều cao khi thay đổi độ rộng;

+ Resample Image: Để thay đổi số pixel trong ảnh Tùy chọn này sẽ thay đổi kích thước ảnh trong Photoshop

Hình 1.4 Điều chỉnh kích thước ảnh Hình 1.5 Tùy chỉnh trong hộp thoại điều chỉnh kích thước ảnh

1.3.4 Thay đổi độ phân giải ảnh

Chọn Image > Image Size: Độ phân giải trong hộp thoại này là kích thước pixel của ảnh được gán cho mỗi inch ảnh khi in

- Thiết lập kích thước chiều rộng và cao theo inch hoặc theo centimeters, milimeters

- Bỏ chọn Resample để giữ nguyên giá trị pixel ảnh ban đầu

- Trong trường Resolution, đặt số pixel mỗi inch lên 300 để in bằng thiết bị in phun mực thông thường Điều này thay đổi số inch trong trường chiều rộng và cao

Hình 1.6 Điều chỉnh độ phân giải ảnh

Tạo tệp và lưu tệp

Chọn File > New (Ctrl + N) xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập các thông tin

- Width: Độ rộng của ảnh (Tùy chọn đơn vị đo)

- Height: Độ cao của ảnh (Tùy chọn đơn vị đo)

- Resolution: Độ phân giải của ảnh

- Color Mode: Lựa chọn chế độ màu ảnh

+ Bitmap: Chế độ màu chuẩn của Windows

+ Lab Color: Chế độ ảnh PhotoLad (ảnh chụp)

- Background Contents: Chọn kiểu nền cho ảnh

Sau khi thiết lập các thông số nhấn chọn OK

Hình 1.7 Tạo tệp mới Hình 1.8 Chỉnh tệp mới hộp thoại New

Chọn File > Open (Ctrl +O) Sau đó hộp thoại Open xuất hiện, chọn đến thư mục chứa file cần mở, chọn file cần mở, sau đó chọn Open

Chọn File > Save (Ctrl + S) Sau đó hộp thoại Save xuất hiện, chọn đến thư mục lưu trữ file

- Format: Định dạng file lưu: psd hoặc jpeg

1.4.4 Đổi tên tệp đang làm việc

- Hộp thoại Save as xuất hiện, các tùy chọn tương tự hộp thoại Save

1.4.5 Chế độ nén ảnh (Lưu tệp theo các định dạng khác nhau)

Thông thường các ảnh làm việc trong Photoshop đều có phần mở rộng là PSD (phần mở rộng chuẩn của chương trình) Dạng ảnh chuẩn PSD có chất lượng ảnh cao nhưng độ lớn của File ảnh thường lớn so với các ảnh nén thông thường, do vậy khi cần chuyển tải ảnh ta nên dùng chế độ nén

Một số dạng ảnh nén chuẩn:

- JPEG (.JPG): Ảnh nén dung lượng cao và khả năng bảo toàn chất lượng ảnh tốt;

- PCX (.PCX): Ảnh nén dung lượng cao nhưng khả năng bảo toàn chất lượng ảnh thấp;

- Bitmap (.BMP): Chế độ ảnh nén chuẩn của Windows;

- PICT File (.PIC): Khả năng nén kém hiệu quả Để chuyển đổi dạng ảnh nén khác: Chọn File > Save As xuất hiện hộp thoại:

+ Format: Lựa chọn dạng nén ảnh.

Một số thao tác thường dùng

1.5.1 Công cụ thu, phóng ảnh (Zoom tool: Z) và di chuyển vùng ảnh (Hand tool: H) 1.5.1.1 Công cụ thu, phóng ảnh (Zoom tool: Z)

Photoshop cho phép xem hình ảnh từ 0,67% đến 3.200% Có nhiều cách để thu phóng hình ảnh:

* Dùng chuột để thu, phóng ảnh trong Photoshop

Chọn chức năng thu phóng Zoom Tool biểu tượng hình kính lúp (ngay phía dưới biểu tượng bàn tay), hoặc có thể nhấn phím Z để chọn tính năng Zoom

Hình 1.10 Công cụ thu phóng ảnh

* Dùng tổ hợp phím để thu, phóng ảnh trong Photoshop Để phóng to ảnh nhấn giữ Ctrl sau đó nhấn phím cộng trên bàn phím Để thu nhỏ ảnh nhấn giữ Ctrl sau đó nhấn phím trừ trên bàn phím Ngoài ra, để Zoom ảnh về kích thước gốc nhấn Ctrl + 1, để Zoom ảnh vừa vặn với màn hình nhấn Ctrl + 0

* Sử dụng kết hợp phím và chuột để thu phóng ảnh trong Photoshop

Nhấn giữ cùng lúc phím Ctrl + phím cách + nhấn giữ chuột trái và di chuột sang trái để thu nhỏ ảnh, di chuột sang phải để phóng to ảnh

* Thu phóng ảnh trong Photoshop bằng con lăn của chuột

Mặc định tính năng thu phóng ảnh bằng con lăn sẽ bị vô hiệu hoá, để bật tính năng này nhấn Ctrl + K Cửa sổ cài đặt hiện lên chọn mục General sau đó tích chọn dòng Zoom with Scroll Wheel và nhấn OK

Hình 1.11 Cài đặt tính năng thu phóng ảnh bằng con lăn của chuột

1.5.1.2 Di chuyển vùng ảnh (Hand tool: H)

Dùng để kéo những vùng khuất ra màn hình làm việc trong trường hợp file ảnh đang phóng quá to Khi đang sử dụng bất kỳ công cụ nào nếu nhấn giữ phím cách Space Bar thì công cụ Hand sẽ tạm thời được kích hoạt để kéo file ảnh

Hình 1.12 Công cụ di chuyển vùng ảnh 1.5.2 Công cụ cắt ảnh (Crop tool: C)

Chọn chức năng Crop Tool biểu tượng trên thanh công cụ hoặc nhấn phím C

- Các nốt chỉnh hướng (Handle): Bốn nốt chỉnh hướng ở bốn góc của khung cắt, và bốn nốt ở trên, dưới, trái, phải Click chuột vào một nốt bất kỳ, giữ và kéo để thay đổi kích thước và hình dáng của khung cắt Phần nằm trong khung này sẽ được giữ lại và phần phía ngoài sẽ bị cắt đi

- Chọn tỉ lệ: Trên thanh Options của công cụ theo mặc định được thiết lập là

Unconstrained Mở một trình đơn với các tỷ lệ khung hình khác nhau ở mục này Photoshop sẽ ngay lập tức thiết lập khung cắt đúng theo tỷ lệ đã chọn Sau đó kéo thả các nốt thì khung cắt vẫn theo đúng tỷ lệ đã chọn

Hình 1.14 Minh họa công cụ cắt ảnh

* Công cụ cắt ảnh phối cảnh (Perspective Crop Tool)

- Chọn công cụ cắt ảnh phối cảnh: Công cụ cắt ảnh phối cảnh nằm ở menu ẩn sau công cụ cắt ảnh Crop Tool trên Toolbar Nhấn giữ vào biểu tượng Crop Tool cho tới khi menu ẩn xuất hiện, rồi chọn Perspective Crop Tool từ menu ẩn này

Hình 1.15 Công cụ cắt ảnh phối cảnh

- Vẽ Đường Viền Cắt Xung Quanh Hình Ảnh: Khác với Crop Tool, Perspective

Crop Tool sẽ không tự động đặt đường viền cắt xung quanh hình ảnh Cần tự tạo đường viền cắt, bằng cách nhấp vào góc trên cùng bên trái của ảnh và giữ nút chuột, kéo theo đường chéo xuống góc dưới cùng bên phải

Hình 1.16 Tạo đường viền cắt ảnh a) Hình ảnh ban đầu b) Sử dụng công cụ cắt ảnh c) Kết quả

- Điều chỉnh các chốt điều khiển phối cảnh: Các chốt điều khiển xuất hiện ở xung quanh đường viền cắt giống như công cụ cắt ảnh Crop Tool Bên trong đường viền cắt sẽ xuất hiện các ô lưới Nó được gọi là lưới phối cảnh (Perspective Grid) và cho phép khắc phục sự cố về phối cảnh Điều chỉnh lưới phối cảnh này song song với các đối tượng trong phối cảnh Sau đó Enter để hoàn tất việc cắt ảnh phối cảnh

Hình 1.17 Điều chỉnh lưới phối cảnh

Hình 1.18 Hình ảnh sau khi dùng công cụ cắt ảnh phối cảnh

1.5.3 Thiết lập đơn vị đo (Units &Rulers)

1.5.3.1 Thiết lập đơn vị đo

Hình 1.19 Hộp thoại thiết lập đơn vị đo (Units) Cách hiển thị/ẩn thước đo: View > Rulers hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + R

1.5.3.2 Cách thay đổi đơn vị thước đo

Adobe Photoshop hỗ trợ bảy loại đơn vị: Pixels, Inches, Centimeters, Milimeters, Points, Picas, Percent

Cách nhanh nhất để thay đổi giữa các loại đơn vị là nhấn chuột phải vào thước kẻ và chọn tùy chọn từ menu thả xuống

Hình 1.20 Thay đổi đơn vị đo

Khi sử dụng phần mềm thiết kế Photoshop, để căn chỉnh bố cục đều hơn thì việc sử dụng đường gióng (guide) là rất cần thiết

- Vào View chọn Ruler hoặc nhấn phím Ctrl + R để hiển thị thước

- Sau khi thanh thước hiển thị, nhấp chuột trái vào thanh thước nằm ngang và kéo xuống để tạo đường gióng nằm ngang Để tạo đường gióng nằm dọc nhấp chuột trái vào thanh thước nằm dọc và kéo qua

Hình 1.21 Hiển thị thước đo

Hình 1.22 Thao tác tạo đường gióng 1.5.4.2 Thiết lập thông số đường gióng

Trên thanh công cụ chọn View, sau đó chọn New Guide… Trong hộp thoại New Guide, thiết lập các thông số sau:

Hình 1.23 Thiết lập thông số đường gióng

1.5.4.3 Khóa/bỏ khóa các đường gióng

Sau khi tạo xong các đường gióng, trên thanh công cụ chọn View và chọn Lock Guides (phím tắt Alt + Ctrl + ;) Lúc này không thể di chuyển hay xóa các đường gióng được nữa

- Để bỏ cố định đường gióng, vào View và bỏ tích chọn Lock Guides

- Để xóa từng đường gióng bấm chuột trái và kéo đường gióng quay trở về thanh thước Để xóa tất cả các đường gióng, vào View > Clear Guides

- Để di chuyển đường gióng, chọn công cụ Selection Tool (phím tắt V) nhấn vào đường gióng và kéo chuột để di chuyển

- Để ẩn toàn bộ đường going bấm tổ hợp phím Ctrl + H

1.5.5 Thay đổi màu trước (Foreground color) và màu sau (background color)

Bảng màu Color Picker bao gồm 2 ô màu là Foreground color và Background color Khi muốn thay đổi màu của 2 ô này, kích đúp chuột trái vào ô màu để điều chỉnh Khi bảng màu xuất hiện, lựa chọn màu như sau:

- Điền mã màu theo hệ CMYK/RGB hoặc kéo, lựa chọn tự do trên ô màu, thanh màu Cách khác tích vào ô Only Web Color bên dưới rồi chọn OK;

Hình 1.25 Màu trước (Foreground color) và màu sau (background color)

- Nhấn tổ hợp phím Alt + Delete nếu muốn tô màu ô foreground color (phía trên);

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Delete nếu muốn tô màu ô background color (phía dưới);

- Nhấn phím X trên bàn phím hay nhấp chuột vào vị trí mũi tên 2 chiều trên biểu tượng 2 ô màu nếu muốn thay đổi vị trí ô màu foreground color và background color

1.5.6 Công cụ di chuyển đối tượng Move tool (V)

Move Tool là công cụ có tác dụng dịch chuyển các layer, vùng chọn, mảng màu…, là công cụ nằm đầu tiên trên thanh công cụ Để kích hoạt lệnh dùng chuột trái chọn biểu tượng Move Tool, hoặc phím tắt V Sau đó, dùng con trỏ chuột chỉ vào layer hoặc đối tượng muốn di chuyển, giữ chuột trái và di chuyển đến vị trí mong muốn

Một số thuộc tính của công cụ dịch chuyển:

- Auto-Select: Là thuộc tính khi được kích hoạt sẽ tự động chọn các đối tượng cần di chuyển mà không cần chọn layer trước;

- Các lựa chọn để căn chỉnh các đối tượng:

+ Align top edges: Căn trên;

+ Align vertical centers: Căn giữa chiều đứng;

+ Align bottom edges: Căn dưới;

+ Align left edges: Căn trái;

+ Align horizontal centers: Căn giữa ngang;

+ Align right edges: Căn phải

Hình 1.27 Công cụ di chuyển đối tượng

Hình 1.28 Tùy chọn tự động chọn đối tượng

Hình 1.29 Các lựa chọn căn chỉnh đối tượng

1.5.7 Phóng thu, phóng và biến dạng đối tượng (Free transform)

Công cụ Free Transform dùng hỗ trợ thay đổi lại kích thước và định hình lại hình dáng của bất cứ đối tượng nào được chọn Để sử dụng Free Transform, chọn đối tượng sau đó nhấn vào Edit > Free Transform hoặc sử dụng phím tắt Ctrl +T (Command + T trên máy tính MacBook) Một hộp với 8 chốt điều khiển sẽ bao quanh đối tượng cho phép phóng to, thu nhỏ, bóp méo đối tượng

Hình 1.30 Công cụ phóng thu, phóng và biến dạng đối tượng (Free transform) Các lựa chọn của công cụ:

- Scale: Phóng to thu nhỏ đối tượng;

- Skew: Kéo xiên đối tượng;

- Distort: Biến dạng đối tượng;

- Perpective: Biến dạng đối tượng theo phối cảnh;

- Rotate 90CCW: Xoay đối tượng 90 0 ngược chiều kim đồng hồ;

- Flip Horizontal: Lật đối xứng đối tượng theo chiều ngang;

- Flip Vertical: Lật đối xứng đối tượng theo chiều dọc;

Có thể chọn các lựa chọn trên qua Menu Edit > Free Transform hoặc nhấn phím Ctrl + T, sau đó chuột phải chọn các lựa chọn trên và đặt trỏ ở các góc để biến dạng Sau khi thực hiện xong nhấn phím Enter để kết thúc lệnh

1.5.8 Sao chép, dán đối tượng

1.5.8.1 Sao chép 1 phần hình ảnh

Công cụ tạo vùng chọn

2.1.1 Công cụ tạo vùng chọn Marquee Tool (M)

Marquee Tool là công cụ tạo vùng chọn cơ bản nhất trong Photoshop, vùng chọn theo hình cố định như: vuông, tròn, chữ nhật, elip, hoặc theo các đường thẳng ngang - dọc

Marquee Tool có 4 công cụ: Rectangular Marquee tool, Elliptical Marquee tool, Single Row Marquee tool, Single Column Marquee tool

Hình 2.1 Công cụ tạo vùng chọn Marquee Tool Để sử dụng công cụ Marquee Tool, chọn vào biểu tượng hình vuông nét đứt trên thanh công cụ Tool (hoặc nhấn phím tắt M) Để chuyển qua lại các công cụ của Marquee Tool, nhấn chuột phải vào biểu tượng để thay đổi kiểu hoặc nhấn phím tắt Shift + M

Cách tạo vùng chọn bằng Marquee Tool: Chọn kiểu vùng chọn và nhấn giữ chuột trái và kéo trên vùng làm việc để tạo kích thước vùng chọn

- Rectangular Marquee Tool: Tạo vùng chọn có hình vuông hay hình chữ nhật

- Elliptical Marquee Tool: Tạo vùng chọn với hình Elip hay hình tròn

- Single Row/Column Marquee Tool:

+ Single Row Marquee Tool: Tạo vùng chọn có chiều rộng tràn hình ảnh, và chiều cao chỉ 0.014 in;

+ Single Column Marquee Tool: Tạo vùng chọn có chiều cao tràn hình ảnh và chiều rộng chỉ 0.014 in

Hình 2.2 Minh họa công cụ tạo vùng chọn Marquee Tool

+ Kết hợp giữ phím Shift khi muốn chọn vùng chọn hình tròn, hình vuông; + Kết hợp giữ phím Alt để tạo vùng chọn từ tâm khi vẽ vùng chọn hình tròn; + Alt + Shift + Rê chuột: Tạo hình vuông/tròn từ tâm

* Các thông số của công cụ Marquee Tool

- New Selection: Tạo vùng chọn mới Sau khi tạo vùng chọn thứ 1, vẽ tiếp vùng chọn thứ 2 thì vùng chọn đầu tiên sẽ mất;

- Add to Selection: Hoặc giữ phím Shift để thêm một vùng lựa chọn vào một vùng sẵn có;

- Subtract from Selection: Hoặc giữ phím Alt để xóa một vùng lựa chọn trên một vùng sẵn có;

- Intersect with Selection hoặc giữ phím Alt + Shift: Tạo một vùng lựa chọn là phần chung giữa hai vùng;

- Feather: Chỉ số giúp làm mềm biên vùng chọn Lưu ý: Chỉnh sửa trước khi tạo ra vùng chọn;

+ Fixed Size: Vẽ vùng chọn theo kích thước nhất định, với thông số kích thước nhập vào ô Width & Height

Hình 2.3 Tùy chỉnh trong công cụ tạo vùng chọn Marquee Tool

Ctrl + D để bỏ vùng chọn Ctrl + I để đảo vùng chọn

2.1.2 Công cụ tạo vùng chọn Lasso Tool (L)

Lasso Tool gồm ba công cụ (Lasso tool, Polygonal Lasso tool, Magnetic Lasso), có thể sử dụng phím tắt L để chọn công cụ này Để chuyển qua lại các công cụ, nhấn chuột phải vào biểu tượng để thay đổi kiểu hoặc nhấn phím tắt Shift + L

Hình 2.4 Công cụ tạo vùng chọn Lasso Tool

- Lasso Tool: Công cụ chọn vùng chọn tự do

Click giữ và rê chuột sao cho đường viền chọn chạy theo chu vi của một đối tượng Muốn kết thúc thao tác chọn chỉ cần nhả chuột

- Polygonal Lasso Tool: Công cụ chọn vùng chọn tự do

Click từng điểm để tạo khung viền chọn Click lại điểm đầu tiên hoặc kích đúp để kết thúc Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Backspace hoặc Undo từng bước

- Magnetic Lasso : Công cụ Lasso từ tính

Khi thao tác với công cụ này thì vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh, thích hợp cho những đối tượng có độ tương phản cao về màu sắc giữa biên đối tượng với nền

Click xác định điểm đầu tiên, nhả chuột, di chuyển chuột dọc biên đối tượng, click lại điểm đầu tiên hoặc click đúp để kết thúc Trong quá trình di chuyển chuột quanh chu vi đối tượng, có thể click để vùng chọn đi đúng hướng (nếu chế độ tự động không chính xác) Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Backspace hoặc Undo từng bước

Các thao tác với vùng chọn: Giống như Marquee Tool, có thể thêm bớt vùng chọn:

- New Selection: Tạo vùng chọn mới;

- Add to Selection (Shift): Thêm vùng chọn;

- Subtract from Selection (Alt): Bớt vùng chọn;

- Intersect with Selection (Alt + Shift): Tạo một vùng lựa chọn là phần chung giữa hai vùng;

- Feather: Chỉ số giúp làm mềm biên vùng chọn Lưu ý: chỉnh sửa trước khi tạo ra vùng chọn a) Lass tool b) Polygonal Lasso Tool c) Magnetic Lasso Hình 2.6 Minh họa các công cụ tạo vùng chọn Lasso Tool 2.1.3 Công cụ tạo vùng chọn Magic Wand Tool (W)

Công cụ Magic Wand Tool có hai lựa chọn là Quick Selection Tool và Magic Wand Tool

- Quick Selection Tool: Là một chức năng chọn vùng ảnh Công cụ này phù hợp để lựa chọn các vùng có màu sắc phức tạp

- Magic Wand Tool: Là công cụ tạo vùng chọn dựa trên màu sắc và độ chênh lệch của màu sắc trên ảnh Đây là công cụ giúp tách nền ảnh rất nhanh hoặc tạo vùng chọn nhiều phần khác nhau Magic Wand Tool được gọi là “cây đũa thần” Chọn công cụ Magic Wand Tool trên thanh công cụ của Photoshop hoặc phím tắt là W, hoặc Shift + W để chuyển đổi giữa các công cụ Magic Wand Tool

Hình 2.7 Công cụ tạo vùng chọn Magic Wand Tool

- New Selection: Tạo vùng chọn mới

- Add to Selection (Shift): Thêm vùng chọn

- Subtract from Selection (Alt): Bớt vùng chọn

- Intersect with Selection (Alt + Shift): Tạo một vùng lựa chọn là phần chung giữa hai vùng

- Tolerance: Dung sai khoảng màu cần chọn Giá trị Tolerance càng thấp, vùng chọn càng trùng màu với vùng đã nhấp chuột Ngược lại nếu giá trị này càng cao sẽ tạo vùng chọn rộng hơn, khoảng xác định màu có giá trị từ 0 - 255

- Anti-Alias: Dùng để khử răng cưa

- Contiguous: Dùng để chọn tất cả khu vực có màu muốn chọn trong Layer, mà không cần kích từng vùng có màu đó

Ví dụ: Tách mặt bằng cây xanh khỏi nền trắng sử dụng công cụ Magic

Đổ màu cho đối tượng

2.2.1 Công cụ chọn màu Eyedropper Tool (I)

Eyedropper tool (phím tắt I) là công cụ chọn một màu sắc bất kỳ trong Photoshop Là việc lấy mã màu ở một pixel trên bức ảnh vào một bảng color picker hoặc swatch

Hình 2.9 Công cụ chọn màu Eyedropper Tool

- Chọn công cụ Eyedropper tool (I) trên thanh công cụ

- Cài đặt thiết lập cho công cụ Eyedropper Chọn tùy chọn Point sample và chế độ làm việc all layer

- Tiến hành hút màu trong photoshop:

+ Hút màu cho Foreground color: Tick chọn công cụ Eyedropper sau đó chọn vào điểm màu cần lấy;

+ Hút màu cho Background color: Tick chọn công cụ Eyedrooper nhấn phím Alt đồng thời click vào khu vực cần lấy màu

- Sử dụng màu vừa hút có thể dùng cho việc tô màu bằng công cụ brush hoặc đổ màu lên layer…

Bảng Color Picker bao gồm 2 ô màu là Foreground color (phía trước) và Background color (phía sau) Khi muốn thay đổi màu của 2 ô này, ngoài cách đo màu bằng công cụ Eyedropper tool có thể dùng cách kích đúp chuột trái vào ô màu để điều chỉnh Khi bảng màu xuất hiện, lựa chọn màu như sau:

- Điền mã màu theo hệ CMYK/RGB hoặc kéo, lựa chọn tự do trên ô màu, thanh màu Cách khác là tích vào ô Only Web Color rồi chọn OK;

- Nhấn phím X trên bàn phím hay nhấp chuột vào vị trí mũi tên 2 chiều trên biểu tượng 2 ô màu nếu muốn thay đổi vị trí ô màu background color và foreground color Để đổ màu cho đối tượng hoặc layer thực hiện như sau:

- Chọn màu cho Foreground color hoặc Background color sau đó chọn vùng chọn, hoặc layer cần đổ màu;

- Nhấn tổ hợp phím Alt + Delete nếu muốn tô màu ô foreground color;

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Delete nếu muốn tô màu ô background color

Hình 2.10 Bảng chọn màu Color Picker 2.2.2 Công cụ tô màu chuyển sắc Gradient Tool (G)

Gradient (phím tắt G) là công cụ tô màu chuyển sắc Công cụ này dựa trên nguyên tắc hòa trộn các dải màu đơn sắc theo một quy tắc nhất định, màu sắc chuyển từ màu này sang màu kia

Công cụ Gradient tool trên thanh công cụ bên trái màn hình làm việc

Gradient Effect: Có 5 hiệu ứng chuyển màu Gradient bao gồm Linear, Radial,

Linear Gradient (Gradient tuyến tính): Các giải màu sắc biến thiên điểm bắt đầu đến điểm kết thúc theo một đường thẳng

Radial Gradient (Gradient xuyên tâm): Các giải màu biến thiên từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc theo các vòng hình tròn

Angular Gradient (Góc dốc): Là trạng thái các giải màu sắc được bố trí và quét ngược chiều kim đồng hồ xung quanh điểm bắt đầu

Reflected Gradient (Gradient phản xạ): Là hiện ứng chuyển tạo giải màu đối xứng cùng một gradient tuyến tính ở hai bên của điểm bắt đầu

Diamond Gradient (Kim cương Gradient): Sắc thái từ giữa đến các góc bên ngoài của một mô hình kim cương

Hình 2.12 Các hiệu ứng chuyển màu Gradient Các lựa chọn:

- Gradient editor: Dùng để lựa chọn các giải màu gradient mặc định, hoặc thiết lập dải màu gradient Click đúp chuột trái vào ô Gradient Editor sẽ xuất hiện bảng thông số Gradient Editor;

- Preset: Các giải màu gradient có sẵn;

- Smoothness: Ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi màu trong gradient Ở 100%, gradient chuyển màu từ từ; các giá trị nhỏ hơn 100% sẽ chuyển tiếp mạnh mẽ hơn;

- Stops (Dừng màu): Cho biết sắc màu trong gradient Để chỉnh sửa, nhấp đúp để hiển thị hộp thoại Color Picker;

- Opacity: Định vị trên điểm dừng màu, các điểm dừng này liên quan đến độ mờ của mỗi màu trong gradient Chỉ cần nhấp vào điểm dừng mờ để điều chỉnh độ mờ của nó trong thực đơn Stops

Hình 2.13 Hộp thoại Gradient Editor

- Location: Ảnh hưởng đến vị trí thực tế của sắc màu và độ mờ đục dừng lại Vị trí ở 0% được đặt ở bên trái thanh trượt, với 100% về phía bên phải của thanh trượt

- Delete: Cho phép xóa màu hoặc độ mờ đục dừng trong thanh trượt gradient

Nhấp vào điểm dừng để bật hình tam giác màu đen, sau đó nhấn Delete

Sau khi chọn lựa điều chỉnh các thông số Gradient, đổ màu gradient cho đối tượng Giải màu biến thiên của gradient được tính từ điểm bắt đầu (nơi nhấn chuột); và điểm kết thúc (nơi thả chuột) Có thể giữ shift để kéo chuột.

Quản lý và tạo hiệu ứng cho đối tượng

2.3.1 Quản lý đối tượng (Layer)

Layer là các lớp đối tượng, hay lớp hình ảnh, để quản lý từng phần hình ảnh riêng biệt Có nghĩa là khi đang chọn layer nào chỉ được phép tác động lên lớp đối tượng và màu sắc của layer đó

- Layer trống: Layer trống có biểu tượng là sọc caro đen trắng Layer này hoàn toàn trống Nó tương tự như 1 tấm kính trong suốt siêu mỏng

- Layer text: Là loại layer đặc biệt, chúng chứa các ký tự văn bản Layer này đặc biệt ở chỗ, chúng chứ thuộc tính của văn bản Không thể quản lý chúng như với layer ảnh, bắt buộc phải quản lý layer text bằng thuộc tính

- Layer ảnh: Layer ảnh là layer thường xuyên làm việc nhất Layer ảnh chứa 1 phần hoặc toàn bộ bức ảnh trong vùng làm việc Layer ảnh cho phép tẩy, xóa, bôi đen, đổi màu… trực tiếp trên layer

- Layer hiệu ứng: Layer hiệu ứng là loại layer được tạo ra chứa các hiệu ứng khác nhau Những hiệu ứng này sẽ tác động và làm thay đổi cách thức hiển thị của các layer bên dưới Nhưng chúng không hề làm thay đổi thuộc tính của các layer bên dưới

Background layer là layer nền hay lớp ảnh nền trong Photoshop Khi mở trực tiếp một bức ảnh bất kì bằng Photoshop thì mặc định đó là layer Background Layer này là lớp nằm dưới cùng của bảng layer đồng thời nó cũng được bảo vệ bằng khóa layer Không thể xóa 1 phần của layer này, một số hiệu ứng, bộ lọc cũng không thể áp dụng lên layer Background Một layer Background cũng có thể được chuyển đổi thành layer bình thường, và ngược lại như sau:

+ Mở khóa layer background: Click đúp vào layer > một bảng new layer hiện lên, đặt tên sau đó chọn Ok, hoặc có thể click vào biểu tượng hình khóa trên layer;

+ Chuyển layer bình thường thành layer Background làm như sau: Chọn layer

> menu layer > New > Background from layer

- Mở hộp thoại layer: Bảng layer xuất hiện bên phải màn hình làm việc Để bật, tắt bảng layer làm như sau:

+ Ấn tổ hợp phím F7 (hoặc Fn + F7);

+ Trên thanh menu chọn Windown > Layer

+ Cách 1: Từ thanh menu chọn Layer > New layer (Ctrl + Shift + N) Hộp thoại New layer hiện ra, thực hiện nhập tên layer, chọn các thuộc tính của layer mới và ấn Ok;

+ Cách 2: Từ bảng layer, click vào biểu tượng New layer cạnh thùng rác Photoshop sẽ tự động tạo ra 1 layer trống mới có tên là layer 1; layer 2;…; layer n

- Đặt tên layer trong Photoshop: Tên layer là phần hiển thị để dễ quản lý Để đổi tên hoặc đặt tên layer, click đúp vào phần tên layer và tiến hành nhập tên mới

Hình 2.14 Bảng quản lý lớp (Layer)

- Chọn một hay nhiều layer trong Photoshop:

Có thể chọn 1, 2 hay nhiều layer hoặc các group khác nhau Tùy từng trường hợp có cách xử lý khác nhau

+ Chọn layer thủ công: Để chọn một layer click trực tiếp lên layer đó trong bảng layer Để chọn nhiều layer khác nhau không cùng dãy, giữ phím Ctrl + click chọn từng layer Để chọn một loại các layer cùng một dãy, giữ phím Shift + click layer trên cùng và layer cuối cùng của dãy

+ Chọn layer tự động: Chọn công cụ Move tool (M) Sau đó, trên thanh điều khiển Option của công cụ Move tool tích vào ô Auto select Lúc này muốn chọn một layer bất kỳ chỉ cần click lên hình ảnh của layer đó trên màn hình làm việc Để

- Group (nhóm) layer trong Photoshop:

Group layer: Là một tập hợp chứa 1, 2 hay nhiều các layer khác nhau Một group layer có thể chứa nhiều group layer nhỏ hơn

Tạo ra group layer bằng cách chọn các layer muốn nhóm sau đó ấn Ctrl + G hoặc click vào biểu tượng New group trên bảng layer Sau đó, giữ chuột trái và thả từng layer vào group

+ Bỏ group: Click chuột phải chọn Ungroup, hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl +

+ Xóa layer: Giữ chuột trái vào layer kéo và thả vào hình thùng rác trên bảng layer hoặc chuột phải chọn Delete layer

+ Hiển thị layer: Mỗi layer có một biểu tượng con mắt trên bảng layer, click vào con mắt để bật tắt hiển thị layer

+ Nhân đôi layer: Chọn layer muốn nhân đôi sau đó ấn tổ hợp phím Ctrl +

J để nhân đôi layer hoặc chọn layer muốn nhân đôi > Menu layer > Duplicate layer

2.3.2 Tạo hiệu ứng (Layer Style)

Layer Styles là các hiệu ứng rất đặc biệt trong Photoshop có thể áp dụng vào những layer riêng biệt như tạo bóng đổ, làm cho nó phát sáng hoặc là tạo hiệu ứng văn bản 3D…

Truy cập bảng Layer Style theo một trong các cách sau:

- Click chuột phải lên layer muốn tạo hiệu ứng > Blending Option;

- Chọn layer muốn tạo hiệu ứng > Menu Layer > Layer Style > Blending Options;

- Click biểu tượng ở góc dưới trái của bảng Layer (biểu tượng có hình chữ fx) > chọn kiểu hiệu ứng > Bảng Layer Style xuất hiện

Hộp Layer Style bao gồm ba phần chính:

+ Danh sách các hiệu ứng: Các hiệu ứng đang được sử dụng sẽ được tích chọn;

+ Thông số các hiệu ứng: Tương ứng với mỗi hiệu ứng sẽ hiện ra bảng thông số để thiết lập;

+ Khung xem trước (Preview): Hiển thị hiệu ứng áp lên đối tượng trước ở đây

Hình 2.15 Bảng tùy chỉnh thuộc tính lớp Layer Style 2.3.2.1 Bevel & Emboss

Sử dụng Bevel & Emboss để tạo hiệu ứng 3D cho văn bản, tạo hiệu ứng nổi ở cạnh Layer:

+ Style: Điều chỉnh hiệu ứng: Ở trong (Inner Bevel) hoặc ngoài (Outer Bevel); + Technique: Kiểu hiển thị hiệu ứng cứng (Chisel Hard) hoặc mềm (Smooth); + Depth/Size/Soften: Độ dài, kích thước và độ mềm của hiệu ứng

- Shading: Để thay đổi hướng ánh sáng và hòa trộn vùng sáng tối

Ngoài ra, trong Bevel and Emboss còn có hai mục con là Countour và Texture:

Hình 2.16 Bảng tùy chỉnh các thông số của Bevel & Emboss

Sử dụng Stroke để tạo đường viền cho Layer:

- Size: Kích thước đường viền;

- Position: Vị trí đường viền gồm: trong (Inside), ngoài (Outside), căn giữa (Center);

- Blending Mode: Chế độ hòa trộn;

- Fill Type: Kiểu đổ màu đường viền gồm: màu sắc (color), chuyển đổi màu (Gradient), mẫu vật liệu (pattern);

Hình 2.17 Bảng tùy chỉnh các thông số của Stroke

Sử dụng Inner Shadow để tạo đổ bóng bên trong Layer:

- Blending Mode: Chế độ hòa trộn;

- Size: Kích thước đổ bóng

Sử dụng Inner Glow để tạo hiệu ứng phát sáng vào bên trong Layer

Hình 2.19 Bảng tùy chỉnh các thông số của Inner Shadow

Thiết lập độ bóng cho Layer bằng Satin, thích hợp tạo các hiệu ứng giống Logo kim loại trên xe ô tô

Hình 2.20 Bảng tùy chọn các thông số của Satin

Phủ Layer bằng một lớp màu đơn sắc với Color Overlay

Hình 2.21 Bảng tùy chỉnh các thông số của Color Overlay

Phủ Layer bằng một lớp Gradient Có thể chọn góc đổ, Stlye đổ, chọn các Gradient sẵn có hoặc tự tạo cho mình một Gradient mới

Phủ Layer bằng một lớp Pattern

Hình 2.23 Bảng tùy chỉnh các thông số của Pattern Overlay

Tạo hiệu ứng phát sáng ra ngoài Layer, ngược lại với Inner Glow

Hình 2.24 Bảng tùy chỉnh các thông số của Outer Glow

Tạo đổ bóng bên dưới Layer

Hình 2.25 Bảng tùy chỉnh các thông số của Drop Shadow

Dưới đây là hình ảnh minh họa các hiệu ứng:

Hình 2.26 Minh họa các hiệu ứng Layer Style

- Sử dụng nhiều hiệu ứng trên một Layer:

Ngoài ra, có thể tắt bật hiệu ứng bằng biểu tượng con mắt để quan sát sự thay đổi Nếu muốn thay đổi thông số của hiệu ứng kích đúp trực tiếp vào hiệu ứng cần thay đổi nó sẽ hiện bảng Layer Style

- Sao chép hiệu ứng từ layer này sang layer khác:

Muốn copy hiệu ứng lên layer khác click chuột phải vào layer hiệu ứng chọn Copy Layer Style, sau đó click chuột phải lên layer muốn copy hiệu ứng và click chọn Paste Layer Style

Hình 2.27 Sao chép hiệu ứng lớp layer

Công cụ chỉnh sửa ảnh

2.4.1 Công cụ vẽ Brush Tool (B)

Brush Tool là công cụ dùng để vẽ và tạo cọ vẽ Brush hoạt động dựa trên nguyên lý vẽ ra những vệt màu có hình dạng nhất định liên tiếp nhau Brush Tool được coi là một chiếc “bút thần” trong Photoshop bởi điểm nổi bật của nó là có thể vẽ bất kỳ hình thù gì với bất kỳ một màu sắc nào một cách nhanh chóng và dễ dàng

- Để chọn công cụ Brush Tool trên thanh công cụ của Photoshop chọn công cụ có biểu tượng chiếc bút lông hoặc nhấn phím tắt là B

- Lựa chọn ngòi bút và kích thước trong Brush Tool trên thanh tùy chọn Hoặc Click chuột phải vào màn hình khi đó sẽ có một bảng tùy chỉnh hiện ra cho phép lựa chọn ngòi bút và kích thước (size)

- Sau khi đã lựa chọn xong ngòi bút, kích thước và độ đậm nhạt chỉ cần sử dụng chuột trái và tô vẽ hình mong muốn lên bản thiết kế Photoshop

Hình 2.28 Các tùy chỉnh công cụ Brush

1 Công cụ Brush trong hộp Tool box (Phím tắt B)

2 Thanh Brush Option cho phép chọn nét cọ, điều chỉnh kích thước (size), độ trong suốt (opacity), độ đậm nhạt dòng mực (flow)

3 Các hiệu ứng cho Brush Khi kích vào mỗi hiệu ứng sẽ hiển thị ở bên trái các tùy chọn cho hiệu ứng đó

4 Lựa chọn và quản lý cọ vẽ

5 Các thông số cọ vẽ: Điều chỉnh hình dạng (shape), góc độ (angle), độ dài (length), độ dày (thickness), độ cứng (stiffness), khoảng cách (spacing)… của cọ vẽ

2.4.2 Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Healing Brush Tool (J)

2.4.2.1 Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Spot Healing Brush Tool

Spot Healing Brush Tool (phím tắt J)

Chọn công cụ Spot Healing Brush Tool sau đó click chuột trực tiếp lên vùng có khuyết điểm Công cụ sẽ tự động lấy mẫu vùng ảnh lân cận và tự lấp liền vùng ảnh cần xóa Điều chỉnh kích thước đầu bút lớn hơn kích thước vùng ảnh cần xóa một chút để khi xóa triệt để hơn Nếu muốn chỉnh cho ảnh tự nhiên nhất nên để đầu bút mềm hơn bằng cách điều chỉnh thanh Hardness xuống 0%

Nhược điểm: Công cụ này sẽ tự động lấy mẫu để sửa vùng chưa hoàn thiện của bức ảnh nhưng nó rất ít khi được sử dụng đến vì độ linh hoạt không cao, và có thể không tạo ra được sản phẩm mong muốn

Hình 2.29 Công cụ xóa nhanh các điểm ảnh Spot Healing Brush Tool a) Hình ảnh ban đầu b) Sau khi dùng Spot Healing Brush Tool Hình 2.30 Minh họa công cụ xóa nhanh các điểm ảnh Spot Healing Brush Tool

2.4.2.2 Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Healing brush tool Đây là công cụ được sử dụng khá là nhiều bởi vì độ linh hoạt cao đồng thời tạo ra được vùng ảnh mới có sự hòa trộn điểm ảnh của phần được lấy mẫu với phần ảnh có khuyết điểm cần che đi Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng được trong khu vực có điểm ảnh giống nhau hoặc gần giống nhau

Nhấn Alt (Win) hoặc Option (Mac) + click chuột trái vào vùng lấy mẫu, sau đó bỏ Alt, click tiếp lên vùng ảnh cần xóa

2.4.2.3 Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Patch Tool

Công cụ này sử dụng bằng cách chọn vùng khuyết điểm cần che và di chuột sang vùng không có khuyết điểm Tuy nhiên, cũng giống Healing brush, nó chỉ sử dụng được trong khu vực có điểm ảnh giống nhau hoặc gần giống nhau

2.4.2.4 Công cụ xóa nhanh điểm ảnh Content - Aware Move Tool

Công cụ này cho phép di chuyển các yếu tố trong một cảnh của Photoshop Content - Aware Move sẽ tự động điền vào các chi tiết còn thiếu

Tạo vùng chọn mong muốn sau đó click và giữ chuột trái và di chuyển đối tượng đến vị trí mong muốn a) Hình ảnh ban đầu b) Sau khi dùng Content - Aware Hình 2.31 Minh họa công cụ xoa nhanh điểm ảnh Content - Aware Move Tool phần mẫu này thay thế (đắp) lên một vùng khác trên ảnh Công cụ này thường sử dụng để xóa vật thể trong ảnh, loại bỏ khuyết điểm, phục chế ảnh cũ

- Truy cập lệnh: Từ thanh công cụ (Tool) > chọn Clone stamp (phím tắt S) Lưu ý rằng trong nhóm công cụ Clone stamp có 2 công cụ bao gồm Clone stamp và Pattem stamp

- Thiết lập size của Clone stamp trong Photoshop:

Có vài cách để thiết lập kích cỡ cọ của Clone stamp:

+ Cách 1: Click chuột phải vào màn hình làm việc Trong hộp thoại hiện ra thiết lập các thông số: Size: kích thước; Hardness: Độ mờ viền của cọ;

+ Cách 2: Chọn trên thanh điều khiển options;

+ Cách 3: Giữ phím Alt + Giữ chuột phải cùng lúc Sau đó rê chuột sang trái để thu nhỏ cọ; rê chuột sang phải để phóng lớn cọ;

+ Cách 4: Thay đổi kích cỡ brush bằng phím tắt [ (giảm) hoặc ] (tăng)

- Lấy mẫu cho Clone stamp: Trước khi sao chép vùng ảnh cần lấy mẫu cho Clone stamp, nếu không tiến hành lấy mẫu phần mềm sẽ báo lỗi Để lấy mẫu giữ phím Alt máy Win (Option máy Mac), đồng thời click chuột vào vị trí muốn lấy mẫu

- Thay thế (đóng dấu) bằng Clone stamp: Sau khi lấy mẫu, click chuột đến vùng ảnh cần thay thế Khi di chuột đến đâu phần mẫu sẽ di chuyển đi một khoảng đúng như vậy Có nghĩa là phần mẫu sẽ thay đổi liên tục Nếu muốn lấy phần mẫu khác cần lặp lại việc lấy mẫu rồi di đến vùng ảnh cần thay thế

+ Opacity: Độ nét (độ trong suốt) của vùng ảnh sao chép, nếu Opacity 100% thì ảnh sao chép giống y như vùng ảnh tại vị trí lấy mẫu, nếu Opacity nhỏ hơn 100% thì khi chép ảnh ra vùng khác thì ảnh sẽ mờ hơn vùng ảnh gốc;

+ Size: Kích thước đầu bút, kích thước đầu bút thường được điều chỉnh lớn hơn đối tượng một ít để sao chép hết đối tượng;

+ Hardness: Độ cứng của bút Để khi sao chép trông thật hơn thì Hardness nên dưới 50%

 Mode: Chế độ hòa trộn

Hình 2.32 Thanh công cụ lấy mẫu Clone Stamp Tool a) Hình ảnh ban đầu b) Sau khi dùng Clone Stamp Tool Hình 2.33 Minh họa công cụ lấy mẫu Clone Stamp Tool

2.4.3.2 Công cụ lấy mẫu vật liệu Pattern Stamp Tool

Hình 2.34 Công cụ lấy mẫu vật liệu Pattern Stamp Tool

2.4.4 Công cụ xóa Eraser Tool (E)

2.4.4.1 Công cụ xóa Eraser Tool (Phím tắt E) Đây chính là công cụ tẩy xóa đối tượng Khi kích vào chọn công cụ con chuột có biểu tượng hình đầu bút tức là nó cũng có các đặt tính của đầu bút đó là kích thước của đầu bút, mềm, cứng, kiểu đầu bút

- Size: Kích thước đầu bút tẩy;

- Hardness: Độ cứng của viền tẩy

Hình 2.35 Công cụ xóa Eraser Tool

- Mode: Hình dạng của đầu tẩy Brush thì đầu tẩy có dạng hình tròn bình thường, Pencil thì là đầu tẩy sẽ cứng hơn, Block thì đầu tẩy có dạng hình vuông;

- Opacity: Độ rõ nét (trong suốt) của tẩy Opacity mặc định của tẩy là 100%,

Opacity càng giảm nét tẩy sẽ càng mờ;

- Flow: Độ đậm mực bút vẽ;

ỨNG DỤNG PHOTOSHOP HOÀN THIỆN CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ CẢNH QUAN 3.1 Phương pháp tạo thư viện vật liệu (Pattern) dùng trong thiết kế cảnh quan 118 3.1.1 Tạo vật liệu

Hướng dẫn sử dụng vật liệu (Pattern)

- Cách 1: Sử dụng vật liệu Pattern bằng lệnh đổ màu (Fill)

Fill là một trong những lệnh có rất nhiều công dụng và chủ yếu dùng để tô màu Có thể tạo một vùng chọn trước để áp dụng lệnh này, nếu không chọn thì Fill sẽ tác động lên toàn bộ, layer hoặc hình ảnh:

+ Chọn Edit > Fill hoặc bấm phím tắt Shift + F5;

+ Thay đổi Contents > Use > Pattern sau đó trong mục Options chọn Pattern muốn sử dụng tại tùy chọn Custom Pattern a) Công cụ Edit > Fill b) Bảng tùy chọn Fill

Hình 3.2 Cách gán vật liệu

Mục Blending chứa các tùy chọn thay đổi cách tô màu của Fill Bấm vào nút mũi tên xuống bên cạnh hình thu nhỏ của tùy chọn Custom Pattern để chọn một mẫu khác, Photoshop có sẵn khá nhiều mẫu Sau khi thiết lập xong bấm nút OK hoặc Enter để áp dụng và nhận kết quả

Tuy nhiên, mẫu vật liệu áp lên Layer do đó rất khó để chỉnh sửa nó

- Cách 2: Sử dụng Pattern bằng cách thêm một layer điều chỉnh

Tạo layer mới, trong bảng Layers, bấm vào biểu tượng Create new fill or Adjustment layer, sau đó chọn Pattern

Hình 3.3 Gán vật liệu qua lớp layer điều chỉnh

Kết quả toàn bộ layer được phủ lên bởi một Layer adjustment (layer điều chỉnh) có tên "Pattern Fill 1" Có thể thay đổi Opacity, xóa hoặc ẩn layer Pattern này và không ảnh hưởng đến layer gốc

- Cách 3: Thêm hiệu ứng vật liệu (Pattern) từ hộp thoại Layer Style

Tạo layer mới, với điều kiện layer được được đổ màu bất kỳ

Bấm chuột phải vào hình thu nhỏ của layer và chọn Blending Options hoặc chọn từ bảng layer > f(x) > Pattern Overlay

Thay đổi các tùy chọn Blend Mode, Opacity và chọn Pattern theo ý muốn rồi bấm OK để áp dụng và đóng hộp thoại Layer Style

Kết quả hiệu ứng được thêm vào, có thể chỉnh sửa các thuộc tính như Opacity, Size bằng cách mở lại hộp thoại Layer Style bất kỳ lúc nào, rất linh hoạt và dễ dàng Vì thế, đây cũng là một phương pháp dùng Pattern trong Photoshop rất hiệu quả

Hình 3.4 Thêm hiệu ứng vật liệu (Pattern) từ hộp thoại Layer Style

Cách xuất vật liệu (Pattern) dạng file *.PAT

Vật liệu (Pattern) có thể xuất thành file đuôi PAT để chia sẻ lên Internet hoặc gửi qua Mail, Facebook…

Trong bảng điều khiển Patterns, chọn biểu tượng bánh răng để mở rộng bảng điều chỉnh của Pattern rồi chọn Save Patterns

Chọn đường dẫn tới nơi muốn lưu Pattern, đặt tên và bấm Save để lưu lại dưới dạng file PAT

Hình 3.5 Cách lưu vật liệu

Mẫu vật liệu tải về ở dạng file hình ảnh như jpg hoặc png, để tạo Pattern theo cách thủ công như đã hướng dẫn ở mục tạo vật liệu Edit > Define Pattern phía trên

3.2 Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phân tích hiện trạng

* Dữ liệu nguồn Để tạo bản vẽ phân tích hiện trạng cảnh quan có thể sử dụng các bản vẽ dữ liệu nguồn từ nguồn sau: Bản vẽ hiện trạng trên phần mềm AutoCAD, các hình ảnh từ Internet như Google map, Google Earth, các hình ảnh chụp hiện trạng từ máy ảnh…

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ các nguồn kể trên của khu vực nghiên cứu

- Bước 2: Xác định loại bản vẽ hiện trạng cần thực hiện là gì? Các bản vẽ phân tích hiện trạng thường gồm: Bản vẽ phân tích vị trí, ranh giới, liên hệ vùng khu vực nghiên cứu; bản vẽ phân tích hiện trạng nắng; gió; thủy văn; địa hình công trình kiến trúc; cây xanh…

Tùy từng bản vẽ hiện trạng mà nội dung thực hiện khác nhau Ví dụ bản vẽ phân tích hiện trạng vị trí, ranh giới, liên hệ vùng khu vực nghiên cứu ta làm như sau:

+ Xác định vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ toàn vùng Phần này có thể dùng các công cụ đổ màu để xác định vị trí của khu vực nghiên cứu trên bản đồ khu vực rộng lớn như huyện, xã…;

+ Vẽ ranh giới khu vực nghiên cứu: Có thể sử dụng bút Brush hoặc các công cụ vẽ vùng chọn khác để vẽ ranh giới khu vực nghiên cứu Chú ý ranh giới khu vực nghiên cứu nên thể hiện là màu đỏ, nét đứt Có thể làm nổi bật khu vực nghiên cứu bằng cách để vùng khu vực nghiên cứu màu nổi rõ hơn so với các khu vực còn lại;

+ Mối liên hệ vùng: Tùy tính chất của từng khu vực nghiên cứu mà mối liên hệ với các khu vực khác nhau như: mối liên hệ với các khu du lịch sinh thái, khu trường học, khu chung cư, trung tâm thương mại… để xác định mối liên hệ về vị trí và khoảng cách giữa chúng

Có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thực hiện các bản vẽ phân tích hiện trạng, tuy nhiên thường chọn vùng chọn, sau đó đổ màu hoặc vẽ các hình dạng thể hiện hướng gió, hướng tụ thủy hoặc phân thủy…

3.3 Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ ý tưởng thiết kế

* Dữ liệu nguồn Để hoàn thiện bản vẽ ý tưởng thiết kế cảnh quan có thể sử dụng các bản vẽ tay, các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD… hoặc sử dụng các công cụ vẽ của Photoshop

- Bước 1: Xác định loại bản vẽ ý tưởng thiết kế cần thể hiện và phong cách thể hiện

Bản vẽ ý tưởng thiết kế có thể thể hiện dưới dạng sơ khai như các bản vẽ sơ đồ bong bóng (sơ đồ công năng) hay bản vẽ ý tưởng thiết kế ban đầu

- Bước 2: Thể hiện bản ý tưởng

+ Các bản vẽ ý tưởng thiết kế dưới dạng sơ đồ bong bóng: Thường thể hiện dưới dạng sơ đồ đơn giản các hình bong bóng, hình oval, hình quả thận… thể hiện sơ đồ công năng của khu vực thiết kế Có thể sử dụng các công cụ vẽ hình cơ bản như Pen Tool, Custom Shape Tool… để vẽ các hình bong bóng, có thể đổ màu cho vùng chọn hoặc không

+ Sử dụng các hình thể hiện sự chuyển động bằng công cụ Pen Tool hoặc công cụ Brush Tool

3.4 Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt bằng

* Dữ liệu nguồn Để tạo hoàn thiện bản vẽ mặt bằng có thể sử dụng các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD

Các bản vẽ mặt bằng thường chi tiết về vật liệu, hình dạng, bố cục và sắp đặt cây

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

- Bước 2: Gán vật liệu cho hệ thống giao thông, đường dạo, thảm cỏ bằng các công cụ đã học như: Layer Partern, Clone Stamp Tool, Partern Stamp Tool Các vật liệu có thể tham khảo từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet với định dạng ảnh jpg hoặc png Có thể thêm vật liệu vào bảng vật liệu thư viện Photoshop bằng cách truy cập Menu > Edit > Define Patttern

Nên sử dụng các cây theo một phong cách chung Sử dụng cây từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet hoặc tự tạo bằng công cụ Brush Tool Tạo bóng tự thân và bóng đổ cho cây

- Bước 4: Xử lý hậu cảnh

Bóng tự thân, bóng đổ công trình, ánh sáng, màu sắc chung cho mặt bằng a) Mặt bằng ban đầu b) Mặt bằng sau khi hoàn thiện

Hình 3.7 Minh họa hoàn thiện bản vẽ mặt bằng

3.5 Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt đứng/bên, mặt cắt

* Dữ liệu nguồn Để hoàn thiện bản vẽ mặt đứng/bên, mặt cắt có thể sử dụng các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

- Bước 2: Gán vật liệu cho hệ thống giao thông, mặt nước… bằng các công cụ đã học như: Layer Partern, Clone Stamp Tool, Partern Stamp Tool Các vật liệu có thể tham khảo từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet với định dạng ảnh jpg hoặc png Có thể thêm vật liệu vào bảng vật liệu thư viện Photoshop bằng cách truy cập Menu > Edit > Define Patttern

Nên sử dụng các cây theo một phong cách chung Sử dụng cây từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet hoặc tự tạo bằng công cụ Brush Tool Tạo bóng tự thân và bóng đổ cho cây

- Bước 4: Xử lý hậu cảnh

Bóng tự thân, bóng đổ công trình, ánh sáng, màu sắc chung cho mặt bằng

3.6 Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phối cảnh

* Dữ liệu nguồn Để tạo bản vẽ phối cảnh thường sử dụng các bản vẽ nền từ các phần mềm 3D như Sketchup…

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phân tích hiện trạng

* Dữ liệu nguồn Để tạo bản vẽ phân tích hiện trạng cảnh quan có thể sử dụng các bản vẽ dữ liệu nguồn từ nguồn sau: Bản vẽ hiện trạng trên phần mềm AutoCAD, các hình ảnh từ Internet như Google map, Google Earth, các hình ảnh chụp hiện trạng từ máy ảnh…

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ các nguồn kể trên của khu vực nghiên cứu

- Bước 2: Xác định loại bản vẽ hiện trạng cần thực hiện là gì? Các bản vẽ phân tích hiện trạng thường gồm: Bản vẽ phân tích vị trí, ranh giới, liên hệ vùng khu vực nghiên cứu; bản vẽ phân tích hiện trạng nắng; gió; thủy văn; địa hình công trình kiến trúc; cây xanh…

Tùy từng bản vẽ hiện trạng mà nội dung thực hiện khác nhau Ví dụ bản vẽ phân tích hiện trạng vị trí, ranh giới, liên hệ vùng khu vực nghiên cứu ta làm như sau:

+ Xác định vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ toàn vùng Phần này có thể dùng các công cụ đổ màu để xác định vị trí của khu vực nghiên cứu trên bản đồ khu vực rộng lớn như huyện, xã…;

+ Vẽ ranh giới khu vực nghiên cứu: Có thể sử dụng bút Brush hoặc các công cụ vẽ vùng chọn khác để vẽ ranh giới khu vực nghiên cứu Chú ý ranh giới khu vực nghiên cứu nên thể hiện là màu đỏ, nét đứt Có thể làm nổi bật khu vực nghiên cứu bằng cách để vùng khu vực nghiên cứu màu nổi rõ hơn so với các khu vực còn lại;

+ Mối liên hệ vùng: Tùy tính chất của từng khu vực nghiên cứu mà mối liên hệ với các khu vực khác nhau như: mối liên hệ với các khu du lịch sinh thái, khu trường học, khu chung cư, trung tâm thương mại… để xác định mối liên hệ về vị trí và khoảng cách giữa chúng

Có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thực hiện các bản vẽ phân tích hiện trạng, tuy nhiên thường chọn vùng chọn, sau đó đổ màu hoặc vẽ các hình dạng thể hiện hướng gió, hướng tụ thủy hoặc phân thủy…

Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ ý tưởng thiết kế

* Dữ liệu nguồn Để hoàn thiện bản vẽ ý tưởng thiết kế cảnh quan có thể sử dụng các bản vẽ tay, các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD… hoặc sử dụng các công cụ vẽ của Photoshop

- Bước 1: Xác định loại bản vẽ ý tưởng thiết kế cần thể hiện và phong cách thể hiện

Bản vẽ ý tưởng thiết kế có thể thể hiện dưới dạng sơ khai như các bản vẽ sơ đồ bong bóng (sơ đồ công năng) hay bản vẽ ý tưởng thiết kế ban đầu

- Bước 2: Thể hiện bản ý tưởng

+ Các bản vẽ ý tưởng thiết kế dưới dạng sơ đồ bong bóng: Thường thể hiện dưới dạng sơ đồ đơn giản các hình bong bóng, hình oval, hình quả thận… thể hiện sơ đồ công năng của khu vực thiết kế Có thể sử dụng các công cụ vẽ hình cơ bản như Pen Tool, Custom Shape Tool… để vẽ các hình bong bóng, có thể đổ màu cho vùng chọn hoặc không

+ Sử dụng các hình thể hiện sự chuyển động bằng công cụ Pen Tool hoặc công cụ Brush Tool.

Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt bằng

* Dữ liệu nguồn Để tạo hoàn thiện bản vẽ mặt bằng có thể sử dụng các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD

Các bản vẽ mặt bằng thường chi tiết về vật liệu, hình dạng, bố cục và sắp đặt cây

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

- Bước 2: Gán vật liệu cho hệ thống giao thông, đường dạo, thảm cỏ bằng các công cụ đã học như: Layer Partern, Clone Stamp Tool, Partern Stamp Tool Các vật liệu có thể tham khảo từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet với định dạng ảnh jpg hoặc png Có thể thêm vật liệu vào bảng vật liệu thư viện Photoshop bằng cách truy cập Menu > Edit > Define Patttern

Nên sử dụng các cây theo một phong cách chung Sử dụng cây từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet hoặc tự tạo bằng công cụ Brush Tool Tạo bóng tự thân và bóng đổ cho cây

- Bước 4: Xử lý hậu cảnh

Bóng tự thân, bóng đổ công trình, ánh sáng, màu sắc chung cho mặt bằng a) Mặt bằng ban đầu b) Mặt bằng sau khi hoàn thiện

Hình 3.7 Minh họa hoàn thiện bản vẽ mặt bằng

Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ mặt đứng/bên, mặt cắt

* Dữ liệu nguồn Để hoàn thiện bản vẽ mặt đứng/bên, mặt cắt có thể sử dụng các bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm AutoCAD

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

- Bước 2: Gán vật liệu cho hệ thống giao thông, mặt nước… bằng các công cụ đã học như: Layer Partern, Clone Stamp Tool, Partern Stamp Tool Các vật liệu có thể tham khảo từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet với định dạng ảnh jpg hoặc png Có thể thêm vật liệu vào bảng vật liệu thư viện Photoshop bằng cách truy cập Menu > Edit > Define Patttern

Nên sử dụng các cây theo một phong cách chung Sử dụng cây từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet hoặc tự tạo bằng công cụ Brush Tool Tạo bóng tự thân và bóng đổ cho cây

- Bước 4: Xử lý hậu cảnh

Bóng tự thân, bóng đổ công trình, ánh sáng, màu sắc chung cho mặt bằng.

Phương pháp tạo hoàn thiện bản vẽ phối cảnh

* Dữ liệu nguồn Để tạo bản vẽ phối cảnh thường sử dụng các bản vẽ nền từ các phần mềm 3D như Sketchup…

- Bước 1: Sử dụng bản vẽ dữ liệu nguồn từ bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm

- Bước 2: Gán vật liệu cho hệ thống giao thông, đường dạo, thảm cỏ bằng các công cụ đã học như: Layer Partern, Clone Stamp Tool, Partern Stamp Tool Các vật liệu có thể tham khảo từ thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet với định dạng ảnh jpg hoặc png Có thể thêm vật liệu vào bảng vật liệu thư viện Photoshop bằng cách truy cập Menu > Edit > Define Patttern

- Bước 3: Ghép cây nên sử dụng các cây thật, có thể sử dụng thư viện hoặc nguồn Internet hoặc cắt cây từ ảnh chụp thực tế (bài thực hành số 1 chương 2) Tạo bóng tự thân và bóng đổ cho cây

- Bước 4: Xử lý hậu cảnh có thể thêm các yếu tố chim, người, đồ vật…, xử lý bóng đổ công trình, ánh sáng, màu sắc chung cho ảnh phối cảnh a) Phối cảnh ban đầu b) Phối cảnh sau khi hoàn thiện Hình 3.9 Minh họa hoàn thiện bản vẽ phối cảnh

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 Bài 1 Tạo bộ thư viện mặt bằng cây a) Phôi mẫu cây b) Mẫu vật liệu cây thật c) Sản phẩm

Hình 3.10 Tạo mẫu mặt bằng cây xanh sử dụng vật liệu cây thật

- Bước 1: Tạo bút Brush khuôn mẫu cây

Sử dụng công cụ Color Range để chọn vùng chọn mẫu cây cho sẵn Sau đó vào Menu Edit > Define Brush Preset để tạo mẫu bút brush

- Bước 2: Thêm vật liệu cây vào thư viện vật liệu và tạo mẫu cây mới

Vào bảng layer > f (x) Pattern Overlay - chọn kiểu vật liệu là mẫu vật liệu cây thật đã thêm vào thư viện Sử dụng thêm các tùy chọn Drop Shadow, Inner Shadow để tạo bóng đổ cho cây

Hình 3.12 Tạo mẫu cây mới

Bài 2 Thực hành thể hiện bản vẽ phân tích vị trí và mối liên hệ vùng cho sẵn

Hình 3.13 Bản vẽ vị trí, liên hệ vùng

Hình 3.14 Bản vẽ ranh giới

- Thực hiện bản vẽ vị trí, liên hệ vùng:

+ Bước 1: Xuất ảnh nền từ Google Earth hoặc Google map khu vực nghiên cứu, nên tắt các nhãn trên bản đồ;

+ Bước 2: Mở file mới, định dạng khổ giấy bản vẽ A3 hoặc A4 Kéo thả ảnh vừa xuất từ Google vào bản vẽ vừa định dạng;

+ Bước 3: Sử dụng các công cụ vẽ hình Custom Shape Tool (U) để khoanh vị trí khu vực nghiên cứu (hoặc sử dụng biểu tượng vị trí);

+ Bước 4: Thêm chữ ghi chú khu vực nghiên cứu và các khu vực liên hệ Chú ý chữ đúng kích thước theo tiêu chuẩn

- Thực hiện bản vẽ ranh giới:

+ Bước 1: Xuất ảnh nền từ phần mềm AutoCAD, tắt các lớp không cần thiết như cây xanh, hệ thống hạ tầng, chỉ để lớp giao thông và công trình kiến trúc Xuất ảnh về file PDF màu đen trắng;

Bài 3 Thực hành thể hiện bản vẽ phân tích nắng, gió cho sẵn

Hình 3.15 Bài tập thể hiện bản vẽ phân tích nắng

Hình 3.16 Bài tập thể hiện bản vẽ phân tích gió

- Hướng dẫn thực hành bản vẽ phân tích hướng nắng:

+ Bước 1: Xuất ảnh nền từ phần mềm AutoCAD, tắt các lớp không cần thiết như cây xanh, hệ thống hạ tầng, chỉ để lớp bản đồ địa hình nền Xuất ảnh về file PDF màu đen trắng;

+ Bước 2: Mở file mới, định dạng khổ giấy bản vẽ A3 Kéo thả ảnh vừa xuất từ AutoCAD vào bản vẽ vừa định dạng;

+ Bước 3: Xác định hướng từng loại hướng nắng, kết hợp với địa hình phân tích bản đồ của từng loại hướng nắng

+ Bước 4: Sử dụng các công cụ đổ màu kết hợp các công cụ chọn vùng chọn để đổ màu cho từng loại hướng nắng Chú ý vẽ mỗi loại hướng nắng một layer riêng để dễ dàng quản lý;

+ Bước 5: Tạo ghi chú và chữ chú thích

- Hướng dẫn thực hành bản vẽ phân tích hướng gió:

+ Bước 1: Xuất ảnh nền từ phần mềm AutoCAD, tắt các lớp không cần thiết như cây xanh, hệ thống hạ tầng, chỉ để lớp bản đồ địa hình nền Xuất ảnh về file PDF màu đen trắng;

+ Bước 2: Mở file mới, định dạng khổ giấy bản vẽ A3 Kéo thả ảnh vừa xuất từ AutoCAD vào bản vẽ vừa định dạng;

+ Bước 3: Xác định hướng từng loại gió, kết hợp với địa hình phân tích bản đồ của từng loại hướng gió;

+ Bước 4: Sử dụng các công cụ đổ màu kết hợp các công cụ chọn vùng chọn để đổ màu cho từng loại hướng gió Chú ý vẽ mỗi loại hướng gió một layer riêng để dễ dàng quản lý;

+ Bước 5: Tạo ghi chú và chữ chú thích

Bài 4 Thực hành thể hiện bản vẽ tổng mặt bằng thiết kế 1 a) Hình ảnh ban đầu b) Sản phẩm

Hình 3.17 Bài tập thực hành thể hiện bản vẽ tổng mặt bằng thiết kế

- Bước 1: Mở hình ảnh ban đầu được cung cấp sẵn;

- Bước 2: Gán vật liệu cho phần sân, cỏ, bể bơi

Các mẫu vật liệu sân có thể tìm kiếm nguồn Internet và chọn mẫu phù hợp, không nhất thiết mẫu giống bài mẫu sản phẩm

Sử dụng công cụ Magic Wand Tool chọn vùng chọn sân Sau đó gán vật liệu cho vùng sân Có nhiều cách để gán vật liệu cho như: Layer Patern (cần thêm mẫu vật liệu vào thư viện: Define patern mẫu vật liệu vào bảng vật liệu của Photoshop), Fill Patern, Clone Stamp Tool, Copy - Paste Into…

Hình 3.18 Thêm mẫu vật liệu vào thư viện vật liệu

Hình 3.19 Gán vật liệu bằng Layer Patern

+ Gán vật liệu bể bơi: Sử dụng công cụ Gradient Tool

Vào layer background, sử dụng công cụ tạo vùng chọn Magic Wand Tool, rồi tạo layer mới và đổ màu chuyển tiếp Gradient (chọn kiểu chuyển tiếp màu từ màu foreground đến transparent (màu xanh nước biển đến màu trong suốt)

+ Gán vật liệu cỏ: Mở mẫu vật liệu cỏ, vào menu Edit > Copy.

Hình 3.21 Sao chép mẫu vật liệu cỏ

Chuyển sang bản vẽ mặt bằng đang thực hiện, vào Layer background bản vẽ nền chọn vùng chọn cỏ, và tạo layer mới, rồi vào menu Edit > Paste Into để dán mẫu vật liệu cỏ vào vùng cần sao chép Sử dụng lệnh thu phóng Free Transform để điều chỉnh mẫu vật liệu cỏ kín vào vùng chọn

Hình 3.22 Gán vật liệu cỏ bằng công cụ sao chép Copy - Paste Into…

Tương tự thực hiện gán vật liệu cho các phần sân, cỏ còn lại bằng một trong các công cụ gán vật liệu kể trên

Sử dụng công cụ Brush Tool để vẽ nền, có thể phối kết nhiều loại đầu bút và nhiều màu foreground khác nhau

Hình 3.23 Vẽ nền cây thảm

Có thể sử dụng các mẫu cây tìm kiếm trên Internet, thư viện hoặc tự tạo mẫu cây bằng công cụ Brush Tool

- Bước 5: Xử lý bóng đổ các yếu tố cảnh quan

Hình 3.25 Tạo bóng đổ cây

Bài 5 Thực hành thể hiện bản vẽ mặt cắt cho sẵn a) Hình ảnh ban đầu b) Sản phẩm

Hình 3.26 Bài tập thể hiện bản vẽ mặt cắt cho sẵn

Hình 3.27 Hình ảnh các file vật liệu cung cấp sẵn

(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=TfQc_BvmRlA)

- Bước 1: Tạo vật liệu các lớp địa hình khác nhau

Cơ bản các lớp vật liệu có chung cách làm sau:

+ Chọn vùng chọn cần gán vật liệu;

+ Mở file vật liệu cho sẵn hoặc tìm kiếm từ nguồn Internet;

+ Gán vật liệu bằng công cụ Copy - Paste Into vào vùng chọn;

+ Điều chỉnh cho vật liệu phù hợp với kích thước vùng chọn, điều chỉnh màu sắc của vật liệu

- Bước 2: Thêm cây từ file cung cấp sẵn hoặc tìm kiếm Internet

- Bước 3: Thêm các yếu tố tạo cảnh khác: người, chim chóc

Tạo bóng đổ cho các yếu tố cảnh quan: cây, người

Bài 6 Thực hành ghép phối cảnh công trình a) Hình ảnh ban đầu b) Sản phẩm

Hình 3.30 Thực hành ghép phối cảnh công trình

- Bước 1: Thay ảnh nền trời

Mở ảnh nền phối cảnh và ảnh nền trời cho sẵn cùng 1 file (ảnh nền trời có thể tìm kiếm trên Internet với từ khóa: “Sky” Điều chỉnh để vị trí nền trời phù hợp Layer nền phối cảnh sử dụng công cụ chọn vùng chọn Magic Wand Tool để chọn vùng nền trời trắng cần thay, sau đó chuyển sang layer nền trời thay thế, vào bảng điều khiển layer > Layer mask Vùng trời cần thay thế đã được thay thế bằng Layer mask

Hình 3.31 Tạo vùng chọn nền trời cần thay thế

Hình 3.32 Tạo hiệu ứng layer mask

- Bước 2: Tạo vật liệu các yếu tố cảnh quan mặt nước, cỏ…

Có nhiều cách để gán vật liệu mặt nước, cỏ… như:

+ Sử dụng các công cụ Copy mẫu vật liệu có sẵn > Paste Into vào vùng chọn cần gán vật liệu;

Hình 3.33 Chọn vùng cần gán vật liệu mặt nước

Hình 3.34 Sao chép mẫu vật liệu nước

Hình 3.35 Dán mẫu vật liệu nước vào vùng chọn

Tương tự xử lý các vật liệu khác như cỏ, đường

Sử dụng thư viện cây cung cấp sẵn, hoặc sử dụng cây theo sở thích riêng cá nhân Kéo thả mẫu cây vào bài hoặc sử dụng lệnh copy, paste Sau đó điều chỉnh kích thước và vị trí cây cho phù hợp

Hình 3.37 Kéo thả (hoặc copy-paste) cây vào bản file làm việc

Hình 3.38 Chỉnh kích thước và sắp đặt cây vào vị trí mong muốn

Tương tự thêm các cây còn lại vào bài

- Bước 4: Tạo bóng đổ cho các yếu tố cảnh quan

Ví dụ: Tạo bóng đổ cây bụi xuống mặt nước

+ Sao chép bụi cây (Ctrl + J) và dùng lệnh Free Transform (Ctrl + T) - Flip Vertical để lấy đối xứng cây theo chiều thẳng đứng

+ Chuyển cây bụi làm bóng đổ sang màu đen bằng lệnh Image > Ajustment > Desaturate (Ctrl + Shift + U), chỉnh opacity của bóng đổ (20 - 50%)

Hình 3.40 Tạo bóng đổ cây bụi

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w