GIỚI THIỆU CHUNG
Nội dung nghiên cứu
NỘI DUNG 1: Nghiên cứu tài liệu về PLC S7 -1200, truyền thông modbusTCP/IP, cảm biến
NỘI DUNG 2: Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tiến hành lựa chọn giải pháp thiết kế và thi công mô hình Kết nối các ngoại vi với PLC, truyền thông modbus TCP/IP
NỘI DUNG 3: Thiết kế lưu đồ giải thuật và viết chương trình điều khiển cho PLC Thiết kế giao diện điều khiển, giám sát hệ thống.
NỘI DUNG 4: Thử nghiệm và điều chỉnh phần mềm, phần cứng để mô hình được tối ưu, sử dụng dễ dàng Đánh giá các thông số của mô hình so với thông số thực tế, hiệu suất hoạt động của hệ thống so với tính toán.
NỘI DUNG 5: Viết báo cáo thực hiện.
NỘI DUNG 6: Đánh giá kết quả thực hiện
Phạm vi giới hạn
Tập trung nghiên cứu cơ bản về nguyên lý hoạt động của biến tần và tương tác với hệ thống điều khiển tốc độ động cơ.
Mô phỏng và đánh giá triển khai hệ thống trong môi trường sản xuất thực tế hoặc ảo.
So sánh hiệu suất và tiết kiệm năng lượng giữa hệ thống biến tần và phương pháp điều khiển truyền thống.
Hạn chế nghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể để tập trung vào một môi trường sản xuất nhất định.
Loại bỏ sự chi tiết về các công nghệ khác, tập trung chủ yếu vào biến tần.
Không đi sâu vào nghiên cứu về phần cứng, tập trung vào khía cạnh phần mềm và tính toán.
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
Khái quát chung về mô hình đo và điều khiển tốc độ động cơ
Trong thực tế sản xuất gia công chế tạo cũng như để tạo ra sản phẩm cho mọi nghành nghề Như ta đã biết để tạo ra mỗi sản phẩm, mỗi chi tiết đều phải qua nhiều công đoạn mà trong mỗi công đoạn lại có những tốc độ phù hợp để có năng suất và chất lượng sản phẩm thực sự tốt Chính vì vậy mà việc đo và điều chỉnh tốc độ của động cơ điện là một yếu tố rất quan trọng trong phương thức sản xuất dây chuyền. Dưới đây là sơ đồ khối của một hệ thống đo và điều chỉnh tốc độ động cơ thông dụng:
Hình 2.1 : Cấu trúc của một hệ đo và điều chỉnh tốc độ động cơ
- Máy tính : Trung tâm điều phối , thực hiện công việc xử lý dữ liệu và điều khiển ở mức cao với chế độ thời gian thực mềm, cung cấp giao diện người dùng trực quan để giám sát hệ thống.
- PLC ( Programable Logic Controller ) : Là thiết bị điều khiển logic lập trình được , PLC hân thông tin từ các cảm biến và xử lý các thông tin đó theo một thuật toán nhất định đồng thời truyền đạt lại kết quả xuống cơ cấu chấp hành. PLC cũng cung cấp thông tin đến trung tâm điều phối.
- Biến tần: Thiết bị điều khiển và ổn định tốc độ động cơ
- Cảm biến đo tốc độ : Thiết bị sử dụng để đo tốc độ , được gắn vào trục động cơ.Cảm biến có đầu ra dạng điện áp hoặc xung tần số điện áp.
Một số phương pháp đo tốc độ động cơ
Tốc độ đông cơ có thứ nguyên là số vòng / phút nó là một đại lượng vật lý không mang đặc trúng của đại lượng điện vậy để đo được tốc độ quay của mọi động cơ nói chung cũng như động cơ điện nói riêng người ta phải biến đổi nó ra một đại lượng khác để phù hợp và tiện lợi đồng thời đáp ứng được độ chính xác theo yêu cầu của công việc.
Trong quá khứ việc ứng dụng của cơ học và quang học đã giúp ích cho kỹ thuật đo lường Với tốc độ phát triển ngày một hoàn thiện hơn của ngành điện kể cả về lý thuyết và những công nghệ cao trong kỹ thuật điện tử, thì điện tử đã góp sức rất nhiều trong sự phát triển cho thiết bị đo lường Các đại lượng điện và không điện được cảm biến đo lường chuyển đổi sang một dạng tín hiệu chuẩn Các tín hiệu này được các mạch điện tử chế biến cho phù hợp với mạch đo và đưa đến bộ phận xử lý để tính toán, đưa ra kết quả Trước khi xét về hệ thống đo lường điện tử ta đề cập đến một tốc độ kế đơn giản.
Bộ mã hóa vòng quay Encoder
Encoder mục đích dùng để quản lý vị trí góc của một đĩa quay, đĩa quay có thể là bánh xe, trục động cơ,hoặc bất kỳ thiết bị quay nào cần xác định vị trí góc.
Encoder được chia làm 2 loại: absolue encoder ( encoder tuyệt đối ) và incremental ( encoder tương đối ) Đối với loại encoder tuyệt đối thì tín hiệu ta nhận được, chỉ rõ rằng vị trí encoder, chúng ta không cần xử lý gì thêm cũng biết chính xác vị trí của encoder Còn đối với encoder tương đối thì loại này chỉ có 1,2 hoặc 3 vùng lỗ Ta có thể hình dung như thế này, nếu bây giờ ta đục thêm một lỗ trên một cái đĩa quay thì cứ mỗi lần quay được một vòng sẽ nhận được tín hiệu và ta biết được đĩa quay được 1 vòng Nếu bây giờ trên đĩa đó có nhiều lỗ hơn thì ta sẽ có được những thống tin chi tiết hơn, cú nghĩa là đĩa quay ẳ vũng , 1/8 vũng hay 1/n vũng tựy theo số lỗ nằm trên encoder.
Hình 2.4 Cấu tạo của Encoder
Encoder gồm 3 thành phần chính :
1 Đĩa khắc mã vạch : Là một đĩa tròn thường được làm bằng nhôm trên đia có các rãnh nhỏ.
2 Bộ thu phát hồng ngoại :Là một cặp LED thu phát hồng ngoài đặt đối xứng nhau qua đĩa quay, có tác dụng tạo ra xung khi đĩa quay.
3 Bộ giải mã : Là mạch điện tử có vai trò tiếp nhận xung điện từ từ LED thu hồng ngoài và mã hó thành dạng xung chuẩn ở đầu ra.
Nguyên lý cơ bản của Encoder đó là một đĩa tròn xoay, quay quanh trục, trên đĩa có các lỗ Người ta dùng một đèn LED để chiếu lên mặt đĩa Khi đĩa quay, chỗ không có lỗ ( rãnh ) đèn led không chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ ( rãnh ) đèn led sẽ chiếu xuyên qua được Khi đó , phía mặt bên kia của đĩa, người ta đặt một mắt thu Với các tín hiệu có, hoặc không có ánh sáng chiếu qua, giả sử trên đĩa chỉ có một lỗ duy nhất, cứ mỗi lần con mắt thu nhận được tín hiệu đèn led, thì có nghĩa là đĩa đã quay được một vòng Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra là , làm sao để xác định chính xác hơn vị trí của đĩa quay ( mịn hợn ) và làm thế nào để xác định được đĩa đang quay theo chiều nào ? Đó chính là vấn đề để chúng ta tìm hiểu về hai loại Encoder tương đối và tuyệt đối.
Vấn đề chúng ta sẽ quan tâm ở đây chính là độ mịn của encoder, có nghĩa là làm thế nào biết địa đó quay ẵ vũng, ẳ vũng, 1/8 vũng hay 1/n vũng, chứ khụng phải chỉ biết đĩa đã quay được một vòng.
Quay lại bài toán cơ bản về bit và số bit Chúng ta xem xét vấn đề theo một cách hoàn toàn toán học như sau :
Với một số nhị phân có 2 chữ số, chúng ta sẽ có 00,01,10,11, tức là có 4 trạng thái. Điều đó có nghĩa là với 2 chữ số, chúng ta có thể chia đĩa encoder thành 4 phần bằng nhau Và khi quay, chỳng ta sẽ xỏc định được độ chớnh xỏc đến ẳ vũng.
Tương tự như vậy nếu với một số có n chữ số, chúng ta sẽ xác định được độ chính xác đến 1/2 x vòng Để rõ hơn ta xét hình sau :
Hình 2.5 Đĩa Encoder có 2 vòng và Encoder có 8 vòng đĩa Ở hỡnh trờn ta thấy rằng ở vũng trong cựng, cú một rónh rộng bằng ẵ đĩa Vũng phía ngoài sẽ có 2 rãnh nằm đối diện nhau Như vậy chúng ta cần 2 LED hồng ngoại để phát xuyên qua hai lỗ và hai LED thu.
Giả sử ở vòng lỗ thử nhất, đèn đọc đang nằm ở hai vị trí có lỗ hở thì tín hiệu nhận được từ LED thu sẽ là 1 Và vòng lỗ thứ hai, thì chúng ta đang ở vị trí không có lỗ, như vậy con mắt thu vòng 2 sẽ đọc được giá trị là 0 Như vây với đĩa có 10 vòng , chúng ta xác định được encoder đang nằm ở góc phần tư nào, cũng có nghĩa là chúng ta quản lý được độ chớnh xỏc của đĩa quay đến ẳ vũng Trong vớ dụ trờn, nếu đốnLED đọc được 10 thì vị trí của LED phải nằm trong góc phần tư thứ 2, phía trên bên trái Kết quả, nếu đĩa Encoder có đến 10 vòng lỗ thì chúng ta sẽ quản lý được đến1/(2^10) tức là đến 1/1024 vòng Hay người ta nói là độ phân giải của encoder là 1024 xung trên vòng.
Nhận thấy một điều rằng, encoder tuyệt đối rất có lợi trong những trường hợp khi góc quay là nhỏ, và động cơ không quay nhiều vòng Khi đó, việc xử lý ecoder tuyệt đối trở nên dễ dàng cho người dùng hơn vì chỉ cần đọc giá trị là chúng ta biết ngay được vị trí góc của trục quay Tuy nhiên, nếu động cơ quay nhanh và nhiều vòng, điều này không có lợi bởi vì khi đó chúng ta phải xử lý để đếm số vòng quay của trục. Ngoài ra, nếu thiết kế encoder tuyệt đối chúng ra cần quá nhiều vòng lỗ, dẫn tới giới hạn về kích thước của encoder, bởi vì việc gia công chính xác các lỗ quá nhỏ là không thể thực hiện được Chưa kể việc thiết kế một dãy LED thu phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kích thước.
Hoạt động của encoder tương đôi bằng cách tăng lên một đơn vị khi một lần xuất hiện cạnh lên của xung.
Ta thấy cứ mỗi lần quay qua một lỗ, thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biến đếm Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để biết được encoder quay hết 1 vòng Nếu cứ đếm vô hạn như thế này thì chúng ta không thể biết được khi nào nó quay hết 1 vòng Để giải quyết vấn đề này, ta đưa thêm 1 lỗ định vị để đếm số vòng đã quay của encoder.Như vậy, cho dù có lệch xung mà chúng ta vẫn thấy rằng encoder đi ngang qua lỗ định vị này thì chúng ta vẫn biết là encoder đã bị đếm sai ở đâu Nếu vì một rung động nào đó mà chúng ta không thấy encoder qua lỗ định vị, vậy thì từ số xung, và việc đi qua lỗ định vị, chúng ta sẽ biết rõ hiện tượng sai của encoder.
Hình 2.7 : Encoder có lỗ định vị
Tuy nhiên, một vấn đề lớn nữa là xác định chiều quay của encoder Bởi vì cho dù quay theo chiều nào thì tín hiệu encoder cũng chỉ là các xung đơn lẻ và quay theo hai chiều thì đều giống nhau Chính vì thế người ta đặt thêm một vòng lỗ nữa như hình sau:
Hình 2.8: Encoder có 2 vòng lỗ đặt lệch nhau
Bộ mã hóa vòng quay Encoder có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nhiều so vơi loại tốc độ kế khác Ví dụ như:
- Đầu ra dạng xung nên trong các hệ thống điều khiển số không cần bộ chuyển đổi ADC
- Dễ dàng lắp đặt sử dụng, dễ đọc tín hiệu.
- Giữ được giá trị góc khi mất điện đối với encoder tuyệt đối…
Vì thế hiện nay encoder được sử dụng rộng dãi trong các nhà máy, xí nghiệp phục vụ sản xuất.
Encoder Encoder Omron E6B2 - CWZ6C
*Thông số kỹ thuật chung của Encoder Omron E6B2 – CWZ6C
Pha đầu ra: A,B và Z Đường kính trục: 6mm Đường kính thân: 40mm Điện áp hoạt động: 5-24VDC
Dòng tiêu thụ: max 80mA
Tần số đáp ứng: 100 KHz.
Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 70C Độ ẩm làm việc(% RH): 35%-85%
Loại ngõ ra: NPN cực thu hở (cần mắc trở kéo lên VCC để tạo mức cao (High))
GIỚI THIỆU VỀ PLC PLC – S7 1200 PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC TIA – PORTAL V16
Khái quát chung về PLC
Kỹ thuật điện tử đã phát triển đến trình độ kỳ diệu và sẽ có những tiến bộ vượt bật trong tương lai Nó góp phần không nhỏ và sản xuất công nghiệp Nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay Các doanh nghiệp không ngần ngại hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh với các công ty khác Một trong những giải pháp về trang thiết bị hiện đại này là PLC PLC có khả năng vận hành tự động theo một quy trình định sẵn mà không cần có sự tham gia của con người lúc vận hành Bởi tất cả những gì cần thiết cho ra đời một loạt sản phẩm đã tích hợp tất cả trong một thiết bị nhỏ gọn đó là PLC Hệ thống tự động này gần như tối ưu khi kết hợp với máy vi tính để điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất hoàn toàn chỉ trên máy vi tính Thật ra hệ thống điều khiển tự động này đã xuất hiện từ năm 1970 và nhanh chóng trở thành sự lựa chọn cho việc sản xuất Nhưng ở Việt Nam, còn khá nhiều công ty hoàn toàn xa lạ với PLC Tại sao như vậy? Về giá thành? Đúng là PLC còn khá đắt nhưng chỉ với một công ty sản xuất thì giữa đầu tư ban đầu đó với những lợi ích nó đem lại thì giá thành không đáng quan tâm lắm Thật ra là do ngại thay đổi, do chưa hiểu nhiều về PLC nên khi vận hảnh, bảo trì, bảo dưỡng, thay đổi chương trình gặp không ít khó khăn cho người sử dụng Vì vậy cần chủ động tiếp cận, khi nắm bắt được rồi vấn đề chuyển giao công nghệ không còn đáng lo và PLC có thể hiện tính ưu việt nhờ sự hiểu biết của người sử dụng Vậy PLC là gì? Hy vọng nội dung được đề cập trong đồ án này giúp người đọc hiểu hơn về PLC. b)PLC là gì ?
PLC là viết tắt của Programmable Logic Controller có nghĩa là thiết bị điều khiển logic khả trình Sự phát triển của PLC đã mang lại nhiều thuận lợi và làm cho các thao tác máy trở nên nhanh, nhạy, dễ dàng và tin cậy hơn Nó có khả năng thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle (loại thiết bị phức tạp và cồng kềnh); khả năng điều khiển dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình trên các lệnh logic cơ bản; khả năng định thời, đếm; giải quyết các vấn đề toán học và công nghệ; khả năng tạo lập, gởi đi, tiếp nhận những tín hiệu nhằm mục đích kiểm soát sự kích hoạt hoặc đình chỉ những chức năng của máy hoặc một dây chuyển công nghiệp
• Như vậy những đặc điểm làm cho PLC có tính năng ưu việt và tích hợp trong môi trường công nghiệp:
• Khả năng kháng nhiễu tốt.
• Cấu trúc dạng module rất thuận tiện cho việc thiết kế, mở rộng, cải tạo nâng cấp…
Có những module chuyên dụng để thực hiện chức năng đặc biệt hay những module truyền thông để kết nối PLC với mạng công nghiệp hoặc qua mạng internet.
- Khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng cũng là đặc điểm quan trọng để xếp hạng một hệ thống điều khiển tự động.
Thuộc vào hệ sản xuất linh hoạt do tính thay đổi được do chương trình hoặc thay đổi trực tiếp các thông số mà không cần thay đổi lại chương trình. c.Cấu trúc phần cứng của PLC:
Các thành phần cơ bản của một PLC thường có các module phần cứng sau:
− Module đơn vị xử lý trung tâm.
− Module bộ nhớ chương trình và dữ liệu.
− Module phối ghép (để hỗ trợ cho vấn đề truyền thông nội bộ).
− Module chức năng (để hỗ trợ cho vấn đề truyền thông mạng).
Cấu trúc và phương thức thực hiện chương trình PLC
Hình 3.1 Sơ đồ khối PLC
Bộ xử lý trung tâm (CPU): Bao gồm một hay nhiều bộ vi xử lý điều hành hoạt động của toàn hệ thống.
Các kênh truyền (các BUS): bus dữ liệu (thường là 8 bit), đường dẫn các thông tin dữ liệu, mỗi dây truyền 1 bit dạng số nhị phân Bus địa chỉ (thường là 8 hoặc 16 bit), tải địa chỉ vị trí nhớ trong bộ nhớ Bus điều khiển, truyền tín hiệu điều khiển từ CPU đến các bộ phận Bus hệ thống, trao đổi thông tin giữa các cổng nhập xuất và thiết bị nhập xuất.
Bộ nguồn: cung cấp nguồn một chiều (5V) ổn định cho CPU và các thành phần chức năng khác từ một nguồn xoay chiều (110, 220V…) hoặc nguồn một chiều (12, 24V…).
Các thành phần vào/ra: đóng vai trò là giao diện giữa CPU và quá trình kỹ thuật. Nhiệm vụ của chúng là chuyển đổi, thích ứng tín hiệu và cách ly giữa các thiết bị ngoại vi (cảm biến, cơ cấu chấp hành) và CPU. Đầu vào số (DI: Digital Input): các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu nhị phân như nút ấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân Dải điện áp đầu vào có thể là 5 VDC, 12 – 24 VDC/VAC, 48 VDC, 100 – 120VAC, 200 – 240 VAC… Đầu vào tương tự (AI: Analog Input): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số Các ngõ vào của khối này thường được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, hay ngõ ra analog của biến tần Các chuẩn tín hiệu tương tự thường gặp là 4 – 20mA, 0 – 5V,
0 – 10V. Đầu ra tương tự (AO: Analog Output): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gửi từ CPU đến đối tượng điều khiển thành tín hiệu tương tự Các đầu ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào analog của biến tần, van điện từ… Đầu ra số (DO: Digital Output): Các đầu ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị phân như đèn báo, cuộn hút Relay… Có 3 loại đầu ra số là dạng Trans (1 chiều), Triac (xoay chiều) và Relay với các dải điện áp 5 VDC,
24 VDC, 12 – 48VDC/VAC, 120 VAC, 230 VDC.
Phương thức thực hiện chương trình.
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (Scan) Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm ảo ngõ vào, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình.
Trong từng vòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên cho đến lệnh kết thúc Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm ảo ngõ ra tới các cổng ra số Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (scan time) Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau.
Có vòng quét thực hiện lâu, có vòng quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện và khối lượng dữ liệu truyền thông… trong vòng quét đó.
Ứng dụng PLC
Điều khiển các dây truyền đóng gói bao bì, tự động mạ tráng kẽm, sản xuất bia, sản xuất xi măng… Hệ thống rửa ô tô tự động.
Điều khiển máy sấy, máy ép nhựa…
GIỚI THIỆU VỀ BIẾN TẦN SINAMICS V20
Giới Thiệu Chung
Biến tần SINAMICS V20 là một trong những loại biến tần được sản xuất và cung cấp bởi Siemens, một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa và công nghệ điện Dưới đây là một số điểm quan trọng cần biết về biến tần này:
Chức năng và Ứng dụng: SINAMICS V20 được thiết kế để điều khiển tốc độ và vận hành của động cơ điện ba pha trong một loạt các ứng dụng công nghiệp.
Nó cung cấp khả năng điều chỉnh tốc độ, giảm mức tiêu thụ năng lượng, cũng như cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Khả năng Tương thích: Biến tần SINAMICS V20 tương thích với một loạt các loại động cơ ba pha như động cơ không đồng bộ (asynchronous motors), động cơ từ (synchronous motors), và các loại động cơ khác.
Thiết kế và Kích thước: Với thiết kế nhỏ gọn và nhẹ, SINAMICS V20 rất linh hoạt khi lắp đặt vào các không gian hạn chế Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng cần tối ưu hóa không gian.
Dễ sử dụng: Với giao diện người dùng thân thiện, cài đặt và vận hành SINAMICS V20 trở nên dễ dàng Các chức năng cơ bản có thể được cấu hình thông qua các nút nhấn trên biến tần hoặc thông qua phần mềm điều khiển.
Hiệu suất và Tiết kiệm năng lượng: SINAMICS V20 được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành trong dài hạn.
Bảo trì và Sửa chữa: Biến tần này cung cấp tính năng tự kiểm tra và báo động sớm về các vấn đề có thể phát sinh, giúp hạn chế thời gian dừng máy và giảm chi phí bảo trì.
Tích hợp với Hệ thống Tự động hóa: SINAMICS V20 có thể tích hợp dễ dàng với các hệ thống tự động hóa của Siemens hoặc của bên thứ ba thông qua các giao thức truyền thông phổ biến như Profibus và Modbus.
Thông Số Kĩ Thuật
Dải công suất đầu ra: Tùy thuộc vào phiên bản cụ thể, SINAMICS V20 có thể cung cấp dải công suất đầu ra từ vài kW đến hàng trăm kW.
Điện áp đầu vào: Thường là 1 pha 200-240V hoặc 3 pha 380-480V, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng.
Tần số đầu ra: Tần số đầu ra có thể điều chỉnh từ một giá trị tối thiểu đến tối đa, thường trong khoảng 0 Hz đến 400 Hz hoặc cao hơn.
Kiểu điều khiển động cơ: SINAMICS V20 hỗ trợ nhiều chế độ điều khiển động cơ như điều khiển tốc độ (V/F), điều khiển vector cảm biến (SV), và điều khiển vector không cảm biến (VV).
Tiêu chuẩn bảo vệ: Bảo vệ tích hợp cho quá tải, ngắn mạch, mất pha, quá áp, thấp áp, và nhiều hơn nữa.
Môi trường hoạt động: SINAMICS V20 thường được thiết kế để hoạt động trong môi trường công nghiệp với các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và bụi bẩn phổ biến.
Giao tiếp: Hỗ trợ các giao tiếp thông qua các giao thức như Profibus, Modbus RTU, USS, Bacnet MSTP, CANopen, EtherNet/IP, và Profinet để tích hợp vào hệ thống tự động hóa.
Kích thước và trọng lượng: SINAMICS V20 có thiết kế nhỏ gọn và nhẹ, giúp dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm không gian.
TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO MÔ HÌNH
Encoder Encoder Omron E6B2 - CWZ6C
Thông số kỹ thuật chung của Encoder Omron E6B2 – CWZ6C
Điện áp hoạt động: 5-24VDC
Dòng tiêu thụ: max 80mA
Tần số đáp ứng: 100 KHz.
Độ ẩm làm việc(% RH): 35%-85%
Loại ngõ ra: NPN cực thu hở (cần mắc trở kéo lên VCC để tạo mức cao (High))
PLC – S7 1200
Hình 5.1 Tổng quan PCL S7- 1200 Chú thích
1: Bộ phận kết nối nguồn
2: Các bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo được (phía sau các nắp che)
2: Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên
3: Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp
4: Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU.
Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng giúp cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Module S7-1200, COMMUNICATION CB 1241, RS485
Hình5.2: Module S7-1200, COMMUNICATION CB 1241, RS485
Các chức năng nổi bật của PLC S7 1200 (6ES7241-1CH30-1XB0)
Bộ lập trình S7-1200 có thể thực hiện nhiều chức năng chẳng hạn như:
Các chức năng cơ bản như logic nhị phân, phân bổ kết quả, lưu, đếm, tạo thời gian, tải, truyền, so sánh, dịch chuyển, xoay, tạo phần bổ sung, gọi chương trình con (với các biến cục bộ)
Các lệnh giao tiếp tích hợp (ví dụ: giao thức USS, Modbus RTU, giao tiếp hoặc Freeport)
Các chức năng thân thiện với người dùng như điều chế độ rộng xung, chức năng chuỗi xung, chức năng số học, số học dấu phẩy động, điều khiển vòng kín PID, chức năng nhảy, chức năng vòng lặp và chuyển đổi mã
Các hàm toán học, ví dụ: SIN, COS, TAN, LN, EXP
Chức năng đếm thân thiện với người dùng kết hợp với bộ đếm tích hợp và các lệnh đặc biệt cho bộ đếm tốc độ cao mở ra các lĩnh vực ứng dụng mới cho người dùng.
Các ngắt được kích hoạt theo cạnh (được kích hoạt bằng cách tăng hoặc giảm các cạnh của tín hiệu quy trình trên đầu vào ngắt) hỗ trợ phản ứng nhanh chóng với các sự kiện của quy trình.
Ngắt bộ đếm có thể được kích hoạt khi đạt đến điểm đặt hoặc khi hướng đếm thay đổi.
Ngắt giao tiếp cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng và dễ dàng với các thiết bị ngoại vi như máy in hoặc máy đọc mã vạch.
Ứng dụng của bộ lập trình PLC S7-1200
Điều khiển đèn chiếu sáng
Điều khiển bơm cao áp
ĐỘNG CƠ SPG 25W 3 PHA S8I25GTCE
Bảng thông số động cơ SPG 25W, mã động cơ S8I25GTCE:
Loại động cơ Động cơ xoay chiều cảm ứng
Thông số khác Khung 80mm, Trục bánh răng truyền động, chứng chỉ CE
Thay đổi tốc độ Có thay đổi tốc độ