1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thiết kế và tổ chức dạy học nội dung phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Tổ Chức Dạy Học Nội Dung Phân Số Cho Học Sinh Lớp 4 Theo Định Hướng Phát Triển Phẩm Chất Năng Lực
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Ngân, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Đinh Thị Ngọc, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Thị Minh Ngọc, Lê Thị Hạnh, Nguyên Hoàng Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Sư Phạm Khoa Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 98,03 KB

Nội dung

Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, ngày 03/10/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về

Trang 1

TRƯỜNG SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN

ĐỀ TÀI: "THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC”

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

Mục lục

Trang 3

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 26/12/2018 nhằm hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực (NL) cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như những năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ,năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất) Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù, chương trình GDPT mới còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh Chương trình GDPT mới được triển khai bắt đầu ở lớp 1 từ năm học 2020-2021

Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, ngày 03/10/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2017-

2018 Công văn hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), hình thức

tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học, giáo dục Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đồng thời, làm cơ sở để chuyển tiếp cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa hiện hành

Nhận thấy, chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Đặc biệt lớp 4 có một vị trí quan trọng vì chương trình của nó mang tính hệ thống, khát quát và phát triển ở mức độ cao hơn nội dung môn Toán ở các lớp dưới Nó giúp cho học sinh

có những cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học cơ bản giúp học sinh học trực tiếp các lớp trên, hình thành kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc

sống Khi phân tích chương trình lớp 4 chúng tôi thấy chương: “ Phân số - Các phép tính với phân số.” là nội dung rất quan trọng Phần này được sử dụng hằng ngày trong

hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể coi là một trong những khái niệm “chìa khóa” về quan hệ “ Toán học – Thực tiễn”.

Xuất phát từ những lí do trên, nên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Thiết kế

và tổ chức dạy học nội dung phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực".

Trang 4

1 Hình thành các ý tưởng

1.1 Hình thành ý tưởng đề tài

* Ý tưởng 1: Thiết kế trò chơi học tập nội dung phân số cho học sinh lớp 4

- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu

+ Tiến hành nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan đến môn Toán ( Giáo trình PPDH Toán, chương trình GDPT tổng thể và chương trình GDPT mới môn Toán; các bộ sách giáo khoa Toán lớp 1,…)

+ Nghiên cứu thực tế lớp học ( về sở thích, đặc điểm, nhu cầu và hoàn cảnh) + Sưu tầm một số trò chơi dạy học liên quan đến chủ đề số và phép tính

- Bước 2: Xử lí tài liệu và lựa chọn trò chơi

+ Tổng hợp tài liệu thu thập được từ các thành viên

+ Trò chơi phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học

+ Phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học

+ Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào hoạt động nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình học

- Bước 3: Xây dựng và thiết kế trò chơi

Thiết kế trò chơi học tập thường trải qua các bước:

+ Nêu rõ mục đích của trò chơi (tạo hứng thú nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng)

Trang 5

*Ý tưởng 2 : Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung phân số cho học sinh lớp

4 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu

+ Tiến hành nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến môn Toán (Giáo trình PPDH Toán; chương trình GDPT tổng thể và chương trình GDPT mới môn Toán; các bộ tài liệu học tập khác nhau, )

Bước 2: Xử lí tài liệu

+ Tổng hợp tài liệu thu thập được từ các thành viên

+ Tiến hành lựa chọn những thông tin phù hợp với vấn đề nội dung phân số ở lớp 4

Bước 3: Hình thành ý tưởng chủ đề bài học và một bài học cụ thể

+ Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với học sinh

+ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; phương tiện dạy học đa dạng, hấp dẫn và tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động.

Bước 4: Thiết kế và tổ chức dạy học

- Giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy và học của giáo viên

và học sinh.

+ Nghiên cứu nội dung phân số sẽ được dạy trong tiết học.

+ Xem xét vai trò, vị trí của nội dung tiết dạy trong chương trình và mối quan hệvới các tiết học trước và sau nó.

+ Tìm hiểu các phương tiện dạy học, các đồ dùng minh họa sao cho hiệu quả giờ dạy tốt nhất.

+ Trình bày kế hoạch dạy học

1.2 Hình thành ý tưởng bài học: Bài 58: So sánh phân số ( bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

KHỞI

ĐỘNG

Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò

mò của HS trước khi vào bài học.

PA1: Trò chơi PA2: Trực quan

Tranh, ảnh, video liên quan đến phân số

Bộ đồ dùng dạy

Trang 6

KHÁM

PHÁ

Qua hoạt động khám phá kiến thức mới, HS hiểu được và biết cách so sánh hai phân số; vận dụng giải các bài tập ở phần hoạt động.

PA1: Trò chơi PA2: Thảo luận nhóm

PA3: Vấn đáp PA4: Trực quan

Tranh, ảnh

Bộ đồ dùng học tập

Câu hỏi luyện tập

Phiếu bài tập Bảng phụ

CỦNG CỐ

Giúp học sinh củng

cố lại kiến thức đã học.

PA1: Đàm thoại PA2: Vấn đáp

2 Đánh giá ý tưởng và ra quyết định lựa chọn ý tưởng

2.1 Đánh giá và quyết định lựa chọn ý tưởng đề tài

* Ý tưởng 1: Thiết kế trò chơi học tập nội dung phân số cho học sinh lớp 4

Về thuận lợi:

- Giúp sinh viên trau dồi được các kỹ năng sư phạm của một người giáo viên

- Tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy

- Giúp sinh viên linh động và biết cân bằng thời gian và biết cách tổ chức

- Giúp học sinh có hứng thú và tiếp thu bài học tốt hơn

Về khó khăn:

- Cần có ngân hàng trò chơi phong phú, đa dạng

- Mất nhiều thời gian và công sức đầu tư

- Ồn ào, dễ gây mất trật tự lớp học và không thuận lợi khi tổ chức ngoài lớp học

- Gây nhàm chán và không hiệu quả nếu tổ chức dạy học trò chơi thường xuyên

*Ý tưởng 2 : Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực

Về thuận lợi:

Trang 7

- Giúp sinh viên trau dồi được các kĩ năng phục vụ cho việc giảng dạy sau này

- Sinh viên sẽ được trau dồi, phát triển các kỹ năng về thiết kế, tổ chức và đánh giá kiến thức, phẩm chất, năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập, tiếp thu nhanh kiến thức và phát triển các năng lực tư duy, lập luận.

Sau quá trình phân tích, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các ý

tưởng, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC”

2.2 Đánh giá và lựa chọn phương pháp dạy học: Bài 58: So sánh phân số Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, so sánh hai phân số khác mẫu số

(trường hợp có một mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại).

- Vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan tới so sánh phân số.

- Phẩm chất

Trang 8

+ Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

+ Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

+ Trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

Chúng em đánh giá hoạt động dựa trên 3 tiêu chí:

Tính hiệu quả: GV tổ chức hướng dẫn HS có khả năng tiếp thu được năng lực

chung thông qua việc thiết kế bài dạy Khi HS phát huy năng lực một cách hiệu quả có nghĩa là HS đã vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Tính khả thi: GV đã chuẩn bị các phương tiện để HS có thể phát huy tối đa

tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm.

Tính phù hợp: GV phải xác định rõ HS có thể lĩnh hội được những kiến thức

gì đã học thông qua các hoạt động dạy học Những hoạt động đó có thực sự phù hợp với học sinh hay không.

Lập kế hoạch thực hiện hoạt động:

mò của HS trước khi vào bài học.

PPDH: Trò chơi Tranh, ảnh,

video liên quan đến phân số

Bộ đồ dùng dạy học

KHÁM

PHÁ

Qua hoạt động khám phá kiến thức mới, HS hiểu được và biết cách so sánh hai phân số; vận dụng giải các bài tập ở phần hoạt động.

PPDH:Thảo luận nhóm, trực quan

Tranh, ảnh

Bộ đồ dùng học tập

Câu hỏi luyện tập

Phiếu bài tập Bảng phụ

CỦNG CỐ

Giúp học sinh củng

cố lại kiến thức đã

PPDH: Đàm thoại

Trang 9

3 Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về phân số

- Khái niệm về phân số là một biểu hiện của hai số hữu tỉ, trong đó số trên đượcgọi là tử số và số dưới được gọi là mẫu số Tử số và mẫu số của phân số là hai sốnguyên, và mẫu số phải khác 0

- Phân số được định nghĩa gồm tử số và mẫu số vì cách biểu diễn này cho phépchúng ta biểu thị phần nào của một số đã được chia thành các phần nhỏ hơn Tử số thểhiện phần được chia từ số ban đầu và mẫu số thể hiện phần đã chia ra làm bao nhiêuphần bằng nhau Ví dụ, phân số 1/2 cho biết rằng số ban đầu đã được chia thành haiphần bằng nhau và chúng ta đang nói về phần mà một phần đó tạo ra thành

- Phân số có thể diễn đạt dưới dạng tỉ lệ của các số nguyên Ví dụ, phân số 1/2

Theo từ điển Tiếng Việt :

- Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật hoặc phẩm chất là nhữngyếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống, ý thức pháp luậtcủa con người được hình thành sau một quá trình giáo dục

- Đó là phẩm chất chung, cơ bản của con người là một hệ chuẩn mực, là thước

đo được xã hội nhìn nhận để đánh giá phẩm chất con người và cũng để từng cá nhânhướng vào mà phát triển phẩm chất cho riêng mình

- Trong thực tế có nhiều dạng phẩm chất có "kích thước" khác nhau, có nhữngphẩm chất nhỏ hơn phẩm chất chung được coi như phẩm chất thành phần, phẩm chất bộ

Trang 10

phận Đó là những phẩm chất con của phẩm chất chung như: Phẩm chất đạo đức, phẩmchất trí tuệ, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất chính trị…

- Tổ hợp khác nhau các phẩm chất thành phần sẽ tạo ra các phẩm chất chungkhác nhau Do vậy, trong các giai đoạn và thời đại lịch sử khác nhau xã hội sẽ cần cónhững phẩm chất chung khác nhau

b Năng lực

- Theo từ điển tiếng việt:

- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiệnmột hoạt động nào đó hoặc năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹnăng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định

- Từ điển năng lực của Đại học Harvard cho rằng, năng lực là những thứ mà mộtngười phải chứng minh có hiệu quả trong:

- Theo từ điền này: năng lực thì không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhấtnào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý

cá nhân Đó là sự thống nhất hữu cơ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảmbảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn

- Như vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của mộtngười về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thànhđược nhiệm vụ Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so vớinhững người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau

- Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiến thức/kỹnăng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò công việc

1.1.3 Khái niệm về dạy học theo định hướng phát tiển phẩm chất và năng lực cho học sinh

- Năng lực bao gồm khả năng, kỹ năng và thái độ của mỗi cá nhân trong việc họctập, giải quyết vấn đề trong cuộc sống Dạy học theo hướng phát triển năng lực là môhình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người học Trong đó, năng lực làtổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy

và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục đích giúp người học chứng minh khảnăng học tập thực sự của mình Từ đây, các bạn có thể phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập

Trang 11

- Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lựcvận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người nănglực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấnmạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

- Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng pháttriển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuốicùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điềukhiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

- Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nộidung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáodục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phươngpháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạyhọc tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướng pháttriển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tảthông qua hệ thống các năng lực (Competency) Kết quả học tập mong muốn được mô

tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đãquy định trong chương trình Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảoquản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra

- Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiệnquản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của

HS Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạyhọc thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức Ngoài rachất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trìnhthực hiện

1.2 Đặc điểm của học sinh lớp 4

1.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4

Lớp 4 là thời điểm lý tưởng cho sự hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, giúp các em biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc vào học tập, giao tiếp

Từ khoảng trời của gia đình, nhà trường trong những mối quan hệ thầy cô, bạn bè, HS bước đến những chân trời mới của khát vọng, khám phá và trả lời những câu hỏi về cuộc sống, các em háo hức với việc vận dụng kiến thức tiếng Việt vào học tập, hình thành các phẩm chất, năng lực Về nhận thức, các giác quan cảm giác, thị giác, thính

Trang 12

giác, khứu giác, vị giác, 43 xúc giác đang trong q trình phát triển và hồn thiện Các em

có mục đích và phương hướng rõ ràng, các em bắt đầu biết lập kế hoạch và chủ động tham gia vào các hoạt động, trên cơ sở đó GV có thể xây dựng các hoạt động theo các mức độ phù hợp, kích thích cảm nhận, tri giác tích cực đồng thời giúp HS hứng thú hơnvới các HĐTN

HS có khả năng chuyển từ cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát, đặc biệt tư duy ngôn ngữ cũng bắt đầu hình thành Trí tưởng tượng của HS lớp 4, 5 đã phát triển phongphú hơn so với giai đoạn đầu tiểu học nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Bên cạnh đó các em đi tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng từngười lớn do đó GV phải khéo léo hướng dẫn giúp các em nhận ra sự cần thiết của việc học, nếu quá khắt khe hoặc lơi lỏng thiếu quan tâm, có thể sẽ gây ra cho các em những

ấn tượng lệch lạc về mặt tâm lý và ứng xử HS cần được yêu thương, chăm sóc ấn cần, tinh tế, nhạy cảm, nắm bắt được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực ở các em, tránh gâycho trẻ sự mặc cảm, tự ti

Nhu cầu giao tiếp ở HS lớp 4, 5 là một trong những nhu cầu quan trọng giúp các em

có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhờ có giao tiếp mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển thơng qua ngơn ngữ nói và viết HS phát triển trí tuệ,thành thao, tự tin trước mọi người Tham gia HĐTN là điều kiện tốt trong đời sống tinhthần của trẻ, giúp trẻ hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực

Đặc điểm tình cảm của HS lớp 4, 5 thiên cụ thể, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, dễ khóc mà cũng nhanh cười có thể nóitình cảm của trẻ chưa bền vững, hay thay đổi tuy vậy so với giai đoạn đầu tiểu học tình cảm của các em đã "người lớn" hơn rất nhiều Tổ chức các HĐTN hình thành và phát triển tình cảm của HS luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu, GV cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời mà không làm Chính vì thế, việc dạy học thông qua các HĐTN cần khéo léo, tế nhị để kích thích trẻ tích cực học tập

1.2.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4

Tư duy là một quá trình tâm lí thuộc cấp độ nhận thức lí tính, phản ánh những đặc điểm bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiệntượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

Tư duy của HS lứa tuổi tiểu học là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa trên những đặc điểm trực quan của sự vật và hiện tượng cụ thể Nhà tâm lí học nổi tiếng J.Piagie (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ tử 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó, có thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan Ví dụ, trong giờ Học vần, ở lớp 1 để các em

dễ hình dung ra vẫn đang học thì bên cạnh kênh chữ thì kênh hình là một phần không thể thiếu để hỗ trợ các em học tập

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh tiểu học dần dần chuyển nhận thức các mặt bên ngoài của các hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào bên trong của sự vật hiện tượng Điều đó tạo khả năng tạo

Trang 13

đó, học sinh dần dần học tập các khái niệm khoa học Để hình thành cho học sinh nhớ một khái niệm khoa học, cần phải dạy cho các em cách xem xét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng Những dấu hiệu này không phải bao giờ cũng dễ nhận ra

và dễ phân biệt với các dấu hiệu không bản chất

Kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất không dễ gì thực hiện ngay được Vì đối với học sinh tiểu học, tri giác trước hết là những dấu hiệu bên ngoài và những dấu hiệu này chưa chắc đã là bản chất Đó là nguyên nhân của những sai lầm thường xuyên của học sinh tiểu học trong quá trình lĩnh hội khái niệm Những sai lầm này thường là sự thay thế các dấu hiệu, thuộc tính không bản chất ngang hàng với dấu hiệu bản chất

Khi khái quát hóa, học sinh đầu Tiểu học thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

Tóm lại, đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học không có ý nghĩa tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối Đặc điểm tư duy của học sinh lớp 4 có ý nghĩa rất lớn đến khả năng vận dụng lí thuyết lập luận trong làm văn kể chuyện Trong quá trình học tập, tư duy của học sinh lớp 4 thay đổi rất nhiều Sự phát triển của tư duy dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản của quá trình nhận thức, biến chứng được tiến hành một cách có chủ định Điều này giúp học sinh thích nghi tốt với rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm văn đặc biệt là văn kể chuyện

1.3 Vai trò, nhiệm vụ của việc hình thành kiến thức về phân số cho học sinh lớp theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực

1.3.1 Vai trò của việc hình thành kiến thức về phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực

Trong chương trình toán Tiểu học, phân số là một mạch kiến thức có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầuđược thực hiện một cách đa dạng phong phú

Mạch kiến thức phân số còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện; hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện trí thông minh; là cơ

sở để mở rộng các mạch kiến khác như hỗn số, số thập phân

Việc lĩnh hội các kiến thức về phân số còn giúp các em vận dụng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày và là cơ sở để các em học tiếp lên các bậc học trên

Bắt đầu từ lớp 4, kiến thức toán về phân số được nâng lên một mức độ khó hơn và phức tạp hơn, nhiều dạng tính toán hơn Trong đó dạng toán so sánh phân số là một dạng toán chiếm thời lượng tương đối lớn, nó xuyên suốt chương trình toán lớp 4 Songthực tế số em giải quyết tốt các bài toán về so sánh phân số chưa nhiều, kết quả bài

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w