1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bánbào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹmang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ cho làmcon nuôi

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : NHẬP MÔN NGÀNH LUẬT CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ XỬ LÝ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA VIỆC NUÔI DƯỠNG CÁC BÀ MẸ MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN SAU SINH ĐẺ SẼ “ CHO LÀM CON NUÔI” MÀ THỰC CHẤT LÀ MUA BÁN BÀO THAI Họ và tên :Phạm Thị Tình Lớp : LAW332_231_1_D02 Mã sinh viên : 030739230189 Giảng viên hướng dẫn : Viên Thế Giang TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích , đối tượng và phạm vi nghiên cứu ,phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận 3 Kết cấu của bài tiểu luận NỘI DUNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “ NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM 1 Khái niệm về bào thai 2 Bản chất của hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” mà thực chất là mua bán trẻ em 3 Mục đích của hành vi mua bán bào thai dưới hình thức nhận con nuôi II THỰC TRẠNG MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Thực trạng 2 Nguyên nhân 3 Hậu quả III CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM 1 Vấn đề quyền con người 2 Trái pháp luật và vi phạm đạo đức 3 Vấn nạn mua bán bào thai thông qua hình thức “nhận con nuôi” ở Việt Nam có xu hướng gia tăng 4 Vi phạm Luật nuôi con nuôi IV XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ XỬ LÝ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM 1 Những vướng mắc trong việc quy định xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” 2 2 Phương án xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai ở Việt Nam 3 Khả năng áp dụng vào thực tiễn xã hội Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Viên Thế Giang- Giảng viên bộ môn Nhập môn ngành Luật Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn này, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề “Xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ ‘cho làm con nuôi’ mà thực chất là mua bán trẻ em” Đây là một vấn đề khá phức tạp nên bài tiểu luận khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về kiến thức chuyên môn Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn Kính chúc thầy ngày càng thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người và luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt những thế hệ học trò đến bến bờ tri thức Em xin chân thành cảm ơn! 4 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hành vi mua bán bào thai đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và diễn biến rất phức tạp Đây là một hành vi không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nặng nề về đạo đức con người Tuy các nhà lãnh đạo ở nước ta đã cố gắng ban hành các chính sách, sửa đổi và bổ sung vào pháp luật nhằm ngăn chặn hành vi mua bán bào thai nhưng thủ đoạn mua bán bào thai lại càng tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều Gần đây, hành vi mua bán bào thai lại núp bóng dưới hình thức “nhận làm con nuôi”, tức là thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” nhưng thực chất là mua bán bào thai Điều này làm xấu đi “mục đích nhân đạo” và gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện và xử lý hành vi Từ đó cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều lỗ hỏng trong việc xử lý hành vi mua bán bào thai và quy định về việc nhận con nuôi Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” mà thực chất là mua bán trẻ em” là một đề tài cấp thiết, nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến thực trạng, cơ sở xây dựng pháp lý hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức nhận làm con nuôi Từ đó, hoàn thiện hơn về các quy định pháp luật về xử lý hành vi mua bán bào thai và quy định về việc nhận con nuôi 2 Mục đích , đối tượng và phạm vi nghiên cứu ,phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận Mục đích của bài tiểu luận: các vấn đề liên quan đến hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức “nhận con nuôi” ở Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai và quy định nhận con nuôi ở Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai và quy định việc nhận con nuôi trên cở sở các quy định của pháp luật 3 Kết cấu của bài tiểu luận - Chương I : Một số vấn đề chung về hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi ở Việt Nam - Chương II : Thực trạng mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi ở Việt Nam hiện nay 5 - Chương III : Cơ sở để đưa ra chế tài xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi ở Việt Nam - Chương IV : Xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi ở Việt Nam 6 Document continues below Discover more fprhoámp: luật đại cương 123 Trường Đại học… 298 documents Go to course Plđc - trắc nghiệm pháp luật đại cương 17 100% (9) CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN… 41 92% (26) ĐA DẠNG HOA DANH MỤC ĐẦU TƯ TCDN 7 Phân tích 100% (2) tài chính… Trắc nghiệm tài chính doanh nghiệp… 80 Phân tích 100% (1) tài chính… Trắc nghiệm tài chính doanh nghiệp… 89 Phân tích 100% (1) tài chính… Thi Viết - ádasd PHẦN NỘI DUNG pháp luật 100% (1) 1 đại cương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “ NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM 1 Khái niệm về bào thai Bào thai là một trạng thái của con người sau phôi thai và trước khi được sinh ra Giai đoạn phát triển bào thai thường được tính bắt đầu vào mười tuần thai, nghĩa là chín tuần sau khi thụ tinh Tuy nhiên, về mặt sinh học, sự phát triển trước khi sinh là một quá trình liên tục, không có khả năng xác định rõ ràng phân biệt phôi thai với bào thai Việc sử dụng thuật ngữ "bào thai" thường ngụ ý rằng một phôi thai đã phát triển đến khi được nhận ra như là một con người; thời điểm này thường là tuần thứ chín sau khi thụ tinh Một bào thai cũng được đánh dấu bằng sự hiện diện của tất cả các bộ phận chính của cơ thể, mặc dù chúng chưa được phát triển đầy đủ các chức năng và một số cơ quan còn chưa nằm đúng vị trí giải phẫu học 2 Bản chất hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” mà thực chất là mua bán trẻ em Các đối tượng đã lợi dụng vào việc nhận con nuôi- được xem là một “mục đích nhân đạo” mà đã dụ dỗ các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn để thực hiện hành vi mua bán bào thai Có thể vì khó khăn, hoặc một số lý do khác mà nhiều bà mẹ đã tình nguyện bán đi bào thai để nhận lại phí nuôi dưỡng( thực chất là tiền trao đổi cho việc bán đi bào thai) Thậm chí một số cô gái còn bị các đối tượng cưỡng hiếp, ép buộc mang thai để các đối tượng này buôn bán bào thai 3 Mục đích của hành vi mua bán bào thai dưới hình thức nhận con nuôi Cả người mua và người bán đều có chung một mục đích khi mua bán bào thai đó chính ra thu về một khoản tiền bất chính từ hành vi vi phạm pháp luật này II THỰC TRẠNG MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Thực trạng Trình bày báo cáo tóm tắt ý kiến nghiên cứu phục vụ phiên giải trình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết, theo báo cáo của Bộ Công an trong kỳ báo cáo, cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm và 1.240 nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán 7 “Mua bán người ở trong nước và mua bán nam giới có xu hướng tăng lên Đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá” – bà Phương Hoa nói Ở một số nơi nổi lên tình trạng mua bán trẻ sơ sinh núp bóng tinh vi các tổ chức mang danh thiện nguyện tự phát Ngoài ra, nước ta không những là nơi xuất phát tội phạm nguồn mà còn là địa bàn trung chuyển mua bán người từ một số nước trong khu vực đi nước thứ ba Báo cáo nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm mua bán người diễn ra phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo Đồng thời, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với nước ngoài, được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp 1 2 Nguyên nhân Theo báo cáo "Tình trạng dân số thế giới 2022" do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê Bộ Y tế được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương thì số lượng phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hằng năm cũng rất cao và còn dấu hiệu gia tăng.2 Người mang thai ngoài ý muốn là những người mang thai không đúng lúc, mang thai quá sớm hoặc mang thai khi không muốn có thêm con, hoặc cũng có thể họ không có điều kiện để sinh và chăm nuôi cho đứa trẻ Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn như thế này thì chỉ có thể phá thai hoặc sinh ra rồi cho đứa trẻ này đi Mà số lượng mang thai ngoài ý muốn lại ngày càng gia tăng; chính vì lý do này, các đối tượng đã bằng lời ngon tiếng ngọt đã dụ dỗ những người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, những bà mẹ gặp nhiều khó khăn để lợi dụng bán bào thai ẩn danh dưới hình thức nhận con nuôi Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, các cô gái còn bị các đối tượng xâm hại, cưỡng hiếp, ép buộc họ mang thai để các đối tượng này thực hiện hành vi mua bán bào thai của mình 1 Báo Công an Đà Nẵng, , truy cập ngày 08/01/2024 tại địa chỉ: https://cadn.com.vn/da-xuat-hien-tinh-trang-mua-ban-thai-nhi-mua-ban- nam-gioi-de-cuong-buc-lao-dong-post277263.html 2 Báo Điện tử Chính phủ, , truy cập ngày 08/01/2024 tại địa chỉ: https://baochinhphu.vn/ly-do-mang-thai-ngoai-y-muon-chiem-phan-lon-trong-so-ca- pha-thai-102230911152154825.htm#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20%22T%C3%ACnh%20tr %E1%BA%A1ng,ca%20ph%C3%A1%20thai%20m%E1%BB%97i%20n%C4%83m 8 Đặc biệt , khi xã hội ngày càng phát triển , nạn mua bán bào thai lại càng xảy ra nhiều hơn khi các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để có thể kết nối tìm kiếm và câu dẫn các con mồi một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn Theo một số nguồn tin, trung bình một bào thai sẽ được giao bán với số tiền khoảng từ 30-100 triệu đồng tùy vào người mua , có trường hợp một bào thai nữ sẽ được bán với giá là 30 triệu đồng còn bào thai nam sẽ được bán với giá là 70 triệu đồng Và rất nhiều trường hợp bán với các mức giá khác nhau, nhưng với số tiền lớn như vậy , đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho nạn mua bán bào thai trở nên đáng báo động Ngoài ra, hiện tại luật chưa quy định cụ thể về chế tài và hình phạt đối với tội danh liên quan đến hành vi mua bán bào thai và các quy định về nhận con nuôi còn chưa chặt chẽ nên dẫn đến hành vi mua bán bào thai núp bóng dưới hình thức nhân đạo này vẫn sẽ còn gia tăng trong thời gia tăng trong thời gian tới 3 Hậu quả Việc núp bóng dưới mục đích nhân đạo để mua bán bào thai này làm cho mọi người mất đi niềm tin với hình thức nhân đạo này Nếu như trước kia, những người mang thai ngoài ý muốn mà gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng sinh và nuôi con thì họ sẽ tìm kiếm một người phù hợp để cho con đi Nhưng ngày nay do hành vi mua bán bào thai qua hình thức nhận con nuôi diễn ra tràn lan thì họ sẽ lựa chọn nạo phá thai đi Đi cùng với đó là những người hiến muộn, họ lại mong muốn có con, họ phải tìm kiếm người cho con, cứ như thế một vòng lặp lại xảy ra khiến cho hành vi mua bán bào thai lại gia tăng và tình trạng phá thai cũng sẽ tăng theo Ngoài ra, hành vi mua bán bào thai để lại vô vàn hậu quả thương tâm , gây tâm lý hoang mang ,bức xúc trong quần chúng nhân dân , tạo dư luận xấu trong xã hội Việc mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi cũng làm hoen ố tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả Tình cảm mẹ con đáng lí là tình cảm sâu đậm và thiêng liêng nhất thì nay lại trở thành công cụ để các đối tượng kiếm được nguồn lợi bất chính Bên cạnh những người mang thai ngoài ý muốn phải đổi mặt với hành vi này thì một số cô gái cũng sẽ gặp nguy hiểm bởi các đối tượng có thể cưỡng hiếp, ép buộc các cô gái này mang thai để các đối tượng thực hiện hành vi mua bán bào thai Từ đó có thể dẫn đến mất trật tự xã hội 9 - Quan điểm thứ ba :có thể cho phép phá thai nếu có yêu cầu chính đáng của người mẹ , tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai Tuy nhiên ở hiện tại , chưa một văn bản pháp luật quy định cụ thể khi nào thì một cá thể được công nhận là con người và được hưởng những quyền của con người Các văn bản pháp luật nhân quyền toàn cầu như UDHR, ICCPR, ICESCR, không đưa ra khái niệm hay thời điểm xác định sự bắt đầu của một con người - đối tượng được hưởng những quyền theo luật nhân quyền quốc tế, và có xu hưởng không khẳng định quyền sống của thai nhi Cụ thể, theo Điều 1 UDHR: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền Theo nhiều chuyên gia, từ “sinh ra” nêu ở Điều này được sử dụng một cách cố ý để loại bỏ trường hợp gây tranh cãi về quyền sống đối với thai nhi c Quan điểm sống của một số quốc gia về quyền của thai nhi Đối với pháp luật quốc gia: Một số nước đã áp dụng các khuôn khổ pháp lý khác nhau để bảo vệ sự sống trước khi sinh: Một số quốc gia thừa nhận sự sống trước khi sinh ra là một quyền hiến định ghi nhận trong hiến pháp quốc gia như: Guatemala và Chile Ví dụ, Tòa án tối cao Côxta Rica vào năm 2000 đã cho rằng cuộc sống con người bắt đầu từ lúc thụ tinh, và rằng hợp tử, phôi và bào thai được hưởng các quyền con người, trong đó có quyền được sống Một số quốc gia hướng tới bảo đảm sự công bằng cho cuộc sống của cả hai: phụ nữ mang thai và các trẻ chưa sinh như trong hiến pháp quốc gia của Ai-len và Philippines Một số quốc gia khẳng định sự phụ thuộc của thai nhi với cơ thể người mẹ và đặt quyền lợi bà mẹ lên trên như Ba Lan,… Ở cấp độ quốc gia, Tòa án một số nước đã thể hiện rõ quan điểm không thừa nhận quyền của thai nhi trưốc khi sinh Ví dụ như -Trong phán quyết về vụ Anh năm 1980, Tòa án Nhân quyền châu Âu cho rằng quyền sống về nguyên tắc không áp dụng với các bào thai người Phán quyết này cũng có nghĩa là -Bình luận về quy định của Hiến pháp Xlôvakia: “Mọi người đểu có quyền được sống Đời sống con người là xứng đáng bảo vệ”, Tòa án Hiến pháp nước này khẳng định rằng: khái niệm “tất cả mọi người” được hiểu là tất cả mọi người được sinh ra và kết thúc bằng cái chết” 11 d Vấn đề quyền sống của thai nhi theo pháp luật Việt Nam Ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, về mặt pháp lý, thai nhi không được xem là một con người cho đến khi sinh ra và còn sống Chính vì vậy mà hành vi phá thai, đe dọa, dùng vũ lực ép buộc hoặc tiếp tay cho hành vi phá thai không bị coi là hành vi giết người Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại có rất nhiều quy định gián tiếp thừa nhận những quyền lợi của một thai nhi như một con người Như vậy, ngay bản thân quy định pháp luật Việt Nam còn có những điểm chưa nhất quán về vấn đề này, cụ thể như sau: Theo quy định tại Điều 316: Đây là văn bản mang tính pháp lý cao nhất quy định về nghĩa vụ pháp lý 12 đối với vấn đề phá thai trái phép, tuy nhiên có thể thấy rõ việc xử lý trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng khi hành vi đó “ Như vậy, chủ thể chịu sự điều chỉnh ở đây một bên là người thực hiện phá thai trái phép và một bên người mang thai Trong khi đó,chủ thể quan trọng nhất trong mối quan hệ nêu trên là thai nhi, chúng ta hoàn toàn chưa đề cập tới Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật không quy định việc phá thai hợp pháp nhưng với quy định trên vô hình chung đã thừa nhận có hành vi phá thai hợp pháp Điều 44 quy định: Dù được ban hành đã lâu (29 năm), nhiều điều khoản trong đó có thể đã không còn phù hợp với thay đổi của thực tiễn, tuy nhiên, Luật này vẫn đang còn hiệu lực pháp lý, chính vì vậy, đây vẫn là cơ sở để thừa nhận quyền nạo, phá thai của phụ nữ Điểm a khoản 2 Điều 593 quy định: - Điều 613 quy định: - Khoản 1 Điều 660 quy định: 13 cũng có rất nhiều quy định tại Điều 36, Điều 40, Điều 51, Điều 52, Điều 67… nhằm bảo vệ quyền lợi của những thai nhi chưa chào đời tránh khỏi những nguy cơ bị xâm hại, đồng thời gia tăng khung hình phạt và xác định tình tiết tăng nặng đối với trường hợp xâm phạm đến phụ nữ mang thai, cụ thể như: - Khoản 4 Điều 36: - Khoản 2, khoản 3 Điều 40: - Điểm n khoản 1 Điều 51 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp: - Điểm i khoản 1 Điều 52 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp: - Điểm b khoản 1 Điều 67 quy định hoãn chấp hành hình phạt tù, trong đó có trường hợp: - Điểm c khoản 1 Điều 123 quy định tội giết người: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: 2 Trái pháp luật và vi phạm đạo đức Tuy chưa có quy định cụ thể về xử phạt người mua bán bào thai nhưng về cơ bản vẫn có một số điều luật liên quan trong Bộ luật Hình sự để xử lý như sau : + Điều 151 – Tội mua bán người dưới 16 tuổi : “ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác 14 Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.” + Điều 154 – Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người : “Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.” Tuy nhiên, với tội danh này, hiện nay vẫn đang có vướng mắc, khó khăn trong đường lối xử lý : Có quan điểm cho rằng, Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 quy định: “Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “trẻ chết sơ sinh” Theo quy định này, có thể hiểu các cá nhân sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên được xác định là “trẻ em” Vậy, thai nhi và trẻ sinh ra dưới 24 giờ, chưa được coi là “trẻ em” – chưa phải là người dưới 16 tuổi, nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 151 Bộ Luật Hình sự Thai nhi cũng không phải là một bộ phận cơ thể của người mẹ nên cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 154 Bộ Luật Hình sự Pháp luật Việt Nam, khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 02 ngày 11/01/2019 hướng dẫn: “Người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện nuôi con, muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới Đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên người môi giới, người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi” Đây chính là chính sách hình sư hết sức nhân đạo Tuy nhiên , một số đối tượng đã lợi dụng “ mục đích nhân đạo” này để tổ chức bán bào thai, bán con , từ đó gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện xử lý hành vi vi phạm này Với các đối tượng có thủ đoạn tinh vi, theo dàn dựng từ trước, trong trường hợp, khi bị phát hiện xử lý, bên mua khẳng định cho hành động của mình là “vì lòng yêu trẻ”, người mẹ cho rằng do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện nuôi con không tốt bằng người muốn nhận nuôi nên cho con đi thì không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự với các đối tượng liên quan (nếu không thể chứng minh 15 được các điều kiện khác như “để lấy bộ phận cơ thể”, “mục đích vô nhân đạo khác”…) Theo đó, hiện tượng tổ chức mua bán bào thai, con mới đẻ càng trở nên khó kiểm soát 3 Vấn nạn mua bán bào thai thông qua hình thức “nhận con nuôi” ở Việt Nam có xu hướng gia tăng Lợi dụng việc cho, nhận con nuôi mà các đối tượng đã thông qua đó để thực hiện hành vi mua bán bào thai, đặc biệt là đối với những bà mẹ mang thai ngoài ý muốn Hành vi này trở nên phổ biến, lan tràn vì hiện tại mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai, trong khi đó, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7% Từ đó cho thấy nhu cầu cho và nhận con nuôi ngày càng gia tăng, điều này càng thêm thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi mua bán bào thai núp bóng dưới hình thức nhận con nuôi này Ngày 12/8, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM cho hay, vừa khám phá ổ nhóm mua bán trẻ sơ sinh hoạt động trên địa bàn Theo cơ quan chức năng, qua điều tra, các đơn vị phát hiện một tài khoản mạng xã hội là “Kimthao le” thường xuyên đăng tin nội dung cho, nhận con nuôi là trẻ sơ sinh từ những sản phụ mang thai không mong muốn.Để che dấu hành vi của mình, người này thuê phòng trọ tại khu vực vắng vẻ, kín đáo để nuôi dưỡng các sản phụ chờ ngày sinh để bàn giao con hoặc làm nơi nuôi dưỡng trẻ mua được trước khi bán cho gia đình hiếm muộn; khai báo thông tin không đúng của các sản phụ khi đi sinh tại bệnh viện.Tại thời điểm bắt giữ, các cơ quan chức năng đã bắt giữ đối tượng Lê Hồng Anh khi đang mua bán một trẻ sơ sinh với hai người phụ nữ khác tại quận 1.5 Và còn hàng loạt vụ việc tương tự xảy ra nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để 4 Vi phạm Luật nuôi con nuôi Luật nuôi con nuôi có quy định cấm: 1 Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em 2 Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.6 Như vậy, lý hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” mà thực chất là mua bán trẻ em” là một hành vi vi phạm pháp luật 5 Trần Quang Quý, , truy cập ngày 09/01/2024 tại địa chỉ: https://nhandan.vn/bat-giu-khan-cap-mot-doi-tuong-co-hanh-vi-mua-ban-tre-so-sinh-post766984.html 6 Luật nuôi con nuôi năm 2010 16 IV XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ XỬ LÝ HÀNH VI MUA BÁN BÀO THAI THÔNG QUA HÌNH THỨC “NHẬN CON NUÔI” Ở VIỆT NAM 1 Những vướng mắc trong việc quy định xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua việc nuôi dưỡng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn sau sinh đẻ sẽ “cho làm con nuôi” Một là hiện nay ở nưới ta chưa có quy định nào về việc mua bán bào thai, chưa thừa nhận bào thai là con người hay không Do đó, nên các đổi tượng đã lợi dụng lỗ hỏng này để thực hiện hành vi vô nhân đạo này Hai là quy định về việc nuôi nhận con nuôi: - Khi một người mẹ mang thai ngoài ý muốn thì điều này đồng nghĩa họ không muốn sinh đứa trẻ này ra nên họ chỉ có hai lựa chọn:một là sinh đứa trẻ và cho đi, hai là phải phá thai Tuy nhiên, việc phá thai sẽ mang nhiều hệ lụy cho xã hội và đây cũng là việc làm quá mức vô nhân đạo Do đó, nước ta đã ban hành ra Luật nuôi con nuôi nhằm tạo điều kiện cho những người hiến muộn, vô sinh có thể nhận con nuôi mà người mang thai ngoài ý muốn cũng không phải cứ phá thai Nhưng ngoài mong muốn của nhà nước thì các đối tượng lại lợi dụng điều này để thực hiện hành vi mua bán bào thai để trục lợi - Ngoài ra, khi một bà mẹ mang thai ngoài ý muốn thì có thể họ gặp khó khăn nên không có đủ kinh phí để sinh và nuôi đứa trẻ này Nếu để họ sinh và cho đứa trẻ này đi thì họ cũng cần một chi phí trong quá trình mang thai và sinh đẻ Và tất nhiên, người nhận nuôi con phải trả những chi phí này Vậy câu hỏi đặt ra, chi phí mà người mẹ mang thai ngoài ý muốn này nhận được thì liệu có phải tiền mua bán bào thai hay không? - Luật nuôi con nuôi cho phép nhận con nuôi qua người môi giới càng thêm thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi mua bán bào thai 2 Phương án xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai thông qua hình thức nhận con nuôi ở Việt Nam Luật pháp hiện nay chưa quy định cụ thể về chế tài và hình phạt đối với tội danh liên quan đến hành vi mua bán bào thai Trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, có 5 tội liên quan đến hành vi mua bán người thì lại không có tội danh nào nhắc đến việc mua bán bào thai Bị hại trong các vụ án này chính là những bào thai, chưa sinh đẻ nên cơ quan điều tra thiếu căn cứ khi xác định ai là nạn nhân trong vụ mua bán này Chưa kể, phần lớn các thai phụ cũng đều đồng ý bán con cho các đối tượng để nhận phí nuôi dưỡng nên 17 nhiều trường hợp không hợp tác, khiến quá trình điều tra xử lý càng gặp nhiều khó khăn.7 Từ đó cho thấy , vấn đề cấp thiết ở Việt Nam hiện nay chính ra đưa ra phương án xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai Liệu có thể thừa nhận bào thai trong bụng người mẹ là con người để nó được hưởng những quyền về con người hay không ? Có thể trực tiếp xử phạt tội phạm buôn bán bào thai không hay vẫn chỉ xử phạt dựa trên các điều luật khác trong Bộ luật Hình sự như tội mua bán người dưới 16 tuổi ? Bởi lẽ hầu hết nhũng điều luật trước đó chỉ bảo vệ được người mẹ chứ thực chất chưa bảo vệ được bào thai Cần làm gì để xây dựng cơ chế xử lý hành vi vi mua bán bào thai ? Dưới đây là một số phương án nhằm xây dựng cơ chế xử lý hành vi vi mua bán bào thai : - Xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán bào thai Quy định cụ thể và nghiêm khắc các chế tài trừng trị những hành vi mua bán bào thai - Đối với việc nhận con nuôi, cần có sự điều chỉnh, bổ sung để việc nhận con nuôi mang đúng ý nghĩa nhân đạo như ban đầu đã đề ra - Nếu muốn cho- nhận con nuôi cần tìm hiểu và liên hệ đến người có uy tín hoặc cơ quan có thẩm quyền - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tệ nạn mua bán bào thai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng, với những hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng - Giáo dục cho mọi công dân ý thức được thủ đoạn của bọn phạm tội mua bán người, hậu quả tác gây ra cho nạn nhân và xã hội - Nâng cao cảnh giác trong quần chúng nhân dân, đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật - Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán bào thai - Bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ, đồng thời tổ chức tốt việc tái hoà nhập cộng đồng cho những nạn nhân này có thể sớm ổn định cuộc sống - Tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán bào thai - Phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan, lực lượng chức năng các nước láng giềng, để hỗ trợ nhau trong công cuộc đẩy lùi tội phạm mua bán bào thai 7 Bộ Luật hình sự năm 2017 18 3 Khả năng áp dụng vào thực tiễn xã hội Việt Nam Cho tới nay ,các tranh luận về sự cần thiết của việc xây dựng cơ chế pháp lý xử lý hành vi mua bán bào thai ở Việt Nam vẫn còn chưa chấm dứt Tuy nhiên , thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của nhà nước pháp quyền và sự tiến bộ của xã hội đã hạn chế phần nào hành vi vi phạm này Dù không trực tiếp quy địnnh thai nhi là con người /trẻ em nhưng luật pháp quốc tế về con người nói chung, trẻ em nói riêng đã gián tiếp thừa nhận thai nhi là trẻ em Cụ thể ơ cấp độ quốc tế : Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, nguyên tắc 4 đã nêu: “Trẻ em phải được hưởng những lợi ích về an sinh xã hội Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế” Công ước về quyền trẻ em năm 1989 Kế thừa tinh thần của Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, trong lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã nêu: “do còn con nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau sinh ra đời” Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) Khoản 5 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai” Việc cấm tuyên án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai nhằm mục đích bảo vệ quyền sống của thai nhi, bất kể pháp luật của các quốc gia thành viên có quy định thai nhi là con người/trẻ em hay không Đối với thực tiễn Việt Nam , việc áp dụng các đạo luật giống ở cấp độ quốc tế là khá khó khăn do là Việt Nam hiện đang là một nước đang phát triển , còn nhiều bất cập trong đời sống xã hội Mức độ hiểu biết và nhận thức của người dân ở nước ta về pháp luật còn nhiều hạn chế, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,… Hạn chế nhận thức pháp luật khiến cho nhiều người không biết đâu là đúng, đâu là sai, khiến cho họ không ý thức được bản thân đang vi phạm pháp luật Hạn chế nhận thức pháp luật cũng gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc áp dụng pháp luật như không chấp hành, có những hành vi 19

Ngày đăng: 14/03/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w