Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình học tập tại trường Đại học Duy Tân,được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, và đặc biệt là cô giáo, ThS Lê Phượng Quyên, em đã nhận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
GVHD: THS LÊ PHƯỢNG QUYÊN
SVTH: NGUYỄN BÁ THANH NGUYÊN
LỚP : K25-EDT1
MSSV: 25211716962
Trang 3Đà Nẵng, 2023
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan với Ban giám hiệu nhà trường đây là đề tài do em nghiêncứu và thực hiện thành đồ án hoàn toàn
Các số liệu và kết quả thực nghiệm trong đồ án là trung thực và không trùnglặp với bất kì kết quả nghiên cứu nào khác đã được công bố
Đây là lần đầu tiên em thực hiện nghiên cứu về đề tài này, trong quá trìnhthực hiện không thể tránh khỏi sai sót có thể xảy ra
Vì vậy, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và hội đồngbảo vệ để đề tài được hoàn thiện hơn và tạo cho em một cơ sở nhìn nhận về khảnăng của bản thân, kiến thức và kinh nghiệm, từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn đểhoàn thiện bản thân trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2023
Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Bá Thanh Nguyên ThS Lê Phượng Quyên
Trang 5Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Duytân nói chung, các thầy cô trong Bộ môn trong khoa Điện – Điện tử nói riêng đã dạy
dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quátrình học tập
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điềukiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhkhoá luận tốt nghiệp
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,luận văn này không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉbảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thứccủa mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3 Quá trình thực hiện 4
1.4 Bố cục 4
1.5 Giới hạn 5
1.6 Dự kiến kết quả đạt được 5
1.7 Mục tiêu và ý tưởng 5
1.7.1 Mục tiêu 5
1.7.2 Ý tưởng 5
1.8 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Tìm hiểu chung về PLC: 7
2.1.1 Khái quát về PLC 7
2.1.2 Cấu tạo của PLC 8
2.1.3 Đặc điểm và vai trò của PLC 9
2.2 Tìm hiểu chung về loadcell: 10
Trang 72.2.1 Khái quát chung 10
2.2.2 Phân loại loadcell: 11
2.2.3 Nguyên lý hoạt động: 15
2.3 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG: 16
2.3.1 Tổng quan ngành sản xuất phân bón 16
2.3.2 Tổng quan các công đoạn dây truyền sản xuất phân bón 16
2.3.3 Các dây chuyền sản xuất phân bón hiện nay 17
2.3.4 Các loại máy trộn phân bón 18
2.4 Tổng quan về phần mềm hỗ trợ 19
2.4.1 TIA portal V16 19
2.4.2 WINCC Advanced 20
2.5 Lựa chọn bộ điều khiển trung tâm .20
2.5.1 Bộ xử lý chính 20
2.5.2 Module Mở Rộng: 22
2.6 Lựa chọn băng tải 24
2.7 Lựa chọn phương thức truyền động cho băng tải 25
2.8 Tính chọn công suất động cơ cho băng tải 26
2.9 Tính chọn cảm biến đo khối lượng 28
2.10 Khuếch đại loadcell 29
2.11 Rơ le trung gian 30
2.12 Bể trộn nguyên liệu 31
2.13 Lựa chọn thiết bị bảo vệ cho mạch điện: 34
CHƯƠNG 3: THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN 35
3.1 Sơ đồ khối 35
Trang 83.2 Lưu đồ thuật toán điều khiển 36
3.2.1 Lưu đồ toàn hệ thống 36
3.2.2 Lưu đồ MANU 37
3.2.3 Lưu đồ AUTO 38
3.2.3 Lưu đồ báo lỗi 39
3.3 quy trình hoạt động của hệ thống 40
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH 41
4.1 Mô hình thực nghiệm: 41
4.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển: 42
4.2.1 Analog input 42
4.2.2 Input điều khiển 43
4.2.3 Output 44
4.3 Xây dựng chương trình điều khiển: 44
4.3.1 Cấu hình phần cứng PLC S7–300 45
4.3.2 Tiến hành lập trình chương trình điều khiển cho mô hình: 48
4.3.3 Thiết kế giao diện giám sát và điều khiển 49
4.4 Chạy thực nghiệm 50
4.4.1 Chương trình chính 50
4.4.2 Quy trình hoạt động của hệ thống 53
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 54
5.1 Kết quả 54
5.1.1 Kết quả đạt được 54
5.1.2 Kết quả thực nghiệm 54
5.1.3 Kết quả thử nghiệm: 57
5.2 Hướng phát triển 59
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1 Cấu tạo cơ bản của PLC 8
Hình 2-2 loadcell SQD digital keli 11
Hình 2-3 Loadcell model 3000 geokon 11
Hình 2-4 Loadcell HTC 12
Hình 2-5 Loadcell 0782 - mettler toledo 12
Hình 2-6 Loadcell vishay ACB 13
Hình 2-7 Loadcell cân bồn VNS02 13
Hình 2-8 Loadcell DHM9B Zemic 13
Hình 2-9 Cân sản điện tử CI-200 CAS 14
Hình 2-10 Cân đếm điện tử Tân Phong 1, 5kg – 30kg 14
Hình 2-11 Nguyên lý làm việc của loadcell 15
Hình 2-12 Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ 16
Hình 2-13 TIA Portal V16 19
Hình 2-14 Các loại wincc 20
Hình 2-15 PLC S7-300 314C-2PN/DP 21
Hình 2-16 thông tin về các họ của dòng PLC S7 300 22
Hình 2-17 Một số loại module mở rộng 24
Hình 2-18 Các thành phần của PLC S7-300 24
Hình 2-19 Mô hình băng tải 25
Hình 2-20 Động cơ 3 pha 100 W 28
Hình 2-21 Loadcell dành cho cân bồn 29
Hình 2-22 Bộ khuếch đại loadcell KM02A 30
Hình 2-23 Thông số kỹ thuật khuếch đại KM02A 30
Hình 2-24 Rơ-le trung gian 31
Hình 2-25 Bồn trộn cơ khí 31
Hình 2-26 Bể trộn ngang 32
Hình 2-27 Bể trộn thủy lực 32
Hình 2-28 trục máy trộn 33
Hình 2-29 bể trộn 33
Trang 11Hình 3-1 Sơ đồ khối hệ thống 35
Hình 3-2 Lưu đồ điều khiển chung 36
Hình 3-3 Lưu đồ điều khiển chế độ manu 37
Hình 3-4 Lưu đồ thuật toán auto 38
Hình 3-5 Lưu đồ thuật toán báo lỗi 39
Hình 4-1 Sơ đồ đấu nối loadcell 42
Hình 4-2 Sơ đồ đấu nối input 43
Hình 4-3 sơ đồ các chân output 44
Hình 4-4 Giao diện Portal View 45
Hình 4-5 Tạo project cho đề tài 46
Hình 4-6 Lựa chọn cấu hình CPU cho project 46
Hình 4-7 Cài địa chỉ IP cho PLC 47
Hình 4-8 Cấu hình cho tín hiệu Analog của PLC 47
Hình 4-9 Giao diện download chương trình xuống PLC 48
Hình 4-10 Tạo khối Block mới cho chương trình 48
Hình 4-11 Lệnh SCALE 49
Hình 4-12 màn hình điều khiển hmi 50
Hình 5-1 Mô hình hoàn thiện 54
Hình 5-2 Tủ điện 55
Hình 5-3 Bảng điều khiển 56
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 4-1 Kí hiệu chân loacell 42
Bảng 4-2 Kí hiệu đầu vào 43
Bảng 4-3 Kí hiệu ngõ ra 44
Bảng 4-4 Tham số lệnh SCALE 50
Bảng 5-1 Kết quả thử nghiệm 57
Bảng 5-2 Thử nghiệm bơm silo 1 57
Bảng 5-3 Thử nghiệm bơm silo 2 58
Bảng 5-4 Thử nghiệm bơm silo 3 58
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hướng công nghiệp hoá toàn cầu thì việc ứng dụng công nghệ mớivào sản xuất và công tác quản lý ngày càng được mở rộng và áp dụng ngày càngrộng rãi hơn Và ngành kỹ thuật điện cũng được phát triển với các hệ thống, dâychuyền sản xuất tự động ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô
Ngày nay trước những sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật việc áp dụngkhoa học công nghệ vào trong thực tế sản xuất đang được phát triển rộng rãi về mặtquy mô lẫn chất lượng Trong đó ngành tự động hóa chiếm một vai trò rất quantrọng không những giảm nhẹ sức lao động cho con người mà còn góp phần rất lớntrong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, chính vì thếngành tự động hóa ngày càng khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mìnhtrong các ngành công nghiệp và đang được phổ biến rộng rãi trong các hệ thốngcông nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Chiếm một vai trò rất quan trọng trong ngành tự động hóa công nghiệp, cácloại biến tần đã chiếm một phần quan trọng trong sự phát triển chung của ngành Nó
đã và đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng chiếm một vị trí rất quan trọng trongcác ngành kinh tế quốc dân Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặcbiệt là công nghệ tự động hóa, biến tần ra đời đã giúp giải quyết bài toán điều khiểnmột cách dễ dàng
Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình học tập tại trường Đại học Duy Tân,được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, và đặc biệt là cô giáo, ThS
Lê Phượng Quyên, em đã nhận được đề tài “Thiết kế và giám sát hệ thống trộn
phân định lượng” Để giúp sinh viên có thêm những hiểu biết về vấn đề này
Thông qua những tìm hiểu, nghiên cứu và kinh nghiệm trong quá trình họctập và làm việc của em về đề tài này còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đánhgiá và góp ý của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuậtđiện tử mà trong đó điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọilĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghiệp tự động hóa… Do đó chúng ta cầnphải nắm bắt và vận dụng điều khiển tự động một cách hiệu quả nhằm đóng góp vào
sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới nói chung và trong sự phát triển của kỹthuật điều khiển tự động nói riêng
Xuất phát từ những lần tham quan các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất,nhóm đã được thấy nhiều dây chuyền tự động hóa trong quá trình sản xuất Mộttrong những dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là dây chuyền sản xuất phân bón
sử dụng bộ điều khiển lập trình PLC ( Programmable Logic Controller)
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về các đề tài và công trình trước đây, nhóm
quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và giám sát mô hình trộn phân định lượng” để
nghiên cứu và thực hiện đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp hoá 4 0 hiện nay, sự phát triểnmạnh mẽ của ngành khoa học công nghệ đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triểncủa đất nước và toàn thế giới Do đó, phải nắm bắt cơ hội và thời cơ để vận dụng nómột cách hiệu quả để góp phần vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước
ta, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
Công nghiệp hoá nông nghiệp là quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệptheo hướng công nghiệp một cách toàn diện về mọi mặt cơ giới hóa nông nghiệp,hiện đại hóa quá trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại (thâmcanh, tăng vụ, bón thúc trong trồng trọt), hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng khoahọc công nghệ, khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suấtcủa nông sản vì vậy các quá trình sản xuất các sản phẩm cho nông nghiệp cần đẩymạnh các thiết bị máy móc tiên tiến để giảm thiểu thời gian và nhân công cho cáchquá trình đó cũng như là quá trình sản xuất phân bón
Sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay được đánh giá là tiềm năng vôcùng lớn, nhu cầu sử dụng phân bón để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng làmột điều rất thiết thực Để đáp ứng sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệpnói riêng và ngành công nghiệp máy móc nói chung, nghiên cứu và chế tạo cácdòng máy trộn phân bón công suất lớn phù hợp với sự phát triển này
Trang 15Xu hướng sắp tới, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệpxanh, nông nghiệp bền vững được chú trọng, khiến việc sử dụng phân bón chấtlượng cao, hàm lượng dinh dưỡng lớn, phát triển các loại phân bón hữu cơ, vi sinh,
sử dụng tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường ngày càng được coi trọng hơn.Việc đảm bảo an toàn trong sản xuất, và đặc biệt là đúng tỉ lệ phần trăm của các loạiphân bón là một việc rất quan trọng trong quá trình sản xuất
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là nhucầu của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp thì bài toán đặt
ra phải sự lý được vấn đề thiếu giảm nhân công, nhanh và chính xác trong quá trìnhsản xuất Vì thế tôi quyết định thực hiện đề tài với mong muốn giải quyết một phầnnào đó và cải thiện thời gian cho việc sản xuất phân bón hiện nay
1.2 Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình trộn phân và cách pha trộn trong thực tế
- Xây dựng mô hình và thực hiện đúng các chức năng của từng quá trình
- Khảo sát một số mô hình thực tế đã có
- Thiết kế sơ đồ và lựa chọn các vật liệu linh kiện cần thiết
- Thiết kế hệ thống giám sát điều khiển
- Chỉnh sửa các lỗi trong quá trình thử nghiệm và giải quyết các vấn đề mới
- Đề ra hướng phát triển đề tài
Kết luận
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt lànhu cầu của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp thì bài toánđặt ra phải sự lý được vấn đề thiếu giảm nhân công, nhanh và chính xác trong quátrình sản xuất Vì thế tôi quyết định thực hiện đề tài với mong muốn giải quyết mộtphần vào đó và cải thiện thời gian cho việc sản xuất phân bón hiện nay
Trang 161.3 Quá trình thực hiện
Nội dung 1: Tìm hiểu và tham khảo các tài liệu, giáo trình, nghiên cứu
các chủ đề, nội dung liên quan và đưa ra phương pháp thực hiện đề tài
Nội dung 2: Tìm hiểu về PLC S7 – 300 và phần mềm lập trình
Nội dung 3: Thiết kế phần cứng của hệ thống
Nội dung 4: Thiết kế giải thuật điều khiển, lập trình PLC, thiết kế giao
diện giám sát trên Wincc
Nội dung 5: Thử nghiệm, điều chỉnh phần mềm, phần cứng cho hệ thống
tối ưu, thu thập kết quả qua những lần thử nghiệm đánh giá tính ổn địnhcủa hệ thống
Nội dung 6: Viết quyển báo cáo
Nội dung 7: Báo cáo đồ án
1.4 Bố cục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương này trình bày, đặt vấn đề, dẫn nhập lý do chọn đề tài, mục tiêu, nộidung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu tổng quan về dây trộn phân định lượng, PLC S7 -300, giới thiệucác phần mềm hỗ trợ
CHƯƠNG 3: THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN
Thiết kế sơ đồ nguyên lý và lưu đồ thuật toán của hệ thống
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH
Tính toán các ngõ vào ra Thi công phần cứng và phần điện viết chương trìnhcho hệ thống
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ - NHẬN XÉT
Nêu kết quả đạt được, hình ảnh hoạt động của mô hình, đánh giá tính ổnđịnh của hệ thống và các chức năng liên quan
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nêu kết luận về quá trình thực hiện và thành quả đạt được, các vấn đề còntồn tại, đề ra hướng phát triển sản phẩm
Trang 171.5 Giới hạn
Xây dựng dây chuyền trộn quy mô nhỏ mô tả lại hệ thống thực tế
Chưa đảm bảo độ chính xác của từng thiết bị
Thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát trên Wincc
1.6 Dự kiến kết quả đạt được
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài này, dự kiến những kết quả cóthể đạt được như sau:
Phân tích lựa chọn được phương án và giải pháp phù hợp
Thiết kế được hệ thống tối ưu nhất
Báo cáo trình bày nội dung thực hiện đồ án
Mô hình thực tế mô phỏng lại hệ thống điều khiển trộn phân thực tế
Đề xuất cải tiến và có hướng cải tiến để ứng dụng vào thực tế thực tiễn và lợiích hơn hiện tại
1.7 Mục tiêu và ý tưởng
1.7.1 Mục tiêu
Hệ thống trộn phân định lượng là một hệ thống hướng đến sự tiện lợi vànhanh chóng trong vấn đề sản xuất phân bón khối lượng lớn nhằm giúp tiết kiệmnhân công mà vẫn đạt công suất tối đa, hiệu quả cao và độ chính xác lớn
Đề tài giải quyết vấn thiết kế hệ thống giám sát, điều khiển tỉ lệ phần trămmột cách chính xác, nhanh gọn và tự động
Toàn bộ hệ thống sẽ được điều khiển và giám sát thông qua hệ thống giaodiện điều khiển từ máy tính (WinCC)
Xây dựng mô hình bồn cân định lượng để xác định khối lượng của nhómnguyên liệu dưới dạng thô trên cân định lượng (Loadcell)
Dự đoán, cảnh báo các lỗi trong xảy ra trong quá trình hoạt động
Thiết kế được hệ thống giám sát mô hình
1.7.2 Ý tưởng
Dùng loadcell để cân khối lượng cần thiết trong quá trình trộn
Dùng cơ cấu sulo để vận chuyển nguyên liệu đến băng tải
Trang 18Băng tải sẽ dẫn nguyên liệu đến cối trộn
Sau khi nguyên liệu đã được dẫn đế cối trộn hoàn toàn thì hệ khuấy sẽ bắtđầu quay để trộn
Sau 1 thời gian trộn nhất định thì sản phẩm sẽ được đẩy ra bằng phươngpháp xả đáy
1.8 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức giao tiếp, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng PLCS7-300
Nghiên cứu cách thức giao tiếp giữa loadcell và PLC S7 - 300
Nghiên cứu và lên thiết kế mô hình hệ thống
Xây dựng được mô hình sản xuất đơn giản
1.9 Thực trạng hiện nay của hệ thống trộn phân định lượng
Hệ thống phân sản xuất phân bón hiện nay chủ yếu là một hệ thống sản xuấtbao gồm nhiều loại máy hoạt động độc lập như: máy nghiền, máy trộn, máy ép viên
Các loại máy hoạt động độc lập với nhau thông qua sự điều khiển của conngười và cần rất nhiều nhân công ở các công đoạn, cũng như di chuyển các nguyênliệu đến từng công đoạn Chính vì thế nên tỷ lệ phần trăm của các loại nguyên liệu
đó cũng được đong đếm theo con người và và độ chính xác không được cao
Vì vậy nên tôi nghiên cứu và phát triển ra dây chuyền trộn phân định lượng
để giảm thiểu nhân công, các công đoạn được liên kết với nhau chặt chẽ Hơn thếnữa dây chuyền này sẽ giúp đạt độ chính xác cao trong sản xuất
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tìm hiểu chung về PLC:
2.1.1 Khái quát về PLC
PLC là thiết bị điều khiển Logic: thiết bị cho phép thực hiện linh hoạtcác thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việcphải thể hiện thuật toán đó bằng mạch số Như vậy với chương trình điềukhiển trong mình, PLC trở thành bộ điều khiển nhỏ gọn, dễ thay đổi thuậttoán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với cácPLC khác hoặc với máy tính) Toàn bộ chương trình được lưu trong bộ nhớ.dưới dạng các khối chương trình (OB, FC, FB ) và được thực hiện với chu
kỳ quét
Để có thể thực hiện một chương trình điều khiển Tất nhiên PLC phải
có tính năng như một máy tính Nghĩa là phải có một bộ vi xử lý trung tâm( CPU), một hệ điều hành, một bộ nhớ chương trình để lưu chương trìnhcũng như dữ liệu và tất nhiên phải có các cổng vào ra để giao tiếp với cácthiết bị bên ngoài Bên cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số, PLCphải có các khối hàm chức năng như Timer, Counter, và các hàm chức năngđặc biệt khác
Người sử dụng PLC có thể lập trình nó để thực hiện hàng loạt trình tựcác quá trình (sự kiện), các quá trình này được kích hoạt bởi tác nhân kíchthích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có thời gian trễ.Một khi quá trình được kích hoạt, PLC sẽ bật ON hoặc OFF thiết bị điềukhiển bên ngoài
PLC thích hợp nhất cho điều khiển logic (thay thế các rơle), songcũng có chức năng điều chỉnh (như PID, mờ, ) và các chức năng tính toánkhác Lúc đầu, PLC chủ yếu được ứng dụng trong các ngành công nghiệpchế tạo, điều khiển các quá trình rời rạc Trong các hệ SCADA, PLC pháthuy được nhiều ưu điểm và thế mạnh
Trang 202.1.2 Cấu tạo của PLC
Hình 1-1 Cấu tạo cơ bản của PLC
Khối xử lý (CPU)
Để đáp ứng được yêu cầu đã nêu thì PLC cần phải có CPU như mộtmáy tính thực thụ CPU được xem là bộ não của PLC, nó quyết định tốc độ
xử lý cũng như khả năng điều khiển chuyên biệt của PLC
CPU là nơi đọc tín hiệu ngõ vào từ khối vào, xử lý và xuất tín hiệu tớikhối ra CPU còn chứa các khối chức năng phổ biến như Counter, Timer,lệnh toán học, chuyển đổi dữ liệu… và các hàm chuyên dụng
Khối ngõ vào (Module Input)
Có hai loại ngõ vào là ngõ vào số DI (Digital Input) và ngõ vào tương
AI có thể đọc được Mỗi module AI sẽ có khả năng đọc tín hiệu tương tự
Trang 21khác nhau: đọc dòng điện, điện áp, tổng trở Một thông số quan trọng kháccủa các module AI là độ phân giải, thông số này cho biết độ chính xác khithực hiện chuyển đổi ADC
Khối ngõ ra (Module Output)
Có 2 loại ngõ ra là ngõ ra số DO (Digital Output) và ngõ ra tương tự
2.1.3 Đặc điểm và vai trò của PLC
Đặc điểm Ưu điểm
Khả năng điều khiển chương trình linh hoạt Khi cần thay đổi yêu cầu,đối tượng điều khiển chỉ cần thay đổi chương trình thông qua việc lập trình
Số lượng Timer, Counter, Relay trung gian rất lớn PLC còn hỗ trợnhiều khối hàm có chức năng chuyên dụng: phát xung tốc độ cao, bộ đếm tốc
độ cao, bộ điều khiển PID…
Tiết kiệm thời gian nối dây, mạch điều khiển lúc này đã được thay thếhoàn toàn bằng chương trình PLC
Cấu trúc dạng Module giúp PLC có tính năng mềm dẻo, không bịcứng hóa về phần cứng Người dùng dễ dàng lựa chọn những module nàocần thiết với yêu cầu điều khiển hiện tại giúp tiết kiệm chi phí Cấu trúc dạngmodule của PLC giúp việc mở rộng quy mô điều khiển đơn giản, tiết kiệm,không cần phải trang bị CPU mới Tuy nhiên khi mở rộng cần chú ý tới khảnăng kết nối tối đa của CPU
Khả năng truyền thông, nối mạng với máy tính hay với PLC khác.Khả năng này đáp ứng yêu cầu điều khiển, giám sát từ xa, xây dựng hệ thốngSCADA
Hoạt động với độ tin cậy cao, chống nhiễu tốt trong môi trường côngnghiệp
Trang 22 Nhược điểm
Phạm vi ứng dụng hạn chế do giá cao nên không đáp ứng các yêu cầuđiều khiển đơn giản Với những yêu cầu này thì bộ điều khiển tiếp điểm sẻhiệu quả kinh tế hơn
Yêu cầu người lắp đặt ban đầu, lập trình phải có hiểu biết chuyên môn
về PLC
Vai trò
Với những ưu nhược điểm như đã nêu trên, PLC thể hiện ưu điểmvượt trội và hiện nay đã thay thế hệ thống điều khiển tiếp điểm truyền thốngtrong các nhà máy, dây chuyền công nghệ Việc thay thế này giúp hệ thốnghoạt động tin cậy và hiệu quả hơn, tiết kiệm nhân công và tránh những thaotác sai của người vận hành
2.2 Tìm hiểu chung về loadcell:
2.2.1 Khái quát chung
Load cell (cảm biến tải cầu) là một thiết bị chuyển đổi lực tác động lên nóthành tín hiệu điện Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng đo lường trọnglượng, cân bồn, cân trạm, và trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác Dưới đây làmột số thông tin chung về load cell:
Ứng dụng: Load cell có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồmcông nghiệp thực phẩm (cân sản phẩm trong quá trình đóng gói), công nghiệp hóachất (kiểm tra trọng lượng hóa chất), kiểm tra trọng lượng xe tải, kiểm tra trọnglượng các bộ phận trong máy móc công nghiệp, cân bồn, và nhiều ứng dụng khácđòi hỏi đo lường trọng lượng chính xác
Chính xác và độ tin cậy: Load cell cung cấp tính chính xác và đáng tin cậytrong việc đo lường trọng lượng, nhưng chúng cần được bảo dưỡng và hiệu chỉnhđịnh kỳ để đảm bảo tính chính xác Hiệu suất của load cell có thể bị ảnh hưởng bởinhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ, môi trường làm việc, và quá tải
Đặc điểm kỹ thuật: Các load cell có các đặc điểm kỹ thuật quan trọng nhưphạm vi đo lường (cường độ lực tối đa có thể đo), độ nhạy (độ thay đổi của tín hiệuđiện đối với đơn vị lực), và độ lặp lại (khả năng đo lại kết quả đo một cách đáng tincậy)
Trang 23Thiết kế và chất liệu: Load cell có nhiều thiết kế và chất liệu khác nhau đểđáp ứng các yêu cầu cụ thể của ứng dụng Chất liệu thường được sử dụng bao gồmhợp kim thép, nhôm, và thép không gỉ
Load cell là một phần quan trọng trong các ứng dụng đo lường và kiểm tratrọng lượng, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình đo lường lực vàtrọng lượng
2.2.2 Phân loại loadcell:
Load cell (cảm biến tải cầu) có nhiều loại và được phân loại dựa trên các yếu
tố như nguyên tắc hoạt động, cấu trúc, ứng dụng, và phạm vi đo lường Dưới đây làphân loại chi tiết của các loại load cell phổ biến:
Dựa trên nguyên tắc hoạt động:
Cầu Wheatstone Load Cell: Loại phổ biến nhất Sử dụng nguyên tắc của cầuWheatstone để đo sự biến đổi trong điện trở khi có lực tác động lên cảm biến
Hình 2-2 loadcell SQD digital keli
Load Cell Áp Suất: Sử dụng nguyên tắc áp suất để đo lực tác động lên bềmặt của load cell
Hình 2-3 Loadcell model 3000 geokon
Trang 24 Dựa trên cấu trúc:
Load Cell Cao Su: Sử dụng cao su để đo lực và có ứng dụng trong việc kiểmtra độ cứng, nén ép và cấu trúc khung
Load Cell S-type: Có hình dáng giống chữ "S" và thường được sử dụngtrong các ứng dụng cân trạm hoặc kiểm tra trọng lượng xe tải
Hình 2-4 Loadcell HTC
Load Cell Canister: Có hình dáng hình trụ và thường được sử dụng trong cânbồn và ứng dụng yêu cầu đo lường trọng lượng cao
Hình 2-5 Loadcell 0782 - mettler toledo
Load Cell Thanh (Beam Load Cell): Có hình dáng thanh dài và thường được
sử dụng trong cân sàn, cân pallet, và các ứng dụng công nghiệp khác
Trang 25Hình 2-6 Loadcell vishay ACB
Trang 26Hình 2-9 Cân sản điện tử CI-200 CAS
Cân Điện Tử Load Cell: Sử dụng trong cân điện tử gia đình và thương mại,chẳng hạn như cân thực phẩm hoặc cân hàng hóa trong siêu thị
Hình 2-10 Cân đếm điện tử Tân Phong 1, 5kg – 30kg
Các loại load cell này được thiết kế để phù hợp với các ứng dụng cụ thể vàmôi trường làm việc, và mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng Chọn loại load cellthích hợp là quan trọng để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình
đo lường trọng lượng
Trang 28Khi có một lực tác động lên loadcell, thân loadcell sẽ bị giãn ra hoặc nénvào Từ đó, chiều dài sợi kim loại strain gauges dán trên thân loadcell thay đổikhiến giá trị của các điện trở thay đổi theo Điện áp đầu ra tiếp tục thay đổi, dữ liệunày sẽ được chuyển thành dạng số nhờ bộ khuếch đại của cân điện tử
UT = U0 k 1+ℇ0, 95
Điện trở (R) = ρ * (L / A)
Trong đó:
R là điện trở (Ohm)
ρ là hệ số điện trở của vật liệu dây dẫn (Ohm-meter)
L là độ dài của dây (mét)
A là diện tích tiết diện của dây (mét vuông)
2.3 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG:
2.3.1 Tổng quan ngành sản xuất phân bón
Phân bón là chất dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và thúcđẩy tăng trưởng và phát triển của chúng Phân bón có các thành phần cầnthiết như azot, photpho, kali và các chất dinh dưỡng khác như lưu huỳnh,magie, canxi, sắt, mangan, kẽm,
Phân bón hỗn hợp cần sản xuất tại các nhà máy phân bón quy mô lớnvới hệ thống tự động hóa trong đó có hệ thống băng tải định lượng trong phốitrộn nguyên liệu phân bón Việc sử dụng băng tải định lượng giúp địnhlượng nguyên liệu đầu vào sẽ cho ra những mẻ phân bón đạt chuẩn chấtlượng
Phân bón hỗn hợp cần nhiều tỷ lệ thành phần khác nhau nên không thể
sử dụng cân tĩnh vào việc cân định lượng, nó sẽ làm tốn rất nhiều thời gian
và nhân lực trong quá trình sản xuất Việc áp dụng silo định lượng vào sản
Trang 29xuất phân bón giúp giảm lao động, nâng cao hiệu quả công việc, giảm chiphí, hạ giá thành phân bón
2.3.2 Tổng quan các công đoạn dây truyền sản xuất phân bón
Hình 2-12 Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ
Các nguyên liệu như Đạm Urê, Kali trắng, MAP, và các nguyên tố vilượng khác, … Được đựng trong các bể cấp liệu Sau khi tính toán tỉ lệ cácnguyên liệu trong thành phần phân bón, nguyên liệu được xả từ bể xuốngbăng tải Tiếp đó, nguyên liệu được cho vào máy trộn cùng một số chất phụgia để trộn toàn bộ nguyên liệu thành một khối đồng nhất trước khi được đưađến máy ép viên Cuối cùng sản phẩm được đóng gói và lưu kho
2.3.3 Các dây chuyền sản xuất phân bón hiện nay
Dây chuyền sản xuất phân bón hạt (Granulation Line): Loại dây chuyền này
sử dụng để sản xuất phân bón hạt hoặc viên Quá trình bao gồm việc kết hợp cácnguyên liệu cơ bản như urea, amoni nitrat, hoặc kali với các phụ gia và chất kếtdính để tạo ra hạt phân bón đồng nhất Các thiết bị bao gồm máy trộn, máy bào,máy ép, và băng chuyền
Dây chuyền sản xuất phân bón lỏng (Liquid Fertilizer Production Line): Loạidây chuyền này dùng để sản xuất phân bón dạng lỏng hoặc phân bón pha loãng.Quá trình bao gồm việc hỗn hợp các chất lỏng và chất thụ động như nước và chấttạo đặc
Trang 30Dây chuyền sản xuất phân bón bột (Powder Fertilizer Production Line): Dâychuyền này sản xuất phân bón dạng bột hoặc bột tương tự Quá trình bao gồm việctrộn, sấy, và đóng gói để tạo ra phân bón bột dạng bao hoặc túi
Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ (Organic Fertilizer Production Line): Loạidây chuyền này sản xuất phân hữu cơ từ nguồn gốc tự nhiên như phân trâu, bò, vàchất hữu cơ khác Quá trình bao gồm xử lý và phân loại nguyên liệu hữu cơ, việc ủ
và lên men, và quy trình khác để tạo ra phân hữu cơ hoàn thiện
Dây chuyền sản xuất phân bón chất lượng cao (Premium FertilizerProduction Line): Loại dây chuyền này sản xuất các loại phân bón chất lượng caohoặc chứa các thành phần đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các loại câytrồng hoặc điều kiện nông nghiệp cụ thể
Dây chuyền đóng gói (Packaging Line): Dây chuyền đóng gói đóng vai tròquan trọng trong quá trình đóng gói và đóng thùng phân bón để chuẩn bị cho vậnchuyển và tiêu dùng
Dây chuyền kiểm tra chất lượng (Quality Control Line): Loại dây chuyềnnày kiểm tra và đảm bảo chất lượng của phân bón trước khi xuất xưởng
Các dây chuyền sản xuất phân bón phụ thuộc vào quy mô sản xuất, loại phânbón, và công nghệ sử dụng Một dây chuyền sản xuất phân bón hoàn chỉnh có thểkết hợp nhiều loại dây chuyền trên để sản xuất, đóng gói, và kiểm tra chất lượngphân bón
2.3.4 Các loại máy trộn phân bón
Có nhiều loại bể trộn phân bón hiện nay, được thiết kế để trộn cácthành phần chất phân bón thành hỗn hợp đồng nhất Dưới đây là một số loại
bể trộn phân bón phổ biến:
Bể Trộn Ngang (Horizontal Mixers): Bể trộn ngang sử dụng lưỡi trộn dạng
pá để trộn các thành phần phân bón Các lưỡi trộn xoay và đảo ngược để đảmbảo sự pha trộn đồng nhất
Bể Trộn Tháp (Vertical Mixers): Bể trộn tháp có thiết kế dạng tháp và sửdụng lưỡi trộn dạng vây Loại này thường được sử dụng để trộn các loại phânbón hạt
Bể Trộn Nghiêng (Tilt Mixers): Bể trộn nghiêng có thể nghiêng để dễ dàngtrộn và xả phân bón Loại này thường được sử dụng trong quá trình sản xuất
và đóng gói phân bón
Trang 31 Bể Trộn Bầu (Drum Mixers): Bể trộn bầu là bể trộn có hình dạng của mộttrống quay Trống quay chứa phân bón và xoay để đảm bảo sự pha trộn đồngnhất
Bể Trộn Ly Tâm (Centrifugal Mixers): Bể trộn li tâm sử dụng nguyên tắc củalực ly tâm để trộn phân bón Loại này trộn nhanh chóng và hiệu quả
Bể Trộn Phản Ứng (Reactor Mixers): Bể trộn phản ứng được sử dụng trongquá trình sản xuất phân bón và thường đi kèm với các thiết bị khác để tạo raphản ứng hoá học và tạo ra sản phẩm phân bón
Bể Trộn Với Kỹ Thuật Sấy (Mixers with Drying Technology): Loại này kếthợp tính năng trộn và sấy để sản xuất phân bón với độ ẩm thấp và đồng nhất
Bể Trộn Vortex: Bể trộn Vortex sử dụng nguyên tắc của dòng xoáy để trộncác thành phần Điều này giúp đảm bảo sự pha trộn đồng nhất và hiệu quả
Mỗi loại bể trộn có ưu điểm và hạn chế riêng, được sử dụng tùy thuộc vàoquy mô sản xuất, loại phân bón, và yêu cầu cụ thể của quy trình sản xuấtphân bón Chọn loại bể trộn thích hợp là quan trọng để đảm bảo tính chínhxác và đáng tin cậy trong quá trình sản xuất phân bón
2.4 Tổng quan về phần mềm hỗ trợ
2.4.1 TIA portal V16
TIA Portal – phần mềm cơ sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các
hệ thống tự động hóa và truyền động điện Phần mềm lập trình mới này giúp mọingười sử dụng phát triển, tích hợp các hệ thống tự động hóa một cách nhanh chóng,
do đó giảm nhiều thời gian trong việc tích hợp, xây dựng tất cả các bộ điều khiển
Hình 2-13 TIA Portal V16
Trang 32PLC, màn hình HMI, các bộ truyền động của Siemens đều được lập trình, cấu hìnhtrên TIA portal Việc này giúp giảm thời gian, công sức trong việc thiết lập truyềnthông giữa các thiết bị này Ví dụ người sử dụng có thể sử dụng tính năng “kéo vàthả” một biến trong chương trình điều khiển PLC và một màn hình của chương trìnhHMI Biến này sẽ được gán vào chương trình HMI và sự kết nối giữa PLC – HMI
đã được tự động thiết lập, không cần bất cứ sự cấu hình nào thêm
Phần mềm mới Simatic Step 7 V16 tích hợp trên TIA Portal, để lập trình choS7-1500, S7-1200, S7-300 và hệ thống tự động PC-based Simatic WinCC SimaticStep 7 V16 được chia thành các module khác nhau, tùy theo nhu cầu của người sửdụng Simatic Step 7 V16 cũng hỗ trợ tính năng chuyển đổi chương trình PLC, HMIđang sử dụng sang phương trình mới trên TIA Portal
Phần mềm mới Simatic WinCC V16, cũng được tích hợp trên TIA Portal,dùng để làm cấu hình cho các màn hình TP và MP hiện tại, màn hình mới Comfort,cũng như để giám sát điều khiển hệ thống trên máy tính (SCADA)
Phần mềm giao diện người máy với Simatic WinCC V16 bao gồm các phiênbản khác nhau:
- WinCC Basic lập trình cho Basic Panels
- WinCC Comfort lập trình cho tất cả các dòng Simatic Panels
- WinCC Advanced kết hợp WinCC Runtime Advanced hỗ trợ giám sát các
hệ thống chạy trên nền máy tính cấp thiết bị như các Panel PC
Trang 33Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất PLC có tên tuổi như: ABB,allen bradley, Siemens, Omron, … Nhưng PLC của hãng Siemens khá phổ biến ởViệt Nam, giá thành phù hợp, hỗ trợ nhiều trong việc lập trình như: Truyền thông,PID, Motion Control, … Giao diện thân thiện dễ sử dụng
PLC S7-300 là 1 dòng PLC mạnh của Siemens, S7-300 phù hợp cho các ứngdụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thôngmạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tincậy cao PLC S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình Thiết kếdựa trên tính chất của PLC S7-200 và bổ sung các tính năng mới Kết cấu theo kiểucác module sắp xếp trên các thanh rack
Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-300 mang lại tính linh hoạt và sứcmạnh để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu cầu về điều khiển tự động
Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập lệnh mạnh mẽ đã khiếncho S7- 300 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển nhiều ứngdụng đa dạng khác nhau
Trang 34Hình 2-15 PLC S7-300 314C-2PN/DP
Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạchngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-300 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêucầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng CPU giám sát cácngõ vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể baogồm các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp
và việc truyền thông với các thiết bị thông minh khác
Trang 35Một số thông số chính của PLC họ S7 300:
Hơn nữa, họ S7-300 cung cấp một số lượng lớn các module tín hiệu và bảngtín hiệu để mở rộng dung lượng của CPU Người dùng còn có thể lắp đặt thêm cácmodule truyền thông để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác
Kết luận: vì bộ điều khiển S7 300 314C-2PN/DP sẵn có nên đề tài em sẽ
chọn làm bộ xử lý trung tâm
2.5.2 Module Mở Rộng:
Các module mở rộng của PLC S7-300 chia làm 5 loại:
PS (Poweг Supply) là module nguồn nuôi Module này có tác dụng chuyểnđổi điện áp từ 120VAC đến 230VAC thành điện áp 24VDC phù hợp với điện áplàm việc của S7-300 Có nhiều kiểu nguồn như nguồn loại 2A, 5A và 10A Nguồncung cấp là mạch cách ly có bảo vệ ngắn mạch, điện áp ổn định
SM (Signal Module) là module tín hiệu dùng để mở rộng cổng tín hiệuvào/ra, làm thích nghi với nhiều mức xử lý của S7-300 Có bộ nối bus điều khiểncho mỗi khối và các vòng nối các bus dữ liệu phía sau, tín hiệu xử lý ở bộ nối phíatrước Module SM bao gồm:
DI (Digital Input) la module mở rộng các cổng vào số Số các cổng vào số
mở rộng có thể là 8, 16 hoặc З2 tùy thuộc vào từng loại module
DO (Digital Output) la modul mở rộng các cổng ra số Số các cổng ra số mởrộng có thể là 8, 16 hoặc З2 tùy thuộc vào từng loại module
Hình 2-16 thông tin về các họ của dòng PLC S7 300
Trang 36DI/DO (Digital Input/Digital Output) là module mở rộng các cổng vào/ra số.
Số các cổng vào/ra số mở rộng có thể là 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra tùy thuộc vàotừng loại module
AI (Analog Input) là module mở rộng các cổng vào tương tự AI chính lànhững bộ chuyển đổi tương tự/số 12 bit (AD), tức là mỗi tín hiệu tương tự đượcchuyển thành tín hiệu số nguyên có độ dài 12 bit Số các cổng vào tương tự có thể là
2, 4 hoặc 8 tùy từng loại module
AO (Analog Output) la module mở rộng các cổng ra tương tự AO chính lànhững bộ chuyển đổi số/tương tự 12 bit (DAC) Số các cổng vào tương tự có thể là
2 hoặc 4 tùy thuộc vào từng loại module
AI/AO (Analog Input/Analog Output) là module mở rộng các cổng vào/ratương tự Số các cổng vào tương tự có thể là 4 vào/2 ra hoặc 4 vào/4 ra tùy thuộcvào từng loại module
IM (Interface Module) là module giao tiếp Gồm các loại module IM 360,
IM З61 va IM Зб5 dùng để kết nối nhiều cấu hình với nhau, kết nối các bus giữa cácgiá trong cấu hình đa tầng Chúng được quản lý chung bởi một module CPU
FM (Function Module) là module chức năng có chức năng điều khiển riêng.Những khối chức năng FM thay thế các khối IP Có các chức năng đặc biệt nhưđếm, định vị, điều khiển hồi tiếp, điều khiển động cơ bước, động cơ servo, modulePID…
CP (Communication Process) là module xử lý truyền thông Module nàydùng để truyền thông trong mạng giữa các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máytính Gồm có các lọai: Nối điểm-điểm (PPI_ Point To Point Interface), mạngProfibus, mạng Ethernet công nghiệp
Trang 37Hình 2-17 Một số loại module mở rộng
Ngoài ra còn có modul giả lập DM (Dummy Module) dùng để dự phòng chocác module tín hiệu chưa được chỉ định, như giành chỗ cho các module sẽ lắp đặttrong tương lai
Hình 2-18 Các thành phần của PLC S7-300
2.6 Lựa chọn băng tải
Băng tải là thiết bị công nghiệp có tính kinh tế cao Với khả năng đảm nhậnvận chuyển nguyên liệu không bị thất thoát Sử dụng băng tải để có thể tiếtkiệm được nhân lực lao động, diện tích nhà xưởng, đồng thời tăng năng suất,doanh thu cho doanh nghiệp Vì vậy phải chọn băng tải sao cho phù hợp vàhiệu quả