Kostem TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HỒNG NGỌC DƯƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG NGỌC DƯƠNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN
(Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostem) TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG NGỌC DƯƠNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN
(Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostem) TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 8.62.02.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thoa
Thái Nguyên - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rừng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận ăn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 09 năm 2023
Tác giả luận văn
Hoàng Ngọc Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn loài Nghiến (Burretiodendron
tonkinense ( A.Chev.) Kostem) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành theo chương trình Đào tạo Sau đại học của
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên khóa 29 (2021- 2023)
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, cán bộ, nhân viên tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu ngoại nghiệp
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phéo tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Thoa (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, Hạt kiểm Lâm huyện Bắc Sơn, Bình Gia đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2023
Tác giả
Hoàng Ngọc Dương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.1 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học 3
1.1.2 Nghiên cứu về chi Nghiến: Burretiodendron 3
1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 6
1.2.1 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 6
1.2.2 Nghiên cứu về loài Nghiến ở Việt Nam 8
1.3 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 10
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 13
1.4 Thảo luận 15
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 17
2.2 Nội dung nghiên cứu: 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 17
Trang 62.3.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc 17
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 18
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Đặc điểm hình thái cây Nghiến 25
3.1.1 Đặc điểm hình thái thân 25
3.1.2 Đặc điểm hình thái lá 26
3.1.3 Đặc điểm hình thái hoa, quả 27
3.2 Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ 28
3.2.1 Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật 28
3.2.2 Đặc điểm cấu trúc tổ thành 32
3.3 Đặc điểm tầng cây tái sinh 37
3.3.1 Tổ thành cây tái sinh 37
3.3.2 Mật độ cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng 39
3.3.3 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 41
3.3.4 Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao 42
3.3.5 Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng 43
3.4 Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến tại Khu Bảo tồn Loài sinh cảnh Bắc Sơn, Lạng Sơn 45
3.4.1 Hiện trạng bảo tồn 45
3.4.2 Các mối đe dọa đến loài Nghiến 45
3.5 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến tại Bắc Sơn 49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
1 Kết luận 53
2 Tồn tại 54
3 Khuyến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 59
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kích thước loài cây Nghiến điều tra 26
Bảng 3.2 Thông tin điều tra trên các ô tiêu chuẩn tại Bắc Sơn 32
Bảng 3.3 Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của lâm phần và loài Nghiến 33
Bảng 3.4 Tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến phân bố 34
Bảng 3.5 Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Nghiến phân bố 36
Bảng 3.6 Tổ thành tầng cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn ở Bắc Sơn 37
Bảng 3.7 Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 40
Bảng 3.8 Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc tái sinh 41
Bảng 3.9 Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao 42
Bảng 3.10 Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng 43
Bảng 3.11 Thống kê tình hình vi phạm Luật lâm nghiệp từ 2020-2023 tại Hạt kiểm Lâm Bắc Sơn 47
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 01 Đặc điểm hình thái thân cây Nghiến ở Bắc Sơn 25
Hình 02 Đặc điểm hình thái lá Nghiến tại Bắc Sơn 27
Hình 03 Đặc điểm hình thái hoa, quả Nghiến tại Bắc Sơn 28
Hình 04 Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi đá 30
Hình 05 Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi đất 31
Hình 06 Nghiến tái sinh tại Khu bảo tồn Bắc Sơn, Lạng Sơn 39
Hình 07 Khai thác gỗ Nghiến tại Lạng Sơn những năm 1990 46
Hình 08 Tình trạng vận chuyển gỗ Nghiến tại Bắc Sơn năm 2014 46
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Hoàng Ngọc Dương
Tên luận văn: Nghiên cứu giải pháp bảo tồn loài Nghiến (Burretiodendron
tonkinense (A.Chev.) Kostem) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 8.62.02.11 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được một số đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài Nghiến Xác định được hiện trạng bảo tồn loài Nghiến trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, phương pháp điều tra thu thập
số liệu trên các ô tiêu chuẩn điển hình; phương pháp chuyên gia; phương pháp đánh giá nhanh nông thôn; phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến được thực hiện tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, kết quả điều tra theo tuyến và theo 12 ô tiêu chuẩn trên với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000 m2, cho thấy: Thành phần loài cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn biến động từ 17-27 loài, thành phần loài cây tái sinh biến động từ 8-19 loài Nhóm loài cây ưu thế tham gia công thức tổ thành tầng cây gỗ có từ có từ 3-8 loài, tầng cây tái sinh
có từ 4-8 loài Ở tầng cây cao, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành của 7 OTC, tầng cây tái sinh, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành ở 8 OTC Mật
độ trung bình tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến phân bố là 480-600 cây/ha, mật
độ loài trung bình loài Nghiến từ 10-70 cây/ha Mật độ cây tái sinh của rừng trung bình là 3307±1010 cây/ha, mật độ loài Nghiến tái sinh trung bình là 260±164 cây/ha Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng đạt 41,74±18,28 % Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao
>1m nhưng loài Nghiến phân bố ở cấp chiều cao <0,5m, cây tái sinh có phân
Trang 10bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng Các mối đe dọa đến loài Nghiến: Khai thác gỗ, lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ, lửa rừng, nhận thức của cộng đồng còn thấp, ảnh hưởng của kinh tế thị trường Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài nghiến
Trang 11THESIS ABSTRACT Master of Science: Hoang Ngoc Duong
Thesis title: Research on conservation solutions for Burretiodendron
tonkinense (A.Chev.) Kostem) at Bac Son Species and Habitat Conservation Area, Lang Son province
Major: Forest Resource Management Code: 8.62.02.11
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
Main findings and conclusions:
The results of the study on silvicultural characteristics of Burretiodendron tonkinense (B.tonkinense) were carried out at Bac Son Species and Habitat Conservation Area, Lang Son province, The results of the survey by transects and by 12 plots (the area of each plot is 1000 m2), showed that: The species composition of trees in the plots varied from 17 to 27 species, the composition of regenerated trees varied from 8 to 19 species The dominant species in the woody species layer and the regeneration tree layer consisted of 3-8 species and 4-8 species, respectively In the woody species
layer, B.tonkinense is present in the composition of 7 plots, and B.tonkinense
is present in the composition of 8 plots in the regeneration layer The average density of the woody species layer where the species was distributed was 480-
Trang 12600 trees/ha, and the average density of B.tonkinense species was from 10-70
trees/ha The average density of regenerated trees in the medium forests is
3,307±1,010 trees/ha, and the average density of regenerated B.tonkinense
species is 260±164 trees/ha The rate of prospecting regenerated trees in the forests reached 41.74±18,28 % Regenerated trees are mainly derived from seeds, concentrated mainly at the height level of >1m, but the species of
B.tonkinense is distributed at a height level of <0.5m, and regenerated trees in the forests are randomly distributed in the forest floor layer Threats to the species: Timber exploitation, land encroachment to expand cultivated areas, non-timber forest product exploitation activities, forest fires, low community awareness, influence of the market economy These research results are the basis for proposing solutions to conserve and develop the species
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Bắc Sơn được thành lập theo Quyết Định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng chính phủ Tại Quyết định số 2447/QĐ-UBND, ngày 30/11/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng tỉnh Lạng Sơn và Quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng Mẫu Sơn, Bắc Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến
2030, với tên gọi là: Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Bắc Sơn, có tổng diện tích
tự nhiên là 936,75 ha do Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Sơn, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn quản lý Hệ sinh thái khu rừng đặc dụng Bắc Sơn là
hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có giá trị cao về đa dạng sinh học, với các loài động vật, thực vật phong phú như: Cầy hương, cầy vằn, cầy hôi, rắn hổ mang, gà lôi, gà rừng; nghiến, lý, re, mạy tèo, đinh là loài hẹp sinh cảnh, chỉ sống ở núi đá vôi có độ cao 400 - 1000 mét so với mặt nước biển, nơi có độ dốc lớn và hiểm trở, có nhiều cảnh quan đẹp với hệ thống hang động, suối ngầm Với các loài thực vật quý hiếm điển hình trên núi đá vôi mọc rải rác
hoặc thành từng đám như Nghiến (burretiondendron tonkinense), Trai Lý
(Garcinia fagraeoides),.
Do không đủ điều kiện thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Sơn thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Bắc Sơn theo văn bản số 12/SNN-KHTC ngày 04/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn về việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng đặc dụng Mẫu Sơn và rừng đặc dụng Bắc Sơn
Nghiến (Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostern) là một trong
những loài thực vật quý hiếm điển hình cho hệ sinh thái rừng núi đá vôi, loài này có vùng phân bố rộng, song do có giá trị kinh tế cao nên đã bị khai thác trái phép một cách tận diệt đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa Hiện nay loài này còn phân bố ở một số nơi được bảo vệ nghiêm ngặt trong các Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, nhưng tại những nơi này chúng cũng vẫn tiếp tục
Trang 14bị khai thác trộm Loài Nghiến đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức độ đe dọa bậc EN trong Sách đỏ Việt Nam, 2007; nhóm IIA tại nghị định 84/2021/NĐ-CP Lạng Sơn thì chưa có, vì vậy cơ sở khoa học để bảo
tồn loài Nghiến tại đây còn hạn chế Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu bảo tồn loài Nghiến (Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostern) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Nghiến tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn
- Xác định được hiện trạng bảo tồn loài Nghiến trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Việc thực hiện đề tài này sẽ cung cấp số liệu đầy đủ, hệ thống về đặc điểm lâm học, phân bố và hiện trạng của loài Nghiến tại Bắc Sơn Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát triển loài nghiến tại khu vực nghiên cứu
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan của các giảng viên, nghiên cứu viên, học viên cao học, sinh viên,… của các chuyên ngành Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, Sinh học, Sinh thái Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu giúp cho khu bảo tồn xây dựng kế hoạch, giải pháp bảo tồn và phát triển cụ thể xuất phát từ hiện trạng phân bố của loài Nghiến tại khu bảo tồn
4 Những đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh thái, xây dựng bản đồ phân bố và giải pháp bảo tồn loài Nghiến – một loài thực vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị đe dọa cao tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học trên Trái đất vẫn đang suy giảm với tốc độ ngày càng nhanh hơn Hơn 1 triệu loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cận kề Các hoạt động của con người làm cho 75% bề mặt đất và 66% diện tích đại dương
bị thay đổi mạnh mẽ Trên hành tinh của chúng ta hiện có khoảng 30 triệu loài sinh vật và giữa chúng có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, thậm chí dựa vào nhau
mà sống, loài này là thức ăn của loài kia Con người với các hoạt động của mình đã đẩy rất nhanh tốc độ tuyệt chủng của nhiều giống loài
Trong những năm qua, hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới ngày càng gia tăng Tuy nhiên, để việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đạt hiệu quả như mong muốn vẫn còn là thách thức lớn tại nhiều nơi trên thế giới Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1872 tại Mỹ, đến năm 1993, toàn thế giới có tất cả 8.619 khu bảo tồn, đến năm
2003, trên toàn thế giới có 102.102 khu bảo tồn (Kalemani Jo Mulongoy and Stuart Chape, 2004); Stuart Chape và cs, 2003) Đây cũng là định hướng mà tất cả các quốc gia tuân thủ Những kinh nghiệm bảo tồn của nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công sẽ là những bài học tốt để chúng ta có thể tham khảo, khắc phục những hạn chế, từ đó áp dụng một cách khôn khéo và linh hoạt
1.1.2 Nghiên cứu về chi Nghiến: Burretiodendron
Chi Burretiodendron trước đây được xếp trong họ Tiliaceae, sau đó nó được APG xếp vào họ Malvaceae Chi này có các loài:
Burretiodendron brilletii Kosterm.: Kiêng, quang
Burretiodendron esquirolii (H Lév.) Rehder
Trang 16Burretiodendron hsienmu W.Y Chun & F.C How
B hsienmu: Phân bố ở Trung Quốc
B tonkinense: ở miền bắc Việt Nam và Quảng Tây, Vân Nam
Burretiodendron kydiifolium Y.C Hsu & R Zhuge
Burretiodendron obconicum W.Y Chun & F.C How
Burretiodendron siamense Kosterm
Burretiodendron yunnanense Kosterm
Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Bông (Malvaceae), theo tiếng Trung Quốc gọi là Xianmu (Wang Xianpu, Jin
Xiaobai, Sun Chengyong (1986) Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với
nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Burretiodendron
tonkinense (Gagnep.) Kosterm.; Burretiodendron tonkinensis Kosterm.;
Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian; Pentace
tonkinensis A.Chev (danh sách thực vật trực tuyến TPL website: Theplantlist.org)
Trong Sách đỏ thế giới (IUCN), Nghiến ở bậc EN (đang có nguy cơ bị
đe dọa) Nghiến có ở Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan, trong đó, Trung Quốc là nước có nhiều Nghiến phân bố Đây là loài
có sinh trưởng chậm sống trong các khu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi
đá vôi, thích hợp đất ẩm nhưng thoát nước, đây là một trong những loài cây
có giá trị kinh tế của Trung Quốc Từ những năm 1984, các nghiên cứu đều
đã cho thấy tình trạng khai thác Nghiến tại Trung Quốc rất nghiêm trọng
Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến,
A.J.G.H Kostermans (1961) trong nghiên cứu về chi Burretiodendron đã mô
tả đặc điểm hình thái 7 loài, trong đó có loài Nghiến Nghiến là cây gỗ lớn, vỏ màu xám, dầy đến 1cm, bong mảng lớn Hoa màu trắng, hoa đơn tính, quả nang hình elip, dài 5,5cm, rộng 3,5cm, nhẵn, hạt dài 1cm
Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) trong báo cáo
Trang 17“Burretiodendron hsienmu Chun & How: Đặc điểm sinh thái học và bảo vệ
loài” đã khẳng định: Nghiến là một loài cây gỗ lớn Nghiến có thể cao tới 40
m, thân tròn, thẳng, gốc có bạnh vè Cuống lá dài 3,5 - 6,5 cm, mặt lá màu xanh, hình cầu, hình trứng hoặc elip, kích thước (8-14) × (5-8) cm, nhẵn, bóng, khi già có màu vàng - nâu, nách gân lá có tuyến và có túm lông, có 3 gân gốc, đỉnh lá nhọn, đuôi lá hình tim Trong tự nhiên, những cây Nghiến lâu năm thường có bạnh vè, đường kính ngang ngực có thể phát triển đạt 1 - 3 m, hệ rễ dày, nổi lên bề mặt đá vôi và có khả năng vươn rộng hơn đường kính tán lá
Theo nghiên cứu của Wang Xianpu (1984), Nghiến là một loài cây đang trong tình trạng bị tổn thương, khai thác kiệt ở mức báo động Biện pháp thích hợp cần được tiến hành càng sớm càng tốt để bảo vệ và thúc đẩy tái sinh loài cây này, nếu không Nghiến sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong
tự nhiên
Ngoài ra nghiên cứu về Nghiến đã được một số tác giả đề cập đến như Chun Woon-young và How Foon-chew, 1956; Chiang Hong Ta và Mian Ru Huai, 1978; Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong, 1986; Li Zhiji và Wang Xianpu (1964), Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986); Li Shiying và cộng sự (1956); Hu Shunshi và cộng sự (1980); A.J.G.H Kostermans (1961); Ya Tang, Long-Hua Mao, Hui Gao (2005), Ban N.T (1998),… Các nghiên cứu đều tập trung làm rõ đặc điểm phân loại, phân bố, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học, giá trị cây Nghiến Trong đó một số tài liệu cũng đánh giá Nghiến là một loài cây gỗ đang trong tình trạng
bị khai thác kiệt quệ, nếu không có biện pháp bảo tồn thích hợp thì chúng có thể sẽ bị tuyệt chủng trong tự nhiên
Trên thế giới đã có khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu về loài Nghiến, năm 1918 A.Chew đã phát hiện và lấy tên khoa học loài là Pentace tokinensis, sau đó là sự nghiên cứu của Gagnep.(1943); Chun & How.(1956); (Gagnep.)
Trang 18Kosterm (1960); (Gagnep.) Chang& Miau,1978 đã giám định lấy tên loài Nghiến là Excentrodendron tonkinense đang được sử dụng rộng rãi đến nay Trên thực tế Nghiến phân bố ở rừng nhiệt đới điển hình nhiều nhất ở Trung Quốc Theo Li Shiyin et al (1956), Nghiến phát triển tốt trên núi đá vôi tinh khiết, thường trên các sườn dốc, trên đá trần hoặc đất nông, ngược lại nó không thể tồn tại trên các khu vực đồi núi nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại
đá có tính axit như sa thạch hoặc đá phiến sét, ngay cả khi có độ dốc nhẹ hoặc tầng đất sâu Ở phía Bắc khu vực nhiệt đới những cây đại thụ của loài này thường chiếm lĩnh các lớp trên của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, ở độ cao ưới 700m Nghiến thường mọc cùng với các loài cây nhiệt đới như Garcinia paucinervis, Drypetes pereticulata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum siense và Walsura robusta Ở miền cận nhiệt đới nơi có độ cao từ 700 đến 900 mét Nghiến vẫn tăng trưởng khá tốt và thường mọc hỗn giao với các loài cây cân nhiệt đới như Cinnamomum calcarea, Cryptocaria maclurei, Castanopis hainamensis
Wang Xianpu và cộng sự (1986) trong báo cáo “Burretiodendron hsienmu Chun & How: Its Ecology and Its Protection ” đã nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài và cho rằng Nghiến là một loài cây gỗ lớn, trong tự nhiên những cây nghiến khổng lồ thường có bạnh vè làm cho đường kính ngang ngực có thể phát triển từ 1-3 mét trên vùng núi đá vôi, với
hệ rễ dày nổi lên bề mặt đá và vươn rộng ra khỏi phạm vi tán lá Các chồi và
lá non có nhựa dính, lá cây trưởng thành dày, cứng, đầu nhọn dần; tán dày, cành nhánh phát triển mở rộng thường xuyên tạo thành bức khảm tận dụng tối
đa nguồn ánh sáng
1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, với diện tích 32.879.649 ha Chiều dài đất nước từ điểm cực bắc đến điểm cực nam là 1.650 km, chiều
Trang 19rộng thay đổi từ 600km ở phía Bắc đến chỗ hẹp nhất là 50km ở miền Trung
và miền Nam khoảng 200km Đất nước có 3.730 km đường biên giới Là đất nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, nhưng đã bị suy giảm mạnh Chính phủ cũng đã có những hành động, chiến lược trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học Chính vì vậy, nhiều văn bản Luật và dưới luật đã được ban hành, tham gia vào các công ước quốc tế Số lượng các khu rừng đặc dụng của Việt Nam không ngừng tăng lên gồm 156 khu, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng cũng có xu hướng tăng lên, độ che phủ rừng trên toàn quốc tính đến năm 2022 là 42,02%
Công tác bảo tồn nguồn gen động vật rừng, thực vật rừng được quan tâm nghiên cứu Đặc biệt đối với bảo tồn nguồn gen thực vật rừng, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), từ năm 1988, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chủ trì đề án bảo tồn nguồn gen cây rừng với sự hợp tác của Cục kiểm lâm, các Vườn quốc gia, các khu rừng cấm, các cơ sở nghiên cứu trong
và ngoài ngành Đề án đã xác định được chiến lược bảo tồn, các bước đi cần thiết trên cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa bảo tồn nguồn gen với bảo tồn thiên nhiên, giữa bảo tồn cây nông nghiệp với cây rừng
Theo thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam (Bộ
NN & PTNT, 2004), và phần trình bày khái quát và hệ thống của Hoàng Hòe,
2002 về công tác quản lý VQG và KBT hiện nay ở Việt Nam, kết hợp với những minh chứng và phân tích trên, có thể thấy số lượng các KBT ở nước ta tăng đáng kể và đã có quy hoạch và tiếp cận theo quan điểm hệ sinh thái Điều này rất quan trọng vì giữ được phần diện tích thích hợp để có thể đảm bảo duy trì ĐDSH trong nghiên cứu và phát triển sau này
Hiện nay có rất nhiều Bộ ngành cùng tham gia công tác bảo tồn ĐDSH trên các lĩnh vực khác nhau Các cơ quan này đều có chung mục đích là tham gia vào công tác bảo tồn ĐDSH nhưng mục tiêu lại khác nhau, gây ra nhiều bất cập, chồng chéo Cơ cấu tổ chức của các khu rừng đặc dụng chưa được
Trang 20thống nhất, do chức năng cũng như quyền hạn khác nhau nên sự quản lý của hai cấp cũng khác nhau, dẫn đến việc quản lý bị buông lỏng, các hoạt động bảo tồn dễ bị chệch mục tiêu Việc bố trí hệ thống và diện tích khu bảo tồn chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, sự phân chia ranh giới chưa hợp lý về lĩnh vực bảo tồn (Trần Thế Liên, 2002)
1.2.2 Nghiên cứu về loài Nghiến ở Việt Nam
Tên Khoa học: Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau
Chi: Excentrodendron
Loài: tonkinense Tên đồng nghĩa: Pentace tonkinensis A Chev, nom Nud;
Parapentace tonkinensis Gagnep, nom Inval; Burretiodendron tonkinensis
(Gagnep.) Kosterm; Burretiodendron hsienmu Chun & How,
Excentrodendron hsienmu auct, non (Chun & How) Chang & Miau
Theo Sinh vật rừng Việt Nam (2022), Nghiến có tên khoa học là
Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau, 1978, Pentace
tonkinensis A Chev 1918, Parapentace tonkinensis Gagnep 1943, nom inval., Burretiodendron hsienmu Chun & How, 1956; Burretiodendron
tonkinense (Gagnep.) Kosterm 1960 Họ: Đay Tiliaceae, Bộ: Bông Malvales Theo một số tài liệu có mô tả một số đặc điểm hình thái, phân bố của loài nghiến: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000); Sách đỏ Việt Nam (2007),… Nghiến là cây gỗ lớn, cây có thể cao 25-30 m, đường kính tới 140-150cm, thân tròn thẳng, vỏ màu xám, sau xám nâu, bong mảng Lá đơn mọc
Trang 21cách, phiến lá dầy, nách gân lá có tuyến và có túm lông Cuống lá dài 3,5 - 5
cm, hơi đỏ Lá non hơi dính Hoàng Kim Ngũ và cộng sự (2000) có nghiên cứu khá chi tiết về khả năng tái sinh của loài Nghiến trên núi đá vôi tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng Hay nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến tại khu vực Thuận Châu, Sơn La, Phàng Thị Thơm (2009) cũng cho thấy hiện nay nghiến đã bị khai thác chủ yếu còn lại các cây nhỏ, chúng thường phân bố cùng một số loài cây điển hình trên vùng núi đá vôi Trong Sách đỏ Việt Nam chúng được đánh giá: số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 70% Mức độ đe dọa EN A1a - d+2c, d
Phạm Quốc Hùng và các cộng sự (2010), Hứa Văn Thao, Phạm Văn Khang (2012); Nguyễn Thị Bích Ngọc (2009, 2010), đánh giá Nghiến có phân
bố tự nhiên khá rộng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam Nghiến có giá trị cung cấp gỗ là chủ yếu Gỗ nghiến được dùng để đóng đồ, các đồ thủ công mỹ nghệ được ưa chuộng Ngoài ra trên cây Nghiến còn có tầm gửi có công dụng để làm thuốc rất tốt, vỏ nghiến chứa tannin cũng được
sử dụng làm thuốc nhuộm Vỏ cây Nghiến đang sinh trưởng là môi trường sống lý tưởng cho tầm gửi Theo kinh nghiệm của người dân bản địa, tầm gửi trên cây Nghiến có nhiều ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,…và nhiều nơi khác trong cả nước
Nghiến mọc tự nhiên trên các vùng núi đá vôi của Việt Nam và Trung Quốc Tại Việt Nam, Nghiến phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn trên núi đá vôi có pH từ 6,2 – 7,2 Thường mọc tập trung thành quần thể ưu thế ở độ cao từ 800m trở xuống (Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên, 2000)
Theo phân loại mức độ nguy cấp của Việt Nam, Nghiến có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, cấp EN - nguy cấp (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007), thuộc nhóm IIA trong nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị định
Trang 2206/2019/NĐ-CP, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của chính phủ và bậc VU - sắp nguy cấp trong danh lục đỏ IUCN
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2009), Phàng Thị Thơm (2009) về đặc điểm phân bố Nghiến tại khu vực Sơn La cho thấy, Nghiến thường phân bố cùng với các loài: Lát hoa, Xương cá, Nhãn rừng, Mạy tèo, Cà muối, v.v…
Phàng Thị Thơm (2009) khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến tại khu vực Thuận Châu, Sơn La cho biết các cây Nghiến cổ thụ dường như bị khai thác, chủ yếu còn lại là những cây có đường kính nhỏ
Sách đỏ Việt Nam, (2007), Nghiến có hoa đơn tính, hoa đực có đường kính 1,5cm, đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thùy sâu, dài 1,5cm, cánh hoa 5, dài 1,3cm Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó, chỉ nhỉ dài 1 – 1,3cm, bao phấn hình bầu dục, dài 3mm Quả khô 5 cạnh giống quả khế, tự mở, đường kính 1,8cm
Ra hoa tháng 3 – 4, quả chín tháng 8 – 10 Cây ưa sáng, mọc trong các khu rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi có độ cao dưới 800m Tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng
Tại khu vực nghiên cứu, theo UBND xã Bắc Quỳnh và Hạt kiểm lâm huyện Bắc Sơn hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan đến loài Nghiến tại khu Bảo tồn loài sinh cảnh Bắc Sơn
1.3 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Bắc Sơn nằm trên địa phận hành chính xã Bắc Quỳnh, thuộc phía Đông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Về địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp với xã Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia huyện Bình Gia và xã Long Đống, huyện Bắc Sơn,
Phía Nam giáp xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn,
Phía Đông giáp xã Tân Văn, huyện Bình Gia,
Trang 23Phía Tây giáp thị trấn Bắc Sơn, xã Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn
- Địa hình
Xã Bắc Quỳnh nằm trong vùng cánh cung núi đá vôi Bắc Sơn bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi đá vôi, độ cao trung bình 450m, có nhiều đỉnh cao trên 500m, đỉnh cao nhất là 691,8m
Độ dốc bình quân 300 – 550 có nhiều vách đá dốc dựng đứng
Xen kẽ những dãy núi đá cao, là các thung lũng có đất đất đai màu mỡ được khai thác sử dụng để phát triển nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây hàng năm, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản, diện tích này chiếm 35,4%, phần còn lại là các loại đất phi nông nghiệp
- Đất đai: Nhìn chung, đất đai trên địa bàn xã Bắc Quỳnh cũng cơ bản giống với trên toàn huyện Bắc Sơn Với 8 loại đất xen kẽ lẫn nhau, phần lớn là đất feralit phong hóa từ đá vôi; tầng đất dày trên 50 cm (chiếm 72,6%), phù hợp cho việc trồng và canh tác các loài cây trồng nông, lâm nghiệp
- Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa
rõ rệt Vào mùa đông có khi xuống dưới 5oC, mưa phùn và sương muối Biên
độ nhiệt ngay đêm chênh lệch khá cao
- Thủy văn:
Trên địa bàn xã Bắc Quỳnh không có sông, chủ yếu là các suối nhỏ chạy khắp từ đầu tới cuối xã, kèm theo với đó là hệ thống các ao, hồ nước, thuận lợi cho việc sản xuất, chăn nuôi và canh tác nông nghiệp Về cơ bản, hệ thống các suối, ao hồ này chính là nguồn nước tưới chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên xã Bắc Quỳnh là 3.252,00 ha, tổng diện tích
rừng và đất lâm nghiệp 936,75 ha, trong đó:
Trang 24- Đất rừng tự nhiên là: 763,92 ha, chiếm 81,55% tổng diện tích đất lâm
nghiệp
- Đất rừng trồng là 1,01 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất lâm nghiệp
- Đất chưa có rừng là: 171,82 ha, chiếm 18,34% tổng diện tích đất lâm nghiệp Tổng diện rừng và đất lâm nghiệp là 936,75 ha Tổng diện tích rừng ghi nhận ở khu vực nghiên cứu là 890,42 ha, chiếm 95,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp và toàn bộ thuộc rừng Đặc dụng Kết quả khảo sát hiện trạng rừng cũng ghi nhận ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là diện tích rừng
tự nhiên núi đá, trong đó rừng phục hồi núi đá tỷ lệ lớn với trên 82% Tuy nhiên, cũng ở khu vực khảo sát đã ghi nhận khoảng 19,61 ha diện tích rừng
tự nhiên thường xanh nằm gần trung tâm xã (thuộc thôn Đông Đằng 1) Đây được xác định là khu vực rừng rất có chất lượng, với nhiều loài cây gỗ lớn, trữ lượng rừng được xác định khoảng từ 100 đến 150 m3 /ha, góp phần duy trì môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực
+ Rừng tự nhiên núi đá: Tổng diện tích 890,42 ha, chiếm 99,8% diện tích đất có rừng của xã Về chất lượng rừng tự nhiên ở khu vực này, đa phần
là trạng thái rừng phục hồi núi đá (chiếm khoảng trên 82% tổng diện tích rừng); diện tích rừng nghèo núi đá là 100,5 ha (chiếm 14,58% diện tích có rừng); còn lại là một phần diện tích rừng trung bình và giàu núi đá, khoảng 19,61 ha (chiếm 2,84%) Tổ thành loài cây trong khu vực rừng giàu và trung bình gồm chủ yếu các loài Nghiến, Kim giao, Vàng Tâm…
- Về trữ lượng các loại rừng: Kết quả khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu của đơn vị tư vấn cũng đã làm rõ hiện trạng các loại rừng, cơ bản là trạng thái rừng tự nhiên núi đá Tổng trữ lượng rừng trong khu vực ước tính khoảng 20.500 m3
- Về tình hình tái sinh, phục hồi rừng: Kết quả khảo sát thực địa đã ghi nhận phần lớn diện tích rừng tự nhiên núi đá trong khu vực nghiên cứu
là trạng thái rừng phục hồi Như đã phân tích ở phần trên, diện tích rừng
Trang 25phục hồi này có nguồn gốc liên quan nhiều đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương Việc khai thác quá mức trong thời gian dài đã tác động trực tiếp đến cấu trúc, tổ thành các loài cây trong khu vực, đặc biệt là các loài cây gỗ Mặc dù vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây hình tái sinh
+ Dân tộc: Khu vực nghiên cứu có 5 dân tộc chủ yếu: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông, trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ lớn nhất với 50.306 người chiếm 68,62%; dân tộc Kinh 6.705 người chiếm 9,22%; dân tộc Nùng 6.676 chiếm 9,11%; dân tộc Dao 8.885 người chiếm 12,12%; Dân tộc Mông 535 người chiếm 0,73%
- Văn hóa:
Xã Bắc Quỳnh còn có Văn hóa du lịch như cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc
xã Bắc Quỳnh – huyện Bắc Sơn nổi tiếng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,
có dãy núi đá vôi với nhiều hang động, có những cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh dòng suối trong xanh uốn lượn Hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của xã có đình Quỳnh Sơn – một ngôi đình có lịch
sử lâu đời thờ Quý Minh Đại Vương, người đã có công đánh đuổi giặc, giữ gìn sự bình yên cho dân chúng vùng biên ải; Cầu Rá Riềng là nơi quân và dân Bắc Sơn tổ chức phục kích đánh Pháp thu được nhiều quân trang, quân dụng, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1940 Các điểm du lịch khác như: Giếng tiên, hệ thống các hang động caster, xưởng làm ngói âm dương thôn Tân Hương, trạm vi ba (nơi có thể ngắm toàn cảnh
xã Quỳnh Sơn)… đều là điểm du lịch hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, khám phá
Trang 26Cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây được diễn ra dưới những mái nhà sàn với kiến trúc truyền thống của dân tộc Tày Bắc Sơn được phân
bố gần nhau mang tính chất cộng đồng rõ nét Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm cùng ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt trong không gian nhà sàn truyền thống, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Hàng năm vào ngày 12 và 13 tháng Giêng có lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), lễ hội được tổ chức với những nghi thức lễ truyền thống cầu mong mùa màng tốt tươi và các hoạt động vui chơi như: ném còn, chơi cờ Tiên, đánh đu… Các làn điệu hát Ví, hát Then, múa Tán Đàn cũng là nét văn hoá tiêu biểu trong đời sống của người dân Ngoài ra, khi đến Quỳnh Sơn du khách còn được thưởng thức văn hoá ẩm thực với những món ăn truyền thống đặc trưng của dân tộc như: Bánh chưng đen, xôi cẩm, lạp xường, thịt tái,…
- Lao động:
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến tháng 11 năm 2021, tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động 46.944 người chiếm 64,03% trong đó: Số lao động tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 14%; số lao động tham gia sản xuất tại các khu công nghiệp ngoài huyện chiếm khoảng 22% Tổng số hộ trên địa bàn năm 2021 ước tính 17.401 hộ, trong đó: thành thị 1.827 hộ, chiếm 10,5%; nông thôn 15.574 hộ chiếm 89,5%
Nhìn chung, cơ cấu lao động theo các ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo, chiếm khoảng 72%, tiếp đến là tiểu thủ công nghiệp (khoảng 26%), kinh
tế thương mại và dịch vụ chiếm khoảng 2%
- Thu nhập:
Theo Niên giám thống kê huyện Bắc Sơn năm 2021 cho thấy, trong những năm gần đây, với việc áp dụng nhiều giải pháp nhằm cải thiện năng suất cây trồng, vật nuôi, hiệu quả kinh tế từ các ngành nông, lâm nghiệp đã được cải thiện rõ rệt, qua đó nâng cao thu nhập của người dân trong xã Bắc Quỳnh Năm 2021, tổng giá trị sản xuất các ngành ước tăng 9,1%; thu nhập trung bình của người dân trong xã đạt 44 triệu đồng/người/năm, so với năm
2015 (năm 2015 là 23,12 triệu đồng/người/năm)
Trong năm 2021, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, tổng sản
Trang 27Nghị quyết đề ra (duy trì khoảng 35 nghìn tấn/năm), bình quân lương thực đầu người năm đạt 558,9 kg/người/năm, đảm bảo lương thực trên địa bàn
1.4 Thảo luận
Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý đã đem lại hiệu quả kinh tế, sản lượng lương thực và chăn nuôi đều đạt và vượt so với kế hoạch
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với nhiều loài cây trồng đặc sản như cây giống quýt Bắc Sơn, tạo thế mạnh và mang tính đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương Bên cạnh đó, công tác khuyến nông được đẩy mạnh từng bước đưa các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả cao vào sản xuất đại trà, công tác cơ giới hoá đồng ruộng cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt
Hệ thống giao thông liên lạc thuận lợi, cách trung tâm Huyện 5 km, có tuyến đường 243 đi qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi mua bán hàng hoá và phát triển các loại dịch vụ;
Trang 28Ngoài ra, hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có là tiềm năng cho việc định hướng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở địa phương, thông qua đó phát triển các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
Sản xuất vẫn chỉ mang tính tự cung, tự cấp chưa có tính cạnh tranh, theo đó chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển Mặt khác, diện tích núi
đá chiếm phần lớn nên không thể mở rộng quỹ đất cho các mục đích khác
Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, theo đó chưa thực sự phát huy được các thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, việc tìm ra giải pháp để bảo tồn
và phát triển đối với các loài này hiện nay là rất cần thiết và cấp bách
Từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy: Mặc
dù là một loài có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên do đặc thù phân bố nơi địa hình núi đá vôi và phạm vi phân bố hẹp gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra nên các nghiên cứu về loài Nghiến đến nay đều rất hạn chế ngay tại Việt Nam
và Trung Quốc Các nghiên cứu đều tập trung vào đặc điểm hình thái, phân
bố, mức độ đe dọa; các nghiên cứu về nhân giống và gây trồng còn hạn chế,
vì vậy còn thiếu các cơ sở khoa học để phát triển và bảo tồn Đặc biệt những nghiên cứu về loài cây này ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào Do vậy, việc thực hiện các nghiên cứu có liên quan về bảo tồn loài Nghiến là thực sự cần thiết và có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn
Trang 29Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Nghiến (Burretiodendron
tonkinense (A Chev.) Kostern) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm của
kiểu thảm thực vật; đặc điểm lâm học của thảm thực vật; hiện trạng bảo tồn, xác định các mối đe dọa đối với loài Nghiến; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đối với loài Nghiến
Phạm vi về không gian:
Tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 06/2022 đến tháng 10/2023
2.2 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Nghiến tại Khu bảo tồn và sinh cảnh Bắc Sơn, Lạng Sơn
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại các kiểu thảm thực vật có loài Nghiến phân bố
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh tại các kiểu thảm thực vật có loài Nghiến phân bố
- Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Bắc Sơn
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài Nghiến tại Bắc Sơn
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm: Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ
Trang 30về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ…
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
- Thông tin, tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác
- Kết quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên trong những năm qua: Số các trường hợp vi phạm pháp luật, công tác khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ vùng đệm phát triển kinh tế cho người dân, phục hồi sinh thái… tại Khu bảo tồn
- Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan có liên quan đến các loài thực vật quý hiếm và các giải pháp bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Quy trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được
Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực
vật ” 1997, và “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008)
2.3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ khảo sát thực địa
Các trang thiết bị xác định vị trí: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000; máy định vị toàn cầu GPS; la bàn, nhãn, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn ghi mẫu; bút ghi nhãn, bút ghi dây buộc; ống nhòm, túi đựng mẫu tạm thời; kẹp mẫu, cồn công nghiệp
2.3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn
Đề tài tiến hành lập 12 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2, tại các điểm có loài Nghiến phân bố để điều tra các đặc điểm lâm học của loài, bên cạnh đó,
Trang 31đề tài cũng đo kích thước của 10 cây Nghiến tiêu chuẩn tại các ô tiêu chuẩn
đã lập để đánh giá sinh trưởng của loài:
a Điều tra tầng cây gỗ
- Điều tra, thu thập tiêu bản đo tính tất cả các cá thể loài cây gỗ có đường kính ngang ngực (D1.3) lớn hơn hoặc bằng 6cm
- Đường kính thân cây (D1,3, cm): được đo bằng thước dây đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng phần mềm Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:
Trong đó:
D1.3 là đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm); C là chu vi thân tại vị trí 1,3m (cm); π = 3,14
- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m) được
đo bằng thước đo cao Lazes với độ chính xác đến dm HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng
- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc, lấy giá trị bình quân
Đối với những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) sử dụng phương pháp đo bằng tia lazer
Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu), kết quả được ghi vào biểu điều tra tầng cây gỗ
b Nghiên cứu đặc điểm hình thái
Đề tài quan sát, mô tả trực tiếp loài Nghiến kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã công bố trước đó Sử dụng phương pháp
kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường được thực hiện theo giáo trình “Thực vật rừng” (2000) của Lê Mộng Chân và theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007): quan sát 10 cây Nghiến (cây tiêu chuẩn) đại diện
Trang 32cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, trên mỗi cây đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3
vị trí tán: ngọn, giữa và dưới tán Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả
Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, máy, máy đo cao laze,…
c Điều tra, đo đếm cây tái sinh
Trên các ô tiêu chuẩn đã lập, tiến hành lập 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn
Cây tái sinh được điều tra trong 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 được lập trong ô tiêu chuẩn ở 4 góc và giữa tâm OTC Sau đó điều tra các yếu tố sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh; kết quả điều tra ghi vào biểu điều tra cây tái sinh
- Phân cấp chất lượng cây tái sinh
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình
Xác định cây tái sinh triển vọng: Cây tái sinh triển vọng là cây có chất lượng sinh trưởng từ trung bình trở lên và đã vượt ra khỏi tầng cây bụi thảm tươi
2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các nhà lãnh đạo địa phương, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên môn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu,
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để định loại thực vật, phân tích tài liệu xây dựng báo cáo, thảo luận theo nhóm để phân tích tình trạng phân bố,
Trang 33đặc tính sinh thái, tình trạng bảo tồn
2.3.2.4 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương
Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương và Cán bộ cấp xã thuộc Khu bảo tồn về thực trạng bảo tồn Nghiến và các mối đe dọa đến loài Nghiến nói riêng và các loài thực vật nói chung, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồn
và phát triển
Quan sát trực tiếp các tác động và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người, kế thừa các báo cáo của Khu bảo tồn, chính quyền địa phương các cấp
Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguy cơ, xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất
Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý theo phương pháp thống kê, tên các loài được hiệu đính theo các tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
2003, 2005, tập II, III và Tên cây rừng Việt Nam 2000
2.3.2.5 Phương pháp xây dựng bản đồ
- Xây dựng bản đồ phân bố loài Nghiến tại khu vực phân bố bằng phần mềm mapinfo 12.5 bằng cách kế thừa các lớp bản đồ: Bản đồ hiện trạng rừng và các lớp bản đồ Các lớp bản đồ được biên tập trên phần mềm Mapinfo, các lớp bản đồ đều được số hóa bổ sung để hoàn thiện bản đồ phân bố loài Nghiến
Từ bản đồ phân bố Nghiến tại khu vực nghiên cứu, dùng các ứng dụng của phần mềm Mapinfor và một số ứng dụng khác như GlobanMapper có thể chuyển dữ liệu nhiều lớp sang Mbtile để tích hợp một số ứng dụng offline trên smartphone như Locus Map, Geo Survey trên hệ điều hành Android hay Xlite Trans trên hệ điều hành Ios
Trang 34Để xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp tính tỷ lệ
tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod
2
% G
% N
IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng: Important Value) của loài i
Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng
Theo Daniel M., những loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa
về mặt sinh thái trong lâm phần Theo Thái Văn Trừng (1999), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế Cần tính tổng IV% của những loài có trị
số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%
Sử dụng các cấp đánh giá của Sách đỏ Việt Nam, 2007, IUCN (2022), quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác
Trang 35định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ…
* Tổ thành cây tái sinh
Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
=
=
Nếu: ni ≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành
ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành
* Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
dt
S
n ha
N =10 000 ×
/
với Sdt là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được
* Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình, xấu nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu
và diễn biến của rừng trong tương lai
Đánh giá cây tái sinh triển vọng: Đề tài dựa vào chất lượng cây tái sinh
và sinh trưởng của nó để đánh giá, cụ thể cây tái sinh triển vọng ở đây là cây
có chất lượng sinh trưởng từ trung bình đến tốt và có chiều cao lớn hơn chiều cao tầng cây bụi, thảm tươi
x là giá trị thực của trị số quan sát
x̄ là giá trị trung bình của trị số quan sát
Trang 36n là dung lượng quan sát
Tính độ lệch chuẩn trong Excel, sử dụng hàm STDEV
Hệ số biến thiên hoặc hệ số biến động:
* Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang
Theo phân bố Poisson:
Luận văn dùng sử dụng SPSS 20.0 để xác định phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang theo phân bố Poisson bằng trình lệnh sau:
Analyze/Nonparametric Tests/1-Sample K - S
Z (Kolmogorov-Smirnov Z), nếu Sig (2-tailed) > 0,05 thì giả thuyết về luật phân bố Poison của dãy quan sát có thể chấp nhận được, có nghĩa là phân
bố cây trên mặt đất là ngẫu nhiên
Nếu trị tuyệt đối của Z lớn hơn 1,96 hoặc xác suất của Z (Sig của Z)
<0,05 thì dùng các đặc trưng mẫu để kiểm tra theo các công thức trên để xem hình thái phân bố của cây trên mặt đất là cụm hay cách đều
Trang 37Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái cây Nghiến
Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Nghiến thấy rằng về cơ bản các đặc điểm giống với ở các vùng khác của miền Bắc Việt Nam
3.1.1 Đặc điểm hình thái thân
Loài cây gỗ lớn, thường xanh, cao từ 30 - 45 m, tại các điểm nghiên cứu trong khu bảo tồn đường kính thân cây có thể từ 80 - 150 cm, cây có bạnh lớn Thân tròn thẳng Vỏ dày có màu xám nâu, bong nứt thành mảng
Hình 3.1 Hình ảnh đo đếm cây Nghiến tại hiện trường
Trang 38Trong quá trình theo dõi vật hậu, điều tra thực địa, đề tài đã tiến hành
đo 10 cây Nghiến tiêu chuẩn, kết quả được trình bày tại bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kích thước loài cây Nghiến điều tra
Cây tiêu chuẩn D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc(m) Dt(m)
3.1.2 Đặc điểm hình thái lá
Lá đơn mọc cách hình trứng rộng, đầu nhọn dần, có mũi lồi dài, đuôi hình tim hoặc gần tròn, lá dài 10 - 13cm, rộng 8 - 11cm, phiến lá dầy, cứng, nhẵn bóng, mép nguyên, có 3 gân gốc Nách gân có tuyến và có túm lông
Trang 39Cuống lá thô, dài 5 - 9 cm Mặt trên lá xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt Cành
non không có lông, cành có màu nâu nhạt
Hình 3.2 Đặc điểm hình thái lá Nghiến tại Bắc Sơn
3.1.3 Đặc điểm hình thái hoa, quả
Hoa đơn tính, màu trắng Hoa đực có đường kính 1,5cm Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5cm Cánh hoa 5, dài 1,3cm Ra hoa tháng
3 - 4, có quả tháng 8 - 10 Quả giống quả khế, dạng quả khô, hình 5 cạnh, tự
mở, đường kính 1,8cm
Trang 40Hình 3.3 Đặc điểm hình thái hoa, quả Nghiến tại Bắc Sơn
3.2 Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
3.2.1 Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật
Khu vực nghiên cứu có thảm thực vật khá phong phú, đa dạng Tuy vậy, do trải qua thời kỳ khai thác, tác động quá mạnh từ con người Hiện tại, thảm thực vật rừng khu vực Bắc Sơn đã không còn giữ được trạng thái nguyên sinh trước đây Một phần diện tích còn lại thuộc thôn Đông Đằng 1 (khoảng 19,6 ha) cơ bản vẫn giữ được cấu trúc tầng tán và tương đối phù hợp với trạng thái nguyên sinh
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn
Trừng (1970), thảm thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu thuộc "Kiểu rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp" miền Bắc Việt Nam, đặc biệt, đây là thảm thực vật nơi loài Nghiến phân bố
* Thảm thực vật trên núi đá vôi khu vực nghiên cứu phân bố ở đai thấp < 700m so với mặt nước biển Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ: