TÍNH ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC ĐỀ RA ĐƯỜNG LỐI TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜIHAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC SAU NĂM 1954 Qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã lãnh đạo nhân dận ta đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Một trong những mốc son chói lọi ấy là sự lãnh đạo của Đảng khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (19541975), đây là thời kỳ Đảng ta phải giải quyết một loạt những vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp của cách mạng Việt Nam, và cũng là thời kỳ Đảng giành được những thắng lợi vẻ vang nhất, đặc biệt là thắng lợi trong việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trên hai miền Nam Bắc.
Trang 1TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
TÍNH ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC
ĐỀ RA ĐƯỜNG LỐI TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI
HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC
SAU NĂM 1954
Hà Nội – tháng /2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SAU NĂM 1954 2
1 Tình hình lịch sử thế giới sau 1954 2
2 Tình hình trong nước 4
CHƯƠNG 2 7
TÍNH ĐÚNG ĐẮN SÁNG TẠO CỦA ĐƯỜNG LỐI TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC SAU NĂM 1954 7
1 Cơ sở lý luận về tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng 7
2 Cơ sở thực tiễn về tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng 14
3 Chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng của Đảng 20
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 3MỞ ĐẦU
Qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủtịch Hồ Chí Minh sáng lập đã lãnh đạo nhân dận ta đánh thắng các cuộc chiến tranhxâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hànhcông cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dântộc Một trong những mốc son chói lọi ấy là sự lãnh đạo của Đảng khi tiến hành đồngthời hai chiến lược cách mạng (1954-1975), đây là thời kỳ Đảng ta phải giải quyếtmột loạt những vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp của cách mạng Việt Nam, và cũng
là thời kỳ Đảng giành được những thắng lợi vẻ vang nhất, đặc biệt là thắng lợi trongviệc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trên hai miền Nam- Bắc
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đế quốc Mỹ đã gạt thực dân Pháp,trực tiếp viện trợ và giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng quân đội, hòng biến miềnNam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dàiViệt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH xuống Đông Nam Á, răn đe phong tràogiải phóng dân tộc đang trên đà phát triển Trong điều kiện đó, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã căn cứ vào lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như thực tiễn cáchmạng trong nước, khu vực và thế giới để đề ra đường lối kháng chiến hợp với điềukiện cụ thể và sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
Đảng ta đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ,giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tiến hành đồng thời hai chiến lượccách mạng: cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN
ở miền Bắc, mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội Đây chính là sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng khi thực tiễn 21năm chiến đấu kiên cường chúng ta đã thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước như Nghị quyết Đại hội IV của Đảng đã viết: “Năm tháng sẽ trôi qua,nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcmãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một
Trang 4biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệcon người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sựkiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” Để nghiên cứu rõhơn về đường lối cách mạng của Đảng trong giai đoạn này, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn chủ đề tiểu luận: “Tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong việc đề
ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước sau năm 1954”
CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SAU NĂM 1954
1 Tình hình lịch sử thế giới sau 1954
Sau 1954 ta tiến hành cách mạng trong hoàn cảnh quốc tế có những thuận lợi
cơ bản, song cũng không ít khó khăn
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ba dòng thác cách mạng trên thế giới pháttriển mạnh mẽ Phe xã hội chủ nghĩa phát triển rất mạnh là chỗ dựa vững chắc thúcđấy cách mạng thế giới Chính vì vậy đã trở thành đối thủ đáng lo ngại đáng gườm đốivới đế quốc Mỹ Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phongtrào giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu á châu Phi và châu Mỹ Latinh, hệthống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đang đi vào quá trình tan rã.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều nước phát triển, phong trào đấu tranhcủa các đảng cộng sản, của giai cấp công nhân, nhân dân tiến bộ ở các nước tư bảnphát triển rộng khắp So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có lợicho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục suy yếu
và khó khǎn Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công Cách mạng Việt Nam
đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới
Trang 5Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng tồn tại không ít khó khăn Phong tràocông sản quốc tế ngày càng bất đồng sâu sắc hơn đặc biệt là quan hệ Xô-Trung, haibên công kích lẫn nhau cắt đứt quan hệ hai nước Việt Nam trong tình hình đó phảiđối mặt với một bài toán ngoại giao rất khó: Phải thân với ai, nên ứng xử như thế nàocho đúng? Khi đó lại có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau Có quan điểm cho rằng,chiến tranh là không thể tránh khỏi, nó nổ ra là tốt để loài người có thể lợi dụng chiếntranh mà đẩy mạnh cách mạng lên Do đó cách mạng ở các nước phải “trường kỳ maiphục” Tiêu biểu cho quan điểm này là Mao Trạch Đông Mao cho là chiến tranh thế giới
I thì một nước XHCN ra đời Chiến tranh thế giới II, hệ thống XHCN ra đời Muốn thếgiới tiến một bước nữa thì phải có chiến tranh thế giới III Quan điểm thứ hai cho rằng:Chiến tranh nổ ra ở bất cứ một nước nào cũng có thể gây ra chiến tranh thế giới (đốmlửa gây đám cháy rừng) không nên để cháy rừng, phải thực hiện chiến lược 3 hoà (thiđua hoà bình, chung sống hoà bình, quá độ hoà bình) tiêu biểu là Khơ Rút Xốp Haiquan điểm trên trái ngược nhau về hình thức nhưng đều giống nhau về bản chất làngăn ngừa sự phát triển cách mạng ở mỗi nước Thực chất là họ đều sợ nổ ra chiếntranh, Đảng ta không đồng ý những quan điểm này
Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưngchừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh Lựclượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ Chúng đang dẫn đầucác thế lực đế quốc hiếu chiến chạy đua vũ trang, củng cố các khối liên minh quân sựxâm lược, xây dựng các cǎn cứ quân sự, phục hồi chủ nghĩa phátxít ở Tây Đức vàquân phiệt ở Nhật Bản, nhóm lên những lò lửa chiến tranh ở châu Âu và châu á, rasức chuẩn bị chiến tranh mới Nguy cơ chiến tranh thế giới vẫn tồn tại Nhân dân cácnước đang đứng trước sự đe doạ hết sức nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạtnhân Mặt khác, sự tàn sát và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến tranh thế giới lầnthứ hai và hậu quả của nó còn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn lộn giữa chiến tranhchính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Trong điều kiện đó đã nảy sinh nhiều tư tưởng
Trang 6và khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc làm chotình hình thế giới phức tạp Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho cách mạng ViệtNam thời bấy giờ.
hội chủ nghĩa trên thế giới” Ta buộc Pháp phải ngồi trên bàn đàm phán vào ngày20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở ĐôngDương đã được ký kết, đánh dấu sự chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp ở ĐôngDương
Sau hiệp định Gionevo, đất nước Việt Nam bị chia thành hai miền Cuộcchuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình Lực lượng cách mạng đang phát triểnthuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lực lượng cáchmạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam Trong khi đó lựclượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về miền Nam,
đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dânmới Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến,tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi cónhững đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta
Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếpquản Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bàomừng đón đoàn quân chiến thắng trở về Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đìnhlịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào
Trang 7mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô Ngày
16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-1955 thì rútkhỏi đảo Cát Bà Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng Khi rút quân, Pháp mangtheo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho
ta Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ,cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng
về sau Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoạiHiệp định mới được ký kết Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi cònnhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành,trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-NamViệt Nam Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp địnhcho Mỹ-Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đãvạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn ĐôngDương Mỹ đã áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam bằng một số thủđoạn:
Về chính trị: Ngày 25-6-1954 Mỹ đã ép được Pháp đưa Ngô Đình Diệm (ngườicủa Mỹ) thay Bửu Lộc (người của Pháp) lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miềnNam Việt Nam Ngày 7-7-1954, một nội các bù nhìn tay sai Mỹ đã được thành lập doNgô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng ở miền Nam Việt Namvới sự hậu thuẫn từ Mỹ Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉđạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủViệt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước đểthống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định Đến hạnhai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố "Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vìchúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không
bị ràng buộc bởi Hiệp định đó" Mỹ tăng cường xây dựng Ngụy quân, làm công cụtiêu diệt lực lượng cách mạng
Trang 8Về kinh tế: chúng muốn biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, chiphối và lũng đoạn kinh tế miền Nam.
Về văn hóa: Mỹ đưa lối sống Mỹ vào miền Nam để đầu độc nhân dân ta, nhất
là tầng lớp thanh thiếu niên
Chính sách khủng bố của Mỹ Diệm được thi hành từ năm 1958, chúng càngtăng cường đàn áp cách mạng miền Nam Chúng ban hành đạo luật 10/59 đặt cộngsản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém đi khắp miền Nam với phương châm:'' Bắtnhầm còn hơn bỏ sót''
Các chính sách trên của Mỹ nhằm thực hiện biến miền Nam thành thuộc địakiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, để ngăn chặn “làn sóng cộng sản” đang phát triểndần ở khu vực Đông Nam Á, chống phá miền Bắc chia cắt lâu dài nước ta, dân tộcViệt Nam ta
Như vậy, đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Gionevo là hòa bình đượclập lại ở miền Bắc, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mỹ và tay sai, đất nước bịchia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau Sự nghiệp cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành
Trước tình hình đó, đặt Đảng ta phải lựa chọn một trong ba con đường:
Thứ nhất, tập trung cả nước để giải phóng miền Nam (chưa xây dựng miền
Trang 9Khi chọn con đường này Đảng ta phải đứng trước một loại các vấn đề như liệuđẩy mạnh cách mạng miền Nam có giữ được hòa bình ở miền Bắc không? Làm thếnào để phát động được cuộc chiến tranh ở miền Nam? Có đánh thắng Mỹ không?Thế giới có ủng hộ ta không? Những vấn đề nêu trên là những ẩn số khó tìm lời giảilúc bấy giờ và đều phải đứng trước nguy cơ mất còn của một dân tộc.
CHƯƠNG 2 TÍNH ĐÚNG ĐẮN SÁNG TẠO CỦA ĐƯỜNG LỐI TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC SAU NĂM 1954
1 Cơ sở lý luận về tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng.
Cách mạng Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ phải tiến hành đồng thời, đó làxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân ở miền Nam, với mục tiêu chung là củng cố hòa bình, thực hiện thốngnhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ Cùng một lúc phải tiến hành haichiến lược, hai nhiệm vụ cách mạng là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ViệtNam và thế giới Để giải quyết nhiệm vụ to lớn và quan trọng đó, Đảng ta đề rađường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước và thế giới, đáp ứng nguyệnvọng của nhân dân Đối với miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “MiềnBắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời
kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội khôngphải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đối với nhiệm vụ cách mạngmiền Nam và cả nước, Người chỉ rõ: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành cáchmạng dân tộc, dân chủ trong cả nước; ra sức củng cố và đưa miền Bắc tiến lên chủnghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
Trang 10và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á vàthế giới” Chiến lược này là sự vận dụng đúng đắn sáng tạo chủ nghĩa của Đảng vàocon đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, được hình thành trên những cơ
sở sau đây:
Thứ nhất, Đảng ta đã vận dụng lí luận hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa
Mác-Lênin Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mà C.Mác vàĂngghen đã nghiên cứu và phát hiện ra sự ra đời kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
là một tất yếu Gắn liền với nguồn gốc xuất hiện và điều kiện ra đời, quá trình pháttriển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa tất yếu cũng là quá trình phảitrải qua các giai đoạn phát triển đi dần từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoànthiện, mỗi giai đoạn trong đó lại có thể có nhiều thời kỳ, với những nội dung và bước
đi cụ thể Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời trước hết phải trải quathời kỳ cải biến cách mạng, thời kỳ quá độ chính trị Việc đi lên CNXH đã được xácđịnh trong Cương lĩnh năm 1930: Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua 2 giai đoạn - Cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân (giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân),sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là CNXH Nói cách khác: mụctiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được xác định nhất quán từ ngày thành lậpĐảng đến nay Kiên định với mục tiêu đó, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) miềnBắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ củacách mạng miền Bắc đi lên CNXH, đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân ở miền Nam Miền Bắc quá độ lên CNXH làm hậu phương vững chắccho miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Xây dựng CNXH ởmiền Bắc chính là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng lý luận về cách mạngXHCN, trong đó có lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hiện thựchóa thành chế độ xã hội XHCN
Thứ hai, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
Mác- Lênin Dựa trên “Tư tưởng cách mạng không ngừng” của C.Mác và
Trang 11Ph.Ăngghen, căn cứ vào điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã phát triển “Tư tưởngcách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác thành “Lý luận cách mạng khôngngừng”, về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới sang cách mạng xãhội chủ nghĩa V.I.Lênin chỉ ra trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc những nước đã quacách mạng tư sản, giai cấp vô sản cần kết hợp cuộc đấu tranh cho dân chủ với cuộcđấu tranh để thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa Còn ở các nước chưaqua cách mạng tư sản, vẫn phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, giai cấp
vô sản không chỉ tham gia cuộc đấu tranh này mà còn cần phải giành lấy quyền lãnhđạo cách mạng, làm cho nó đi đến thắng lợi triệt để, rồi chuyển lên cách mạng xã hộichủ nghĩa Với những nước thuộc địa, phụ thuộc, mục tiêu trước mắt của cách mạng
là giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện tiến lên chủnghĩa xã hội Giá trị lí luận tư tưởng cách mạng không ngừng của Lênin đã đượcĐảng vận dụng linh hoạt vào quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ, chính vìvậy thời kì này Đảng tiếp tục con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam
để hai miền Nam – Bắc thống nhất đưa Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, trung thành với phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam do
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được
đề ra tại Hội nghị hợp nhất của tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội
để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đạibiểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của haiđại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sảnĐảng (10/1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước Hội nghị họp
bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long, từ ngày 06/06 –07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất tríthông qua bảy tài liệu, văn kiện, trong đó có bốn văn bản hết sức quan trọng: Chínhcương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt củaĐảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Hợp thành nội dung Cương lĩnh
Trang 12chính trị của Đảng Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do Nguyễn Ái Quốckhởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Đại hội VI(1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương lĩnh chính trị của những tổchức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế giới và Đông Dương Nội dungcương lĩnh đã nêu: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản”, tức là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ để thựchiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, từng bước đưa đất nước tiếnlên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cáchmạng Việt Nam Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cáchmạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân ta dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Vì vậy, khi miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn tiếp tục cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng ta khẳng định đồng thời tiếnhành hai nhiệm vụ cách mạng: tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
ở miền Nam và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Đây là sự đúng đắnsáng tạo của Đảng đã được thực tiễn chứng minh
Thứ tư, phù hợp với xu thế của thời đại: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội Việc lựa chọn mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội của Đảng ta, nhân dân ta dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin,được tổng kết từ thực tiễn cách mạng thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam, hội đủcác nhân tố khách quan và chủ quan, dân tộc và thời đại, hoàn toàn không phải dựavào cảm tính, thuần túy dựa trên nguyện vọng mong muốn chủ quan của Đảng vànhân dân ta Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đường cứu nước trong thời đại mới
và khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản” Từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng
Trang 13Mười Nga năm 1917, Người đã lựa chọn và đứng trên lập trường của giai cấp vô sản
để tiến hành giải phóng dân tộc bằng một cuộc cách mạng vô sản và bước phát triểntiếp theo là xây dựng chủ nghĩa xã hội khi nhấn mạnh: 1 Cách mạng phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân và dân tộc;
2 Phải thực hiện Dân tộc cách mệnh để tập trung đánh đổ bọn đế quốc thực dân vàbọn phong kiến tay sai giành lại độc lập cho xứ sở và Thế giới cách mệnh giống nhưgiai cấp công nông Nga đánh đổ tư bản áp bức… Luận cứ để mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội có thể trở thành hiện thực sinh động ở Việt Nam chính làcách mạng giải phóng dân tộc được đặt trong quỹ đạo cách mạng vô sản, là một bộphận khăng khít của cách mạng thế giới, trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Hai giai đoạn cách mạng này có quan hệ biệnchứng; trong đó: 1) Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải giành được độclập dân tộc 2) Đi lên chủ nghĩa xã hội chính là điều kiện tiên quyết để giữ vữngđược độc lập dân tộc và xây dựng được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhândân Đảng cho rằng sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân là sự mở đầu tất yếu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
Thứ năm, theo chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề quá độ ở các nước có nên kinh
tế lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội đã được giải quyết cả về lý luận lẫn thực tiễn TheoV.I Lênin, các dân tộc lạc hậu có thể tiến thẳng lên Xô Viết, bỏ qua giai đoạn pháttriển tư bản chủ nghĩa nếu có hai điều kiện:
Một là, bên trong Đảng cộng sản đã lãnh đạo chính quyền nhà nước và khối liênminh công nông vững chắc
Hai là, bên ngoài có sự giúp đỡ về mặt nhà nước của giai cấp vô sản thế giới ởcác nước tiên tiến Và thực tiễn đã có nhiều dân tộc trong nước Nga Sa hoàng cũ đãphát triển theo hướng đi này
Trang 14Thứ sáu, hiện tại mỗi miền đều có những đặc điểm riêng và mâu thuẫn riêng.
Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội để giải quyết mâu thuẫn “ai thắng ai” giữa chủnghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ởthời kỳ phát triển mạnh mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nối liền từ châu á sang châu Âu, không ngừngphát triển và củng cố về mọi mặt Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cáchmạng miền Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với miềnBắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuậnlợi chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta Đó là một nguyên nhân chủ yếu đểcách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai
Bên cạnh đó, miền Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản, đó là: Một là, mâu thuẫn giữanhân dân miền Nam với bọn đế quốc xâm lược mà chủ yếu là đế quốc Mỹ; hai là,mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ-phong kiến Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược
và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu Do vậy miền Nam phảitiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Nhân dân ta tiến hànhkháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộc cách mạng đã đượctiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm hoàn thành sự nghiệp giành độc lập dântộc và thống nhất Tổ quốc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là sự tiếp nốilịch sử tất yếu Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội tân thứ III (tháng 9-1960): "Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc khángchiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử" Từ bối cảnh lịch
sử chiến đấu và chiến thắng ấy, nhân dân ta ở miền Nam bước vào cuộc kháng chiếnchống đế quốc Mỹ xâm lược với tư thế của người chiến thắng và đã kế thừa đượcnhiều kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thựcdân Pháp Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng miền Nam Đồng
Trang 15chí Lê Duẩn nói: “Chúng ta thắng Mỹ là nhờ có những kinh nghiệm quý báu củaCách mạng tháng Tám và 9 nǎm kháng chiến chống Pháp Không có Cách mạngtháng Tám, không có 9 nǎm kháng chiến chống Pháp thì không thể có thắng lợi củakháng chiến chống Mỹ”.
Thứ bảy, hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến
lược khác nhau, song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thựchiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cảnước là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và taysai Giải quyết mâu thuẫn chung ấy là trách nhiệm của cả nước, song mỗi miền cónhiệm vụ chiến lược riêng và có vị trí khác nhau “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộcách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta” MiềnBắc sẽ là hậu phương, căn cứ địa cách mạng của cả nước- đây là nhân tố thườngxuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh Bên cạnh đó, miền Bắc đi lên chủ nghĩa
xã hội sẽ là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng dân tộc, dân chủ để thúc đẩycách mạng cả nước Còn “cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan trọng Nó cótác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thốngtrị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoànthành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước” Cùng với đó làbảo vệ miền Bắc và hoà bình ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới Cả hai nhiệm
vụ chiến lược này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thựchiện một mục tiêu chung Bởi vì, tuy là hai chiến lược cách mạng khác nhau ở haimiền nhưng trong một dân tộc tiến hành trên một đất nước và do một Đảng lãnh đạo.Bên cạnh đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phát triển sẽ tạo sức mạnh vềvật chất và tinh thần để thúc đẩy sự phát triển của cách mạng miền Nam và cả nước
Và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam phát triển càng tạo điều kiện