CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .... Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.. Các hạng
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Thông tin chung về dự án
Thủy điện Vàng Ma Chải 2 được Bộ Công thương điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại Quyết định số 2640/QĐ-BCT, ngày 30/7/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu; được phê duyệt điều chỉnh một số thông số tại Quyết định số 4898/QĐ-BCT, ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh một số thông số của các dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 và Vàng Ma Chải 3 thuộc Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu; được điều chính, bổ sung phương án đấu nối tại Văn bản số 4441/BCT-ĐL, ngày 26/7/2021 về việc điều chính, bổ sung phương án đấu nối các thủy điện Vàng Ma Chải 2, Vàng
Ma Chải 3 trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu
Dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1620/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2, tại xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ; 4 lần được UBND tỉnh Lai Châu điều chỉnh chủ trương đầu tư tại các quyết định: Quyết định số 48/QĐ-UBND, ngày 22/01/2019 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2; Quyết định số 584/QĐ-UBND, ngày 16/6/2019 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2; Quyết định số 741/QĐ-UBND, ngày 22/6/2021 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng
Ma Chải 2; Quyết định số 1603/QĐ-UBND, ngày 11/10/2023 quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 Nhà đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt Dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 thuộc loại công trình công nghiệp nhóm B, cấp III, nhà máy với 02 tổ máy với tổng công suất thiết kế 19MW; điện lượng trung bình năm khoảng 61,009×10 6 KWh/năm Diện tích đất dự kiến sử dụng là 27,3ha Tiến độ thực hiện dự án là 3 năm (không kể thời gian chuẩn bị) Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 xây dựng trên suối Thèn Thẻo Hộ (nhánh cấp I của suối Nùng Than – hệ thống Nậm Na), dự án nằm trên địa bàn các xã Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Loại hình: dự án được đầu tư xây dựng mới
- Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 6,4 ha đất trồng lúa; 0,95ha đất rừng phòng hộ Căn cứ quy định tại Mục 6 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và rừng phòng hộ thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc Dự án nhóm II
- Căn cứ quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Căn cứ quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án đầu tư nhóm II thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Thủy điện Vàng Ma Chải 2” là một tài liệu nhằm mô tả tóm tắt nhất những nội dung cơ bản của dự án, đồng thời đánh giá các tác động
2 tích cực và tiêu cực của dự án, từ đó hình thành các phương án hạn chế tác động không mong muốn cũng như phương án để phát huy các hiệu quả của dự án mang lại Tài liệu còn là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý môi trường các cấp tại địa phương đưa ra những quyết định chính xác trong quá trình thực hiện dự án.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Chủ trương đầu tư của Dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 được các cơ quan chức năng của
Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lai Châu về việc Phê duyệt tại các Quyết định sau:
- Quyết định số 2640/QĐ-BCT, ngày 30/7/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 4898/QĐ-BCT, ngày 27/12/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh một số thông số của các Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 và Vàng Ma Chải 3 thuộc quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu;
- Công văn số 4441/BCT-ĐL, ngày 26/7/2021 của Bộ Công thương về việc điều chính, bổ sung phương án đầu nối các thủy điện Vàng Ma Chải 2, Vàng Ma Chải 3 trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 1620/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2, tại xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ;
- Quyết định số 48/QĐ-UBND, ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 584/QĐ-UBND, ngày 16/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 741/QĐ-UBND, ngày 22/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 1603/QĐ-UBND, ngày 11/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng,
dự án, quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án phù hợp với các dự án và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định phê duyệt như sau: a Sự phù hợp với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu
Dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 phù hợp với Quyết định số 2640/QĐ-BCT, ngày 30/7/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu; Quyết định số 4898/QĐ-BCT, ngày 27/12/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh một số thông số của các Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 và Vàng Ma Chải 3 thuộc quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu:
- Vị trí xây dựng: Công trình nằm trên địa bàn 5 xã: Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
+ Tuyến đập: Được xây dựng trên dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ tại tọa độ 22 0 42’35” Vĩ độ Bắc, 103 0 21’32” Kinh độ Đông;
+ Nhà máy thủy điện được xây dựng bên bờ phải suối Thèn Thẻo Hộ tọa độ 22 0 41’50” Vĩ độ Bắc, 103 0 20’09” Kinh độ Đông
- Sơ đồ khai thác: Đập dâng kết hợp đập tràn trên suối Thèn Thẻo Hộ, tuyến năng lượng kiểu đường dẫn bên bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở cách đập dâng khoảng 2,5km về phía hạ lưu, xả nước trở lại suối Thèn Thẻo Hộ
- Các thông số chính: Diện tích lưu vực (Flv): 50,8km 2 ; mực nước dâng bình thường hồ chứa (MNDBT): 1.000m; mực nước chết hồ chứa (MNC): 997m; mực nước hạ lưu nhà máy (MNHLmin): 780m; công suất lắp máy (Nlm): 19MW; điện năng bình quân 1 năm (E0): 61,009 triệu KWh
Theo hiện trạng và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu thì trên dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ ngoài thủy điện Vàng Ma Chải 2 còn có 4 công trình thủy điện gồm: Công trình thủy điện Pa Vây Sử 1 (Nlm= 8,5MW) đang phê duyệt lại ĐTM; Pa Vây Sử 2 (Nlm= 18MW) hiện đang phê duyệt chủ trương đầu tư; Thủy điện Vàng Ma Chải 3 (Nlm= 21MW) hiện đang đề nghị phê duyệt lại ĐTM và Thủy điện Nùng Than 1 (Nlm= 30MW) hiện đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý b Sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu
Dự án nằm trong danh mục được phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV tại Quyết định số 1247/QĐ-BCT, ngày 13/4/2018 của Bộ Công thương c Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH)
Theo Quyết định số 45/2020/QĐ-UBND, ngày 15/12/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025, trong nhiệm vụ trọng tâm về phát triển công nghiệp, xây dựng xác định “Tăng cường công tác quản lý, khai thác, đầu tư thủy điện vừa và nhỏ gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa giữa phát triển thuỷ điện với phát triển thủy lợi ” Do đó, xây dựng dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu d Sự phù hợp với quy hoạch cấp nước sinh hoạt và phát triển thủy lợi
- Đoạn suối Thèn Thẻo Hộ phía thượng lưu tuyến đập Vàng Ma Chải 2 đến nhà máy thủy điện Pa Vây Sử 2: không có dân cư sinh sống hai bên bờ suối; không có công trình khai thác, sử dụng nước phục vụ sinh hoạt; người dân không sử dụng nước dòng chính đoạn suối này để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp
- Đoạn suối từ hạ lưu đập đến nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2: Đoạn suối có chiều dài 2,5km, hai bên bờ đoạn suối này không có dân cư sinh sống; không có công trình khai thác, sử dụng nước phục vụ sinh hoạt; người dân không sử dụng nước dòng chính đoạn suối này để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp
- Đoạn suối từ nhà máy thủy điện Nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2 đến đập chính thủy điện Vàng Ma Chải 3: Đoạn suối có chiều dài khoảng 0,52km không có dân cư sinh sống hai bên bờ, người dân không sử dụng nước dòng chính đoạn suối này để phục vụ sản xuất nông nghiệp e Sự phù hợp với quy hoạch quân sự, quốc phòng an ninh quốc gia
Dự án thuỷ điện Vàng Ma Chải 2 nằm cách biên giới Việt – Trung gần nhất khoảng 5,5km Theo Điều 3, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/4/2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự án không nằm trong vành đai biên giới Dự án không chuyển nước dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ; không làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông suối biên giới f Sự phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Dự án chiếm dụng 0,95ha đất rừng phòng hộ (hiện trạng đất không có rừng), toàn bộ diện tích đất rừng phòng hộ dự án chiếm dụng đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tại Nghị quyết 46/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh chấp thuận danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng năm 2020 trên địa bàn tỉnh g Sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất
Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của huyện Phong Thổ Dự án được phê duyệt sử dụng 27,3ha đất công trình năng lượng (DNL) theo Quyết định số 1428/QĐ-UBND, ngày 03/11/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Phong Thổ; điều chỉnh khoản 2 Điều 1 Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh, trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) 0,01 ha; đất trồng lúa nước còn lại (LUK) 7,43 ha; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) 10,38 ha; đất trồng cây lâu năm (CLN) 0,01 ha; đất rừng phòng hộ (RPH) 0,96 ha; đất ở tại nông thôn (ONT) 0,02 ha; đất giao thông (DGT) 0,68 ha; đất thủy lợi (DTL) 0,1 ha; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) 2,11 ha; đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) 5,6 ha
Bảng 0.1: Bảng tổng hợp diện tích đất của dự án đã được quy hoạch sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng Đơn vị tính (ha)
Diện tích đất đã được
UBND tỉnh quy hoạch sử dụng
Diện tích đất đã được HĐND tỉnh Lai Châu chuyển đổi mục đích sử dụng
Nghị quyết số 18/NQ- HĐND, ngày 23/7/2019
Nghị quyết số 46/NQ- HĐND, ngày 11/12/2019
Nghị quyết 03/NQ- HĐND ngày 22/3/2021
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp lý áp dụng trong ĐTM a Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 04/12/2020
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải b Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Nghi định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 29,8/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng;
- Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT ngày 29,8/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa;
- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/ 2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước c Luật Đất đai và các văn bản dưới luật:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;
- Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn chi tiết Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa;
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23/8/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
- Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/4/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý và sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi;
- Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành đơn giá bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 04/5/2020 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định một số nội dung về trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu d Luật và các văn bản dưới luật liên quan đến điện và thủy điện:
- Luật Điện lực số 28/2004/QH được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
Các văn bản pháp lý, quyết định và các ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần mã số doanh nghiệp: 6200093806; đăng ký lần đầu, ngày 21/8/2017, đăng ký thay đổi lần thứ: 4, ngày 18/7/2022
- Quyết định số 2640/QĐ-BCT, ngày 30/7/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 4898/QĐ-BCT, ngày 27/12/2018 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh một số thông số của các Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 và Vàng Ma Chải 3 thuộc quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lai Châu;
- Công văn số 4441/BCT-ĐL, ngày 26/7/2021 của Bộ Công thương về việc điều chính, bổ sung phương án đầu nối các thủy điện Vàng Ma Chải 2, Vàng Ma Chải 3 trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu;
- Quyết định số 1620/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2, tại xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ;
- Quyết định số 48/QĐ-UBND, ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 584/QĐ-UBND, ngày 16/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 940/QĐ-UBND, ngày 14/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận cho phép thực hiện công trình, dự án và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2020 các huyện, thành phố;
- Quyết định số 45/2020/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 741/QĐ-UBND, ngày 22/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2;
- Quyết định số 1005/QĐ-UBND, ngày 02/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để thực hiện dự án Thủy điện Vàng
- Quyết định số 387/QĐ-UBND, ngày 29/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt điều chỉnh, bổ sung về quy mô, địa điểm và số lượng dự án trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của huyện Phong Thổ;
- Quyết định số 1428/QĐ-UBND, ngày 03/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và cập nhật vào kết quả sử dụng đất năm 2022 của huyện Phong Thổ; điều chỉnh khoản 2 Điều 1 Quyết định số 387/QĐ- UBND, ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh;
- Quyết định số 1603/QĐ-UBND, ngày 11/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2
- Nghị quyết 18/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc chấp thuận bổ sung danh mục các dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2019 trên địa bàn tỉnh
- Nghị quyết số 46/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng năm 2020 trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, ngày 22/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và danh mục các công trình, dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất phát sinh năm 2021 trên địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 432/SCT-QLNL ngày 08/5/2019 của Sở Công thương tỉnh Lai Châu về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2
- Thông báo số 1263/SCT-QLNL ngày 03/8/2020 của Sở Công thương tỉnh Lai Châu về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2
- Văn bản số 3384/UBND-KTN, ngày 14/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc hướng tuyến đường dây 110kV đấu nối các nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2, Vàng Ma Chải 3
- Văn bản số 429/KT ngày 13/11/2019 của Ban kỹ thuật Tổng công ty Điện lực Miền Bắc về việc xem xét phương án đấu nối dự án cụm NMTĐ Vàng Ma Chải 2 và Vàng Ma Chải 3 vào lưới điện Quốc gia
Các tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Thuyết minh chính dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 năm 2023 do Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát thiết kế và Xây dựng Năng lượng thực hiện;
- Hồ sơ thiết kế dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 năm 2023 do Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát thiết kế và Xây dựng Năng lượng thực hiện;
- Tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn do Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát thiết kế và Xây dựng Năng lượng thực hiện;
- Số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án năm 2023 do Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Bảo Sơn; Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát thiết kế và Xây dựng Năng lượng; Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt phối hợp thực hiện;
- Các báo cáo định hướng phát triển kinh tế xã hội các xã Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San và Bản Lang năm 2022;
- Hồ sơ báo cáo điều chỉnh một số thông số thủy điện Vàng Ma Chải 2
- Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nền trong phòng thí nghiệm do Công ty
Cổ phần đầu tư KGZ thực hiện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
3.1.1 Chủ đầu tư: Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt Đại diện đơn vị: Phạm Ngọc Quyết Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ: Km2+900 Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Điện thoại: 0964.996.488
* Các công việc phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện lập báo cáo ĐTM:
- Cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến việc đầu tư và hoạt động của dự án;
- Phối hợp cùng đoàn khảo sát của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Bảo Sơn thu thập số liệu, điều tra, lấy mẫu, đo đạc tại khu vực dự án và xung quanh, đồng thời thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án để làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực dự án;
- Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng về việc thực hiện dự án
3.1.2 Đơn vị lập báo cáo ĐTM : Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Bảo Sơn
Người đại diện: Ngô Đức Hải Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tổ 12, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02133.791.010 Fax: 02133.791.010
* Các công việc cần thực hiện trong quá trình lập báo cáo ĐTM:
- Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án;
- Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực dự án theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam;
- Đánh giá dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực;
- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án;
- Xây dựng báo cáo tổng hợp;
- Báo cáo trước hội đồng thẩm định (HĐTĐ);
- Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo theo ý kiến của HĐTĐ;
3.1.3 Đơn vị thưc hiện quan trắc chất lượng môi trường nền:
Công ty Cổ phần đầu tư KGZ được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận số 03/GCN-BTNMT, ngày 22/02/2023 đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với số hiệu VIMCERTS số 320
Người đại diện pháp luật: Phạm Trung Đức Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tòa nhà số 75, DV02, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 0934 572 829
* Các công việc cần thực hiện:
- Lập đoàn cán bộ lấy mẫu khu vực dự án;
- Lấy mẫu, đo đạc, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu thành phần môi trường theo đúng yêu cầu và theo quy định hiện hành
3.1.4 Đơn vị tư vấn lập báo cáo thiết kế cơ sở:
Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát thiết kế và xây dựng Năng lượng.
Danh sách những người tham gia ĐTM
3.2.1 Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Ngọc Quyết Đơn vị công tác: Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt
3.2.2 Chủ biên: Ông Ngô Đức Hải Đơn vị công tác: Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Bảo Sơn
3.2.3 Các thành viên trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM
Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo được đưa ra trong bản sau:
Bảng 0.2: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM
Họ tên Cơ quan công tác
Học vị, chuyên ngành đào tạo Chức vụ Nội dung thực hiện Chữ ký
I Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt
Kỹ sư điện Tổng giám đốc
Chủ trì Dự án, cung cấp tài liệu
II Thành viên của đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM
Tư vấn & Xây dựng Bảo Sơn
Kỹ sư xây dựng Giám đốc Tổ chức thực hiện việc lập báo cáo
Họ tên Cơ quan công tác
Học vị, chuyên ngành đào tạo Chức vụ Nội dung thực hiện Chữ ký
Kỹ sư Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Phụ trách phần mở đầu và tham vấn
Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên và tham vấn Đỗ Thị
Phương Thảo -nt- Kỹ Sư kỹ thuật tài nguyên nước
Tổng hợp các yếu tố thủy văn, đánh giá, dự báo tác động về sự cố, lũ Đỗ Văn
Ngọc -nt- Kỹ sư sinh thái học
Khảo sát đa dạng sinh học khu vực dự án, dự báo và đưa ra biện pháp bảo vệ sinh thái khu vực
III Đơn vị thưc hiện quan trắc chất lượng môi trường nền
Công ty cổ phần đầu tư KGZ
Kỹ sư công nghệ Môi trường
Kỹ thuật viên lấy mẫu và phân tích phòng thí nghiệm
Kỹ sư Công nghệ sinh học
Kỹ thuật viên lấy mẫu
Kỹ thuật viên phân tích phòng thí nghiệm
CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các phương pháp ĐTM
4.1.1 Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp này nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng công trình thông qua hệ số ô nhiễm (bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, nước thải)…đã được các Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố và các tài liệu nghiên cứu khoa học trong nước đã được xuất bản (xem tại phần tài liệu tham khảo) Phương pháp này được áp dụng trong chương 3
4.1.2 Phương pháp danh mục môi trường cải tiến
Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của công trình như: Làm kho bãi lán trại trong GĐCB; xây dựng đập bê tông trọng lực, NMTĐ, đường hầm dẫn nước; vận chuyển vật liệu xây dựng, đất thải trong GĐTC; bảo dưỡng, duy tu các thiết bị cơ khí trong quá trình vận hành đập; tích nước hồ chứa với từng thông số hoặc thành phần môi trường như môi trường tự nhiên: chất lượng môi trường không khí, môi trường âm thanh, nước mặt, nước ngầm, đất nông nghiệp, đất thổ cư, xói lở, sụt lún, hệ sinh thái và môi trường KTXH: hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông, thu nhập, sức khoẻ cộng đồng ; đối chiếu để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, hậu quả Phương pháp này được xuyên suốt toàn bộ chương 3
4.1.3 Phương pháp mô hình toán
- Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để dự báo khả năng phát tán ô nhiễm không khí của Dự án Các mô hình đã được sử dụng trong Chương 3, bao gồm:
+ Dùng mô hình tính mức ồn để tính toán mức ồn nguồn và dự báo mức suy giảm ồn từ các hoạt động của máy móc thi công và của dòng xe trên đường
Phương pháp mô hình được áp dụng tại Chương 3, phần dự báo phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng và vận hành
- Phương pháp mô hình tính toán thủy văn – thủy lực để tính toán mực nước dềnh; đánh giá tác động thay đổi chế độ dòng chảy lỏng và rắn, xói lở/bồi lắng, chất lượng nước hồ điều tiết, các đoạn suối hạ lưu các đập; đối với tài nguyên nước (diễn biến số lượng và chất lượng) trên các suối; sự cố vỡ đê quai, vỡ đập khi thi công và vận hành và sự cố đường hầm, Phương pháp này được thể hiện ở Chương 2- phần tính toán thủy văn và Chương 3 của báo cáo ĐTM
4.1.4 Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu
Sử dụng trong xử lý số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, KT-XH tại khu vực xây dựng công trình, tiến hành thống kê và biên tập các số liệu phù hợp với yêu cầu của nội dung báo cáo ĐTM Phương pháp thống kê được áp dụng tại Chương 2, phần đặc điểm về điều kiện môi trường tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn) và kinh tế - xã hội
4.1.5 Phương pháp so sánh đối chứng
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các hoạt động thi công dự án đến chất lượng môi trường bằng cách so sánh kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm với các quy chuẩn tương ứng liên quan như QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT, QCVN 27: 2010/BTNMT, QCVN 08:2023/BTNMT, QCVN 09:2023/BTNMT Nội dung báo cáo áp dụng phương pháp này được trình bày ở chương 3 gồm:
- Đánh giá tác động do bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động san gạt, đào đắp đất tại tất cả các hạng mục công trình và khai thác vật liệu đất; tác động do bụi và khí thải từ các thiết bị thi công có sử dụng dầu; tác động do tiếng ồn, độ rung - GĐCB và thi công
- Đánh giá tác động do bụi, khí thải, ồn, rung phát sinh từ hoạt động vận chuyển của các phương tiện vận tải - GĐCB và thi công
Phương pháp so sánh đối chứng được áp dụng tại Chương 2 và 3 của báo cáo
Ma trận (matrix) môi trường là sự phát triển ứng dụng của các bảng kiểm tra, là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả Việc cho điểm thường dựa trên cảm tính của cá nhân hoặc nhóm
16 chuyên gia Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tổng hợp các tác động tới môi trường, xã hội trong các giai đoạn của Dự án, được thể hiện trong Chương 3 của báo cáo này.
Các phương pháp khác
4.2.1 Nhóm phương pháp đo đạc, phân tích, xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm
Các phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất được tuân thủ theo các TCVN hiện hành Các phương pháp phân tích được thực hiện bởi Công ty Cổ phần đầu tư KGZ được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận số 03/GCN-BTN, ngày 22/02/2023 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với số hiệu VIMCERTS số 320
- Lấy mẫu đất tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 5297:1995; TCVN 7538-2:2005; TCVN 7538-1:2006; TCVN 7538-4:2007; TCVN 7538-5:2007 Phân tích các chỉ tiêu mẫu đất bằng phương pháp thử và tuân thủ theo các tiêu chuẩn: US EPA Method 3050B+ US EPA method 7010; US EPA Method 3050B+ US EPA method 7000
- Lấy mẫu không khí tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 5971:1995; TCVN 7726:2007 Phân tích các chỉ tiêu không khí bằng các phương pháp thử và tuân thủ theo các tiêu chuẩn: QCVN 46:2012/BTNMT; TCVN 7878-2:2018; TCVN 5971:1995; TCVN 6137:2009; SOP.PT.KXQ.03
- Lấy mẫu nước mặt tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 6663-6:2018; TCVN 6663- 1:2011; TCVN 6663-3:2016; TCVN 6663-4:2018; TCVN 5994:1995; TCVN 8880:2011 Phân tích các chỉ tiêu nước mặt bằng các phương pháp thử và tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 6492:2011; TCVN 6625:2000; TCVN 6001-1:2008; TCVN 6179-1:1996; TCVN 6202:2008; TCVN 6179-1:1996; SMEWW 5220C:2017; SMEWW 3111.B:2017 và SMEWW 9221B:2017
- Lấy mẫu nước dưới đất tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663- 11:2011; TCVN 6663-3:2016; TCVN 8880:2011 Phân tích các chỉ tiêu nước dưới đất bằng các phương pháp thử và tuân thủ theo các tiêu chuẩn: TCVN 6492:2011; KGZ.SOP.QT.N.07; TCVN 6179-1:1996; TCVN 6178:1996; TCVN 6187-1:2019; TCVN 6224:1996; TCVN 6177:1996; TCVN 6194:1996; SMEWW 4500.NO3.B:2017 và SMEWW5520B:2017
Nhóm phương pháp này được thể hiện ở Chương 2 của báo cáo.
4.2.2 Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Khảo sát hiện trạng khu vực dự kiến triển khai Dự án để xác định vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường nền và đánh giá mức độ ảnh hưởng của Dự án tới khu vực xung quanh Thu thập các tài liệu liên quan đến Dự án: các văn bản pháp lý liên quan, tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực, điều kiện khí tượng thủy văn… nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc lập báo cáo ĐTM Phương pháp được áp dụng tại phần đánh giá hiện trạng môi trường trong Chương 2 của báo cáo
4.2.3 Nhóm phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình xin ý kiến lãnh đạo UBND, UBMTTQ các xã Vàng Ma Chải, Tung Qua Lìn, Pa Vây Sử, Dào San và Bản Lang; Chủ dự án Thủy điện Pa Vây
Sử 1, Pa Vây Sử 2, Nùng Than 1 và Vàng Ma Chải 3, Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, Đồn Biên phòng Dào San bằng văn bản.
- Tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án
- Nhóm phương pháp này được thể hiện ở Chương 2 và chương 6.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành thuộc dự án và ngoài dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM (kế thừa kết quả tính toán khí hậu – thủy văn, tính toán dòng chảy tối thiểu, kế thừa kết khảo sát địa chất, kế thừa kết quả tính toán bồi lắng bùn cát tại tuyến đập…)
Phương pháp này được thể hiện ở phần mở đầu, chương 1, chương 2 của báo cáo ĐTM
=> Trên đây là những phương pháp đánh giá rõ ràng, dễ hiểu và có độ tin cậy cao, trong đó mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng Do đó chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp này trong ĐTM của Dự án nhằm thu được kết quả đánh giá có độ tin cậy cao.
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Thủy điện Vàng Ma Chải 2
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt
- Đại diện liên hệ: Ông Phạm Ngọc Quyết
- Chức danh: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ: Km2+900 Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án
Công trình thuỷ điện Vàng Ma Chải 2 nằm trên suối Thèo Thẻo Hộ, dự án thuộc địa bàn các xã: Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San và Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Công trình thuỷ điện Vàng Ma Chải có toạ độ địa lý như sau:
- Tuyến đập: 103 0 21’32” kinh Độ Đông;
- Tuyến nhà máy: 103 0 20’09” kinh độ Đông;
Vị trí đập Vàng Ma Chải 2 cách tỉnh lộ 132 khoảng 0,6km (theo quốc lộ là 2km), cách biên giới Việt Trung 7,8km, cách điểm dân cư gần nhất về phía bắc 1 km (bản Sì Choang xã Vàng Ma Chải), cách thị trấn Phong Thổ 20km (theo đường quốc lộ là 40km), nhà máy VMC 2 cách TL132 là 0,6km (ven theo đường quốc lộ khoảng cách là 2km), cách biên giới Việt Trung 5,5km Khu vực Dự án đang mở đường dân sinh (đường nông thôn mới) tới đập khoảng 400m; Nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2 cách đập Vàng Ma Chải 3 khoảng 0,52 km, cách nhà máy Vàng Ma Chải 3 khoảng 5,5 km; đường dân sinh đến nhà máy khoảng 500m, bên cạnh đó có hệ thống lưới điện 35KV đến xã Vàng Ma Chải
Hình 1.1: Vị trí dự kiến xây dựng thủy điện Vàng Ma Chải 2
Tọa độ chiếm đất các hạng mục của Dự án:
Bảng 1.1 Tọa độ các hạng mục của dự án Khu vực lòng hồ Khu vực đập đầu mối Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y
Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH2.25 535924 2511940 LH1 536629 2512258 D1 536632 2512238 VH2.26 535871 2512002 LH2 536674 2512232 D2 536597 2512249 VH2.27 535811 2512087 LH3 536695 2512201 D3 536575 2512236 VH2.28 535893 2512089 LH4 536713 2512180 D4 536564 2512262 VH2.29 535959 2512078 LH5 536733 2512189 D5 536549 2512254 VH2.30 535975 2512162 LH6 536750 2512133 D6 536516 2512293 VH2.31 535977 2512236 LH7 536767 2512164 D7 536526 2512302 VH2.32 536039 2512261 LH8 536764 2512196 D8 536514 2512319 VH2.33 536091 2512334 LH9 536759 2512216 D9 536502 2512338 VH2.34 536204 2512362 LH10 536735 2512228 D10 536511 2512385 VH2.35 536343 2152337 LH11 536725 2512260 D11 536489 2512361 VH2.36 536388 2512312 LH12 536721 2512296 D12 536488 2512377 VH2.37 536426 2512327 LH13 536711 2512335 D13 536506 2512396 VH2.38 536458 2512339 LH14 536718 2512377 D14 536531 2512407 VH2.39 536467 2512328 LH15 536685 2512438 D15 536574 2512426 VH2.40 536434 2512314
LH16 536699 2512489 Khu vực nhà máy trạm biến áp VH2.41 536387 2512298 LH17 536740 2512432 Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH2.42 536338 2512323 LH18 536767 2512458 NM1 534299 2510957 VH2.43 536204 2512348 LH19 536813 2512478 NM2 534341 2510924 VH2.44 536100 2512323 LH20 536743 2512495 NM3 534313 2510909 VH2.45 536049 2512251 LH21 536723 2512528 NM4 534288 2510893 VH2.46 535989 2512228 LH22 536689 2512557 NM5 534228 2510885 VH2.47 535989 2512161 LH23 536670 2512542 NM6 534226 2510944 VH2.48 535969 2512068 LH24 536626 2512549 NM7 534228 2510973 VH2.49 535892 2512075 LH25 536615 2512501 NM8 534248 2510982 VH2.50 535824 2512081 LH26 536589 2512452 NM9 534277 2510999 VH2.51 535879 2512014
Khu phụ trợ Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH2.54 535769 2511782
Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH1.1 534161 2510850 VH2.55 535704 2511676 K1 536444 2512424 VH1.2 534182 2510890 VH2.56 535727 2511628 K2 536463 2512381 VH1.3 534183 2510921 VH2.57 535724 2511541 K3 536408 2512341 VH1.4 534202 2510944 VH2.58 535623 2511478 K4 536360 2512348 VH1.5 534206 2510935 VH2.59 535558 2511458 K5 536312 2512385 VH1.6 534189 2510917 VH2.60 535545 2511403 K6 536342 2512430 VH1.7 534189 2510888 VH2.61 535518 2511315 K7 536385 2512440 VH1.8 534166 2510847 VH2.62 535452 2511229
K9 536320 2512271 Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH2.64 535236 2511178 K10 536276 2512272 VH2.1 534322 2510895 VH2.65 535134 2511125 K11 536245 2512315 VH2.2 534376 2510876 VH2.66 535032 2511110 K12 534595 2511144 VH2.3 534468 2510873 VH2.67 534942 2511089 K13 534510 2511100 VH2.4 534463 2510914 VH2.68 534826 2511092 K14 534493 2511132 VH2.5 534475 2511023 VH2.69 534701 2511091 K15 534513 2511160 VH2.6 534539 2511101 VH2.70 534620 2511118 K16 534545 2511174 VH2.7 534619 2511132 VH2.71 534549 2511090 K17 534576 2511176 VH2.8 534715 2511096 VH2.72 534489 2511017 K18 534459 2511035 VH2.9 534824 2511106 VH2.73 534477 2510914 K19 534456 2510990 VH2.10 534942 2511103 VH2.74 534482 2510874 K20 534409 2510895 VH2.11 535030 2511124 VH2.75 534366 2510864 K21 234378 2510921 VH2.12 535126 2511137 VH2.76 534320 2510882 K22 534382 2511005 VH2.13 535229 2511190
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án
Diện tích đất dự án dự kiến sử dụng: 27,28ha, trong đó: Diện tích đất mặt bằng công trình 26,2ha, bao gồm các hạng mục: khu đập đầu mối + lòng hồ; đường thi công vận hành; nhà quản lý vận hành; trạm biến áp; nhà máy; tuyến đường dây truyền tải và 1,08ha diện tích công trình ngầm (theo Quyết định số 1603/QĐ-UBND, ngày 11/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2) Hiện trạng 27,3ha đất dự kiến sử dụng (theo Quyết định số 1428/QĐ-UBND, ngày 03/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu): Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) 0,01 ha; đất trồng lúa nước còn lại (LUK) 7,43 ha; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) 10,38 ha; đất trồng cây lâu năm (CLN) 0,01 ha; đất rừng phòng hộ (RPH) 0,96 ha; đất ở tại nông thôn (ONT) 0,02 ha; đất giao thông (DGT) 0,68 ha; đất thủy lợi (DTL) 0,1 ha; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) 2,11 ha; đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) 5,6ha
Bảng 1.2: Diện tích chiếm đất các hạng mục Đơn vị tính: ha
TT Nội dung Hồ chứa
Nhà máy, TBA Đường dây 110kv
2 Đất nương rẫy, trồng cây hàng năm, cây lâu năm
7 Đất sông, ngòi, kênh, rách, suối 1,01 0,94 0,16 2,11
8 Đất đồi núi chưa sử dụng 1,8 2,3 1,5 5,6
Khu nhà quản lý vận hành VH2.19 535617 2511493
Ký hiệu Tọa độ X Tọa độ Y VH2.20 535713 2511549
Nguồn: Báo cáo TK chính – dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 do Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát thiết kế và xây dựng Năng lượng thiết kế năm 2023
1.1.5 Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Khu dân cư tập trung: Đập thủy điện Vàng Ma Chải 2 cách tỉnh lộ 132 khoảng 0,6km (theo quốc lộ là 2km), cách biên giới Việt Trung 7,8km, cách điểm dân cư gần nhất về phía bắc 1 km (bản Sì Choang xã Vàng Ma Chải), cách thị trấn Phong Thổ 20km (theo đường quốc lộ là 40km), nhà máy Vàng Ma Chải 2 cách Tỉnh lộ 132 là 0,6km (ven theo đường quốc lộ khoảng cách là 2km), cách biên giới Việt Trung 5,5km Khu vực Dự án đang mở đường dân sinh (đường nông thôn mới) tới đập khoảng 400m; Nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2 cách đập Vàng Ma Chải 3 khoảng 0,52 km, cách nhà máy Vàng Ma Chải 3 khoảng 5,5 km; đường dân sinh đến nhà máy khoảng 500m
- Nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Người dân không sử dụng nước trên dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ cho mục đích sinh hoạt
- Dự án không nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản Dự án chiếm dụng 0,01ha đất chuyên trồng lúa nước (LUC)
- Dự án chiếm dụng 0,95ha đất quy hoạch đất rừng phòng hộ tuy nhiên hiện trạng đất không có rừng
- Dự án không tác động đến di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên khác
- Dự án chiếm dụng 0,02ha đất ở nông thôn của 01 hộ dân; diện tích đất người dân dự kiến làm lán trại (01 hộ dân đã có nhà ở trên bản Sì Choang xã Vàng Ma Chải) Do đó, dự án không phải thực hiện tái định cư
- Dự án không tác động đến đất ngập nước
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
1.1.6.1 Mục tiêu của dự án
Mục tiêu và nhiệm vụ dự án thuỷ điện Vàng Ma Chải 2 là sản xuất điện năng cung cấp cho ngành điện theo hợp đồng kinh doanh bán điện cho EVN, phục vụ nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt trực tiếp cho tỉnh Lai Châu với công suất lắp máy 19MW
Lượng điện năng của thuỷ điện Vàng Ma Chải được hoà mạng vào lưới Quốc gia với lượng điện trung bình năm khoảng 61,009×106KWh Ðồng thời, công trình thuỷ điện Vàng Ma Chải 2 còn là nguồn dự phòng cho hệ thống điện của tỉnh trong trường hợp sự cố lưới Quốc gia Ngoài ra, khi dự án thi công xây dựng, việc sử dụng nhân công địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực dự án, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế của người dân trong lân cận khu vực dự án
1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất của dự án a Loại hình của dự án: Loại hình đầu tư xây dựng mới b Quy mô công suất của dự án
Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 có tổng công suất 19MW với 02 tổ máy điện lượng trung bình khoảng 61,009×10 6 KWh/năm nhỏ hơn 30MW, thuộc công trình công nghiệp cấp III
Các hạng mục công trình chính: Tuyến đập, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện tuyến đường dây 110kV
Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế
Cấp công trình: theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT-Quy chuẩn Quốc gia - Công trình thủy lợi, các quy định chủ yếu về thiết kế thì đập thủy điện Vàng Ma Chải 2 là đập Bê tông trọng lực có chiều cao dự kiến chiều cao lớn nhất 57m (trong khoảng 25÷60m), thuộc công trình cấp II
Tuyến đập được xây dựng trên dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ tạo thành hồ chứa có diện tích 8,45ha với dung tích toàn bộ 1,756 triệu m 3 , dung tích hữu ích 0,235 triệu m 3 , dung tích chết là 1,521 triệu m 3 Cao trình MNDBT là 1.000m, cao trình MNC là 997m Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày, nước từ hồ chứa được dẫn qua cửa nhận nước kích thước BxH 3,0 x 3,0m trên thân đập vào đường hầm dẫn nước dài 2977,69m về nhà máy thủy điện đặt bên bờ phải suối Thèn Thẻo Hộ để phát điện với công suất 19MW với 02 tổ máy, điện lượng trung bình năm Eo= 61,009 triệu kWh và lưu lượng lớn nhất thiết kế qua nhà máy là 10,3m 3 /s, lưu lượng bình quân 3,98m 3 /s Nước sau phát điện được xả trả lại suối Thèn Thẻo Hộ sau nhà máy về phía hạ lưu.
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án
Thủy điện Vàng Ma Chải 2 là nhà máy thuỷ điện đường dẫn bằng xây dựng một hệ thống đập dâng nước kết hợp đường dẫn (hầm dẫn) tạo cột nước địa hình để phát điện Thành phần công trình gồm :
- Hồ chứa nước điều tiết ngày
- Cụm đầu mối: đập dâng, đập tràn bằng bêtông trọng lực
- Nhà máy thuỷ điện lộ thiên và kênh xả hạ lưu
- Tuyến đường dây đấu nối
- Hệ thống công trình phục vụ thi công, vận hành, quản lý
Bảng 1.3: Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình
TT Các thông số chính Ký hiệu Đơn vị Giá trị
A Các đặc trưng thủy văn
1 Diện tích lưu vực FLV Km 2 50,8
2 Vị trí địa lý Đập đầu mối
3 Lượng mưa trung bình nhiều năm X0 mm 2900
4 Moduyn dòng chảy năm M0 l/s-km 2 82,9
6 Lưu lượng TB năm tần suất P = 85% Q85% m 3 /s 3,38
7 Duy trì lưu lượng tần suất P = 85% Q85% m 3 /s 1,2
8 Lũ thiết kế P = 1,0% tại tuyến đập Q1,0% m 3 /s 498,0
9 Lũ thiết kế P = 0,2% tại tuyến đập Q0,2% m 3 /s 609,0
Mực nuớc dâng bình thường MNDBT m 1000,0
Dung tích toàn bộ VTB m 3 1.756.000
Dung tích hữu ích VHI m 3 235.000
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT SHỒ Ha 8,45
Mực nước dâng bình thường MNDBT m 1000,0
Cao trình đỉnh đập dâng ĐĐ m 1004,0
Chiều cao đập lớn nhất HMAX m 57,0
Chiều dài đập dâng LĐ m 96,0
Lưu lượng lũ thiết kế Q1,0% m 3 /s 498,0
Lưu lượng lũ kiểm tra Q0,2% m 3 /s 609,0
Cột nước tràn thiết kế H1,0% m 2,25
Cột nước tràn kiểm tra H0,2% m 2,57
Cao trình mực nước lũ thiết kế P = m 1002,25
Cao trình mực nước lũ kiểm tra P = m 1002,57
Mực nước dâng bình thường MNDBT m 1000,0
Cao trình đỉnh đập dâng ĐĐ m 1004,0
Chiều cao đập lớn nhất HMAX m 47,04
Chiều dài đập dâng LĐ m 54,0
Lưu lượng lũ thiết kế Q1,0% m 3 /s 498,0
Lưu lượng lũ kiểm tra Q0,2% m 3 /s 609,0
Cột nước tràn thiết kế H1,0% m 2,25
Cột nước tràn kiểm tra H0,2% m 2,57
Cao trình mực nước lũ thiết kế P = m 1002,25
Cao trình mực nước lũ kiểm tra P = m 1002,57
Kết cấu mặt đập BTCT M250#
Hình thức tràn Tự do
Hình thức tiêu năng Tiêu năng mũi phóng
Mực nước dâng bình thường MNDBT m 1000,0
Mực nước lũ thiết kế MNLTK m 1002,25
Mực nước lũ kiểm tra MNLKT m 1002,57
Cao trình ngưỡng tràn NTR m 1000,0
Chiều cao đập lớn nhất HMAX m 53,0
Bề rộng toàn bộ tràn BTR m 70,0
Cột nước tràn HTR = 1,0% HTR m 2,25
Cột nước tràn HTR = 0,2% HTR m 2,57
Mực nước lũ hạ lưu thiết kế (p=1,0%) MNLTK m 948,95
Mực nước lũ hạ lưu kiểm tra(p=0,2%) MNLTK m 949,25
Cao trình đỉnh mũi phóng ĐMP m 957,0
Cao trình đáy cống ĐC m 955,0
Cao trình đỉnh cống ĐC m 1004,0
Lưu lượng thiết kế QTK m 3 /s 0,433
Kết cấu cống Ống thép
Cao độ tim cống phía thượng lưu TL m 973,00
Cao độ tim cống phía hạ lưu HL m 958,88
Lưu lượng thiết kế QTK m 3 /s 10,30
Cao trình đáy cửa nhận nước ĐC m 970,0
Cao trình đỉnh cửa ĐC m 1004,0
Kết cấu áo hầm BTCT M250#
Lưu lượng thiết kế QTK m 3 /s 10,30
Chiều rộng thông thủy B m 2,6 - 3,5 Đường kính thông thủy đoạn lót thép r m 2,30
Tim hầm cửa vào TCV m 971,5
Tim hầm cửa ra TCR m 782,94 Độ dốc hầm i % (0,0 - 7,0)
Số ngách thi công Điểm 01
Công suất lắp máy NLM MW 19,0
Công suất đảm bảo NĐB MW 2,388
Loại tua bin Francis trục đứng
Kích thước nhà máy (BxL) m (21,95x29,25)
Cao trình sàn lắp máy SLM m 791,0
Cao trình sàn gian điều khiển SLM m 791,0
Cao trình sàn tuabin STB m 784,4
Cao trình tim tuabin TTB m 782,94
Cao trình tim ống vào TÔ m 782,94
Mực nước hạ lưu lớn nhất MAX m 785,4
Mực nước hạ lưu nhỏ nhất MIN m 780,0
Lưu lượng thiết kế nhà máy QTK m 3 /s 10,30
Cột nước lớn nhất HMAX m 219,69
Cột nước nhỏ nhất HMIN m 212,12
Cột nước tính toán HTT m 214,50
Cột nước trung bình phát điện HTB m 215,49 Điện lượng trung bình năm E0 10 6 KWh 61,009 Điện lượng trung bình năm mùa lũ E0L 10 6 KWh 37,753 Điện lượng trung bình năm mùa kiệt E0K 10 6 KWh 25,372
Số giờ lợi dụng công suất lắp máy h Giờ 3251
IV Trạm PP ngoài trời
V Khu quản lý vận hành m 2 2500
VI Đường thi công vận hành km 6,7
VII Đường dây tải điện 110KV AC300 km 20,4
VIII Đền bù và GPMB ha 22,74
IX Tổng giá thành công trình 10 3 VNĐ 646.461.000
X Chỉ tiêu kinh tế – tài chính
Thời gian hoàn vốn Năm 12,5
Nguồn: Báo cáo TK chính – dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 do Công ty Cổ phần Tư vấn
Khảo sát thiết kế và xây dựng Năng lượng thiết kế năm 2023 a Hồ chứa
Hồ chứa có diện tích 8,45ha với dung tích toàn bộ 1,756 triệu m 3 , dung tích hữu ích 0,235 triệu m 3 , dung tích chết là 1,521 triệu m 3 Cao trình mực nước dâng bình thường là 1.000m, cao trình mực nước chết là 997m b Công trình đầu mối:
Thành phần công trình: đập dâng nước, đập tràn xả lũ, ống xả dòng chảy tối thiểu, cống xả cát b.1 Đập dâng nước Đập dâng nước bao gồm đập dâng bờ phải và đập dâng bờ trái có kết cấu đậu BTCT
+ Thông số chính đập dâng bờ phải:
Cao trình đỉnh đập dâng = 1004,0m
Chiều cao đập lớn nhất = 57,0m
+ Thông số chính của đập dâng bờ trái:
Cao trình đỉnh đập dâng = 1004,0m
Chiều cao đập lớn nhất = 47,04m b.2 Đập tràn xả lũ Đập tràn được thiết kế là đập bê tông mặt cắt thực dụng Ôphixêrôp, có nhiệm vụ xả với lưu lượng lũ thiết kế ứng với tần suất 1,0% là QTK = 498,0m 3 /s, mực nước thượng lưu tương ứng là
MNTK = 1002,25m Lũ kiểm tra ứng với tần suất 0,2% là QKT = 609,0m 3 /s, mực nước thượng lưu tương ứng là MNKT = 1002,57m đập có các thông số chính:
Kết cấu mặt tràn đập: BTCTM250#
Hình thức đập: Tràn tự do
Chiều cao đập lớn nhất: 53,0m
Hình thức tiêu năng: Tiêu năng mũi phóng
Cao trình đỉnh mũi phóng: 957,0m
- Cống xả cát: Trong thân đập dâng bờ phải có cống xả cát, có nhiệm vụ xả bùn cát đảm bảo cho cửa lấy nước vận hành an toàn và kết hợp dẫn dòng Thông số chính của cống xả cát như sau:
Cống xả cát bố trí 2 khe van vận hành và sửa chữa Cửa van được vận hành bằng xi lanh thủy lực
- Trong thân đập có bố trí ống thép D400mm với lưu lượng thiết kế 0,433 trả lại dòng chảy môi trường sau đập cao độ tim cống phía thượng lưu 973m, cao độ tim cống phía hạ lưu 958,88m
- Nền đập: Tuyến đập có phương gần như vuông góc với lòng suối, hai bên sườn dốc khoảng 45 0 -65 0 Địa tầng các lớp đất đá trong tuyến đập là các lớp edq, IA, IB, IIA, lớp đá gốc Ryolít với đầy đủ các đới đá phong hóa hoàn toàn đến nhẹ tươi
- Chống thấm và gia cố nền đập: Nền đập chủ yếu đặt trên lớp IB và IIA Trong quá trình thi công, việc tiến hành khoan nổ để đào móng đập chủ yếu là khoan nổ nhỏ và cạy dọn thủ công ở lớp sát mặt nền để khả năng làm tăng mức độ nứt nẻ trên bề mặt lớp đá là ít Đáy đập đổ BTCT M200 dày 2m làm tăng ổn định Đáy đập khoan phun xi măng tạo màng chống thấm qua nền đập Chiều sâu khoan phun từ 0,4-0,6 cột nước tại vị trí khoan
- Lỗ khoan tiêu nước (lỗ khoan thu nước): tại bê tông bản đáy đập có bố trí lỗ khoan thu nước với đường kính ống thép ɸ105, a=3 c Tuyến năng lượng
Tuyến năng lượng được bố trí bên bờ phải suối Thèn Thẻo Hộ bao gồm các hạng mục: cửa nhận nước, hầm dẫn nước, đường ống áp lực c.1 Cửa nhận nước:
Với sơ đồ khai thác tuyến dẫn là hầm nằm bên phải suối Thèn Thẻo Hộ, địa hình khá dốc, bị chia cắt mạnh và sâu, do vậy chọn giải pháp tuyến dẫn là hầm áp lực Cửa lấy nước được bố trí phía thượng lưu, bờ phải đập và tách rời đập, cách đập đầu mối khoảng 30,0m Cửa lấy nước bố trí lưới chắn rác, cửa van vận hành, cửa van sửa chữa, với các thông số cơ bản sau:
+ Hình thức cửa: Cửa nhận nước có áp,
+ Cao trình đáy cửa nhận nước: ĐC = 970,0m
+ Cao trình tim cửa nhận nước: TC = 971,5m
+ Cao trình đỉnh cửa nhận nước: ĐC = 1004,0m
+ Tiết diện cửa nhận nước: (BxH) = (3,0x3,0)m
+ Chiều dài cửa nhận nước: L = 20,5m
+ Lưu lượng thiết kế: QTK = 10,3m 3 /s
+ Kết cấu cửa nhận nước: BTCT M250# c.2 Hầm dẫn nước:
Hầm dẫn có nhiệm vụ dẫn nước từ cửa nhận nước đến nhà máy Kích thước tiết diện hầm được xác định từ điều kiện chọn đường kính hầm kinh tế, tiết diện hầm có dạng hình móng ngựa, bê tông cốt thép mác M250# Phần cửa vào hầm nằm trong đới IB, toàn bộ hầm nằm trong đới IB,IIA,IIB, hầm có các thông số sau:
- Lưu lượng qua hầm:QTK = 10,3m 3 /s
- Chiều cao thông thủy hầm hoàn thành: H = 2,6m – 3,35m
- Chiều rộng thông thủy hầm hoàn thành: B = 2,6m – 3,5m
- Đường kính hầm lót thép: d = 2,30m
- Cao độ tim hầm cửa vào: TCV = 971,5m
- Cao độ tim hầm cửa ra: TCR = 782,94m
- Kết cấu hầm Bê tông cốt thép M250#
- Tuyến hầm bố trí 01 ngách thi công a Nhà máy thuỷ điện, trạm tăng áp d.1 Nhà máy thủy điện
Nhà máy đặt bên bờ phải suối Thèn Thẻo Hộ; cửa xả nhà máy đổ trực tiếp vào hạ lưu suối Thèn Thẻo Hộ Mực nước hạ lưu nhà máy nhỏ nhất 780,0m, mực nước hạ lưu nhà máy lớn nhất 785,4m Nhà máy có các thông số cơ bản sau:
+ Kết cấu: Bê tông cốt thép M250#
+ Công suất lắp máy: NLM = 19,0MW
+ Công suất đảm bảo: NBĐ = 2,388MW
+ Kích thước nhà máy: BxL) = (18,3x29,21)m
+ Cao trình sàn lắp máy: LM = 791,0m
+ Cao trình gian điều khiển: ĐK = 791,0m
+ Cao trình tim tua bin: TTB = 782,94m
+ Cao trình tim đường ống vào: TÔ = 782,94m
+ Cao trình sàn tua bin: STB = 784,40m
+ Loại tua bin: Francis trục đứng
+ Mực nước hạ lưu nhà máy nhỏ nhất HHLMIN = 780m
+ Mực nước hạ lưu nhà máy lớn nhất HHLMAX = 785,4m
+ Cột nước lớn nhất: HMAX = 219,69m
+ Cột nước nhỏ nhất: HMIN = 212,12m
+ Cột nước tính toán: HTT = 214,5m
+ Cột nước trung bình: HTB = 215,49m
+ Điện lượng bình quân năm: E0 = 61,009x10 6 KWh
+ Điện lượng bình quân năm mùa khô: E0L = 37,753x10 6 KWh
+ Điện lượng bình quân năm mùa lũ: E0K = 25,372x10 6 KWh
+ Số giờ lợi dụng công suất lắp máy: h = 3.251giờ
Trạm biến áp tại thủy điện Vàng Ma Chải 2 là trạm gom cụm các dự án Vàng Ma Chải 2&3, Tả Pá Hồ 1A 1B, Pa Vẩy Sử 1&2 Xây dựng trạm tăng áp 110KV tại nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2, kích thước trạm: (70x50)m b Đường dây đấu nối
Phương án đấu nối nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2 vào hệ thống điện quốc gia được lập trong đề án riêng và phải được thỏa thuận với Đơn vị quản lý lưới điện (Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - EVNNPC)
Phương án đấu nối nhà máy thủy điện Vàng Ma Chải 2 vào hệ thống điện quốc gia được xem xét dựa trên các cơ sở:
Quyết định số 1247/QĐ-BCT ngày 13/4/2018 về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến 2035”
Quyết định số 4441/BCT-ĐL ngày 26/7/2021 về việc điều chỉnh bổ sung phương án đấu nối các thủy điện Vàng Ma Chải 2, Vàng Ma Chải 3 trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu;
NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN
1.3.1 Nguyên, nhiên liệu, vật liệu hóa chất phục vụ dự án trong giai đoạn thi công
1.3.1.1 Nguyên, nhiên liệu, vật liệu hóa chất phục vụ thi công a Điều kiện cung cấp khai thác vật liệu xây dựng
- Vật liệu cát cho bêtông: dự kiến mua tại Phong Thổ hoặc khai thác tại vị trí công trình Hiện nay, theo kết quả điều tra khảo sát thì tại tuyến trữ lượng cát tốt, người dân địa phương vẫn khai thác với quy mô nhỏ
- Vật liệu đá cho bêtông: dự kiến mua tại Phong Thổ hoặc khai thác tại vị trí công trình Theo kết quả điều tra khảo sát thì tại tuyến trữ lượng đá có thể dùng cho bêtông thuỷ công
- Vật liệu đá xây các loại: dự kiến mua tại Phong Thổ hoặc khai thác tại vị trí công trình hoặc tận dụng đá đào tại chỗ
- Vật liệu đất đắp các loại: tận dụng đất đào tại chỗ
- Khả năng tận dụng vật liệu tại công trình: đê quây được sử dụng đất đá đào hố móng công trình để đắp b Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị và vật liệu
- Vật liệu sắt thép các loại: dự kiến mua tại Phong Thổ
- Vật liệu ximăng các loại: dự kiến mua Phong Thổ
- Các vật liệu khác: dự kiến mua tại thành phố Lai Châu
- Xăng dầu và các loại hóa chất: Xăng, dầu diesel, dầu mazut được mua tại trạm xăng dầu gần công trình
Danh mục máy móc thiết bị phục vụ triển khai xây dựng được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.5: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ trong giai đoạn triển khai xây dựng
STT Phương tiện, thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Máy khoan tự hành đường kính 105 Chiếc 1
2 Máy đào dung tích (0.8 - 1.6)m 3 Chiếc 2
5 Máy khoan tay đường kính 42 Chiếc 8
8 Trạm trộn bê tông 30m 3 /h Trạm 2
10 Cần trục bánh xích 25T Chiếc 1
11 Máy bơm bê tông: Chiếc 3
15 Trạm nghiền đá công suất 30 tấn/h Trạm 1
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo TK chính – dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 do Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát thiết kế và xây dựng Năng lượng thiết kế năm 2023
Bảng 1.6: Bảng thống kê khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ thi công của Dự án
STT Loại NVL ĐVT Khối lượng
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo TK chính – dự án Thủy điện Vàng Ma Chải 2 do Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát thiết kế và xây dựng Năng lượng thiết kế năm 2023
1.3.1.2 Thiết bị cơ khí, thiết bị điện và thiết bị quan trắc a.Thiết bị cơ khí :
- Thiết bị cơ khí thuỷ lực như turbine, máy phát dự kiến mua của Trung Quốc vận chuyển đến công trường
- Thiết bị cơ khí thuỷ công như cửa van, đường ống, van đĩa, lưới chắn rác, cầu trục dự kiến thiết bị được chế tạo tại Hà Nội và vận chuyển lắp đặt tại công trường b Thiết bị điện:
- Máy biến áp: Theo sơ đồ nối điện chính, có 02 máy biến áp công suất 12,5MVA, cách điện bằng dầu, lắp đặt ngoài trời và có bộ điều chỉnh điện áp lúc không tải ở phía 35KV Tiêu chuẩn chế tạo IEC-76
+ Số lượng và công suất định mức: 02 MBA 12,5MVA
+ Điện áp ngắn mạch Uk%: 7,5%
+ Thực hiện điều chỉnh điện áp Lúc không tải
+ Kiểu làm mát: ONAN c Quan trắc công trình c.1 Thiết bị quan trắc
Theo TCVN 8215:2009 Các quy định chủ yếu về bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối Đập chính thuộc công trình cấp III Nội dung quan trắc như sau:
- Quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy;
- Quan trắc áp lực kéo của cốt thép c.2 Hệ thống quan trắc khí tượng, thuỷ văn chuyên dùng, giám sát và hỗ trợ điều hành hồ chứa
- Trạm đo mực nước hồ;
- Trạm cảnh báo sự cố đầu mối, hạ du;
- Trạm đo độ mở cửa van cống;
- Trạm giám sát trung tâm
1.3.1.3 Điện sinh hoạt và phục vụ thi công Điện cung cấp cho công trường bao gồm điện tiêu thụ các máy thi công hoạt động trên công trường và điện cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công sử dụng điện 35KV hiện có được đấu nối với xã Vàng Ma Chải
1.3.1.4 Nước sinh hoạt và thi công
*Cấp nước sinh hoạt: Nước phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân trong khu phụ trợ lán trại được lấy tại các khe, mạch nước ngầm, được lọc đảm bảo yêu cầu cho sinh hoạt
*Cấp nước phục vụ thi công: Được lấy từ nước khe nhánh và suối Thèn Thẻo Hộ
Bảng 1.7: Thông số, kích thước của bể chứa nước sinh hoạt
TT Khu vực Số lượng công nhân (người)
Nhu cầu sử dụng nước
1.3.2 Nguyên, nhiên liệu, vật liệu hóa chất phục vụ dự án trong giai đoạn vận hành Đối với NMTĐ, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng
Nguyên liệu chính vận hành NMTĐ là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện, biến thủy năng thành điện năng trước khi hoàn trả lại nước vào suối Thèn Thẻo Hộ sau nhà máy
Ngoài ra, cũng sử sụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn, để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy
1.3.3 Sản phẩm đầu ra của dự án
Khi Dự án đi vào vận hành phát điện sẽ tạo ra sản phẩm là điện năng với điện lượng trung bình năm 61,009 triệu kWh cấp lên lưới điện Quốc gia Đồng thời, công trình thuỷ điện Vàng Ma Chải 2 còn là nguồn dự phòng cho hệ thống điện của tỉnh Lai Châu trong trường hợp sự cố lưới điện quốc gia.
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH
1.4.1 Công nghệ sản xuất điện:
Thủy điện Vàng Ma Chải 2 là công trình có nhà máy kiểu đường dẫn Tuyến đập được xây dựng trên suối Thèn Thẻo Hộ, nước sau phát điện được trả lại suối Thèn Thẻo Hộ tại vị trí cách tuyến đập khoảng 3,5km về phía hạ lưu Nguyên tắc vận hành của hồ chứa như sau:
Tuyến đập chính được xây dựng trên suối Thèn Thẻo Hộ là loại đập dâng kết hợp với đập tràn tự do nhằm giữ nước và chuyển nước về nhà máy phục vụ phát điện Hồ chứa với dung tích toàn bộ 1,756 triệu m 3 Nước từ hồ chứa qua hầm chính dẫn nước đến tuabin, nước chảy làm quay tuabin máy phát điện và tạo ra sản lượng điện trung bình năm 61,009triệu kWh Nhà máy phát điện với công suất lắp máy 19MW, lưu lượng phát điện lớn nhất 10,30m 3 /s
Chế độ vận hành ưu tiên phát điện vào 5 giờ cao điểm (2 giờ buổi sáng 9 – 11h và 3 giờ buổi chiều từ 18 – 21h) Thời gian còn sẽ phát điện tùy theo khả năng trữ nước vào hồ và dòng chảy đến trong từng thời đoạn để tận dụng tối đa lưu lượng tự nhiên đến mỗi tuyến công trình
1.4.2 Quy trình điều tiết, vận hành hồ chứa
Quá trình điều tiết, vận hành hồ chứa được thực hiện theo quy trình vận hành Nội dung tóm tắt như sau:
- Mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình Thủy điện Vàng
Ma Chải 2 phải tuân thủ các Luật, Nghị định, thông tư, quyết định … có liên quan đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Các nhiệm vụ vận hành theo thứ tự ưu tiên:
+ Đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối với Thủy điện Vàng Ma Chải 2
+ Đảm bảo hiệu quả phát điện tối ưu trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và xả dòng chảy tối thiểu phía hạ du đập
- Vận hành các thiết bị thủy công và thiết bị thủy lực: Việc vận hành các thiết bị thủy công, thiết bị thủy lực công trình Thủy điện Vàng Ma Chải 2 phải tuân thủ quy trình vận hành và bảo trì công trình, thiết bị do Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt phê duyệt trên cơ sở thực tế vận hành và căn cứ tài liệu của cơ quan tư vấn thiết kế, nhà chế tạo, cung cấp thiết bị
- Phối hợp vận hành hồ chứa Thủy điện Vàng Ma Chải 2 với các công trình thủy lợi, thủy điện trên bậc thang
1.4.2.2 Vận hành công trình điều tiết lũ
- Quy định về thời kỳ mùa lũ: Để đảm bảo an toàn chống lũ và phát điện, quy định thời kỳ vận hành trong mùa lũ từ tháng 01/5 đến 31/10 hàng năm
- Điều tiết hồ trong thời kỳ mùa lũ
+ Nguyên tắc cơ bản: Duy trì mực nước hồ ở cao trình MNDBT 1.000,0m bằng chế độ xả nước qua tràn tự do và xả nước qua nhà máy thủy điện
+ Lưu lượng lũ vào hồ phải được ưu tiên sử dụng để phát công suất tối đa có thể được của nhà máy thủy điện, phần lưu lượng lũ còn lại sẽ được xả qua tràn tự do
+ Khi mực nước hồ đã đạt mực nước lũ thiết kế ở hồ chứa đầu mối mà dự báo lũ thượng nguồn tiếp tục chảy về, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển năng lượng Nam Việt phải triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, đồng thời báo cáo về Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, UBND huyện Phong Thổ, UBND xã Vàng Ma Chải để kịp thời chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ, thông báo đến nhân dân vùng hạ du và có biện pháp chống lũ, đảm bảo an toàn cho người và tài sản phía hạ du
- Vận hành đảm bảo an toàn công trình
+ Khi mực nước hồ chứa Vàng Ma Chải 2 có khả năng vượt mực nước lũ kiểm tra, dự báo lũ suối Thèo Thẻo Hộ tiếp tục tăng lên hoặc các công trình đập và cửa lấy nước có dấu hiệu xảy ra sự cố, có khả năng xảy ra vỡ đập hoặc các công trình hồ chứa ở thượng lưu bị sự cố thì ban hành tình trạng khẩn cấp
+ Trường hợp đập hoặc thiết bị của công trình bị hư hỏng hoặc sự cố đòi hỏi phải tháo nước để vận hành đảm bảo an toàn công trình, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển năng lượng Nam Việt phải lập phương án, kế hoạch và thực hiện việc tháo nước đảm bảo khống chế tốc độ hạ thấp mực nước sao cho không gây mất an toàn cho đập, các công trình ở tuyến đầu mối và hạ du
+ Thực hiện hiệu lệnh thông báo xả nước khi xảy ra các trường hợp đặc biệt cần phải xả nước khẩn cấp để đảm bảo an toàn công trình
1.4.2.3 Vận hành công trình điều tiết nước phát điện và đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu
- Quy định về thời kỳ mùa kiệt: Để đảm bảo vận hành công trình điều tiết nước phát điện và đảm bảo dòng chảy tối thiểu, quy định thời kỳ vận hành trong mùa kiệt từ 01/11 đến 30/4 hàng năm
- Vận hành công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu
+ Việc vận hành, khai thác công trình Thủy điện Vàng Ma Chải 2 phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ờ khu vực hạ du hồ chứa theo quy định tại Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xác định dòng chảy tối thiếu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng với lưu lượng không nhỏ hơn lưu lượng được xác định theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
+ Nguyên tắc vận hành: Việc vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du hồ chứa Thủy điện Vàng Ma Chải 2 thông qua ống xả môi trường theo thiết kế đã được phê duyệt
+ Cách thức vận hành: Khi nhà máy thủy điện dừng hoạt động do có sự cố hay do bất kỳ một lí do nào đó, ở đầu mối vẫn phải tiến hành xả nước đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ du công trình
- Các trường hợp vận hành khác
+ Trường hợp có nhu cầu lượng nước xả khác với quy định tại quy trình thì cơ quan có nhu cầu phải xin ý kiến bằng văn bản gửi UBND tỉnh Lai Châu và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt Sau khi thống nhất về lưu lượng, kế hoạch thời gian xả nước của các cơ quan, đơn vị nêu trên thì Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Nam Việt thông báo ngay cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia để phối hợp, bố trí kế hoạch huy động phát điện nhà máy Thủy điện Vàng Ma Chải 2 đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng nước, đồng thời tổ chức thực hiện và thông báo cho Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, UBND huyện Phong Thổ để theo dõi, chỉ đạo
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
CDA hợp đồng với đơn vị có chuyên ngành thuộc Bộ Quốc phòng có đủ chức năng để thực hiện rà phá bom mìn trên toàn bộ diện tích xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, đường thi công vận hành Treo biển cảnh báo xung quanh khu vực rà phá bom mìn Tuân thủ đúng QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ
1.5.2 Phát quang, dọn dẹp, chuẩn bị công trường
Sử dụng máy cắt cỏ, dụng cụ thủ công để thực hiện phát quang Trước khi tiến hành phải thông báo cho người dân tận thu lượng sinh khối, nông sản (nếu có) Lượng lá cây, cành cây nhỏ và thực vật phát quang được tập kết, phơi khô và đốt bỏ
Di chuyển các loại máy móc, thiết bị thi công đến nơi tập kết Sử dụng máy đào, xúc thực hiện việc đào, đắp, san lấp mặt bằng
Thi công các hạng mục phụ trợ phục vụ giai đoạn thi công: kho bãi, lán trại, đường thi công, vận hành
* Biện pháp dẫn dòng: Tổng tiến độ thi công công trình là 02 năm, do đó biện pháp dẫn dòng thi công như sau:
- Mùa khô năm thi công thứ nhất (Từ tháng XI đến tháng III năm sau): Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
Các công tác thi công chính: Mở móng thi công đập dâng vai phải, đắp đê quai dọc phục vụ thi công cống dẫn dòng, cống xả cát, cửa nhận nước và một khoang bê tông đập tràn và đập dâng bờ phải
- Mùa lũ năm thi công thứ nhất (Từ tháng V đến tháng IX): Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp Các công tác thi công chính: Tiếp tục thi công hoàn thiện bê tông cửa nhận nước, đập dâng bờ trái đến cao độ đỉnh đập
- Mùa khô năm thi công thứ hai (Từ tháng XI đến tháng III năm sau): Dẫn dòng qua cống dẫn dòng kết hợp cống xả cát
Các công tác thi công chính: Đắp đê quai thượng, hạ lưu, thi công hoàn thiện bê tông tràn; mở móng và thi công đập dâng vai trái đến cao độ đỉnh đập, cuối mùa kiệt chặn dòng
- Các công trình tạm phục vụ dẫn dòng thi công bao gồm:
+ Đê quai dọc: Được đắp bằng đất đá tận dụng từ việc khai mở hố móng đập dâng bờ trái + Cống dẫn dòng: BTCT M200, kích thước thông thủy (BxH) = (2,5x2,5)m; cao độ đáy cống +951,50m
+ Đê quai thượng, hạ lưu đập: Được đắp bằng đất đá tận dụng từ việc khai mở hố móng các hạng mục công trình
1.5.4 Công tác đào đất đá, thi công xây dựng
* Công tác đào đất đá
- Đào đất bằng tổ hợp máy đào V=(0,7-1,25) m 3 , máy ủi 110-140CV, vận chuyển bằng ô tô tự đổ (7-10)T ra bãi thải
- Đào đá bằng biện pháp khoan nổ mìn, dùng khoan tay đường kính lỗ khoan d = 42mm, bốc xúc bằng tổ hợp máy đào V=(0,7-1,25)m 3 , máy ủi 110-140CV, vận chuyển bằng ô tô tự đổ tải trọng (7-10)T ra bãi thải
- Lớp đá đáy hố móng được đào bằng phương pháp nổ mìn nhỏ, dùng thủ công cậy đá long rời mặt đáy móng
- Đất đá đào được xúc bằng máy xúc có dung tích gầu xúc V=(0,7-1,25)m 3 , chuyên chở bằng ô tô tự đổ trọng tải (7-10)T đến bãi thải
- Khi đào hố móng đập chừa lại một lớp bảo vệ khoảng d=(3040)cm được phá bằng đập vỡ sơ bộ và cạy hoặc dùng búa chèn khí nén để phá và xúc dọn làm sạch trước khi đổ bê tông
- Thực hiện chủ yếu bằng ô tô chuyển trộn dung tích V= 6m 3 vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn 50m 3 đến gần vị trí khối đổ trút vữa vào thùng đựng vữa, sau đó dùng cần trục 25T đưa vữa bê tông đổ vào khối đổ theo đúng thiết kế (cần trục di chuyển theo chiều dọc trục đập để khống chế toàn bộ diện tích đập) Dùng máy đầm dùi, đầm bàn kết hợp đầm bằng thủ công để đầm bê tông;
- Bê tông được đổ theo từng tầng đổ khác nhau theo thứ tự từ dưới lên, tương ứng với mỗi tầng đổ được chia thành các lớp đổ có chiều dày đều nhau, kích thước khoảnh đổ chọn thích hợp đảm bảo khi đổ bê tông vào khoảnh không sinh ra hiện tượng khe lạnh
* Công tác ván khuôn và cốt thép
- Công tác ván khuôn: Dùng ván khuôn tiêu chuẩn bằng thép được gia công tại xưởng cơ khí theo độ cong của mặt tràn để thi công bê tông mặt tràn, mặt thượng lưu đập sử dụng cốp pha leo gia công tại xưởng.Việc cố định và chịu lực cốp pha khi đổ bê tông được thông qua hệ dầm và truyền lực vào tường bê tông đã đổ bên dưới bằng các bu lông chịu lực Kết hợp với ván khuôn gỗ được gia công chế tạo tại xưởng bố trí ở khu phụ trợ kết hợp gia công tại vị trí công trình vận chuyển đến hiện trường thi công bằng ô tô chuyên dùng, lắp đặt bằng cần trục 25T kết hợp thủ công
- Công tác cốt thép: Cốt thép gia công tại xưởng được bố trí ở khu phụ trợ kết hợp gia công tại vị trí công trình theo đúng kích thước thiết kế, đúng tiêu chuẩn thi công, cốt thép sau đó vận chuyển đến hiện trường bằng ô tô chuyên dùng, lắp dựng bằng cần trục 25T kết hợp thủ công
Công tác xây lát đá được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công
* Công tác khoan phun chống thấm
Công tác khoan phụt xi măng chống thấm và nền đập được thực hiện từng đoạn phụt dài từ 3m đến 5m, tuỳ theo từng hố khoan sẽ thực hiện theo cả hai phương pháp phụt: Phụt từ trên xuống và phụt từ dưới lên Công tác khoan phụt xi măng chống thấm nền đập được thực hiện bằng các thiết bị phụt xi măng chuyên dùng
* Vận chuyển và lắp đặt thiết bị:
Thiết bị mua của nước ngoài thì sau khi nhập khẩu, thông quan sẽ được vận chuyển bằng đường bộ tới công trình
Thiết bị sản xuất trong nước được vận chuyển thẳng bằng đường bộ từ nơi mua đến công trình Công tác bốc dỡ các thiết bị cơ khí, sẽ được thực hiện bằng các cần trục tự hành, palăng, tời kết hợp thủ công
Các thiết bị cơ khí thủy công như: cửa van cung, lưới chắn rác, các chi tiết đặt sẵn trong bê tông được đưa vào vị trí lắp đặt bởi cần cẩu 10T, sau đó cân chỉnh thủ công cho phù hợp với thiết kế
TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án
Căn cứ vào khối lượng công trình, điều kiện và khả năng thi công, dự kiến thời gian thi công công trình Vàng Ma Chải 2 là 3 năm không kể thời gian chuẩn bị Cụ thể như sau:
Tiến độ thực hiện dự án: Khởi công quý III/2021 – Hoàn thành tháng 6 năm 2024 Cụ thể:
- Từ quý I/2019 đến quý II/2021: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án, xây dựng các hạng mục phụ trợ, lán trại
- Từ quý III/2021 đến tháng 5/ 2024: Khởi công thi công các hạng mục công trình chính, thi công hoàn thiện phần xây dựng và lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị nhà máy
- Tháng 6 năm 2024: Hoàn thành dự án đưa nhà máy vào khai thác sử dụng
Tổng mức vốn đầu tư dự kiến của công trình Thủy điện Vàng Ma Chải 2 khoảng 646.461.000.000đồng, được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.8: Khái toán tổng mức đầu tư của dự án ĐVT: VNĐ
TT Khoản mục chi phí DT trước thuế Thuế VAT DT sau thuế
3 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
4 Chi phí quản lý dự án
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
6 Chi phí khác (Chưa kể lãi vay)
646.461.000.000 1.6.3 Tổ chức quản lý, thực hiện và vận hành dự án
Biên chế nhân sự cho Dự án thuỷ điện VMC2 dựa trên qui mô nhà máy và các hạng mục của công trình
* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: 15 người
* Giai đoạn xây dựng: 70 người
* Giai đoạn vận hành: 20 người
Chủ đầu tư sẽ lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án
* Ban quản lý dự án thuộc chủ đầu tư thực hiện các chức năng
1 Lập và quản lý kế hoạch xây lắp, tiến độ thi công và kế hoạch nguồn lực cho dự án
2 Điều phối quan hệ giữa các đơn vị tham gia vào dự án
3 Kiểm tra, quản lý về chất lượng, tiến độ, khối lượng công việc thực hiện
4 Tổ chức lựa chọn các nhà thầu phục vụ công tác thực hiện dự án Ký kết hợp đồng, và kiểm soát hợp đồng
5 Điều phối công tác trên công trường Chuẩn bị báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư về tiến độ, giá thành và chất lượng công việc
6 Giải quyết nguồn vốn, thanh toán các hợp đồng, các chi phí phục vụ xây dựng dự án
7 Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất
8 Thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán
* Biên chế ban quản lý
Ban quản lý gồm 9 người, cụ thể như sau :
Chủ nhiệm điều hành dự án 1
Phó chủ nhiệm kiêm Chỉ huy trưởng công trường 1
Bộ phận quản lý, điều phối kế hoạch 1
Bộ phận kỹ thuật và quản lý chất lượng 2
Bộ phận tiền lượng - dự toán 2
Bộ phận quản lý vật tư - thiết bị 2
*Mô hình quản lý dự án giai đoạn xây dựng
Hình 1.2 Mô hình quản lý dự án giai đoạn xây dựng
- Qui mô của nhà máy: Công suất lắp máy: NlmMW; Số tổ máy: 2 tổ
- Chế độ vận hành sản xuất: liên tục 3 ca, 4 kíp
- Chế độ bảo dưỡng, duy tu: Thường xuyên và định kỳ
- Tổ chức vận hành tại phòng điều khiển trung tâm và tại tủ điều khiển tại chổ các tổ máy Công trình thuỷ điện VMC2 được thiết kế với hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, khả năng tự động hoá trong vận hành cao, vì vậy lực lượng cán bộ trực tiếp trong vận hành không nhiều, tuy nhiên nhà máy vẫn duy trì lực lượng sửa chữa thường xuyên để khắc phục kịp thời những sự cố, hư hỏng ảnh hưởng đến sản xuất của nhà máy
- Phòng điều khiển trung tâm: Phòng điều khiển trung tâm là nơi quản lý, điều khiển, giám sát mọi hoạt động sản suất của các thiết bị công nghệ Các trưởng ca, phó trưởng ca trực tiếp quản lý kỹ thuật tại phòng điều khiển trung tâm trong ca trực của mình
-Tổ chức lực lượng vận hành và sửa chữa:
+ Bộ phận trực tiếp sản xuất: Vận hành nhà máy sản xuất điện năng theo chế độ ba ca trực liên tục Thực hiện công tác bảo dưỡng duy tu thường xuyên và định kỳ các thiết bị công nghệ của công trình thuỷ công và nhà máy thuỷ điện Giám sát các công trình thuỷ công, phát hiện và sửa chữa nhưng hư hại nhỏ của công trình nhà xưởng do mưa lũ gây ra
+ Bộ phận gián tiếp: Quản lý toàn bộ nhân sự trực tiếp sản xuất và gián tiếp Bảo quản và cung ứng vật tư, phụ tùng và các nhu cầu thiết yếu khác cho công tác vận hành nhà máy thuỷ điện, thiết bị công nghệ công trình thuỷ công; Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhà máy; Bảo vệ của cải vật tư nhà máy; Đảm bảo an toàn cho nhà máy và công trình để sản xuất, tránh mọi xâm hại từ bên ngoài.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1 Tổng hợp dữ liệu về điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án:
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất:
Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 đặt trên suối Thèn Thẻo Hộ, Phía Bắc của lưu vực giáp lưu vực sông Tà Páo Hồ, phía tây bắc là biên giới Việt Trung, phía Nam giáp lưu vực sông Nậm Lụm Công trình thủy điện Vàng Ma Chải 2 nằm trên các xã Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Hiện đã có đường dân sinh tới công trình, bên cạnh đó có hệ thống lưới điện 35KV
Nhà máy được xây dựng bên bờ phải suối Thèn Thẻo Hộ, có vị trí tương đối thuận lợi ở cao độ lòng suối tại cửa xả nhà máy là 779,0m Đập dâng nước kết hợp đập tràn nằm trên dòng chính suối Thèn Thẻo Hộ, diện tích lưu vực 50,8km2 có hồ điều tiết ngày, nước từ hồ cấp cho nhà máy bằng đường hầm dẫn nước Tuyến năng lượng đi bên bờ phải suối, nhà máy thủy điện kiểu hở
Dự án thủy điện Vàng Ma Chải 2 được xây dựng trong khu vực có địa hình núi với bề mặt nhấp nhô dạng đồi, mức độ chia cắt lớn Mạng lưới các khe suối phân bố theo dạng cành cây, địa hình lưu vực khá dốc
Khu vực dự án nằm trong vùng có địa hình phức tạp khi độ dốc ngang lớn, mặt cắt ngang suối khá rộng trung bình từ 2030m Phạm vi nghiên cứu từ cao độ 700m đến cao độ 1.000m Quá trình địa mạo ở đây chủ yếu là xâm thực - bóc mòn, một phần nhỏ là tích tụ, thung lũng dạng chữ V, sông thường có độ dốc lớn, tích tụ các trầm tích bở rời có kích thước lớn như đá tảng, cuội, sỏi, ;
Các dải núi lớn và sông chính phần lớn định hình theo phương Tây Bắc - Đông Nam, phản ảnh cấu trúc kiến tạo theo phương này chiếm ưu thế Địa hình khu vực đập bề mặt nhấp nhô dạng đồi, mức độ chia cắt địa hình lớn lưu vực khá dốc, mặt cắt ngang suối khu vực đập mở rộng, trung bình từ 2530m, cao độ từ 957m đến cao độ 1150m, địa mạo ở đây chủ yếu là xâm thực - bóc mòn, độ dốc lớn, tích tụ các trầm tích bở rời có kích thước lớn như đá tảng, cuội, sỏi
Trước 1975, trong các văn liệu để lại, công việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản lãnh thổ được phản ảnh trên tờ bản đồ địa chất Miền Bắc tỷ lệ 1:500.000 do Dovjikov A E (1963) thành lập
Sau 1975, đáng chú ý nhất là công trình đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản cả nước tỷ lệ 1:500.000 được thực hiện trong những năm 1976 đến năm 1980 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và Lê văn Trảo chủ trì Đến năm 2005, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam xuất bản Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 tờ Kim Bình – Lào Cai do Bùi Phú Mỹ chủ biên và Nguyễn Văn Hoành hiệu đính Chưa có các nghiên cứu tỉ lệ lớn hơn được trong khu vực dự án được công bố
Theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:5.000, trong khu hồ chứa và đầu mối các thành tạo đá magma và biến chất có mặt trong khu vực từ già đến trẻ như sau:
Theo tài liệu địa chất thu thập được, các thành tạo địa chất hiện diện trong khu vực công trình từ già đến trẻ như sau:
- Hệ tầng Sin Quyền (PP-MP sq): Hệ tầng Sin Quyền là đá cổ nhất trong khu vực nghiên cứu, các đá hề tầng này gồm đá phiến biotit, đá phiến 2 mica, amphibolite, quarzit, chiều dày hệ tầng 1.200 – 1.450m
- Xâm nhập Paleogen - Phức hệ Yê Yên Sun (Eys): gồm các đá granit, gnanosyenit á kiềm
- Các thành tạo aluvi không phân chia: Phân bố chủ yếu dọc theo sông suối tạo thành các bãi bồi và bậc thềm Thành phần chủ yếu của chúng là cát cuội sỏi, tảng ở bãi bồi và á cát – á sét ở bậc thềm, vào mùa mưa các thung lũng phân bố thành tạo này thường bị lầy lội, chiều dày từ 1-2m đến hơn 20m
- Các thành tạo sườn tàn tích-tàn tích: Trên toàn bộ bề mặt đá của các hệ tầng có nguồn gốc khác nhau đều được phủ kín sườn tích (dQ) và tàn tích (eQ) không phân chia, chúng hầu hết thuộc loại đất sét lẫn dăm cục tảng sót phong hóa và kết vón laterit với mức độ khác nhau Chiều dày từ 5 đến 10m, trên sườn cao và đỉnh đồi chiều dày đến 20m
Nền công trình chủ yếu phân bố đá granit của phức hệ Yê Yên Sun và Amphybolit của hệt tầng Sin Quyền, phủ bên trên các đá gốc này là các trầm tích Đệ tứ bở rời
Mặt cắt tóm tắt của vỏ phong hóa trên nền đá xâm nhập và biến chất từ dưới lên trên như sau:
- Đới đá tươi (IIA): Đá không có dấu hiệu của quá trình phong hóa như bề mặt khe nứt không có oxit sắt hoặc rất mờ nhạt Trong đá có khe nứt với đặc điểm hầu hết được lấp nhét các khoáng vật thứ sinh, các khoáng vật tạo đá hầu như chưa bị thay đổi
- Đới phong hóa (IB): Đặc điểm chủ yếu của khối đá là có dấu vết của quá trình phong hóa mà thể hiện rõ nhất là trên bề mặt khe nứt đều bị phủ màng oxit sắt, một số dọc theo khe nứt đá đã bị biến đổi màu sắc, nhìn chung màu sắc của đá phong hóa không khác gì đá của đới IIA, cường độ của đá bị giảm so với đới IIA, chiều dày của đới thay đổi từ 1 vài mét đến hơn 10m
- Đới phong hóa vừa (IA2): Phần lớn đá đã bị đổi màu đôi chỗ bị phong hóa thành sét, nứt nẻ mạnh, khe nứt thường lấp nhét sét, oxit sắt, dọc theo khe nứt đá đã bị biến đổi màu sắc, cường độ của đá bị giảm nhiều so với đới IB, chiều dày của đới thay đổi từ 1 đến 3m, nhiều nơi có chiều dày không đáng kể
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội các xã khu vực dự án
2.2.1.1 Điều kiện về kinh tế a Xã Vàng Ma Chải
Vàng Ma Chải là xã vùng cao biên giới của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, với diện tích tự nhiên 2.633,35ha, có 3,79km đường biên tiếp giáp Trung Quốc, cột mốc 69(2), đây là một xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 34,33% và hộ cận nghèo 29,92% Năm 2018 xã đã đạt 10 tiêu chí nông thôn mới, còn 9 tiêu chí chưa đạt
- Nông nghiệp: Năm 2018, tổng sản lượng có hạt đạt 1.381,3 tấn, tổng diện tích gieo trồng lúa là 178,5ha, tổng lương thực bình quân đầu người/năm là 399,5 kg/người/năm Trong đó: + Diện tích trồng lúa mùa là 161ha, năng suất 46,1 tạ/ha, tổng sản lượng 742,2tấn; lúa nương là 10ha, năng suất 12,2 tạ/ha, tổng sản lượng 12,2 tấn; lúa Đông xuân thực hiện là 7,5ha, năng suất 56 tạ/ha, tổng sản lượng 41,72 tấn
+ Diện tích trồng ngô là 150ha, năng suất 39 tạ/ha, sản lượng 585 tấn; Lạc 15ha, năng suất 9,5 tạ/ha; Đậu tương 11ha; năng suất 10,5 tạ/ha; Sắn 10ha; Rau màu các loại 12ha; Cây chuối 69,29ha, năng suất 12 tạ/ha; sản lượng 831,5 tấn; Cây thảo quả 18ha, sản lượng 0,1 tạ/ha
- Chăn nuôi: Quy mô hộ gia đình, tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2018 có 10.590 con (858 con trâu, 13 con bò, 2.192 con lợn và gia cầm khảng 7.551 con)
- Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng bảo vệ 538 ha, độ che phủ rừng đạt 20,43% Công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm và thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các diện tích rừng được chi trả dịch vụ
- Hạ tầng cơ sở: Năm 2018, xã đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn liên bản Nhóm I, nhóm II, đường giao thông nông thôn nhóm II Mục tiêu năm 2019 là 100% số bản có đường ô tô đến bản, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện trên 92,4%
(Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2018, kế hoạch năm 2019 của xã Vàng Ma Chải) b Xã Pa Vây Sử
Pa Vây Sử là xã biên giới của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với diện tích tự nhiên 4.215,28ha, có đường biên giới dài 6,486km, là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, về cơ bản người dân vẫn trồng trọt, chăn nuôi theo tập quán truyền thống, tự cung, tự cấp là chủ yếu, số hộ nghèo là 276 hộ, 1.288 khẩu, chiếm 66,19%; hộ cận nghèo là 90 hộ, 349 khẩu, chiếm 21,58%; hộ khá là 51 hộ, 340 khẩu, chiếm 12,23%
+ Lúa mùa: Diện tích gieo trồng là 160ha, thực hiện là 153ha (do sạt lở đất đá nên giảm diện tích gieo trồng), năng suất 45,5 tạ/ha, sản lượng 696,15 tấn
+ Diện tích trồng ngô là 88ha, năng suất 37 tạ/ha, sản lượng 370tấn; Sắn 5ha; Lạc 08ha, năng suất 9,5 tạ/ha, sản lượng 7,6tấn; Đậu tương 08ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 08tấn; Cây rau các loại 10ha
+ Thảo quả: 34ha, đang trong quá trình thu hoạch
+ Cây dược liệu: Tam thất 0,25ha
- Chăn nuôi: Theo số liệu theo dõi năm 2018, tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã hiện có 518 con trâu, 197 con bò, 17 con ngựa, 36 con dê, 1.037 con lợn và 3.007 con gia cầm Công tác vệ sinh chuồng trại, phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đã được thực hiện tốt
- Lâm nghiệp: Diện tích rừng tự nhiên là 3.437,8ha, là nguồn tài nguyên qúy giá, có tiềm năng lợi thế và phát triển cây thảo quả Độ che phủ toàn xã là 69,6%
- Hoạt động thương mại và dịch vụ: Hoạt động thương mại trên địa bàn chủ yếu là tự cung, tự cấp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Tổng có 12 hộ kinh doanh trên địa bàn
- Cơ sở hạ tầng: Xã có đường tỉnh lộ 132 đi qua đã được trải nhựa, thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi lưu thông hàng hóa với vùng thấp Trong năm 2018, xã đã xây dựng đường Nông thôn mới: Tuyến đường ra khu sản xuất tại bản Chung Chải với tổng chiều dài 2,2km, dự kiến năm 2019 hoàn thành Duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi, tiến hành nạo vết kênh mương đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất
(Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của xã Pa Vây Sử) c Xã Tung Qua Lìn
Tung Qua Lìn là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Năm 2018, số hộ nghèo là 311 hộ, chiếm 66,88%, hộ cận nghèo 97 hộ, chiếm 20,86%
+ Cây lương thực có hạt: Tổng diện tích gieo trồng 170ha (ngô và lúa một vụ), trong đó ngô đạt năng suất 38,48 tạ/ha, sản lượng đạt 220,1tấn
+ Cây hàng năm: Diện tích trồng lạc là 3ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 2,7tấn; đậu tương 5ha; chuối 3,15ha, rau màu các loại 20ha, sắn 5ha
+ Cây lâu năm: Diện tích trồng thảo quả là 90 ha; cây lê 5ha
NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.3.1 Yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án:
- Khu dân cư tập trung: Vị trí đập Vàng Ma Chải 2 cách tỉnh lộ 132 khoảng 2,0km, điểm cách biên giới Việt Trung gần nhất 5,5km, cách điểm dân cư gần nhất về phía Tây Bắc 1,0km (bản Sì Choang xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ)
- Nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Người dân không sử dụng nước dòng chính trên suối Thèn Thẻo Hộ cho mục đích cấp nước sinh hoạt
- Dự án không nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản Dự án không chiếm dụng đất lúa 02 vụ
- Dự án không tác động đến di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên khác
- Tổng diện tích thực hiện đầu tư xây dựng dự án là: 27,3ha
- Dự án không tác động đến đất ngập nước
- Dự án chiếm dụng 9,5ha đất quy hoạch rừng phòng hộ, tuy nhiên diện tích này hiện trạng không có rừng
2.3.2 Các đối tượng bị tác động
Loại hình dự án chủ yếu mang đến các tác động tích cực cho môi trường địa phương Tuy nhiên không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực, nhất là trong giai đoạn thi công Các đối tượng bị tác động do hoạt động của dự án được cụ thể như sau:
- Tổng diện tích thực hiện đầu tư xây dựng dự án là: 27,3ha
Tác động đến chất lượng môi trường (không khí, nước, đất) trong giai đoạn thi công do phát sinh CTR trong quá trình thu dọn mặt bằng; nước thải; CTRSH; CTR xây dựng; CTNH; bụi, khí thải; tiếng ồn trong quá trình thi công và vận chuyển vật liệu của dự án
- Rủi ro sự cố từ vật liệu nổ do bom, mìn, vật liệu nổ trong qua trình thi công; Sự cố từ đá lăn do hoạt động nổ mìn ở bề mặt lớp đất đá Khi nổ mìn từ khối đá vỡ ra thành tảng, cục, hòn, với các kích cỡ khác nhau, trong số có hạt cỡ phần trăm, phần mười của mm được đưa vào không khí gây ô nhiễm do bụi; sự cố kho xăng dầu, thuốc nổ lựa chọn vị trí không đảm bảo, xây dựng không đúng quy định của TCVN 5307:2002 kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; QCVN 01:2019/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Công thương ban hành theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21/11/2019; Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công, tai nạn giao thông, lao động; Nguy cơ sạt lở, sụt lún, ngây úng trong quá trình xây dựng dự án
- Tác động đến cảnh quan khu vực: Làm thay đổi địa mạo, cảnh quan trên diện tích 27,3ha; biến khu vực đập, hồ chứa từ hiện trạng đất tự nhiên sang đất công trình và đất mặt nước
- Tác động đến cộng đồng dân cư gần khu vực dự án do bụi, khí thải, tiếng ồn, giao thông trong quá trình thi công dự án; tác động do tập công nhân như: Tệ nạn xã hội; Bệnh truyền nhiễm; Mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương
- Tác động đến giao thông khu vực như ảnh hưởng đến mật độ giao thông, xuống cấp đường, tại nạn giao thông trong quá trình vận chuyển vật liệu thi công dự án
- Suy giảm chất lượng nước hồ trong năm đầu tích nước nếu không tiến hành thu dọn thảm thực vật trước khi tích nước;
- Thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy khu vực hạ du
- Tác động đến dòng chảy đoạn suối sau đập do ngăn dòng, chế độ thủy văn suối sang chế độ thủy văn hồ điều tiết nước cho nhu cầu sử dụng nước ở hạ du;
- Tác động đến bồi, xói hồ chứa và hạ du
- Tác động tới thủy sinh khu vực hạ du do giảm lưu lượng dòng chảy;
- Tác động đến môi trường do hoạt động của cán bộ, công nhân viên vận hành;
- Các rủi ro, sự cố liên quan đến đập trong quá trình vận hành công trình.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
Dự án đã được quan tâm và giảm thiểu tối đa các tác động xã hội thông qua nghiên cứu để lựa chọn các phương án Dự án đã tiến hành tham vấn và tiến hành các cuộc họp cũng như phỏng vấn các cơ quan quản lý chức năng ở địa phương, các hộ bị ảnh hưởng, các đối tượng dân cư có liên quan… về các tác động xã hội của Dự án và đều nhận được sự đồng thuận và sự hợp tác Nhìn chung có thể đánh giá việc thực hiện Dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Dự án là phù hợp, vừa hạn chế các tác động xã hội trong phạm vi bị ảnh hưởng của Dự án vừa đáp ứng được các mục tiêu xã hội kinh tế của vùng, tỉnh
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng các hạng mục của Dự án là đối tượng tạo nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, bao gồm:
- Chiếm dụng đất, di dân, tái định cư;
- Hoạt động san lấp, giải phóng mặt bằng;
- Hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng phục vụ dự án
- Hoạt động nổ mìn phá đá, đào hố móng;
- Hoạt động của trạm trộn bê tông, trạm nghiền sàng;
- Hoạt động của máy móc, thiết bị thi công;
- Thi công các hạng mục của công trình của dự án: Các hạng mục công trình thi công bao gồm: Tuyến đập đầu mối đập chính (bao gồm: đập dâng, đập tràn tự do kết hợp khoang tràn có cửa van, ống xả dòng chảy tối thiểu), tuyến năng lượng (gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy thủy điện, kênh xả)
- Tập kết, lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu và bảo dưỡng máy móc;
- Tập trung công nhân xây dựng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường không bao gồm hoạt động khai thác khoáng sản Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải phát sinh từ các hoạt động trong giai đoạn thi công, xây dựng của Dự án được nêu tóm tắt trong Bảng 3.2 dưới đây:
3.1.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải a Tác động do nước thải
Nguồn phát sinh nước thải tại công trường xây dựng bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân;
- Nước thải do các hoạt động xây dựng;
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo bụi, đất, đá, xi măng… a.1 Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng:
Nước thải sinh hoạt của các công nhân thi công phát thải trên công trường cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng đất, nước ngầm và nước mặt khu vực dự án trong quá trình thi công Theo tổng khối lượng công việc của Dự án, ước tính số công nhân cần huy động để thực hiện Dự án khoảng 120 người (khu phụ trợ 1: 30 người; khu phụ trợ 2: 90 người) Theo ước tính của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, lượng nước sạch tiêu thụ trung bình của một người là 150 lít/ngày và với 100% lượng nước sử dụng sẽ được thải ra môi trường (Nghị định số 80/2014/NĐ- CP) thì lượng nước cần sử dụng là:
- Khu phụ trợ 1: 150 lít/người/ngày x 30 người = 4.500 lít/ngày (tương đương 4,5m 3 /ngày)
- Khu phụ trợ 2: 150 lít/người/ngày x 90 người = 13.500 lít/ngày (tương đương 13,5m 3 /ngày)
Với lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ có tác động trực tiếp tới môi trường đất và nước ngầm của khu vực dự án Trong nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD và BOD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh (tả lị, thương hàn…) Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không có biện pháp xử lý) được trình bày trong Bảng như sau:
Bảng 3.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị
7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30
10 Trứng giun sán * MPN/100ml 10 3
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
* : Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, năm 2003
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh trong giai đoạn thi công được dự báo theo phương pháp của Aveirala trình bày ở Bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Giá trị
7 Dầu mỡ động thực vật 10 – 30 (20) 2.600 285,71 20
Qua các kết quả tính toán thể hiện trên Bảng 3.2 cho thấy nồng độ của hầu hết các chất có mặt trong nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý cao hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT): BOD5 vượt 14,28 lần; COD vượt 12,42 lần; tổng coliform vượt 28.571 lần
- Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5) và các vi khuẩn Coli Nếu như lượng nước thải này không được thu gom, xử lý mà
99 thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thủy vực tiếp nhận cũng như sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp nhận, gây ảnh hưởng tới việc di chuyển và kiếm ăn của các loài thủy sinh vật sống trong thủy vực đó Đồng thời độ đục cao cũng gây cản trở khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời suống những tầng sâu hơn của mực nước, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầng nước sâu hơn
- Nồng độ các chất hữu cơ (BOD5) cao trong nước thải sẽ làm giảm lượng oxy tự do trong nước (DO) do quá trình phân hủy các chất hữu cơ này Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo trên bề mặt thủy vực và có thể gây lên hiện tượng “tảo nở hoa” hay còn gọi là hiện tượng phú dưỡng
- Bên cạnh đó, sự có mặt với một số lượng lớn các loài vi khuẩn Coli và một số loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh khác trong nước có thể xâm nhập vào các nguồn thức ăn như rau, củ, quả khi được tưới hoặc rửa bằng loại nước bị ô nhiễm bởi các loại vi khuẩn này, từ đó xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những dịch bệnh tương đối nguy hiểm như dịch tiêu chảy cấp, dịch tả…
- Qua số liệu tính toán cho thấy, nếu không xây dựng hệ thống thu gom và xử lý tạm thời thì hàng ngày sẽ có một khối lượng lớn chất ô nhiễm xả ra môi trường Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh vùng, gây dịch bệnh, bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ngầm và nước mặt
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân có chứa hàm lượng cao các chất hữu CO, BOD, COD, các chất dinh dưỡng N, P, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn và nhiều chất ô nhiễm khác có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt như hiện tượng phú dưỡng và nước ngầm tại khu vực này, đặc biệt nếu để nước mưa chảy tràn qua các khu vực vệ sinh của công nhân thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước mặt của khu vực
+ Tác động đến HST thủy sinh suối Thèn Thẻo Hộ: Làm suy giảm thành phần loài do động vật thủy sinh di chuyển sang nơi khác hoặc với nồng độ cao có thể làm chết các loài cá, động vật đáy + Tuy nhiên khi dự án thực hiện các biện pháp quản lý môi trường phù hợp kết hợp với việc xử lý nước thải sinh hoạt bằng các bể tự hoại trước khi xả vào nguồn tiếp nhận Nếu áp dụng các công nghệ tiên tiến các tác động này có thế được giảm thiểu tới mức coi như không đáng kể và chúng cũng diễn ra trong thời gian ngắn
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân trên công trường, chất lượng nước cũng như hệ sinh thái của suối Thèn Thẻo Hộ
*) Phạm vi tác động: Khu vực thi công, suối Thèn Thẻo Hộ
*) Thời gian tác động: Trong thời gian thi công và lâu dài
*) Mức độ tác động: Cao a.2 Nước thải xây dựng: