1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOP ( 9,5 điểm )

56 47 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG (7)
    • I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀN HELIOSCOP (7)
      • 1.1 KHÁI NIỆM (7)
      • 1.2 NGƯỜI DÙNG PHẦN MỀN HELIOCOP (9)
      • 1.3 TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀN HELIOSCOPE (9)
    • II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (10)
      • 2.1. TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA VIỆT NAM (11)
      • 2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM (14)
      • 2.3. GIỚI THIỆU PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (17)
      • 2.4. INVERTER (25)
  • CHƯƠNG 2 DÙNG HELIOSCOP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN MẶT TRỜI 62kW (30)
    • I. TỔNG QUAN (30)
      • 1.1 KHẢO SÁT KHU VỰC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI (30)
      • 1.2. VỊ TRÍ CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ (30)
      • 1.3 MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ (31)
      • 1.5. SỐ LIỆU THIẾT KẾ DỰ ÁN (32)
      • 1.6. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA DỰ ÁN (32)
      • 1.7 CẤU TRÚC HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (34)
      • 1.8. CẤU TRÚC LẮP ĐẶT (36)
    • II. BÁO CÁO SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT TRONG ỨNG DỤNG HELIOSCOP (39)
      • 2.1 SỐ LIỆU HỆ THỐNG (39)
      • 2.2 SẢN XUẤT ĐIỆN HÀNG THÁNG (41)
      • 2.3 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THẤT THOÁT HỆ THỐNG (43)
      • 2.4 SẢN XUẤT HÀNG NĂM (45)
      • 2.5 BẢN ĐỒ MÀU ĐỔ BÓNG (46)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (53)
    • I. KẾT LUẬN (53)
    • II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

Thiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOP Thiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOPThiết kế hệ thống điện cung cấp điện 62kW bằng ứng dụng HELOSCOP

GIỚI THIỆU CHUNG

GIỚI THIỆU PHẦN MỀN HELIOSCOP

Helioscope là một phần mềm thiết kế hệ thống điện mặt trời chuyên nghiệp, được phát triển bởi công ty Heliogen.

Hình 1 Phần mền helioscope

Phần mềm này cung cấp các tính năng toàn diện để thiết kế, mô phỏng và tối ưu hóa hệ thống điện mặt trời, bao gồm:

 Bố trí tấm pin mặt trời: Helioscope cung cấp một thư viện rộng lớn các tấm pin mặt trời từ các nhà sản xuất khác nhau, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và bố trí tấm pin phù hợp với nhu cầu của mình.

 Phân tích màu: Helioscope sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp người dùng hình dung được hệ thống điện mặt trời sẽ trông như thế nào sau khi lắp đặt.

 Xuất sơ đồ một sợi: Helioscope có thể xuất sơ đồ một sợi của hệ thống điện mặt trời, giúp người dùng dễ dàng thi công và vận hành hệ thống.

 Thư viện thành phần 45.000 đối tượng: Helioscope cung cấp một thư viện rộng lớn các đối tượng, bao gồm các tấm pin mặt trời, bộ hòa lưới, inverter, thiết bị chống sét, giúp người dùng dễ dàng xây dựng mô hình hệ thống điện mặt trời của mình.

 Sửa đổi thiết kế nhanh: Helioscope cho phép người dùng dễ dàng sửa đổi thiết kế hệ thống điện mặt trời, giúp tối ưu hóa hiệu suất và chi phí của hệ thống.

1.2 NGƯỜI DÙNG PHẦN MỀN HELIOCOP

Phần mềm Helioscope được sử dụng cho các đối tượng sau:

 Các kỹ sư, nhà thiết kế, nhà tư vấn năng lượng mặt trời: Helioscope là một công cụ thiết kế mạnh mẽ và dễ sử dụng, giúp các kỹ sư, nhà thiết kế, nhà tư vấn năng lượng mặt trời có thể thiết kế hệ thống điện mặt trời hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 Các chủ đầu tư, hộ gia đình: Helioscope giúp các chủ đầu tư, hộ gia đình dễ dàng hình dung được hệ thống điện mặt trời của mình sẽ trông như thế nào và ước tính được chi phí đầu tư.

1.3 TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀN HELIOSCOPE

Một số tính năng chính của Helioscope bao gồm:

 Bố trí tấm pin mặt trời

 Xuất sơ đồ một sợi

 Thư viện thành phần 45.000 đối tượng

 Sửa đổi thiết kế nhanh

 Thiết kế không giới hạn

 Công cụ vẽ bằng máy tính (CAD)

 Ước tính sản lượng năng lượng mặt trời

 Biểu đồ tổn thất năng lượng hệ thống

 Chia sẻ bằng một lần nhấp

 Tích hợp tô bóng SketchUp

 Hệ thống lên tới 5MW

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Năng lượng mặt trời là nguồn sạch, to lớn, vô tận, có ở khắp nơi mà chúng ta có thể khai thác Nó mang lại nhiều giá trị cho con người Những năm gần đây các nước trên thế giới đang cùng nhau khai thác và đưa nguồn năng lượng sạch này vào sử dụng Quá trình khai thác không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến môi trường Mà ngược lại năng lượng mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích khác.

Mặt trời luôn phát ra một nguồn năng lượng khổng lồ và một phần nguồn năng lượng đó truyền bằng bức xạ đến trái đất chúng ta Trái đất và Mặt trời có mối quan hệ chặt chẽ, chính bức xạ mặt trời là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Hình 2 Năng lượng xanh Điện mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người tận dụng và đưa vào sử dụng được Đặc biệt đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và chúng ta có thể khai thác thoải mái mà không bao giờ sợ cạn kiệt. Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mà còn mang lại vô vàn các tác dụng tích cực khác.

Phương pháp chủ động sử dụng các thiết bị đặc biệt để thu giữ bức xạ nhiệt mặt trời và sử dụng cho hệ thống quạt và máy bơm để phân phối nhiệt.

Trong hai cách thì khai thác năng lượng mặt trời bằng phương pháp thụ động có lịch sử dài hơn hẳn trong khi phương pháp chủ động mới phát triển từ thế kỷ 2.

2.1 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA VIỆT NAM

Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có tiềm năng năng lượng mặt trời rất lớn Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam được ánh sáng mặt trời suốt cả năm và có khả năng phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời.

Theo các chuyên gia, tiềm năng của Việt Nam trong việc sử dụng năng lượng mặt trời là vô cùng khổng lồ Với diện tích đất rộng và số giờ ánh sáng mặt trời hàng ngày, việc tận dụng nguồn năng lượng này có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn điện hóa thạch và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Hình 3 Tốc độ tăng trưởng điện tái tạo đến năng 2018

Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện những bước tiến quan trọng để phát triển điện mặt trời Các công ty và tổ chức đã xây dựng những công trình điện mặt trời quy mô lớn, góp phần vào sản xuất điện sạch cho quốc gia.

Với tiềm năng to lớn của Việt Nam trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, chúng ta có thể thấy rõ tiềm năng phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này Việc đầu tư và phát triển nguồn điện mặt trời không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn giúp tạo ra nguồn điện bền vững và ổn định cho quốc gia.

Hình 4 Cơ cấu phát điện của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại ViệtNam Trung bình, tông bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ ngày ở các tỉnh miền Bắc Từ dưới vì tuyến 17(từ Quảng Trị trở vào), bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ôn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này khoảng 2000-2600 giờ.

Hình 5 Bức xạ nhiệt ở Việt Nam

Hình 6 Bảng bức xạ nhiệt theo các vùng

Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, và các vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có tiềm năng NLMT khả lớn:

 Tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình khỏang 4 kWh/m²/ngày.

Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1800 - 2100 giờ. Ở miền Nam, các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng NLMT rất tốt và phân bổ đồng đều trong suốt cả năm Trừ những ngày mưa rảo thì có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng NLMT dề sản xuất điện:

 Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000-2600 giờ.

 Tổng sản lượng bức xạ nhiệt trung bình khoảng > 5 kWh/m²/ngày.

2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Tiềm năng về sử dụng năng lượng mặt trời lý thuyết được đánh giá khoảng 6,78 triệu kWh/năm(43,9 tỷ TOE/năm) Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam tập trung vào một số lĩnh vực như cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện ở quy mô nhỏ: sấy, nấu ăn, chưng cất nước ở quy mô thử nghiệm nhỏ, chưa đáng kể.

Dù có tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam rất lớn, tuy nhiên đến hiện tại việc khai thác và đưa vào sử dụng ngành năng lượng này còn chưa đáng kể Đến mãi năm 2014 nước ta mới có dự án điện mặt trời lớn đầu tiên Đó chính là nhà máy quang năng Hội An, Côn Đảo với tổng đầu tư 140,000 Euro.

Dự án này đã được hoàn thành nổi lưới vào điện lực Côn Đảo vào tháng 12/2014.

Theo thống kê, cho đến nay, cả nước mới có khoảng 60 hệ thống đun nước nóng bằng NLMT tập thể được lắp đặt, phục vụ được cho khoảng 5.000 gia đình Trong đó, khoảng 95% được lắp đặt sử dụng ở khu vực thành thị, 5% sử dụng nông thôn Đối tượng lắp đặt và sử dụng chủ yếu là các hộ gia đình chiếm khoảng 99%, 1% còn lại cho các đối tượng khác như: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế, khách sạn, trường học, nhà hàng.

DÙNG HELIOSCOP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN MẶT TRỜI 62kW

TỔNG QUAN

1.1 KHẢO SÁT KHU VỰC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

- Xác định vị trí đặt pin năng lượng mặt trời:

Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn phải cân nhắc vị trí của tấm pin Ta nên lắp mặt tấm pin hướng vuông góc với hướng chiếu của mặt trời Hướng tấm pin nên hướng về hướng Nam, đặt ở khu vực bán cầu Bắc, độ dốc phụ thuộc vào vĩ độ khu vực lắp đặt Hãy tránh những hướng có vật cản tạo bóng che lên tấm pin, loại bỏ vật cản nếu cần thiết

Lưu ý: Mưa hoặc gió làm bụi bẩn bám trên tấm pin, hiện trạng mái nhà,… việc lắp cho tấm pin nghiêng khoảng 10 – 15 độ sẽ tạo độ dốc phù hợp khiến nước mưa cuốn trôi bụi bẩn và đảm bảo các yêu cầu an toàn kết cấu.

1.2 VỊ TRÍ CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ Đối tượng thiết kế là toà nhà B1, toàn nhà 3 tầng của Đại học Vinh Cơ sở1: 182 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An.

Hình 19 Dãy nhà B1 Đại Học Vinh

 Loại dự án: Thiết kế hệ thống cung điện mặt trời 62kw

 Diện tích lắp đặt : Khoảng 340 m2

1.3 MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ

 Đáp ứng nhu cầu điện năng một phần cho hệ thống tải tiêu thụ của nhà xưởng hoạt động với hệ thống pin mặt trời.

 Giảm trừ và đối trừ điện năng tiêu thụ từ lưới điện xuống.

 Làm tiền đề để thúc dây sử dụng năng lượng tái tạo & tiết kiệm năng lượng trong khu vực.

 Nâng cao hình ảnh của trường học hiện đại với tinh thần hưởng tới tương lai, đi đầu công nghệ.

 Giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.

 Là mô phỏng thực tế cho sinh viên học tập và nghiên cứu về năng lượng mặt trời.

Vị trí lắp đặt hệ thống là trên mái nhà là Tòa nhà B1 của Đại học Vinh , từ hình ảnh vệ tinh của Google Map không có trở ngại về mặt bằng triển khai và thi công công trình Không bị che bởi bóng râm từ các tòa nhà và cây cối xung quanh.

1.5 SỐ LIỆU THIẾT KẾ DỰ ÁN

Công suất thiết kế : 62,2 KW

Biến tần Omnik đầu vào: 5.0 kw ( 1 chiếc)

Giá đỡ: Khung cố định

Hình 20 Công trình trong phần mền mô phỏng Helioscop

1.6 THIẾT BỊ CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1 Pin năng lượng mặt trời

Hình 21 Pin năng lượng mặt trời dự án

✓ Bảo hành sản phẩm 10 năm, bảo hành hiệu năng 25 năm

✓ Khả năng chịu áp lực gió 244kg/m2

✓ Khối lượng không khí AM = 1,5.

✓ Công nghệ Đức, chuyên dùng cho hệ nối lưới 1 pha

✓ Bảo hành sản phẩm 5 năm

✓ Khả năng chịu điện áp DC lên đến 590V, dòng điện DC lên đến 18A

✓ Công suất cực đại 5 kw, dòng điện AC max lên đến 23A

1.7 CẤU TRÚC HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hình 23 Cấu trúc hệ thống điện mặt trời hòa lưới không dự trữ

Hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới hoạt động theo một quy trình chi tiết, từ ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm mái nhà đến cung cấp năng lượng cho các ngôi nhà và doanh nghiệp Đầu tiên, ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm pin mặt trời trên mái nhà và kích thích quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều (DC) Dòng điện một chiều này sau đó được đưa đến bộ biến tần, tại đây nó được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC), loại điện thường được sử dụng trong gia đình và doanh nghiệp Dòng điện xoay chiều sau đó được truyền tới đồng hồ chính để đo lượng điện sử dụng trong nhà Nếu hệ thống năng lượng mặt trời sản xuất nhiều điện hơn lượng điện mà ngôi nhà sử dụng thì lượng điện dư thừa sẽ được đưa trở lại lưới điện Lượng điện này được đo bằng đồng hồ đặc biệt và ghi lại lượng điện được đưa vào lưới điện.Ngược lại, nếu ngôi nhà đang sử dụng nhiều điện hơn mức hệ thống năng lượng mặt trời sản xuất, lưới điện sẽ cung cấp thêm điện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của ngôi nhà.Bằng cách này, hệ thống tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dùng.

Hình 24 Cấu trúc hệ thống điện mặt trời hòa lưới không dự trữ trong phần mền mô phỏng Helioscop

Các bước lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà như sau:

1 Chọn vị trí lắp đặt pin năng lượng mặt trời Vị trí lý tưởng là nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, không bị che khuất bởi các vật thể khác.

Hình 25 Cấu trức lắp đặt pin năng lượng mặt trời

2 Lắp đặt khung giá đỡ pin năng lượng mặt trời Khung giá đỡ phải được lắp đặt chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Hình 26 Cấu trức lắp đặt pin năng lượng mặt trời

3 Lắp đặt pin năng lượng mặt trời lên khung giá đỡ Lưu ý lắp đặt các tấm pin theo hướng Nam, nghiêng một góc từ 20 đến 30 độ.

Hình 27 Cấu trức lắp đặt pin năng lượng mặt trời

4 Kết nối các tấm pin với bộ chuyển đổi điện Bộ chuyển đổi điện sẽ biến đổi dòng điện một chiều (DC) từ pin thành dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng cho các thiết bị điện trong nhà.

Hình 28 Cấu trức lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Chú ý khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời :

 Nên lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời bởi các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

 Nếu tự lắp đặt, cần tìm hiểu kỹ các quy trình và hướng dẫn lắp đặt.

 Đảm bảo lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời đúng cách để tránh các nguy hiểm do điện gây ra.

 Đối với hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà, cần đảm bảo mái nhà có khả năng chịu tải của hệ thống.

 Đối với hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mặt đất, cần đảm bảo nền đất đủ chắc chắn để chịu tải của hệ thống.

 Nên vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.

BÁO CÁO SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT TRONG ỨNG DỤNG HELIOSCOP

Hình 29 Số liệu hệ thống

Bảng dữ liệu bao gồm các thông tin sau:

 Bảng tên mô-đun DC: Công suất định mức của các mô-đun quang điện DC của hệ thống, là 62,2 kW.

 Bảng tên AC biển: Công suất định mức của bộ biến tần AC của hệ thống, là 53,3 kW.

 Tỷ số tài: Tỷ lệ giữa công suất định mức của bộ biến tần AC và công suất định mức của các mô-đun quang điện DC, là 1,17.

 Sản xuất hàng năm: Sản lượng điện dự kiến của hệ thống mỗi năm, là 72,3 MWh.

 Tỷ suất năng suất: Tỷ lệ giữa sản lượng điện thực tế của hệ thống và sản lượng điện dự kiến, là 76,6%.

 kWh/kWp: Hiệu suất năng lượng của hệ thống, là 1.162,8 kWh/kWp.

 Bộ dữ liệu thời tiết: Bộ dữ liệu thời tiết được sử dụng để mô phỏng sản lượng điện của hệ thống, là TMY, Lưới 10km, meteonorm.

Thông tin trong bảng dữ liệu này cho thấy hệ thống điện mặt trời này có khả năng sản xuất 72,3 MWh điện mỗi năm Tỷ suất năng suất của hệ thống là 76,6%, cao hơn mức trung bình của các hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam (khoảng 70%) Điều này có nghĩa là hệ thống này sẽ sản xuất nhiều điện hơn so với các hệ thống khác có cùng công suất.

Hiệu suất năng lượng của hệ thống là 1.162,8 kWh/kWp, cũng cao hơn mức trung bình của các hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam (khoảng 1.100 kWh/kWp) Điều này có nghĩa là hệ thống này sẽ sử dụng hiệu quả hơn năng lượng mặt trời so với các hệ thống khác.

Hệ thống này có khả năng sản xuất đủ điện để đáp ứng nhu cầu của một hộ gia đình trung bình và có hiệu suất năng lượng cao.

2.2 SẢN XUẤT ĐIỆN HÀNG THÁNG

Hình 30 Sản lượng điện hàng tháng

Bảng dữ liệu này cho thấy sản lượng điện (kWh) của một tòa nhà B1 của Đại học Vinh, trong 12 tháng.

Theo bảng, sản lượng điện trung bình hàng tháng của tòa nhà B1 là 6.025 kWh Sản lượng điện cao nhất vào khoảng là 7.600 kWh vào tháng 5 và tháng 7

Hình 31 Sản lượng điện tháng 5

Hình 32 Sản lượng điện tháng 7

Sản lượng điện thấp nhất vào khoảng là 4.200 kWh vào tháng 2 và 12.

Hình 33 Sản lượng điện tháng 2

Hình 34 Sản lượng điện tháng 12

 Tổng sản lượng điện: Tổng sản lượng điện của tòa nhà trong 12 tháng là 72.300 kWh.

Dưới đây là một số khuyến nghị để tòa nhà có thể tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo:

 Tăng cường lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo như hệ thống năng lượng mặt trời và hệ thống năng lượng gió.

 Tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng tái tạo từ bên ngoài.

 Thiết kế tòa nhà sao cho hiệu quả năng lượng hơn.

Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp tòa nhà giảm thiểu chi phí năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần vào việc đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

2.3 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THẤT THOÁT HỆ THỐNG

Hình 35 Các nguyên nhân gây thất thoát hệ thống

Bức ảnh là một biểu đồ tròn cho thấy các nguyên nhân gây thất thoát hệ thống Biểu đồ tròn được chia thành 8 phần, với mỗi phần đại diện cho một nguyên nhân gây thất thoát.

Phần lớn nhất của biểu đồ, chiếm 13,4%, là nhiệt độ Điều này có nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu suất của hệ thống Các nguyên nhân gây thất thoát khác bao gồm:Inverter: 4,0%

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống quang điện bằng cách giảm dòng điện và điện áp của các mô-đun quang điện Điều này là do nhiệt độ làm tăng điện trở trong các mô- đun, khiến chúng khó truyền dòng điện hơn.

Các nguyên nhân gây thất thoát khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống quang điện Ví dụ, phản xạ có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào các mô-đun, trong khi cắt xén có thể xảy ra khi các mô-đun bị che khuất bởi các vật thể xung quanh.

Biểu đồ tròn này có thể được sử dụng để hiểu các nguyên nhân gây thất thoát hệ thống và cách giảm thiểu chúng Ví dụ, để giảm thiểu tác động của nhiệt độ, có thể sử dụng các mô- đun quang điện được thiết kế để hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ cao Ngoài ra, có thể sử dụng các hệ thống làm mát để giúp giảm nhiệt độ của các mô-đun.

Hình 36 Sản lượng điện hàng năm

Một bảng hiển thị dữ liệu liên quan đến sản lượng hàng năm, bức xạ, năng lượng, chỉ số nhiệt độ và chỉ số mô phỏng Nó có vẻ như là từ một giao diện phần mềm được sử dụng để giám sát hoặc phân tích sản xuất năng lượng mặt trời.

Bảng được chia thành các phần: Bức xạ (kWh/m²), Năng lượng (kWh), Chỉ số nhiệt độ và Chỉ số mô phỏng Mỗi phần chứa các mô tả cụ thể và các giá trị đầu ra và phần trăm thay đổi delta tương ứng

2.5 BẢN ĐỒ MÀU ĐỔ BÓNG

Hình 37 Nhiệt năng lượng mặt trời dự án

Hình 38 Nhiệt năng lượng nhìn theo hướng đông nam Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá tác động của đổ bóng lên các bảng quang điện.

Khi một bảng quang điện bị đổ bóng, lượng năng lượng mặt trời nhận được giảm đi, dẫn đến giảm hiệu suất của hệ thống Shading heatmap giúp minh họa cách mức độ đổ bóng thay đổi theo thời gian và vị trí trên bảng quang điện.

Thông thường, màu sắc trên heatmap thường biểu thị mức độ đổ bóng, với mức độ đổ bóng càng cao thì màu sắc càng tăng Điều này giúp nhìn nhận tổng thể về tình trạng của hệ thống và có thể làm cơ sở cho việc tối ưu hóa cài đặt hoặc vận hành của các bảng quang điện để tối đa hóa hiệu suất năng lượng.

Từ 2 hình trên cho thấy các tấm pin năng lượng mặt trời hoạt động khá tốt.

Hình 39.Bảng phương pháp cải tiến

Bảng sau công cấp các thông tin sau:

1 Mô Hình Chuyển Đổi (Transposition Model):

Mô hình này là một công cụ toán học hoặc thuật toán được ứng dụng để chuyển đổi thông tin về bức xạ mặt trời từ một bề mặt (ví dụ: phẳng ngang) sang một bề mặt khác (ví dụ: mặt của mảng - POA) Quy trình này giúp xem xét độ nghiêng và hướng của tấm pin mặt trời.

Trong bảng này, mô hình Solar Angle Source (Nguồn Góc Mặt Trời) định nghĩa nguồn hoặc phương pháp được áp dụng để tính toán các góc mặt trời Các góc như góc zenit và góc azimuth mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu vị trí cụ thể của mặt trời trên bầu trời tại một địa điểm và thời điểm nhất định.

2 Nguồn Góc Mặt Trời (Solar Angle Source):

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w