1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY XAY CƠM DỪA

89 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Chế Tạo Máy Xay Cơm Dừa
Tác giả Trần Gia Huy, Dương Minh Quang, Lê Minh Trung
Người hướng dẫn Th.s Lê Hoài
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 6,85 MB

Nội dung

Tuy lĩnh vực này được nghiên cứu cũng như sáng chế nhiều ở Việt Nam nhưng đa phần là máy phục vụ cho cơ sở sản xuất lớn, do đó em lựa chọn đề tài: “Tính toán thiết kế và Chế tạo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

Trần Gia Huy 1911040159 19DCKA1

Dương Minh Quang 1911040189 19DCKA1

Lê Minh Trung 1911040113 19DCKA1

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

Trần Gia Huy 1911040159 19DCKA1

Dương Minh Quang 1911040189 19DCKA1

Lê Minh Trung 1911040113 19DCKA1

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2023

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính nhóm tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2023

( Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp chúng em đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên trì, phấn đấu ham học hỏi của bản thân, cùng sự giúp đỡ hỗ trợ tận tình

của thầy Lê Hoài đã giúp chúng em hoàn thành tốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp và làm

bài báo cáo này

Qua đó em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô đã giảng dạy và truyền đạt

kiến thức cho chúng em trong thời gian học tập tại trường Đại học Công Nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh

Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Kỹ thuật cơ khí, đặc biệt là thầy

Ths Lê Hoài đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt bài

báo cáo đồ án tốt nghiệp này

Sau cùng chúng em xin chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn

Trang 8

TÓM TẮT

Từ trước đến nay, dừa luôn là 1 loại trái cây được người Việt Nam chúng ta sử dụng rất nhiều trong văn hóa ẩm thực của dân tộc ta Các món ăn làm từ dừa được ưa chuộng không chỉ với người Việt Nam nói riêng mà còn được các du khách khi đến tham quan Việt Nam rất thích Nhằm tạo ra sản lượng sản phẩm lớn bên cạnh đó phải rút ngắn thời gian sản xuất và cắt giảm nhân công, nhằm tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa thời gian sản xuất và đạt năng xuất cao Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây có ngày càng nhiều phát minh ra những sản phẩm hỗ trợ cho sản xuất để đáp ứng những yêu cầu nêu trên Cũng vì mục đích trên nhóm chúng em đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ra Máy xay cơm dừa

Từ quy trình xay và ép với cụm bộ phận trục gai và trục vít xoắn với năng xuất 30kg/h với độ mịn của cơm dừa và chất lượng nước cốt đảm bảo góp phần giúp cho công việc xay lấy cơm và nước cốt vừa đạt được năng xuất vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm mong muốn

Kết quả sau khi tính toán, thiết kế và chế tạo Máy xay cơm dừa dưới sự hướng dẫn kiểm duyệt của giáo viên hướng dẫn , kế thừa kiến thức từ quý thầy cô truyền đạt cùng với sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trên tinh thần làm việc nhóm thì Máy xay cơm dừa đã hoàn thành Mô hình máy xay đã hoàn thành với công suất và thiết kế đã đạt được theo dự tính ban đầu

Trang 9

ABSTRACT

Until now, coconut has always been a fruit that we Vietnamese use a lot in the culinary culture of our nation Coconut-based dishes are popular not only with Vietnamese people in particular, but also with tourists visiting Vietnam In order to create a large product output, it is necessary to shorten production time and cut labor, in order to save costs, optimize production time and achieve high productivity Therefore, in recent years, more and more products have been invented to support production to meet the above requirements Also for the above purpose, our group has researched, designed and manufactured the Copra Grinder

From the grinding and pressing process with the spike and screw shaft assembly with a capacity of 30kg/h with the smoothness of copra and the quality of the juice ensuring that it contributes to the work of grinding to get the rice and juice just achieved productivity while ensuring the desired product quality

The results after calculating, designing and manufacturing the Copra Grinder under the censorship guidance of the instructors, inheriting the knowledge from the teachers imparted with the cooperation, help, and mutual support together in the spirit of teamwork, the copra mill was completed The blender model has been completed with the capacity and design achieved as originally planned

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT Error! Bookmark not defined MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU xi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 2

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Mục tiêu và nội dung chính 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu về trái dừa 4

2.2 Nguồn gốc 5

2.3 Đặc tính sinh học 5

2.4 Một số loại dừa ở nước ta 7

2.4.1 Dừa xiêm xanh 7

2.4.2 Dừa xiêm đỏ 8

2.4.3 Dừa xiêm lục 8

2.4.4 Dừa xiêm lửa 9

2.4.5 Dừa tam quan 9

2.4.6 Dừa ẻo xanh 10

2.4.7 Dừa xiêm núm 10

2.4.8 Dừa dứa 10

2.4.9 Dừa ta 11

2.4.10 Dừa sáp 11

2.5 Công dụng các bộ phận của cây dừa 11

2.6 Cấu tạo trái dừa và công dụng 12

2.8 Giá trị dinh dưỡng của cơm dừa ( cùi dừa) 14

Trang 11

2.9 Thực trạng chế biến cơm dừa tại Bến Tre 16

2.10 Kết luận: 18

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MÁY XAY CƠM DỪA 19

3.1 Khái quát chung 19

3.2 Nguyên lý làm việc của một số phương án thiết kế 19

3.2.1 Phương án 1 19

3.2.2 Phương án 2 20

3.3 Lựa chọn phương án 22

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY XAY CƠM DỪA 23 4.1 Phân tích nguyên lý xay cơm dừa 23

4.2 Sơ đồ cấu tạo mô hình thiết kế 24

4.3 Dữ liệu thiết kế ban đầu 27

4.4 Tính toán công suất máy và chọn động cơ 27

4.4.1 Lực đầu vào trục gai 27

4.4.2 Lực đầu vào của cầu gai để xay cơm dừa 28

4.4.3.Chọn kiểu động cơ 29

4.4.4 Xác định năng suất sơ bộ của máy theo thiết kế: 29

4.4 Tính toán thiết kế bộ truyền đai 30

4.5 Tính toán thiết kế trục chính 32

4.5.1 Chọn vật liệu 32

4.5.2 Tính sơ bộ đường kính trục 33

4.5.3 Phân tích các lực tác dụng lên trục 33

4.5.4 Tính toán kiểm nghiệm trục 33

4.6 Tính toán chọn cụm ổ lăn 36

4.7 Tính chọn then 39

4.8 Thiết kế các chi tiết phụ 39

4.8.1 Thiết kế máng nạp nhiên liệu 39

4.8.2 Thiết kế thân đỡ máng nạp nhiên liệu 40

4.8.3 Thiết kế đệm đỡ 41

4.8.4 Thiết kế vỏ trục gai 41

4.9 Thiết kế khung máy 42

Trang 12

4.10 Bảng tóm tắt các thông số động học và kích thước máy 43

4.11 Mô hình máy sau khi thiết kế 43

CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY CƠ KHÍ 44

5.1 Chế tạo khung máy 44

5.2 Chế tạo máng nạp nhiên liệu 44

5.3 Chế tạo trục chính 45

5.4 Chế tạo trục gai 46

5.5 Chế tạo bánh đai D140 46

5.6 Chế tạo bánh dai D70 47

5.7 Chế tạo đệm đỡ 47

5.13 Lắp ráp hoàn thiện máy 50

CHƯƠNG 6: KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT , NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ , VẬN HÀNH MÁY VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SAU KHI XAY CƠM DỪA 51

6.1 Vận hành máy 51

6.2 Chất lượng sản phẩm sau khi xay cơm dừa và ép nước cốt 54

6.3 Khảo nghiệm đánh giá năng suất , năng lượng tiêu thụ 54

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

7.1 Kết luận 55

7.2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 : Trái dừa khô 4

Hình 2.2 : Dừa xiêm xanh 7

Hình 2.3 : Dừa xiêm đỏ 8

Hình 2.4 : Dừa xiêm lục 8

Hình 2.5 : Dừa tam quan 9

Hình 2.6 : Dừa ẻo xanh 10

Hình 2.7 : Dừa sáp 11

Hình 2.8 : Cấu tạo trái dừa 12

Hình 2.8 : Cơm dừa ( cùi dừa) 15

Hình 2.9 : Máy xay cơm dừa dạng cầu gai 19

Hình 3.0 : Máy xay cơm dừa dạng trụ gai 21

Hình 3.1 : Sơ đồ nguyên lý làm việc 38

Hình 3.2 : Chiếu bằng máy 39

Hình 3.3 : Chiếu đứng máy 40

Hình 3.4 : Mặt cắt qua trục gai máy 41

Hình 3.5 : Máng nạp nhiên liệu 57

Hình 3.6: Thân đỡ máng nạp 57

Hình 3.7: Đệm đỡ 58

Hình 3.8: Trục gai 59

Hình 3.9: Khung máy 60

Hình 4.0: Mô hình 3D máy 62

Hình 4.1: Sản phẩm khung máy 64

Hình 4.2: Qúa trình mài hoàn thiện máng nạp nhiên liệu 65

Hình 4.3: Sản phẩm máng nạp nhiên liệu 66

Hình 4.4 : Sản phẩm trục chính 67

Hình 4.5 : Sản phẩm trục gai 68

Trang 15

Hình 4.6: Sản phẩm bánh đai D140 70

Hình 4.7 : Sản phẩm bánh đai D70 72

Hình 4.8: Sản phẩm đệm đỡ 73

Hình 4.9: Hình khung hộp cụm ép 75

Hình 5.0: Hình trục xoắn tải 77

Hình 5.1: Hình lồng ép 78

Hình 5.2: Hình lưới lọc 79

Hình 53: Hình cần quay tay 80

Hình 5.4: Hình máy hoàn thiện 81

Hình 5.5 : Cơm dừa ở khoan chứa nhiện liệu 82

Hình 5.6 : Cơm dừa được nạo 83

Hình 5.7 : Hoàn tất quá trình xay cơm dừa 84

Trang 16

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Bảng danh sách sơ bộ một số chi tiết của máy 42 Bảng 4.2: Bảng thông số sử dụng để tính toán 44 Bảng 4.3: Bảng thông số bộ truyền đai 48

Trang 17

LỜI NÓI ĐẦU

Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại đất nước, các ngành kinh tế nói chung

và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi các kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật có kiến thức tương đối rộng và phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong thực tế

Đồ án tốt nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo trở thành người kỹ sư Quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học để gải quyết một vấn đề nào đó thường gặp trong kĩ thuật cũng như trong thực tế sản xuất

Đề tài tốt nghiệp của ngành Chế tạo máy rất đa dạng và phong phú nhưng tập trung vào một số mảng đề tài chính như: Thiết kế máy ,lập quy trình công nghệ gia công một sản phẩm cơ khí nào đó, thiết kế dụng cụ cắt, thiết kế dụng cụ kiểm tra, thiết kế và gia công khuôn,…, hoặc là nghiên cứu ứng dụng một phần mềm thiết kế nào đó để xây dựng cơ cấu máy móc phục vụ sản xuất

Được sự đồng ý của nhà trường và thầy cô giáo trong khoa chúng em được giao đề

tài tốt nghiệp: “Tính toán thiết kế máy xay cơm dừa’’bản thân chúng em đã rất cố

gắng để hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian làm đồ án có chút eo hẹp, đồng thời đồ án được thực hiện song song với các nhiệm vụ học tập khác và các công việc khác Do vậy, nội dung

đồ án của chúng em không tránh khỏi những thiếu xót, sẽ có chỗ chưa hợp lí, giải pháp thiết kế ,công nghệ chưa được tối ưu Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy

cô và bạn bè để chúng em có thể củng cố, bổ xung những kiến thức còn thiếu, còn yếu cho bản thân

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS Lê Hoài Trong quá

trình làm đồ án tốt nghiệp thì chúng em sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót trong việc thực hiện đồ án mong thầy bỏ qua những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của thầy

Trang 18

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước thì ngành cơ khí cũng phát triển mạnh

mẽ và các sản phẩm của nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người Cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện hơn, máy móc ngày càng hiện đại, máy móc đang dần thay thế con người làm những công việc nặng nhọc cũng như con người không thể làm được, nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu cho con người

Còn đối với đề tài lần này thì em đã tìm hiểu qua về một số địa điểm cơ sở sản xuất thực phẩm Trong quá trình họ sơ chế thì tốn rất nhiều thời gian, công sức

Cơm dừa vẫn còn được bóc tách thủ công ở những cơ sở nhỏ không đủ chi phí đâu tư máy móc lớn chưa áp dụng máy móc vào trong quá trình chế biến thực phẩm liên quan đến dừa Vẫn phải dùng những người lao động thủ công để sơ chế nạo cơm dừa

Theo tìm hiểu về máy xay cơm dừa quy mô nhỏ trên thị trường giờ vẫn còn ít và vẫn còn hạn chế về nhiều mặt và chi phí đầu tư khá cao cho những cơ sở chế biến sản xuất nhỏ Tuy lĩnh vực này được nghiên cứu cũng như sáng chế nhiều ở Việt Nam nhưng đa

phần là máy phục vụ cho cơ sở sản xuất lớn, do đó em lựa chọn đề tài: “Tính toán thiết

kế và Chế tạo máy xay cơm dừa quy mô nhỏ ”

1.2 Mục tiêu và nội dung chính

- Tính toán và thiết kế máy

- Kiểm tra độ bền, khả năng chịu tải của máy

- Sản xuất thử nghiệm

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tính toán và thiết kế máy xay cơm dừa

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Về mặt khoa học:

Trang 19

Thiết kế máy thành công sẽ giảm áp lực cho nguồn lao động tại những cơ sở sản xuất nhỏ , hộ gia đình và tăng năng suất lao động hiện nay do đa phần các sản phẩm liên quan đến dừa là đặc sản và được làm thủ công ở các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ

- Về mặt thực tiễn:

Trong những năm gần đây, việc cơ giới hóa trong sản xuất thực phẩm đã được phát triển rất nhiều Tuy nhiên, máy móc chủ yếu được sử dụng và phục vụ những cơ sở sản xuất lớn , xuất khẩu là chính, trong khi đó, sử dụng máy móc thay sức người trong khâu chế biến ở những cơ sở chế biến nhỏ còn hạn chế bởi phần nhiều là chi phí và công suất máy lớn

Nhằm giúp đỡ những cơ sở sản xuất chế biến nhỏ lẻ có thể làm cơm dừa, sơ chế nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, giảm ngày công lao động, cho hiệu quả kinh tế cao Mục tiêu nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ , từng bước đưa cơ giới hóa vào ngành thực phẩm , đặc biệt trong khâu sơ chế cùi dừa, lâu nay vẫn được sử dụng bằng phương pháp thủ công

Với kích thước nhỏ gọn, xay cơm dừa loại mới này có thể hoạt động tốt trong mọi nơi, phân tán mà vẫn cho hiệu quả cao Sau khi được tham quan một số mô hình trình diễn tại ở những xưởng sản xuất quy mô lớn nhận thấy lợi ích thiết thực mà máy xay cơm dừa đen lại , tuy nhiên những cỡ máy đó chỉ phù hợp cho những cơ sở sản xuất lớn bởi chi phi mua máy khá cao thời gian hoàn vốn lâu Chúng em quyết định thiết kế

và chế tạo máy xay cơm dừa cỡ nhỏ phục vụ cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ , cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm mới có chi phí đầu tư thấp

Trong thời gian tới, nếu thiết kế máy thành công chúng em sẽ chế tạo, lắp ráp ra sản phẩm và vận hành nếu có được kết quả tốt thì tiếp tục tuyên truyền, vận động và nhân rộng mô hình tại những cơ sở chế biến nhỏ lẻ, khu vực đặc sản của các làng nghề , quán ăn , cơ sở sản xuất bánh, góp phần thúc đẩy sản chế biến phát triển theo hướng

ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.Nâng cao năng suất cho các cơ sở chế biến từ việc giảm đi công đoạn nạo cùi dừa và tạo ra thành phẩm là cơm dừa

Trang 20

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu về trái dừa

Dừa (danh pháp khoa học: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae) Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân

Hình 2.1 : Trái dừa khô

Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến nhờ là quả hạch có xơ Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa

và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài

và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa) Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được

của hạt (theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Dua )

Trang 21

2.2 Nguồn gốc

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng

15 triệu năm trước Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp) Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây

(theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Dua )

2.3 Đặc tính sinh học

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng Dừa cần độ ẩm cao (70–80%) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển

Trang 22

thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn

Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.) Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc) lắm gọi là cái rựa

để bổ dừa

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi phá hoại Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị

hư hại khi rụng Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người

Các thông số của quả dừa:

+ Độ ẩm của quả dừa: Độ ẩm của dừa có liên quan mật thiết tới chất lượng của quả dừa Độ ẩm càng cao thì màu sắc và nước dừa càng mau hỏng và cuống dừa dễ bị bong ra làm ảnh hưởng tới quá trình định vị quả dừa khi cắt gọt

+ Cơ tính của quả dừa :

o Liên kết giữa cuống dừa :20-40N

o Độ bền của vỏ dừa : 200 - 350N

o Độ bền của gáo dừa : 1200 – 2000N

Trang 23

+ Thành phần của quả dừa:

o Vỏ chiếm 40℅

o Gáo dừa chiếm 30%

o Nước dừa chiếm 20%

o Cơm dừa chiếm 10%

2.4 Một số loại dừa ở nước ta

2.4.1 Dừa xiêm xanh

Là giống dừa uống nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 - 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ mỏng có màu xanh, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường

Hình 2.2 : Dừa xiêm xanh

Trang 24

2.4.2 Dừa xiêm đỏ

Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường

Hình 2.3 : Dừa xiêm đỏ

2.4.3 Dừa xiêm lục

Hình 2.4 : Dừa xiêm lục

Trang 25

Là giống dừa uống nước có chất lượng ngon nhất, có nguồn gốc Bến Tre, ra hoa rất sớm sau khoảng 2 năm trồng, năng suất bình quân 150-160 trái/cây/năm, vỏ trái rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt (8-9% đường), thể tích nước 250-300 ml/trái, rất được ưa chuộng trên thị trường

2.4.4 Dừa xiêm lửa

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt (6,5-7% đường), năng suất bình quân 140 – 150 trái/cây/năm, thể tích nước 250-300 ml/trái, có thể trồng để uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa

2.4.5 Dừa tam quan

Hình 2.5 : Dừa tam quan

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, có nguồn gốc từ Tam Quan (Bình Định), ra hoa sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 -120 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh (7,5 – 8% đường), thể tích nước 250-350ml/trái Dân gian cho rằng nước dừa Tam Quan tính mát nên thường dùng để chữa bệnh Tuy nhiên, do năng suất không cao nên hiện nay giống dừa này chỉ được trồng với số lượng không nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trang 26

2.4.6 Dừa ẻo xanh

Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể

sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Cũng giống như dừa ẻo nâu dừa ẻo xanh có kích thước trái quá nhỏ nên cần lưu ý hạn chế quy mô phát triển diện tích các giống dừa này

Hình 2.6 : Dừa ẻo xanh

2.4.7 Dừa xiêm núm

Là giống dừa uống nước có chất lượng nước ngon (8 – 8,5% đường), ra hoa sau 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 – 120 trái/cây/năm, vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái Giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở Hưng Phong – Giồng Trôm và một vài nơi khác

2.4.8 Dừa dứa

Là giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hiện có nhu cầu lớn trên thị trường Tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng Ở Việt Nam hiện nay có 3 nhóm giống khác nhau với kích thước và mùi thơm tỷ lệ nghịch với nhau

Trang 27

2.4.9 Dừa ta

Đây là giống dừa cao phổ biến nhất ở Việt Nam, trái có 3 khía rỏ, có 3 màu (ta xanh,

ta vàng, ta đỏ hay còn gọi là dừa lửa) Ra hoa sau khoảng 4,5 – 5 năm trồng, năng suất trung bình 60-70 trái/cây/năm, kích thước trái to, cơm dừa dày 11 – 13 mm, khối lượng cơm dừa tươi 400-500g, hàm lượng dầu cao (63%-65%)

2.4.10 Dừa sáp

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem Về hình thái bên ngoài cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường Dừa sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm Trong quần thể dừa sáp tự nhiên có tối đa chỉ khoảng 20-25% trái sáp, những trái còn lại là dừa bình thường Trái dừa sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp

Hình 2.7 : Dừa sáp

2.5 Công dụng các bộ phận của cây dừa

Dừa là một trong những loại cây quan trọng nhất trên thế giới vì mang lại rất nhiều giá trị và công dụng cho cuộc sống của con người Dưới đây là các bộ phận của dừa và công dụng của chúng:

Trang 28

Trái dừa: Là bộ phận quan trọng nhất của cây dừa, được sử dụng để làm nhiều sản phẩm khác nhau như dừa nước, dừa xiêm, dừa sáp, dừa khô, mứt dừa, dầu dừa, bánh dừa

và nhiều loại đồ ăn khác Nước dừa còn được sử dụng như một thức uống giải khát rất tốt cho sức khỏe

Vỏ dừa: Vỏ dừa được sử dụng để làm những sản phẩm thủ công như túi xách, giỏ, đồ trang trí và các vật dụng khác

Lá dừa: Lá dừa được sử dụng để trang trí và che chắn, cũng như làm nhiều loại sản phẩm như bổi dừa, mướp dừa, trùm dừa, tấm lót sàn và các sản phẩm thủ công khác

Rễ dừa: Rễ dừa được sử dụng trong chế biến một số loại thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác

Cống dừa: Có khả năng bền chắc và dẻo dai, chứng dừa thường được sử dụng để làm

đồ nội thất và các sản phẩm thủ công khác

Sợi dừa: Sợi dừa được tách ra từ vỏ dừa và được sử dụng để làm các sản phẩm thủ công công nghiệp như đệm, thảm trang trí và các sản phẩm khác

2.6 Cấu tạo trái dừa và công dụng

Trái dừa là loại quả có hình dạng lồi tròn và được bao bọc bởi một sợi dày Bên trong, nó bao gồm một số bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có cấu trúc và công dụng riêng biệt Sau đây là cấu hình và công dụng của từng bộ phận của trái dừa:

Hình 2.8 : Cấu tạo trái dừa

Trang 29

Vỏ trái dừa: Vỏ trái dừa được bao phủ bởi sợi dày và sùi bên ngoài, và có màu nâu hoặc xám, tùy thuộc vào mức độ trưởng thành của kết quả Vỏ dừa có rất nhiều tác dụng, từ trang trí cho đến sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thủ công bằng tay, và cũng được

sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất hơn so với hoạt động tính toán, gỗ tương đương và vật liệu xây dựng , làm chất đốt …

Xơ dừa : Cũng gần tương tự như lớp vỏ dừa chưa các sợi dày nhưng xốp hơn Xơ dừa có đặc tính không dẫn nhiệt, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi cho các mục đích cách nhiệt Xơ dừa được sử dụng rộng rãi để tạo ra nệm cho các đồ dùng trong gia đình Không giống như hầu hết các nệm chế tạo bằng chất tổng hợp, nệm xơ dừa đều có cảm giác tự nhiên Lông nệm của xơ dừa được sử dụng rộng rãi Dừa xơ dừa cũng được

sử dụng để tạo ra đồ nội thất và chất lượng tốt nhất trong việc sử dụng xơ dừa để tạo ra phụ kiện đồ gỗ và hầu hết các đồ nội thất được tạo ra bằng cách sử dụng chất xơ dừa để có độ bền cao

Gáo dừa : Lớp này có đặc tính mỏng hơn lớp xơ dừa nhưng dày và cứng hơn nhiều mục đích để bảo vệ các lớp bên trong trái dừa Giống như xơ dừa, gáo dừa cũng là nguyên liệu đốt cháy rất tốt và rất được ưa thích bởi khả năng cháy và bắt lửa Không chỉ vậy, nó còn là nguyên liệu dùng để sản xuất than gáo dừa, than hoạt tính gáo dừa có khả năng hấp thụ cực kỳ tốt và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực lọc nước, khử mùi, hút ẩm, … Ngoài ra, gáo dừa cũng được sử dụng để làm bát, gáo múc nước hay những đồ thủ công mỹ nghệ có tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất cao Trong âm nhạc, gáo dừa cũng là nguyên liệu để sản xuất một số loại nhạc cụ như trống, đàn gáo dừa, tạo ra những âm thanh tựa như tiếng vó ngựa

Cơm dừa ( cùi dừa ) : Là phần lòng quả dừa màu trắng tùy từng loại dừa mà phần này có dạng đặc hoặc sệt Phần cơm dừa này rất bổ dưỡng có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc để sản xuất nước cốt dừa (sữa dừa) có hương vị rất béo và ngậy.Bên cạnh đó, cùi dừa khô còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất dầu dừa và mứt trong mỗi dịp Tết

Trang 30

Nguyên Đán tại Việt Nam Hoặc được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày như: kho thịt, ăn kèm với bánh đa tạo nên hương vị rất ngon

Nước dừa: Nước dừa là dung dịch trong suốt và bao gồm khoảng 95% nước và một

số loại muối khoáng Nó được sử dụng như một thức uống giải khát và bổ sung nước

và chất khoáng cho cơ thể Nước dừa cũng có thể được sử dụng để nấu ăn và trong sản xuất bánh dừa

2.8 Giá trị dinh dưỡng của cơm dừa ( cùi dừa)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cùi dừa có nhiều chất béo và calo mà lại chứa một lượng carb và protein vừa phải Thành phần dinh dưỡng trong 80g cùi dừa tươi là: Calo: 283

Trang 31

DV (Daily Value): Lượng dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày

Hình 2.8 : Cơm dừa ( cùi dừa)

Cùi dừa chứa nhiều khoáng chất quan trọng, đặc biệt là mangan và đồng Mangan hỗ trợ hoạt động của enzyme cũng như thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo còn đồng thì hỗ trợ hình thành xương và bảo vệ sức khỏe của tim

Cùi dừa có hàm lượng chất béo cao và có tới 89% chất béo trong cùi dừa là chất béo bão hòa Hầu hết các chất béo này là triglyceride chuỗi trung bình, một loại chất béo được ruột non hấp thu trọn vẹn và được cơ thể sử dụng để sản xuất năng lượng Trong 80g cùi dừa có tới 7g chất xơ, nhiều hơn 20% so với lượng dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày Hầu hết lượng chất xơ này là chất xơ không hòa tan nên không bị tiêu hóa Tuy nhiên, lượng chất xơ này giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn cũng như hỗ trợ sức khỏe ruột

Cùi dừa giúp bảo vệ tim mạch : Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, các nhà khoa học đã cho 91 người dùng hoặc 50ml dầu dừa nguyên chất hoặc dầu ô liu nguyên chất hoặc bơ nhạt hàng ngày Những người trong nhóm dùng dầu dừa đã tăng đáng kể lượng cholesterol tốt HDL so với những người dùng bơ hoặc dầu ô liu Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 35 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy kết quả tương tự Nghiên cứu này chỉ ra việc dùng 15ml dầu dừa với tần suất 2 lần mỗi ngày giúp tăng đáng kể lượng cholesterol tốt HDL so với nhóm đối chứng

Trang 32

Cơm dừa ( cùi dừa ) hỗ trợ cải thiện tiêu hóa : Cùi dừa có nhiều chất xơ nên có thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo nên có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K tốt hơn Ngoài ra, chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong cùi dừa có thể giúp tăng cường vi khuẩn đường ruột Điều này có thể giúp phòng chống viêm nhiễm và hội chứng chuyển hóa

Ngoài ra cùi dừa còn giữ ổn định đường huyết và bảo vệ bộ não : các chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong dầu dừa có thể hỗ trợ những người bị suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não Đây là những tác dụng rất tốt cho người bệnh Alzheimer

2.9 Thực trạng chế biến cơm dừa tại Bến Tre

Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng dừa cao nhất Việt Nam, tập trung nhiều ở các huyện Giồng Trôm (14.109 hecta), Mỏ Cày Nam (13.200 hecta), (14.109 hecta), Mỏ Cày Bắc (7.610 hecta), Châu Thành (5.000 hecta) với tổng diện tích trồng hiện nay khoảng 50.000 hecta với sản lượng thu hoạch 420 triệu trái

và có xu hướng ngày càng phát triển ổn định như định hướng của tỉnh là đến năm

2015 diện tích trồng dừa đạt 53.500 hecta và tổng lượng 494 triệu trái [1] Mặc dù dừa mang tiếng là “Cây trồng nhà nghèo” nhưng đã từ lâu dừa cũng đã là nguồn sống cho biết bao nông dân, trong đó khoảng 70% nhân dân Bến Tre luôn gắn bó với cây dừa, cây dừa đã trở thành cây truyền thống, cây “đặc trưng” có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế -xã hội của tỉnh

Nhưng thời gian qua, phần lớn chỉ khai thác sản phẩm thô, bán trái nên phụ thuộc nhiều vào những đơn vị thu mua như vừa qua đã xuất hiện hiện tượng rớt giá gây khó khăn cho đời sống người trồng dừa Nhằm nâng cao giá trị, ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm từ dừa như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, nước cốt dừa ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và xuất khẩu Nguyên liệu chủ yếu dùng để chế biến các sản phẩm xuất khẩu trên là thịt quả dừa khô sau khi được gọt sạch vỏ nâu

Trang 33

Những năm gần đây, ngành Công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa ở Việt Nam đã phát triển mạnh, nhất là tại địa bàn tỉnh Bến Tre, công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến các sản phẩm dừa cũng không ngừng cải tiến nhằm để thay thế các công đoạn chế biến thủ công Công nghệ và máy móc thiết bị chế biến một phần du nhập từ bên ngoài theo các dự án đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài nhưng chủ yếu là các công nghệ, máy móc chính cho công đoạn thành phẩm sau cùng như: nghiền, sấy cơm dừa, sấy phun bột sữa dừa… còn lại một phần thiết bị phụ trợ do kết quả các đề tài, dự án khoa học mang lại Phần còn lại rất lớn là các máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho công đoạn sơ chế ban đầu như: máy tách vỏ dừa, máy tước chỉ sơ dừa, máy ép mụn dừa, máy tách gáo dừa được thiết kế gia công chế tạo bởi các cơ sở cơ khí trong tỉnh Bến Tre và Tp HCM Một số cơ sở sản xuất chế biến đã mạnh dạn đặt hàng hoặc nhờ hỗ trợ từ các đơn vị cơ khí để cơ giới hoá các công đoạn sản xuất của mình

Hiện nay, riêng công đoạn gọt vỏ nạo cơm dừa sau được chế biến từ miếng cơm dừa khô được tách ra khỏi gáo cứng để phục vụ cho ngành chế biến các sản phẩm từ dừa hiện nay vẫn làm thủ công bằng một dụng cụ gọt là miếng bào được đục lỗ , người công nhân cầm miếng bào gọt chung quanh miếng cơm dừa để bóc tách liên kết giữa các lớp thịt dừa Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải có

sự khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được Tùy theo tay nghề công nhân, lượng cơm dừa ra sợi đều rất thấp khoảng 13%-15%, năng suất gọt được trung bình khoảng 300kg cơm dừa trong thời gian khoảng 11 đến 12 tiếng, tiền công khoảng 240 đồng/kg

Với cách làm thủ công như trên, qua khảo sát ta nhận thấy có một số nhược điểm như sau:

- Năng suất thấp: với công nhân có tay nghề chỉ gọt được khoảng 30kg/giờ, chất lượng sơi cơm dừa đều khoảng 13%, nếu công nhân không có tay nghề thì chất lượng khoảng 15% do lực gọt không đều , lấn quá sâu vào phần thịt dừa, đưa đến phần chi phí giá thành cao mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho nhà sản xuất, rất khó cạnh tranh trong thời điểm giá nguyên liệu tăng cao

Trang 34

- Do các dụng cụ gá đặt miếng cơm dừa khi gọt không đạt vệ sinh và công nhân luôn tiếp xúc bằng tay với nguyên liệu nên sản phẩm không đạt theo tiêu chuẩn qui định về nguồn nguyên liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP

- Cần phải sử dụng công nhân có tay nghề trong khi điều kiện hiện nay nguồn lao động có kỹ năng tay nghề cao ở vùng nông thôn rất khan hiếm

Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo một máy xay cơm dừa phục vụ cho nhưng đơn

vị có quy mô nhỏ giá thành thấp là hết sức cần thiết nhằm những lý do thực tiễn sau :

+ Cơ giới hóa công đoạn nạo cơm dừa nhằm để khắc phục hiện tượng các sợi dừa không đều bằng phương pháp thủ công đã tồn tại lâu đời, năng suất thấp + Phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn Việt Nam

+ Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng tính cạnh tranh

+ Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần có kỹ năng tay nghề, có thể sử dụng công nhân lao động phổ thông nhất là trong giai đoạn hiện nay ở vùng nông thôn rất khan hiếm nguồn lao động

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp yêu cầu quy định về nguyên liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP

+ Và cuối cùng là chi phí máy thấp dễ dàng tiếp cận với các đơn vị sản xuất nhỏ

lẻ , hộ gia đình , ………

2.10 Kết luận:

Như cơm dừa ( cùi dừa) là một loại thực phẩm rất hữu ích, có rất nhiều công dụng cho con người Tiềm năng của cơm dừa trên thực tế, hiện tại và tương lai ở Việt Nam là rất lớn

Việc tính toán thiết kế máy xay cơm dừa nhằm giúp đỡ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có thể chế biến nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, giảm ngày công lao động, cho hiệu quả kinh tế cao Mục tiêu đó là nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng cơ

sở chế biến , từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất thực phẩm , lâu nay vẫn được

sử dụng bằng phương pháp thủ công ở các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ

Trang 35

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MÁY XAY CƠM DỪA 3.1 Khái quát chung

Trên thị trường hiện nay đa dạng loại máy xay cơm dừa nhưng chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp ít những loại máy phục vụ cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoặc có nhưng chí phí khá cao mong muốn chế tạo thử nghiệm máy xay cơm dừa quy mô nhỏ phục vụ cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chi phí chế tạo giá thành thấp hơn so với máy trên thị trường máy xay cơm dừa từ cùi dừa ra thành sản phẩm có thể dùng được luôn Đối với phương pháp thu nước cốt dừa sử dụng máy ép, thay vì tạo ra cơm dừa bằng cách sử dụng tay để nạo cơm dừa và sử dụng vải để ép nước dừa, các công đoạn này được thay thế bằng máy ép liên tục hoặc gián đoạn nhằm mang lại năng suất cao cho quá trình ép Quá trình ép sử dụng máy móc phù hợp cho quy mô công nghiệp, các xưởng chế biến nước cốt dừa Bã dừa sau khi đã được ép, có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón

3.2 Nguyên lý làm việc của một số phương án thiết kế

3.2.1 Phương án 1

Trục xay vỏ dạng cầu gai

Hình 2.9 : Máy xay cơm dừa dạng cầu gai

Trang 36

• Nguyên lý hoạt động :

Khi hoạt động miếng cơm dừa trượt xuống gá giữ cơm dừa (2) khi trục (4) quay làm cầu gai (5) quay theo , nhờ lò xo (1) làm miêng gá cơm dừa luôn ép chặt miếng cơm dừa (3) vào cầu gái (5) Cầu gai (5) quay có thể nạo miếng cơm dừa , nhờ lò xo (1) mà có thể gọt hình dạng bất kỳ của miếng cơm dừa (3)

• Ưu điểm :

Nạo được các miếng dừa vị vỡ vụn

Vận hành đơn giản không cần kỹ năng , tay nghề

Năng suất trung bình

• Nhược điểm :

Năng suất thấp , không phù hợp với sản xuất hàng loạt…

Chi phi chế tạo cao , kết cấu phưc tạp

Trang 37

Hình 3.0 : Máy xay cơm dừa dạng trụ gai

• Ưu điểm:

Năng suất dựa vào kích thước trụ gai có thể nạo nhiều miếng dừa cùng lúc Vận hành máy đơn giản , không cần kỹ năng tay nghề

Kết cấu máy đơn giản dễ dàng thay thế sửa chữa

Chi phí chế tạo máy thấp hơn phương án 1

• Nhược điểm :

Miếng cơm dừa có độ mỏng nhất định không thể nạo được do khe hở giữa trụ gai

và tấm giữ miếng cơm dừa

Trang 38

3.3 Lựa chọn phương án

Máy xoay cơm dừa với chức năng chính là xay , nạo cơm dừa dạng sợi nhỏ , thiết bị ra đời nhằm phục vụ những cửa hành kinh doanh , làng nghề , hộ gia đình cần đến một lượng lớn cơm dừa cho các món ăn đặc sản , mứt , bánh kẹo , … Việc sở hữu chiếc máy này các cơ sở kinh doanh tiết kiệm rất nhiều về chi phí nhân công , thời gian nạo cơm dừa qua đó tăng thu nhập đáng kể , Máy xay cơm dừa trung bình mỗi giờ hoạt động có thể nạo 60-80 kg cơm dừa Uowsc tính có thể nạo

số cơm dừa này trong 1 giờ chúng ta phải mất không dưới 6-7 công nhân làm việc liên tục Máy không những hoạt động năng suất cao , nạo được số lượng cơm dừa lớn mà còn cho tỷ lệ cơm dừa đều Máy xay cơm dừa sửa dụng chủ yếu ở cơ sở sản xuất yêu cầu khối lượng cơm dừa lớn , máy phải làm việc và hoạt động liên tục nhiều giờ trong nhũng điều kiện làm việc khắc nghiệt

Máy xay cơm dừa trục xay dạng trụ gai phục vụ những cơ sở sản xuất cần một lượng cơm dừa trung bình từ 60-80kg/h Máy có kích thước vừa phải dễ sử dụng để hoạt động nhiều giờ Dòng máy này được sử dụng chủ yếu ở trong nước , các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ , chi phí đầu tư máy móc không quá cao , có thể tay đổi sản lượng bằng cách thay thế trụ gai

Thông qua từng phương án đã phân tích ở trên, cùng với nội dung đề tài hướng đến là thiết kế chế tạo máy xay cơm dừa quy vừa , nhỏ Nhận thấy phương án 2 phù hợp với nội dung đề tài bởi chi phí , kết cấu máy và quy mô phân bổ hiện tại trong nước là rất nhiều

Trang 39

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY XAY CƠM DỪA 4.1 Phân tích nguyên lý xay cơm dừa

Hình 3.1 : Sơ đồ nguyên lý làm việc

Máy xay cơm dừa hoạt động nhờ vào động cơ (3) qua bộ truyền đai dẫn động trục gai Nguyên lý hoạt động của máy là khi , cùi dừa ( cơm dừa) được đưa vào máng nạp nhiện liệu (11) theo trọng lực và độ nghiên của máng cơm dừa trượt xuống trục gai (10) Động cơ (3) kết nối với trục lắp trục gai thông qua bộ truyền đai làm trục chính (6) quay làm quay trục gai (10) , lúc này cơm dừa được xay nhờ chuyển động của trục gai , lượng cơm dừa đã xay rơi xuống mặt dưới của máng nạp nhiện liệu (11)

Cơ cấu truyền động của máy , từ động cơ momen của động cơ sẽ truyền vào trục nhờ bộ truyền đai làm quay trục gai , trục gai phai quay ngược chiều để phần cơ dừa được ép xuống bề mặt đệm đỡ (9) Lượng bã cơm dừa rơi xuống dưới phễu co thể dùng khay chứa riêng để đựng thành phẩm

Trang 40

4.2 Sơ đồ cấu tạo mô hình thiết kế

Hình 3.2 : Chiếu bằng máy

Ngày đăng: 25/03/2024, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w