Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Dịch vụ - Du lịch 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Thủ Dầu Một, ngày 4 tháng 7 năm 2021 HƯỚNG DẪN Về việc thực hiện khoá luận và báo cáo tốt nghiệp Căn cứ Quyết định Số 1493QĐ-ĐHTDM ngày 01102020 về ban hành Quy Định kiểm tra đánh giá học phần và chấm báo cáo tốt nghiệp 1309QĐ-ĐHTDM ngày 6102017 Ban hành quy định thực hiện Đồ ÁnKhoá luận, tiểu luận tốt nghiệp; Căn cứ Quyết định Số 761QĐ-ĐHTDM ngày 1052019 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về thực hiện Đồ án Khóa luận tốt nghiệp theo quyết định 1309QĐ-ĐHTDM ngày 6102017 Ban Lãnh Đạo chương trình Du Lịch hướng dẫn sinh viên và giảng viên một số nội dung liên quan đến việc làm khoá luận tốt nghiệp và báo cáo tốt nghiệp như sau: I. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (KLTN). 1. Thời gian đăng ký, giao và thực hiện KLTN. - Thời gian xét giao đề tài cho sinh viên: vào tuần thứ 2 đầu học kỳ cuối cùng của khóa học. - Thời gian thực hiện KLT: 14 tuần, tính từ ngày ra quyết định giao đề tài. - Thời gian nộp báo cáo tốt nghiệp: 2 ngày sau khi hết thời gian. 2. Quy định về điều kiện đăng ký làm KLTN. Đến thời điểm xét đơn đăng ký KLTN, sinh viên phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau: - Sinh viên tích lũy đầy đủ số tín chỉ của các học phần tiên quyết được quy định trong chương trình đào tạo. - Sinh viên không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. - Sinh viên có kết quả trung bình chung tích lũy đạt 8.5 điểm trở lên. - Sau khi KLTN được bảo vệ thành công sẽ được công nhận tương đương đề tài khoa học và sinh viên được hưởng chế độ theo quy định. 3. Quy định về phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm KLTN . - Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm KLTN là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng đúng 2 chuyên ngành, có trình độ thạc sĩ trở lên, đã tham gia giảng dạy ở trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Giảng viên có trình độ thạc sĩ hướng dẫn tối đa 05 sinh viêngiảng viên; Giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên hướng dẫn tối đa 10 sinh viêngiảng viên. 4. Quy trình biểu mẫu và hình thức: Thực hiện theo Quyết định 1309QĐ-ĐHTDM ngày 06102027 về Khóa luận tốt nghiệp; Quyết định 1493QĐ-ĐHTDM ngày 01102020 về Báo cáo tốt nghiệp. Biểu mẫu làm KLTN theo quy chế kiểm tra, đánh giá; biểu mẫu công nhận KLTN thành đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy chế nghiên cứu khoa học. II. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP (BCTN). 1. Thời gian đăng ký, giao và thực hiện BCTN. - Thời gian đăng ký đề tài và giao đề tài cho sinh viên: vào tuần thứ 2 đầu học kỳ cuối cùng của khóa học. - Thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp: 12 tuần, tính từ ngày ra quyết định giao đề tài. - Thời gian nộp báo cáo tốt nghiệp: 2 ngày sau khi hết thời gian làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Quy định về điều kiện được đăng ký làm BCTN. - Tính đến thời điểm xét đơn đăng ký làm báo cáo tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy đầy đủ số tín chỉ của các học phần tiên quyết được quy định trong chương trình đào tạo. Có kết quả học tập tính đến cuối học kì 6 đạt từ 5.0 đến dưới 8.5. - Đến thời điểm xét đơn đăng ký báo cáo tốt nghiệp, sinh viên không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế của nhà trường. 3. Quy định về phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm BCTN. - Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm BCTN là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng đúng chuyên ngành, có trình độ thạc sĩ trở lên, đã tham gia giảng dạy ở trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Trưởng Khoa đề nghị Nhà trường duyệt phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm BCTN cho từng khóa học tùy theo học hàm, học vị, kinh nghiệm và uy tín trong hoạt 3 động khoa học. Cụ thể: Giảng viên có trình độ thạc sĩ hướng dẫn tối đa 5 sinh viêngiảng viên; Gỉang viên có trình độ tiến sĩ trở lên hướng dẫn tối đa 10 sinh viêngiảng viên 4. Tổ chức định hướng nghiên cứu. - Chương trình đào tạo phải triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện BCTN cho sinh viên của chương trình theo từng khóa học. - Giám đốc chương trình tổ chức để giảng viên định hướng nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cho sinh viên tham khảo và lựa chọn. - Định hướng nghiên cứu phải đảm bảo các định hướng chung của nhà trường. - Đề tài không được trùng với những đề tài đã thực hiện, đã công bố hoặc đã ra quyết định giao đề tài ở cấp tương đương trở lên. - Nội dung của đề tài phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau: Phù hợp với mục tiêu và đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Thể hiện sự chủ động sáng tạo, vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập; Có tính ứng dụng và mang tính thực tiễn. - Hội đồng khoa học tổng hợp và duyệt các đề xuất đề tài (nếu cần thiết có thể yêu cầu giảng viên và sinh viên điều chỉnh tên đề tài). - Sinh viên được phép đề nghị điều chỉnh tên và nội dung BCTN trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định giao đề tài, đơn xin thay đổi có chữ ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn, lãnh đạo chương trình. - Đối với giảng viên thỉnh giảng được mời tham gia hướng dẫn BCTN cũng phải thực hiện các quy định nêu trên. - Đối với các đề tài có sử dụng tài liệu, số liệu thực tế từ các cơ quan, doanh nghiệp, giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ tài liệu của các cơ quan cung cấp số liệu này. 5. Quy trình giao đề tài BCTN Bước 1: Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, sinh viên tự đăng ký tên đề tài và thống nhất 4 Bước 2: Sinh viên nộp đơn đăng ký đề tài BCTN cho thư ký CTĐT (đơn phải có chữ ký và xác nhận của giảng viên hướng dẫn). Bước 3: Sinh viên nộp đơn xin điều chỉnh tên đề tài (nếu có). Sinh viên được phép đề nghị điều chỉnh tên và nội dung BCTN trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định giao đề tài, đơn xin thay đổi có chữ ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn, Ban giám đốc chương trình (xem phụ lục). Bước 4: Thư ký chương trình đào tạo nhận đơn và tổng hợp danh sách; CTĐT tổ chức giảng viên góp ý và thống nhất tên đề tài cho từng sinh viên. Bước 5: Thư ký khoa tập hợp danh sách của các chương trình đào tạo thành một danh sách chung, lãnh đạo khoa ký xác nhận và chuyển về phòng Đảm bảo chất lượng theo quy định. Bước 6: Phòng đảm bảo chất lượng tổng hợp danh sách toàn trường và tham mưu ban giám hiệu ra quyết định giao đề tài, và gửi về các khoa để triển khai. 6. Trách nhiệm của Chương trình đào tạo, giảng viên và sinh viên. - Sinh viên có thể tự đề xuất đề tài và đăng ký giáo viên hướng dẫn. - Trong trường hợp sinh viên không đề xuất giáo viên hướng dẫn KhoaChương trình đào tạo có nhiệm vụ phân công giáo viên hướng dẫn phù hợp với hướng nghiên cứu của sinh viên. - Sinh viên đăng ký tên đề tài và giảng viên hướng dẫn theo mẫu và nộp cho thư ký Chương trình đào tạo (Biểu mẫu 01). - Chương trình đào tạo lập danh sách sinh viên đăng ký đề tài, giảng viên hướng dẫn đề nghị phòng Đảm bảo chất lượng tham mưu lãnh đạo trường ra Quyết định giao đề tài. - Mỗi chương trình đào tạo phải xây dựng kế hoạch, thời gian, báo cáo tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên. Giáo viên hướng dẫn chịu trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tiến độ thực hiện của sinh viên mình hướng dẫn về thư ký chương trình đào tạo (Biểu mẫu 05). Những báo cáo này được lưu trong hồ sơ bảo vệchấm KLTN, BCTN của sinh viên. - Sinh viên nộp toàn văn (phụ lục,…nếu có) kết quả thực hiện BCTN cho thư ký CT 03 bản in phục vụ cho hội đồng chấm. 5 7. Hình thức trình bày báo cáo tốt nghiệp. Độ dài của báo cáo tốt nghiệp Không kể phần đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, BCTN phải có độ dài từ 40 đến 70 trang A4. Mẫu bìa: Theo mẫu báo cáo tốt nghiệp – 04 Quy định về định dạng trang. - Khổ trang: A4. - Canh lề trái: 3,5 cm, Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2cm. - Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 14. - Cách đoạn before: 4pt, after: 4pt. - Cách dòng: At least: 20pt Đánh số trang. - Từ trang bìa đến hết phần “Danh mục các hình” đánh số La Mã thường (i,ii,iii,iv…) - Từ phần “Mở đầu” đến hết phần “Tài liệu tham khảo” đánh theo số (1,2,3…) đặt canh giữa ở cuối trang. Đánh số các đề mục. Đánh số các đề mục theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên. CHƯƠNG 1: Căn giữa, chữ viết hoa, đậm 1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết hoa. 1.1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết thường, đậm. 1.1.1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết thường, nghiêng 8. Quy định về nội dung, cấu trúc của BCTN. 1. Trang bìa: Theo mẫu BCTN – 04 (in giấy bìa cứng A4, màu vàng) 2. Trang bìa phụ: Theo mẫu BCTN – 04 (in giấy trắng A4) 3. Lời cam đoan – Phụ lục 1 4. Tóm tắt - Tham khảo phụ lục 2 5. Mục lục 6. Danh mục từ viết tắt 7. Danh mục các bảng 8. Danh mục các hình 9. Các chương của BCTN - Tham khảo phụ lục 3 6 10. Tài liệu tham khảo - Tham khảo phụ lục 4 11. Phần phụ lục 9. Quy định về việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện BCTN. - Giảng viên hướng dẫn phải có lịch tiếp sinh viên hàng tuần trên phòng học hoặc tại văn phòng khoa, ghi nhận xét và ký vào bảng theo dõi tiến độ thực hiện BCTN (Biểu mẫu 05). - Sinh viên không đến trao đổi, báo cáo tiến độ thực hiện cho giảng viên hướng dẫn liên tiếp 2 lầntháng mà không có minh chứng xác đáng thì giảng viên hướng dẫn có quyền từ chối hướng dẫn sinh viên, trả về Khoa xử lý. - Mục đích của việc gặp giảng viên hướng dẫn: Rà soát lại tiến độ thực hiện BCTN Phát hiện những trở ngại (nếu có) từ giáo viên hướng dẫn và từ phía sinh viên để có biện pháp điều chỉnh hay hỗ trợ sinh viên thực hiện tốt BCTN. Làm cơ sở đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên. Đình chỉ BCTN nếu xét thấy không có khả năng tiếp tục đưa đề tài hoàn tất đúng hạn. - Các trường hợp sinh viên bị đình chỉ báo cáo tốt nghiệp sẽ nhận điểm 0 cho phần BCTN này. Các trường hợp có lý do chính đáng được giảng viên hướng dẫn đề xuất, Khoa, chương trình xác nhận, trình nhà trường duyệt sẽ được đăng ký thực hiện BCTN ở các học kỳ tiếp theo. PGĐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH (Đã kí) Hồ Như Ngọc 7 PHỤ LỤC 1 LỜI CAM ĐOAN Họ và tên sinh viên: Mã số sinh viên: Tên đề tài: Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp với đề tài “TÊN ĐỀ TÀI” là một nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả thu được là do cá nhân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực, không đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, không sao chép bất cứ tài liệu nào mà không có trích dẫn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường nếu phát hiện bất cứ sai phạm hay sao chép nào trong đề tài này. Bình Dương, ngày…..tháng….năm….. Chữ ký 8 PHỤ LỤC 2 TÓM TẮT Nêu tóm tắt nội dung chính của đề tài nghiên cứu (không quá 250 từ). Đảm bảo tóm lược đầy đủ các nội dung quan trọng của đề tài bao gồm: vấn đề nghiên cứu; mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả chính, và kết luận của công trình nghiên cứu. Mỗi nội dung có thể được tóm tắt trong 1-2 câu. 9 PHỤ LỤC 3 CÁC CHƯƠNG CỦA BÁO CÁO TỐT NGHIỆP A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài, lý do chọn đề tài. Nêu rõ điểm mới lạ của đề tài so với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. 2. Tổng quan nghiên cứu (Tuỳ chọn) Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Tóm tắt, nhận xét những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Cụ thể: - Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện; - Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này; - Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng - Những kết quả nghiên cứu chính; - Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nêu mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài, bằng cách trả lời câu hỏi: “Bạn muốn làm được gì khi thực hiện đề tài”. Lưu ý: Mục tiêu cần phải rõ ràng, bám sát tên đề tài, và có thể đo lườngđánh giá được. 4. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cái gì? Những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu ai? – Cá nhânnhóm xã hội chứa đựng vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: giới hạn về không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu. Lưu ý: tránh chọn các đề tài nghiên cứu có phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp. 10 5. Phương pháp nghiên cứu Trình bày tóm tắt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Chỉ rõ phương pháp chủ đạo, phương pháp bổ trợ. - Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu … - Phương pháp xử lý thông tin: định lượng, định tính,… 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Nêu rõ đón...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Thủ Dầu Một, ngày 4 tháng 7 năm 2021
HƯỚNG DẪN
Về việc thực hiện khoá luận và báo cáo tốt nghiệp
Căn cứ Quyết định Số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 01/10/2020 về ban hành Quy Định kiểm tra đánh giá học phần và chấm báo cáo tốt nghiệp
1309/QĐ-ĐHTDM ngày 6/10/2017 Ban hành quy định thực hiện Đồ Án/Khoá luận, tiểu luận tốt nghiệp;
Căn cứ Quyết định Số 761/QĐ-ĐHTDM ngày 10/5/2019 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về thực hiện Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp theo quyết định 1309/QĐ-ĐHTDM ngày 6/10/2017
Ban Lãnh Đạo chương trình Du Lịch hướng dẫn sinh viên và giảng viên một số nội dung liên quan đến việc làm khoá luận tốt nghiệp và báo cáo tốt nghiệp như sau:
I KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (KLTN)
1 Thời gian đăng ký, giao và thực hiện KLTN
- Thời gian xét giao đề tài cho sinh viên: vào tuần thứ 2 đầu học kỳ cuối cùng của khóa học
- Thời gian thực hiện KLT: 14 tuần, tính từ ngày ra quyết định giao đề tài
- Thời gian nộp báo cáo tốt nghiệp: 2 ngày sau khi hết thời gian
2 Quy định về điều kiện đăng ký làm KLTN
Đến thời điểm xét đơn đăng ký KLTN, sinh viên phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
- Sinh viên tích lũy đầy đủ số tín chỉ của các học phần tiên quyết được quy định trong
chương trình đào tạo
- Sinh viên không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên
- Sinh viên có kết quả trung bình chung tích lũy đạt 8.5 điểm trở lên
- Sau khi KLTN được bảo vệ thành công sẽ được công nhận tương đương đề tài khoa học
và sinh viên được hưởng chế độ theo quy định
3 Quy định về phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm KLTN
Trang 2chuyên ngành, có trình độ thạc sĩ trở lên, đã tham gia giảng dạy ở trình độ đại học và trên
đại học, có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
- Giảng viên có trình độ thạc sĩ hướng dẫn tối đa 05 sinh viên/giảng viên; Giảng viên có
trình độ tiến sĩ trở lên hướng dẫn tối đa 10 sinh viên/giảng viên
4 Quy trình biểu mẫu và hình thức:
Thực hiện theo Quyết định 1309/QĐ-ĐHTDM ngày 06/10/2027 về Khóa luận tốt nghiệp; Quyết định 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 01/10/2020 về Báo cáo tốt nghiệp Biểu mẫu làm
KLTN theo quy chế kiểm tra, đánh giá; biểu mẫu công nhận KLTN thành đề tài nghiên
cứu khoa học thực hiện theo quy chế nghiên cứu khoa học
II BÁO CÁO TỐT NGHIỆP (BCTN)
1 Thời gian đăng ký, giao và thực hiện BCTN
- Thời gian đăng ký đề tài và giao đề tài cho sinh viên: vào tuần thứ 2 đầu học kỳ cuối
cùng của khóa học
- Thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp: 12 tuần, tính từ ngày ra quyết định giao đề tài
- Thời gian nộp báo cáo tốt nghiệp: 2 ngày sau khi hết thời gian làm báo cáo tốt nghiệp
2 Quy định về điều kiện được đăng ký làm BCTN
- Tính đến thời điểm xét đơn đăng ký làm báo cáo tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy đầy
đủ số tín chỉ của các học phần tiên quyết được quy định trong chương trình đào tạo Có kết
quả học tập tính đến cuối học kì 6 đạt từ 5.0 đến dưới 8.5
- Đến thời điểm xét đơn đăng ký báo cáo tốt nghiệp, sinh viên không bị kỷ luật từ mức
cảnh cáo trở lên và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế của nhà trường
3 Quy định về phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm BCTN
- Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm BCTN là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng đúng
chuyên ngành, có trình độ thạc sĩ trở lên, đã tham gia giảng dạy ở trình độ đại học và trên
đại học, có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Trang 3động khoa học Cụ thể: Giảng viên có trình độ thạc sĩ hướng dẫn tối đa 5 sinh viên/giảng
viên; Gỉang viên có trình độ tiến sĩ trở lên hướng dẫn tối đa 10 sinh viên/giảng
viên
4 Tổ chức định hướng nghiên cứu
- Chương trình đào tạo phải triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện BCTN cho sinh viên
của chương trình theo từng khóa học
- Giám đốc chương trình tổ chức để giảng viên định hướng nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cho sinh viên tham khảo và lựa chọn
- Định hướng nghiên cứu phải đảm bảo các định hướng chung của nhà trường
- Đề tài không được trùng với những đề tài đã thực hiện, đã công bố hoặc đã ra quyết định
giao đề tài ở cấp tương đương trở lên
- Nội dung của đề tài phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau: Phù hợp với mục tiêu và
đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Thể hiện sự chủ động sáng tạo, vận dụng
những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập; Có tính ứng dụng và mang tính
thực tiễn
- Hội đồng khoa học tổng hợp và duyệt các đề xuất đề tài (nếu cần thiết có thể yêu cầu
giảng viên và sinh viên điều chỉnh tên đề tài)
- Sinh viên được phép đề nghị điều chỉnh tên và nội dung BCTN trong 30 ngày kể từ ngày
có quyết định giao đề tài, đơn xin thay đổi có chữ ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn,
lãnh đạo chương trình
- Đối với giảng viên thỉnh giảng được mời tham gia hướng dẫn BCTN cũng phải thực
hiện các quy định nêu trên
- Đối với các đề tài có sử dụng tài liệu, số liệu thực tế từ các cơ quan, doanh nghiệp, giáo
viên hướng dẫn có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ tài liệu
của các cơ quan cung cấp số liệu này
5 Quy trình giao đề tài BCTN
Bước 1: Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, sinh viên tự đăng ký tên đề tài và thống nhất
Trang 4Bước 2: Sinh viên nộp đơn đăng ký đề tài BCTN cho thư ký CTĐT (đơn phải có chữ ký
và xác nhận của giảng viên hướng dẫn)
Bước 3: Sinh viên nộp đơn xin điều chỉnh tên đề tài (nếu có) Sinh viên được phép đề
nghị điều chỉnh tên và nội dung BCTN trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định giao đề
tài, đơn xin thay đổi có chữ ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn, Ban giám đốc chương
trình (xem phụ lục)
Bước 4: Thư ký chương trình đào tạo nhận đơn và tổng hợp danh sách; CTĐT tổ chức
giảng viên góp ý và thống nhất tên đề tài cho từng sinh viên
Bước 5: Thư ký khoa tập hợp danh sách của các chương trình đào tạo thành một danh
sách chung, lãnh đạo khoa ký xác nhận và chuyển về phòng Đảm bảo chất lượng theo
quy định
Bước 6: Phòng đảm bảo chất lượng tổng hợp danh sách toàn trường và tham mưu ban
giám hiệu ra quyết định giao đề tài, và gửi về các khoa để triển khai
6 Trách nhiệm của Chương trình đào tạo, giảng viên và sinh viên
- Sinh viên có thể tự đề xuất đề tài và đăng ký giáo viên hướng dẫn
- Trong trường hợp sinh viên không đề xuất giáo viên hướng dẫn Khoa/Chương trình đào
tạo có nhiệm vụ phân công giáo viên hướng dẫn phù hợp với hướng nghiên cứu của sinh
viên
- Sinh viên đăng ký tên đề tài và giảng viên hướng dẫn theo mẫu và nộp cho thư ký
Chương trình đào tạo (Biểu mẫu 01)
- Chương trình đào tạo lập danh sách sinh viên đăng ký đề tài, giảng viên hướng dẫn đề
nghị phòng Đảm bảo chất lượng tham mưu lãnh đạo trường ra Quyết định giao đề tài
- Mỗi chương trình đào tạo phải xây dựng kế hoạch, thời gian, báo cáo tiến độ thực hiện
đề tài của sinh viên Giáo viên hướng dẫn chịu trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tiến
độ thực hiện của sinh viên mình hướng dẫn về thư ký chương trình đào tạo (Biểu mẫu 05)
Những báo cáo này được lưu trong hồ sơ bảo vệ/chấm KLTN, BCTN của sinh viên
Trang 57 Hình thức trình bày báo cáo tốt nghiệp
Độ dài của báo cáo tốt nghiệp
Không kể phần đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, BCTN phải có độ dài từ 40 đến 70 trang A4 Mẫu bìa: Theo mẫu báo cáo tốt nghiệp – 04
Quy định về định dạng trang
- Khổ trang: A4
- Canh lề trái: 3,5 cm, Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2cm
- Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 14
- Cách đoạn before: 4pt, after: 4pt
- Cách dòng: At least: 20pt
Đánh số trang
- Từ trang bìa đến hết phần “Danh mục các hình” đánh số La Mã thường (i,ii,iii,iv…)
- Từ phần “Mở đầu” đến hết phần “Tài liệu tham khảo” đánh theo số (1,2,3…) đặt canh
giữa ở cuối trang
Đánh số các đề mục
Đánh số các đề mục theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên
CHƯƠNG 1: Căn giữa, chữ viết hoa, đậm
1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết hoa
1.1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết thường, đậm
1.1.1.1 Căn đều 2 bên, chữ viết thường, nghiêng
8 Quy định về nội dung, cấu trúc của BCTN
1 Trang bìa: Theo mẫu BCTN – 04 (in giấy bìa cứng A4, màu vàng)
2 Trang bìa phụ: Theo mẫu BCTN – 04 (in giấy trắng A4)
3 Lời cam đoan – Phụ lục 1
4 Tóm tắt - Tham khảo phụ lục 2
5 Mục lục
6 Danh mục từ viết tắt
7 Danh mục các bảng
8 Danh mục các hình
9 Các chương của BCTN - Tham khảo phụ lục 3
Trang 610 Tài liệu tham khảo - Tham khảo phụ lục 4
11 Phần phụ lục
9 Quy định về việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện BCTN
- Giảng viên hướng dẫn phải có lịch tiếp sinh viên hàng tuần trên phòng học hoặc tại
văn phòng khoa, ghi nhận xét và ký vào bảng theo dõi tiến độ thực hiện BCTN (Biểu
mẫu 05)
- Sinh viên không đến trao đổi, báo cáo tiến độ thực hiện cho giảng viên hướng dẫn
liên tiếp 2 lần/tháng mà không có minh chứng xác đáng thì giảng viên hướng dẫn có
quyền từ chối hướng dẫn sinh viên, trả về Khoa xử lý
- Mục đích của việc gặp giảng viên hướng dẫn:
Rà soát lại tiến độ thực hiện BCTN
Phát hiện những trở ngại (nếu có) từ giáo viên hướng dẫn và từ phía sinh viên để
có biện pháp điều chỉnh hay hỗ trợ sinh viên thực hiện tốt BCTN
Làm cơ sở đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên
Đình chỉ BCTN nếu xét thấy không có khả năng tiếp tục đưa đề tài hoàn tất đúng
hạn
- Các trường hợp sinh viên bị đình chỉ báo cáo tốt nghiệp sẽ nhận điểm 0 cho phần
BCTN này Các trường hợp có lý do chính đáng được giảng viên hướng dẫn đề xuất,
Khoa, chương trình xác nhận, trình nhà trường duyệt sẽ được đăng ký thực hiện BCTN
ở các học kỳ tiếp theo
PGĐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
(Đã kí)
Hồ Như Ngọc
Trang 7PHỤ LỤC 1 LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Tên đề tài:
Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp với đề tài “TÊN ĐỀ TÀI” là một nghiên cứu độc
lập của tôi Các số liệu và kết quả thu được là do cá nhân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập
với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực, không đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ
một công trình nghiên cứu nào khác Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc,
không sao chép bất cứ tài liệu nào mà không có trích dẫn Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường nếu phát hiện bất cứ sai phạm hay sao chép nào trong đề tài này
Bình Dương, ngày… tháng….năm…
Trang 8PHỤ LỤC 2
TÓM TẮT
Nêu tóm tắt nội dung chính của đề tài nghiên cứu (không quá 250 từ) Đảm bảo tóm
lược đầy đủ các nội dung quan trọng của đề tài bao gồm: vấn đề nghiên cứu; mục đích
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả chính, và kết luận của công trình nghiên
cứu Mỗi nội dung có thể được tóm tắt trong 1-2 câu
Trang 9PHỤ LỤC 3 CÁC CHƯƠNG CỦA BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài, lý do chọn đề tài Nêu rõ điểm mới lạ
của đề tài so với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó
2 Tổng quan nghiên cứu (Tuỳ chọn)
Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tóm tắt, nhận xét
những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả
nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Cụ thể:
- Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện;
- Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này;
- Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
- Những kết quả nghiên cứu chính;
- Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nêu mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài, bằng cách trả lời câu hỏi: “Bạn
muốn làm được gì khi thực hiện đề tài” Lưu ý: Mục tiêu cần phải rõ ràng, bám sát tên
đề tài, và có thể đo lường/đánh giá được
4 Đối tượng và phạm vi nghiện cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cái gì? Những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên
cứu
Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu ai? – Cá nhân/nhóm xã hội chứa đựng vấn đề
nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn về không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu
Lưu ý: tránh chọn các đề tài nghiên cứu có phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Trình bày tóm tắt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng Chỉ rõ phương pháp chủ
đạo, phương pháp bổ trợ
- Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu …
- Phương pháp xử lý thông tin: định lượng, định tính,…
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nêu rõ đóng góp của nghiên cứu về mặt khoa học và ứng dụng Trả lời cho câu hỏi gợi
ý “Nghiên cứu nhằm vào việc gì?”; “Nghiên cứu để phục vụ cho ai?”
7 Bố cục của báo cáo tốt nghiệp
Tình bày vắn tắt các chương của đề tài
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
…
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
Nêu rõ các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu Các
khái niệm, định nghĩa, lý thuyết có liên quan đến mục đích nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu đặt ra
1.2 Thực tiễn nghiên cứu đề tài
Trình bày thực trạng vấn đề nghiên cứu Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng
mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
Nêu khái quát các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.3 Tiểu kết chương 1
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
Tiêu đề chương này có thể thay đổi phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
từng đề tài cụ thể Ví dụ: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan
Giới thiệu tổng quan du lịch của địa phương (hoặc lịch sử phát triển của doanh
nghiệp: trường hợp đề tài nghiên cứu tại cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn, tổ
chức sự kiện)
2.2 Thực trạng
Nêu rõ tình hình thực tế, các nguồn lực, lợi thế của địa phương/đơn vị thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tại
2.3 Đánh giá thực trạng
Đánh giá những thành tựu/thành công và yếu tố thúc đẩy đem đến những kết quả tích
cực trong quá trình phát triển của địa phương/đơn vị Nêu lên những hạn chế và đánh
giá, nhận xét nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này
2.4 Tiểu kết chương (Tuỳ Chọn)
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đề xuất biện pháp có thể áp dụng Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, vấn đề nào
chưa được giải quyết (hoặc có vấn đề mới nào phát sinh)
C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)
- Bảng khảo sát hoặc nhật ký ghi chép
- Các ảnh, hình vẽ, số liệu thô, mẫu phiếu điều tra, phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
(nếu thấy cần thiết)
- Nhận xét có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của cơ sở thực hiện BCTN
Trang 12
PHỤ LỤC 4 QUY ĐỊNH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hình thức trích dẫn
- Trich dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình
ảnh, sơ đồ, quy trình, của bài gốc vào bài viết Trích dần nguyên văn phải bảo đảm
đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dâu câu được sử dụng trong bản gốc được trích
dẫn "Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép", [số, TLTK] đặt trong ngoặc vuông
Trích dẫn nguyên văn không được vượt quá 15% tổng số từ của bài báo cáo, nếu vượt
quá 15% tổng số từ sẽ bị xem là đạo văn
- Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại
theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc Đây là cách
trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học Khi trích dẫn theo
cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội
dung của bài gốc
- Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong
một tài liệu của tác giả khác Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có
nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua
một tài liệu của tác giả B Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của
tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo Nên hạn chế trích dẫn thứ cấp, nên tiếp cận
tài liệu gốc
2 Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng
quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu,
kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo
- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày
trong danh mục tài liệu tham khảo