Quy trình đóng bãi chơn lấp chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường, cụ
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang Địa chỉ văn phòng: Số 128 Nguyễn Trường Tộ, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: (Ông) Trần Minh Tâm
Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại liên hệ: 0979 303401– (Ông) Lê Thành Tiến Danh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần với mã số doanh nghiệp: 1601604590, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 11 năm 2011 và đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Công Ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang do Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp
Tên cơ sở
Tên cơ sở: Dự án Xây dựng hố chôn lấp rác hợp vệ sinh và Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên Địa điểm thực hiện của cơ sở: Ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với tứ cận tiếp giáp như sau:
- Hướng Bắc: Tiếp giáp đường đường dẫn vào bãi chôn lấp và đất dự phòng
- Hướng Nam: Tiếp giáp đất nông nghiệp
- Hướng Đông: Tiếp giáp đất nông nghiệp
- Hướng Tây: Tiếp giáp đất dự phòng
Tọa độ vị trí các điểm mốc được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc của cơ sở
Vị trí Tọa độ (VN 2000)
Vị trí Tọa độ (VN 2000)
X (m) Y (m) Điểm E 1154165 0562066 Điểm F 1154186 0561976 Điểm G 1154395 0562023 Điểm H 1154368 0562228 Điểm K 1154549 0562273 Điểm L 1154553 0562262 Điểm M 1154560 0562263 Điểm N 1154556 0562275
Tọa độ các điểm giới hạn của dự án được thể hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí giới hạn của cơ sở
Với vị trí trên thì cơ sở có các mối tương quan với các đối tượng xung quanh khác như sau:
- Hệ thống giao thông đường bộ: Vị trí cơ sở nằm cách đường tỉnh 941 khoảng 1,2km Ngoài ra, cơ sở còn nằm tiếp giáp với đường dẫn từ đường tỉnh
941 vào bãi chôn lấp có chiều rộng khoảng 7 - 8m, được trải nhựa hoàn chỉnh nên khá thuận lợi trong hoạt động vận chuyển rác vào cơ sở
- Hệ thống sông, kênh, rạch: Dự án nằm tiếp giáp với Kênh 2, nước mặt Kênh 2 sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp Ngoài ra, vị trí cơ sở còn cách Kênh Cả Điền khoảng 290m về hướng Đông với nước mặt Kênh Cả Điền sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp, Kênh Nhà Lầu khoảng 450m về hướng Tây với nước mặt Kênh Nhà Lầu sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp và cách sông Hậu khoảng 4,2km về hướng Đông Bắc với mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt
- Khu dân cư: Xung quanh cơ sở dân cư thưa thớt, chủ yếu tập trung dọc theo đường tỉnh 941 sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ
- Các đối tượng xung quanh khác: Theo hướng Tây Bắc, vị trí cơ sở nằm cách TTYT huyện Châu Thành khoảng 1,7km, cách chùa Kỳ viên khoảng 2,3km; Theo hướng Đông Bắc, cơ sở nằm cách KCN Bình Hòa khoảng 2,8km, cách Khu Nhà ở xã hội First Home Bình Hòa khoảng 3,4km; Theo hướng Đông Nam và Tây Nam trong khoảng 1km chủ yếu là đất nông nghiệp
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí các đối tượng xung quanh
Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
- Công văn số 2053/VPUBND-ĐTXD ngày 09/07/2015 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình
Hố chôn lấp rác hợp vệ sinh khu liên hiệp xử lý rắn cụm Long Xuyên, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
- Văn bản số 393/VPUBND-KTN ngày 25/01/2018 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang về việc chủ trương đầu tư xây dựng ô chôn lắp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên
- Quyết định số 2064/QĐ-UBND ngày 26/08/2019 của Ủy banh nhân dân tỉnh An Giang về việc Quyết định chủ trương đầu tư của Dự án xây dựng ô chôn lắp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên
- Công văn số 2308/SXD-GĐXD ngày 12/7/2021 của Sở xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình: Xây dựng hố chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
- Quyết định số 48/QĐ-STNMT ngày 17/01/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng hố chôn lấp rác hợp vệ sinh (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành)
- Quyết định số 553/QĐ-STNMT ngày 21/5/2020 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên
- Giấy phép xả thải và nguồn nước số 149/GP-STNMT ngày 02/03/2022 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cấp cho Khu chôn lấp vệ sinh số 01 và số 02
Quy mô của cơ sở: Cơ sở có tổng mức đầu tư cơ sở là 27.456.860.000 đồng và thuộc lĩnh vực xử lý rác thải nên cơ sở thuộc nhóm C quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm
2019 Loại hình của cơ sở là xử lý chất thải rắn với công suất 245 tấn/ngày nên thuộc cột 4 số thứ tự thứ 9 mục II phụ lục II – Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Đồng thời, Cơ sở thuộc điểm c khoản 3 điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 Hiện trạng cơ sở đã đi vào hoạt động
Do đó, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang xem xét, phê duyệt cấp giấy phép môi trường.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1: Bắt đầu tiếp nhận rác từ tháng 3/2017 với công suất xử lý 245 tấn/ngày, thu gom trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Châu Phú Hiện trạng hoạt động của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận rác thải Vì vậy, chủ cơ sở đã ngưng tiếp nhận rác từ tháng tháng 12/2021 và đang chuẩn bị đóng lấp
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2: Bắt đầu tiếp nhận rác từ tháng 12/2021 với công suất xử lý 245 tấn/ngày, thu gom trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Châu Phú Hiện trạng, cơ sở vẫn đang hoạt động với công suất chôn lấp rác sinh hoạt là 215 tấn/ngày và chôn lấp bùn là 30 tấn/ngày
Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở: 20 người
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Loại hình hoạt động: Xử lý chất thải rắn thông thường
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 và số 2 có quy trình chôn lấp tương tự nhau với 2 quy trình chôn lấp (chôn lấp rác và chôn lấp bùn), cụ thể như sau:
3.2.1 Quy trình chôn lấp rác
Hình 1.3 Quy trình chôn lấp rác Đóng cửa
- Các sự cố, rủi ro
- Các sự cố rủi ro Đóng lấp
Rác sinh hoạt trên tuyến đường
Rác phát sinh trên tuyến thu gom của dự án sẽ được vận chuyển về bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng, khi vào dự án các phương tiện sẽ được qua trạm cân để xác định khối lượng Rác sau khi được đưa vào các ô chôn lấp sẽ thực hiện chôn lấp theo đúng quy trình và tiêu chuẩn thiết kế Trình tự chôn lấp được thực hiện như sau:
+ Rác được chôn trong các ô chôn rác, đổ rác thành từng lớp, chiều dày trung bình lớp rác không lớn hơn 2,20m, được ngăn cách bởi các lớp đất phủ trung gian dày không nhỏ hơn 0,15m Như vậy, chiều dày mỗi lớp rác và lớp phủ khoảng 2,35m Quy trình tiếp tục được thực hiện đến lớp phủ cuối cùng (lớp phủ đỉnh) theo đúng tỷ lệ nén và đúng tiêu chuẩn thiết kế
+ Quá trình vận chuyển, tiếp nhận chất thải: Các loại rác sinh hoạt được các đơn vị vận chuyển tới công trình bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng Trạm cân đầu vào và đầu ra ghi nhận, thống kê khối lượng vận chuyển, phương tiện vận chuyển, thời gian ra và vào khu xử lý, các thông tin khác theo qui trình quản lý của chủ đầu tư Rác được đổ vào khu phân loại, kiểm tra các loại rác không hoặc chưa được phép chôn lấp và các loại rác này
+ Chuẩn bị mặt bằng bãi đổ: Mở diện tích đổ rác tương ứng theo khối lượng chôn lấp, chuẩn bị đường tạm tiếp cận khu vực chôn lấp
+ Chuyển tiếp tới ô chôn lấp: Rác được phép chôn lấp được xúc đổ lên xe vận chuyển chuyên dụng đổ vào ô chôn lấp Rác sẽ được đổ, san đều, đầm nén Chiều cao mỗi lớp đổ đầm chặt trước khi phủ lớp phủ trung gian không lớn hơn 2,2m Bề mặt rác phải được san gạt tương đối bằng phẳng, phun xịt các chế phẩm vi sinh khử mùi, khử khuẩn trước khi tiến hành thi công lớp phủ
+ Đầm nén, tạo cấu hình: Tỷ trọng rác sau khi đầm nén đạt khoảng 0,6 – 0,8 tấn/m 3 đối với rác thải sinh hoạt Mái taluy đảm bảo độ dốc 1:3 Xe đổ rác và đầm nén đảm bảo không phá hủy lớp cấu tạo mặt bên, không làm nghiêng đổ hệ thống thu khí, thu nước rác
+ Sau khi phủ đất tiến hành phủ bạt
- Lớp phủ trung gian: Vật liệu đất đắp taluy và lớp phủ trung gian đảm bảo thành phần quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng Chiều dày lớp phủ trung gian là 15 – 20cm, chiều dày trong hồ sơ thiết kế chọn là 15cm Ngoài việc phủ bạt các lớp rác chôn lấp cũng như lớp phủ sẽ được tạo dốc 2% từ giữa bãi rác ra ngoài biên theo phương ngắn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoát nước mưa ra các rãnh thu nước xung quanh chu vi của bãi Để đảm bảo chức năng trên, lớp phủ trung gian là quan trọng nhất, lớp phủ cần phải được đầm chặt với hệ số dầm chặt k>0,8
- Lớp phủ cuối cùng (lớp phủ đỉnh): Sau khi thực hiện chôn lấp rác, bùn theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thiết kế sẽ tiến hành đóng lấp ô chôn lấp bằng các lớp vật liệu chống thấm, vật liệu thoát nước Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường, cụ thể: Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng
60 cm Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự quy định này
- Quy trình vận hành sau đóng cửa: Sau khi đóng cửa ô chôn lấp, chủ cơ sở có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh Đồng thời, vẫn tiếp tục công tác quản lý để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và các sự cố có thể phát sinh từ bãi chôn lấp, cụ thể như:
+ Vận hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lớp phủ đỉnh
+ Vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác và hệ thống thu gom khí thải từ bãi chôn lấp rác
+ Kiểm tra các sự cố bãi chôn lấp
+ Không được phép cho người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt tại các khu vực tập trung khí gas
+ Lắp đặt các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL
+ Thực hiện giám sát môi trường môi trường định kỳ khi đóng cửa BCL
Hoạt động chôn lấp rác phát sinh nước rỉ rác, nước thải sinh hoạt, mùi hôi, khí thải, chất thải rắn (sinh hoạt và chất thải nguy hại) Bên cạnh đó, hoạt động của cơ sở còn phát sinh các sự cố như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố sụt lún, nứt lớp phủ, sự cố sạt lở,
3.2.2 Quy trình chôn lấp bùn
Hình 1.4 Quy trình chôn lấp bùn
Bùn thải từ hoạt động nạo vét cống rãnh được vận chuyển bằng xe chuyên dụng về bãi chôn lấp, sau đó qua trạm cân để xác định khối lượng bùn chôn lấp trong ngày
Sau khi cân xác định khối lượng được vận chuyển đến ô chôn bùn và được bơm vào ô chứa Tại đây bùn được xử lý bằng chế phẩm sinh học (EM) khử mùi và diệt khuẩn, vi sinh vật phân hủy bùn Bùn chứa vào ô chứa bùn cho đến khi đạt thể tích và chiều cao thiết kế sẽ phủ bạt để hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài (nước mưa) Trong thời gian vận hành chưa phủ bạt sẽ phát sinh mùi hôi và nước rỉ bùn, khí thải Bùn được chứa tại ô chôn lấp sẽ xử lý sau khi nhà máy xử lý bùn được xây dựng xong đem lên xử lý thành phân hữu cơ
3.3 Sản phẩm của dự án
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
4.1 Nhu cầu về nguyên, vật liệu
4.1.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1: Hiện trạng hoạt động của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận rác thải và chuẩn bị đóng lấp, phủ đỉnh nên không có nhu cầu về nguyên, vật liệu
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2:
- Nhu cầu về khối lượng rác thải xử lý: Rác thải được thu gom từ các hộ dân đang sinh sống, các cơ sở kinh doanh, sản xuất đang hoạt động trên địa bàn huyện Châu Thành, huyện Châu Phú và thành phố Long Xuyên với khối lượng rác thu gom trên các tuyến là 215 tấn
- Nhu cầu về lượng bùn thải xử lý: Bùn thải được thu gom từ các tuyến cống thoát nước công cộng của các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn huyện Châu Thành, huyện Châu Phú và thành phố Long Xuyên với hối lượng bùn thải thu gom khoảng 30 tấn/ngày
4.1.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Trong giai đoạn này nguồn nguyên liệu phục vụ chủ yếu là đất, cát dự phòng khi xảy ra sự cố đối với ô chôn lấp Phụ thuộc vào sự cố nhu cầu sử dụng nguyên liệu phục vụ sẽ khác nhau Nguồn này được mua tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn xung quanh khu vực cơ sở
4.2 Nhu cầu về nhiên liệu
4.2.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Dầu: Sử dụng dầu DO cho các phương tiện vận hành hoạt động chôn lấp rác, bùn được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, ước tính sử dụng khoảng 8.000 lít/tháng (Nguồn: Cơ sở cung cấp, năm 2022)
Nhớt: Sử dụng cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện vận hành hoạt động chôn lấp rác, được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Ước tính sử dụng khoảng 33 lít/tháng (Nguồn: Cơ sở cung cấp, năm 2022)
4.2.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Trong giai đoạn này Dự án đã đóng lấp toàn bộ ô chôn lấp rác, không sử dụng phương tiện nên không sử dụng nhiên liệu
4.3 Nhu cầu sử dụng điện
4.3.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 Điện: Nguồn điện cung cấp cho dự án được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia đấu nối, cung cấp cho các hoạt động của cơ sở chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân, vận hành hệ thống xử lý nước thải và thắp sáng tại khu chôn lấp, ước tính sử dụng khoảng 15.000 Kwh/tháng (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
4.3.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Trong giai đoạn này nhiên liệu chủ yếu là điện năng phục vụ sinh hoạt, thắp sáng cho nhân viên quản lý bãi và vận hành hệ thống xử lý nước thải, ước tính sử dụng khoảng 800 kWh/tháng (Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2020)
4.4 Nhu cầu sử dụng nước
4.4.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
4.4.1.1 Nước sử dụng cho sinh hoạt
Nguồn nước cung cấp cho việc sinh hoạt tại cơ sở được lấy từ nước sạch của
Xí nghiệp điện nước huyện Châu Thành Tổng số cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở là 20 người, trong đó có 02 người lưu trú lại cơ sở với nhu cầu sử dụng nước 1,0 m 3 /ngày đêm Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu là 80 lít/người/ngày đêm Chọn định mức cấp nước cho người lưu trú là 80 lớt/người/ngày đờm và khụng lưu trỳ là 40 lớt/người/ngày đờm (lấy bằng ẵ định mức lưu trú) nên tổng lượng nước cấp được tính như sau:
02 người x 80 lít/người/ngày đêm + 18 người x 40 lít/người/ngày đêm = 880 lít/người/ngày đêm = 0,88 m 3 /ngày đêm
4.4.1.2 Nước sử dụng cho việc rửa xe Để bảo đảm vệ sinh cho môi trường, tất cả các xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi BCL đều được rửa để hạn chế bụi đất và rác bám trên bánh xe Lượng nước này chứa nhiều cặn lắng (đất, cát…), chất hữu cơ (mẫu vụn rác thải) và nhiều loại vi trùng có trong rác thải Lưu lượng nguồn thải này không nhiều nhưng đây cũng là nguồn gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh Nguồn nước cung cấp cho việc sinh hoạt tại cơ sở được lấy từ nước sạch của Xí nghiệp điện nước huyện
Châu Thành với nhu cầu sử dụng khoảng 5,0 m 3 /ngày đêm (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
4.4.1.3 Nước dùng để phun ẩm rác thải
Vào mùa khô để làm giảm thể tích nước thải cần xử lý và giúp tham gia vào quá trình phân hủy chất rắn trong rác thì chủ cơ sở sẽ tiến hành bơm tưới lên bề mặt ô chôn lấp khi chưa thực hiện đóng lấp, với lượng nước sử dụng khoảng 35 m 3 /ngày đêm Lượng nước được lấy từ hồ chứa nước thải trước xử lý của cơ sở
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
4.4.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Nguồn nước cung cấp cho việc sinh hoạt tại cơ sở được lấy từ nước sạch của
Xí nghiệp điện nước huyện Châu Thành Số lượng nhân viên quản lý bãi rác là 02 người Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu là 80 lít/người/ngày đêm Chọn định mức cấp nước cho người lưu trú là 80 lít/người/ngày đêm nên tổng lượng nước cấp được tính như sau:
02 người x 80 lít/người/ngày đêm = 160 lít/người/ngày đêm = 0,16 m 3 /ngày đêm
4.5 Danh mục sử dụng hóa chất, chất xúc tác cho hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
4.5.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Hóa chất sử dụng trong quá trình chôn lấp chất thải rắn:
- Thuốc BioBug WHC (L2100) là loại vi sinh khử mùi, phân hủy chất thải và kiểm soát côn trùng với khối lượng sử dụng 2 lít/tuần Tương đương 0,29 lít/ngày
- Thuốc Permecide 50 EC để diệt muỗi Liều lượng dùng 100ml Permecide 50EC pha với 5 lít nước sạch với diện tích là 100 m 2 (3 ngày phun 1 lần) với lượng sử dụng 2 lít/tuần Tương đương 0,29 lít/ngày
- Chế phẩm EM dùng diệt trùng, khử mùi hôi Liều lượng 1 lít E.M - ST pha với 100 lít nước Phun 20 lít dung dịch/1 m 3 rác với khối lượng sử dụng 50 lít/tuần Tương đương 7,14 lít/ngày
Hóa chất phục vụ trong quá trình xử lý nước thải của HTXLNT công suất
100 m 3 /ngày đêm được thể hiện trong bảng sau:
- Hydroperoxit (H2O2) liều lượng sử dụng 35 kg/ngày, tương đương 1.050 kg/tháng
- Natri Hydroxit (NaOH) liều lượng sử dụng 50 kg/ngày, tương đương 1.500 kg/tháng
- Sắt II Clorua (FeCl2) liều lượng sử dụng 240 kg/ngày, tương đương 7.200 kg/tháng
- PAC liều lượng sử dụng 200 kg/ngày, tương đương 6.000 kg/tháng
- Polymer liều lượng sử dụng 0,6 kg/ngày, tương đương 18 kg/tháng
Bảng 1.2 Tổng hợp hóa chất sử dụng
Stt Danh mục các loại hóa chất Đơn vị tính
Lượng sử dụng trong ngày
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
4.5.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Hóa chất phục vụ trong giai đoạn này chủ yếu cho quá trình xử lý nước thải của HTXLNT công suất 100 m 3 /ngày đêm với danh mục được thể hiện cụ thể tại bảng 1.1 Vì thải lượng nước rỉ rác phát sinh giảm dần qua từng năm nên khối lượng hóa chất sử dụng sẽ được điều chỉnh theo từng năm cho đến khi kết thúc vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
Tổng mức đầu tư của cơ sở là 27.456.860.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi bảy tỷ bốn trăm năm mươi sáu triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng) bao gồm các chi phí như sau:
- Chi phí xây dựng: 19.212.081.224 đồng
- Chi phí thiết bị: 4.042.962.798 đồng
- Chi phí tư vấn xây dựng: 1.703.462.911 đồng
- Chi phí dự phòng: 806.572.056 đồng
- Chi phí vận hành chuyển giao công nghệ xử lý nước thải: 62.000.000 đồng Trong đó, Chi phí đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường được lấy từ nguồn chi phí xây dựng và chi phí thiết bị là 4.580.800.000 đồng
5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở
Theo ĐTM hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên (giai đoạn 1) thì tổng diện tích Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là 22,46 ha gồm nhiều hạng mục công trình sẽ được đầu tư sau khi hoàn thiện hạ tầng cho Khu liên hợp Trong đó, diện tích khu vực chôn lấp hợp vệ sinh số 2 và các công trình phụ trợ được đầu tư là 16.122 m 2 Các hạng mục công trình được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3 Các hạng mục công trình tại cơ sở
Stt Hạng mục công trình Diện tích (m 2 )
A Dự án Xây dựng hố chôn lấp rác hợp vệ sinh 24.519
I Các hạng mục công trình chính
1 Khu chôn lấp HVS số 1 11.698
II Các hạng mục công trình phụ trợ
1 Nhà trực bảo vệ và phòng làm việc 30
III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
1 Nhà điều hành hệ thống xử lý nước rác (nhà bơm nước rác và nhà để bồn hóa chất) 37,47
2 Khu vực xử lý nước rỉ rác 12.718
B Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên 16.122
I Các hạng mục công trình chính
1 Khu chôn lấp HVS số 2 11.143
II Các hạng mục công trình phụ trợ
Stt Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Xây mới cụm bể gồm bể trung gian 1, bể kỵ khí khuấy trộn, bể lắng kỵ khí, bể trung gian 2, bể ASBR và bể trung gian 3
(nhằm nâng công suất của hệ thống xử lý nước thải từ 50 m 3 /ngày đêm lên 100 m 3 /ngày đêm)
2 Hồ chứa nước thải rỉ rác trước xử lý 2.500
3 Hệ thống thu gom nước thải rỉ rác -
4 Hệ thống thu gom khí thải -
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
Do đây là khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2, kế tiếp khu chôn lấp hợp vệ sinh số
1 đã được đầu tư xây dựng và vận hành nên sẽ có một số hạng mục công trình có sử dụng chung như sau:
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình sử dụng chung khu chôn lấp HVS số 1
Stt Hạng mục công trình Diện tích
1 Khu vực xử lý nước rỉ rác hiện hữu (bao gồm hệ thống xử lý nước thải công suất 50m 3 /ngày đêm và các bể chứa, ao sự cố) 12.718
2 Nhà bảo vệ và nhà làm việc 30
4 Nhà điều hành hệ thống xử lý nước rác (nhà bơm nước rác và nhà để bồn hóa chất) 37,47
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m 3 /ngày đêm đã hoạt động từ xử lý nước thải khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 được nâng công suất lên 100 m 3 /ngày đêm
5.2.2.1 Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Kết cấu vùng đáy của ô chôn lấp:
- Lớp cát đệm dày 40 cm
- Lớp vải địa kỹ thuật không dệt R>1000N/m, 500g/m 2
- Màng chống thấm HDPE dày 1,5mm
- Lớp Bentonite ART có hệ số thấm K90N/m;
Kết cấu vùng mái taluy:
- Lớp vải địa kỹ thuật R>00 N/m, 500g/m 2
Hệ thống thu nước rác: Nước rỉ rác, nước rỉ bùn phát sinh thu gom bằng hệ thống các ống chính HDPE Φ400, tổng chiều dài 114m và các ống nhánh HDPE Φ250, tổng chiều dài 240m mặt trên ống đục lỗ (4,5% diện tích ống), ống được bao quanh bởi lớp đá 5x7 nằm trong rãnh thu nước đáy đặt chìm ở đáy các ô chôn lấp Độ dốc dọc của ống là 0,5% dốc về phía các giếng thu nước (4mx4m) Sau đó, nước thải được dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý (số lượng: 02 hồ chứa với kích thước mỗi hồ 40mx40mx3m, được thông nhau bằng ống nhựa HDPE đường kính Φ114) được đặt bơm hỏa tiễn với lưu lượng Qm 3 /h, H0m để bơm nước hồ chứa nước thải trước xử lý của cơ sở trước khi đưa về HTXLNT tập trung công suất 100m 3 /ngày đêm để xử lý Số lượng giếng thu nước rỉ rác tại khu chôn lấp HVS số 1 là 02 giếng (đặt tại ô số 2 và ô số 4 của khu chôn lấp HVS số
1) với kết cấu cống BTCT Φ1000, đế BTCT, bên dưới là lớp cát đệm dày 100, gia cố bằng cừ tràm L =3m, đk gốc > 8vm, mật độ 25 cây/m 2
Hệ thống thu gom khí: Lắp đặt 4 giếng thu khí Giếng thu khí là loại giếng đứng LFG đặt từ đáy bãi xuyên qua các lớp rác lên tận đỉnh bãi, cấu tạo chi tiết của giếng bao gồm các bộ phận sau: Ống thu khí HDPE 150 được đục lỗ thu khí mật độ 4,5%, được bao bọc bởi lớp đá 4x6 quanh ống nằm trong lõi ống thu khí HDPE 400 được đục lỗ thu khí mật độ 8,8%, được bao bọc bởi lớp đá 5x7 quanh ống bằng lồng thép bọc nhựa Hệ khung giá đỡ ống HDPE bằng thép hình L63x63x5 và đai thép La 40x5 Toàn bộ các bộ phận trên được đặt trên đế giếng bằng BTCT đá 1x2 mác 250 Cát đệm đầu cừ dày 100, phía dưới được gia cố bằng cừ tràm có đk gốc 8-10 cm, mật độ 25 cây/m 2
5.2.2.2 Khu chôn lấp hợp vệ sinh ô số 2
Kết cấu đáy hố chôn lấp:
- Tấm HDPE chống thấm, dày 1,5mm
- Đất sét đắp dày 60cm, k=0,95
Kết cấu lớp đáy taluy:
- Tấm HDPE chống thấm, dày 1,5mm
- Đất sét đắp dày 60cm, k=0,95
Hệ thống thu gom nước: Nước rỉ rác, rỉ bùn phát sinh thu gom bằng hệ thống các ống chính chính HDPE Φ400, tổng chiều dài 171,2m và các ống nhánh HDPE Φ250, tổng chiều dài 232m mặt trên ống đục lỗ (4,5% diện tích ống), ống được bao quanh bởi lớp đá 5x7 nằm trong rãnh thu nước đáy đặt chìm ở đáy các ô chôn lấp Độ dốc dọc của ống là 0,5% dốc về phía các giếng thu nước (4mx4m) Sau đó, nước thải được dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý được đặt bơm hỏa tiễn với lưu lượng Qm 3 /h, H0m để bơm nước về hồ chứa nước thải trước xử lý của cơ sở trước khi đưa về HTXLNT tập trung công suất 100m 3 /ngày đêm để xử lý Số lượng giếng thu nước rỉ rác tại khu chôn lấp HVS số 2 là 08 giếng (2 giếng cho mỗi ô chôn lấp của khu chôn lấp HVS số 2) với kết cấu cống BTCT Φ1000, đế BTCT, bên dưới là lớp cát đệm dày 100, gia cố bằng cừ tràm L =3m, đk gốc > 8vm, mật độ 25 cây/m 2
Hệ thống thu gom khí: Lắp đặt 4 giếng thu khí Giếng thu khí là loại giếng đứng LFG đặt từ đáy bãi xuyên qua các lớp rác lên tận đỉnh bãi, cấu tạo chi tiết của giếng bao gồm các bộ phận sau: Ống thu khí HDPE 150 được đục lỗ thu khí mật độ 4,5%, được bao bọc bởi lớp đá 4x6 quanh ống nằm trong lõi ống thu khí HDPE 400 được đục lỗ thu khí mật độ 8,8%, được bao bọc bởi lớp đá 5x7 quanh ống bằng lồng thép bọc nhựa Hệ khung giá đỡ ống HDPE bằng thép hình L63x63x5 và đai thép La 40x5 Toàn bộ các bộ phận trên được đặt trên đế giếng bằng BTCT đá 1x2 mác 250, bê tông lót đá 4x6 dày 100, cát đệm đầu cừ dày 100, phía dưới được gia cố bằng cừ tràm, mật độ 25 cây/m 2
5.2.2.3 Nhà trực và phòng làm việc
Diện tích 30 m 2 , chia làm 2 phòng: Phòng trực bảo vệ (10m 2 ) và phòng làm việc 20m 2 ) Trần thạch cao khung nổi Tường xây gạch 8x8x19 dày 10cm, vữa M7, bả matit lăn sơn 3 nước Móng đơn đặt trên nền cát san lắp đầm chặt Mái lợp tôn mạ màu 0,42mm, xà gỗ thép hộp 40x80x1,6mm, vì kèo thép hộp 50x100 dày 1,5mm Nền lát gạch Ceramic 500x500, vưc lót M100 dày 30mm
Cân xe tải điện tử kích thước 12m x 3m, tải trọng 60 tấn (quá tải an toàn 150%) Bàn cân được làm bằng thép, dầm chịu lực chính I350 bao gồm 6 cây + 1 cây I150 dài 12m, mặt tole phủ bàn 10mm, tole đầu 16mm, sơn phủ 3 lớp, chống gỉ Móng cân xe làm bằng BTCT đá 1x2, M250, đặt trên nền cát đầm chặt k=0,90 , phía dưới lớp cát được gia cố bằng BTCT DƯL 120x120mm, L=3,0m, đóng gia cố trên nền đất móng trạm cân mật độ 9cây/m 2
5.2.2.5 Hệ thống xử lý nước thải
Kết cấu nhà trạm bơm nước rỉ rác: Lớp mái tôn mạ màu 0,42mm, xà gồ thép40x80x1,6mm, vì kèo thép hộp 40x80x1,6mm Tường xây gạch ống 8x8x19, vữa M75, bả matit lăn sơn nước Nền lát gạch 40x40cm, vữa lót M100 dàu 3,0cm, bê bông đá 1x2 M150 dày 5,0cm, cát nền đầm chặt k=0,9
Kết cấu nhà để bồn hóa chất: Lớp mái tôn mạ màu 0,42mm, xà gồ thép 30x60x1,4mm, vì kèo thép hộp 30x60x1,4 Nền bê tông đá 1x2 M200 dày 100, cát nền đầm chặt
Kết cấu các bể của hệ thống xử lý nước thải: BTCT, Mac 250
Ao chứa nước thải trước xử lý: Ao chứa nước thải trước xử lý có kích thước 40mx40mx3m Kết cấu đáy HDPE chống thấm dày 1,0mm, lớp vải địa không dệt R>90N/m, đất nền tự nhiên Kết cấu thành hồ HDPE chống thấm dày 1,0mm, lớp vải địa không dệt R>90N/m, đất đắp đầm chặt k=0,85
Hồ hoàn thiện: Ao chứa nước thải sau xử lý có kích thước hồ hoàn thiện 1 (40mx40mx3m) và kích thước hồ hoàn thiện 2 (50mx60Mx3m) Kết cấu đáy HDPE chống thấm dày 1,0mm, lớp vải địa không dệt R>90N/m, đất nền tự nhiên Kết cấu thành hồ HDPE chống thấm dày 1,0mm, lớp vải địa không dệt R>90N/m, đất đắp đầm chặt k=0,85
Kết cấu: BTCT đá 1x2 M300 dày: 20 cm
5.3 Danh mục máy móc, thiết bị
Danh sách máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ sở được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5 Danh sách máy móc, thiết bị của cơ sở
Stt Tên máy Đơn vị tính Số lượng Xuất xử
1 Xe thu gom rác chuyên dùng 10 m 3 Chiếc 5 90
2 Xe bồn chở bùn 3 m 3 Chiếc 3 90
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Cơ sở sự phù hợp với quy hoạch ngành theo Quyết định số 3949/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2050
Cơ sở sự phù hợp với kế hoạch sử dụng đất theo Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Châu Thành tại Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày 24/08/2018 của UBND tỉnh An Giang
Chủ trương đầu tư, cơ sở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo Công văn số 2053/VPUBND-ĐTXD ngày 09/07/2015 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình Hố chôn lấp rác hợp vệ sinh khu liên hiệp xử lý rắn cụm Long Xuyên, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và Quyết định số 2064/QĐ-UBND ngày 26/08/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc Quyết định chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 - Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên, địa điểm xây dựng: xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Cơ sở phù phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, tỉnh theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành đến năm 2020 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt tại Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 30/12/2011; Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2035; Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh An Giang Ban hành
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh An Giang.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước được đánh giá theo hướng dẫn của Thông tư 76/2017/TT-BTNMT và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
2.1 Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
- Cqc: Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l;
- Qs (m 3 /s) là lưu lượng dòng chảy của đoạn sông (kênh) cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải (m 3 /s)
- Ltđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)x(mg/l) sang (kg/ngày)
2.2 Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
- Lnn (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
- Qs (m 3 /s) là lưu lượng dòng chảy của đoạn sông (kênh) cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải (m 3 /s)
- Cnn (mg/l): Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)x(mg/l) sang (kg/ngày)
2.3 Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm từ nguồn thải điểm
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn thải điểm:
- Lt (kg/ngày) là tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
- Qt: Là lưu lượng thải lớn nhất
- Ct (mg/l) là kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)*(mg/l) sang (kg/ngày)
2.4 Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
L tn = (L tđ - L nn - L t ) x F s + NP tđ
- Ltn (kg/ngày) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn nước
- Fs là hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7
- NPtd là tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày Giá trị NPtd phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này
Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm
2.5 Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của Kênh 2 đối với nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải 100 m 3 /ngày đêm
Kênh 2 được bắt nguồn bắt nguồn từ Kênh Cả Điền với lưu lượng ước tính bằng 20% lưu lượng Kênh Cả Điền; Kênh Cả Điền bắt nguồn từ Kênh Mặc Cần Dưng với lưu lượng ước tính bằng 20% lưu lượng Kênh Mặc Cần Dưng; Kênh Mặc Cần Dưng bắt nguồn từ sông Hậu với lưu lượng ước tính bằng 20% lưu lượng sông Hậu Vì lưu lượng sông Hậu là 1.997 m 3 /s (Nguồn: Báo cáo Tài nguyên nước giai đoạn năm 2016 – 2021 của Bộ Tài nguyên Môi trường, năm 2022) nên ước tính lưu lượng Kênh 2 là 1.997 m 3 /s x 20% x 20% x 20% = 15,976 m 3 /s
Vậy, Q s (m 3 /s) là lưu lượng dòng chảy ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, (m 3 /s): 15,976 m 3 /s
Lưu lượng nước xả thải lớn nhất Q t (m 3 /s): 100 m 3 /ngày đêm = 0,0012 m 3 /s
Kết quả đo đạc, quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước thải của cơ sở và nguồn tiếp nhận như sau:
Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nguồn tiếp nhận
Stt Thông số Đơn vị
Nguồn tiếp nhận (NM-BH)
Stt Thông số Đơn vị
Nguồn tiếp nhận (NM-BH)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường An Giang, tháng 11/2022)
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1), cụ thể:
Bảng 2.2 Giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm
Thông số SS COD BOD 5
Giá trị giới hạn = C tc
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: Ltđ = (Qs + Qt) *
Ctc * 86,4 Ta có: Tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.3 Giá trị Ltđ của các thông số ô nhiễm
Thông số SS COD BOD 5
Fe Be Pb Hg Coliform
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận: Lnn = Qs * Cnn * 86,4 Ta có: Tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.4 Giá trị Lnn của các thông số ô nhiễm
Thông số SS COD BOD 5
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn nước: Lt = Qt * Ct * 86,4 Ta có: Tải lượng các chất ô nhiễm trên từ nguồn xả đưa vào nguồn nước lần lượt như sau:
Bảng 2.5 Giá trị Lt của các thông số ô nhiễm
Thông số SS COD BOD 5
- Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể: Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) * Fs + NPtd, (trong trường hợp này hệ số Fs được lấy là 0,4) Ta có: Khả năng tiếp nhận của nguồn nước sau khi tiếp nhận nước thải từ nguồn xả đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.6 Giá trị Ltn của các thông số ô nhiễm
Thông số SS COD BOD 5
Kết luận: Nguồn nước mặt Kênh 2 vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số: SS, COD BOD5, Amoni (NH4 + tính theo N), Fe, Pb và Hg; Riêng thông số Coliform không còn khả năng tiếp nhận Tuy nhiên, Chủ cơ sở đã đầu tư HTXLNT công suất 100m 3 /ngày đêm nhằm đảm bảo chất nước thải phát sinh với các thông số đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN
25:2009/BTNMT (cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), không gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận của nguồn nước mặt Kênh 2
Các nội dung khác như các hạng mục xây dựng, các hạng mục bảo vệ môi trường không thay đổi so với nội dụng báo cáo đánh giá tác động được phê duyệt.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
1.1.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 co
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thu gom, thoát nước mưa trong giai đoạn vận hành
Nước mưa tại khu chôn lấp chuẩn bị đóng lấp, sử dụng bạt che chắn nhằm không cho nước mưa thấm vào rác, bùn (khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1): Sử dụng mương BTCT có kích thước B.600 bố trí 16 hố ga (1,4m x1,4m) để thu gom, thoát nước mưa và nhằm mục đích ngăn nước mưa trên mặt đê chảy vào hố chôn lấp Nước mưa được ngăn thấm vào rác, bùn bằng các lớp kết cấu phủ đỉnh bãi chôn lấp và thu vào mương thu gom nước mưa xung quanh mặt đê hố chôn lấp rồi thoát ra nguồn tiếp nhận bằng các đường cống BTCT Φ800 Thông số kỹ thuật được thể hiện tại bảng 3.1.
Nước mưa tại khu chôn lấp đang vận hành (khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2) sẽ được thu gom vào hệ thống thu gom nước rỉ rác và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung (chi tiết được trình bày tại mục 1.2)
1.1.2 Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
Nước mưa khu chôn lấp HVS số 1
Mương BTCT B.600 có bố trí 16 hố ga
Nước mưa khu chôn lấp HVS số 2
Hệ thống thu gom nước rỉ rác
Nước mưa khu chôn lấp HVS số 1
Mương BTCT B.600 và 16 hố ga
Hệ thống thoát nước HTXL nước thải
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu gom, thoát nước mưa trong giai đoạn đóng lấp
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1: Sử dụng mương BTCT có kích thước B.600 bố trí 16 hố ga (1,4m x 1,4m) để thu gom, thoát nước mưa và nhằm mục đích ngăn nước mưa trên mặt đê chảy vào hố chôn lấp Nước mưa được ngăn thấm vào rác, bùn bằng các lớp kết cấu phủ đỉnh bãi chôn lấp và thu vào mương thu gom nước mưa xung quanh mặt đê hố chôn lấp rồi thoát ra nguồn tiếp nhận bằng các đường cống BTCT Φ800 Thông số kỹ thuật được thể hiện tại bảng 3.1
Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2: Sử dụng mương BTCT có kích thước 1,0m x 0,75m bố trí 16 hố ga (1,0m x 1,0m) để thu gom, thoát nước mưa và nhằm mục đích ngăn nước mưa trên mặt đê chảy vào hố chôn lấp Nước mưa thu gom theo hệ thống thu gom, thoát nước của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2 rồi dẫn qua hệ thống thu gom, thoát nước của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 và thoát ra nguồn tiếp nhận bằng cống BTCT Φ800 Đồng thời, mương sử dụng còn nhằm mục đích ngăn nước mưa trên mặt đê chảy vào hố chôn lấp và thu nước mưa trên đỉnh bãi hố chôn lấp san khi đã phủ đỉnh đóng bãi Thông số kỹ thuật được thể hiện tại bảng 3.1
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở
Stt Hạng mục Kết cấu Kích thước Số lượng
I Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
2 Hố ga BTCT 1,4mx1,4mx(1,4-1,7)m 16 cái
II Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2
Cống đấu nối khu chôn lấp HVS số 2 qua chôn lấp HVS số 1
III Cống thoát nước ra nguồn tiếp nhận BTCT Φ800 218m
Nước mưa khu chôn lấp HVS số 2
(đóng lấp) mương BTCT 1,0mx1,0m và 16 hố ga Hệ thống thoát nước mưa của ô số 1
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
1.2.1.1 Nước rỉ rác, nước rỉ bùn
- Nước rỉ rác: Phát sinh từ các ô chôn lấp rác (khu chôn lấp rác hợp vệ sinh số 1 và khu chôn lấp rác hợp vệ sinh số 2), được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước Độ giữ ẩm của chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng không sinh ra dòng thấm hướng xuống dưới tác dụng của trọng lực
- Nước rỉ bùn: Phát sinh từ các ô chôn lấp bùn thải (khu chôn lấp rác hợp vệ sinh số 1 và khu chôn lấp rác hợp vệ sinh số 2) Bùn cặn hệ thống thoát nước có độ ẩm lớn, thành phần hữu cơ cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán và có mùi hôi, khó chịu Độ ẩm của bùn cặn cống thoát nước trong khoảng 75 – 92% Khi nạo vét để vận chuyển, độ ẩm còn lại khoảng 50 – 80%
- Nước rỉ rác: Nước thải từ bãi chôn chất thải rắn có chứa các chất hữu cơ, vô cơ và kim loại nặng Nước thải này có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao thường gấp 20 – 30 lần nước thải bình thường Thành phần, tính chất nước rỉ rác được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2 Thành phần tính chất nước rỉ rác phát sinh từ các bãi chôn lấp
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
Bãi rác mới chưa đến 2 năm Bãi rác lâu năm
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
Bãi rác mới chưa đến 2 năm Bãi rác lâu năm
(Nguồn: Tchobannoglous và cộng sự, 1993)
- Nước rỉ bùn: Thành phần nước rỉ bùn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3 Thành phần chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong bùn cặn
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
(Nguồn: Chu Quốc Huy, 2007, Quản lý bùn thải ở TP HCM – Hiện trạng và chiến lược phát triển Kỷ yếu Hội thảo Quản lý bùn cặn TP.HCM, tháng 4/2007)
- Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2:
+ Nước rỉ rác: Lượng nước thải rỉ rác phát sinh là 43,73 m 3 /ngày đêm
+ Nước rỉ bùn: Lượng nước rỉ bùn phát sinh là 9,73 m 3 /ngày đêm
- Lượng nước rỉ rác, rỉ bùn tại khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 (chuẩn bị đóng lấp): Phát sinh 53,66 m 3 /ngày đêm và giảm dần theo thời gian
(Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2020)
Biện pháp thu gom, thoát nước thải:
- Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 (chuẩn bị đóng lấp): Nước rỉ rác, nước rỉ bùn phát sinh thu gom bằng hệ thống các ống chính HDPE Φ400, tổng chiều dài 114m và các ống nhánh HDPE Φ250, tổng chiều dài 240m mặt trên ống đục lỗ (4,5% diện tích ống), ống được bao quanh bởi lớp đá 5x7 nằm trong rãnh thu nước đáy đặt chìm ở đáy các ô chôn lấp Độ dốc dọc của ống là 0,5% dốc về phía các giếng thu nước (4mx4m) Sau đó, nước thải được dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý 1 (kích thước 40mx40mx3m, đáy chống thấm) trước khi đưa về HTXLNT tập trung công suất 100m 3 /ngày đêm để xử lý
- Khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2 (đang vận hành): Nước rỉ rác, rỉ bùn phát sinh thu gom bằng hệ thống các ống chính chính HDPE Φ400, tổng chiều dài 171,2m và các ống nhánh HDPE Φ250, tổng chiều dài 232m mặt trên ống đục lỗ (4,5% diện tích ống), ống được bao quanh bởi lớp đá 5x7 nằm trong rãnh thu nước đáy đặt chìm ở đáy các ô chôn lấp Độ dốc dọc của ống là 0,5% dốc về phía các giếng thu nước (4mx4m) Sau đó, nước thải được dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý 2 (kích thước 40mx40mx3m, đáy chống thấm) và dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý 1 bằng ống nhựa HDPE, đường kính Φ114 trước khi đưa về HTXLNT tập trung công suất 100m 3 /ngày đêm để xử lý
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt và vệ sinh cá nhân của nhân viên, công nhân làm việc tại cơ sở
Thành phần: Nước thải chứa các thành phần hữu cơ (COD, BOD5,…), vô cơ (N, P,…) và các vi sinh vật
Thải lượng: Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì lượng nước thải sinh hoạt được lấy bằng 100% lượng nước cấp (tính toán mục 4.4) là 0,88 m 3 /ngày đêm
Biện pháp thu gom, thoát nước: Nước thải sinh hoạt phát sinh được xử lý bằng hầm tự hoại 03 ngăn thể tích 6,75 m 3 (3m x 1,5m x 1,5m) Sau đó, nước thải sẽ theo đường ống nhựa PVC Φ90, chiều dài khoảng 400m dẫn về hồ chứa nước thải trước xử lý 1 (kích thước 40mx40mx3m, đáy chống thấm) trước khi đưa về HTXLNT tập trung công suất 100m 3 /ngày đêm để xử lý
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động rửa xe vận chuyển rác
Thành phần: Nước này chứa nhiều cặn lắng (đất, cát…), chất hữu cơ (mẫu vụn rác thải) và nhiều loại vi trùng có trong rác thải
Thải lượng: Phát sinh 5,0 m 3 /ngày đêm (Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2020)
Biện pháp thu gom, xử lý: Nước thải rửa xe được thu gom bằng đường ống
HDPE Φ168, chiều dài 30m về đường ống thu gom nước thải của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 (đấu nối vào đường ống thu gom nước thải tại ô số 3) và được xử lý chung với nước rỉ rác
1.2.1.4 Nước mưa tại ô trong lấp
Nguồn phát sinh: Tác động lên khu vực đang chôn lấp: Đối với khu vực chôn rác, bùn chưa thực hiện đóng lấp sẽ bị tác động bởi nước mưa khi chảy tràn qua bề mặt ô rác, bùn, thấm vào trong rác, bùn, làm tăng lượng nước rỉ, gây ảnh hưởng đến quá trình thu gom và xử lý nước thải, gây quá tải hệ thống xử lý nước thải
Thành phần: Do chứa các thành phần ô nhiễm từ rác thải nên thành phần như nước rỉ rác
Thải lượng: Phát sinh 17 m 3 /ngày (Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2022)
Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải
2.1 Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải
2.1.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
2.1.1.1 Các biện pháp giảm thiểu khí thải từ ô chôn lấp a Khí thải từ ô chôn lấp rác
Giải pháp thu gom khí thải: Lắp đặt 4 giếng thu khí Giếng thu khí là loại giếng đứng LFG đặt từ đáy bãi xuyên qua các lớp rác lên tận đỉnh bãi, cấu tạo chi tiết của giếng bao gồm các bộ phận sau: Ống thu khí HDPE 150 được đục lỗ thu khí mật độ 4,5%, được bao bọc bởi lớp đá 4x6 quanh ống nằm trong lõi ống thu khí HDPE 400 được đục lỗ thu khí mật độ 8,8%, được bao bọc bởi lớp đá 5x7 quanh ống bằng lồng thép bọc nhựa Hệ khung giá đỡ ống HDPE bằng thép hình L63x63x5 và đai thép La 40x5 Toàn bộ các bộ phận trên được đặt trên đế giếng bằng BTCT đá 1x2 mác 250 Cát đệm đầu cừ dày 100, phía dưới được gia cố bằng cừ tràm có đk gốc 8-10 cm, mật độ 25 cây/m 2
Giải pháp xử lý, giảm thiểu khí thải: Cơ sở đã trồng cây xanh xung quanh khu vực ô chôn lấp để hấp thu lượng khí CO2 phát sinh từ quá trình đốt b Khí thải từ ô chứa bùn
Giải pháp thu gom khí thải: Lắp đặt 4 giếng thu khí Giếng thu khí là loại giếng đứng LFG đặt từ đáy bãi xuyên qua các lớp rác lên tận đỉnh bãi, cấu tạo chi tiết của giếng bao gồm các bộ phận sau: Ống thu khí HDPE 150 được đục lỗ thu khí mật độ 4,5%, được bao bọc bởi lớp đá 4x6 quanh ống nằm trong lõi ống thu khí HDPE 400 được đục lỗ thu khí mật độ 8,8%, được bao bọc bởi lớp đá 5x7 quanh ống bằng lồng thép bọc nhựa Hệ khung giá đỡ ống HDPE bằng thép hình L63x63x5 và đai thép La 40x5 Toàn bộ các bộ phận trên được đặt trên đế giếng bằng BTCT đá 1x2 mác 250 Cát đệm đầu cừ dày 100, phía dưới được gia cố bằng cừ tràm có đk gốc 8-10 cm, mật độ 25 cây/m 2
Giải pháp xử lý, giảm thiểu khí thải: Trồng cây xanh xung quanh khu vực ô chôn lấp để hấp thu lượng khí CO2 phát sinh c Đối với bụi, khí thải từ các phương tiện vận hành và vận chuyển
Khí thải từ các phương tiện là nguồn phân tán, khó thu gom và xử lý Các biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện được chủ yếu ở mức độ quản lý và đề xuất giải pháp hạn chế, cụ thể như:
- Sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm thấp
- Áp dụng các qui định về thời gian lưu thông vận chuyển, tải trọng vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị thi công cơ giới được sử dụng đều được đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn lao động và bảo vệ môi trường
- Sử dụng các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển rác, bùn
- Bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện định kỳ
- Các phương tiện ra vào ô chôn lấp được vệ sinh, rửa sạch trước khi ra khỏi khu vực chôn lấp rác, bùn
- Sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi cho các phương tiện vận chuyển rác, bùn
- Trồng cây xanh xung quanh nhằm giảm thiểu bụi, khí thải d Mùi hôi từ rác và phương tiện vận chuyển rác Để giảm thiểu mùi hôi từ rác và các phương tiện vận chuyển rác, chủ cơ sở thực hiện các biện pháp:
- Ruồi muỗi tại khu vực bãi rác sẽ được tiêu diệt bằng thuốc diệt ruồi Hai loại thuốc diệt ruồi sẽ được phun hàng ngày là Vectron để diệt ruồi muỗi, trứng và ấu trùng ruồi và Basudine 50ND để diệt ruồi trưởng thành Trong quá trình triển khai dự án, tại mỗi bãi rác cứ 3 ngày sẽ được phun thuốc Permethrinne diệt ruồi Loại thuốc này không độc hại cho người và gia súc Liều lượng 0,2gr/m 2
- Bên cạnh đó, tiến hành phun chế phẩm EM 2 ngày 1 lần trên rác có tác dụng diệt trùng, khử mùi hôi Liều lượng 1 lít E.M - ST pha với 100 lít nước Phun
- Sử dụng xe bồn 16m 3 (hoặc các trang thiết bị phun xịt khác) phun xịt chế phẩm sinh học khử mùi trong quá trình tiếp nhận tại khu chứa tạm và xử lý trên bãi chôn lấp
- Quy trình phun xịt và định mức sử dụng chế phẩm sinh hóa (như Enchoice hoặc các sản phẩm khác cùng tính năng) theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất
- Hàng ngày phun bổ sung chế phẩm sinh hóa trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 02 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi Tùy tình hình phát sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn rác mà tăng hoặc giảm số lần phun bổ sung ban ngày để đạt yêu cầu Rải EM Bokashi (hoặc hợp chất tương đương) để giảm mùi hôi trực tiếp vào sàn phân loại theo từng chuyến xe đổ xuống và 1 lớp trên cùng sau khi kết thúc khối lượng rác tiếp nhận trong ngày
- Vệ sinh các phương tiện được tiến hành thường xuyên để giảm thiểu mùi hôi từ quá trình phân hủy rác
- Trồng cây xanh để tạo vẻ mỹ quan cho bãi rác và tạo không khí trong lành e Mùi hôi từ ô chứa bùn và phương tiện vận chuyển bùn Để giảm thiểu mùi hôi từ bùn và các phương tiện vận chuyển bùn, chủ cơ sở thực hiện các biện pháp:
- Bùn được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng và được vệ sinh sau khi ra khỏi bãi chôn lấp
- Không xả thải nước bùn trong quá trình vận chuyển
- Dùng chế phẩm sinh học khử mùi phương tiện vận chuyển
- Ô chứa bùn được xử lý mùi bằng các chế phẩm sinh học
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực ô chôn lấp
- Sau khi đạt thể tích chứa sẽ tiến hành che phủ bề mặt và thu gom khí thải phát sinh xử lý để hạn chế mùi hôi
- Vệ sinh các phương tiện được tiến hành thường xuyên để giảm thiểu mùi hôi từ quá trình phân hủy bùn
- Trồng cây xanh để tạo vẻ mỹ quan cho bãi rác và tạo không khí trong lành f Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải Để giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở thực hiện các biện pháp như sau:
- Đảm bảo vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình, tránh làm chết vi sinh vật gây mùi
- Vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải định kỳ
- Vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải
- Hút bùn dư xử lý không để phát sinh mùi ra môi trường
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực hệ thống xử lý nước thải để hạn chế tác động do mùi hôi g Mùi hôi phát sinh từ kho chứa hóa chất xử lý nước thải
Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên tại dự án
Thành phần: Thức ăn thừa, vỏ chai nước uống, lon nước ngọt, bọc nilon,…
Thải lượng: Phát sinh thực tế khoảng 6,5 kg/ngày, tương đương khoảng 195 kg/tháng và khoảng 2.340 kg/năm (Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, năm 2022)
Công trình lưu giữ và biện pháp xử lý: Bố trí 02 thùng 60 lít, có nắp đậy đặt tại vị trí nơi tập trung công nhân sinh hoạt Sau đó, chủ cơ sở sẽ thu gom và được xử lý tại bãi rác định kỳ 1 lần/ngày đảm bảo đúng quy định theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên tại dự án
Thành phần: Thức ăn thừa, vỏ chai nước uống, lon nước ngọt, bọc nilon,…
Thải lượng: Phát sinh thực tế khoảng 1,8 kg/ngày, tương đương khoảng 54 kg/tháng và khoảng 648 kg/năm (Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án Xây dựng Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2022)
Công trình lưu giữ và biện pháp xử lý: Bố trí 01 thùng 60 lít, có nắp đậy đặt tại khu vực vận hành xử lý nước thải Sau đó, chủ cơ sở sẽ thu gom về bãi rác của công ty và được xử lý định kỳ 1 lần/ngày đảm bảo đúng quy định theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
4.1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Nguồn phát sinh: Từ quá trình vệ sinh, bảo trì, bão dưỡng máy móc, thiết bị hay các phương tiện vận chuyển vào chôn lấp rác và từ hệ thống xử lý nước thải
Thành phần: Chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, chai, thùng dính dầu nhớt, bùn thải
Thải lượng: Phát sinh khoảng 2.250 kg/quý
Bảng 3.11 Thống kê chất thải rắn nguy hại
Stt Tên chất thải Trạng thái tồn tại
1 Giẻ lau dính dầu nhớt Rắn 18 02 01 30
3 Chai, thùng dính dầu nhớt Rắn 18 01 03 10
Stt Tên chất thải Trạng thái tồn tại
(Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án Xây dựng Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2022)
Công trình lưu giữ và biện pháp xử lý: Bố trí 03 thùng 200 lít (có nắp đậy, dán mã CTNH) diện tích bố trí 12m 2 , nền chống thấm, có mái che an toàn để tránh nước mưa thấm vào, dán nhãn cảnh báo chất thải nguy hại Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom vào bể chứa bùn và được thu gom, xử lý như chất thải nguy hại Chủ cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, xử lý đúng quy định theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn phát sinh: Từ quá trình vệ sinh, bảo trì, bão dưỡng máy móc, thiết bị hay các phương tiện vận chuyển vào chôn lấp rác và từ hệ thống xử lý nước thải
Thành phần: Chủ yếu là bùn thải
Thải lượng: Phát sinh thực tế khoảng 9,74 kg/ngày (Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án Xây dựng Dự án Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh số 2 – Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên được phê duyệt, năm 2022)
Công trình lưu giữ và biện pháp xử lý: Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom vào bể chứa bùn và được thu gom, xử lý như chất thải nguy hại Chủ cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, xử lý đúng quy định theo
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung phát sinh do sử dụng các loại phương tiện máy móc vận hành xử lý chất thải, vận chuyển chất thải ra vào khu chôn lấp nên chủ yếu phát sinh ở giai đoạn hoạt động và không phát sinh ở giai đoạn đóng lấp Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, chủ cơ sở thực hiện các biện pháp như sau:
- Hạn chế hoạt động chôn lấp chất thải vào ban đêm, từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau Tất cả các phương tiện khi đỗ ở hiện trường sẽ tắt động cơ
- Tất cả các máy móc, thiết bị ngoài hiện trường sẽ được kiểm tra định kỳ
1 tuần 1 lần Thực hiện những điều chỉnh, sửa chữa cần thiết để đảm bảo về độ an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất tác động do tiếng ồn, độ rung gây ra
- Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây ồn
- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các phương tiện đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo hoạt động tốt
- Không sử dụng máy móc phương tiện vận chuyển đã quá cũ và chưa kiểm định
- Quy định tốc độ của xe và máy móc khi hoạt động trong khu vực cơ sở
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung đã áp dụng nhằm đảm bảo hoạt động của cơ sở không phát sinh tiếng ồn, độ rung lớn Tiếng ồn và độ rung nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
6.1 Sự cố nứt lớp che phủ
Nguyên nhân do Sự chuyển động và phát tán khí của toàn bãi chôn lấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý bãi chôn lấp Khí sinh ra có thể làm áp suất bên trong bãi tăng lên và gây hiện tượng nứt lớp che phủ Nước thấm vào bãi rác qua các khe nứt này thúc đẩy tốc độ sinh khí và làm lớp che phủ bị nứt nhiều hơn Khí bãi chôn lấp thoát ra ngoài môi trường có thể mang theo các hợp chất gây bệnh ung thư
Các biện pháp hạn chế và khắc phục sự cố:
- Nứt lớp che phủ bề mặt bãi rác do bị bào mòn: Để hạn chế và khắc phục sự cố này, chủ cơ sở đã lấp đất vào nơi bị bào mòn, nén chặt, nếu cần trát kín bằng vữa xi măng Đồng thời, kiểm tra lại đường thoát nước mưa, hướng dòng nước ra phía ngoài bãi rác, xử phạt người đào bới rác hoặc gây ra những hậu quả xấu tương tự Thường xuyên kiểm tra mặt bãi để phát hiện vết nứt hay lỗ thủng
- Nịt do rác lún không đều: Để hạn chế sự cố này, chủ cơ sở đã chèn đất hoặc vữa xi măng vào vết nứt để tránh hiện tượng mưa xói hoặc các chất ô nhiễm bị lấy lên khỏi bãi
- Nứt do sự không thoát khí (nghẽn đường ống thu hồi khí bãi rác): Để hạn chế sự cố này, chủ cơ sở đã chèn đất hoặc vữa xi măng vào vết nứt đồng thời kiểm tra lại các quạt hút trên đỉnh các giếng thoát khí Trong trường hợp tất cả các đường thoát khí đều bị bịt kín thì phải khoan xuống tầng chứa rác rồi đặt đường ống để dẫn khí thoát ra ngoài
6.2 Sự cố sụt lún bãi chôn lấp
Nguyên nhân dẫn đến lún bãi chôn lấp là do chất hữu cơ của rác, bùn phân hủy chuyển thành khí thải và các thành phần trong nước rò rỉ sẽ dẫn đến sụt lún hoặc do độ nén ép ban đầu, đặc tính chất thải, mức độ phân hủy, ảnh hưởng do sự kết dính khi nước và khí bị đẩy ra khỏi chất thải rắn đã ép và độ sâu chôn lấp Sự cố sụt lún sẽ phá vỡ lớp che phủ cuối cùng của bãi chôn lấp, ảnh hưởng đến hệ thống thu hồi khí, khả năng thoát nước bề mặt cũng như hoạt động tái sử dụng mặt bằng bãi chôn lấp sau khi đóng cửa Nước bề mặt sẽ thấm vào trong bãi chôn lấp làm tăng lượng nước rỉ Sự cố sụt lún có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu và độ kín của lớp phủ, làm phát sinh khí thải ra môi trường và tác động của nước mưa chảy tràn
Vì vậy, để hạn chế sự cố sụt lún bãi chôn lấp, chủ cơ sở sẽ thường xuyên kiểm tra lớp phủ để kịp thời khắc phục, sửa chữa, bảo trì tại các vị trí lún không đều (thêm rác, hoặc đất lên lớp phủ) nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến lớp phủ
6.3 Sự cố hệ thống xử lý nước thải
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải có khả năng xảy ra sự cố hỏng hóc các thiết bị như bơm định lượng, máy thổi khí, vỡ đường ống dẫn nước thải, vận hành không đúng quy trình làm hỏng hóc thiết bị Do đó, chủ cơ sở cần có biện pháp khắc phục kịp thời và đề ra biện pháp phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu các sự cố do quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải gây ra như sau:
- Các giải pháp phòng ngừa:
+ Đảm bảo vận hành theo đúng quy trình và thường xuyên, liên tục + Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ
- Các giải pháp ứng phó:
+ Khi xảy ra sự cố sẽ ngưng việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận
+ Tiến hành sửa chữa và đưa HT XLNT đi vào vận hành trong thời gian sớm nhất
+ Không xả nước thải chưa xử lý ra môi trường hay ao chứa nước đã xử lý
6.4 Sự cố hố chứa nước thải trước xử lý
Nước thải từ ô chôn lấp được thu gom và chứa tại hố chứa có thể xảy ra sự cố tràn đổ do quá tải hay nước mưa tác động làm tràn đổ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (đất, nước ngầm) và hoạt động sản xuất nông nghiệp Do chưa được xử lý nên mức độ ô nhiễm, có thể gây chết cây trồng (lúa, nếp) hay các vi sinh vật trong đất Vì vậy, để hạn chế sự cố này, chủ cơ sở đã thực hiện các giải pháp như sau:
- Kiểm tra đê bao định kỳ để kịp thời gia cố, sửa chữa
- Thường xuyên theo dõi các dự báo, diễn biến mưa bão vào mùa lũ để kịp thời có kế hoạch ứng phó
- Xung quanh khu vực hố chứa nước thải được bảo vệ bằng hàng rào lưới B40 và có biển báo nguy hiểm, cấm người dân không được lại gần khu vực nguy hiểm
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải thường xuyên và đúng quy trình
- Kiểm soát nước thải trong hố để kịp thời khắc phục tránh tràn đổ ra bên ngoài Tuyệt đối không bơm nước thải ra môi trường bên ngoài khi xảy ra sự cố quá tải Nước thải sẽ được bơm lên ô chôn lấp (chưa phủ định) để giảm tài cho hố chứa
Hoạt động của cơ sở có sử dụng hóa chất trong quá trình hoạt động và xử lý nước thải nên có thể xảy ra các sự cố về hóa chất như bao bì chứa hóa chất trong quá trình vận chuyển, bốc vác, bị chuột cắn phá hay vật nhọn làm rách, thủng hay công, nhân viên xếp hóa chất chồng lên quá cáo vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận các lô hóa chất bị nghiêng, đổ Vì vậy, để hạn chế sự cố này xảy ra, chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
- Biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất:
+ Hóa chất được xếp trên pallet để chống ẩm, chiều cao tối thiểu 0,3m
+ Ban hành quy chế quản lý chặt chẽ trong việc xuất, nhập Chỉ người có trình độ chuyên môn phù hợp được giao trách nhiệm quản lý hoá chất nguy hiểm được phép giao, nhận Có sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho hàng ngày, khi thấy thiếu , thừa, sai qui cách phải bảo ngay với cấp trên
+ Huấn luyện an toàn hóa chất cho toàn thể công nhân viên làm việc tại cơ sở
- Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất:
+ Khi xảy ra sự cố hóa chất thì người phát hiện ra sự cổ phải báo ngay cho Giám đốc và người chịu trách nhiệm an toàn hóa chất ở Công ty
+ Nhân viên phụ trách kho phải báo động sơ tán những người không phận sự khỏi khu vực xảy ra sự cố, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố
+ Tại khu vực hiện trường xảy ra sự cố nếu có người bị nạn thì phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm và tiến hành sơ cấp cứu trước khi chuyển cơ sở y tế
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động do sử dụng các loại máy móc không đúng kỹ thuật hay do bất cẩn, chủ quan của công nhân trong quá trình làm việc, không trang bị bảo hộ lao động hoặc có bảo hộ lao động nhưng không sử dụng trong quá trình làm việc hay công nhân có sử dụng chất kích thích (rượu, bia…) trong quá trình làm việc Để phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động xảy ra, chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu như sau:
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi vận hành máy móc, thiết bị; bố trí máy móc, thiết bị gọn gàng
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển của xe vận chuyển rác, bùn
- Công nhân vận hành các máy móc phải đúng kỹ thuật, khi bàn giao ca phải báo cáo tình trạng đang hoạt động của máy
- Nghiêm cấm uống rượu, bia trong giờ làm việc hay giờ nghỉ giữa ảnh hưởng đến công việc
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho công khán như: khẩu trang chống bụi, khí thải, quần áo bảo hộ lao động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe công nhân
Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao đồn và sức khỏe công nhân Trong quá trình thực hiện chủ đầu sẽ bổ sung các biện pháp cụ thể, phù hợp để đạt được những kết quả tích cực hơn trong quá trình hoạt động
Quá trình điều khiển các phương tiện không tuân thủ luật giao thông như: Sử dụng chất kích thích trong quá trình vận chuyển, chở không đúng tải trọng cho phép, lái xe bất cẩn… làm ảnh hưởng đến giao thông và người tham gia giao thông hoặc người dân sống ven tuyến đường vận chuyển Trong quá trình vận hành công trình, an toàn giao thông cũng cần được quan tâm, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển rác, bùn nên chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông như sau:
- Sử dụng các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển rác, bùn
- Có kế hoạch vận chuyển phù hợp đúng tuyến, đúng thời gian quy định để hạn chế đến giao thông khu vực
- Thường xuyên nhắc nhở mọi người ý thức khi điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu, bia để tránh gây tai nan
- Các phương tiện vận chuyển được kiểm tra, bảo trì định kỳ
- Không chở quá tải trọng quy định
Trong quá trình hoạt động, khí sinh ra tại hố chôn lấp thường chứa hàm lượng khí mêtan (CH4) cao nên dễ gây ra nguy cơ cháy nổ tại hố chôn lấp Bên cạnh đó, việc sử dụng và quản lý các nguồn nhiên liệu, các thiết bị điện không đảm bảo an toàn cũng có thể dẫn đến cháy nổ Do đó, để phòng ngừa sự cố cháy nổ xảy ra, chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu như sau:
- Hệ thống dây dẫn điện, cầu dao điện được bố trí an toàn hợp lý và đúng quy định
- Phổ biến nội quy an toàn sử dụng điện đối với cán bộ, công nhân viên
- Hệ thống đường dây điện trong khu vực đảm bảo có hành lang an toàn, hệ thống bảo vệ pha, rơle cho các thiết bị dụng cụ điện và thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn điện trong quá trình hoạt động
- Có chế độ kiểm tra định kỳ hệ thống dây dẫn điện để kịp thời khắc phục
- Việc sửa chữa đường dây được tuân thủ đúng kỹ thuật an toàn điện, hạn chế các thiệt hại đáng tiếc xảy ra.Thu gom khí thải từ ô chôn lấp đảm bảo không để tắt nghẽn dẫn đến cháy nổ
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống thu gom khí thải, giếng thu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên
7.4 Sự cố xói mòn, sạt lở đê bao
Trong trường hợp có mưa bão, lụt lớn sẽ gây ảnh hưởng đến đê bao bãi chôn lấp như: xói mòn, sạt lở đê bao Khi xảy ra sự cố nước lũ có thể cuốn trôi rác rưởi, nước rỉ rác với nhiều chất độc hại và sinh vật gây bệnh trong bãi chôn lấp, theo đó phát tán rộng rãi nguồn ô nhiễm này ra môi trường xung quanh và mức độ tác động đến sức khỏe cộng đồng rất lớn Do đó, để tránh sự cố xói mòn, sạt lỡ đê bao xảy ra, chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp như sau:
- Trồng cây xanh bảo vệ đê bao xung quanh ô chôn lấp Bổ sung cây xanh hao hụt và thảm thực vật trên đê bao để hạn chế tác động do xói mòn dẫn đến sạt lở
- Kiểm tra đê bao định kỳ để kịp thời gia cổ, sửa chữa, đặc biệt là vào mùa mưa bão, lũ lụt
7.5 Sự cố do lũ lụt
Do khu vực thực hiện dự án tiếp giáp xung quanh là đất nông nghiệp, khi vào mùa lũ sẽ bị tác động gây nên hiện tượng sạt lở đê bao bảo vệ ô chôn lấp làm phát tán chất ô nhiễm ra môi trường bên ngoài và nước từ bên ngoài thấm vào trong ô chôn lấp gây sụt lún, lan truyền chất thải vào môi trường Do đó, chủ cơ sở cần có biện pháp phòng ngừa sự cố để đảm bảo chất thải không phát tán ra môi trường và không bị tác động từ môi trường bên ngoài Các biện pháp phòng ngừa sự cố này chủ cơ sở thực hiện như:
- Kiểm tra đê bao, gia cố, che chắn hạn chế tác động do lũ lụt làm sạt lở đê bao, hoạch giám sát và theo dõi thường xuyên các dự báo, diễn biến mưa bão vào mùa lũ để kịp thời ứng phó
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và vật tư (đất, đá, cát, cừ ) gia cố đề phòng khi xảy ra hiện tượng sạt lở do mưa lũ
- Vị trí hỗ chôn lấp được xây dựng cách xa đê bao bảo vệ khu hạ tầng nên khả năng bị tác động do mưa lũ là rất hạn chế.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
8.1 Các nội dung theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt 8.1.1 Vị trí các hồ chứa nước thải
Vị trí thứ tự các hồ chứa nước thải tính từ hệ thống xử lý nước thải: Hồ chứa nước thải trước xử lý → Hồ chứa nước thải sau xử lý → hồ sinh học → hồ chứa nước thải trước xử lý
Kết cấu các hồ chứa nước thải không thay đổi
Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn → hồ chứa nước thải sau xử lý → hồ sinh học → kênh 2
8.1.3 Quan trắc liên tục, tự động
- Vị trí giám sát: Cửa xả của hệ thống xử lý nước thải
- Chỉ tiêu giám sát: Lưu lượng, pH, SS, BOD5, COD, tổng N, Amoni (tính theo N), Hg, Pb, Fe, Coliform
- Tần suất giám sát: Liên tục, tự động
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp, Cột B2 và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B
Lắp đặt, vận hành quan trắc nước thải liên tục, tự động được thực hiện tuân thủ theo quy định của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường
8.2 Các nội dung điều chỉnh
8.2.1 Vị trí các hồ chứa nước thải
Vị trí thứ tự các hồ chứa nước thải tính từ hệ thống xử lý nước thải: Hồ chứa nước thải trước xử lý → Hồ chứa nước thải trước xử lý → hồ hoàn thiện 1 → hồ hoàn thiện 2
8.2.2 Phương thức xả nước thải
Nước thải sau xử lý → hồ hoàn thiện 1 → hồ hoàn thiện 2 → mương thoát nước mưa của khu chôn lấp hợp vệ sinh 2 → mương thoát nước mưa của khu chôn lấp hợp vệ sinh 2 → cống thoát nước → kênh 2
8.2.3 Quan trắc liên tục, tự động
Căn cứ khoản 1 điều 111 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và khoản 2 điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì cơ sở không thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải liên tục, tự động Do đó, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang không thực hiện quan trắc môi trường nước thải liên tục, tự động tại cơ sở.
Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa đạng sinh học
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 79 1 Giai đoạn vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2 và chuẩn bị đóng lấp khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải phát sinh bao gồm 05 nguồn:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhân viên làm việc tại sở sở với lưu lượng thải là 0,88 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 02: Nước thải rỉ rác và rỉ bùn từ khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2 với lưu lượng thải là 53,63 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 03: Nước thải rửa xe từ hoạt động rửa các xe vận chuyển rác với lưu lượng thải là 5,0 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 04: Nước mưa từ khu chôn lấp hợp vệ sinh số 2 đang chôn lấp với lưu lượng thải là 17,0 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 05: Nước thải rỉ rác và rỉ bùn từ khu chôn lấp hợp vệ sinh số 1 với lưu lượng thải là 53,66 m 3 /ngày đêm
Tổng lượng nước thải phát sinh tại cơ sở là 130 m 3 /ngày đêm Tuy nhiên, để giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở hoàn lưu nước thải bơm tưới lên bề mặt ô chôn lấp, thể tích khoảng 35 m 3 /ngày đêm
1.1.2 Lưu lượng xả thải tối đa đề nghị cấp phép
Lưu lượng xả thải tối đa đề nghị cấp phép là 100 m 3 /ngày, tương đương 4,17 m 3 /giờ (thời gian xả nước thải 24 giờ/ngày đêm từ 1h đến 24h).
1.1.3 Dòng nước thải đề nghị cấp phép
01 dòng nước thải sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B) trước khi thải ra Kênh 2
1.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng cột B đối với dự án hoạt động sau ngày 01 tháng 01 năm 2010 và nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp Áp dụng cột B đối với nước thải công nghiệp xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Với Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải và theo quy định tại QCVN 25:2009/BTNMT, các thông số khi so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT thì áp dụng Cmax = C) Giá trị giới hạn nồng độ các thông số chất lượng nước thải sau xử lý cho phép được thể hiện cụ thể như sau
Bảng 4.1 Giá trị tối đa cho phép của các thông số
Stt Thông số Đơn vị
Giới hạn xin cấp phép
Ghi chú: Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn Trường hợp quy chuẩn so sánh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy chuẩn mới hiện hành
1.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Vị trí xả nước thải: ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Tọa độ vị trí xả nước thải: X (m) = 1154602; Y (m) = 0561702 (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104 o 45’, múi chiếu 3 o )
Phương thức xả nước thải:
- Chu kỳ xả nước thải: Hàng ngày
- Chế độ xả: Liên tục
- Thời gian xả nước thải: 24h/ngày đêm (từ 1h đến 24h)
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT (cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) thoát ra kênh 2 bằng đường 01 đường cống BTCT Φ114
1.1.6 Nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải là Kênh 2 thuộc ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Nội dung cấp phép đối với khí thải
1.2.1 Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 01: Khí thải từ ô chôn lấp rác (03 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 01 và 03 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 02)
- Nguồn số 02: Khí thải từ ô chứa bùn (01 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 01 và 01 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 02)
1.2.2 Dòng khí thải đề nghị cấp phép
08 dòng khí thải sau khi được thu gom bằng các giếng thu đặt thẳng đứng cách đều nhau trước khi thoát ra môi trường
1.2.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải vào môi trường đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,
Bảng 4.2 Giá trị tối đa cho phép của các thông số
Stt Thông số Đơn vị
Giới hạn xin cấp phép
Ghi chú: Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn Trường hợp quy chuẩn so sánh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy chuẩn mới hiện hành
1.2.4 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận khí thải
Vị trí xả khí thải: ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Tọa độ vị trí các điểm xả khí thải như sau:
Bảng 4.3 Tọa độ vị trí xả thải
(theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục
Phương thức xả khí thải:
- Chu kỳ xả khí thải: Hàng ngày
- Chế độ xả: Liên tục
- Thời gian xả khí thải: 24h/ngày đêm
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường
1.2.5 Nguồn tiếp nhận khí thải
Nguồn tiếp nhận khí thải là môi trường không khí tại cơ sở thuộc ấp Phú An
2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung chủ yếu phát sinh ở giai đoạn vận hành các phương tiện, thiết bị phục vụ cho vận hành khu chôn lấp hợp vê sinh số 2
1.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Nguồn số 01: Nguồn ồn, độ rung từ hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của cơ sở
1.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, động rung
Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Bảng 4.4 Giá trị giới hạn của tiếng ồn
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
Bảng 4.5 Giá trị giới hạn của độ rung
Stt Thời gian áp dụng trong ngày và mứcgia tốc rung cho phép, dB
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
1 Từ 6 giờ-21 giờ Từ 21 giờ-6 giờ
2 Từ 6 giờ-21 giờ Từ 21 giờ-6 giờ
1.3.3 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
Tọa độ vị trí xả thải: Tọa độ X (m) = 1154257; Y (m) = 562114 (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104 0 45, múi chiếu 3 0 ) thuộc ấp Phú An 2, xã Bình
Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Giai đoạn đóng lấp cả 2 khu chôn lấp
2.1 Nội dung cấp phép đối với nước thải
2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải phát sinh bao gồm 02 nguồn:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhân viên làm việc tại sở sở với lưu lượng thải là 0,16 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 02: Nước thải rỉ rác và rỉ bùn với lưu lượng thải là 94,24 m 3 /ngày đêm
2.1.2 Lưu lượng xả thải tối đa đề nghị cấp phép
Lưu lượng xả thải tối đa đề nghị cấp phép là 100 m 3 /ngày, tương đương 4,17 m 3 /giờ (thời gian xả nước thải 24 giờ/ngày đêm từ 1h đến 24h).
2.1.3 Dòng nước thải đề nghị cấp phép
01 dòng nước thải sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B) trước khi thải ra Kênh 2
2.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng cột B2 đối với dự án hoạt động sau ngày 01 tháng 01 năm 2010 và nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp Áp dụng cột B đối với nước thải công nghiệp xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Với Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải và theo quy định tại QCVN 25:2009/BTNMT, các thông số khi so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT thì áp dụng Cmax = C) Giá trị giới hạn nồng độ các thông số chất lượng nước thải sau xử lý cho phép được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 4.6 Giá trị tối đa cho phép của các thông số
Stt Thông số Đơn vị
Giới hạn xin cấp phép
Ghi chú: Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn Trường hợp quy chuẩn so sánh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy chuẩn mới hiện hành
2.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Vị trí xả nước thải: ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Tọa độ vị trí xả nước thải: X (m) = 1154602; Y (m) = 0561702 (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104 o 45’, múi chiếu 3 o )
Phương thức xả nước thải:
- Chu kỳ xả nước thải: Hàng ngày
- Chế độ xả: Liên tục
- Thời gian xả nước thải: 24h/ngày đêm (từ 1h đến 24h)
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT (cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) thoát ra kênh 2 bằng đường 01 đường cống BTCT Φ114
2.1.6 Nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải là Kênh 2 thuộc ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
2.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.2.1 Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 01: Khí thải từ ô chôn lấp rác (03 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 01 và 03 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 02)
- Nguồn số 02: Khí thải từ ô chứa bùn (01 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 01 và 01 giếng của khu chôn lấp hợp vệ sinh số 02)
2.2.2 Dòng khí thải đề nghị cấp phép
08 dòng khí thải sau khi được thu gom bằng các giếng thu đặt thẳng đứng cách đều nhau trước khi thoát ra môi trường
2.2.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải vào môi trường đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,
Bảng 4.7 Giá trị tối đa cho phép của các thông số
Stt Thông số Đơn vị
Giới hạn xin cấp phép
Ghi chú: Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn Trường hợp quy chuẩn so sánh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy chuẩn mới hiện hành
2.2.4 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận khí thải
Vị trí xả khí thải: ấp Phú An 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Tọa độ vị trí các điểm xả khí thải như sau:
Bảng 4.8 Tọa độ vị trí xả thải
(theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục
Phương thức xả khí thải:
- Chu kỳ xả khí thải: Hàng ngày
- Chế độ xả: Liên tục
- Thời gian xả khí thải: 24h/ngày đêm
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường
2.2.5 Nguồn tiếp nhận khí thải
Nguồn tiếp nhận khí thải là môi trường không khí tại cơ sở thuộc ấp Phú An
2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
2.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung Ở giai đoạn này tiếng ổn, độ rung phát sinh không đáng kể nên không đề nghị cấp phép.
Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 2 năm gần nhất (năm 2021, năm
2022) trước thời điểm lập báo cáo đề xuất giấy phép môi trường theo Quyết định số 48/QĐ-STNMT ngày 17/01/2018 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Kết quả quan trắc được trình bày như sau:
1.1 Quan trắc nước thải năm 2021
1.1.1 Kết quả quan trắc nước thải
Số lượng: 04 mẫu (01 mẫu/đợt x 4 đợt = 4 mẫu)
Vị trí/ký hiệu mẫu: 01 mẫu tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải/NT-BH/ NT1-BH/NT-CT
Bảng 5.1 Kết quả phân tích nước thải định kỳ năm 2021
Thông số pH SS COD BOD 5 Amoni
(tính theo N) Tổng N Fe Pb Hg Coliform Lưu lượng thải
- mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/
Nhận xét Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường, năm 2021)
Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn
Quy chuẩn so sánh theo chương trình giám sát được phê duyệt:
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Cột B2) Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01/01/2010 khi xả thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (Cột B) Cột B quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Với Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải Tuy nhiên, thực hiện theo QCVN 25:2009/BTNMT thì ngoài 04 thông số quy định theo QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước rỉ bãi chôn lấp (Cột B2) thì giá trị các thông số khác quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (cột B) nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (áp dụng Cmax= C)
1.1.3 Nhận xét, đánh giá kết quả
Qua kết quả phân tích nước thải ở 4 đợt quan trắc năm 2021, tất cả các thông số ô nhiễm như: pH, SS, COD, BOD5, Amoni (tính theo N), tổng N, Fe, Pb,
Hg và Coliform đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 25:2009/BTNMT (Cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) Từ đó, cho thấy hệ thống xử nước thải vẫn hoạt động tốt, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
1.2 Quan trắc nước thải năm 2022
1.2.1 Kết quả quan trắc nước thải
Số lượng: 04 mẫu (01 mẫu/đợt x 4 đợt = 4 mẫu)
Vị trí/ký hiệu mẫu: 01 mẫu tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải/NT-BH/ NT1-
Bảng 5.2 Kết quả phân tích nước thải định kỳ năm 2022
Thông số pH SS COD BOD 5 Amoni
(tính theo N) Tổng N Fe Pb Hg Coliform Lưu lượng thải
- mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/
Nhận xét Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường, năm 2022)
Dấu “-”: Không có giá trị so sánh trong quy chuẩn
Quy chuẩn so sánh theo chương trình giám sát được phê duyệt:
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Cột B2) Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01/01/2010 khi xả thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (Cột B) Cột B quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Với Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải Tuy nhiên, thực hiện theo QCVN 25:2009/BTNMT thì ngoài 04 thông số quy định theo QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước rỉ bãi chôn lấp (Cột B2) thì giá trị các thông số khác quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (cột B) nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (áp dụng Cmax= C)
1.2.3 Nhận xét, đánh giá kết quả
Qua kết quả phân tích nước thải ở 4 đợt quan trắc năm 2022, tất cả các thông số ô nhiễm như: pH, SS, COD, BOD5, Amoni (tính theo N), tổng N, Fe, Pb, Hg và Coliform đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 25:2009/BTNMT (Cột B2) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) Từ đó, cho thấy hệ thống xử nước thải vẫn hoạt động tốt, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Stt Giai đoạn Thời gian bắt đầu
Công suất dự kiến đạt được
1 Vận hành ổn định Ngày
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 5, Điều 21 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT, do đó việc quan trắc chất thải do chủ cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Giai đoạn Thời gian lấy mẫu
Mẫu đơn nước thải đầu vào của HTXL nước thải + Lần 1: Ngày 05 tháng 06 năm 2023
Mẫu đơn nước thải đầu ra của HTXL nước thải + Lần 1: Ngày 05 tháng 06 năm 2023
Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải công suất 100 m 3 /ngày đêm
Thông số đo đạc: pH, Chất rắn lơ lửng (SS), COD, BOD5, Tổng N, Amoni (tính theo N), Pb, Fe, Hg, Coliform, lưu lượng thải
Tần suất thu mẫu: 03 ngày liên tục
Tổng số lượng mẫu: 04 mẫu, trong đó:
- Vị trí nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải: 1 (mẫu đơn) x 1 (vị trí lấy mẫu) x 1 lần = 1 mẫu
- Vị trí nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải: 1 (mẫu đơn) x 1 (vị trí lấy mẫu) x 3 lần = 3 mẫu
Ghi chú: Mẫu nước thải đầu ra phải thu liên tục 3 ngày liên tiếp, 01 ngày/lần
Trường hợp bất khả kháng không lấu mẫu và phân tích liên tiếp được, thì phải thực hiện sang ngày tiếp theo
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Cột B2)
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (Cột B)
1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch
Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường Địa chỉ: Số 822 Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2017 với số hiệu VILAS 515
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường với số hiệu VIMCERTS 041 – Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh An Giang.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Căn cứ khoản 2 Điều 111 và khoản 2 điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ khoản 2 điều
97 và khoản 2 điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ nước thải, khí thải
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Căn cứ khoản 1 Điều 111 và khoản 1 điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ khoản 2 điều
97 và khoản 2 điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải
2.3 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.3.1 Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
Chủ cơ sở sẽ bố trí nhân sự tiến hành phân loại rác và xử lý đúng quy định theo quy định Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tần suất thu gom: 01 lần/ngày Định kỳ báo cáo về cơ quan phê duyệt Giấy phép môi trường thông qua Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tần suất 1 lần/năm
2.3.2 Giám sát chất thải rắn nguy hại
Chủ cơ sở sẽ bố trí nhân sự sẽ phối hợp với đơn vị có đủ chức năng thống kê thành phần và khối lượng chất thải nguy hạt heo đúng quy định thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tần suất thu gom: 01 lần/tuần Định kỳ báo cáo về cơ quan phê duyệt Giấy phép môi trường thông qua Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tần suất 1 lần/năm.
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Stt Giai đoạn Thời gian bắt đầu
Công suất dự kiến đạt được
1 Vận hành ổn định Ngày
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 5, Điều 21 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT, do đó việc quan trắc chất thải do chủ cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Giai đoạn Thời gian lấy mẫu
Mẫu đơn nước thải đầu vào của HTXL nước thải + Lần 1: Ngày 05 tháng 06 năm 2023
Mẫu đơn nước thải đầu ra của HTXL nước thải + Lần 1: Ngày 05 tháng 06 năm 2023
Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải công suất 100 m 3 /ngày đêm
Thông số đo đạc: pH, Chất rắn lơ lửng (SS), COD, BOD5, Tổng N, Amoni (tính theo N), Pb, Fe, Hg, Coliform, lưu lượng thải
Tần suất thu mẫu: 03 ngày liên tục
Tổng số lượng mẫu: 04 mẫu, trong đó:
- Vị trí nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải: 1 (mẫu đơn) x 1 (vị trí lấy mẫu) x 1 lần = 1 mẫu
- Vị trí nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải: 1 (mẫu đơn) x 1 (vị trí lấy mẫu) x 3 lần = 3 mẫu
Ghi chú: Mẫu nước thải đầu ra phải thu liên tục 3 ngày liên tiếp, 01 ngày/lần
Trường hợp bất khả kháng không lấu mẫu và phân tích liên tiếp được, thì phải thực hiện sang ngày tiếp theo
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Cột B2)
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (Cột B)
1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch
Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường Địa chỉ: Số 822 Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2017 với số hiệu VILAS 515
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường với số hiệu VIMCERTS 041 – Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh An Giang
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Căn cứ khoản 2 Điều 111 và khoản 2 điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ khoản 2 điều
97 và khoản 2 điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ nước thải, khí thải
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Căn cứ khoản 1 Điều 111 và khoản 1 điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ khoản 2 điều
97 và khoản 2 điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải
2.3 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.3.1 Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
Chủ cơ sở sẽ bố trí nhân sự tiến hành phân loại rác và xử lý đúng quy định theo quy định Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tần suất thu gom: 01 lần/ngày Định kỳ báo cáo về cơ quan phê duyệt Giấy phép môi trường thông qua Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tần suất 1 lần/năm
2.3.2 Giám sát chất thải rắn nguy hại
Chủ cơ sở sẽ bố trí nhân sự sẽ phối hợp với đơn vị có đủ chức năng thống kê thành phần và khối lượng chất thải nguy hạt heo đúng quy định thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tần suất thu gom: 01 lần/tuần Định kỳ báo cáo về cơ quan phê duyệt Giấy phép môi trường thông qua Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tần suất 1 lần/năm
3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm của cơ sở được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 6.1 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Stt Nội dung thực hiện Kinh phí (đồng/năm)
1 Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm 3.800.000
2 Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại 15.000.000
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang cam kết các nội dung, thông tin nêu trên và giấy tờ kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin báo cáo thiếu trung thực
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang cam kết xả thải đúng theo giấy phép môi trường được cấp và thực hiện các công tác bảo vệ môi trường như trong giấy phép môi trường đã nêu Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang cam kết thực hiện giám sát môi trường định kỳ Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành QCVN
25:2009/BTNMT (cột B2) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (Kênh 2) nên việc xả không gây ảnh hưởng đến môi trường nước tiếp nhận