1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng nội hướng ngoạibạn là ai

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng Nội & Hướng Ngoại Bạn Là Ai?
Tác giả Vũ Đức Ngọc Thiện, Nguyễn Diễm Chi, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Văn Thị Tố Nga, Lê Thị Quỳnh Như, Trần Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Thịnh, Đoàn Thị Thanh Thùy
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thị Ly Na
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Khoa Kinh tế
Chuyên ngành Nhập môn ngành Kinh tế học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Theo học thuyết của Carl Jung rằng: “Trong mỗi người đều tồn tại hai mặt hướng nội và hướng ngoại và sẽ luôn có một mặt trội hơn mặt còn lại” Các giả thuyết khác có thể kể đến gồm đặc đi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

KHOA KINH TẾ

HƯỚNG NỘI & HƯỚNG NGOẠI

BẠN LÀ AI?

Môn học: Nhập môn ngành Kinh tế học

Giảng viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Thị Ly Na

Nhóm thực hiện: Nhóm 9

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ST

04 Nguyễn Thị Khánh Huyền K224010019 Nội dung (phụ) + Word Tốt

05 Văn Thị Tố Nga (Nhóm trưởng) K224010035 Nội dung + Tóm tắt (phụ) Tốt

06 Lê Thị Quỳnh Như K224010041 Nội dung (phụ) + Thuyếttrình Tốt

07 Trần Nguyễn Hoàng Phúc K224010044 Tóm tắt + PowerPoint Tốt

08 Nguyễn Ngọc Thịnh K224010055 Nội dung + Thuyết trình Tốt

09 Đoàn Thị Thanh Thùy K224010057 Tóm tắt + PowerPoint Tốt

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH ẢNH iii

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG 1: HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI 2

2.1 Những học thuyết tâm lý học liên quan 2

2.2 Định nghĩa 2

2.2.1 Hướng nội 2

2.2.2 Hướng ngoại 2

2.3 Biểu hiện 3

2.3.1 Dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội 3

2.3.2 Dấu hiệu bạn là người hướng ngoại 4

CHƯƠNG 2: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI VÀ NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI 5

3.1 Đối với người hướng nội 5

3.1.1 Ưu điểm 5

3.1.2 Nhược điểm 5

3.2 Đối với người hướng ngoại 6

3.2.1 Ưu điểm 6

3.2.2 Nhược điểm 7

CHƯƠNG 3: HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN 8

KẾT LUẬN 10

Trang 4

NGUỒN THAM KHẢO 11

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Người hướng nội 2

Hình 2 Người hướng ngoại 3

Hình 3 Ưu điểm của người hướng nội 5

Hình 4 Nhược điểm của người hướng nội 5

Hình 5 Ưu điểm của người hướng ngoại 6

Hình 6 Nhược điểm của người hướng ngoại 7

Trang 6

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống hiện nay, khi nhắc tới người “hướng nội” hay người “hướng ngoại”, phần lớn mọi người đều có suy nghĩ rằng người “hướng nội” thì nhút nhát, ít nói ngược lại người “hướng ngoại” thì thân thiện và nói nhiều Đây là một quan niệm hết sức phổ biến nhưng lại không hoàn toàn chính xác Cách hiểu này gây ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, suy nghĩ của mọi người trong quá trình định hình tính cách của một người Nhiều người thường nhìn vào biểu hiện để đánh giá tính cách của một con người Điều này vô tình khiến cho thuật ngữ “hướng nội” và “hướng ngoại” đã trở thành vỏ bọc bao quanh chúng ta Liệu việc xác định một người hướng nội hay hướng ngoại có thực sự quan trọng hay không? Cách phân chia này có tuyệt đối không? Đó

có phải là thước đo để đánh giá một người hay không? Chính vì vậy, việc dành ra một chút thời gian tìm hiểu thêm sẽ có cái nhìn khách quan, đa chiều giúp mang lại kiến thức đúng đắn về mỗi loại tính cách khác nhau Điều này không chỉ giúp bạn xác định được tính cách của bản thân, lý giải những suy nghĩ, hành vi của mình, mà còn giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn và đưa ra những quyết định phù hợp trong cuộc sống

1

Trang 7

Discover more

from:

NMKTH1

Document continues below

Nhập môn

Kinh tế học

Trường Đại học…

228 documents

Go to course

Trang 8

CHƯƠNG 1: HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI

2.1 Những học thuyết tâm lý học liên quan

Không có ai là người hướng nội hoặc hướng ngoại 100% Theo học thuyết của Carl Jung rằng: “Trong mỗi người đều tồn tại hai mặt hướng nội và hướng ngoại và sẽ luôn có một mặt trội hơn mặt còn lại”

Các giả thuyết khác có thể kể đến gồm đặc điểm tính cách Big Five, tâm lý học phân tích của Jung, mô hình tính cách 3 yếu tố của Hans Eysenck, 16 nhân tố nhân cách của Raymond Cattell, Bảng liệt kê Nhân cách đa chiều Minnesota và Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI)

2.2 Định nghĩa

2.2.1 Hướng nội

Hướng nội (introversion): Là một thuật ngữ để chỉ những người thường tập trung vào đời sống nội tâm, trầm tính và dè dặt Họ tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn Họ thích môi trường dễ chịu và ít sức ép, người hướng nội phải tiêu tốn năng lượng trong các tình huống xã hội, không hứng thú với các hoạt động đông vui náo nhiệt

Hình 1 Người hướng nội

Nguồn: youmed.vn

2.2.2 Hướng ngoại

Hướng ngoại (extraversion): Là một thuật ngữ để chỉ những người thường thích giao tiếp, hòa đồng, hoạt náo và thân thiện Họ chú ý đến những điều diễn ra bên

2

Bài tập Kinh tế tài nguyên môi trường…

100% (8)

14

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG…

100% (8)

25

The In uence of Advertising in Tikto… nghiên cứu

marketing 100% (1)

5

Trading HUB 3 Xác suất thống kê 96% (28)

36

File giáo trình bản pdf HSK 2

Giáo trình chủ nghĩ… 100% (11)

8

Individual 2 Kinh tế vi

3

Trang 9

ngoài hơn là quay vào nội tâm bên trong Họ có được năng lượng từ giao tiếp xã hội,

vì vậy họ sẽ thích được sự chú ý trong đám đông, luôn tạo được sức hút ở các cuộc vui, sự kiện và dễ dàng kết thân với tất cả mọi người, lấy cảm hứng khi nói chuyện, làm việc với người khác Đôi khi, họ sẽ cảm thấy nhàm chán khi ở một mình

Hình 2 Người hướng ngoại

Nguồn: youmed.vn

2.3 Biểu hiện

2.3.1 Dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội

(Sau đây chỉ là một vài trong số những dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người hướng nội)

Thích một mình: Với người hướng nội, thời gian thư giãn là một buổi chiều yên

tĩnh để tận hưởng sở thích của bạn Như là với một cuốn sách hay, đi bộ trong thiên nhiên yên bình hoặc chương trình truyền hình yêu thích để suy nghĩ, suy ngẫm, giúp

họ cảm thấy được nạp năng lượng sau một ngày dài hoạt động xã hội

Trầm tính và khó gần: Người hướng nội thường được mô tả là trầm tính, dè

dặt, êm dịu và đôi khi bị nhầm là nhút nhát Tuy một số người hướng nội chắc chắn là nhút nhát nhưng một số khác thì không vậy Những người này chỉ đơn giản là họ thích lựa chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận, không lãng phí thời gian hoặc năng lượng vào những cuộc trò chuyện không cần thiết

Có đời sống nội tâm: Họ tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc và

tâm trạng bên trong hơn là bảy tỏ ra bên ngoài

Nhạy cảm và nhút nhát: Người hướng nội thường hay nhạy cảm với các tình

huống xã hội, đặc biệt là nơi đông người

3

Trang 10

Có cảm xúc tiêu cực và dễ bị tổn thương.

2.3.2 Dấu hiệu bạn là người hướng ngoại

(Sau đây chỉ là một vài trong số những dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người hướng ngoại)

Bạn thích giao tiếp, trò chuyện: Người hướng ngoại không chỉ thích nói

chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp mà còn thích bắt chuyện với những người hoàn toàn xa lạ Người hướng ngoại thích gặp gỡ những người mới và có

xu hướng nói như một cách để khám phá và sắp xếp suy nghĩ và ý tưởng của họ

Giao tiếp giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và cảm hứng: Người

hướng ngoại có xu hướng cảm thấy “có năng lượng” và được truyền cảm hứng sau khi tiếp xúc với người khác Khi người hướng ngoại phải dành nhiều thời gian một mình nhiều, họ sẽ thường bắt đầu cảm thấy chán và mệt mỏi

Thân thiện và dễ gần với bạn mới: Những người hướng ngoại thích tương tác

với người khác như là cách họ tìm cảm hứng Người hướng ngoại khi lựa chọn bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của họ sẽ cởi mở hơn Bởi vì điều này, những người khác thường thấy rằng người hướng ngoại thoải mái và thân thiện hơn, dễ dàng gặp gỡ những người mới và kết bạn

Tích cực thảo luận vấn đề, lãnh đạo, chỉ huy: Khi đối mặt với vấn đề, người

hướng ngoại luôn tích cực thảo luận và đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau Vậy nên họ thường có xu hướng dẫn dắt và đóng vai trò chỉ đạo trong các cuộc họp hội, nhóm, Đặc điểm này càng được thể hiện nổi bật trong các hoạt động tập thể, khi họ không ngần ngại dẫn dắt đội nhóm đi vào hoạt động một cách sôi động và năng nổ

Không ngại thể hiện bản thân, thích được làm tâm điểm của sự chú ý: Tại

một bữa tiệc chẳng hạn, một người hướng ngoại luôn là người gợi lên những câu chuyện đùa thú vị nhất hoặc luôn có cách để tập trung mọi ánh nhìn về phía mình bằng một điệu nhảy độc lạ hết mình

4

Trang 11

CHƯƠNG 2: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI

VÀ NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI

3.1 Đối với người hướng nội

3.1.1 Ưu điểm

Hình 3 Ưu điểm của người hướng nội

Nguồn: tamlyhochiendai.com

+ Khả năng làm việc độc lập của người hướng nội cao

+ Khả năng quan sát và tư duy của người hướng nội rất tốt

+ Người hướng nội biết lắng nghe, dễ thấu hiểu và đồng cảm

+ Người hướng nội rất có óc sáng tạo, sử dụng hiệu quả thời gian khi ở một mình

+ Người hướng nội có khả năng nhẫn nhịn giỏi

3.1.2 Nhược điểm

Hình 4 Nhược điểm của người hướng nội

5

Trang 12

Nguồn: tamlyhochiendai.com

+ Khó cởi mở khi giao tiếp với người lạ, gặp khó khăn trong việc mở rộng mối quan hệ

+ Không dễ tái tạo năng lượng bản thân

+ Hay nhạy cảm với những thứ xung quanh

+ Nỗi sợ thất bại

+ Gặp khó khăn khi sống trong môi trường công sở, khi đi làm

+ Người hướng nội thường có xu hướng ảnh hưởng bởi chứng âu lo

3.2 Đối với người hướng ngoại

3.2.1 Ưu điểm

Hình 5 Ưu điểm của người hướng ngoại

Nguồn:dinhhuonghuongnghiep.com

+ Là người luôn mang lại năng lượng tích cực cho bản thân và cả những người xung quanh

+ Tự tin, dễ dàng giao tiếp, có quan hệ rộng rãi với nhiều kiểu người

+ Người hướng ngoại có cơ hội rất cao tìm được nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực: ngoại giao, bán hàng, truyền thông, giáo viên, Tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường cũng giúp người hướng ngoại dễ xác định, phát huy ưu điểm để tiến đến thành công

6

Trang 13

3.2.2 Nhược điểm

Hình 6 Nhược điểm của người hướng ngoại

Nguồn:dinhhuonghuongnghiep.com

+ Người hướng ngoại thích thể hiện cái tôi và trọng hình thức bên ngoài Vì vậy,

họ thường không kiểm soát tốt tài chính, dễ thành công nhưng khó giữ gìn tiền bạc + Với mối quan hệ xã hội rộng rãi, họ thường dễ lâm vào tình trạng nhiều bạn bè nhưng ít thâm giao

+ Người hướng ngoại có xu hướng lấy năng lượng từ đám đông, nên rất dễ bị chi phối cảm xúc hoặc dễ gặp trở ngại trong việc kiểm soát bản thân hoặc khó tập trung vào chính bản thân mình

+ Bởi xu hướng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ năng lượng của người xung quanh nên rất nhiều người có tính cách hướng ngoại không thực sự hiểu được bản thân Điều này khiến họ ít hạnh phúc hơn người hướng nội

7

Trang 14

CHƯƠNG 3: HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI, TỪ LÝ

THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

Tính hướng nội và tính hướng ngoại từ lâu đã trở thành những khái niệm quen thuộc trong cuộc sống mà chúng ra rất dễ bắt gặp Nó thậm chí đã trở thành một câu cửa miệng khi nhiều người muốn nhận xét về một ai đó hay muốn tự giới thiệu về bản thân Chẳng hạn như khi thấy một người nói chuyện rất tự nhiên, cuốn hút trước đám đông, hẳn sẽ có ai đó nhận xét như “bạn ấy đúng là một người hướng ngoại” Hoặc khi một người tự giới thiệu rằng “mình là một người hướng nội" thì cũng đủ khái quát rằng tính cách của họ có phần rụt rè, dễ ngại ngùng

Tuy nhiên, dù được sử dụng phổ biến như vậy nhưng không phải ai cũng thực sự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về những khái niệm này Thay vào đó, chúng ta thường sử dụng chúng dựa trên những cách hiểu đại khái, mang tính bề nổi Cách hiểu

đó dần dần khiến cho chúng ta hình thành những định kiến về những người mà ta cho

là giống với hướng nội và hướng ngoại, làm giảm đi giá trị của những khái niệm này trong việc nhìn nhận, thấu hiểu con người Chẳng hạn, người hướng ngoại thích diễn đạt bằng lời nói, thường hay nói nhiều; rất dễ bắt chuyện, thích làm quen với người khác; thường đưa ra quyết định dựa theo những thứ nhất thời mà không xem xét kỹ; còn người hướng nội là người ngại ngùng, nhút nhát; thường tự cô lập mình; không thể làm lãnh đạo giỏi và không có khả năng trình bày trước đám đông; tính cách hướng nội được tạo nên từ những khủng hoảng và biến cố tâm lý;

Trên thực tế, mỗi cá nhân sẽ không bao giờ luôn luôn cư xử cực đoan chỉ theo một thái cực như vậy Những người có tính hướng nội vẫn có thể thích giao du bên ngoài và những người có tính hướng ngoại vẫn có thể thích được yên tĩnh một mình Những xu hướng này còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân, tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh hoặc giai đoạn Việc tin vào những nhận định phổ biến này rất dễ khiến chúng ta rơi vào sự định kiến khi nhìn nhận và xét đoán những người khác một cách phiến diện, một chiều vì nó chỉ dựa trên những biểu hiện bên ngoài, nhưng lại không mô tả được bản chất tại sao họ lại có những hành động, biểu hiện như vậy Nói cách khác, những

8

Trang 15

định kiến này không giúp chúng ta rút ra được bản chất, quy luật bên trong của mỗi nhóm xu hướng tính cách để có thể thấu hiểu hơn về cách suy nghĩ của những người xung quanh ta Trái lại, việc nhận định tính cách chỉ dựa trên những biểu hiện bên ngoài, bề nổi như vậy còn khiến ta dễ hiểu nhầm về người khác, dẫn đến những sai lệch trong cách tiếp cận, ứng xử với những người xung quanh vì vậy mỗi chúng ta hãy nên tìm cách dung hòa để phát huy tối đa thế mạnh của bản thân

9

Trang 16

KẾT LUẬN

Cũng như tất cả các vấn đề khoa học xã hội khác, không có một sự phân loại nào

là tuyệt đối, bao gồm cả tính cách hướng nội và hướng ngoại Đây cũng chỉ là một tiêu chí tham khảo để chúng ta có thể xem xét nhìn nhận ban đầu về một người cũng như cho chính bản thân, vì vậy không nên “sa đà” hay quá phụ thuộc vào việc phân chia như vậy để tránh trở nên thái quá đối với cách xử lý mọi việc trong cuộc sống Đôi khi mặc định một điều gì đó là điểm mạnh/điểm yếu của cá nhân lại trở thành rào cản trong con đường phát triển chính mình Thay đổi phải là động lực ban đầu của sự tiến

bộ, hướng nội hay hướng ngoại không quyết định tất cả

10

Trang 17

NGUỒN THAM KHẢO

Trang thông tin điện tử

[1] youmed.vn

[2] genesolutions.vn

[3] hellobacsi.com

[4] tamlyhochiendai.com

[5] jobsgo.vn

11

Trang 18

More from:

NMKTH1

More from:

Nhập môn

Kinh tế học

Trường Đại…

228 documen

ts

Go to course

Bài tập Kinh tế tài nguyên môi trườn… Nhập

môn Kin… 100% (8)

14

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN THỊ TRƯỜN… Nhập

môn Kin… 100% (8)

25

Báo cáo kiến tập -cccccccccc Nhập

môn Kin… 100% (3)

28

Kinh tế số-Chương 2-Bài tập cá nhân… Nhập

môn Kin… 100% (1)

5

Trang 19

Recommended for you

Tố Nga

Trường Đại học Kin…

Discover more

Dream 222QT0106

TT - Phân tích môi… Quản trị học

căn bản None

13

26 Lich su cac hoc thuyet KT website Lịch sử các

học thuyết… None

8

Powperponint

He Thong

Thong Tin… None

1

Solution-01-hoanchinh

Kinh tế vi

13

The In uence of Advertising in… nghiên

cứu… 100% (1)

5

Trang 20

Trading HUB 3 Xác suất

thống kê 96% (28)

36

File giáo trình bản pdf HSK 2

Giáo

trình ch… 100% (11)

8

Individual 2

Kinh tế

vi mô 100% (10)

3

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

w