Hiện tại nhà máy sử dụng nguồn nước cấp từ hệ thống xử lý nước mặt công suất6.500 m3/ngày.đêm của của Cơng ty TNHH MTV Vĩnh Hồn Collagen bên cạnh dự án đểphục vụ cho hoạt động sản xuất v
Trang 1CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
- Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Người đại diện theo pháp luật: (Bà) Trương Thị Lệ Khanh
- Điện thoại: 02773 891166 ; Fax: ; E-mail: info@vinhhoan.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: số 1400112623 do Phòng Đăng ký kinhdoanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp cấp ngày 17/04/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 14ngày 05/07/2022;
2 Tên cơ sở: XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN SỐ I
- Địa điểm cơ sở: Quốc lộ 30, Phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI328571 do UBND tỉnh Đồng Tháp cấpngày 19/07/2007 cho Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng số 878662986300107 ngày22/07/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp
- Quyết định số 312/QĐ-TNMT ngày 16/12/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Phânxưởng sản xuất và lắp đặt dây chuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủysản xuất khẩu Vĩnh Hoàn” của Công ty Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (nay là Công ty Cổ phầnVĩnh Hoàn)
- Văn bản số 149/UBND-KTN của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 28/03/2017 về việc
điều chỉnh, thay đổi chương trình giám sát môi trường dự án Phân xưởng sản xuất và lắp đặtdây chuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn
- Giấy xác nhận số 1359/STNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày
08/12/2011 về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Phân xưởng sản xuất và lắp đặt dây chuyềnthiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn(phân xưởng 1-2)” trước khi dự án đi vào vận hành chính thức
- Văn bản số 2416/STNMT-CCBVMT ngày 11/08/2020 Của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Tháp về việc chuyển giao nước thải từ phân xưởng 1&2 về HTXLNT củaCông ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen để xử lý
- Quyết định số 1376/QĐ-UBND-HC ngày 08/09/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Sản xuất Collagen,gelatin từ da cá tra tại thành phố Cao Lãnh” của Công ty Công ty TNHH MTV Vĩnh HoànCollagen
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1178/GP-UBND do UBND tỉnh Đồng
Tháp cấp ngày 28/07/2020 cho Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 49/GP-UBND do UBND tỉnh Đồng Tháp
cấp lại lần 1 ngày 17/01/2020 cho Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): + Dự án “Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I" thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản, có tổngmức vốn đầu tư dự án là 65.710.000.000 (Sáu mươi lăm tỉ, bảy trăm mười triệu đồng chẳn) là
dự án thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp
Trang 2luật về đầu tư công tại Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội và
Dự án thuộc mục số 16, phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
+ Dự án thuộc nhóm II theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều
28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội và số thứ tự số
1 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiếtmột số điều của Luật bảo vệ môi trường
+ Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐồngTháp căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 39 và điểm c, khoản 3, Điều 41 LuậtBảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Dự án đi vào vận hành và hoạt động ổn định, công suất sản phẩm đạt 9.990 tấn thànhphẩm/năm
- Số giờ hoạt động sản xuất trong ngày: 08 giờ/ca, 2 ca/ngày
- Số ngày hoạt động sản xuất trong năm: 300 ngày
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Quy trình công nghệ chế biến cá tra fillet đông lạnh qua các bước sau:
Tiếp nhận nguyên liệu Kiểm tra – rửa Fillet Lạng da Sửa cá Kiểm cá Đảo phụ gia Phân cỡ Cân Xếp khuôn (nếu đông Block)/ Cấp đông IQF Táchkhuôn (nếu đông Block) Bao gói Bảo quản Xuất hàng
Trang 3Quy trình công nghệ sản xuất cá tra fillet của nhà máy được trình bày qua sơ đồ sau:
Hình 1 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh
Thuyết minh quy trình chế biến cá tra fillet: Thuyết minh quy trình chế biến cá tra fillet được
trình bày như sau:
Bước 1 Tiếp nhận nguyên liệu
- Cá nguyên con còn sống, chất lượng tươi tốt
- Cá không bệnh, không khuyết tật Trọng lượng 500g - 1.000g/con
- Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng ghe đục để cho cácòn sống Từ bến cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếpnhận bằng xe tải nhỏ Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cá còn sống,không có dấu hiệu bị bệnh)
Cá tra, cá basa nguyên con
Đóng gói và bảo quản
Cấp đông, tách khuôn : Chất thải phát sinh
Xếp khuôn
Rửa 3 Chỉnh hình
Rửa 2
Cấp đông,
mạ băng Cân
Phân cỡ, phân màu
Đảo phụ gia Lạng da
Fillet
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa 1 Kiểm tra chất lượng
Trang 4Bước 2 Cắt tiết- rửa
- Cá được giết chết bằng cách cắt hầu, sau khi giết chết cho vào bồn nước rửa sạch
Bước 4 Rửa 2
- Rửa bằng nước sạch, nhiệt độ thường
- Rửa phải sạch máu
- Nước rửa chỉ sử dụng một lần Mỗi lần rửa không quá 50 kg
- Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch Trong quá trình rửa miếng fillet phải đảotrộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất
- Nhiệt độ nước rửa to ≤ 8 oC
- Tần suất thay nước: 200 kg thay nước một lần
- Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ to ≤ 8oC Khi rửa dùng tay đảonhẹ miếng fillet Rửa không quá 200 kg thay nước một lần
Bước 8 Đảo tăng trọng
- Nhiệt độ to: 3 - 7oC
- Thời gian quay ít nhất là 8 phút
- Nhiệt độ cá sau khi quay to < 15 oC
Bước 9 Phân cỡ, loại
- Phân cỡ miếng cá theo gram / miếng, Oz/ miếng hoặc theo yêu cầu khách hàng Chophép sai số ≤ 2%
Trang 5- Cá được phân thành các size như : 60/120; 120/170; 170 /220; 220/Up(gram/ miếng) hoặc 3/5 ; 5/7 ; 7/9 ; 4/6 ; 6/8 ; 8/10 ; 10/12 (Oz/ miếng), hoặc theo yêu cầu củakhách hàng.
Bước 10 Cân 1
- Cân : trọng lượng theo yêu cầu khách hàng Đúng theo từng cỡ, loại
- Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng
Bước 11 Rửa 4
- Nhiệt độ nước rửa ≤ 8 oC
- Tần suất thay nước: 100kg thay nước một lần
- Sản phẩm được rửa qua 01 bồn nước sạch có nhiệt độ to ≤ 8oC Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet Rửa không quá 100kg thay nước một lần
Bước 12 Xếp khuôn
- Xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Sản phẩm rửa xong để ráo mới tiến hành xếp khuôn Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm
Bước 13 Chờ đông
- Nhiệt độ kho chờ đông: to -1oC¸ 4 oC
- Thời gian chờ đông ≤ 4 giờ
- Nếu miếng fillet sau khi xếp khuôn chưa được cấp đông ngay thì phải chờ đông ở nhiệt độ và thời gian qui định Hàng vào kho chờ đông trước phải được cấp đông trước, nhiệt độ kho chờ đông duy trì ở to-1oC¸ 4oC, thời gian chờ đông không quá 4 giờ.
Bước 14 Cấp đông
- Thời gian cấp đông ≤ 3 giờ
- Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: to≤-18oC
- Sản phẩm sau khi cấp đông xong được tiến hành tách khuôn bằng cách dùng nước
mạ phía dưới đáy khuôn để tách lấy sản phẩm ra đóng gói
Bước 16 Bao gói
- Bao gói đúng cỡ, loại
- Đúng quy cách theo từng khách hàng
- Thông tin trên bao bì phải theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam hoặc theo quy định khách hàng
Trang 6- Thời gian bao gói không quá 30 phút/ tủ đông.
- Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tuỳ theo yêu cầu khách hàng
- Đai nẹp 2 ngang 2 dọc Ký mã hiệu bên ngoài thùng phù hợp với nội dung bên trongsản phẩm
Bước 17 Bảo quản
3.3 Sản phẩm của cơ sở:
Cá tra fillet đông lạnh
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của
cơ sở:
4.1 Nguyên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng:
Nguyên liệu chính cho dây chuyền sản xuất cá fillet đông lạnh của Công ty là cá trađược vận chuyển từ vùng nuôi Vĩnh Hoàn và các vùng nuôi lân cận đồng bằng sông Cửu
Long, với khối lượng nguyên liệu sử dụng cho Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I hiện tại
Bảng 1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhiên, vật liệu, hóa chất chính của Nhà máy
STT Nguyên, nhiên liệu,
hóa chất
Số lượng (Kg/ngày) Nguồn cấp
Trang 7STT Nguyên, nhiên liệu, hóa chất (Kg/ngày) Số lượng Nguồn cấp
6 NH3 nạp vào hệ thống lạnh* 110 kg/tháng Việt Nam
7 Dầu DO (chỉ sử dụng trong trường hợp có xảy ra sự cố cúp
điện)
1.380 lít/giờ Việt Nam
Nguồn: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, 2022.
Ghi chú: (*) NH 3 được lưu chứa trong các bình cao áp 60 kg và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến Nhà máy.
4.2 Điện sử dụng:
Điện năng cung cấp cho hoạt động của nhà máy được lấy từ mạng lưới điện của tỉnhĐồng Tháp thông qua hệ thống đường dây cáp điện của Công ty điện lực thành phố CaoLãnh Lượng điện năng tiêu thụ tại nhà máy hiện nay khoảng 25.000 Kwh/ngày (trung bìnhtheo số liệu công tơ điện 3 tháng 08,09,10/2022) Định mức tiêu thụ điện ước tính tại nhàmáy khoảng 750KWh/tấn sản phẩm
Hiện tại, Công ty sử dụng 01 máy phát điện dự phòng chạy dầu DO có công suất:2.500 KVA, dự phòng cấp điện cho nhà máy hoạt động trong trường hợp mất điện
4.3 Nguồn cung cấp nước:
Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của cả dự án cụ thể như sau:
- Nước sử dụng cho sinh hoạt: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN
01:2019/BXD Quy hoạch xây dựng, lượng nước sử dụng là 80 lít/người/ngày Dự án sửdụng tổng lao động trong một ngày khoảng 900 người, số ca làm việc là 02 ca/ngày
Qsinh hoạt = 80 lít/người/ngày × 900 người = 72.000 lít/ngày = 72 m 3 /ngày.đêm
- Nước sử dụng cho sản xuất cá đông lạnh: sử dụng cho các công đoạn: rửa cá, vệ sinh
thiết bị, nhà xưởng với lượng nước cần khoảng 8 m3/tấn nguyên liệu/ngày (Theo định mức sử dụng nước tại Dự án hiện hữu).
Đối với Dự án hiện hữu, hoạt động với công suất sản xuất là 9.990 tấn sản phẩm cá fillet đông
lạnh/năm (tương đương khoảng 85 tấn nguyên liệu/ngày): 8 m3/tấn nguyên liệu/ngày x 85 tấn
nguyên liệu/ngày = 680 m 3 /ngày.
- Nước cấp cho hệ thống làm đá vẩy: với định mức sử dụng là 0,4 m3/tấn nguyên liệu/ngày
= 0,4 m3/tấn nguyên liệu/ngày x 85 tấn nguyên liệu/ngày = 34 m3/ngày.đêm
- Nước tưới cây: 4 lít/m2/lần tưới x (1672,97 + 439,4) m2 = 4,08 m 3 /ngày (tính theo định mức
của tiêu chuẩn về cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình TCXDVN 33:2006)
Trang 8- Nước tưới đường, sân bãi: 0,5 lít/m2/lần tưới x 512,03 m2 = 0,3 m 3 /ngày (tính theo định
mức của tiêu chuẩn về cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình TCXDVN 33:2006)
- Nước phòng cháy, chữa cháy: Theo tiêu chuẩn về phòng cháy, chống cháy cho nhà và
công trình TCVN 2622:1995, với khu sản xuất dưới 150 ha, chọn số đám cháy n = 1, qcc = 15lít/s và thời gian dập tắt đám cháy là 3h Như vậy Qcc = qcc x t x n = 15 x 3 x 60 x 60 x 1 =
162.000 lít = 162 m 3 /3 giờ Công ty lắp đặt bơm trực tiếp từ hố thu nước sông Tiền để sử
dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy
Bảng 2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án (không bao gồm nước PCCC)
dụng (m 3 ) Ghi chú
1 Nước sản xuất cho quy
trình sản xuất cá đông lạnh
8 m3/tấn nguyênliệu/ngày 680 nước thảiPhát sinh
2 Nước thải vệ sinh thiết
bị, nhà xưởng
20 lít/m2 /lần tưới(ngày vệ sinh 1lần)
62,9 nước thảiPhát sinh
3 Nước cấp sinh hoạt 80 lít/người/ngày 72 Phát sinh
-Tổng nước cấp cho Dự án 913,28
(Nguồn: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, 2022)
Như vậy, tổng lượng nhu cầu sử dụng nước của Dự án là 913,28 m3 /ngày.đêm.
Hiện tại nhà máy sử dụng nguồn nước cấp từ hệ thống xử lý nước mặt công suất 6.500 m
3/ngày.đêm của của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen bên cạnh dự án để phục vụcho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT: Theo số liệu đồng
hồ 03 tháng gần đây của cơ sở ghi lại hàng ngày, nhu cầu thực tế của cơ sở khoảng 771,2 m
3 /ngày.đêm Lượng nước cấp sử dụng chi tiết được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nước thực tế của cơ sở tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT
Trang 9Nhận xét: Dựa vào kết quả tại bảng 1.4 và bảng 1.5, cho thấy nhu cầu sử dụng nước của
cơ sở có sự chênh lệch giữa thực tế và tính toán, giảm khoảng 142,08 m3 /ngày.đêm Nguyênnhân có thể là do ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến công suất sản xuất hiện tại của cơ sở chưa đạt công suất tối đa theo giấy chứng nhận đầu tư
đã đăng ký
4.4 Nhu cầu sử dụng hóa chất cho xử lý nước cấp, nước thải:
Do dự án sử dụng nguồn cung cấp nước từ hệ thống xử lý nước sạch công suất 6.500 m
3/ngày.đêm của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen, nên không phát sinh thêm hóachất sử dụng cho hệ nước cấp
Do dự án chuyển giao toàn bộ nước thải cho hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800 m
3/ngày.đêm của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen, nên không phát sinh thêm hóachất sử dụng cho hệ thống nước thải
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:
5.1 Thông tin chung về dự án:
Tên dự án: Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I
Tiền thân của dự án là “Phân xưởng sản xuất và lắp đặt dây chuyền thiết bị mới, mởrộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn” Trong đó, dự án bao gồmphân xưởng 1, 2 công suất khoảng 40 tấn sản phẩm/ngày Và đã được đổi tên thành: Xínghiệp đông lạnh thủy sản số I (được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư số: 511 21 000063) và Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II (được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhậnđầu tư số: 511 21 000 090)
Dự án đã được cấp quyết định số 312/QĐ-TNMT ngày 16/12/2005 của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
dự án “Phân xưởng sản xuất và lắp đặt dây chuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máychế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn” của Công ty TNHH Vĩnh Hoàn Bên cạnh đó, Đãđược cấp Giấy xác nhận số 1359/STNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày08/12/2011 về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư phân xưởng sản xuất và lắp đặt dâychuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn (phânxưởng 1-2)” trước khi dự án đi vào vận hành chính thức
Trang 10Trong quá trình hoạt động để sản xuất thêm mặt hàng GTGT nên Xí nghiệp chế biếnthủy sản số II đã thay đổi sản phẩm nên đã lập lại thủ tục báo cáo đánh giá tác động môitrường và được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt tại văn bản số 558/QĐ-UBND-
HC ngày 17/05/2021 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Xínghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II của Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn và dự án cũng đãđược Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp cấp giấy xác nhận hoàn thành công tác bảo vệ môi trường
số 270/GXN-STNMT ngày 21/01/2022
Đối với Dự án Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I do không thay đổi so với nội dungcủa báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư phân xưởng sản xuất và lắp đặtdây chuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn(phân xưởng 1-2)” nên lập thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường
5.2 Vị trí địa lý của dự án:
Dự án “Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I” được Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đầu
tư tọa lạc tại Quốc lộ 30, Phường 11, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc: giáp Quốc lộ 30
- Phía Tây Bắc: giáp Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II của Công ty
- Phía Tây Nam: giáp sông Tiền
- Phía Đông Nam: giáp với Xí nghiệp đông lạnh III của Công ty
Vị trí Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh được thể hiện rõ trong tại Hình 2 bên
dưới
Trang 11Hình 2 Vị trí khu vực dự án
VỊ TRÍ DỰ ÁN
Xí nghiệp đông lạnh 3 của Công ty
Cổ phần Vĩnh Hoàn
HTXLNT CS 2.800m 3 /ng.đ
của Công ty Collagen
HTXLNC CS 6.500m 3 /ng.đ
của Công ty Collagen
Nhà máy sản xuất Collagen,
Gelatin từ da cá Tra Công ty TNHH
Xí nghiệp
đông lạnh 2
của Công ty CP
Vĩnh Hoàn
Trang 12Vị trí nhà máy nằm rất thuận lợi vì nằm tiếp giáp với đường Quốc lộ 30, bên cạnh
đó, phía Tây Nam nhà máy giáp với sông Tiền do đó việc giao thương, vận chuyển nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu thành phẩm bằng đường bộ và đường thủy với khối lượng lớn gặp rất nhiều thuận lợi.
Xí nghiệp nằm trong khu vực có nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản như Đồng Tháp,
An Giang, Vĩnh Long… nơi có truyền thống nuôi cá tra và cá basa nhiều năm nên nguồn nguyên liệu và cự ly cung ứng gặp thuận lợi nhiều
Một số hình ảnh hiện trạng khu vực dự án như sau:
Hình 3 Hiện trạng khu vực vị trí dự án
Vị trí địa lý của dự án có mối tương quan với các đối tượng sau
- Các đối tượng tự nhiên: Dự án thuộc đối tượng lập ĐTM nên hệ thống đường giao
thông khu vực xung quanh đã được quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh, thuận lợi cho việchoạt động Dự án sát đường QL30, cách đường QLN2 khoảng 1.100m, nên sẽ thuận lợitrong việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của Dự án, tuy nhiên cũng sẽ gâyảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường này Dự án nằm ngay sát sôngTiền về phía Tây, việc xây dựng các công trình gần mép sông Tiền có thể gây ảnh hưởngđến việc sạt lở sông
- Các đối tượng kinh tế - xã hội: gần khu vực Dự án có các đối tượng kinh tế như Xí
nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II, Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen sát Dự
Trang 13án về phía Tây, về phía Đông Dự án sát Xí nghiệp đông lạnh số III của Công ty, cách chinhánh cầu cảng xăng dầu khoảng 120m, cách công ty Cổ phần Tô Châu khoảng 700m, đốidiện khu vực Dự án là KCN Trần Quốc Toản Các đối tượng kinh tế xung quanh khu vực
Dự án sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động của Dự án như bụi, khí thải do quá trìnhvận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, mùi hôi từ các hoạt động của Dự án Đối diện khuvực Dự án cặp đường QL30 đối diện Dự án có khoảng 30 hộ dân sinh sống, khu vực này cóngành nghề chủ yếu buôn bán phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân hoặc làm việc tạiNhà máy của Dự án và các doanh nghiệp xung quanh Đây cũng là đối tượng có thể chịu tácđộng bởi dự án cũng sẽ bị tác động do bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển, mùi hôi từ cáchoạt động của nhà máy, tuy nhiên công ty đã xây dựng các biện pháp khống chế mùi hôi, thugom và chuyển giao xử lý nước thải và các biện pháp quản lý khác nhằm giảm thiểu đếnmức thấp nhất tác động tới môi trường và các đối tượng xung quanh Trong khuôn viên dự
án cũng như khu vực xung quanh không có các khu đô thị hay các công trình văn hóa, tôngiáo, các di tích lịch sử,…nên tác động của dự án đối với các đối tượng này là không có
5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở:
Dự án “Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I” có diện tích đất sử dụng là 5.100m2, đượcthực hiện trên khu đất có tổng diện tích 18.307,6 m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất chung với Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II) trong đó, bao gồm Xí
nghiệp đông lạnh thủy sản số I (Xí nghiệp I) và Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II(Xí nghiệp II) của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cùng các hạng mục công trình phụ trợ phục
vụ hoạt động của nhà máy hiện hữu (Xí nghiệp I và Xí nghiệp II sử dụng chung các công trình phụ trợ) đã được xây dựng như: kho lạnh, nhà văn phòng, nhà căn tin, phòng máy,
trạm biến thế, vườn kiểng, nhà bảo vệ, trạm xử lý nước thải và một số công trình phụ trợkhác:
Bảng 4 Danh sách các hạng mục công trình chính của nhà máy hiện hữu
Nhà máy hiện hữu (m 2 )
Trang 14Stt Danh mục sử dụng Nhà máy hiện hữu
(m 2 )
Tỷ lệ
III Hạng mục công trình bảo vệ môi trường
7 Kho lưu chứa chất thải sinh hoạt (30 m2)
Hạng mục sử dụng chung với xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số 3 hiện hữu của công ty
8 Kho lưu trữ chất thải nguy hại (20 m2)
Trang 15Stt Danh mục sử dụng Nhà máy hiện hữu
Nhà xưởng
- Số lượng: 01 nhà xưởng với tổng diện tích hiện hữu là 3.578,35m2, trong đó:
- Kết cấu:
+ Nhà xưởng có móng cột bằng bê tông cốt thép, nền nhà xưởng gia cố theo phương
án bù lún Cao độ nền nhà xao hơn mặt sân 0,3m
+ Cấu trúc vách cốt thép Φ120, vách xung quanh xưởng xây tường bằng gạch ống câugạch thẻ cao 03m và quét vôi mày kết hợp phía trên ốp tôn mạ mày dày 0,42mm Nhàxưởng được thiết kế thông thoáng bằng cách bố trí 02 hệ thống cửa sổ hai bên vách
+ Cấu trúc mái: được thiết ké với hệ thống khung cột thép chịu lực, kèo thép hìnhchữ C quy cách 150 x 50 x 20 x 2m, bước xà gồ bình quan 1,3, độ dốc 18%
- Chức năng: Là nơi sản xuất sản phẩm cá fillet đông lạnh của Công ty.
Kho lạnh (800 tấn):
Có tổng diện tích xây dựng là 1.046,04 m2
Kết cấu kho lạnh: Nền chuyên dùng, vách Panel, khung cột, vì kèo thép vượt nhịp
5.3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Nhà vệ sinh (nằm cặp vách cuối 02 bên nhà xưởng sản xuất)
Nhà vệ sinh có kết cấu móng cột bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn, trần nhựa, tườnggạch sơn nước, nền lót gạch ceramic, cửa kính khung nhôm
Trang 16Nhà bảo vệ (nằm ở cổng dự án)
Nhà bảo vệ diện tích 12 m2 có kết cấu móng cột bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói, trần nhựa, tường gạch sơn nước, nền lót gạch ceramic, cửa kính khung nhôm
Cầu cảng và khu tiếp nguyên liệu:
Tổng diện tích 100 m2, cầu cảng đã được Sở giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp cấpgiấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo giấy phép số 437/QĐ-SGTVT ngày 29/08/2022Kết cấu, quy mô bến: 03 cầu tàu BTCT đỡ băng tải
Mục đích sử dụng: Bến chuyên dùng (xếp dỡ hàng hóa thực phẩm, thủy sản), bến cókhả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy neo đậu trong phạm vi vùng nước chiều dài 241m,rộng 30m
Đường giao thông
Đường giao thông nội bộ chủ yếu là khoảng sân phía trước và các đường chạy dọc theocác nhà xưởng nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển nội bộ của Dự án
Đường có kết cấu bê tông, khả năng chịu tải trọng đến 18 tấn, mặt đường rộng 6m
Hệ thống cấp nước
Hiện tại, Công ty sử dụng nguồn nước cấp từ hệ thống xử lý nước cấp công suất6.500m3/ngày đêm của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen (đã được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1178/GP-UBND do ngày 28/07/2020, lưu lượng nước khai thác, sử dụng 6.500m 3 /ngày đêm)
Mạng lưới cấp nước bên trong nhà máy: Nước cấp vào xưởng bằng bơm cao áp đảmbảo áp lực cấp nước cho nhà máy, bồn chứa bằng inox, hệ thống ống dẫn bằng inox, PPR,PVC để cấp nước đến các khu vực sinh hoạt và sản xuất của Nhà máy
Đối với hệ thống 04 giếng khoan hiện hữu hiện tại công ty đã thực hiện trám lấp theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước
Hệ thống thoát nước
- Công trình thu gom và thoát nước mưa
Hệ thống đường ống thoát nước mưa đã được xây dựng tách biệt với hệ thống thu gomnước thải của nhà máy
Nước mưa chảy tràn trên mái của nhà xưởng theo độ dốc mái i = 15% dẫn về máng thunước mưa trên mái sau đó theo ống đứng uPVC đường kính 114 mm dẫn xuống chảy tràn bềmặt sân, đường nội bộ bằng bê tông cốt thép
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân, đường nội bộ dự án sẽ được thu gom bởi mương
hở có nắp đan đục lỗ bằng bê tông cốt thép bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ dự án Hệthống thoát nước mưa bao gồm cống thoát bê tông đúc sẵn Φ500 xây dựng xung quanh các khu vực ranh, dọc theo các đường nội bộ trong khu vực dự án, chôn sâu 1,5m so với mặtđường (chiều dài tuyến cống thu gom nước mưa: L=214m và L=200m) Dọc theo hệ thốngmương thoát nước mưa sẽ có các hố ga lắng cặn, khoảng cách từ 20 - 25m có 1 hố ga, tổng
Trang 17số lượng hố ga là 15 cái và thoát ra Sông Tiền qua 02 cửa xả bằng cống BTCT Φ500.
- Công trình thu gom và thoát nước thải
Hệ thống đường ống thu gom nước thải đã được tách riêng với hệ thống thoát nướcmưa Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lýnước thải của nhà máy cùng với nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải từ nhà vệ sinh bảo vệ và nhà vệ sinh line A khu vực nhà xưởng được xử lý
sơ bộ qua hầm tự hoại được dẫn về hố gom bê tông cốt thép kích thước B x L x H = 1m x 1m
x 2,5 m bằng đường ống PVC D114 Từ hố gom nước thải sẽ được bơm bằng đường ốngHDPE D49 về bể gom
+ Nước thải từ nhà vệ sinh line B được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại và sau đó sẽ đượcdẫn về mương thu gom nước thải bằng đường ống PVC D168
- Nước thải sản xuất:
+ Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của xưởng chế biến (nước thải từ khâu rửacá; nước thải vệ sinh thiết bị, rửa sàn) được thu gom bằng hệ thống mương hở được bố tríxung quanh các khu vực chế biến và sau đó dẫn về mương hở thu nước thải sản xuất dọccuối nhà xưởng có kích thước rộng 240 mm và sâu từ 70 mm đến 120 mm Từ mương hởtrong nhà xưởng nước thải theo đường ống PVC D114 dẫn ra hệ thống thoát nước bênngoài nhà xưởng với hố ga có kích thước D x H = 1 m x 2 m và mương thu nước thải chiềurộng 450 mm để dẫn về bể gom
+ Nước thải phát sinh từ khu tiếp nguyên liệu (rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu) được thugom về các mương hở bố trí xung quanh khu vực có kích thước rộng 400mm, 300mm, 240
mm và sâu 200 mm Nước thải theo mương thu nước thải chiều rộng 450 mm để dẫn về về
bể gom
- Toàn bộ nước thải từ bể gom được bơm về hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800
m3/ngày đêm của Công ty Trách nhiệm hữu Một thành viên Vĩnh Hoàn Collagen bằngđường ống HDPE D150
Nước thải sau hệ thống xử lý được dẫn xả ra sông Tiền bằng ống dẫn BTCT D500mm,chiều dài 6m, ống PVC DN300mm chiều dài 200m thoát ra sông Tiền
Hệ thống cấp điện
Điện năng cung cấp cho hoạt động của nhà máy được lấy từ mạng lưới điện của tỉnhĐồng Tháp thông qua hệ thống đường dây cáp điện của Công ty điện lực thành phốCao Lãnh
Hiện tại, Nhà máy có 02 trạm biến áp 1.250KVA và 1.600KVA và có trang bị 01 máyphát điện dự phòng chạy dầu DO có công suất: 2.500 KVA, dự phòng cấp điện cho nhà máyhoạt động trong trường hợp mất điện
Hệ thống thông tin viễn thông
Đường dây điện thoại đã được lắp đặt sẵn tới từng phòng ban, cung cấp đầy đủ theo
Trang 18nhu cầu, không hạn chế số lượng Hệ thống cáp quang hiện đại đã được lắp đặt đến từngphòng với tốc độ đường truyền từ 8Mbps/8Mbps đến 50Mbps/50Mbps.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Các thiết bị phòng chảy ban đầu bao gồm bình bột, bọt theo các quy định PCCC
Hệ thống chữa cháy làm mát bằng nước với các ống dẫn nước và đầu phun Sprinkler được đấu nối với hệ thống nước cứu hỏa của nhà xưởng
Các loại vật liệu xây dựng và làm cửa là loại chống cháy
Nhà xưởng được bố trí các họng chờ liền cùng hộp chữa cháy theo tiêu chuẩn (trongmỗi hộp có để sẵn cuộn ống vải gai D50mm dài 20-30m, có miệng gắn phù hợp với miệngđầu chờ, 1 lăng đầu phun bằng thép có D60mm, D16mm), các hộp này gắn chặt vào tường ở
độ cao 1,25m so với mặt nền, phía mặt trước gắn kính, hộp sơn màu đó có khoá số để dễdàng quan sát, nhận biết và bảo vệ
Hệ thống phòng cháy chữa cháy của Nhà máy đã được Công an tỉnh Đồng Tháp cấpgiấy thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy số 301/TD-PCCC ngày 29/02/2008 của phòngcảnh sát PCCC&CNCH tỉnh Đồng Tháp
Cây xanh, thảm cỏ
Diện tích vườn kiểng cây xanh của Dự án là 3.700,52 m2, khoảng 20,21% tổng diệntích đất thực hiện dự án đảm bảo đạt tỷ lệ diện tích cây xanh tối thiểu theo QCVN01/2019/BXD
Hiện nay cây xanh tại dự án đang được trồng xung quanh nhà xưởng, khu đất trống,dọc theo hàng rào nhà xưởng và khu xử lý nước thải
Trang 19CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
Dự án được đầu tư tại phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đượcUBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép, phù hợp với quy hoạch của địa phương
Dự án “Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số I” là dự án chế biến thủy sản thuộc ngànhnghề thu hút đầu tư phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã được UBND tỉnhĐồng Tháp đã được phê duyệt bởi Quyết định số 312/QĐ-TNMT ngày 16/12/2005 về việcphê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Phân xưởng sản xuất và lắp đặtdây chuyền thiết bị mới, mở rộng sản xuất nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Vĩnh Hoàn”của Công ty Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (nay là Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn) Đồng thờiphù hợp với Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC ngày 09/10/2015 về việc phê duyệt Quyhoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2025, trong đó mục tiêu tập trung phát triển và nâng cao năng lực chế biếnthuỷ sản là trọng tâm của ngành công nghiệp chế biến của tỉnh
Vị trí nhà máy nằm rất thuận lợi vì nằm cập đường Quốc lộ 30 Bên cạnh đó, phíaTây Nam nhà máy giáp với sông Tiền do đó việc giao thương, vận chuyển nguyên liệu, vật
tư và xuất khẩu thành phẩm bằng đường bộ và đường thủy với khối lượng lớn gặp rất nhiềuthuận lợi
Xí nghiệp nằm trong khu vực có nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản như Đồng Tháp, AnGiang, Vĩnh Long… nơi có truyền thống nuôi cá tra và cá basa nhiều năm nên nguồnnguyên liệu và cự ly cung ứng gặp thuận lợi nhiều Do đó, dự án hoàn toàn phù hợp với quyhoạch phát triển của tỉnh Đồng Tháp
Bên cạnh đó toàn bộ nước thải phát sinh của dự án sẽ được thu gom triệt để và dẫn về
Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.800 m3/ngày đêm của Công ty TNHH MTVVĩnh Hoàn Collagen bên cạnh dự án để xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước thải chế biến thủy sản – QCVN 11:2015/BTNMT, cột A (Kf=1, Kq=1,2) và xả ra sôngTiền
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là sông Tiền Việc đánh giá chi tiết khả năngtiếp nhận của sông Tiền đã được trình bày tại báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đượccấp phép tại Giấy phép số 49/GP-UBND ngày 17/01/2020 Lượng xả nước thải lớn nhất củaCông ty là 2.800 m3/ngày.đêm, tương đương 0,032 m3/s, so với lưu lượng dòng chảy củasông Tiền (11.500 m3/s) là rất nhỏ; do đó sông Tiền có khả năng tiếp nhận nước thải từ Dự
án Do đó, dự án hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:
Dự án nằm cặp Sông Tiền, thuộc Phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.Nước thải của Dự án và nước thải của Xí nghiệp II, và công ty TNHH MTV Vĩnh HoànCollagen, sau xử lý đảm bảo các yêu cầu sau:
Trang 20- Lưu lượng xả thải lớn nhất khoảng là 2.800 m3/ngày.đêm;
Toàn bộ nước thải phát sinh của dự án sẽ được thu gom triệt để và dẫn về Hệ thống
xử lý nước thải tập trung công suất 2.800 m3/ngày đêm của Công ty TNHH MTV VĩnhHoàn Collagen bên cạnh dự án để xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcthải chế biến thủy sản – QCVN 11:2015/BTNMT, cột A (Kf=1, Kq=1,2) và xả ra sôngTiền
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là sông Tiền Việc đánh giá chi tiết khả năngtiếp nhận của sông Tiền đã được trình bày tại báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đượccấp phép tại Giấy phép số 49/GP-UBND ngày 17/01/2020 Lượng xả nước thải lớn nhất củaCông ty là 2.800 m3/ngày.đêm, tương đương 0,032 m3/s, so với lưu lượng dòng chảy củasông Tiền (11.500 m3/s) là rất nhỏ; do đó sông Tiền có khả năng tiếp nhận nước thải từ Dựán
Đồng thời, Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn đã đánh giá mức độ chịu tải của môitrường trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt Kết luận: Dự án hoàn toàn phù hợp với khảnăng chịu tải của môi trường
Trang 21CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
Hệ thống đường ống thoát nước mưa đã được xây dựng tách biệt với hệ thống thu gomnước thải của nhà máy
Nước mưa chảy tràn trên mái của nhà xưởng theo độ dốc mái i = 15% dẫn về máng thunước mưa trên mái sau đó theo ống đứng uPVC đường kính 114 mm dẫn xuống chảy tràn bềmặt sân, đường nội bộ bằng bê tông cốt thép
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân, đường nội bộ dự án sẽ được thu gom bởi mương
hở có nắp đan đục lỗ bằng bê tông cốt thép bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ dự án Hệthống thoát nước mưa bao gồm cống thoát bê tông đúc sẵn Φ500 xây dựng xung quanh các khu vực ranh, dọc theo các đường nội bộ trong khu vực dự án, chôn sâu 1,5m so với mặtđường (chiều dài tuyến cống thu gom nước mưa: L=214m và L=200m) Dọc theo hệ thốngmương thoát nước mưa sẽ có các hố ga lắng cặn, khoảng cách từ 20 - 25m có 1 hố ga, tổng
số lượng hố ga là 15 cái và thoát ra Sông Tiền qua 02 cửa xả bằng cống BTCT Φ500
Quy trình xử lý nước mưa chảy tràn:
Hình 4 Sơ đồ quy trình xử lý nước mưa chảy tràn
Thuyết minh quy trình:
Nước mưa chảy tràn sau khi được thu gom về mương thu nước sẽ được cho qua song chắn rác để loại bỏ và thu gom các loại rác thải kích cỡ lớn, sau đó nước mưa được dẫn vào hố ga để lắng loại bỏ các chất lơ lửng, tại hố ga định kỳ sẽ được nạo vét để thu gom bùn Nước sau khi qua hố ga sẽ được đấu nối thoát nước mưa vào 02 điểm xả thảitại Sông Tiền Rác thải được thu gom vào thùng chứa và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của dự án có khả năng làm nước mưa b
ị ô nhiễm, do đó cần chú trọng các lưu ý sau để hạn chế ô nhiễm nước mưa:
Vị trí đấu nối nước mưa
Hố ga
Thu gom rácMương thu nước
Nước mưa chảy tràn
Thu gom bùn
Trang 22- Không để nguyên liệu và sản phẩm rơi vãi ở những khu vực không có mái che.
- Thường xuyên vệ sinh khu tiếp nhận nguyên liệu cũng như đường giao
thông trong khu vực dự án
Bảng 5 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Trang 23Hình 5 Mạng lưới thu gom nước mưa
Trang 241.2 Thu gom, thoát nước thải:
1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải
Tổng lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn vận hành dây chuyền chế biến thủy sản
công suất 9.990 tấn sản phẩm/năm khoảng 651,92 m3/ngày.đêm Bao gồm:
- Nước thải từ quy trình sản xuất là 544 m3/ngày.đêm
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh thiết bị, nhà xưởng dự kiến là 50,32 m3/ngđ
- Nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại 03 ngăn là 57,6 m3/ngày.đêm
Hệ thống đường ống thu gom nước thải đã được tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lý nước thải củanhà máy cùng với nước thải sản xuất
Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải của cơ sở như sau:
Hình 6 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải tại dự án
- Nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải từ nhà vệ sinh bảo vệ và nhà vệ sinh line A khu vực nhà xưởng được xử lý sơ bộqua hầm tự hoại được dẫn về hố gom bê tông cốt thép kích thước B x L x H = 1 m x 1m x 2,5 mbằng đường ống PVC D114 Từ hố gom nước thải sẽ được bơm bằng đường ống HDPE D49 về bểgom để chuyển giao cho HT XLNT của Collagen để xử lý
+ Nước thải từ nhà vệ sinh line B được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại và sau đó sẽ được dẫn vềmương thu gom nước thải bằng đường ống PVC D168
- Nước thải sản xuất:
Bể thu gom nước thải
Nguồn tiếp nhận (Sông Tiền)
Trạm XLNT tập trung công suất 2.800 m3/ngày củaCông ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen(Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT)
Bể tự hoại
Nước thải sản xuấtNước thải nhà vệ sinh
Trang 25+ Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của xưởng chế biến (nước thải từ khâu rửa cá;nước thải vệ sinh thiết bị, rửa sàn) được thu gom bằng hệ thống mương hở được bố trí xung quanhcác khu vực chế biến và sau đó dẫn về mương hở thu nước thải sản xuất dọc cuối nhà xưởng cókích thước rộng 240 mm và sâu từ 70 mm đến 120 mm Từ mương hở trong nhà xưởng nước thảitheo đường ống PVC D114 dẫn ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà xưởng với hố ga có kíchthước D x H = 1 m x 2 m và mương thu nước thải chiều rộng 450 mm để dẫn về về bể gom.+ Nước thải phát sinh từ khu tiếp nguyên liệu (rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu) được thu gom
về các mương hở bố trí xung quanh khu vực có kích thước rộng 400mm, 300mm, 240 mm và sâu
200 mm Nước thải theo mương thu nước thải chiều rộng 450 mm để dẫn về về bể gom
- Toàn bộ nước thải từ bể gom được bơm về hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800
m3/ngày đêm của Công ty Trách nhiệm hữu Một thành viên Vĩnh Hoàn Collagen bằng đường ốngHDPE D150
Nước thải sau hệ thống xử lý được dẫn xả ra sông Tiền bằng ống dẫn BTCT D500mm, chiềudài 6m, ống PVC DN300mm chiều dài 200m thoát ra sông Tiền
Bảng 6 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom và thoát nước thải
1.2.2 Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với điểm xả nước thải sau xử lý:
- Toàn bộ nước thải từ bể gom được bơm về hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800m3/ngày đêm của Công ty Trách nhiệm hữu Một thành viên Vĩnh Hoàn Collagen bằng đường ốngHDPE D150
- Nước thải sau hệ thống xử lý đạt quy chuẩn yêu cầu được dẫn xả ra sông Tiền bằng ốngdẫn BTCT D500mm, chiều dài 6m, ống PVC DN300mm chiều dài 200m thoát ra sông Tiền
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen, số 1647, Quốc lộ
30, Phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tọa độ, vị trí xả nước thải ven sông Tiền (HệVN:2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30) đo được như sau : X = 1161791 ; Y = 561348
- Điểm xả thải được gia cố bê tông cốt thép đảm bảo chống sạt lở xung quanh khu vực cửaxả
Trang 26Nhận xét: Như vậy, điểm xả nước thải của Nhà máy đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom , thoát nước thải
Hệ thống thu gom và thoát nước thải của cơ sở được trình bày theo sơ đồ sau:
Trang 27Hình 7: Mạng lưới thu gom nước thải
Trang 281.3 Xử lý nước thải:
1.3.1 Xử lý nước thải sơ bộ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại được bố trí tại các khu vực nhà văn phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh trong nhà xưởng sản xuất Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được thu gom về hệ thống
xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3 đến 6 tháng, định kỳ được hút
ra xử lý đúng quy định
Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn:
Hình 8 Mô hình bể tự hoại 03 ngăn
Nước thải sau khi ra khỏi bể tự hoại được đấu nối dẫn về hố gom tập trung cùng với nướcthải sản xuất và chuyển giao cho hệ thống xử lý nước thải của Vĩnh Hoàn Collagen để tiếp tục xử
lý đạt QCVN 11 – MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến th
ủy sản, cột A
Bùn từ bể tự hoại định kỳ sẽ được Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng
để hút và vận chuyển đi xử lý đúng quy định
1.3.2 Xử lý nước thải của cơ sở
Dự án chuyển giao toàn bộ nước thải về hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800 m3/ngàyđêm của Công ty Trách nhiệm hữu Một thành viên Vĩnh Hoàn Collagen theo hợp đồng số
01.2020.XLNT ngày 09 tháng 9 năm 2020 (đính kèm hợp đồng vào báo cáo) để tiếp tục xử lý đạt
QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản, cột
A trước khi xả thải ra môi trường Đã được phê duyệt trong nội dung đánh giá tác động môi trườngcủa “Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh số II” qua quyết định số 558/QĐ-UBND-HC ngày17/05/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp
2 Ngăn lắng tiếp theo
4 Ống xả nước thải ra
Ghi chú:
1 Ngăn lắng và lên men kỵ khí
3 Ngăn lọc
Trang 29Quy trình công nghệ của hệ thống XLNT Vĩnh Hoàn Collagen:
Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải công suất 2.800 m3/ngày đêm cụ thể nhưsau:
Hình 9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế
2.800 m 3 /ngày.đêm
Máy lọc rác tinh
Bể nén bùnChlorine
Máy thổi khí
Máy thổi khí
Polymer
Nguồn tiếp nhận Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT
Trang 30Thuyết minh quy trình:
Nước thải sinh hoạt của công nhân từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ cùng với nước thải từ quá trình sản xuất, nước thải từ quá trình xử lý khí lò hơi và nước vệ sinh nhà xưởng của Nhà máy sản xuất Collagen, Galetin của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen cùng toàn bộ nước thải phát sinh chuyển giao từ Xí nghiệp chế biến thủy sản 1, 2 của Công ty
Cổ phần Vĩnh Hoàn được thu gom theo hệ thống cống dẫn đến bể thu gom và được bơm lên song chắn rác đến bể điều hòa Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể keo tụ lắng đồng thời hóa chất keo tụ và chất trợ lắng (phèn và polymer) cũng được châm vào Tại bể lắng đợt 1, các chất rắn dạng lơ lửng được loại bỏ dưới tác dụng của trọng lực Bùn cặn lắng dưới đáy bể lắng được bơm về bể nén bùn
Nước thải sản xuất phát sinh từ các phân xưởng trong Nhà máy theo mạng lưới thoát nước thải riêng dẫn đến hố gom của hệ thống xử lý nước thải
Hố gom được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh và được đặt âm sâu
để tránh tắc nghẽn nước từ Nhà máy Trước đó nước tự chảy qua ngăn lắp đặt song chắn rác thô
tự động có nhiệm vụ loại bỏ các chất có kích thước >10mm, các loại rác thô bao bì, vải, ni lông… có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau
Bơm chìm trong hố gom hoạt động luân phiên nhằm bơm nước thải lên máy lọc rác tinh để loại
bỏ các tạp chất, rác có kích thước >2mm trước khi vào bể cân bằng Các loại rác nhỏ này sẽ ảnh hưởng đến bơm cũng như hệ vi sinh phía sau nếu không được loại bỏ ra khỏi nước thải
Bể cân bằng có chức năng điều hòa lưu lượng, thành phần và nồng độ nước thải, tránh gây hiện
tượng quá tải cho vi sinh vật trong các bể phía sau Điều này giúp tạo chế độ làm việc ổn định, cải thiện hiệu quả; đồng thời giảm kích thước, giá thành các công trình đơn vị phía sau, tránh tình trạng quá tải vào các giờ cao điểm Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí chìm nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải, tránh sự lắng cặn trong bể và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi và giảm một phần các chất hữu cơ có trong nước thải Nước thải sau điều hoà được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể keo tụ - tạo bông
Bể keo tụ - tạo bông 1 có mục đích loại bỏ dầu mỡ, SS, COD trong nước thải:
Bể keo tụ: có nhiệm vụ trợ keo tụ các chất dầu mỡ, chất rắn lơ lửng nhờ vào quá trình tiếp xúc,
phản ứng giữa hoá chất keo tụ PAC với nước thải Tại bể, được lắp đặt thiết bị khuấy trộn nhằm tăng hiệu quả cho phản ứng keo tụ Tốc độ khuấy trộn của motor khuấy là 50vòng/phút nhằm đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước
Bể tạo bông: có nhiệm vụ hình thành các bông cặn lớn từ các hạt keo nhỏ nhờ hóa chất trợ keo
tụ Polymer được châm vào hòa trộn với nước thải, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bể tuyển nổi phía sau Tốc độ của motor khuấy trong bể là 60vòng/phút nhằm tạo sự tiếp xúc tốt giữa hóachất và nước nhưng không phá vỡ bông cặn
Bể tuyển nổi có nhiệm vụ tách các hạt nhũ tương, các hạt bông cặn (hình thành từ bể keo tụ-tạo
bông) hoặc dầu mỡ có trong nước thải Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào nước thải Bọt khí mịn bám dính vào các hạt lơ lửng, tạo nên lực đẩy nổi đủ lớn đưa hạtnổi lên bề mặt nước thải Khí đưa vào ở dạng hòa tan dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển Sau đó, khi giảm áp suất xuống bằng áp suất khí quyển, bọt khí mịn hình thành Quá trình tăng
Trang 31áp được thực hiện bằng bơm cao áp và bồn tạo áp Nước qua bồn tạo áp tiếp tục qua van giảm
áp đến bể tuyển nổi Khí hòa tan tách ra khỏi nước thải thành các bọt khí mịn Các bọt khí này lôi kéo dầu hoặc cặn lơ lửng lên bề mặt tạo nên lớp váng nổi Lớp váng này được gạt thường
xuyên vào máng thu váng nổi và dẫn đến bể nén bùn Phần nước trong một phần tuần hoàn về
bồn tạo áp, một phần chảy vào bể anoxic Quá trình keo tụ- tạo bông kết hợp tuyển nổi có thể loại bỏ 80-90% hàm lượng dầu mỡ có trong nước thải thuỷ sản
Bể Anoxic là nơi tiếp nhận nước thải từ bể tuyển nổi và dòng dung dịch xáo trộn (bùn hoạt tính
+ nước thải) từ bể sinh học hiếu khí tuần hoàn Với môi trường thiếu khí, quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và khử Nitrat diễn ra nhờ các vi sinh vật sử dụng Nitrat, Nitrite làm chất oxy hóa để sản xuất năng lượng Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng:6NO3- + 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Trong bể thiếu khí có lắp đặt thiết bị khuấy chìm nhằm tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí
N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước Bể thiếu khí còn đóng vai trò là một hệ chọn lọc vi sinh hiếu khí để chống lại hiện tượng bùn nổi do vi khuẩn dạng sợi gây ra Sau đó hỗn hợp bùn nước thải từ bể thiếu khí tiếp tục qua bể sinh học hiếu khí để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5
Bể sinh học hiếu khí: là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình nitrate hoá
trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2, nitơ hữu cơ thành ammonia thành nitrat NO3-; (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật
Quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ:
Trong bể sinh học hiếu khí các vi sinh vật (VSV) hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành khí
CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:
VSV + C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới
Quá trình nitrate hóa:
Quá trình Nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa Nitơ, đầu tiên là Ammonia thành Nitrite sau đó oxy hóa Nitrite thành Nitrate Quá trình Nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter
Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas:
Trang 32tỉ số F/M 0,2-0,6 Trong bể sinh học hiếu khí kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu khí -
có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực Dòng nước thải chảy liên tục vào bể sinh học hiếukhí, đồng thời không khí cũng được cung cấp liên tục trong bể (oxy hòan tan DO>2mg/l), cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ Trong điều kiện đó vi sinh vật sinh trưởng, phát triển mạnh, tăng sinh khối mạnh và kết thành bông bùn có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ của nước thải
Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor), hỗn hợp này tự chảy sang bể lắng bùn sinh học
Bể lắng bùn sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, làm giảm
SS nên được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể Tại bể lắng, nước thải đi từ dưới lên trên qua ống trung tâm, bùn sẽ lắng xuống và được gom vào đáy bể Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8.000-12.000 mg/L Từ đó, một phần sẽ bơm tuần hoàn trởlại bể sinh học Anoxit (60-70% lưu lượng) để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 4.000-5000mg/L Lưu lượng bùn dư thải ra mỗi ngày sẽ được bơm về bể nén bùn Độ ẩm bùn hoạt tính dao động trong
khoảng 98-99,5% Phần nước trong sau lắng tự chảy qua bơm trung chuyển (cải tao từ bể khử trùng hiện hữu) Từ bể trung chuyển nước thải được 2 bơm trục ngang (11kw) hiện hữu bơm lêncụm bể keo tụ + tạo bông 2
Bể keo tụ - tạo bông 2: Mục đích là làm giảm độ đục, COD và cặn lơ lửng Nước thải sau
khi được châm hóa chất PAC sẽ chảy qua bể tạo bông Tại bể tạo bông, hóa chất trợ keo tụ Polymer kích thích quá trình hình thành các bông cặn lớn hơn được châm vào hòa trộn với nước thải để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bể lắng phía sau Quá trình keo tụ sẽ làm phát sinh và
gia tăng liên tục lượng bùn Do đó, bể lắng lamen được thiết kế để tách bùn phía sau.
Bể lắng hóa lý có nhiệm vụ lắng và tách hỗn hợp bùn và nước thải Trong bể có lắp đặt các
tấm vách nghiêng nhằm hỗ trợ quá trình lắng, giúp bông bùn lắng hiệu quả hơn Bể được thiết
kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể Tại bể lắng, nước di chuyển theo chiều từ dưới lên theo các tấm lắng lamen được thiết kế nghiêng 60°; trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamen Khi các bông lắngkết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông bùn sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể Bùn sau khi lắng sẽ bơm về bể nén bùn Thời gian lấy bùn 6h/lần , mỗi lần lấy bùn mở từng Val , mỗi Val mở từ 30s-60s Với nguyên lý hoạt động như vậy, tấm lắng lamen phát huy tác dụng nhờ vào các bề mặt tiếp xúc của ống lắng, càng tăng bề mặt tiếp xúc của ống lắng thì hiệu quả lắng càng cao, giúp tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng Phần nước trong ra khỏi bể lắng sẽ được khử trùng bằng Chlorine và tự chảy xuống bể chứa nước sau xử lý
và xả ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, Cột A.
Xử lý bùn :Quá trình xử lý sinh học sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong bể
sinh học Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử
lý chất ô nhiễm trong nước thải, chết và lắng xuống đáy bể Lượng bùn này còn gọi là bùn dư và
được đưa về bể chứa bùn.
Ngoài lượng bùn vi sinh phát sinh trong quá trình xử lý sinh học, quá trình xử lý nước thải
Trang 33bằng phương pháp hoá lý cũng phát sinh một lượng bùn đáng kể (còn gọi là bùn hóa lý) Lượng bùn này cũng được thu gom và đưa về bể chứa bùn.
Tại bể nén bùn, sau một thời gian nén cố định để gia tăng nồng độ và cô đặc, bùn sẽ được đưa vào máy ép bùn để tiến hành tách nước làm giảm độ ẩm và thể tích của bùn để thuận tiện
cho quá trình xử lý bùn Bùn khô sau khi ép tách nước được thu gom - vận chuyển đi xử lý đúngnơi quy định
Nước tách bùn phát sinh từ bể nén bùn và máy ép bùn được đưa về bể tiếp nhận
Hiệu quả xử lý nước thải sau khi qua các công trình đơn vị có thể đạt từ 95-98% (theo kết quả phân tích mẫu nước sau xử lý từ hệ thống) Nước thải sau xử lý đạt QCVN