1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án phòng ngừa thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự Án Phòng Ngừa Thảm Hoạ Liên Quan Đến Biến Đổi Khí Hậu
Trường học Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Lan
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 184,31 KB
File đính kèm DPCC project-final report_0712171499.zip (168 KB)

Nội dung

KhÝ hËu toµn cÇu ®ang thay ®æi. NhiÖt ®é toµn cÇu vµ mùc n−íc biÓn ®ang d©ng cao. C¸c nhµ khoa häc trªn thÕ giíi ®Òu cho r»ng hiÖn t−îng nµy lµ do nång ®é “khÝ nhµ kÝnh” th¶i vµo khÝ quyÓn ®ang t¨ng nhanh. Trong sè c¸c t¸c ®éng cña biÕn ®æi khÝ hËu, c¸c nhµ khoa häc dù ®o¸n r»ng thêi tiÕt sÏ trë nªn kh¾c nghiÖt h¬n, c¶ vÒ c−êng ®é lÉn tÇn suÊt, vµ m« h×nh thêi tiÕt còng sÏ thay ®æi. Thêi tiÕt kh¾c nghiÖt ¶nh h−ëng ®Õn con ng−êi, tµi s¶n cña hä, c¬ së h¹ tÇng vµ hÖ sinh th¸i. Nh÷ng ng−êi nghÌo vµ sèng ë c¸c khu vùc träng ®iÓm thiªn tai ®Òu rÊt dÔ bÞ tæn th−¬ng tr−íc th¶m ho¹. T×nh tr¹ng dÔ bÞ tæn th−¬ng cña hä thËm chÝ cßn gia t¨ng nÕu kh«ng cã c¸c c¬ chÕ øng phã víi th¶m ho¹

Trang 1

Báo cáo cuối cùng

Dự án: Phòng ngừa thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu

Đơn vị thực hiện: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Thời gian thực hiện: 1/5/2003-31/03/2006

Giai đoạn báo cáo: 1/5/2003-31/03/2006

Tổng ngân sách: 311.850 Euro

Báo cáo số:

1 Phần khái quát

Bối cảnh:

Khí hậu toàn cầu đang thay đổi Nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển đang dâng cao Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng hiện tượng này là do nồng độ “khí nhà kính” thải vào khí quyển đang tăng nhanh Trong số các tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học dự

đoán rằng thời tiết sẽ trở nên khắc nghiệt hơn, cả về cường độ lẫn tần suất, và mô hình thời tiết cũng sẽ thay đổi

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến con người, tài sản của họ, cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái Những người nghèo và sống ở các khu vực trọng điểm thiên tai đều rất dễ bị tổn thương trước thảm hoạ Tình trạng dễ bị tổn thương của họ thậm chí còn gia tăng nếu không có các cơ chế ứng phó với thảm hoạ

Tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang trở thành mối quan tâm to lớn của Hiệp hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế Trung tâm Biến đổi khí hậu CTĐ/TLLĐ vì thế cũng được thành lập tại Hà Lan Trong số các hoạt động mà Trung tâm

đang tiến hành có các dự án thí điểm để tìm hiểu cách thức giảm nhẹ rủi ro của biến đổi khí hậu Một trong các dự án thí điểm này là “Dự án Phòng ngừa thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu” (Dự án DPCC) tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới 5 tỉnh ven biển miền Trung tham gia Dự án này là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận và Bình Thuận nằm trong số các tỉnh dễ bị ảnh hưởng nhất do vị trí địa lý và sự phát triển kinh thế xã hội còn hạn chế Phần lớn các thảm hoạ tại Việt Nam liên quan đến các điều kiện thời tiết khắc nghiệt Hàng năm, bão, lũ, hạn hạn và các thảm hoạ khác đã gây ra thương vong, thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng Tình trạng dễ bị tổn thương hiện nay có thể sẽ gia tăng vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam sẽ chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu

Dự án DPCC do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cơ quan có vai trò quan trọng trong các chương trình quản lý thảm hoạ tại Việt Nam, thực hiện và được Hội CTĐ Hà Lan hỗ trợ

Đây là dự án thí điểm, được tiến hành trong 2.5 năm Giai đoạn đầu (1.5 năm) được tài trợ từ nguồn tài trợ BUZA đã kết thúc

Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung của Dự án là góp phần giảm thiểu những thiệt hại và tác động tiêu cực đối với những người dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam do thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu gây

ra

Trang 2

Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, Dự án DPCC có mục tiêu cụ thể là tăng cường năng lực cho người dân Việt Nam để thích ứng và ứng phó với thiên tai liên quan

đến biến đổi khí hậu

Đối tượng hưởng lợi

Các nhóm đối tượng hưởng lợi chính của Dự án là:

1 Trung ương Hội CTĐ Việt Nam trong đó có khoảng 80 cán bộ Dự án tập trung chủ yếu vào các ban chức năng như Ban Công tác xã hội (11 cán bộ) Hội CTĐ Việt Nam

là một tổ chức nhân đạo rộng lớn, có kinh nghiệm và vai trò quan trọng trong các chương trình quản lý thảm hoạ tại Việt Nam

2 5 tỉnh Hội CTĐ tham gia (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng số 31.476 người Số lượng này gồm cán bộ, tình nguyện viên CTĐ, thành viên các đội ứng phó khẩn cấp và thanh thiếu niên CTĐ trường học tại cấp tỉnh, huyện và xã tham gia Cả 5 tỉnh Hội đều là các tỉnh ven biển và thường xuyên phải hứng chịu các thảm hoạ tự nhiên do vị trí địa lý và sự phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế

3 30 xã tham gia dự án (6 xã mỗi tỉnh) và người dân trong xã (267.605 người) Xem Phụ lục 1: Danh sách các xã Các xã này được lựa chọn tham gia Dự án vì: Trong tỉnh mình, 1/các xã này đã chịu nhiều thiệt hại do thiên tai trong 5 năm vừa qua; 2/các xã này dễ bị tổn thương nhất trong tỉnh (tỷ lệ hộ nghèo cao nhất); 3/Hội CTĐ xã hoạt

động tích cực, nhiệt tình và được chính quyền xã hỗ trợ

Những thay đổi đã được các Bên thống nhất trong quá trình thực hiện Dự án:

Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cũng như phương hướng triển khai Dự án không có gì thay

đổi trong giai đoạn vừa qua Tuy nhiên, đến cuối năm đầu tiên (2003), Dự án DPCC đã được sửa đổi cho phù hợp hơn với tình hình thực tế tại Việt Nam và với năng lực của Hội CTĐ Việt Nam và đồng thời điều chỉnh nguồn tài trợ cho năm 2005 (vì nguồn tài trợ của Chính phủ Hà Lan được thay thế bằng nguồn của Hội CTĐ Hà Lan) Theo đó, các kết quả mong đợi và các hoạt động (ngân sách hoạt động) đã được xây dựng lại Ví dụ, giai đoạn đầu có hoạt động trồng rừng ngập mặn và xây nhà chống bão lũ Sau khi sửa đổi, các hoạt động này không cố

định, mà tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của người dân Nếu họ thấy các hoạt động này là ưu tiên của mình, thì Dự án sẽ tài trợ cho các hoạt động đó theo mục “các biện pháp giảm nhẹ rủi

ro tại cộng đồng (tiểu dự án) Để biết thêm thông tin, xin xem Văn kiện dự án sửa đổi ngày

24/3/2004

Các kết quả

Giai đoạn 1.5 năm của Dự án đã kết thúc Đến nay, Dự án DPCC đã đạt được các kết quả tích cực thuộc các lĩnh vực sau:

1 Nâng cao năng lực cho Hội Quốc gia (HQG):

• Cán bộ tham gia Dự án đã có kiến thức tốt hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tình hình cụ thể tại Việt Nam, sự hiểu biết cơ bản về các nỗ lực quốc tế trong việc giảm thiểu khí nhà kính (Nghị định thư Kyoto)

• Họ đã nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các thảm hoạ tự nhiên, mối liên quan với công tác phòng ngừa thảm hoạ của Hội CTĐ Vì thế, họ có thái độ và nhận thức tốt hơn về thảm hoạ và phòng ngừa thảm hoạ

• Khả năng quản lý thảm hoạ đã được nâng cao với việc tiến hành HVCA, lập kế hoạch PNTH, tập huấn sơ cấp cứu,v,v tại cấp tỉnh, huyện và xã Hội CTĐ các cấp đều có khả năng và tích cực xây dựng kế hoạch hành động phòng ngừa thảm hoạ

Trang 3

• Các kỹ năng tập huấn và hướng dẫn tập huấn của cán bộ các cấp đã được nâng cao,

đặc biệt là đối với tập huấn DPCC cấp xã, HVCA, lập kế hoạch PNTH và xây dựng các biện pháp thích nghi tại cộng đồng

• Công tác quản lý dự án đã được cải thiện Cán bộ tại cấp Trung ương và tỉnh/huyện có

kỹ năng đánh giá nhu cầu, thực hiện, giám sát, báo cáo, viết đề xuất dự án tốt hơn trước

• Các cấp đã hiểu rõ và áp dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng và do đó đã huy động được sức dân Thông qua các hoạt động PNTH dựa vào cộng đồng khác nhau, năng lực và vai trò của Hội CTĐ đã được nâng cao

2 Công tác Phòng ngừa thảm hoạ và giảm nhẹ thiên tai:

• Công tác phòng ngừa thảm hoạ và giảm nhẹ rủi ro tại 30 xã đã được cải thiện Các lớp tập huấn tại địa phương đã cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về PNTH cho người dân Các đợt HVCA đã xác định ra các rủi ro chính, nguy cơ tổn thương cũng như khả năng đối phó của các xã HVCA đã giúp người dân xây dựng được kế hoạch PNTH tốt hơn, theo đó vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên ban chỉ đạo PCLB xã được xác định

cụ thể Việc thực hiện các tiểu dự án sẽ tăng cường sự an toàn hơn nữa cho cộng đồng trước các thảm hoạ

• Do có sự nhận thức và kiến thức tốt hơn về thảm hoạ, cán bộ CTĐ và lãnh đạo chính quyền địa phương đã có những hướng dẫn cụ thể, tốt hơn trong công tác PNTH

• Các xã hiện nay được tăng cường các trang thiết bị PNTH (như thuyền cứu hộ, các thiết

bị truyền thông và cứu hộ, túi sơ cấp cứu,v,v) và các kỹ năng (đánh giá HVCA, lập kế hoạch PNTH, tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu trợ, phục hồi,v,v)

• Nguồn nhân lực PNTH đã được nâng cao Cán bộ và tình nguyện viên CTĐ các cấp có kiến thức và kỹ năng tốt hơn sau khi tham dự các lớp tập huấn DPCC, sơ cấp cứu, đánh giá HVCA và thực hiện các tiểu dự án

• Phương pháp PNTH đã chuyển dần sang phương pháp dựa vào cộng đồng, theo đó người dân địa phương tham gia tích cực hơn vào kế hoạch PNTH của xã mình, hơn là phương pháp do chính quyền xã đơn phương xây dựng

Bài học kinh nghiệm

1 Về biến đổi khí hậu và phòng ngừa thảm hoạ

• Mặc dù khái niệm biến đổi khí hậu còn phức tạp và mơ hồ, nhưng các nhóm đối tượng

mà Dự án nhắm tới rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu về tác động của nó, đặc biệt

là đối với các thảm hoạ tự nhiên như bão, lũ và hạn hán Thông điệp cho các nhóm đối tượng này cần đơn giản và thiết thực, liên quan trực tiếp đến cuộc sống/công việc hàng ngày của họ Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào một chương trình phòng ngừa thảm hoạ là cách làm đúng đắn để giải quyết vấn đề này, nhưng điều đó đòi hỏi sự tận tâm

và hiểu biết sâu sắc của tất cả cán bộ tham gia Dự án

• Việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và phòng ngừa thảm hoạ cho các nhà hoạch định chính sách vẫn là một thách thức lớn Hội CTĐ vẫn được coi là tổ chức từ thiện tham gia trong các trường hợp khẩn cấp Vì thế, Hội cần thúc đẩy vài trò hơn nữa và đồng thời tuyên truyền mạnh cho các mục tiêu Dự án Sự hợp tác giữa Hội CTĐ và các nhà khoa học, các cơ quan tổ chức liên quan là rất quan trọng để hướng tới quá trình đưa ra quyết sách về PNTH/BĐKH ở cấp quốc gia

• Phần biến đổi khí hậu không phải là phần mới và thách thức duy nhất trong Dự án DPCC Cán bộ địa phương còn thiếu kinh nghiệm với công tác PNTH dựa vào cộng

đồng và thực hiện tuần tự các bước trong đánh giá HVCA Vì thế, chúng ta cần tăng cường hỗ trợ và giám sát

2 Về thiết kế và quản lý dự án

Trang 4

• Việc các cán bộ nắm vững các hoạt động có trong Dự án là một điều hết sức quan trọng trong quá trình triển khai Dự án Hiện nay, Hội CTĐ đã xây dựng được nguồn nhân lực ban đầu, với kỹ năng và kiến thức mới trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và phòng ngừa thảm hoạ dựa vào cộng đồng Các kiến thức này cần được tăng cường để

đạt các kết quả bền vững

• Các lớp tập huấn về PNTH/BĐKH tại các cấp rất thiết thực, nhưng phương pháp và tài liệu cần được phát triển hơn nữa và phù hợp hơn về mặt thời lượng, mục tiêu và nội dung

• Dự án thí điểm này còn có một thách thức lớn khác đó là phạm vi thực hiện quá rộng (30 xã trong 5 tỉnh) trong khi khả năng có hạn Điều này cần nhiều nỗ lực của các cán

bộ Hội CTĐ tại các cấp (như trong việc thực hiện tiểu dự án, tổng hợp bài học kinh nghiệm) Việc điều phối cũng cần được thực hiện tốt, vì nhiều cán bộ tham gia Dự án này tại các cấp cũng tham gia vào các dự án khác, do đó họ không có nhiều thời gian cho Dự án

Kiến nghị

1 Đối với dự án này trong năm 2005

ư Trong năm 2005, Dự án DPCC sẽ tập trung chủ yếu vào các tiểu dự án thực hiện tại

địa phương Các hoạt động này cần được giám sát chặt chẽ để thu được những kinh nghiệm và phương tiện nhằm “tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” của người dân và lồng ghép biến đổi khí hậu vào các hoạt động quản lý thảm hoạ hàng ngày tại cộng đồng Vì thế, chúng ta cần xây dựng kế hoạch đánh giá cuối Dự án một cách cẩn thận vào đầu năm để các hoạt động giám sát được thực hiện phù hợp

ư Các cán bộ dự án các cấp cần được tập huấn nhắc lại về PNTH/BĐKH, các kỹ năng quản lý thảm hoạ dựa vào cộng đồng, kỹ năng tuyên truyền/vận động

ư Cần củng cố Ban Điều hành/Nhóm hành động tại Trung ương và tỉnh/huyện Các kỹ năng quản lý dự án (như lập kế hoạch và điều phối) cho các cán bộ chủ chốt cần được phát triển hơn nữa và cần chú ý đến thời gian tham gia của các thành viên này vào các hoạt động cụ thể của Dự án

ư Hội CTĐ Việt Nam cần tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác như Ban Chỉ đạo PCLBTƯ và Viện khí tượng thuỷ văn và các cơ quan PNTH/BĐKH bằng cách tham gia tích cực vào các hoạt động chung (như Họp nhóm Hành động Quản lý thảm hoạ)

và các hoạt động cụ thể khác

2 Ngoài khuôn khổ Dự án này

• Nhằm đảm bảo tính bền vững của Dự án, chúng ta cần thiết kế một kế hoạch tiếp theo dựa trên các bài học kinh nghiệm đã thu được từ dự án thí điểm này

• Hội CTĐ VN và các đối tác của mình cần xác định rõ muốn lồng ghép khía cạnh gì của BĐKH và lồng ghép như thế nào vào các chương trình PNTH hiện tại

• Thoả thuận giữa Hội CTĐ VN và Ban Chỉ đạo PCLBTW, hiện đang được sửa đổi, về phân định vai trò và trách nhiệm trong quản lý thảm hoạ cũng cần đề cập đến các vấn

đề BĐKH

Kết luận

Dự án DPCC rất phù hợp với chương trình PNTH hiện tại của Hội CTĐ VN và đã đáp ứng

được các yêu cầu nâng cao năng lực PNTH thực tế của TƯ Hội và các tỉnh Hội Việc sửa đổi

Dự án cuối năm 2003 là cần thiết để cân bằng giữa yêu cầu của Trung tâm BĐKH và kinh nghiệm/nhu cầu của TƯ Hội và đã làm Dự án phù hợp hơn và khả thi hơn đối với TƯ Hội và các tỉnh Hội thụ hưởng Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức (như trong quá trình quản lý

Dự án, giám sát và đánh giá), Hội CTĐ VN đã thành công trong quá trình triển khai và đã đạt

được hầu hết các mục tiêu đề ra

Trang 5

Qua Dự án này đã chứng tỏ rằng Hội CTĐ có thể tham gia tích cực vào công tác nâng cao nhận thức trước thiên tai (liên quan đến biến đổi khí hậu) tại các cộng đồng dễ bị tổn thương

và huy động được nhân dân tham gia PNTH tốt hơn Tuy nhiên, các tác động của Dự án chỉ

có thể được biết đến sau năm nay, khi mà các tiểu dự án tại các xã đã hoàn thành

Ngoài ra, khái niệm BĐKH còn khá mới mẻ và phức tạp đối với nhiều đơn vị tham gia Vì thế, chúng ta cần tổ chức các hoạt động tiếp theo để tăng cường các kết quả đạt được và biến khái niệm đó trở lên quen thuộc trong các chương trình PNTH

2 Phần các kết quả cụ thể

Các kết quả mong đợi được trình bày trong chương này là các kết quả mong đợi sau khi dự án kết thúc (tháng 12/2005) Vì thế trong phần này chỉ trình bày các kết quả đã đạt được tính đến nay

2.1 Kết quả mong đợi 1: Nâng cao vai trò của Hội CTĐ thông qua tăng cường hợp

tác với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Phòng ngừa thảm hoạ/biến

đổi khí hậu (DPCC) và quảng bá cho Dự án

2.2 Các hoạt động và kết quả thực tế

Hoạt động 1.1: Xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức DPCC liên quan

Trong khuôn khổ Dự án DPCC đã hình thành và tăng cường được mạng lưới các đơn vị trong

và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa thảm hoạ và biến đổi khí hậu Nhóm Hành động Dự án đã tham dự và tổ chức nhiều cuộc gặp, cuộc thảo luận và chia sẻ thông tin với các đối tác và cơ quan quan trọng Các cơ quan này bao gồm: Viện Khí tượng Thuỷ văn trung ương (IMH), Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương (PCLBTƯ), CECI (một tổ chức Phi chính phủ), Nhóm Hành động Quản lý thảm hoạ (trong đó có sự tham dự của nhiều

tổ chức Phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa thảm hoạ tại Việt Nam, Oxfam, SNV,v,v Nội dung chủ yếu của các cuộc gặp là các hoạt động của Hội CTĐ trong lĩnh vực mới mẻ này, phương hướng thực hiện Dự án, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật,v,v

Mặc dù nội dung và kết quả của các cuộc gặp có khác nhau, nhưng nhìn chung các hoạt động xây dựng mạng lưới này đã góp phần tăng cường vai trò của Hội CTĐ Hội CTĐ Việt Nam hiện nay đã có quan hệ công tác và hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức DPCC (cả của Chính phủ và Phi chính phủ) tại Việt Nam Đồng thời, Hội cũng biết được các dự án do các tổ chức khác thực hiện và có thể tận dụng kinh nghiệm của họ phục vụ cho Dự án này Hầu hết các tổ chức đều bày tỏ mối quan tâm trong việc hợp tác thực hiện các hoạt động tương tự Sự quan tâm này đã được thể hiện qua sự tham gia của CECI vào Hội thảo quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng trung tâm giữ trẻ của Liên minh Cứu trợ trẻ em,v.v Ngoài ra, Hội CTĐ VN

đã được mời tham dự tất cả các sự kiện DP và CC được tổ chức tại Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn các cuộc gặp này vẫn còn nhiều mới mẻ và vì thế chưa đi đến nhiều hoạt động hợp tác thiết thực Vì thế, các mối quan hệ này cần được duy trì và thúc đẩy hơn nữa, có thể bằng cách Hội tham gia tích cực vào các cuộc họp của nhóm DM Working Group

Hoạt động 1.2: Quảng bá và tuyên truyền cho các mục tiêu của Dự án

Các đơn vị thực hiện Dự án đã tiến hành nhiều hoạt động để quảng bá và tuyên truyền cho sáng kiến và phương pháp triển khai Dự án của Hội CTĐ Các hoạt động này gồm: viết bài cho Bản tin hàng quý của Hội CTĐ Hà Lan (được gửi đi toàn cầu), đưa tin về Dự án trên website của Hội CTĐ (www.vnrc.org.vn), trên Tạp chí Nhân đạo (được các cán bộ CTĐ toàn

quốc tham khảo)

Trang 6

Các bài báo và các ấn phẩm thông tin đã góp phần nâng cao vai trò của Hội CTĐ VN trong lĩnh vực DPCC Nhiều lần Hội CTĐ VN đã nhận được thư từ hỏi thăm về Dự án từ các cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực trên toàn thế giới

Hoạt động 1.3 Tổ chức 2 Hội thảo giữa Hội CTĐ với các cơ quan, tổ chức DPCC liên quan:

Cho đến nay vẫn chưa tổ chức được hội thảo nhỏ này giữa Hội CTĐ VN và các chuyên gia

DPCC như kế hoạch trong tháng 11/2004

2.3 Khác biệt, khó khăn và biện pháp khắc phục

Tính đến nay, có 2 khác biệt chính như sau:

1 Số bài báo đã đăng thấp hơn so với dự kiến trong khung LFA (đến nay đã đăng được 9/17 bài) Lý do chính là một số tạp chí/bản tin được dự kiến đưa tin tuyên truyền trong Dự án đã không hoạt động thường xuyên (như bản tin của Đối tác giảm nhẹ thiên tai NDMP) Hơn nữa, mạng website của Hội CTĐ VN cũng không được cập nhật thường xuyên Hội đang cải tiến trang website này trong tương lai để tuyên truyền sâu rộng về các hoạt động nhân đạo của mình

2 Dự án vẫn chưa thể tổ chức được một hội thảo nhỏ với các chuyên gia DPCC mặc dù

đã có kế hoạch Lý do chính là vẫn chưa có dịp thuận lợi Hội thảo này được dự định

tổ chức sau Hội thảo quốc gia về DPCC (xem hoạt động 2) Tuy nhiên, Hội thảo quốc gia lại chỉ được tổ chức vào tháng 11/2004 Nếu không có gì thay đổi, hoạt động này

sẽ được tổ chức vào năm 2005

2.4 Kết quả mong đợi 2: Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu

và phòng ngừa thảm hoạ giữa các cơ quan, tổ chức DPCC liên quan

2.5 Các hoạt động và kết quả thực tế

Hoạt động 2.1: Xây dựng tài liệu cơ bản về BĐKH và PNTH trong bối cảnh tại Việt Nam:

Với sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều chuyên gia và cơ quan DPCC trong và ngoài nước, Hội CTĐ VN và Hội CTĐ Hà Lan đã xây dựng thành công một cuốn tài liệu giải thích về mối quan hệ cơ bản giữa phòng ngừa thảm hoạ và biến đổi khí hậu (đặc biệt là tình hình tại Việt Nam) và các hoạt động tương ứng của Hội CTĐ trong lĩnh vực này Tài liệu này đã được cấp phát rộng rãi cho các đối tác và các cơ quan quan tâm (đã được cấp phát trong Hội thảo quốc gia) và do đó cũng đã góp phần nâng cao nhận thức về DP, CC và vai trò của Hội CTĐ VN

Hoạt động 2.2.1: Tổ chức hội thảo quốc gia về BĐKH-PNTH

Hội CTĐ VN đã tổ chức thành công một hội thảo quan trọng ở cấp độ quốc gia Sự kiện này

được đồng tổ chức với IMH và Ban chỉ đạo PCLBTƯ Khoảng 65 đại điểu đến từ các tổ chức

DP, CC, một số quan chức cao cấp của Chính phủ đã tham dự Hội thảo đã nghe nhiều bài trình bày, các cuộc thảo luận tập thể và các hội thảo nhỏ Sự kiện này không chỉ cung cấp thông tin về DP và CC mà còn nâng cao vai trò của Hội CTĐ VN và đã tạo ra một diễn đàn

đối thoại giữa nhiều tổ chức khác nhau

Các kết luận chính của Hội thảo như sau:

ư Cần có sự chia sẻ thông tin tại tất cả các cấp (cho các nhà hoạch định chính sách, các NGO hoạt động trong các chương trình phát triển, các cộng đồng dễ bị tổn thương) về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt cũng như các cách ứng phó khác nhau Thông tin cần phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm đáp ứng các nhu cầu

cụ thể

ư Hơn nữa, cần tăng cường hợp tác giữa các tổ chức liên quan để đạt được hiệu quả tối đa trong ứng phó với thảm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra Cũng cần thành lập các đối tác để

sử dụng các kinh nghiệm, kiến thức và khả năng của mỗi tổ chức thành viên Việc này cần có một tổ chức điều phối tốt với vai trò và nhiệm vụ cụ thể

Các mục tiêu và chương trình Hội thảo quốc gia được đưa ra ở Phụ lục 2 và 3 Hiện nay đã có bản thảo Báo cáo về Hội thảo

Trang 7

2.6 Khác biệt, khó khăn và biện pháp khắc phục

Hội thảo quốc gia vẫn còn một số khác biệt sau:

ư Hội thảo được tổ chức muộn hơn dự kiến rất lâu (tổ chức tháng 11/2004, dự kiến tháng 8/2004) Để không làm chậm tiến độ Dự án, các hoạt động khác được dự kiến sau Hội thảo mà không có mối quan hệ trực tiếp với Hội thảo, đã được triển khai sớm hơn so với

dự kiến và trước khi Hội thảo diễn ra

ư Số đại biểu tham dự Hội thảo thấp hơn mong đợi (từ 80-100) Trong 100 đại biểu được mời chỉ khoảng 65 người tham dự Hơn nữa, trong số đại biểu không đến có một số nhà hoạch định chính sách quan trọng và các tổ chức Phi chính phủ trong các lĩnh vực mà Hội CTĐ VN chưa có quan hệ công tác chặt chẽ (như các tổ chức môi trường) Lý do chính là thời gian: vào tháng 11 thường có nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức Để vẫn có thể chia sẻ thông tin với các cơ quan không tham dự, một số hoạt động tiếp theo cần được tổ chức trong thời gian tới

ư Hội thảo được tổ chức trong 1.5 ngày thay vì 2 ngày để các đại biểu có thể tham dự đầy

đủ Nhưng tất cả mục tiêu và chương trình Hội thảo đều vẫn đạt được

ư Báo cáo Hội thảo dự kiến hoàn thành trong năm 2004 Tuy nhiên do thời gian của các đối tác tổ chức và nhân lực của Hội CTĐ VN còn hạn chế nên chỉ hoàn thành xong bản thảo Báo cáo sẽ được hoàn thành và cấp phát vào tháng 3/2005

2.7 Kết quả mong đợi 3: Tăng cường năng lực của Trung ương Hội, các tỉnh Hội, cán

bộ và tình nguyện viên trong phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu

2.8 Các hoạt động và kết quả thực tế

Hoạt động 3.1: Nâng cao năng lực cho cán bộ TƯ Hội

Hoạt động 3.1.1: Tổ chức Tập huấn về DPCC, HVCA và lập kế hoạch cho cán bộ Trung

ương Hội

Giai đoạn đầu thực hiện dự án còn có một số khó khăn nhất định Một trong những lý do đó

là sự hiểu biết còn hạn chế về biến đổi khí hậu cũng như về lồng ghép biến đổi khí hậu vào các hoạt động PNTH đơn thuần Vì thế, trong giai đoạn sửa đổi đã tổ chức một hội thảo 3 ngày về Quản lý dự án cho 18 cán bộ lãnh đạo và nhân viên của các Ban chức năng của Trung

ương Hội Khoá tập huấn đã có các kết quả cụ thể Hội CTĐ VN có các kiến thức cơ bản về các vấn đề biến đổi khí hậu, các kỹ năng PNTH và đánh giá HVCA, hiểu rõ mối quan hệ giữa

CC và các hoạt động của Hội CTĐ Ngoài ra, cán bộ tham gia tập huấn đã biết các kỹ năng

đánh giá, lập kế hoạch, báo cáo,v,v trong quá trình quản lý dự án nói chung và để quản lý Dự

án DPCC nói riêng Sau khoá tập huấn, các cán bộ này đã thích thú và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của Dự án

Hoạt động 3.1.2: Đào tạo theo nhu cầu

Tiếp theo đợt đánh giá nhu cầu đào tạo, Dự án này đã tạo nhiều cơ hội phát triển kỹ năng công tác nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện Dự án Các cơ hội này gồm: tập huấn SPHERE, tập huấn PNTH dựa vào cộng đồng và tập huấn theo nhu cầu như viết báo cáo, xây dựng đề xuất dự án Ngoài tập huấn SPHERE vẫn chưa phù hợp lắm với tình hình thực tế tại Việt Nam, các cơ hội còn lại đều rất thiết thực và hữu ích vì đã đáp ứng nhu cầu thực tế của cán bộ Các hoạt động đến nay đã nâng cao năng lực cho cán bộ, giúp họ xây dựng được các hướng dẫn thực hiện tốt hơn cho Hội CTĐ các cấp dưới và quản lý Dự án này tốt hơn

Hoạt động 3.1.3: Tập huấn tài chính/kế toán cho cán bộ 5 tỉnh Hội

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn phát triển tài chính của Hiệp hội và Trung ương Hội,

Dự án DPCC đã tổ chức một khoá tập huấn tài chính/kế toán 2 ngày cho 10 cán bộ của cả 5 tỉnh Dự án, cán bộ Trung ương Hội và 1 cán bộ tài chính của tỉnh Hội Hoà Bình Khoá tập

Trang 8

huấn đề cập các yêu cầu, mẫu và phần mềm báo cáo tài chính trong Dự án, cac kỹ năng vi tính và các vấn đề tài chính chung khác Khoá tập huấn do Trung ương Hội, Hội CTĐ Hà Lan

và Ban Phát triển Tài chính của Hiệp hội tổ chức và hướng dẫn Kế quả là các tỉnh Hội hiện nay đều có khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản lý tài chính của Trung ương Hội và Nhà tài trợ

Hoạt động 3.1.4: Cung cấp thiết bị làm việc tại văn phòng

Trang thiết bị công tác đã được cung cấp đầy đủ cho bộ phận DP của Trung ương Hội Các trang thiết bị này gồm có máy tính, máy in, máy fax, máy ảnh và ổ cứng di động Tất cả các thiết bị này đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thực hiện các hoạt động Dự án

Hoạt động 3.2: Xây dựng hợp phần tập huấn về BĐKH và tổ chức tập huấn tại cộng đồng Hoạt động 3.2.1: Hội thảo xây dựng hợp phần tập huấn về BĐKH

Tháng 6/2004 đã tổ chức được một hội thảo để xây dựng tài liệu tập huấn về CC trong mối quan hệ với DP tại cấp tỉnh/huyện và cấp xã Hội thảo có sự tham dự của 1 chuyên gia của IMH, 3 tập huấn viên PNTH, 2 chủ tịch tỉnh Hội tham gia (Ninh Thuận và Hà Tĩnh) và 9 cán

bộ của Trung ương Hội

Cuối hội thảo đã thống nhất được nội dung của các hợp phần tập huấn cho cả cấp tỉnh/huyện

và cấp xã

Hoạt động 3.2.2: Hoàn thiện và xuất bản các hợp phần tập huấn

Hai hợp phần tập huấn (cấp tỉnh/huyện và cấp xã) về biến đổi khí hậu đã được biên soạn thành công, sử dụng nội dung được xây dựng tại hội thảo trên (hoạt động 3.2.1) Các bản thảo của hợp phần này đã được các tập huấn viên và chuyên gia IMH kiểm tra kỹ lưỡng Kết quả cuối cùng đã được lồng ghép vào tài liệu tập huấn hiện hành của Hội CTĐ VN Cả 2 hợp phần

đều tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu và các hoạt động liên quan của Hội CTĐ Tổng cộng 700 bản (500 tiếng Việt và 200 tiếng Anh) cấp tỉnh và 900 bản tiếng Việt cấp xã đã

được in và sử dụng

Sau khi in xong, các khoá tập huấn cấp tỉnh (hoạt động 3.3.2-3.3.3) và cấp xã (hoạt động 3.4.1 đến 3.4.5) đã được tổ chức, sử dụng tài liệu trên

Hoạt động 3.3: Tập huấn về DPCC, HVCA, lập kế hoạch và đào tạo tiếng Anh cho các tỉnh: Hoạt động 3.3.1: Tổ chức tập huấn về PNTH cho Ninh Thuận

Tháng 5/2005 đã tổ chức một khoá tập huấn về PNTH cho tỉnh Hội Ninh Thuận Đây là một tỉnh trọng điểm thiên tai nhưng chưa được tham gia vào chương trình PNTH của Hội CTĐ

VN Học viên gồm 16 cán bộ PNTH và lãnh đạo chủ chốt của văn phòng tỉnh Hội và các huyện Hội tham gia Dự án Khoá tập huấn chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1 cho 16 học viên

về các kiến thức cơ bản về Hiểm hoạ/Thảm hoạ, Giảm nhẹ rủi ro, Lập kế hoạch PNTH, Nâng cao nhận thức,v,v Các học viên đều tham gia nhiệt tình và vui vẻ, vì nội dung rất phù hợp với công việc của họ Giai đoạn 2 tập trung vào phương pháp và kỹ năng tập huấn cho 7 cán bộ sau này sẽ trở thành tập huấn viên cấp tỉnh của tỉnh Hội Các tập huấn viên này hiện nay là

đội ngũ nòng cốt của Ninh Thuận và đã hướng dẫn các khoá tập huấn tại cấp xã

Hoạt động 3.3.2 và 3.3.3: Tổ chức tập huấn DPCC, HVCA và lập kế hoạch cấp tỉnh:

Hai khoá tập huấn, mỗi khoá 4 ngày, đã được tổ chức cho 50 cán bộ chủ chốt của 5 tỉnh Hội Các học viên đều là lãnh đạo và cán bộ PNTH các cấp tỉnh,huyện và xã Khoảng 20% học viên là phụ nữ Khoá tập huấn đã trang bị các kỹ năng và kiến thức về các vấn đề chính trong tài liệu PNTH, hợp phần biến đổi khí hậu và HVCA Mặc dù tài liệu còn mới và phức tạp (đặc biệt là hợp phần về biến đổi khí hậu), mọi người đều nhận thấy nội dung đều dễ hiểu và thú

vị Các học viên đều rất thích thú và tham gia đầy đủ vào các bài giảng Họ cũng đã tận dụng

Trang 9

cơ hội này để chia sẻ thông tin giữa các tỉnh tham gia Dự án Sau khoá tập huấn, khoảng 90%

đã tham gia và hướng dẫn các khoá tập huấn tại địa phương

Hoạt động 3.3.4: Đào tạo tiếng Anh cho cán bộ các tỉnh Hội

Dự án này đã hỗ trợ tài chính cho 5 tỉnh Hội tổ chức đào tạo tiếng Anh cho cán bộ mình nâng cao trình độ giao tiếp Theo đó, khoảng 10 cán bộ của cả 5 tỉnh đã được tham gia học tiếng Anh Họ đã học hết trình độ sơ đẳng nhưng đến nay hầu như không ai có thể giao tiếp bằng tiếng Anh

Hoạt động 3.4 (từ 3.4.1 đến 3.4.5): Tổ chức tập huấn DPCC cho các xã Dự án

Các khoá tập huấn về DPCC cấp xã đã được tổ chức cho tất cả 30 xã Dự án, với sự hướng dẫn của các tập huấn viên tỉnh Hội Mỗi khoá tập huấn trong 3 ngày và có khoảng 20-30 học viên Các học viên này gồm cán bộ CTĐ, đại diện chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và người dân (thuộc các lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau) Tỷ lệ phụ nữ tham gia khoảng 15%-35% Kết quả đã tập huấn được 600 người Hiện nay họ có kiến thức và nhận thức tốt hơn trước về thảm hoạ và các hoạt động ứng phó Một số lợi ích mà học viên thu được sau khoá tập huấn là: hiểu biết hơn về hiểm hoạ/thảm hoạ, biết rằng phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ tốt sẽ giảm được các tác động tiêu cực của thảm hoạ, hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu

và tác động đối với thời tiết; biết dựa vào cộng đồng để phòng ngừa tốt hơn; thúc đẩy tính cộng đồng và khả năng tự ứng phó trong thảm hoạ (có báo cáo tập huấn và báo cáo giám sát nếu cần thiết)

Hoạt động 3.5: Tổ chức tập huấn Sơ cấp cứu

Dự án đã tổ chức được 25 lớp tập huấn về Sơ cấp cứu cho 500 cán bộ và tình nguyện viên CTĐ của cả 5 tỉnh (50% là phụ nữ) Học viên được tập huấn về các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản như cầm máu, hà hơi thổi ngạt, vận chuyển nạn nhân, cố định gãy xương,v,v 75% học viên hiện nay có thể thực hiện sơ cấp cứu cơ bản và đã trở thành cán bộ nòng cốt trong công tác PNTH tại địa phương

Hoạt động 3.6: Tăng cường trang thiết bị DP

Dự án này cũng đã cung cấp các trang thiết bị PNTH cơ bản cho 5 tỉnh Hội Các trang thiết bị này gồm: 4 thuyền cứu hộ, 12 bộ thiết bị truyền thông và PNTH, 250 túi sơ cấp cứu Các thiết bị

được cấp phát đã góp phần tăng cường khả năng ứng phó của địa phương trước các thảm hoạ Trong trận lũ lụt năm 2003, Ninh Thuận và Bình Thuận đã sử dụng các thiết bị này kịp thời để

hỗ trợ công tác ứng phó của Chính quyền Trong giai đoạn tới, các thiết bị này vẫn sẽ được sử

dụng cho các mục đích tại địa phương

2.9 Khác biệt, khó khăn và biện pháp khắc phục

Có một số khác biệt và khó khăn liên quan đến các hoạt động nêu trên như sau:

ư Hoạt động 3.1.1: Việc triển khai Dự án DPCC giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn do Sự hiểu biết về biến đổi khí hậu cũng như sự lồng ghép biến đổi khí hậu vào một chương trình PNTH còn hạn chế Vì thế, trong giai đoạn 2 của Dự án đã tổ chức một khoá tập huấn/hội thảo về Dự án Sau đó, các cán bộ tham gia đã có động lực và hiểu biết tốt hơn phục vụ quá trình triển khai Dự án

ư Hoạt động 3.3: Do sự hiểu biết về biến đổi khí hậu của người dân Việt Nam nói chung và của cán bộ CTĐ nói riêng nên đã hạn chế tiếp thu kiến thức trong các khoá tập huấn DPCC tại cấp tỉnh Nhưng với sự giúp đỡ của Cán bộ Đại diện về biến đổi khí hậu, nhiều vấn đề đã được làm rõ nghĩa, giúp học viên hiểu hơn trong các bài giảng tại khoá tập huấn cấp tỉnh

ư Hoạt động 3.3.2 và 3.3.3: Đợt tập huấn cấp tỉnh về DPCC diễn ra 4 ngày (so với 3 ngày trong khung lôgíc) Tuy vậy vẫn không đủ thời gian để đi hết các chủ đề cần giải quyết Vì thời gian hạn chế nên hoạt động tham quan/trao đổi kinh nghiệm trong khoá tập huấn

đã phải huỷ bỏ Các đợt tập huấn và đánh giá HVCA tại cấp xã sẽ phải cung cấp thêm

Trang 10

kiến thức và kỹ năng Do làm việc theo nhóm, nên các tập huấn viên ít kinh nghiệm đã có cơ hội học tập từ các tập huấn viên nhiều kinh nghiệm hơn

ư Hoạt động 3.3.4: chất lượng đào tạo tiếng Anh thấp hơn nhiều so với dự kiến Các cán bộ tỉnh Hội vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh và không đủ tự tin trong khi sử dụng Lý do là thiếu các trung tâm đào tạo tiếng Anh chất lượng cao ở các tỉnh và không có cơ hội thực hành Hiện nay không tiếp tục hoạt động này nữa

ư Hoạt động 3.4: mặc dù đã tổ chức được 30 lớp so với 25 lớp như dự kiến ban đầu, nhưng

số lượng người được tập huấn còn hạn chế Một xã tại miền Trung rất rộng và có thể có

đến 7 thôn Vấn đề này đã không được tính đến khi xây dựng Dự án Vì thế, tỷ lệ người dân được tham gia tập huấn và đánh giá HVCA rất nhỏ Lãnh đạo chính quyền địa phương và cán bộ CTĐ đều mong muốn tổ chức thêm các khoá tập huấn (ngoài phạm vi của Dự án) Tuy nhiên cũng không rõ có khả năng thực hiện không Dự kiến đại diện các

tổ chức quần chúng địa phương (như Hội Nông dân, Hội phụ nữ) đã được tập huấn sẽ truyền đạt lại kiến thức cho các đồng nghiệp trong Hội mình

ư Hoạt động 3.5: các học viên tham gia tập huấn Sơ cấp cứu đến từ các địa phương khác nhau trong tỉnh Tuy nhiên sau khi sửa đổi Dự án chỉ tập trung vào 6 xã mỗi tỉnh Vì thế chỉ khoảng 12%-20% trong số học viên đó có khả năng tham gia vào các hoạt động tiếp theo của Dự án Vì như đã thống nhất trong quá trình sửa đổi Dự án nên tập trung vào các xã được lựa chọn hơn là trải ra khắp tỉnh (sẽ không hiệu quả và không thể giám sát)

2.10 Kết quả mong đợi 4: Các xã Dự án áp dụng các biện pháp phù hợp nhất để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro liên quan

2.11 Các hoạt động và kết quả thực tế

Hoạt động 4.1: Nghiên cứu và xây dựng danh mục mẫu nhà chống bão lũ cho các tỉnh:

Hoạt động này đã không được đưa vào giai đoạn sửa đổi Việc xây dựng nhà chống bão sẽ

được thực thi nếu người dân nhận thấy đó là một ưu tiên phù hợp cho cộng đồng mình (trong khuôn khổ tiểu dự án), do chính họ đưa ra và quyết tâm thực hiện

Hoạt động 4.2: Tổ chức đánh giá HVCA cho các xã Dự án

Cuối năm 2004, cả 5 tỉnh đã hoàn thành các đợt đánh giá hiểm hoạ, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (HVCA) tại 30 xã Dự án Tính đến nay, 24 xã đã trình báo cáo Các xã khác sẽ gửi báo cáo vào cuối tháng 1/2005 Một số vấn đề phát hiện sau khi đánh giá HVCA như sau: xói mòn bờ biển đe doạ tính mạng và tài sản nhân dân; sự xâm nhập mặn; nguy cơ sập nhà; hệ thống cảnh báo sớm kém; thiết bị ứng phó thảm hoạ còn hạn chế,v,v (có báo cáo của các đợt đánh giá HVCA nếu yêu cầu) Trong các cuộc trao đổi với người dân đã phát hiện rằng đánh giá HVCA là cơ hội tốt để người dân cộng đồng nêu ra những quan tâm và lo ngại của mình Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng có cái nhìn tốt hơn về nhu cầu địa phương

và hiểu rõ khả năng hạn chế của mình Phương pháp PNTH có sự tham gia như vậy khá mới

mẻ với lãnh đạo cộng đồng nhưng họ đều thừa nhận những điểm mạnh của phương pháp này

và đều bày tỏ sẽ áp dụng trong các sự kiện khác trong tương lai

Dựa trên kết quả của các đợt đánh giá HVCA, các xã đã lập kế hoạch PNTH và lựa chọn các hoạt động để thực hiện trong khuôn khổ của các tiểu dự án (xem hoạt động 4.3 dưới đây)

Hoạt động 4.3: Thực hiện các biện pháp thích ứng/giảm nhẹ rủi ro (tiểu dự án)

Tính đến nay, 16 trong tổng số 30 tiểu dự án đã được bắt đầu triển khai tại 3 tỉnh Các tiểu dự

án này gồm: tăng cường hệ thống cảnh báo sớm cho xã (hệ thống loa truyền thanh), thành lập các trạm/chốt cứu hộ-cứu nạn và sơ cấp cứu; xây dựng các trung tâm chăm sóc trẻ em/người già trong thiên tai,v,v Với sự hướng dẫn của các tập huấn viên tỉnh Hội, chính người dân địa phương đã xác định ra các hoạt động này dựa vào nhu cầu của chính họ (xem hoạt động 4.2) Ngoài sự hỗ trợ của Dự án, người dân và chính quyền địa phương cũng đóng góp (bằng tiền

và hiện vật) khoảng từ 10-70% tài chính cho các tiểu dự án Phương pháp thực hiện các tiểu

dự án này rất phù hợp với người dân vì mang tính thuyết phục (hành động cụ thể sau các buổi

Ngày đăng: 25/03/2024, 08:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w