1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoa nhỏtiếng việt 6 (2)

160 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Và Cấu Tạo Từ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài Tập
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 321,24 KB

Nội dung

STT TÊN BÀI 1 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ 2 BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH 3 BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA 4 ĐIỆP NGỮ 5 NGHĨA CỦA TỪ 6 BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ 7 ĐẠI TỪ 8 CỤM DANH TỪ 9 CỤM ĐỘNG TỪ 10 CỤM TÍNH TỪ 11 TỪ ĐA NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM 12 BIỆN PHÁP TU TỪ HOÁN DỤ 13 THÀNH NGỮ 14 TRẠNG NGỮ 15 LỰA CHỌN TỪ NGỮ VÀ CẤU TRÚC CÂU 16 TỪ MƯỢN BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NGỮ VĂN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (CẢ NĂM) 1 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ I LÝ THUYẾT 1 Tiếng là đơn vị để cấu tạo từ, không dùng độc lập để tạo câu a Về mặt hình thức: Tiếng là một lần phát âm; về mặt chữ viết, các tiếng được viết tách rời nhau Ví dụ: câu “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” gồm 12 tiếng b Về mặt ý nghĩa: - Phần lớn các tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa Ví dụ: xe, máy, áo, ăn, chạy, đi, xanh, đỏ…Đa số các tiếng có nghĩa có thể dùng độc lập để tạo câu, khi đó chúng là từ đơn 1 - Những tiếng không có nghĩa hoặc mất nghĩa, mờ nghĩa được dùng kết hợp với những tiếng khác trong từ Ví dụ: dưa hấu, ốc bươu, chùa chiền… 2 Nếu tiếng chỉ dùng để cấu tạo từ, thì từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu Về mặt cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng trong từ, người ta chia từ thành từ đơn và từ phức a Từ đơn là từ do một tiếng tạo nên Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn âm: sông, núi, đi, chạy, ăn, ngủ, bàn, ghế…Ngoài ra còn có từ đơn đa âm: từ đơn đa âm thuần Việt: bồ kết, tắc kè, chèo bẻo, ễnh ương…; từ đơn đa âm là từ mượn: mì chính, cà phê, xà- phòng, mít tinh… b Từ phức là những từ có cấu tạo 2 tiếng trở lên Từ phức được chia thành hai loại: b.1 Từ ghép: là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng với nhau Ví dụ: hoa + hồng 🡪 hoa hồng đất + nước 🡪 đất nước b.2 Từ láy: là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc (Tiếng gốc là tiếng mang nghĩa từ vựng) - Ví dụ: xanh 🡪 xanh xanh may 🡪 may mắn rối 🡪 bối rối * Lưu ý: Cách phân loại như trên cũng có những ngoại lệ Các trường hợp ngoại lệ có thể kể đến như sau: - Có những từ gồm 2 tiếng trở lên có quan hệ về âm thanh với hình thức giống từ láy: ba ba, cào cào, châu chấu, đu đủ, chôm chôm, chuồn chuồn…nhưng ý nghĩa của chúng giống như từ đơn - Có những từ ghép mà có tiếng đã bị mất nghĩa hoặc không xác định được nghĩa Ví dụ: dưa hấu, ốc bươu, giấy má, chợ búa, chùa chiền… II BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1 Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng Bài 2: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí Bài 3 Tìm những từ láy có trong đoạn văn "Đêm về khuya lặng gió Sương phủ trắng mặt sông Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền." 2 Bài 4 Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: a Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót b Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng c Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép d Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi e Suối chảy róc rách Bài 5 Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi Bài 6 Sắp xếp các từ sau thành 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy kẹo, kẹo lạc, bánh khúc, đèm đẹp, bánh, máy móc, máy bay, tốt đẹp, trăng trắng, đi lại, đi đi lại lại, long lanh, bối rối, khấp khểnh, xanh lè, xanh xanh, xanh xao, xanh thẫm, đỏ, đo đỏ, tươi, tươi tốt, học, học hành, đi đứng, róc rách Bài 7 Trong các tiếng sau: nhà, gia (có nghĩa là nhà); dạy, giáo (có nghĩa là dạy); dài, trường (có nghĩa là “dài’) a Tiếng nào có thể dùng được như từ? Đặt câu với mỗi tiếng đó b Tiếng nào không dùng được như từ? Tìm một số từ ghép có chứa các tiếng đó? c Hãy nhận xét sự khác nhau giữa từ và tiếng? Bài 8 Hãy sắp xếp các từ sau thành hai nhóm: từ đơn đa âm tiết và từ phức: xe máy, ô tô, tắc-xi, xe buýt, xây dựng, bi-a, dưa hấu, bô-linh, trăng trắng, cà phê, tím ngắt - Từ đơn đa âm tiết: tắc-xi, bi-a, bô-linh, cà phê, ô tô - Từ phức: xe máy, xe buýt, xây dựng, dưa hấu, trăng trắng, tím ngắt Bài 9 Hãy cho biết tổ hợp “cà chua” nào trong các câu sau là từ ghép? a Ăn cà chua quá, ê hết cả răng b Em rất thích ăn cà chua, vì cà chua rất bổ dưỡng Bài 10 Hãy sắp xếp các từ sau thành 3 nhóm: Từ đơn, từ ghép và từ láy: sách vở, bàn ghế, hoàng hôn, xe, xe máy, xe cộ, đi lại, xanh xanh, xanh om, xanh rì, đo đỏ, đỏ lừ, lê- ki-ma, thước kẻ, quần áo, nghĩ ngợi, chợ búa, ốc nhồi, hoa hoét, in-tơ-nét - Từ đơn: xe, lê-ki-ma, in-tơ-nét - Từ ghép: sách vở, bàn ghế, hoàng hôn, xe máy, xe cộ, đi lại, xanh om, xanh rì, đỏ lừ, thước kẻ, quần áo, chợ búa, ốc nhồi - Từ láy: xanh xanh, đo đỏ, nghĩ ngợi, hoa hoét Bài 11 Cho các tiếng sau: mát, xinh, đẹp Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng 3 Bài 12 Cho các tiếng sau: xe, hoa, cá, rau Hãy tạo ra các từ ghép và đặt câu với chúng Bài 13 Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng… (Tố Hữu, Lượm) a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người? d) Tìm thêm những từ láy khác miêu tả hình dáng của con người Bài 14 Cho tiếng “nhỏ” a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ Bài 15 Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn c) Hãy viết lại câu văn sau bằng cách thêm vào một số từ láy: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước Bài 16 Xanh và trắng là hai tiếng chỉ màu sắc, em hãy tạo ra những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng Bài 17 Viết đoạn văn (tối đa 10 dòng) nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy Sau đó, phân loại các từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy 4 GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1 a Từ ghép: Trong số các từ đã cho, có những từ có hình thức như từ láy nhưng chúng là các từ ghép: máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng Những từ ghép này có các tiếng đều có nghĩa Các tiếng trong từ trùng nhau về mặt âm thanh là ngẫu nhiên b Từ láy: xanh xanh, xanh xao, xấu xí, máu me, tôn tốt, đo đỏ, mơ màng Bài 2 Từ ghép: chung quanh, hung dữ, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp Bài 3 Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao Bài 4 a - Từ đơn: mưa, rơi, mà, như, những - Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ - Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót b - Từ đơn: chú, bay, vọt, lên, nhỏ, xíu, trên, và - Từ ghép: chuồn chuồn nước, cái bóng, lặng sóng, tung cánh, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng - Từ láy: mênh mông c - Từ đơn: rơi, chạy - Từ ghép: ngoài đường, tiếng mưa, tiếng chân người - Từ láy: lộp bộp, lép nhép d - Từ đơn: vào, lại, Ê-đê, Mơ-nông - Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào, mở hội, đua voi - Từ láy: ấm áp, tưng bừng e - Từ ghép: suối chảy - Từ láy: róc rách Bài 5 Từ láy trong đoạn văn sau: bập bùng, rì rầm, í ới, mênh mông 5 Bài 6 Từ ghép Từ láy Tham khảo cách phân loại sau: Từ đơn Kẹo, bánh, đỏ, ba ba, cào Kẹo lạc, bánh khúc, máy Đèm đẹp, trăng trắng, đi cào, chuồn chuồn, tươi, bay, tốt đẹp, đi lại, xanh lè, đi lại lại, long lanh, bối rối, học xanh thẫm, tươi tốt, học khấp khểnh, xanh xanh, hành, đi đứng xanh xao, đo đỏ, róc rách Bài 7 Căn cứ vào nghĩa của những tiếng đã cho để xác định tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không Ví dụ: a “Nhà” có thể dùng độc lập 🡪 Đặt câu: Nhà em có bốn người b “Gia” không dùng độc lập được như từ (không thể nói: Gia em có bốn người.) Một số từ ghép có tiếng gia: gia cảnh, gia cầm, gia súc, gia tài… “Dài” và “Trường” cũng không dùng được độc lập c Như vậy, từ khác tiếng ở chỗ: từ có thể dùng được độc lập để tạo câu, còn tiếng chỉ dùng để cấu tạo từ Bài 8 - Từ đơn đa âm tiết: tắc-xi, bi-a, bô-linh, cà phê, ô tô - Từ phức: xe máy, xe buýt, xây dựng, dưa hấu, trăng trắng, tím ngắt Bài 9 Lưu ý: cà chua là chỉ một giống cà (1 giống cây) nên là từ ghép (ngoài cà chua còn có cà tím, cà pháo…) Nên “cà chua” ở câu (2) là từ ghép Còn “cà chua” ở câu (1) không phải từ ghép Bài 10 - Từ đơn: xe, lê-ki-ma, in-tơ-nét - Từ ghép: sách vở, bàn ghế, hoàng hôn, xe máy, xe cộ, đi lại, xanh om, xanh rì, đỏ lừ, thước kẻ, quần áo, chợ búa, ốc nhồi - Từ láy: xanh xanh, đo đỏ, nghĩ ngợi, hoa hoét Bài 11 a Mát: mát mẻ 🡪 Thời tiết hôm nay thật mát mẻ b Xinh: xinh xắn 🡪 Bạn Mai Hoa là bạn gái xinh xắn nhất lớp tớ c Đẹp: đèm đẹp 6 🡪 Mây trời hôm nay mới đèm đẹp làm sao Bài 12 a Xe: xe đạp, xe buýt, xe hơi (1) Cậu ấy đến trường bằng xe đạp (2) Cô ta đi tới công ty bằng xe buýt (3) Thời gian gấp quá, anh nên đi xe hơi cho kịp giờ họp b Hoa: hoa mai, hoa hồng, hoa đào (1) Cô ấy rất thích hoa mai (2) Tôi sẽ tặng mẹ một bó hoa hồng nhân ngày 8 tháng 3 (3) Ngày Tết, trong nhà ai cũng thường có hoa đào c Cá: cá chép, cá mè (1) Ngày ông Công ông Táo, tôi đem cá chép phóng sinh xuống ao làng (2) Mẹ có mua cá mè, con vào nấu canh đi d Rau: rau muống, rau cải… (1) Mẹ em rất thích ăn rau muống (2) Mùa lạnh này ăn rau cải thì hợp quá Bài 13 a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: – Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng, ca lô - Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh – Từ ghép: chú bé, chim chích b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm Làm hiện lên trước mắt người đọc một chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy gợi tả hình dáng con người là: loắt choắt d) Một số từ láy khác miêu tả hình dáng của con người như: lom khom, lêu đêu, lòng khòng… Bài 14 a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ: nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ tí, nhỏ xíu, nhỏ xinh b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nho nhỏ Bài 15 a) Từ láy trong đoạn văn: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm Diễn tả cụ thể và chi tiết quang cảnh trận chiến giữa hai vị thần c) Viết lại câu văn bằng cách thêm vào một số từ láy: 7 Nước ngập ruộng đồng mênh mông, nước ngập nhà cửa lênh láng, nước dâng ào ạt lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước Bài 16 Những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng: - Xanh: + Từ láy: xanh xanh, xanh xao… + Từ ghép: xanh thẫm, xanh rì, xanh biếc… – Trắng + Từ láy: trắng trẻo, trăng trắng… + Từ ghép: đen trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng bạch… Bài 17 – Yêu cầu về hình thức: + HS viết đúng một đoạn văn (bắt đầu từ chữ cái đầu tiên viết hoa lùi vào một ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng) + Đoạn văn không dài quá 10 dòng – Yêu cầu về nội dung: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy HS có thể hướng đến những ý sau: + Truyền thuyết lí giải nguồn gốc ra đời của hai thứ bánh gắn với văn hoá dân tộc: bánh chưng, bánh giầy + Hình ảnh bánh chưng tượng trưng cho đất; bánh giầy tượng trưng cho trời; đậu xanh, lá dong, thịt mỡ tượng trưng cho cây cỏ, cầm thú muôn loài + Gửi gắm lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên; tình yêu lao động, yêu quê hương, ruộng đồng và sự quý trọng nghề nông Sau khi viết xong đoạn văn, HS phân loại từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy 2 BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH I KIẾN THỨC CƠ BẢN A KHÁI NIỆM: - So sánh là đối chiếu sự vật A và B; giữa A và B có nét tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm của sự vật A - Cấu trúc đầy đủ của phép so sánh: sự vật A- từ chỉ phương diện so sánh – từ so sánh – sự vật B Có khi từ chỉ phương diện so sánh (đặc điểm được đưa ra để so sánh) không xuất hiện Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của em suốt đời 8 Vế A: Mẹ Vế B: ngọn gió Từ so sánh: là Tác dụng: làm nổi bật vai trò, vị trí của người mẹ trong cảm nhận của người con B CÁC KIỂU SO SÁNH: - So sánh ngang bằng - So sánh không ngang bằng C DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KIỂU SO SÁNH: - So sánh ngang bằng: là, như, giống, y như,… - So sánh không ngang bằng: hơn, không bằng, chẳng bằng… D BÀI TẬP THỰC HÀNH: Bài 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời (Trần Đăng Khoa) a Chỉ ra các hình ảnh được so sánh với trăng trong bài thơ b Tác dụng của hình ảnh so sánh đó Bài 2: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó : “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu 9 sóng trắng Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” (Đoàn Giỏi) Bài 3:Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau Bài 4: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: a "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ - Trần Quốc Minh) b Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi (Ca dao) Đáp án: Bài 1: a Các hình ảnh được so sánh với trăng trong bài thơ: Quả chín, mắt cá, quả bóng b Tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, hình ảnh ánh trăng gần gũi hơn với mọi người nhất là với trẻ thơ Bài 2: Phép so sánh trong đoạn: - nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác - cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch - rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Tác dụng: Phép so sánh được đưa ra liên tiếp làm cho sự việc vừa cụ thể vừa sinh động So sánh giữa cái trừu tượng với sự vật cụ thể, hình ảnh làm chuẩn so sánh vừa cứng rắn, Vừa hùng vĩ, do đó lôi cuốn và tạo niềm tin cho mọi người Bài 3: – Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:42

w