1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀN VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TẦNG LỚP TRUNG LƯU Ở VIỆT NAM

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 636,4 KB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội 83 Xã hội học, số 1 (137), 2017 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn BÀN VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƠNG PHÁP ĐO LỜNG TẦNG LỚP TRUNG LU Ở VIỆT NAM ĐỖ THIÊN KÍNH Tóm tắt: Bài viết trình bày phương pháp xác định và đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay. Lý thuyết xã hội học về phân tầng xã hội là cơ sở lý luận và phương pháp xác định, đo lường tầng lớp trung lưu. Trong đó, có hai điểm quan trọng để xác định tầng lớp trung lưu: (1) Tầng lớp trung lưu thuộc nhóm giữa trong tháp phân tầng xã hội; (2) Tầng lớp trung lưu được đo lường qua tập hợp các nghề nghiệp khác nhau. Đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để đo lường giai cấp xã hội. Đây là phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội trên thế giới. Từ đây, bài viết áp dụng phương pháp này vào đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể hơn, áp dụng vào đo lường tầng lớp trung lưu theo cá nhân và hộ gia đình. Những người nghiên cứu xã hội học Việt Nam cần tiếp tục hội nhập với thế giới về đo lường các tầng lớp xã hội. Điều này cũng là phù hợp với tiêu chuẩn phân chia và sắp xếp tôn ti trật tự giữa các tầng lớp trong lịch sử Việt Nam. Từ khóa: phân tầng xã hội, tầng lớp trung lƣu, đo lƣờng tầng lớp xã hội. Chủ đề tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam đang đƣợc quan tâm bởi các tác giả nghiên cứu (Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy, 2016; Trần Thị Minh Ngọc, 2015, 2013; Đỗ Thiên Kính, 2015a, 2012). Những ngƣời hoạch định chính sách cũng bắt đầu quan tâm đến chủ đề này nhằm “thúc đẩy xã hội trung lƣu phát triển” (Bùi Quang Vinh, 2016). Đặc biệt, Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035 có mục: “Chƣơng trình nghị sự mới về tầng lớp trung lƣu đang ngày càng lớn mạnh và dân số đang già đi” (Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016) liên quan đến chủ đề này. Vậy tri thức xã hội học đã xác định tầng lớp trung lƣu nhƣ thế nào? Đồng thời, làm thế nào để đo lƣờng (nhận diện) tầng lớp này trong thực tế xã hội? Từ đây, áp dụng vào đo lƣờng tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam hiện nay ra sao? Bài viết sẽ trả lời những câu hỏi đặt ra ở trên. Các khái niệm giai cấp và tầng lớp trong bài viết này đƣợc hiểu nghĩa tƣơng tự nhau. 1. Phương pháp xác định tầng lớp trung lưu theo góc nhìn xã hội học Hiện nay, theo tác giả bài viết đƣợc biết có hai cách tiếp cận chủ yếu từ kinh tế học và xã hội học trong việc xác định tầng lớp trung lƣu là gì. Cách tiếp cận từ kinh tế học đã Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 84 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn xác định tầng lớp trung lƣu qua tiêu chí thu nhập, hoặc nói chung là qua tiêu chí về đời sống vật chất (mức sống kinh tế). Cụ thể, những cá nhân (hoặc hộ gia đình) có đời sống vật chất (đo lƣờng qua thu nhập chẳng hạn) thuộc khoảng trung bình của xã hội thì đƣợc xếp vào nhóm trung lƣu. Tất nhiên, khoảng thu nhập trung bình này đƣợc xác định rất khác nhau đã dẫn tới tiêu chí đo lƣờng theo cách tiếp cận kinh tế cũng hết sức khác nhau. Có thể tìm hiểu cách tiếp cận này qua những bài viết của các tác giả Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy (2016), Trần Thị Minh Ngọc (2015, 2013). Nhƣng dù sao, cách tiếp cận xã hội học về phân tầng xã hội (trong đó có tầng lớp trung lƣu) vẫn là cơ bản nhất so với cách tiếp cận kinh tế, và các cách tiếp cận khác (nếu có) chỉ là tham khảo, bổ sung. Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì khi đã nói đến các tầng lớp xã hội tức là đề cập đến cấu trúc xã hội, thì hiển nhiên rằng cấu trúc xã hội đó phải đƣợc thể hiện cơ bản nhất qua tháp phân tầng xã hội. Nhƣ vậy, kiến thức, tri thức về phân tầng xã hội chính là cơ sở lý luận và phƣơng pháp xác định, đo lƣờng tầng lớp trung lƣu. Về điều này cũng đã đƣợc các tác giả Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy chia sẻ trong bài viết: “Lý thuyết phân tầng xã hội với tƣ cách là cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu về giai tầng trung lƣu” (2016: 22). Vậy lý thuyết phân tầng xã hội đã xác định tầng lớp trung lƣu nhƣ thế nào? Trƣớc hết, theo từ điển phổ thông thì khái niệm tầng lớpgiai cấp trung lưu (middle class) đã bao chứa nhiều hàm nghĩa xã hội học trong mục từ này. Ví dụ, theo Từ điển tiếng Việt, mục từ trung lưu có nghĩa là “Tầng lớp giữa trong xã hội, dƣới thƣợng lƣu và trên hạ lƣu” (Hoàng Phê và cộng sự, 2014: 1358). Hoặc là, theo Từ điển Oxford (sách điện tử), mục từ giai cấp trung lưu (middle class) là những ngƣời không giàu quá và cũng không nghèo quá. Nó gồm những ngƣời có nghề chuyên nghiệp và kinh doanh. Giai cấp này nằm giữa giai cấp lao động (working class) và giai cấp thƣợng lƣu (upper class). Nói chung, nó bao gồm những ngƣời có vị thế, giáo dục, thu nhập… ở mức trung bình trong xã hội. Ở nƣớc Anh, giai cấp trung lƣu thƣờng đƣợc chia thành giai cấp trung lƣu lớp trên và giai cấp trung lƣu lớp dƣới (Hornby, 2010). Tiếp theo, trong từ điển chuyên ngành xã hội học của John Scott và Gordon Marshall, mục từ giai cấp trung lưu (middle classmiddle classes) bao gồm tất cả những ngƣời lao động cổ cồn trắng là giai cấp trung lƣu. Giai cấp trung lƣu là những ngƣời có nghề chuyên nghiệp hƣởng lƣơng, những ngƣời quản lý và công chức, những nhà kỹ trị cao cấp . . . (Scott, 2009: 469, 470). Hoặc theo cuốn từ điển xã hội học của Nicholas Abercrombie, Stephen Hill và Bryan Turner, mục từ giai cấp trung lưu (middle class) thƣờng đƣợc xác định bao gồm những ngƣời có nghề nghiệp lao động không chân tay (Abercrombie, 2006: 247). Còn trong cuốn sách Xã hội học của Anthony Giddens, mục từ giai cấp trung lưu (middle class) bao gồm một phổ rộng lớn những ngƣời làm việc trong nhiều nghề nghiệp khác nhau, từ những ngƣời làm việc ở lĩnh vực dịch vụ cho tới giáo viên phổ thông và chuyên nghiệp về y học (Giddens, 2001: 694). Hoặc là, Robert Rothman đã tạo dựng nên mô hình khái quát về 5 giai cấp cơ bản phổ biến đối với hầu hết các quốc gia công nghiệp: (1) Giai cấp tinh hoathƣợng lƣu (elite class); (2) Giai cấp trung lƣu lớp trên (upper middle class); (3) Giai cấp trung lƣu lớp dƣới (lower middle class); (4) Giai cấp lao động (working class); (5) Giai cấp hạ Đỗ Thiên Kính 85 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn lƣunghèo (poorlower class). Trong đó, giai cấp trung lƣu lớp trên và lớp dƣới đƣợc xác định dựa theo nghề nghiệp. Đó là những ngƣời trong dãy các nghề nghiệp từ cao nhất (trên cơ sở tri thức chuyên môn nhƣ bác sĩ, nhà khoa học, lập trình computer, ngƣờ i quản lý) cho đến mức trung bình (nhƣ giáo viên phổ thông, nhân viên văn phòng và bán hàng) (Rothman, 2005: 43, 60, 61). Tóm lại, qua những dẫn chứng trên đây ta có thể rút ra hai điểm quan trọng để xác định tầng lớp trung lƣu: - Cả hai cách tiếp cận kinh tế học và xã hội học đều xác định tầng lớp trung lưu thuộc nhóm giữa trong dãy xếp hạng các tầng lớp xã hội. - Đối với xã hội học, tầng lớp trung lƣu còn đƣợc xác định qua tập hợp các nghề nghiệp khác nhau. Từ hai điểm tóm lại trên đây, tôi xác định tầng lớp trung lƣu trong tháp phân tầng xã hội ở Việt Nam theo cách tiếp cận hội nhập với các nhà xã hội học quốc tế (Hình 1). Lƣu ý rằng, tầng lớp trung lƣu thuộc nhóm giữa và bao gồm nhiều tầng lớp cụ thể khác ở nhóm giữa hợp thành (không bao gồm nhóm đỉnh và nhóm đáy tháp). Do vậy, chính xác hơn nên gọi là các tầng lớp trung lưu. Có lẽ vì vậy, cuốn từ điển chuyên ngành xã hội học của John Scott và Gordon Marshall (đã dẫn ở trên) viết mục từ (các) giai cấp trung lưu cả dƣới dạng số nhiều (middle classes). Cũng từ hai điểm tóm lại trên đây (thể hiện qua Hình 1), đối chiếu với quan niệm của một số tác giả ở Việt Nam cho rằng tầng lớp trung lƣu bao gồm cả những ngƣời nông dân giỏi (“nhà nông giỏi”) (Nguyễn Thanh Tuấn, 2007) là không hợp lý (bởi vì họ thuộc tầng lớp dƣới đáy phân tầng xã hội). Trong khi đó, giới xã hội học quốc tế chƣa thấy ai xếp ngƣời nông dân sản xuất giỏi thuộc tầng lớp trung lƣu. Sở dĩ nhƣ vậy, bởi lẽ đơn giản nông dân là tầng lớp thuộc phần đáy tháp phân tầng (mặc dù nông dân ở các nƣớc công nghiệp có trình độ sản xuất cao hơn nông dân Việt Nam). Phải chăng một số tác giả Việt Nam đã hiểu khái niệm nông dân khác với các học giả quốc tế, cho nên họ đã xếp nông dân làm ăn giỏi thuộc tầng lớp trung lƣu? Tác giả Tạ Ngọc Tấn (2010) cũng có quan niệm về tầng lớp trung lƣu (dẫn lại theo Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy, 2016: 21) tƣơng tự nhƣ Nguyễn Thanh Tuấn. Hoặc là, tác giả Trần Thị Minh Ngọc cũng quan niệm tầng lớp trung lƣu Việt Nam bao gồm cả những ngƣời “nông dân làm ăn phát đạt” (Trần Thị Minh Ngọc, 2015: 46-48). Vậy tại sao lại có tình trạng xếp đặt cả những ngƣời “nông dân làm ăn giỏi” vào tầng lớp trung lƣu? Sở dĩ các tác giả Việt Nam xếp đặt nhƣ vậy, bởi vì họ đã dựa vào tiêu chí thu nhập (hoặc lần lƣợt các tiêu chí nghề nghiệp, thu nhập và mức sống) của các cá nhânhộ gia đình. Điều này thể hiện tình trạng chƣa tiếp cận đƣợc với thành tựu nghiên cứu trên thế giới về phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp xã hội trong số những ngƣời nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam. Đây là vấn đề then chốt và căn bản trong nghiên cứu phân tầng xã hội. Vậy các nhà xã hội học quốc tế đã đo lƣờng các tầng lớp xã hội nhƣ thế nào? Nói cách khác, làm thế nào để đo lƣờng đồng thời đƣợc cả 3 chiều cạnh căn bản về địa vị kinh tế (tài sản, của cải), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín) trong lý thuyết phân tầng xã hội của 86 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Max Weber (đã bao gồm cả Karl Marx)? Tôi nhấn mạnh là phải đo lường “đồng thời” cả 3 chiều cạnh, chứ không đo lường từng chiều cạnh, hoặc đo lường lần lượt từ chiều cạnh này sang chiều cạnh khác. Bởi vì nhiều ngƣời đã đo lƣờng từng chiều cạnh, cho nên xuất hiện xu hƣớng nghiên cứu về cái gọi là “phân tầng mức sống” (với hàm ý đó là phân tầng xã hội) trong khoảng thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (kể cả tác giả viết bài này). Nhiều tác giả thƣờng phân tách từng chiều cạnh (về tài sản, quyền lực, uy tín) để nghiên cứu phân tầng xã hội. Kết quả là họ lựa chọn chiều cạnh về tài sản, mức sống thì dễ đo lƣờng hơn cả. Các chiều cạnh còn lại thì rất khó đo lƣờng và không biết đo lƣờng nhƣ thế nào. Từ chiều cạnh mức sống, nhiều tác giả Việt Nam đã “bóc tách” riêng tầng lớp trung lƣu nằm ở khoảng giữa trong dãy “phân tầng mức sống”, cho nên dẫn đến xếp đặt cả ngƣời nông dân làm ăn giỏi vào tầng lớp trung lƣu. Các nhà xã hội học quốc tế không làm nhƣ vậy và họ đã đo lƣờng các tầng lớp trong tháp phân tầng xã hội nhƣ trình bày trong mục dƣới đây. 2. Phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội (bao gồm tầng lớp trung lưu) trên thế giới Phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp xã hội trong tháp phân tầng (gồm có 2 quy trình phân nhóm và xếp hạng cao thấp) đã đƣợc trình bày trong ba bài viết (Đỗ Thiên Kính, 2011, 2013, 2015b). Nội dung trình bày ở đây là những tóm lƣợc cô đọng và nhấn mạnh hơn. Xã hội càng phát triển, các loại nguồn lực và tài sản tạo nên cơ sởchiều cạnh dùng để phân chia thành các tầng lớp xã hội ngày càng đa dạng (lý thuyết của M. Weber đã đƣa ra 3 chiều cạnh căn bản ở trên). Đó là do các xã hội công nghiệp càng phát triển, nhiều nguồn lực có giá trị mới xuất hiện. David Grusky đã đƣa ra bảng danh mục các loại nguồn lực, nguồn lợi và tài sản chủ yếu (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, uy tín ... ) trong xã hội (Grusky, 2001: 4). Trƣớc thực tiễn phát triển của xã hội có nhiều loại nguồn lực và tài sản nhƣ thế, vậy thì sẽ dựa vào cơ sở nào để phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội? Hoặc liệu có thể vẫn tiếp tục kiên định bám giữ truyền thống là theo thuyết quy giản (reductionism) về chỉ một loại nguồn lực và tài sản chủ yếu nhất? Đại diện cho cách tiếp cận này là Karl Marx. Nếu nhƣ vậy thì sẽ không “bóc tách” đƣợc một số tầng lớp khác kiểm soát các loại nguồn lực còn lại. Hơn nữa, có những nguồn lực riêng rẽ mà nếu đo lƣờng trực tiếp nó thì rất khó khăn và không khả thi trên thực tế (ví dụ nhƣ quyền lực). Hoặc cách khác là phải tìm hƣớng đo lƣờng gián tiếp, nhƣng là cách đo lƣờng tổng hợp sao cho “quy tụ” và “hội tụ” đƣợc các loại nguồn lực, tài sản chủ yếu đồng hành với nhau để nhằm phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội. Tức là, sao cho “quy tụ” và “hội tụ” đƣợc các loại nguồn lực vào cùng mỗi tầng lớp (để tạo nên sự rõ ràngkết tinh về địa vị - status crystallization - cho mỗi tầng lớp đó). Vậy làm thế nào để đo lƣờng một cách tổng hợp các loại nguồn lực và tài sản chủ yếu cùng với nhau (đồng thời với nhau) trong mỗi tầng lớp xã hội thông qua một chỉ báo đo lƣờng? Tức là, thao tác hóa khái niệm để đo lƣờng thực nghiệm các tầng lớp xã hội nhƣ thế nào? (Giddens, 2001: 287). Hoặc là làm thế nào để nhận biết (nhận diện) đƣợc các tầng lớp trong xã hội? Đỗ Thiên Kính 87 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Nhằm trả lời những câu hỏi nêu trên, đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để đo lƣờng1 giai cấp xã hội (Rothman, 2005: 6). Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì nghề nghiệp là điểm xuất phát hữu ích nhất để ngƣời ta có đƣợc những nguồn lợi tài chính, địa vị xã hội và có ý nghĩa lâu dài đối với thế hệ con cái (Rothman, 2005: 7). Hơn nữa, nghề nghiệp là biểu hiện và minh họa cụ thể cho lý thuyết chức năng trong việc giải thích vì sao có sự phân tầng xã hội. Tức là nó trả lời câu hỏi tại sao ngƣời ta lại có đƣợc những nguồn lợi khác nhau trong hệ thống phân tầng. Thậm chí, kiến thức đo lƣờng thực nghiệm các tầng lớp xã hội qua cấu trúc nghề nghiệp còn đƣợc viết trong giáo trình xã hội học trên thế giới: “Đặc trưng phổ biến của hầu hết các sơ đồ giai cấp là nó dựa trên cơ sở cấ u trúc nghề nghiệp. ... Nghề nghiệp là một trong những nhân tố then chốt nhấ t trong vị thế xã hội, cơ may cuộc sống và mức độ đầy đủ về vật chất của mộ t cá nhân. Các nhà khoa học xã hội sử dụng nghề nghiệp một cách rất phổ biến để làm chỉ báo của giai cấp xã hội, vì họ tin rằng các cá nhân làm cùng một nghề có xu hướng trải nghiệm những ưu thế xã hội hoặc bất lợi ở mức độ tương tự nhau, cùng duy trì những phong cách sống gần nhau, và cùng chia sẻ những cơ hội tương tự nhau trong cuộc sống. … Các nhà xã hội học xưa nay vẫn dùng các sơ đồ giai cấp nghề nghiệp để vẽ nên bản đồ cấu trúc giai cấp của xã hội” 2. (Giddens, 2001: 287, 305) Cụ thể hơn, ngƣời ta đã phân nhóm dựa vào cấu trúc nghề nghiệp. Tức là phân tổ , phân nhóm các loại nghề nghiệp - chứ không phải dựa vào ngành kinh tế nhƣ các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam thƣờng hiểu. Tiếp theo, họ đã xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dƣới (tức là phân tầng sau khi phân nhóm) dựa vào địa vị kinh tế - xã hội mở rộ ng (Tài sảncủa cải, thu nhập; Giáo dục; Uy tín nghề nghiệp; Vốn văn hóa; Vốn xã hội) để tạ o thành các tầng lớp trong xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2013: 97). Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì nghề nghiệp là nơi “quy tụ” và “hội tụ” tƣơng đối đầy đủ các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sả n và vị trí xã hội của mỗi cá nhân. Nói cách khác, các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sả n và vị trí xã hội thƣờng gắn liền với nhau qua nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Có thể nói rằ ng, ba chiều cạnh kinh điển về phân tầng xã hội (kinh tếtài sản, chính trịquyền lự c và uy tín xã hội) đều thể hiện đồng thời cùng nhau trong nghề nghiệp - theo ngôn ngữ dân gian thì đó gọi là “3 trong 1”. Chính vì vậy, mà Parkin (1971: 18) đã coi cấu trúc nghề nghiệp nhƣ 1 Về đại thể, có 4 cách tiếp cận trong việc đo lƣờng các tầng lớp xã hội, trên cơ sở dựa vào: 1) Vị trí trong quan hệ sản xuất xã hội; 2) Địa vị kinh tế - xã hội ; 3) Cấu trúc nghề nghiệp và địa vị kinh tế - xã hội mở rộng ; 4) Tự nhận thức chủ quan. Tuy nhiên, cách tiếp cận nào cũng có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Nhƣng đa số các nhà xã hội học quốc tế lựa chọn cách tiếp cận thứ 3 (Đỗ Thiên Kính, 2013: 97). 2 Nguyên văn tiếng Anh: “A common feature of most class schemes is that they are derived on the basis of the occupational structure. … occupation is one of the most critical factors in an individual’s social standing, life chances and level of material comfort. Social scientists have used occupation extensively as an indicator of social class because of the belief that individuals in the same occupation tend to experience similar degrees of social advantage or disadvantage, maintain comparable lifestyles, and share similar opportunities in life. … Sociologists have traditionally used occupational class schemes to map the class structure of society” (Giddens, 2001: 287, 305). 88 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn là “chiếc xương sống của toàn hệ thống nguồn lợi trong xã hội phương Tây hiện đại”. Hoặc là Hauser và Featherman (1977: 4) cũng cho rằng nghiên cứu “cấu trúc di độ ng nghề nghiệp ... đã mang lại những thông tin đồng thời (mặc dù là gián tiếp) về quyề n lực địa vị, quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị”. Ngay cả Duncan (1968: 689-90) và Parsons (1954: 326-29) cũng cho là nhƣ vậy (trích lại từ Grusky, 2001: 7). Từ đây, nghề nghiệp đã thể hiện và minh họa không những cho lý thuyết chức năng, mà cả lý thuyết xung đột (tức là sự kết hợp giữa hai lý thuyết này) trong việc giải thích vì sao có phân tầng xã hội. Hơn nữa, sự phân loại và xếp hạng uy tín...

83 Xã hội học, số 1 (137), 2017 BÀN VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG TẦNG LỚP TRUNG LƢU Ở VIỆT NAM ĐỖ THIÊN KÍNH* Tóm tắt: Bài viết trình bày phương pháp xác định và đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay L‎ý thuyết xã hội học về phân tầng xã hội là cơ sở l‎ý luận và phương pháp xác định, đo lường tầng lớp trung lưu Trong đó, có hai điểm quan trọng để xác định tầng lớp trung lưu: (1) Tầng lớp trung lưu thuộc nhóm giữa trong tháp phân tầng xã hội; (2) Tầng lớp trung lưu được đo lường qua tập hợp các nghề nghiệp khác nhau Đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để đo lường giai cấp xã hội Đây là phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội trên thế giới Từ đây, bài viết áp dụng phương pháp này vào đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay Cụ thể hơn, áp dụng vào đo lường tầng lớp trung lưu theo cá nhân và hộ gia đình Những người nghiên cứu xã hội học Việt Nam cần tiếp tục hội nhập với thế giới về đo lường các tầng lớp xã hội Điều này cũng là phù hợp với tiêu chuẩn phân chia và sắp xếp tôn ti trật tự giữa các tầng lớp trong lịch sử Việt Nam Từ khóa: phân tầng xã hội, tầng lớp trung lƣu, đo lƣờng tầng lớp xã hội Chủ đề tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam đang đƣợc quan tâm bởi các tác giả nghiên cứu (Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy, 2016; Trần Thị Minh Ngọc, 2015, 2013; Đỗ Thiên Kính, 2015a, 2012) Những ngƣời hoạch định chính sách cũng bắt đầu quan tâm đến chủ đề này nhằm “thúc đẩy xã hội trung lƣu phát triển” (Bùi Quang Vinh, 2016) Đặc biệt, Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035 có mục: “Chƣơng trình nghị sự mới về tầng lớp trung lƣu đang ngày càng lớn mạnh và dân số đang già đi” (Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016) liên quan đến chủ đề này Vậy tri thức xã hội học đã xác định tầng lớp trung lƣu nhƣ thế nào? Đồng thời, làm thế nào để đo lƣờng (nhận diện) tầng lớp này trong thực tế xã hội? Từ đây, áp dụng vào đo lƣờng tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam hiện nay ra sao? Bài viết sẽ trả lời những câu hỏi đặt ra ở trên Các khái niệm giai cấp và tầng lớp trong bài viết này đƣợc hiểu nghĩa tƣơng tự nhau 1 Phương pháp xác định tầng lớp trung lưu theo góc nhìn xã hội học Hiện nay, theo tác giả bài viết đƣợc biết có hai cách tiếp cận chủ yếu từ kinh tế học và xã hội học trong việc xác định tầng lớp trung lƣu là gì Cách tiếp cận từ kinh tế học đã * Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 84 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… xác định tầng lớp trung lƣu qua tiêu chí thu nhập, hoặc nói chung là qua tiêu chí về đời sống vật chất (mức sống kinh tế) Cụ thể, những cá nhân (hoặc hộ gia đình) có đời sống vật chất (đo lƣờng qua thu nhập chẳng hạn) thuộc khoảng trung bình của xã hội thì đƣợc xếp vào nhóm trung lƣu Tất nhiên, khoảng thu nhập trung bình này đƣợc xác định rất khác nhau đã dẫn tới tiêu chí đo lƣờng theo cách tiếp cận kinh tế cũng hết sức khác nhau Có thể tìm hiểu cách tiếp cận này qua những bài viết của các tác giả Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy (2016), Trần Thị Minh Ngọc (2015, 2013) Nhƣng dù sao, cách tiếp cận xã hội học về phân tầng xã hội (trong đó có tầng lớp trung lƣu) vẫn là cơ bản nhất so với cách tiếp cận kinh tế, và các cách tiếp cận khác (nếu có) chỉ là tham khảo, bổ sung Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì khi đã nói đến các tầng lớp xã hội tức là đề cập đến cấu trúc xã hội, thì hiển nhiên rằng cấu trúc xã hội đó phải đƣợc thể hiện cơ bản nhất qua tháp phân tầng xã hội Nhƣ vậy, kiến thức, tri thức về phân tầng xã hội chính là cơ sở l‎ý luận và phƣơng pháp xác định, đo lƣờng tầng lớp trung lƣu Về điều này cũng đã đƣợc các tác giả Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy chia sẻ trong bài viết: “Lý thuyết phân tầng xã hội với tƣ cách là cơ sở l‎ý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu về giai tầng trung lƣu” (2016: 22) Vậy l‎ý thuyết phân tầng xã hội đã xác định tầng lớp trung lƣu nhƣ thế nào? Trƣớc hết, theo từ điển phổ thông thì khái niệm tầng lớp/giai cấp trung lưu (middle class) đã bao chứa nhiều hàm nghĩa xã hội học trong mục từ này Ví dụ, theo Từ điển tiếng Việt, mục từ trung lưu có nghĩa là “Tầng lớp giữa trong xã hội, dƣới thƣợng lƣu và trên hạ lƣu” (Hoàng Phê và cộng sự, 2014: 1358) Hoặc là, theo Từ điển Oxford (sách điện tử), mục từ giai cấp trung lưu (middle class) là những ngƣời không giàu quá và cũng không nghèo quá Nó gồm những ngƣời có nghề chuyên nghiệp và kinh doanh Giai cấp này nằm giữa giai cấp lao động (working class) và giai cấp thƣợng lƣu (upper class) Nói chung, nó bao gồm những ngƣời có vị thế, giáo dục, thu nhập… ở mức trung bình trong xã hội Ở nƣớc Anh, giai cấp trung lƣu thƣờng đƣợc chia thành giai cấp trung lƣu lớp trên và giai cấp trung lƣu lớp dƣới (Hornby, 2010) Tiếp theo, trong từ điển chuyên ngành xã hội học của John Scott và Gordon Marshall, mục từ giai cấp trung lưu (middle class/middle classes) bao gồm tất cả những ngƣời lao động cổ cồn trắng là giai cấp trung lƣu Giai cấp trung lƣu là những ngƣời có nghề chuyên nghiệp hƣởng lƣơng, những ngƣời quản l‎ý và công chức, những nhà kỹ trị cao cấp (Scott, 2009: 469, 470) Hoặc theo cuốn từ điển xã hội học của Nicholas Abercrombie, Stephen Hill và Bryan Turner, mục từ giai cấp trung lưu (middle class) thƣờng đƣợc xác định bao gồm những ngƣời có nghề nghiệp lao động không chân tay (Abercrombie, 2006: 247) Còn trong cuốn sách Xã hội học của Anthony Giddens, mục từ giai cấp trung lưu (middle class) bao gồm một phổ rộng lớn những ngƣời làm việc trong nhiều nghề nghiệp khác nhau, từ những ngƣời làm việc ở lĩnh vực dịch vụ cho tới giáo viên phổ thông và chuyên nghiệp về y học (Giddens, 2001: 694) Hoặc là, Robert Rothman đã tạo dựng nên mô hình khái quát về 5 giai cấp cơ bản phổ biến đối với hầu hết các quốc gia công nghiệp: (1) Giai cấp tinh hoa/thƣợng lƣu (elite class); (2) Giai cấp trung lƣu lớp trên (upper middle class); (3) Giai cấp trung lƣu lớp dƣới (lower middle class); (4) Giai cấp lao động (working class); (5) Giai cấp hạ BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Đỗ Thiên Kính 85 lƣu/nghèo (poor/lower class) Trong đó, giai cấp trung lƣu lớp trên và lớp dƣới đƣợc xác định dựa theo nghề nghiệp Đó là những ngƣời trong dãy các nghề nghiệp từ cao nhất (trên cơ sở tri thức chuyên môn nhƣ bác sĩ, nhà khoa học, lập trình computer, ngƣời quản l‎ý) cho đến mức trung bình (nhƣ giáo viên phổ thông, nhân viên văn phòng và bán hàng) (Rothman, 2005: 43, 60, 61) Tóm lại, qua những dẫn chứng trên đây ta có thể rút ra hai điểm quan trọng để xác định tầng lớp trung lƣu: - Cả hai cách tiếp cận kinh tế học và xã hội học đều xác định tầng lớp trung lưu thuộc nhóm giữa trong dãy xếp hạng các tầng lớp xã hội - Đối với xã hội học, tầng lớp trung lƣu còn đƣợc xác định qua tập hợp các nghề nghiệp khác nhau Từ hai điểm tóm lại trên đây, tôi xác định tầng lớp trung lƣu trong tháp phân tầng xã hội ở Việt Nam theo cách tiếp cận hội nhập với các nhà xã hội học quốc tế (Hình 1) Lƣu ‎ý rằng, tầng lớp trung lƣu thuộc nhóm giữa và bao gồm nhiều tầng lớp cụ thể khác ở nhóm giữa hợp thành (không bao gồm nhóm đỉnh và nhóm đáy tháp) Do vậy, chính xác hơn nên gọi là các tầng lớp trung lưu Có lẽ vì vậy, cuốn từ điển chuyên ngành xã hội học của John Scott và Gordon Marshall (đã dẫn ở trên) viết mục từ (các) giai cấp trung lưu cả dƣới dạng số nhiều (middle classes) Cũng từ hai điểm tóm lại trên đây (thể hiện qua Hình 1), đối chiếu với quan niệm của một số tác giả ở Việt Nam cho rằng tầng lớp trung lƣu bao gồm cả những ngƣời nông dân giỏi (“nhà nông giỏi”) (Nguyễn Thanh Tuấn, 2007) là không hợp l‎ý (bởi vì họ thuộc tầng lớp dƣới đáy phân tầng xã hội) Trong khi đó, giới xã hội học quốc tế chƣa thấy ai xếp ngƣời nông dân sản xuất giỏi thuộc tầng lớp trung lƣu Sở dĩ nhƣ vậy, bởi lẽ đơn giản nông dân là tầng lớp thuộc phần đáy tháp phân tầng (mặc dù nông dân ở các nƣớc công nghiệp có trình độ sản xuất cao hơn nông dân Việt Nam) Phải chăng một số tác giả Việt Nam đã hiểu khái niệm nông dân khác với các học giả quốc tế, cho nên họ đã xếp nông dân làm ăn giỏi thuộc tầng lớp trung lƣu? Tác giả Tạ Ngọc Tấn (2010) cũng có quan niệm về tầng lớp trung lƣu (dẫn lại theo Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy, 2016: 21) tƣơng tự nhƣ Nguyễn Thanh Tuấn Hoặc là, tác giả Trần Thị Minh Ngọc cũng quan niệm tầng lớp trung lƣu Việt Nam bao gồm cả những ngƣời “nông dân làm ăn phát đạt” (Trần Thị Minh Ngọc, 2015: 46-48) Vậy tại sao lại có tình trạng xếp đặt cả những ngƣời “nông dân làm ăn giỏi” vào tầng lớp trung lƣu? Sở dĩ các tác giả Việt Nam xếp đặt nhƣ vậy, bởi vì họ đã dựa vào tiêu chí thu nhập (hoặc lần lƣợt các tiêu chí nghề nghiệp, thu nhập và mức sống) của các cá nhân/hộ gia đình Điều này thể hiện tình trạng chƣa tiếp cận đƣợc với thành tựu nghiên cứu trên thế giới về phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp xã hội trong số những ngƣời nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam Đây là vấn đề then chốt và căn bản trong nghiên cứu phân tầng xã hội Vậy các nhà xã hội học quốc tế đã đo lƣờng các tầng lớp xã hội nhƣ thế nào? Nói cách khác, làm thế nào để đo lƣờng đồng thời đƣợc cả 3 chiều cạnh căn bản về địa vị kinh tế (tài sản, của cải), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín) trong l‎ý thuyết phân tầng xã hội của BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 86 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… Max Weber (đã bao gồm cả Karl Marx)? Tôi nhấn mạnh là phải đo lường “đồng thời” cả 3 chiều cạnh, chứ không đo lường từng chiều cạnh, hoặc đo lường lần lượt từ chiều cạnh này sang chiều cạnh khác Bởi vì nhiều ngƣời đã đo lƣờng từng chiều cạnh, cho nên xuất hiện xu hƣớng nghiên cứu về cái gọi là “phân tầng mức sống” (với hàm ý đó là phân tầng xã hội) trong khoảng thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (kể cả tác giả viết bài này) Nhiều tác giả thƣờng phân tách từng chiều cạnh (về tài sản, quyền lực, uy tín) để nghiên cứu phân tầng xã hội Kết quả là họ lựa chọn chiều cạnh về tài sản, mức sống thì dễ đo lƣờng hơn cả Các chiều cạnh còn lại thì rất khó đo lƣờng và không biết đo lƣờng nhƣ thế nào Từ chiều cạnh mức sống, nhiều tác giả Việt Nam đã “bóc tách” riêng tầng lớp trung lƣu nằm ở khoảng giữa trong dãy “phân tầng mức sống”, cho nên dẫn đến xếp đặt cả ngƣời nông dân làm ăn giỏi vào tầng lớp trung lƣu Các nhà xã hội học quốc tế không làm nhƣ vậy và họ đã đo lƣờng các tầng lớp trong tháp phân tầng xã hội nhƣ trình bày trong mục dƣới đây 2 Phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội (bao gồm tầng lớp trung lưu) trên thế giới Phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp xã hội trong tháp phân tầng (gồm có 2 quy trình phân nhóm và xếp hạng cao thấp) đã đƣợc trình bày trong ba bài viết (Đỗ Thiên Kính, 2011, 2013, 2015b) Nội dung trình bày ở đây là những tóm lƣợc cô đọng và nhấn mạnh hơn Xã hội càng phát triển, các loại nguồn lực và tài sản tạo nên cơ sở/chiều cạnh dùng để phân chia thành các tầng lớp xã hội ngày càng đa dạng (lý thuyết của M Weber đã đƣa ra 3 chiều cạnh căn bản ở trên) Đó là do các xã hội công nghiệp càng phát triển, nhiều nguồn lực có giá trị mới xuất hiện David Grusky đã đƣa ra bảng danh mục các loại nguồn lực, nguồn lợi và tài sản chủ yếu (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, uy tín ) trong xã hội (Grusky, 2001: 4) Trƣớc thực tiễn phát triển của xã hội có nhiều loại nguồn lực và tài sản nhƣ thế, vậy thì sẽ dựa vào cơ sở nào để phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội? Hoặc liệu có thể vẫn tiếp tục kiên định bám giữ truyền thống là theo thuyết quy giản (reductionism) về chỉ một loại nguồn lực và tài sản chủ yếu nhất? Đại diện cho cách tiếp cận này là Karl Marx Nếu nhƣ vậy thì sẽ không “bóc tách” đƣợc một số tầng lớp khác kiểm soát các loại nguồn lực còn lại Hơn nữa, có những nguồn lực riêng rẽ mà nếu đo lƣờng trực tiếp nó thì rất khó khăn và không khả thi trên thực tế (ví dụ nhƣ quyền lực) Hoặc cách khác là phải tìm hƣớng đo lƣờng gián tiếp, nhƣng là cách đo lƣờng tổng hợp sao cho “quy tụ” và “hội tụ” đƣợc các loại nguồn lực, tài sản chủ yếu đồng hành với nhau để nhằm phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội Tức là, sao cho “quy tụ” và “hội tụ” đƣợc các loại nguồn lực vào cùng mỗi tầng lớp (để tạo nên sự rõ ràng/kết tinh về địa vị - status crystallization - cho mỗi tầng lớp đó) Vậy làm thế nào để đo lƣờng một cách tổng hợp các loại nguồn lực và tài sản chủ yếu cùng với nhau (đồng thời với nhau) trong mỗi tầng lớp xã hội thông qua một chỉ báo đo lƣờng? Tức là, thao tác hóa khái niệm để đo lƣờng thực nghiệm các tầng lớp xã hội nhƣ thế nào? (Giddens, 2001: 287) Hoặc là làm thế nào để nhận biết (nhận diện) đƣợc các tầng lớp trong xã hội? BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Đỗ Thiên Kính 87 Nhằm trả lời những câu hỏi nêu trên, đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để đo lƣờng1 giai cấp xã hội (Rothman, 2005: 6) Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì nghề nghiệp là điểm xuất phát hữu ích nhất để ngƣời ta có đƣợc những nguồn lợi tài chính, địa vị xã hội và ‎có ý nghĩa lâu dài đối với thế hệ con cái (Rothman, 2005: 7) Hơn nữa, nghề nghiệp là biểu hiện và minh họa cụ thể cho l‎ý thuyết chức năng trong việc giải thích vì sao có sự phân tầng xã hội Tức là nó trả lời câu hỏi tại sao ngƣời ta lại có đƣợc những nguồn lợi khác nhau trong hệ thống phân tầng Thậm chí, kiến thức đo lƣờng thực nghiệm các tầng lớp xã hội qua cấu trúc nghề nghiệp còn đƣợc viết trong giáo trình xã hội học trên thế giới: “Đặc trưng phổ biến của hầu hết các sơ đồ giai cấp là nó dựa trên cơ sở cấu trúc nghề nghiệp [ ] Nghề nghiệp là một trong những nhân tố then chốt nhất trong vị thế xã hội, cơ may cuộc sống và mức độ đầy đủ về vật chất của một cá nhân Các nhà khoa học xã hội sử dụng nghề nghiệp một cách rất phổ biến để làm chỉ báo của giai cấp xã hội, vì họ tin rằng các cá nhân làm cùng một nghề có xu hướng trải nghiệm những ưu thế xã hội hoặc bất lợi ở mức độ tương tự nhau, cùng duy trì những phong cách sống gần nhau, và cùng chia sẻ những cơ hội tương tự nhau trong cuộc sống […] Các nhà xã hội học xưa nay vẫn dùng các sơ đồ giai cấp nghề nghiệp để vẽ nên bản đồ cấu trúc giai cấp của xã hội” 2 (Giddens, 2001: 287, 305) Cụ thể hơn, ngƣời ta đã phân nhóm dựa vào cấu trúc nghề nghiệp Tức là phân tổ, phân nhóm các loại nghề nghiệp - chứ không phải dựa vào ngành kinh tế nhƣ các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam thƣờng hiểu Tiếp theo, họ đã xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dƣới (tức là phân tầng sau khi phân nhóm) dựa vào địa vị kinh tế - xã hội mở rộng (Tài sản/của cải, thu nhập; Giáo dục; Uy tín nghề nghiệp; Vốn văn hóa; Vốn xã hội) để tạo thành các tầng lớp trong xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2013: 97) Sở dĩ nhƣ vậy, bởi vì nghề nghiệp là nơi “quy tụ” và “hội tụ” tƣơng đối đầy đủ các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã hội của mỗi cá nhân Nói cách khác, các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã hội thƣờng gắn liền với nhau qua nghề nghiệp của mỗi cá nhân Có thể nói rằng, ba chiều cạnh kinh điển về phân tầng xã hội (kinh tế/tài sản, chính trị/quyền lực và uy tín xã hội) đều thể hiện đồng thời cùng nhau trong nghề nghiệp - theo ngôn ngữ dân gian thì đó gọi là “3 trong 1” Chính vì vậy, mà Parkin (1971: 18) đã coi cấu trúc nghề nghiệp nhƣ 1 Về đại thể, có 4 cách tiếp cận trong việc đo lƣờng các tầng lớp xã hội, trên cơ sở dựa vào: 1) Vị trí trong quan hệ sản xuất xã hội; 2) Địa vị kinh tế - xã hội ; 3) Cấu trúc nghề nghiệp và địa vị kinh tế - xã hội mở rộng ; 4) Tự nhận thức chủ quan Tuy nhiên, cách tiếp cận nào cũng có những ƣu điểm và hạn chế nhất định Nhƣng đa số các nhà xã hội học quốc tế lựa chọn cách tiếp cận thứ 3 (Đỗ Thiên Kính, 2013: 97) 2 Nguyên văn tiếng Anh: “A common feature of most class schemes is that they are derived on the basis of the occupational structure […] occupation is one of the most critical factors in an individual’s social standing, life chances and level of material comfort Social scientists have used occupation extensively as an indicator of social class because of the belief that individuals in the same occupation tend to experience similar degrees of social advantage or disadvantage, maintain comparable lifestyles, and share similar opportunities in life […] Sociologists have traditionally used occupational class schemes to map the class structure of society” (Giddens, 2001: 287, 305) BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 88 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… là “chiếc xương sống của toàn hệ thống nguồn lợi trong xã hội phương Tây hiện đại” Hoặc là Hauser và Featherman (1977: 4) cũng cho rằng nghiên cứu “cấu trúc di động nghề nghiệp [ ] đã mang lại những thông tin đồng thời (mặc dù là gián tiếp) về quyền lực địa vị, quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị” Ngay cả Duncan (1968: 689-90) và Parsons (1954: 326-29) cũng cho là nhƣ vậy (trích lại từ Grusky, 2001: 7) Từ đây, nghề nghiệp đã thể hiện và minh họa không những cho l‎ý thuyết chức năng, mà cả l‎ý thuyết xung đột (tức là sự kết hợp giữa hai l‎ý thuyết này) trong việc giải thích vì sao có phân tầng xã hội Hơn nữa, sự phân loại và xếp hạng uy tín nghề nghiệp thƣờng có tính khả thi và độ chính xác cao hơn so với việc thu thập những tiêu chuẩn khác vốn khó đo lƣờng Nhƣ vậy, đa số các nhà xã hội học quốc tế hiện nay đã lựa chọn nghề nghiệp được hiểu như là bộ tiêu chí (chỉ báo) tổng hợp để phân loại/phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp trong xã hội Ở xã hội Việt Nam truyền thống ngày xƣa, cũng tồn tại cách phân chia và xếp hạng thứ bậc cho hầu hết dân cƣ làng/xã theo nghề nghiệp gọi là tứ dân: Sĩ - Nông - Công - Thƣơng “Người ta vốn quen phân biệt bốn giai cấp hoặc đẳng cấp trong xã hội người Việt: Sĩ (nho sĩ), Nông (nông dân), Công (thợ thủ công) và Thương (người buôn bán) Đấy là một sự phân biệt hoàn toàn đại khái, phần lớn dựa trên nghề nghiệp của từng người hơn là dựa trên vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội Điều đó rất rõ nét trong làng xã người Việt, nơi mà cách phân biệt đó chẳng có giá trị gì lắm” (Nguyễn Văn Huyên, 1995: 409) Nhƣ vậy, sự phân loại các tầng lớp xã hội ở làng/xã nông thôn Việt Nam truyền thống có thể quy giản về tiêu chí nghề nghiệp Danh từ “nghề nghiệp” trong tiếng Việt (tôi nhấn mạnh chữ “nghiệp”) nhƣ là nơi thể hiện những cơ may và rủi ro, thành đạt và thất bại đều đƣợc “hội tụ” vào cái “nghiệp” để tạo nên vị thế xã hội của mỗi cuộc đời một con ngƣời Nhƣ thế, tài liệu lịch sử về xã hội Việt Nam truyền thống đã thể hiện phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp của xã hội học Thiết nghĩ rằng, những ngƣời nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay nên hội nhập với xã hội học quốc tế Điều này cũng là phù hợp với tiêu chuẩn phân chia và sắp xếp tôn ti trật tự giữa các tầng lớp trong lịch sử Việt Nam 3 Áp dụng vào đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay 3.1 Phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội theo cá nhân Để hội nhập với xã hội học quốc tế nhƣ đã trình bày ở trên, các cuộc khảo sát thực nghiệm về phân tầng xã hội cần phải thu thông tin đầy đủ toàn bộ 4 cấp nghề nghiệp của tất cả các thành viên thuộc mẫu khảo sát Đây là chỉ báo cơ bản nhất để phân chia thành các tầng lớp xã hội Sau đó, nhóm gộp thành tầng lớp trung lƣu ở khoảng giữa tháp phân tầng Muốn thu thông tin chính xác về 4 cấp nghề nghiệp, cần phải dựa vào tài liệu “Danh mục nghề nghiệp Việt Nam” (Tổng cục Thống kê, 2008) Tài liệu này đƣợc soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 08) Do vậy, danh mục BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Đỗ Thiên Kính 89 nghề nghiệp trong tài liệu có thể so sánh quốc tế Hệ thống phân loại nghề trong tài liệu này đƣợc thiết kế theo hình tháp gồm 4 cấp: Cấp 1 (mã số nghề gồm 1 chữ số) có 10 trình độ tay nghề; cấp 2 (mã số nghề gồm 2 chữ số) có 48 lĩnh vực nghề đƣợc chia nhỏ từ 10 nhóm nghề cấp 1; tƣơng tự cấp 3 (mã số nghề gồm 3 chữ số) có 147 nhóm nghề và cấp 4 (mã số nghề gồm 4 chữ số) có 506 nghề Đó là 506 tên nghề nghiệp cụ thể trong thực tế xã hội Bảng 1 Tổng quát về 4 cấp nghề nghiệp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 (Trình độ tay nghề) (lĩnh vực (nhóm (nghề) nghề) 1 Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị nghề) 86 2 Nhà chuyên môn bậc cao 8 23 102 3 Nhà chuyên môn bậc trung 6 28 4 Nhân viên trợ lý văn phòng 6 24 89 5 Nhân viên dịch vụ và bán hang 4 8 29 6 Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4 13 40 7 Lao động thủ công và các nghề nghiệp khác có liên quan 3 9 18 8 Thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị 5 14 66 9 Lao động giản đơn 3 14 40 10 Lực lƣợng quân đội 6 11 33 Tổng cộng 3 3 3 48 147 506 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008: 2 Quy trình thu thập thông tin để xếp một ngƣời vào một mã nghề nghiệp thích hợp (tức là ghi đầy đủ các mã số nghề ở 4 cấp theo Bảng 1) đƣợc Tổng cục Thống kê hƣớng dẫn đại thể nhƣ sau: Bước 1: Xếp họ vào mã cấp I Bước 2: Căn cứ vào tiêu thức phân loại trong mã cấp I đã xác định để xếp họ vào mã cấp II thích hợp Bước 3: Đọc tên gọi các mã cấp III trong mã cấp II đã xác định để xếp họ vào mã cấp III thích hợp Qua bƣớc này, xác định đƣợc ngƣời đó thuộc mã cấp III nào Bước 4: Đọc tên gọi các mã cấp IV thuộc mã cấp III đã xác định và phần giải thích có liên quan để xếp họ vào mã cấp IV thích hợp (Tổng cục Thống kê, 2008: 5-8) Hình 1 Tầng lớp cao, tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp ở Việt Nam Lãnh đạo 1 Tầng lớp cao Trung lưu bậc trên Doanh nhân 2 Trung lưu bậc dưới Chuyên môn cao 3 Tầng lớp thấp Nhân viên 4 Thợ công nhân 5 Buôn bán, dịch vụ 6 Tiểu thủ CN 7 Lao động giản đơn 8 Nông dân 9 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 90 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… Mô hình phân tầng xã hội ở Hình 1 (trong đó có tầng lớp trung lƣu3) đƣợc dựa trên cơ sở phân loại các nhóm nghề nghiệp qua các cuộc Khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống kê Trong bảng hỏi điều tra VHLSS, có thu thập thông tin cuối cùng đến lĩnh vực nghề nghiệp cấp II (mã số nghề gồm 2 chữ số) Do vậy, phải dựa vào mã số nghề cấp II để phân thành 9 nhóm lĩnh vực nghề nghiệp (cũng tức là 9 tầng lớp xã hội, không kể lực lƣợng quân đội) với đơn vị phân tích là các cá nhân (chứ không phải là chủ hộ đại diện cho gia đình) từ 15 tuổi trở lên và đã nghỉ học: (1) các nhà Lãnh đạo các cấp và các ngành (nhóm mã nghề từ số 11 đến số 17); (2) nhóm Doanh nhân (nhóm mã nghề 18, 19); (3) các nhà Chuyên môn bậc cao (nhóm mã nghề 21~26); (4) những ngƣời Nhân viên (nhóm mã nghề 31~44); (5) những ngƣời Công nhân (thợ thuyền) (nhóm mã nghề 81~83); (6) tầng lớp Buôn bán - Dịch vụ (nhóm mã nghề 51~54); (7) tầng lớp Tiểu thủ công nghiệp (nhóm mã nghề 71~75); (8) những ngƣời Lao động giản đơn (nhóm mã nghề 91, 93~96); (9) tầng lớp Nông dân (nhóm mã nghề 61~63, 92) Quá trình phân nhóm nghề ở Hình 1 có hơi khác với các nhóm nghề cấp II ở VHLSS Đó là tầng lớp Nông dân bao gồm cả nhóm mã nghề 61, 62, 63 và 92 Điều này là phù hợp với sự phân nhóm tầng lớp nông dân trong xã hội học quốc tế (họ cũng xếp tầng lớp nông dân ở dƣới đáy tháp phân tầng xã hội - tức là nông dân không thể thuộc vào tầng lớp trung lƣu, cho dù đó là nông dân sản xuất giỏi) Đồng thời, xếp hạng tầng lớp nông dân ở dƣới đáy trong Hình 1 là cũng phù hợp với thực tiễn Việt Nam từ ngày xƣa cho tới hiện nay Về xếp hạng thứ bậc cao thấp giữa 9 tầng lớp trong Hình 1 đƣợc trình bày chi tiết ở tài liệu của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2011, 2012) Tuy nhiên, bài viết này nhằm mục đích xác định và đo lƣờng tầng lớp trung lƣu thì có thể dựa vào kết quả thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp đã nghiên cứu ở Hình 1 Trong đó, tầng lớp trung lƣu đƣơng nhiên sẽ ở thứ bậc cao hơn tầng lớp dƣới và thấp hơn tầng lớp trên Quá trình phân nhóm và xếp hạng cao thấp thành 9 tầng lớp xã hội ở Hình 1 (có tầng lớp trung lƣu) là dựa vào bảng mã số các lĩnh vực nghề nghiệp cấp II của Tổng cục Thống kê Đây là giới hạn bắt buộc đối với những nghiên cứu dựa vào bộ số liệu VHLSS, bởi vì mã số các lĩnh vực nghề nghiệp cấp II là thông tin cuối cùng về nghề nghiệp cá nhân Do vậy, ngƣời nghiên cứu bị giới hạn trong khuôn khổ của bảng mã số này, mà không đƣợc chủ động phân nhóm và xếp hạng từ các nghề cụ thể ở mã số cấp IV (sẽ chính xác hơn so với mã số cấp II) Nhƣng dù sao, dựa vào mã số cấp II cũng tạo dựng 3 Vể đại thể, các tầng lớp trung lƣu trong Hình 1 đƣợc xác định dựa vào định nghĩa về giai cấp này và mô hình 5 giai cấp cơ bản của Robert A Rothman phổ biến đối với hầu hết các quốc gia công nghiệp đã nêu ở mục 1 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Đỗ Thiên Kính 91 đƣợc mô hình tổng thể và khái quát về phân tầng xã hội đại diện cho cả nƣớc, phù hợp với chuẩn mực và phƣơng pháp nghiên cứu trên thế giới Đối với các cuộc khảo sát thực nghiệm tiếp theo về phân tầng xã hội, cần phải thu thông tin đầy đủ toàn bộ 4 cấp nghề nghiệp (tới mã số nghề gồm 4 chữ số với tên gọi 506 nghề nghiệp cụ thể trong tài liệu “Danh mục nghề nghiệp Việt Nam”) Tiếp theo, sẽ phân nhóm thành 9-10 nhóm nghề đại thể nhƣ Hình 1 (trên cơ sở mã số nghề cấp IV) và tiếp tục phân nhóm thành 3 tầng lớp: tầng lớp cao, tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp Đồng thời, cần phải tiếp tục hội nhập với thế giới về phƣơng pháp đo lƣờng các tầng lớp xã hội nhƣ đƣợc trình bày ở mục cuối bài viết này 3.2 Từ các tầng lớp xã hội theo cá nhân chuyển thành 3 tầng lớp hộ gia đình Đối với nghiên cứu phân tầng xã hội (theo cá nhân) thì áp dụng đến Hình 1 là đủ Xã hội học quốc tế cũng thƣờng nghiên cứu phân tầng xã hội theo cá nhân Nhƣng đối với những nghiên cứu theo đơn vị là hộ gia đình thì buộc phải chuyển đổi từ cá nhân ở Hình 1 sang đơn vị hộ gia đình Vậy phƣơng pháp chuyển đổi từ Hình 1 (đơn vị là cá nhân) sang đơn vị hộ gia đình nhƣ thế nào? Điều này đƣợc tiếp tục trình bày dƣới đây nhƣ là phương pháp hướng dẫn cho các cuộc điều tra thực nghiệm - Hộ gia đình tầng lớp cao (đại diện cho tầng lớp cao): Là hộ gia đình có ít nhất 01 ngƣời thuộc tầng lớp cao ở Hình 14 - Hộ gia đình tầng lớp thấp (đại diện cho tầng lớp thấp): Loại trừ hộ gia đình tầng lớp cao ở trên, hộ gia đình tầng lớp thấp là hộ gia đình có từ quá nửa của tổng số thành viên (cá nhân) thuộc tầng lớp thấp ở Hình 1 - Hộ gia đình tầng lớp trung lƣu (đại diện cho tầng lớp trung lƣu): Đây là nhóm hộ gia đình còn lại sau khi đã loại trừ 2 nhóm hộ gia đình tầng lớp cao và gia đình tầng lớp thấp Sau khi xây dựng đƣợc mô hình hộ gia đình phân chia theo 3 tầng lớp ở trên, có thể tỷ lệ % giữa 3 tầng lớp trong mô hình cá nhân, hay hộ gia đình đều tương tự nhau? Đây là câu hỏi chờ đợi các cuộc điều tra thực nghiệm xác nhận Tác giả bài viết đã áp dụng phƣơng pháp chuyển đổi này từ cá nhân thành 3 tầng lớp hộ gia đình: (1) Hộ có ngƣời làm lãnh đạo, quản lý (đại diện cho tầng lớp lãnh đạo, quản lý); (2) Hộ nông dân (đại diện cho tầng lớp nông dân); (3) Nhóm hộ còn lại ở giữa Kết quả cho thấy, tỷ lệ % về 3 nhóm hộ này cũng tƣơng tự nhƣ tỷ lệ % về 3 tầng lớp cá nhân đƣợc đại diện (Đỗ Thiên Kính, 2015c) 4 Sở dĩ chỉ cần ít nhất 01 ngƣời thuộc tầng lớp cao thì coi nhƣ cả hộ gia đình đó cũng thuộc tầng lớp cao, bởi vì ngƣởi dân Việt Nam thƣờng nói: “Một ngƣời làm quan, cả họ đƣợc nhờ” Hoặc là, trong dân gian vẫn thƣờng gọi gia đình có 1 ngƣời làm cán bộ là “gia đình cán bộ”, gia đình “sếp”, gia đình Bộ trƣởng, gia đình Thủ tƣớng … Tóm lại là gia đình có ngƣời làm quan chức Michiko Naoi (1994) viết rằng, ở Nhật Bản cũng thƣờng giả sử ngƣời phụ nữ đã kết hôn thì đƣơng nhiên họ thuộc về giai cấp xã hội của ngƣời chồng Điều giả sử này đƣợc thừa nhận rộng rãi trong các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản và nhƣ là “mô hình địa vị - mƣợn” (status-borrowing model) của Felson và Knoke (1974) Tức là, ngƣời phụ nữ đã kết hôn phải “mƣợn” địa vị xã hội của chồng họ để tự xác định mình (trong sách Kosaka, 1994: 149) BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 92 Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường… 4 Thay lời kết Trên đây là những trình bày về phƣơng pháp xác định và đo lƣờng tầng lớp trung lƣu ở Việt Nam có tính khả thi tối ƣu (hợp l‎ý nhất) trong điều kiện hiện nay Trên thế giới, các cuộc điều tra xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội thực hiện rất chi tiết và đầy đủ Đại thể là, để xác định và đo lƣờng các tầng lớp xã hội, ngƣời ta phải thực hiện một cuộc điều tra chọn mẫu đại diện cấp quốc gia về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp (Occupational Clasification and Prestige) Từ cuộc điều tra này làm cơ sở để phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp Độc lập với cuộc điều tra này là cuộc điều tra khác về phân tầng xã hội và di động xã hội Tuy nhiên, cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp thƣờng có kết quả ổn định khoảng vài chục năm (20 năm) trong một quốc gia Kể cả giữa các nƣớc công nghiệp và nông nghiệp khác nhau thì kết quả về điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp cũng tƣơng tự nhau Do vậy, không cần thiết phải tiến hành 2 cuộc điều tra này đồng thời với nhau mỗi khi điều tra Ví dụ, ở Nhật Bản đã thực hiện điều tra về phân tầng xã hội và di động xã hội cứ 10 năm/lần (1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015) Nhƣng họ chỉ thực hiện 2 cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp vào năm 1975 và 1995 Bạn đọc có thể tìm hiểu cụ thể hơn về phƣơng pháp thực hiện cuộc điều tra này ở Nhật Bản trong tài liệu (Kosaka, 1994: 193-196) lƣu giữ tại Thƣ viện Viện Xã hội học và những tài liệu liên quan khác trên thế giới Cuộc điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp nhƣ các nƣớc trên thế giới chƣa có điều kiện khả thi ở Việt Nam hiện nay Điều này đòi hỏi những nghiên cứu xã hội học Việt Nam cần phải nỗ lực hơn trong hội nhập với xã hội học quốc tế Những trình bày trong bài viết này và kết quả áp dụng chúng vào nghiên cứu là những nỗ lực trong điều kiện hạn chế hiện nay Hy vọng rằng, những nghiên cứu xã hội học tiếp theo ở Việt Nam về phân tầng xã hội sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện công việc này Tài liệu trích dẫn Abercrombie, Nicholas et al 2006 The Penguin Dictionary of Sociology - Fifth Edition Published by the Penguin Books England Bùi Quang Vinh 2016 Toàn văn tham luận của Bộ trƣởng Bùi Quang Vinh tại Đại hội XII Truy cập từ http://vntinnhanh.vn/tin-24h/toan-van-tham-luan-cua-bo-truong-bui-quang-vinh-tai-dai-hoi-xii- 85319, ngày 22-1-2016 Duncan, Otis Dudley 1968 “Social Stratification and Mobility: Problems in the Measurement of Trend” Pages 675-719 in Indicators of Social Change, edited by Eleanor B Sheldon and Wilbert E Moore Russell Sage Foundation New York Đỗ Thiên Kính 2015a Xu hƣớng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1992/93~2012) Trong sách: “Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 2015 Kỷ yếu Hội thảo khoa học Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.” Nxb Hồng Đức, Hà Nội Đỗ Thiên Kính 2015b Xu hƣớng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới Tạp chí Khoa học xã hội (TP Hồ Chí Minh), số 4 (200) Đỗ Thiên Kính 2015c Bất bình đẳng về diện tích đất đai trong hệ thống phân tầng xã hội ở nông thôn hiện nay Tạp chí Xã hội học, số 4 (132), trang 37~44 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Đỗ Thiên Kính 93 Đỗ Thiên Kính 2013 Khái niệm phân tầng xã hội và cách tiếp cận trong việc đo lƣờng các tầng lớp xã hội Tạp chí Xã hội học, số 1, trang 91~103 Đỗ Thiên Kính 2012 Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Đỗ Thiên Kính 2011 Cấu trúc xã hội trong cả nƣớc, nông thôn - đô thị và chân dung tầng lớp nông dân Việt Nam Tạp chí Xã hội học, số 4 (116), trang 8~21 Giddens, Anthony 2001 Sociology - 4th edition Polity Press UK Grusky, David B (ed.) 2001 Social Stratification: Class, Race, and Gender in Sociological Perspective - 2nd edition Westview Press The United States of America and the United Kingdom Hauser, Robert M., and David L Featherman 1977 The Process of Stratification: Trends and Analyses Academic Press New York Hornby, A S 2010 Oxford Advanced Learner’s Dictionary 8th edition Oxford University Press (sách điện tử) Kosaka, Kenji (ed.) 1994: Social Stratification in Contemporary Japan Kegan Paul International London and New York Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ của Việt Nam 2016 Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ Nguyễn Thanh Tuấn 2007 Về nhóm xã hội trung lƣu ở Việt Nam hiện nay Tạp chí Cộng sản (văn bản điện tử online) Truy cập từ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2007/2790/Ve-nhom-xa-hoi-trung-luu-o-Viet-Nam-hien-nay.aspx Nguyễn Văn Huyên 1995 Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (bản dịch sang tiếng Việt) - Tập I Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Parkin, Frank 1971 Class Inequality and Political Order: Social Stratification in Capitalist and Communist Societies Praeger New York Parsons, Talcott 1954 Essays in Sociological Theory Glencoe Free Press IL Rothman, Robert A 2005 Inequality and Stratification: Race, Class and Gender - 5th edition Pearson Prentice Hall United States of America Scott, John and Gordon Marshall 2009 A Dictionary of Sociology - Third Edition Revised Oxford University Press New York Tô Duy Hợp và Trƣơng Thị Thu Thủy 2016 Một số quan niệm và hƣớng tiếp cận nghiên cứu giai tầng trung lƣu ở Việt Nam hiện nay Tạp chí Xã hội học số 1 (133): 20-28 Tổng cục Thống kê 2008 Quyết định Về việc ban hành Danh mục Dân tộc, Danh mục Tôn giáo và Danh mục nghề nghiệp áp dụng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (Số: 1019/QĐ-TCTK, ngày 12 tháng 11 năm 2008) Trần Thị Minh Ngọc 2015 Một số đặc điểm và vai trò của tầng lớp trung lƣu trong phát triển xã hội ở Việt Nam Tạp chí Xã hội học, số 4 (132): 45-52 Trần Thị Minh Ngọc 2013 Tầng lớp trung lƣu và một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu giai tầng này ở Việt Nam Tạp chí Xã hội học, số 3 (123): 24-33 Hoàng Phê và các tác giả khác (chủ biên) 2014 Từ điển tiếng Việt (in lần thứ sáu, có sửa chữa và bổ sung) Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học (Vietlex) Hà Nội BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Ngày đăng: 16/03/2024, 00:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w