Thị Thúy Ng.. Thị Thúy Ng.. Thị Thúy Ng.
Trang 1ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ KỸ THUẬT HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Tầng 33 tháp A, Toà Osaka, 48 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội Website: ceotic.vn Email: ceoticjsc.vn@gmail.com
Trang 3Tên dự án: Dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ Gói thầu: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) Địa điểm dự án: Xã Sơn Mỹ, Hàm Tân, Bình Thuận
Tài liệu: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Mã số tài liệu: CPP033-A101-DTM-01 Lần xuất bản: Rev 03
Trang 4BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CPP033-A101-DTM-01
03 05/12/2023 Ng Thị Thúy Ng Thị Thúy Ngô Q Đỉnh Lê T Minh Hà
02 27/11/2023 Ng Thị Thúy Ng Thị Thúy Ngô Q Đỉnh Lê T Minh Hà
01 26/11/2023 Ng Thị Thúy Ng Thị Thúy Ngô Q Đỉnh Lê T Minh Hà Rev App.Date Prepared by Updated by Checked by Approved by
Mô tả cập nhật:
Rev 01: Xuất bản gửi Chủ đầu tư;
Rev 02: Xuất bản chỉnh sửa công suất trạm xử lý nước thải;
Rev 03: Xuất bản cập nhật, chỉnh sửa một số nội dung theo ý kiến của Chủ đầu tư
Trang 5DANH MỤC HỒ SƠ
TẬP 1 : BÁO CÁO KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG SINH THÁI – ĐA DẠNG SINH HỌC CPP033-A101-ECS-01
TẬP 2 : BÁO CÁO KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TẬP 3 : BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TOÁN CPP033-A101-MDL-01
TẬP 4 : BÁO CÁO NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHU VỰC
Trang 6Mục lục
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 131.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 16
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 21
5.3 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 28
1.1.2 Thông tin về chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án 31
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 341.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 38
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 39
Trang 71.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 64
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,
nước và các sản phẩm của dự án 65
1.3.1 Nhu cầu về nguyên vật liệu, hóa chất của dự án và nhu cầu sử dụng nước trong
1.3.2 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong giai đoạn vận hành dự án 80
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 82
1.4.2 Các chế độ vận hành kho cảng được bổ sung sau giai đoạn II 84
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 107
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 110
2.2 Hiện trạng các thành phần môi trường 125
2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 177
Chương 3 Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường 179
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án 182
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn thi công 227
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 238
3.2.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 256
Trang 83.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 267 3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá,
3.4.1 Nhận xét về mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo 2683.4.2 Nhận xét về mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 268
Chương 4 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 270
4.1 Chương trình quản lý môi trường 270
4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 270
5.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử cơ quan thẩm định
5.3 Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức chuyên môn 278
Trang 9Danh mục bảng
Bảng 1 : Tọa độ khép góc vị trí Kho cảng LNG Sơn Mỹ 32
Bảng 2 : Tọa độ khép góc vị trí cảng nhập LNG 33
Bảng 3 : Tọa độ khép góc vị trí nhận chìm chất nạo vét 33
Bảng 4 : Bảng tổng hợp diện tích sử dụng trên bờ của dự án 41
Bảng 5 : Tổng hợp thông số kỹ thuật của công trình trên biển 47
Bảng 6 : Các hoạt động chính của dự án có khả năng gây tác động xấu đến MT 62
Bảng 7 : Bảng tổng hợp số lượt thiết bị vận chuyển cho công tác thi công các hạng mục trên bờ 66
Bảng 8 : Bảng tổng hợp số lượt thiết bị vận chuyển cho công tác thi công các hạng mục dưới nước 68 Bảng 9 : Dự kiến nguyên liệu chính phục vụ cho công tác thi công xây dựng các công trình trên bờ 70
Bảng 10 : Bảng khối lượng vật tư chính các hạng mục dưới nước 74
Bảng 11 : Danh mục dự kiến các thiết bị thi công xây dựng chính khu vực trên bờ tại dự án 77
Bảng 12 : Các thiết bị thi công trên biển và nhu cầu nhiên liệu 79
Bảng 13 : Danh mục máy móc, thiết bị của Dự án 85
Bảng 14 : Dự kiến thời gian thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án 108
Bảng 15 : Địa hình khu vực nạo vét của dự án 111
Bảng 16 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 119
Bảng 17 : Độ ẩm không khí trung bình các tháng năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 119
Bảng 18 : Lượng mưa trung bình các tháng năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 120
Bảng 19 : Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 120
Bảng 20 : Diện tích lưu vực và chiều dài các sông chính tỉnh Bình Thuận 121
Bảng 21 : Tọa độ vị trí quan trắc khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng 127
Bảng 22 : Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng 129
Bảng 23 : Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng 129
Bảng 24 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng 130
Bảng 25 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng (tiếp) 132
Bảng 26 : Kết quả quan trắc môi trường trầm tích khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng 134
Bảng 27 : Kết quả quan trắc môi trường trầm tích khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng (tiếp) 138
Bảng 28 : Kết quả quan trắc môi trường trầm tích khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng (tiếp) 142
Bảng 29 : Kết quả quan trắc môi trường trầm tích khu vực kho cảng, cầu cảng và đê chắn sóng (hết) 146
Bảng 30 : Số lượng mẫu quan trắc 150
Bảng 31 : Tọa độ vị trí lấy mẫu 150
Bảng 32 : Chất lượng không khí khu vực nạo vét 152
Bảng 33 : Chất lượng nước biển khu vực nạo vét (ven bờ) 153
Bảng 34 : Kết quả phân tích chất lượng trầm tích khu vực nạo vét (QT1-QT4; L1-L4) 155
Bảng 35 : Kết quả phân tích chất lượng trầm tích khu vực nạo vét (L5-L13) 157
Bảng 36 : Kết quả phân tích chất lượng trầm tích khu vực nạo vét (L14-L20) 159
Bảng 37 : Số lượng mẫu quan trắc 162
Bảng 38 : Tọa độ vị trí lấy mẫu 162
Bảng 39 : Chất lượng không khí khu vực nhận chìm 163
Bảng 40 : Kết quả phân tích chất lượng nước biển khu vực nhận chìm (gần bờ) 164
Bảng 41 : Kết quả phân tích chất lượng trầm tích khu vực nhận chìm 165
Trang 10Bảng 42 : Nguồn và đối tượng gây tác động đến môi trường của Dự án 180
Bảng 43 : Sinh khối phát sinh từ quá trình phát quang thực vật 182
Bảng 44 : Khối lượng thi công đào đắp 184
Bảng 45 : Bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp trong giai đoạn thi công 185
Bảng 46 : Hệ số phát thải và nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đắp 185
Bảng 47 : Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải 186
Bảng 48 : Tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 187
Bảng 49 : Nồng độ bụi, khí thải tại các khoảng cách tính toán ảnh hưởng Dự án 187
Bảng 50 : Tải lượng các chất ô nhiễm không khí 189
Bảng 51 : Nồng độ các chất ô nhiễm không khí 189
Bảng 52 : Tải lượng ô nhiễm NTSH tính cho một người trong ngày đêm 191
Bảng 53 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 192
Bảng 54 : Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải thi công 193
Bảng 55 : Danh mục các CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành 197
Bảng 56 : Kịch bản thi công nhận chìm 200
Bảng 57 : Mức độ phát tán trong giai đoạn thi công ứng với các kịch bản 209
Bảng 58 : Tọa độ các vị trí xảy ra sự cố tràn dầu 218
Bảng 59 : Những hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành 239
Bảng 60 : Hệ số phát thải chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 241
Bảng 61 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 241
Bảng 62 : Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 242
Bảng 63 : Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 243
Bảng 64 : Danh mục CTNH phát sinh từ khi Kho cảng LNG đi vào hoạt động 244
Bảng 65 : Mức ồn gây ra do tàu thuyền và thiết bị trên Cảng 244
Bảng 66 : Khoảng cách tác động của sự cố cháy phụt 249
Bảng 67 : Khoảng cách tác động của sự cố cháy nhanh 250
Bảng 68 : Khoảng cách tác động của sự cố cháy vùng 251
Bảng 69 : Khoảng cách tác động của sự cố quá áp 253
Bảng 70 : Giá trị IRPA dành cho các nhóm công nhân khác nhau 255
Bảng 71 : Tổng hợp vị trí và thông số kỹ thuật của các bể tự hoại 258
Bảng 72 : Thông số kỹ thuật bể tách dầu mỡ 259
Bảng 73 : Danh mục các công trình, biện pháp BVMT của dự án 267
Bảng 74 : Tổng hợp ý kiến tham vấn cộng đồng 275
Trang 11Danh mục hình
Hình 1 : Dự án trong Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Sơn Mỹ 1 15
Hình 2 : Vị trí dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ 32
Hình 3 : Sơ đồ vị trí Dự án 34
Hình 4 : Sơ họa khoảng cách từ khu vực dự án tới 2 khu vực đã thực hiện nhận chìm lân cận 36
Hình 5 : Vị trí dự án trong mối quan hệ với các đối tượng xung quanh 37
Hình 6 : Vị trí tương đối của Dự án tới các khu vực nhạy cảm 38
Hình 7 : Sơ đồ phối cảnh tổng thể mặt bằng Dự án 40
Hình 8 : Tổng quan hạng mục của dự án 41
Hình 9 : Sơ đồ các công trình trên biển 48
Hình 10 : Mặt bằng cảng LNG 50
Hình 11 : Mặt cắt ngang điển hình đê chắn sóng 51
Hình 12 : Mặt cắt ngang chuẩn tắc luồng tàu 51
Hình 13 : Giản đồ quy trình công nghệ chung cùng với kế hoạch định pha cho Giai đoạn I 83
Hình 14 : Giản đồ quy trình công nghệ chung cùng với kế hoạch định pha cho Giai đoạn I, II, III 83
Hình 15 : Hình ảnh minh họa thi công cọc 90
Hình 16 : Hình ảnh minh họa thi công đài móng 91
Hình 17 : Minh họa đài móng sau khi được thi công 91
Hình 18 : Minh họa công tác lắp tấm đáy bể chứa 92
Hình 19 : Minh họa công tác lắp tấm thành bể chứa ngoài 92
Hình 20 : Minh họa công tác thi công mái bể chứa ngoài 93
Hình 21 : Minh họa công tác thi công bể chứa trong 94
Hình 22 : Chia ô nạo vét 101
Hình 23 : Minh họa thi công nạo vét bằng xáng cạp đổ lên sà lan 102
Hình 24 : Chu trình nạo vét tàu hút bụng 102
Hình 25 : Minh họa tàu hút bụng tự hành khi hoạt động 103
Hình 26 : Sơ đồ trình tự thi công tổng thể đê chắn sóng 106
Hình 27 : Sơ đồ tổ chức nhân sự 109
Hình 28 : Đường đồng mức bề mặt đá gốc 112
Hình 29 : Vị trí các hố khoan khảo sát địa chất 113
Hình 30 : Một số mặt cắt địa chất tuyến công trình nạo vét 118
Hình 31 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 118
Hình 32 : Độ ẩm không khí trung bình các tháng năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 119
Hình 33 : Lượng mưa trung bình các tháng năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 120
Hình 34 : Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2017 tại Trạm Phan Thiết và La Gi 121
Hình 35 : Sơ họa vị trí quan trắc môi trường 127
Hình 36 : Hình ảnh chụp nền đáy tại khu vực đảo nổi Bristo 169
Hình 37 : Minh hoạ công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ 183
Hình 38 : Sơ đồ bố trí vị trí điểm nguồn nhận chìm khu vực nhận chìm 201
Hình 39 : Sơ họa bố trí điểm nguồn xả 202
Hình 40 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 1A (tháng 4) 203
Hình 41 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 1A (tháng 8) 204
Hình 42 : Biến động địa hình đáy biển vị trí nhận chìm - kịch bản 1A 204
Hình 43 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 1B (tháng 4) 205
Hình 44 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 1B (tháng 8) 205
Hình 45 : Biến động địa hình đáy biển vị trí nhận chìm - kịch bản 1B 206
Hình 46 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 2A (tháng 4) 206
Trang 12Hình 47 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 2A (tháng 8) 207
Hình 48 : Biến động địa hình đáy biển vị trí nhận chìm - kịch bản 2A 207
Hình 49 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 2B (tháng 4) 208
Hình 50 : Phạm vi phát tán tối đa vật chất nhận chìm kịch bản 2B (tháng 8) 208
Hình 51 : Biến động địa hình đáy biển vị trí nhận chìm - kịch bản 2B 209
Hình 52 : Biểu đồ phạm vi phát tán tối đã hướng ĐB - TN các kịch bản theo tháng vị trí 02 209
Hình 53 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_1A (tháng 4) 210
Hình 54 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_1A (tháng 8) 211
Hình 55 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_1B (tháng 4) 212
Hình 56 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_1B (tháng 8) 212
Hình 57 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_2A (tháng 4) 213
Hình 58 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_2A (tháng 8) 213
Hình 59 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_2B (tháng 4) 214
Hình 60 : Phạm vi phát tán lớn nhất trong khi nạo vét kịch bản NV_2B (tháng 8) 214
Hình 61 : Phạm vi vệt dầu phát tán khu vực nạo vét (tháng 4 – tháng 8) 219
Hình 62 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 4 (tàu TSHD) 219
Hình 63 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 5 (tàu TSHD) 220
Hình 64 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 6 (tàu TSHD) 220
Hình 65 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 7 (tàu TSHD) 221
Hình 66 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 8 (tàu TSHD) 221
Hình 67 : Phạm vi vệt dầu phát tán khu vực nhận chìm (tháng 4 – tháng 8) 222
Hình 68 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 4 (tàu TSHD) 222
Hình 69 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 5 (tàu TSHD) 223
Hình 70 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 6 (tàu TSHD) 223
Hình 71 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 7 (tàu TSHD) 224
Hình 72 : Vệt dầu phát tán 24h sau khi xảy ra sự cố tháng 8 (tàu TSHD) 224
Hình 73 : Minh họa Nhà vệ sinh di động 230
Hình 74 : Thùng chứa CTNH 232
Hình 75 : Phân tán khí cho Cầu cảng trong trường hợp phát tán nhỏ 248
Hình 76 : Vùng bức xạ của sự cố cháy phụt 248
Hình 77 : Bán kính bức xạ của sự cố cháy phụt cho cầu cảng trong trường hợp phát tán LNG nhỏ 249 Hình 78 : Đường bao sự cố cháy nhanh cho bồn chứa LNG trong trường hợp phát tán trung bình 250
Hình 79 : Bán kính bức xạ của sự cố cháy vùng cho bồn chứa LNG trong trường hợp phát tán trung bình 252
Hình 80 : Bán kính sự cố quá áp gây nổ BLEVE cho hệ thống ngưng tụ khí BOG 253
Hình 81 : Đường bao giá trị LSIR của Kho cảng Sơn Mỹ LNG 254
Hình 82 : Đường bao giá trị LSIR của Kho cảng Sơn Mỹ LNG (Khu vực Kho cảng) 254
Hình 83 : Đường bao giá trị LSIR của Kho cảng Sơn Mỹ LNG (Khu vực bến cảng) 255
Hình 84 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 257
Hình 85 : Sơ đồ bể tách dầu mỡ 258
Hình 86 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 260
Hình 87 : Nguyên lý hoạt động điển hình của quá trình đông tụ 262
Trang 13Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
AT & VSMT : An toàn và vệ sinh môi trường
ATLĐ : An toàn lao động
ASMT : Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ
BCT : Bộ Công thương
BGTVT : Bộ Giao thông Vận tải
BOD5 : Nhu cầu oxy hóa học
BOG : Khí hóa hơi
BTC : Bộ Tài chính
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BXD : Bộ Xây dựng
BTCT : Bê tông cốt thép
BVMT : Bảo vệ môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CKBTĐS : Cấu kiện bê tông đúc sẵn
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Oxy hòa tan
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
ĐTNĐ : Đường thủy nội địa
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
EPC : Tổng thầu
GHCP : Giới hạn cho phép
GSMT : Giám sát môi trường
HLBVBB : Hành lang bảo vệ bờ biển
IMO : Tổ chức hàng hải quốc tế
KHMT : Khoa học môi trường
KK : Không khí
KPH : Không phát hiện
KTT : Kinh tuyến trục
KT - XH : Kinh tế - xã hội
KCN : Khu công nghiệp
LNG : Khí thiên nhiên hóa lỏng
Trang 14MARPOL : Công ước Marpol
OSWER : Văn phòng Chất thải rắn và Ứng phó khẩn cấp thuộc Cơ
quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ ORV : Thiết bị tái hóa khí (loại giàn mở)
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PIANC : Hiệp hội Hàng Hải quốc tế
PVMR : Tổng Công ty bảo đảm - sửa chữa công trình Dầu khí,
CTCP
PV GAS : Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
QH : Quốc hội
QHĐ : Quy hoạch điện
SMT : Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ
UBND : Ủy ban nhân dân
USEPA : Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
WB : Ngân hàng thế giới
WHO : Tổ chức y tế thế giới
VPCP : Văn phòng Chính phủ
VTTB : Vật tư thiết bị
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” (sau đây gọi tắt là Dự án) do Công ty TNHH Kho cảng LNG
Sơn Mỹ đầu tư nhằm cung cấp LNG hóa khí cho các khách hàng tiêu thụ chính là nhà máy điện Sơn Mỹ I và II (nằm trong khu công nghiệp Sơn Mỹ 1) với công suất 2.250MW mỗi nhà máy, nhu cầu tiêu thụ tối đa tới 3,6 triệu tấn LNG/năm (tương đương khoảng 5 tỷ m3 khí/năm) phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017) và Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016)
Việc triển khai Dự án phù hợp với nhiệm vụ của Quy hoạch điện VIII là “Phát triển các hệ thống kho cảng, hạ tầng nhập khẩu LNG tại các miền để cung cấp nhiên liệu cho các dự án điện khí LNG và các nhu cầu khác của nền kinh tế, ưu tiên phát triển các kho cảng đầu mối nhập khẩu LNG nhằm tối ưu hóa hệ thống cơ sở hạ tầng”
Về mặt pháp lý, Dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” đã được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ tại Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 11/7/2023, với quy mô dự án như sau:
- Diện tích sử dụng gồm: Kho chứa LNG diện tích khoảng 50 ha và Cảng nhập LNG gồm khu vực biển sử dụng để làm cảng biển, luồng tàu và vùng đóng trả, hoa tiêu, kiểm dịch tổng diện tích khoảng 3.455 ha
- Công suất thiết kế:
+ Giai đoạn 1: 3,6 triệu tấn LNG/năm;
+ Giai đoạn 2: 6,0 triệu tấn LNG/năm
- Các hạng mục chính đầu tư:
+ Giai đoạn 1: 02 bồn chứa LNG với dung tích mỗi bồn từ 160.000 m3 đến 220.000
m3; hệ thống đường ống kết nối, đo đếm đến các khách hàng tiêu thụ; hệ thống cầu cảng xuất nhập LNG; luồng lạch và đê chắn sóng
+ Giai đoạn 2: 01 bồn chứa LNG với dung tích từ 160.000 m3 đến 220.000 m3; hệ thống đường ống kết nối từ bồn LNG mới đến hệ thống hiện hữu
Trong quá trình thi công hạng mục cảng biển, đê chắn sóng, luồng tàu và vùng đón trả, hoa tiêu, kiểm dịch của Dự án cần thực hiện nạo vét sẽ phát sinh 1 lượng vật chất nạo vét là: 12,5 triệu
m3 và khối lượng sa bồi mỗi năm khoảng 1,3 triệu m3 Các chất nạo vét được di dời và nhận chìm ở biển, với diện tích khoảng 1.200ha, thuộc vùng biển Bình Thuận ngoài 6 hải lý vùng biển gần bờ
Dự án thuộc số thứ tự 06 và 09 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP:
Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 và Khoản 1, Điều 35 Luật Bảo vệ Môi trường, Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhóm A (Theo khoản 3, điều 9- Luật 39/2019/QH14 về đầu tư công và Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 40/2020/ND-
CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ về Phân loại dự án đầu tư công)
Trang 16Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 cũng như nhằm hoàn thiện hồ sơ cho dự
án, Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ (sau đây gọi là Chủ đầu tư) phối hợp với đơn vị tư
vấn là Công ty Cổ Phần Tư vấn và Kỹ thuật Hạ tầng giao thông (CEOTIC.,JSC) tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” trình Bộ Tài nguyên
và Môi trường thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện công trình, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường hiện hành
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Dự án
đã được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận phê duyệt chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 11/7/2023;
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận cũng như của Chính phủ, cụ thể qua các văn bản, quyết định sau:
- Thông báo số 158/TB-VPCP ngày 07/07/2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về việc lựa chọn kho, cảng LNG và tiến độ thực hiện các Dự án cảng Than tại Khu vực miền Nam;
- Thông báo số 18/TB-VPCP ngày 17/01/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về việc phát triển các
dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng vào sử dụng tại Việt Nam;
- Văn bản số 138/TTg-KTN ngày 16/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông qua
đề án phát triển các dự án sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng tại Việt Nam và quyết định
số 3022/QĐ-BCT ngày 10/05/2013 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển các dự án LNG vào sử dụng tại Việt Nam;
- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh);
- Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
- Văn bản số 12338/VPCP-CN ngày 20/11/2017 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về Kế hoạch tổng thể triển khai chuỗi dự án khí – điện LNG tại Sơn Mỹ;
Trang 17- Văn bản số 1956/TTg-CN ngày 20/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sơn Mỹ 1, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Công văn số 2274/UBND-KT ngày 19/05/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc vị trí dự án xây dựng kho chứa, cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Công văn số 573/TCT-ĐT ngày 05/7/2011 của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị
và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) về tọa độ khu đất 100 ha PV GAS dự kiến triển khai dự án kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, xã Sơn
Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 01/09/2016 và Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 29/05/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp
Mỹ (IPICO) làm chủ đầu và quản lý (theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số
6307832418 do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 05/01/2018) Việc lựa chọn địa điểm dự án đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã thông qua tại Thông báo số 158/TB-VPCP ngày 07/07/2011 của Văn phòng Chính phủ
Theo thiết kế, Dự án cần thuê khoảng 50ha diện tích mặt đất cho các công trình trên bờ và 3.455ha diện tích mặt nước cho hoạt động của cảng nhập LNG, trong đó:
- Phần diện tích đất trên bờ: đã được IPICO bố trí cho Dự án và được thể hiện trong bản
đồ Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 do UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 1097/QĐ-UBND Theo Quy hoạch đã được phê duyệt, Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 tập trung phát triển và thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường (với 03 trạm xử
lý nước thải tập trung, tổng công suất 12.000 m3/ng.đ và hệ thống thu gom, trung chuyển
và xử lý rác thải tập trung) Với các điều kiện hạ tầng bảo vệ môi trường đã được quy hoạch như trên thì việc Dự án được bố trí thực hiện tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 sẽ đảm bảo đáp ứng được đầy đủ tất cả các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo luật định
- Phần diện tích mặt nước khu vực cảng: SMT sẽ tiến hành các thủ tục thuê diện tích mặt nước với cấp thẩm quyền Theo đó, toàn bộ diện tích mặt nước sẽ dành riêng cho mục đích xây dựng và vận hành cảng nhập LNG của Dự án
Trang 18Hình 1 : Dự án trong Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Sơn Mỹ 1
Theo Quyết định 1579/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/09/2021 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
2050, và Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bến cảng nhập LNG Sơn Mỹ thuộc khu bến Sơn Mỹ - nhóm cảng biển Bình Thuận, là bến cảng chuyên dùng khí/lỏng phục vụ cụm/tổng kho LNG, Trung tâm điện Sơn Mỹ, tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn, năng lực thông qua đến năm 2030 từ 4,5 đến 6,0 triệu tấn/năm
Địa điểm thực hiện Dự án nằm trong khu vực KCN Sơn Mỹ 1 (đã được UBND tỉnh Bình Thuận thông qua tại Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 4/5/2019), phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển ngành dầu khí, cảng biển và kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận Vị trí Dự án cũng không thuộc hay nằm gần vùng bảo vệ nghiêm ngặt hay vùng hạn chế phát thải quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ngoài ra cũng không có cộng đồng dân cư hay các đối tượng nhảy cảm môi trường (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển…) xung quanh
Ngoài ra, vị trí Dự án còn phù hợp với các định hướng về bảo vệ môi trường của quốc gia (theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) và của tỉnh Bình Thuận (theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 12/11/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận)
Như vậy : có thể kết luận rằng địa điểm này phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh
Bình Thuận nói riêng cũng như của quốc gia nói chung
Trang 19• Mối quan hệ của Dự án với các dự án khác:
Việc đầu tư Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ là cần thiết để cung cấp khí cho Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ gồm NMĐ Sơn Mỹ I & Sơn Mỹ II và cấp bù khí cho khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam Bộ suy giảm
Việc triển khai DỰ ÁN phù hợp với nhiệm vụ của Quy hoạch điện VIII là “Phát triển các hệ thống kho cảng, hạ tầng nhập khẩu LNG tại các miền để cung cấp nhiên liệu cho các dự án điện khí LNG và các nhu cầu khác của nền kinh tế, ưu tiên phát triển các kho cảng đầu mối nhập khẩu LNG nhằm tối ưu hóa hệ thống cơ sở hạ tầng”
Nằm trong Quy hoạch điện VIII, NMĐ Sơn Mỹ I & II được quy hoạch với công suất 2250 MW
sử dụng nhiên liệu khí đốt Trong bối cảnh nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam Bộ suy giảm và sẽ phải nhập khẩu khí từ năm 2025 (theo QHĐ VIII), để có thể cung cấp nguồn khí nhiên liệu ổn định và lâu dài cho NMĐ Sơn Mỹ I & II, việc xây dựng kho cảng để nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Sơn Mỹ là cần thiết
Ngoài việc cung cấp khí cho Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ, kho cảng LNG Sơn Mỹ còn đóng vai trò làm tổng kho LNG trong tương lai đáp ứng khả năng cấp bù khí về khu vực Đông Nam
Bộ (trung tâm điện lực Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Hiệp Phước) khi có nhu cầu
LNG sẽ được nhập khẩu và cung cấp cho các NMĐ thông qua các hợp đồng dài hạn (10÷20 năm), đó cũng là yếu tố lợi thế hơn các hợp đồng nhập khẩu than hiện có thời hạn ngắn, cũng
là yếu tố đảm bảo tốt cho an ninh năng lượng quốc gia
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan
làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
- Luật Dầu khí năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 10/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
- Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 22/11/2013;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 05/6/2004;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Trang 20- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6;
2) Nghị định
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh, lao động;
- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải về quản lý hoạt động hàng hải;
- Nghị định số 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ về Quy định bảo vệ công trình hàng hải;
- Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08/02/2018 của Chính phủ;
- Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;
- Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư công;Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10 tháng 01 năm 2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP, ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
3) Thông tư và Quyết định
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin
Trang 21- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc
- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
- Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị;
- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y Tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;
- Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09/09/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14/11/2017 của Bộ Giao thông Vận tải quy định
về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư 42/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông chống va trôi và hạn chế giao thông thủy nội địa;
- Thông tư số 27/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09/9/2019 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và Thông tư số 42/2019/TT-BGTVT ngày 30/10/2019 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải;
- Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển Việt Nam;
- Thông tư số 23/2022/TT-BTNMT ngày 26/12/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển Việt Nam;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ tài nguyên và môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu;
- Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
- Công văn số 2759/BTNMT-TCBHĐVN ngày 29/5/2018 hướng dẫn xác định khu vực biển để nhận chìm chất nạo vét, giải quyết hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và giao khu
Trang 22vực biển để nhận chìm chất nạo vét luồng lạch, cảng biển quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh
- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh);
- Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
4) Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
- QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
- QCVN 05:2023/NTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;
- QCVN 07-1:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp nước;
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển;
- QCVN 11:2012/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gai về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chát và nhiệt điện
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 17:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm
do phương tiện thủy nội địa
- QCVN 20:2015/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải;
- QCVN 22/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 26/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung;
- QCVN 38:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh;
- QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
Trang 23- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế ban hành 21 chỉ tiêu
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động (Chỉ còn hiệu lực một phần);
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm
quyền liên quan đến Dự án
- Thông báo số 158/TB-VPCP ngày 07/07/2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về việc lựa chọn kho, cảng LNG và tiến độ thực hiện các Dự án cảng Than tại Khu vực miền Nam;
- Thông báo số 18/TB-VPCP ngày 17/01/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về việc phát triển các
dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng vào sử dụng tại Việt Nam;
- Văn bản số 138/TTg-KTN ngày 16/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông qua
đề án phát triển các dự án sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng tại Việt Nam và quyết định
số 3022/QĐ-BCT ngày 10/05/2013 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển các dự án LNG vào sử dụng tại Việt Nam;
- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 12338/VPCP-CN ngày 20/11/2017 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về Kế hoạch tổng thể triển khai chuỗi dự án khí – điện LNG tại Sơn Mỹ;
- Văn bản số 1956/TTg-CN ngày 20/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sơn Mỹ 1, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Công văn số 2274/UBND-KT ngày 19/05/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc vị trí dự án xây dựng kho chứa, cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Công văn số 573/TCT-ĐT ngày 05/7/2011 của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị
và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) về tọa độ khu đất 100 ha PV GAS dự kiến triển khai dự án kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, xã Sơn
Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 01/09/2016 và Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 29/05/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp
Trang 24- Công văn số 1191/TTg-CN ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ;
- Công văn số 84/TB-VPCP ngày 03/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện, xử lý các khó khăn vướng mắc của các dự án trọng điểm về dầu khí;
- Công văn số 16/BCĐNNDK-VP ngày 28/2/2023 của Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm về dầu khí về điều chỉnh chủ trương dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ;
- Hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ giữa công
ty TNHH kho cảng LNG Sơn Mỹ và Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)
- Giấy đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp 3401232596 của Công ty TNHH kho cảng Sơn Mỹ LNG đăng ký lần đầu ngày 21/04/2022; đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 14/03/2023;
- Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 11/7/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về quyết định chấp thuận chủ trương đầu thời chấp thuận nhà đầu tư của dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực
hiện đánh giá tác động môi trường
- Thuyết minh Nghiên cứu tiền khả thi dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ”
- Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ”
- Báo cáo khảo sát, phân tích và đánh giá đa dạng sinh thái – đa dạng sinh học
- Báo cáo khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường
- Báo cáo nghiên cứu mô hình toán
- Báo cáo nghiên cứu và xác nhận khu vực nhận chìm
- Hồ sơ khảo sát địa chất của dự án;
- Bộ bản vẽ thiết kế cơ sở các hạng mục công trình của Dự án liên quan
Các kết quả tham vấn UBND xã Sơn Mỹ, biên bản họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư; tham vấn các cơ quan sở ban ngành và tham vấn tổ chức, chuyên gia về tính chuẩn xác của mô hình
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM của dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” do Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ làm Chủ đầu tư phối hợp với Đơn vị tư vấn là Công ty Cổ Phần Tư vấn và Kỹ thuật Hạ tầng giao thông (CEOTIC)
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Đức Hiệu - Chức vụ: Giám đốc
- Người được ủy quyền : Ông Adewale Adetunji Aina - Chức vụ: Phó Giám đốc
- Địa chỉ: Số 50 đại lộ Nguyễn Tất Thành, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Điện thoại: 0907 029 886
Trang 25Cơ quan tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư vấn và Kỹ thuật Hạ tầng giao thông
- Đại diện: Bà Lê Thị Minh Hà
+ Đo đạc, phân tích mẫu sinh thái do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
- Quá trình thực hiện ĐTM còn có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị sau: UBND xã Sơn Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; BQL các khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận và các địa phương, tổ chức nằm trong khu vực dự án
Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tổng hợp trong bảng sau:
TT Họ Tên Chuyên môn Nội dung Chữ ký
I Đại diện chủ đầu tư
II Đại diện đơn vị tư vấn
1 Lê Thị Minh Hà Giám đốc Quản lý chung
2 Nguyễn Thị Thúy
ThS Quản lý Tài nguyên và Môi trường Chủ trì ĐTM
3 Nguyễn Đình Tứ Tiến sỹ, Chuyên
ngành sinh vật đáy
Chủ trì khảo sát sinh thái và đa dạng sinh học
4 Phan Quang Thăng Tiến sỹ chuyên ngành
hóa môi trường Chủ trì khảo sát môi trường
5 Nguyễn Quang
Minh Thạc sỹ Thủy văn học Chủ trì lập Mô hình toán
6 Bùi Thị Thủy Ths Khoa học môi trường
Tổng hợp báo cáo ĐTM, phụ trách chuyên môn, lập chuyên đề chương mở đầu, chương I và chương IV của báo cáo ĐTM
7 Trịnh Thị Thu Hường
Cử nhân Khoa học môi trường
Tổng hợp báo cáo, phụ trách chuyên môn, lập chuyên đề chương II, III, phối hợp cùng Chủ trì ĐTM chỉnh sửa báo cáo tổng hợp theo các ý kiến tham vấn của
tổ chức, cộng đồng dân cư cũng như các chuyên gia
8 Lưu Thị Thu Hiền Ths Thủy văn học Lập mô hình toán và lập chuyên đề chương V
Trang 26TT Họ Tên Chuyên môn Nội dung Chữ ký
9 Đàm Bá Giang Ths Kỹ thuật xây
dựng công trình biển
Lập mô hình toán và tổng hợp báo cáo, phụ trách chuyên môn, lập chuyên đề chương V phần tham vấn cơ quan/tổ chức chuyên môn về mô hình
3.2 Trình tự thực hiện
• Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu: thuyết minh, hồ sơ thiết kế, báo cáo khảo sát địa hình địa chất, các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư
- Bước 2: Xác định sơ bộ nguồn tác động chính, đối tượng chịu ảnh hưởng làm cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo;
- Bước 3: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế -
xã hội của khu vực thực hiện Dự án; tổ chức nhân lực – vật lực để thực hiện;
- Bước 4: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án;
- Bước 5: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động; phân tích các nguồn, đối tượng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro, sự cố; Đánh giá các tác động của
Dự án tới môi trường;
- Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường của Dự án;
- Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;
- Bước 8: Lập dự toán kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường;
- Bước 9: Tổng hợp viết báo cáo ĐTM của Dự án;
- Bước 10: Họp chuyên môn giữa Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và tư vấn lập ĐTM để làm
rõ các nội dung kỹ thuật của dự án liên quán đến báo cáo ĐTM;
- Bước 11: Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư cùng với UBND, UBMTTQ, đại diện các
tổ chức xã hội của địa phương, đại diện ban quản lý KCN và các sở ban ngành liên quan Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia, tổ chức về kết quả nghiên cứu mô hình toán của báo cáo ĐTM
- Bước 12: Tổ chức họp xin ý kiến các cơ quan ban ngành của tỉnh về vị trí nhận chìm chất nạo vét của dự án trong quá trình thi công;
- Bước 13: Sửa chữa và hoàn thiện báo cáo trình Chủ đầu tư để phục vụ tham vấn trên cổng thông tin điện tử của Bộ TNMT;
- Bước 14: Hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo theo nội dung tham vấn và trình thẩm định báo cáo ĐTM cho Bộ TNMT;
- Bước 15: Họp thẩm định báo cáo ĐTM tại Bộ TNMT;
- Bước 16: Chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo ĐTM và đệ trình Bộ TNMT thẩm định và phê duyệt
Trang 274 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Trong báo cáo ĐTM của Dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” - nằm trong khu công nghiệp Sơn
Mỹ 1, thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận – Tư vấn sử dụng các phương pháp sau đây:
4.1 Các phương pháp ĐTM
• Phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment):
Do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề xuất Được áp dụng để: (i) Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của dự án và (ii) Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm;
• Phương pháp lập bảng liệt kê:
Lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường
để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường
• Phương pháp mô hình hóa:
Sử dụng mô hình Sutton để tính toán, dự báo nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông để xác định nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải bụi Phương pháp mô hình hóa áp dụng tại mục 3.1.1, tiểu mục tác động đến môi trường không khí Chương 3 của báo cáo để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí
từ đó làm cơ sở đánh giá tác động và đưa ra biện pháp giảm thiểu tại Chương 3
Sử dụng mô hình MIKE 3 HDFM, MIKE 21 SWFM; MIKE STFM, MIKE MTFM, Oil Spill
Để thực hiện đánh giá tác động lan truyền bùn cát trong hoạt động nạo vét, nhận chìm và sự cố tràn dầu của dự án, tư vấn thực hiện mô phỏng khả năng phát tán trên mô hình toán với bộ mô hình sử dụng là MIKE được phát triển bởi Viện Thủy Lực Đan Mạch (DHI), bởi đây là phần mềm kỹ thuật tác nghiệp để tính toán dòng chảy, sóng, vận chuyển trầm tích và sinh thái học trong sông, hồ, cửa sông, vịnh, các vùng biển ven bờ và biển ngoài khơi Phần mềm MIKE cung cấp môi trường thiết kế hoàn chỉnh và có hiệu quả cho các ứng dụng kỹ thuật, quản lý và lập kế hoạch đối với vùng biển ven bờ Sự kết hợp giữa giao diện đồ họa dễ sử dụng với kỹ thuật tính toán có hiệu quả đã tạo ra một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý cũng như nhà thiết kế công trình trên toàn thế giới Từ đó có cơ sở để đánh giá và đưa ra đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động đến các đối tượng nhạy cảm, các nguồn lợi thủy sản, các bãi tắm, các khu
du lịch,… Phương pháp được áp dụng trong Chương 3 của báo cáo
4.2 Các phương pháp khác
• Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường:
Phương pháp nhằm xác định vị trí các điểm đo và lấy mẫu các thông số môi trường, sinh thái phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, sinh thái (không khí, tiếng ồn, nước mặt, trầm tích, hệ động thực vật) khu vực dự án và vùng xung quanh;
• Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm:
Được thực hiện theo quy định của TCVN về bảo quản và phân tích các thông số môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án;
• Phương pháp đánh giá so sánh:
So sánh kết quả đo đạc và phân tích với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) nhằm đánh hiện trạng chất lượng môi trường hiện tại/tình trạng, mức độ ô nhiễm;
• Phương pháp thống kê:
Trang 28Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án;
• Phương pháp kế thừa:
Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan;
• Phương pháp điều tra xã hội học:
Trên cơ sở gặp gỡ, lấy ý kiến của lãnh đạo UBND cấp xã và cộng đồng dân cư xung quanh chịu tác động trực tiếp bởi Dự án;
• Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức chuyên môn về kết quả nghiên cứu mô hình toán và báo cáo ĐTM ;
• Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo:
Phân tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế
xã hội khu vực thực hiện dự án
5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: Kho cảng LNG Sơn Mỹ
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ
- Địa chỉ: Số 50 đại lộ Nguyễn Tất Thành, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Địa điểm thực hiện dự án: Xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
• Quy mô về diện tích sử dụng
- Kho chứa LNG: Diện tích đất sử dụng dự kiến 50ha
- Cảng nhập LNG: Diện tích khu vực biển dự kiến sử dụng để làm cảng biển, luồng tàu
và vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch khoảng 3.455ha
• Công suất thiết kế
Cảng LNG Sơn Mỹ đi vào hoạt động dự kiến cung cấp LNG cho Nhà máy điện Sơn Mỹ 1, Sơn
Mỹ 2 và các cơ sở trong KCN Sơn Mỹ với công suất theo 02 giai đoạn đầu tư như sau:
- Giai đoạn 1: 3,6 triệu tấn LNG/năm;
- Giai đoạn 2: 6,0 triệu tấn LNG/năm
• Các hạng mục đầu tư
- Giai đoạn 1:
+ 02 bồn chứa LNG với dung tích mỗi bồn từ 160.000 m3 đến 220.000 m3;
+ Hệ thống đường ống kết nối, đo đếm đến các khách hàng tiêu thụ;
+ Hệ thống cầu cảng xuất nhập LNG;
Trang 29+ Luồng lạch và đê chắn sóng
- Giai đoạn 2:
+ 01 bồn chứa LNG với dung tích từ 160.000 m3 đến 220.000 m3;
+ Hệ thống đường ống kết nối từ bồn LNG mới đến hệ thống hiện hữu
5.1.3 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Khu vực Dự án cách khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu khoảng 13 km về phía Tây và cách khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú khoảng 25 km về phía Đông Bắc
Khu vực kho chứa LNG nằm trong Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận KCN Sơn Mỹ 1 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng KCN Sơn Mỹ 1 tại Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 04/05/2019 và dự án đầu tu xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sơn Mỹ 1 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 586/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2018
Khu vực cảng nhập LNG diện tích 3.455 ha và diện tích khu vực nhận chìm 1.200 ha nằm trên vùng biển tỉnh Bình Thuận không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản, vùng đất ngập nước quan trọng và
di sản thiên thiên khác
Dự án không có yếu tố nhạy cảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến
môi trường
Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án kèm theo khả năng phát sinh các tác động xấu đến môi trường chính bao gồm:
Giai đoạn Hoạt động của Dự án suy thoái môi trường Yếu tố gây ô nhiễm, Đối tượng bị tác động
1 Giai đoạn triển khai dự án
- Gia cố nền, đóng cọc chuẩn bị mặt bằng thi công
- Xây dựng các hạng mục công trình: nhà điều hành, cầu ống, nhà điều khiển đội chữa cháy, nhà kho, bồn LNG, khu xử lý BOG, nhà ăn, khu vực phụ trợ, nhà bảo vệ, kho hóa chất, trạm điện, trạm máy nén khí, đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý nước thải, trồng cây xanh, tường rào, cổng,…
- Bụi, khí thải, tiếng ồn,
độ rung phát sinh từ các hoạt động thi công xây dựng
- CTR sinh hoạt, CTR thông thường và CTNH
- Nước thải thi công, nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt
- Tai nạn lao động
- Tai nạn giao thông
- Xáo trộn trật tự khu vực, phát sinh tệ nạn xã hội,…
- Môi trường không khí
- Môi trường đất
- Chất lượng nước biển;
- CBCNV thi công
- Giao thông biển;
- Địa hình đáy biển tại khu vực nạo vét và khu vực nhận chìm
- Hệ sinh thái dưới biển tại khu vực nạo vét, tuyến đường vận chuyển và khu vực nhận chìm;
Trang 30Giai đoạn Hoạt động của Dự án suy thoái môi trường Yếu tố gây ô nhiễm, Đối tượng bị tác động
- Hoạt động của các phương tiện thi công nạo vét, vận chuyển và nhận chìm vật chất nạo vét
- Các hoạt động đóng cọc, máy cẩu nâng hạ thi công xây dựng, lắp đặt hạng mục công trình cảng: cầu cảng, trụ neo, trụ va, cầu dẫn, đê chắn sóng, luồng tàu, vũng quay tàu, vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, hệ thống hàng hải,…
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công nạo vét, vận chuyển, nhận chìm, thi công xây dựng,…
- Bụi, khí thải, tiếng ồn,
độ rung
- CTR sinh hoạt, CTR thông thường và CTNH
- Vật chất nạo vét
- Nước thải thi công, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn
- Các sự cố rủi ro có khả năng xảy ra: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố tràn dầu,
sự cố tràn vật liệu nạo vét, sự cố cháy nổ,…
- Ảnh hưởng đến chế
độ thủy động lực học biển,…
- Cảnh quan môi trường
2 Giai đoạn vận hành
a Hoạt động
tại cảng
+ Hoạt động kiểm dịch, đón trả hoa tiêu các tàu chở LNG ra vào cảng
+ Neo đậu tại cảng để chờ xuất, nhập LNG
+ Hoạt động bơm, dẫn LNG qua đường ống công nghệ vào kho
- Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn;
- Nước thải từ hệ thống lấy nước biển để phục
vụ cho việc hóa khí của sản phẩm LNG, sẽ làm nước biển thải ra giảm khoảng từ 3-10 0 C so với nhiệt độ nước biển lấy vào
- Nước thải từ các tàu cập cảng
- CTR sinh hoạt, CTR thông thường và CTNH;
- Các sự cố rủi ro có khả năng xảy ra: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố tràn dầu,
- CBCNV làm việc tại
Dự án;
- Các tàu thuyền cập cảng;
- Giao thông biển;
- Đời sống các loài sinh vật biển;
- Cảnh quan môi trường
Trang 315.3 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Chủ Dự án đề xuất và cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như sau:
5.3.1 Giai đoạn thi công
5.3.1.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí
- Thông số giám sát: CO, NOx, SO2, tổng bụi lơ lửng (TSP), tiếng ồn, độ rung
- Số lượng vị trí giám sát: 05 vị trí
+ 01 vị trí tại cổng công trường thi công trên bờ;
+ 01 vị trí tại khu vực thi công nhà điều hành;
+ 01 vị trí thi công cầu dẫn;
+ 01 vị trí thi công khu cảng và vũng quay tàu;
+ 01 vị trí thi công nạo vét tuyến luồng
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần trong thời gian thi công và khi có sự cố hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung
5.3.1.2 Giám sát môi trường nước biển
- Thông số giám sát:
+ Đối với vùng biển ven bờ : pH, Oxy hoà tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng Hydrocarbon gốc dầu (TPH), Dầu Hydrocacbon <C10, Dầu Hydrocacbon C10-C16, Dầu Hydrocacbon C17-C34, Dầu Hydrocacbon >C35, Tổng Coliform, Amoni (NH4+ tính theo Nitơ), Phosphate (PO43- tính theo Phosphor), Fluoride (F-), (CN-), Arsenic (As), Cadmi (Cd), Chì (Plumbum) (Pb), Chromi (6+) (Cr6+), Tổng Chromi (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Thủy ngân (Hg), Dầu
mỡ khoáng, Tổng Phenol, Aldrin, Lindane, Dieldrin, Tổng DDT, Heptachlor & Heptachlorepoxide, Polychlorinated biphenyl (PCB), Diazinon, Parathion, Malathion, 1,1,1 trichloroethane, Tetrachloroetylen PCE, Trichloroethylene, Dichloromethane, Benzene, Chất hoạt động bề mặt anion;
+ Đối với vùng biển gần bờ : pH, Arsenic, Cadmi, Chì, Tổng Chromi, Đồng , Kẽm, Thủy ngân, Cyanide, Aldrin, Lindane, Dieldrin, Tổng DDT, Heptachlor & Heptachlorepoxide, Diazinon, Parathion , Malathion , Tổng Phenol, Dầu, mỡ khoáng Ghi chú: Riêng vị trí nhận chìm (thuộc vùng biển gần bờ) phải tiến hành đo thêm các chỉ tiêu
pH, Oxy hoà tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục
- Số lượng vị trí giám sát: 05 vị trí;
+ 01 vị trí thi công cầu dẫn (Vùng biển ven bờ);
+ 01 vị trí thi công khu cảng và vũng quay tàu (Vùng biển ven bờ);
+ 01 vị trí trên tuyến luồng (Vùng biển gần bờ);
+ 02 vị trí tại khu vực nhận chìm (Vùng biển gần bờ)
Trang 325.3.1.3 Giám sát đa dạng sinh học
- Thông số giám sát: động vật đáy (Benthos) và động vật nổi (phyto-zooplankton)
- Số lượng vị trí giám sát: 04 vị trí xung quanh khu vực nhận chìm
- Tần suất giám sát: 1 lần/ năm trong thời gian thi công và khi có sự cố hoặc yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền
5.3.1.4 Giám sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Thực hiện phân loại các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan
- Định kỳ chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
5.3.2 Giám sát trong giai đoạn hoạt động
5.3.2.1 Đối với nước thải
vệ thực vật phốt pho hữu cơ, Tổng PCB, Coliform;
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B, K=1,2
5.3.2.2 Đối với chất thải
Trang 33- Thực hiện phân loại các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan;
- Định kỳ chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
Trang 34
Chương 1 Thông tin về dự án
1.1 Thông tin về dự án
1.1.1 Tên dự án
“Kho cảng LNG Sơn Mỹ”
1.1.2 Thông tin về chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án
• Chủ đầu tư: Công ty TNHH LNG Sơn Mỹ
• Đại diện: Ông Lê Đức Hiệu Chức vụ: Giám đốc
• Địa chỉ: Số 50 đại lộ Nguyễn Tất Thành, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
• Điện thoại: 0907 029 886
• Nguồn vốn: Vốn góp của các Nhà đầu tư và một phần vốn vay
- Tổng vốn đầu tư dự án: 31.434.276.237.595 đồng (bằng chữ: Ba mươi mốt nghìn, bốn
trăm ba mươi bốn tỷ, hai trăm bảy mươi sáu triệu, hai trăm ba mươi bảy nghìn năm trăm chín mươi lăm đồng)
• Tiến độ thực hiện dự án: Chia làm 02 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Thi công xây dựng các hạng mục công trình cầu, cảng đê chắn song và bồn chứa LNG giai đoạn 1 từ quý I/2024 đến quý IV/2027;
- Giai đoạn 2: Thi công xây dựng bồn chứa LNG giai đoạn 2 từ quý IV/2027 đến năm
2030
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Dự án đầu tư xây dựng Kho cảng LNG Sơn Mỹ nằm trong khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 75 km về phía Tây Tây Nam, cách thị xã Lagi hơn 5km về phía Đông
Khu vực dự án có đường quốc lộ 55 đi ngang qua nối Sơn Mỹ với Vũng Tàu và các tỉnh miền Trung, cách quốc lộ 55 về phía Bắc – Tây Bắc khoảng 1,5 km
Ranh giới tiếp giáp của khu vực Dự án như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Phía Nam giáp Biển Đông
- Phía Đông giáp xã Tân Phước, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Trang 35Hình 2 : Vị trí dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ 1) Vị trí địa lý của kho LNG
Vị trí xây dựng kho LNG trên bờ có diện tích khoảng 50ha nằm trong KCN Sơn Mỹ 1 xã Sơn
Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận Tọa độ góc khép ranh giới vị trí xây dựng kho cảng LNG Sơn Mỹ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1 : Tọa độ khép góc vị trí Kho cảng LNG Sơn Mỹ
TT Điểm khép góc (Cột mốc) Hệ VN-2000, KTTT 108°30', múi chiếu 3°
Trang 362) Vị trí địa lý của cảng nhập LNG
Cảng nhập LNG là diện tích khu vực biển gồm các khu: cảng biển, đê chắn sóng, luồng tàu và vùng đón trả, hoa tiêu, kiểm dịch với diện tích khoảng 3.455 ha thuộc tỉnh Bình Thuận Tọa độ khép góc vị trí cảng nhập LNG được trình bày trong bảng sau:
bờ của tỉnh Bình Thuận Vị trí nhận chìm cách bờ biển 27,92km có tọa độ khép góc như sau:
Bảng 3 : Tọa độ khép góc vị trí nhận chìm chất nạo vét
Điểm góc Hệ VN-2000, KTTT 108°30', múi chiếu 3° Cao độ
(m)
Diện tích (ha)
X (m) Y (m)
P2-1 1148687,15 419392,03
-28 ÷ -31m 1200 P2-2 1151063,29 422609,78
P2-3 1148649,97 424391,89
P2-4 1146273,83 421174,13
Tại khu vực biển xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Cao độ địa hình khu vực được tính theo hệ cao độ quốc gia Hòn Dấu
(Nguồn: Tập 4: Báo cáo nghiên cứu xác định khu vực nhận chìm)
Trang 37Hình 3 : Sơ đồ vị trí Dự án
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Tổng diện tích thực hiện dự án khoảng 4.705 ha, gồm 3 khu vực:
(1) Kho chứa LNG diện tích khoảng 50 ha nằm trong Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 Trước khi triển khai thực hiện Dự án, Chủ đầu tư sẽ thực hiện ký hợp đồng thuê đất với Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 theo đúng quy định
(2) Cảng nhập LNG gồm khu vực biển sử dụng để làm cảng biển, luồng tàu và vùng đóng trả, hoa tiêu, kiểm dịch tổng diện tích khoảng 3.455 ha Hiện nay, Chủ đầu tư đã gửi Đơn đề nghị số 120/SMT ngày 28/7/2023 đến Cục Hàng hải Việt Nam về việc xin thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cầu cảng, cầu dẫn, đê chắn sóng, hệ thống bơm nước biển phục vụ tái hóa khí và hệ thống thoát nước, khu nước trước bến, luồng tàu, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải bến cảng LNG Sơn Mỹ, thiết lập mới vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch khu bến Sơn Mỹ Chủ dự án cam kết trước khi triển khai thực hiện dự án thi công các hạng mục công trình trên biển sẽ thực hiện thủ tục xin cập nhật vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến pháo, khu nước, vùng nước và Giao khu vực biển theo đúng quy định
Trang 38(3) Trong quá trình thi công hạng mục cảng biển, đê chắn sóng, luồng tàu và vùng đón trả, hoa tiêu, kiểm dịch, Dự án cần thực hiện nạo vét với khối lượng dự kiến khoảng 12,5 triệu m3 và khối lượng sa bồi trong thi công mỗi năm khoảng 1,3 triệu m3 Các chất nạo vét được vận chuyển và nhận chìm ở biển, với diện tích khu vực nhận chìm khoảng 1.200ha, cao độ đáy biển dao động từ -28 ÷ -31m, nằm ngoài 6 hải lý thuộc vùng biển gần bờ của tỉnh Bình Thuận Trước khi thực hiện triển khai việc thi công nạo vét nhận chìm Chủ đầu tư cam kết thực hiện thủ tục hồ sơ xin Giấy phép nhận chìm và Giao khu vực biển cho nhận chìm theo đúng quy định
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
trường
1.1.5.1 Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và các đối tượng xung quanh
1) Khu dân cư
Dự án có phần trên bờ nằm trong phần diện tích đất của KCN Sơn Mỹ 1 Hiện nay, KCN Sơn
Mỹ 1 chưa thu hồi GPMB xong nên còn dân cư sống xung quanh bờ biển khu vực dự án Khi KCN Sơn Mỹ 1 thu hồi GPMB xong, gần bờ biển khu vực dự án không có dân cư sinh sống
2) Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Trên diện tích vùng biển của dự án không có hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, người dân chỉ thực hiện đánh bắt khai thác thủy hải sản nhỏ lẻ và tự phát trên biển
3) Giao thông
• Hệ thống giao thông đường bộ
Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020, trục đường
bộ ven biển bao gồm các tuyến ĐT.716, ĐT.719 và một số đoạn trùng với QL.55 và QL.1 sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô cấp đường cấp III (một số đoạn theo cấp đô thị)
• Hệ thống giao thông đường biển
Cách khu vực Dự án khoảng 5,49km về phía Nam là mép trong tuyến vận tải biển Hiện nay, trong Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 chưa được đầu tư cảng biển, với vị trí địa thế có một hoàn toàn mặt tiếp giáp mặt biển nên khi dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” hình thành sẽ tận dụng tối
đa lợi thế giao thông đường biển
Ngoài ra, theo Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhóm cảng biển Bình Thuận là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm các bến cảng: Phan Thiết, Phú Quý, Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Hòa Phú, các bến dầu khí ngoài khơi
Do vậy, việc đầu tư dự án “Kho cảng LNG Sơn Mỹ” sẽ góp phần bổ sung một bến cảng để xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, nguyên liệu và sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh, giảm áp lực vận tải lên hệ thống đường bộ, phát huy tối đa lợi thế đường biển hiện hữu và tài nguyên mặt biển phía trước của Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1
4) Mối quan hệ với các đối tượng kinh tế - xã hội
• Khu du lịch, bãi biển
Trang 39Dự án (phần trên bờ) cách bãi tắm Cam Bình khoảng 3 km về phía Đông và cách bãi tắm Hồ Lân khoảng 5 km vế phía Tây, với khoảng cách này trong quá trình thi công sẽ ít những ảnh hưởng đến các bãi tắm trên
• Mối quan hệ với các dự án nhận chìm xung quanh
Thu thập dữ liệu thu thập thông tin về các dự án nhận chìm lân cận khu vực dự án có 2 dự án
đã thực hiện nhận chìm gần nhất với dự án như sau:
- Dự án nhận chìm vật chất nạo vét của dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 với khối lượng vật chất nhận chìm là xấp xỉ 1 triệu m3, tại vị trí cách nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 khoảng 12,2km về phía Đông Khu vực nhận chìm cho dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nằm cách khu vực Kho Cảng LNG Sơn Mỹ là ~150km về phía Bắc của tỉnh Bình Thuận
- Tại tỉnh lân cận lận là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019 đã cấp phép cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn nhận chìm ngoài khơi Vũng Tàu 14,3 triệu m3 là vật chất phát sinh trong quá trình nạo vét khi thi công dự án Cảng biển Tổ hợp hóa dầu Long Sơn thuộc
dự án “Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn” tại khu vực biển có diện tích là 600ha, với độ sâu từ 30 ÷ 34m Khu vực nhận chìm này nằm cách khu vực dự án Kho Cảng LNG Sơn
Mỹ khoảng 70km về phía Nam
Sơ họa khoảng cách vị trí dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ và 2 khu vực đã được nhận chìm được thể hiện dưới đây:
Hình 4 : Sơ họa khoảng cách từ khu vực dự án tới 2 khu vực
đã thực hiện nhận chìm lân cận
• Mối quan hệ với các đối tượng tự nhiên xung quanh
Vị trí nhận chìm nằm ngoài tuyến luồng Cảng Sơn Mỹ với bãi cạn Bristo Khu vực này có diện tích khoảng 1200ha, cao độ tự nhiên khoảng -28 ÷ -31m (hệ cao độ Quốc gia) Khoảng cách tới một số đối tượng tại khu vực như sau:
- Khoảng cách tới bờ biển tính từ tâm: 27,92km;
Trang 40- Khoảng cách tới các bãi tắm Cam Bình, Hồ Lân lần lượt là: 26,43km và 26,99km;
- Khoảng cách tới vùng đón tra hoa tiêu: 14,22km;
- Khoảng cách tới bãi cạn Brít-tô và Rốt-Xlin lần lượt là: 10,01km và 21,86km;
- Khoảng cách tới Hòn Bà: khoảng 29km;
- Khoảng cách tới mũi Kê Gà: Khoảng 38km
Hình 5 : Vị trí dự án trong mối quan hệ với các đối tượng xung quanh
Vị trí khu vực nhận chìm trên đảm bảo được các yêu cầu đề xuất khu vực nhận chìm theo quy định tại điều 17, thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 như sau:
- Cách xa khu vực cửa sông, cửa tuyến luồng hàng hải nhằm hạn chế việc khuếch tán gây bồi lắng vào tuyến luồng hàng hải cũng nhưng tác động của dòng chảy từ các cửa sông, cửa tuyến luồng đổ ra biển;
- Khoảng cách từ bờ (khu vực nạo vét) đến khu vực nhận chìm là phù hợp nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí khi thực hiện nạo vét và nhận chìm;
- Đảm bảo ít ảnh hưởng nhất đến các hệ sinh thái cần bảo vệ (San hô, Cỏ biển, khu bảo tồn thiên nhiên, …) và hoạt động bình thường của các đối tượng xung quanh như: khu dân cư ven biển, các công trình trên biển, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, hoạt động hàng hải, an ninh - quốc phòng
- Đảm bảo sau khi nhận chìm, sự thay đổi địa hình đáy biển khu vực này không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải;
1.1.5.2 Khoảng cách từ dự án đến các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Khu vự Dự án cách khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu khoảng 13 km về phía Tây và cách khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú khoảng 25 km về phía Đông Bắc