1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Phương pháp học Tiếng Anh

7 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 111,41 KB

Nội dung

Lịch sửquy định thếgiới bạn đang sống, tạo hóa ấn định bạn sinh ra trong một đất nước mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻvà với tốc độtoàn c ầu hóa nhưhiện nay thì bạn khó có thểtránh khỏi việc sửdụng tiếng Anh trong cuộc đời mình. Bài viết này nhằm mục đích trang b ịcho những người bắt đầu học tiếng Anh những nguyên tắc cơ bản và gợi ý một cách thức học tập hiệu quảvới chi phí nhỏnhất có th ể. Bắt đầu bằng việc giới thiệu phạm vi thảo luận, bài viết trình bày cách thức học tiếng Anh theo từng giai đoạn và cấp bậc sau khi luận bàn chút ít lý thuyết làm nền tảng cho tư duy của người học. Mong rằng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổích cho bạn đọc.

1 Tiếng Anh: Một cách để học. 1 Hồ Hoàng Anh 2 Phiên bản đầu tiên: Tháng Một, 2011. Phiên bản này: Tháng Tư, 2012. 3 Lịch sử quy định thế giới bạn đang sống, tạo hóa ấn định bạn sinh ra trong một đất nước mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ và với tốc độ toàn cầu hóa như hiện nay thì bạn khó có thể tránh khỏi việc sử dụng tiếng Anh trong cuộc đời mình. Bài viết này nhằm mục đích trang bị cho những người bắt đầu học tiếng Anh những nguyên tắc cơ bản và gợi ý một cách thức học tập hiệu quả với chi phí nhỏ nhất có thể. Bắt đầu bằng việc giới thiệu phạm vi thảo luận, bài viết trình bày cách thức học tiếng Anh theo từng giai đoạn và cấp bậc sau khi luận bàn chút ít lý thuyết làm nền tảng cho tư duy của người học. Mong rằng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc. Dẫn nhập Nhiều người vẫn hay đùa rằng ước gì Việt Nam là nước Anh, lúc đấy cả thế giới dùng tiếng Việt và người Việt sẽ không phải học tiếng Anh mà ngược lại tha hồ đi khắp thế giới dạy tiếng Việt, không lo thất nghiệp. Nhưng tiếc thay “giấc mơ chỉ là giấc mơ” và tiếng Anh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với các bạn sinh viên, nhất là các bạn đến từ những vùng quê nghèo và ít có cơ hội tiếp xúc tiếng Anh từ bé. Có nhiều lý do để học tiếng Anh: Một ngôn ngữ rất hấp dẫn và bạn rất thích tìm hiểu và sử dụng, ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới và không thể thiếu cho những ai muốn học hỏi kiến thức của nhân loại và là một ngôn ngữ không thể thiếu cho nhiều công việc trong thời đại thế giới phẳng. Tại sao yêu thích tiếng Anh? Theo cảm nhận của cá nhân tôi, thích đơn giản chỉ vì thích, nó đơn thuần là một cảm xúc. Khi bạn nghe tiếng Anh bạn thấy rất êm tai 1 Bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin, không có mục đích học thuật, xin vui lòng không trích dẫn! 2 Khoa Kinh Tế Phát Triển, Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, anh.ho@ueh.edu.vn. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, và không liên quan gì đến các tổ chức pháp lý mà tác giả làm việc. 3 Mọi nội dung của bài viết không hề thay đổi so với phiên bản trước. Phiên bản này chỉ cập nhật đường dẫn để tải các tài liệu giới thiệu trong bài, các đường dẫn ở phiên bản cũ đã hết hiệu lực. 2 và thú vị, các bài hát tiếng Anh làm bạn cảm thấy rất thư thái và đem lại cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc (mặc dù đôi khi bạn không hiểu hết hoặc thậm chí không hiểu nội dung bài hát), hay các câu văn bằng tiếng Anh rất súc tích, cách dùng từ hàm chứa nhiều nội dung rất hay. Bạn muốn học tiếng Anh để có thể giao tiếp với mọi người, để có thể hát hay hiểu các bài hát, hay để viết những câu văn, câu thơ bằng tiếng Anh nhằm diễn đạt những cảm xúc của bạn. Nói chung, việc học tiếng Anh trong trường hợp này tương tự như bạn đang ăn một món ăn ngon mà bạn thích, nó đem lại cho bạn sự thỏa mãn, người ta vẫn gọi trường hợp này là “học để tiêu dùng”. Không ai có thể phủ nhận rằng hiểu biết của mỗi cá nhân là vô cùng nhỏ bé so với tri thức của nhân loại. Trong khoa học kinh tế, tôi vẫn thường lấy ví dụ về thị trường chứng khoán đầu tiên ra đời ở Amsterdam, Hà Lan vào năm 1602 4 (chiến tranh Napoleon khá quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam xảy ra vào giai đoạn 1803-1815 5 ) để minh họa cho các bạn sinh viên khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đã phát triển. Để tiếp cận với tri thức của nhân loại trong lĩnh vực kinh tế, không có cách nào khác là phải đi con đường có tên “tiếng Anh”. Hãy thử nghĩ xem, không phải tất cả các kiến thức đều được dịch và có sẵn bằng tiếng Việt, chưa kể là mức độ cập nhật của các tài liệu tiếng Việt; ngay cả những tài liệu được dịch sang tiếng Việt thì không có gì đảm bảo rằng người dịch hiểu đúng và chuyển tải hết toàn bộ nội dung của tác phẩm gốc. Vì vậy, tiếp cận trực tiếp nguyên tác là điều bắt buộc nếu bạn muốn xây dựng cho bản thân mình một nền tảng kiến thức vững chắc và cập nhật. Trong trường hợp này, việc học tiếng Anh tương tự như việc bạn mua một chiếc thuyền, nó giúp bạn đi đến những chân trời tri thức của nhân loại. Người ta vẫn gọi trường hợp này là “học để đầu tư”, và theo tôi là đầu tư gián tiếp. Bạn muốn làm việc trong một công ty ở nước ngoài, một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam hay một công ty lớn hoạt động trong thị trường toàn cầu, cao hơn nữa bạn muốn xây dựng một công ty sở hữu một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới, bạn không có sự lựa chọn nào khác là phải có tiếng Anh. Tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc phải có trong công việc của bạn, nó trực tiếp ảnh hưởng đến thành quả công tác, cơ hội việc làm, thăng tiến hay thu nhập của bạn. Lịch sử quy định tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất và toàn cầu hóa là quy luật của xã hội loài người, hệ quả là bạn phải học tiếng Anh như một khoản “đầu tư trực tiếp” trong công việc của bạn. 4 http://en.wikipedia.org/wiki/Stock_market#History 5 http://en.wikipedia.org/wiki/Napoleonic_wars 3 Có thể có nhiều lý do khác để học tiếng Anh và mỗi người học tiếng Anh có thể vì một, hai hoặc nhiều lý do cùng một lúc. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cách thức học tiếng Anh với chi phí hợp lý để có thể sử dụng được tiếng Anh ở mức độ “nói Tây hiểu và hiểu Tây nói”. Hy vọng rằng việc “nói Tây hiểu và hiểu Tây nói” sẽ giúp ích được ít nhiều trong mục đích học tiếng Anh của các bạn. Một chút lý thuyết Bạn có thể thắc mắc hướng dẫn học tiếng Anh thì liên quan gì đến lý thuyết, bản thân tôi nghĩ lý thuyết tuy trừu tượng và đôi khi nhàm chán nhưng không thể thiếu cho tư duy, và tất nhiên mọi hoạt động thực hành đều được điều khiển bởi tư duy (trừ trường hợp rô-bốt được lập trình tự động). Vì thế, tôi muốn thực hiện phần lý thuyết này dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của mình mặc dù tôi hoàn toàn mù tịt về ngôn ngữ học. Tiếng Anh là gì? Tiếng Anh là một ngôn ngữ và đương nhiên là khác tiếng Việt, theo tôi điểm khác biệt quan trọng nhất là hệ thống âm tiết (syllables) bao gồm các nguyên âm (vowels) và phụ âm (consonants). Nếu các từ tiếng Việt là sự lắp ghép của các âm tiết (ví dụ âm “tr” và “âu” trong từ “trâu”) thì tiếng Anh cũng tương tự (ví dụ âm “t” và “i:” trong từ “tea”). Nói một cách đơn giản, tiếng Việt phải được nói bằng âm tiếng Việt (ví dụ “â- u-âu-trờ-âu-trâu”) và tiếng Anh lẽ đương nhiên là phải được nói bằng âm tiếng Anh (ví dụ “ti:”). Ngày xưa, khi tôi học tiếng Anh, mỗi lần từ nào khó phát âm thì cô giáo vẫn hay mượn âm tiếng Việt để cho tôi dễ liên tưởng và sử dụng (ví dụ “control” phát âm tựa “cần-trâu”); theo tôi đây là một cách học hoàn toàn sai lầm. Thay vì người học phải chịu khó “uốn lưỡi” và “bóp miệng” để phát âm cho đúng âm tiếng Anh, thì sự lười biếng sẽ cho ra đời một dạng ngôn ngữ mới “nói tiếng Anh bằng âm Việt”. Bạn biết rất nhiều từ tiếng Anh nhưng bạn không hiểu tại sao bạn ít khi nghe được nhiều những gì người nước ngoài nói và ngược lại khi bạn nói thì họ thường “há, sorry” và yêu cầu bạn lặp lại, vấn đề nằm ở chỗ bạn đang nói tiếng Anh bằng âm Việt và người nước ngoài thì hoàn toàn không biết âm Việt. Nếu viết ra giấy “tomato” và đưa cho bạn, bạn sẽ hiểu ngay ý người ta muốn nói là “quả cà chua” và ngược lại khi bạn đi siêu thị ở nước ngoài bạn cần mua cà chua bạn sẽ viết ra giấy “tomato”, tiếc thay thực tế ít khi chúng ta giao tiếp như vậy. Khi bạn nói, mọi thứ khác hẳn, bạn 4 sẽ nói tiếng Anh bằng âm Việt và nó sẽ là “to-ma-to”, theo tôi bạn có nói đến lần thứ 1000 thì cũng không người nước ngoài nào có thể hiểu bạn và ngược lại khi người nước ngoài nói từ “tomato” bằng âm tiếng Anh thì có nói đến 1000 lần bạn cũng không nghe được mặc dù đó là một từ rất thông dụng và bạn biết nó. Điểm mấu chốt nhất khi học tiếng Anh bạn cần phải nắm vững đó là hệ thống âm, hay nói một cách khác việc học tiếng Anh trước tiên hết là học cách phát âm (pronunciation) các âm tiết trong tiếng Anh, hay đơn giản là học nói. Bạn muốn nghe được (không phải đoán mò) người nước ngoài nói một từ nào đó thì điều kiện tiên quyết là chính bản thân bạn phải phát âm đúng từ đó, hay “nói Tây hiểu” là điều kiện cần để “hiểu Tây nói”. Việc bạn suốt ngày xem kênh truyền hình tiếng Anh hay xem phim tiếng Anh sẽ không giúp ích gì cho khả năng nghe của bạn cả nếu bản thân bạn đang nói tiếng Anh bằng âm tiếng Việt. Ba lý do ko nghe được tiếng Anh Ngay cả khi bạn đã nói đúng các âm tiết tiếng Anh và có thể diễn đạt ý của bạn cho người nước ngoài hiểu nhưng bạn vẫn không thể nghe và hiểu hết được những gì họ nói thì cũng không có gì phải quá buồn bã và thất vọng, và cẩn thận khi người ta nói bạn rằng “nghe nhiều vào, nghe thật nhiều rồi sẽ nghe được”. Như đã nói ở trên, “nói Tây hiểu” chỉ là điều kiện tiên quyết và bạn còn cần thêm một số điều kiện đủ nữa. Việt Nam chúng ta có rất nhiều vùng miền và mỗi vùng miền là một âm giọng khác nhau, bản thân người Việt ở một vùng nhiều lúc còn không thể nghe và hiểu tiếng Việt do người Việt ở một vùng khác nói, nói gì người nước ngoài học và sử dụng tiếng Việt với người Việt. Tương tự, tiếng Anh nói ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng có những âm giọng khác nhau và những người nói tiếng Anh đôi lúc còn không thể hiểu nhau, nói gì bạn là người Việt học và sử dụng tiếng Anh. Bạn sẽ thường xuyên gặp trường hợp này, nhưng đừng lo, dần dần bạn sẽ quen với âm giọng của các vùng miền khác nhau nếu tiếp xúc nhiều. Bạn là sinh viên kinh tế, bạn nghe một nhóm bạn của mình học lập trình nói chuyện về cách thức viết một phần mềm mới, bạn sẽ hiểu được bao nhiêu phần trăm? Hãy nghĩ tương tự, một người Anh học về kinh tế khi nghe một nhóm người Anh khác nói chuyện về lập trình, họ sẽ hiểu bao nhiêu phần trăm? Vậy bạn, người Việt học tiếng Anh thì sao? Không nghe được là chuyện quá bình thường, vì nội dung cuộc nói chuyện đó không phải là chuyên môn của bạn. Vì thế đừng lo lắng gì cả, theo tôi 5 hãy cố gắng học những từ ngữ thông dụng và lĩnh vực chuyên môn của bạn cho thật nhuần nhuyễn là tốt rồi (tất nhiên biết càng nhiều vẫn luôn là càng tốt). Nguyên nhân cuối cùng theo tôi nghĩ đó là tiếng lóng, hay có thể hiểu là các ngôn từ mới được sinh ra trong xã hội các nước nói tiếng Anh và từ điển chưa cập nhật được. Bao nhiêu người nước ngoài học tiếng Việt có thể hiểu các bạn trẻ Việt Nam với các từ như “bó tay”, và “chém gió”, hãy suy nghĩ tương tự về tiếng Anh. Lại một lần nữa không có gì phải lo lắng, nếu có cơ hội học tập, làm việc hay sinh sống ở nước ngoài thì dần dần bạn cũng sẽ nắm bắt được các từ ngữ này thôi. Thực hành Dựa trên những luận điểm trong phần lý thuyết, tôi kiến nghị một cách thức học tiếng Anh hiệu quả và hợp lý cho túi tiền của các bạn sinh viên. Bắt đầu bằng học nói và sau đó là học nghe để đạt được khả năng “nói Tây hiểu và hiểu Tây nói”. Học nói Các bạn nên học nói theo các mục tiêu ưu tiên từ (1) đến (3) như sau: (1) Nói đúng âm. Hãy bắt đầu bằng việc nắm vững và sử dụng thành thạo cách phát âm từng âm tiết trong tiếng Anh. (2) Nói đúng dấu nhấn từ. Sau khi nói đúng từng âm tiết, bây giờ hãy tập nói đúng từng từ mà bạn biết bằng cách xem phần phiên âm trong các từ điển Anh-Việt và hãy thử tự mình phát âm. Phần quan trọng tiếp theo mà bạn phải nói đúng là âm nhấn trong mỗi từ. (3) Nói đúng ngữ điệu. Sau khi đã nói đúng được từng từ, bây giờ hãy ghép các từ lại thành câu, điều quan trọng mà bạn phải chú ý lúc này là ngữ điệu trong câu. (4) Nói đúng ngữ pháp. Bây giờ, hãy áp dụng những kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh của bạn khi nói. Điều này khó và bạn phải mất thời gian luyện tập, vì khi nói bạn phải phản xạ khá nhanh và không có quá nhiều thời gian cho bạn suy nghĩ xem mình nên dùng thì ngữ pháp nào trong hoàn cảnh này hay mình nên dùng giới từ nào trong trường hợp kia. (5) Nói hay. Cuối cùng bạn sẽ học cách nói hay. Bạn có thể học các thành ngữ, các cụm từ ẩn dụ, các câu văn thơ hay những cách dùng từ, dùng câu súc tích nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Bạn có thể xem phim, đọc các sách tiếng Anhhọc cách sử dụng từ và câu của các tác giả nước ngoài. Tôi không biết nhiều cách lắm bởi vì bản thân tôi chưa đạt tới đẳng cấp này. 6 Tôi đã tổng hợp được bộ tài liệu dạy phát âm tất cả các âm tiết tiếng Anh do trang học tiếng Anh của BBC cung cấp, các bạn có thể tải về tại: Gói 1: http://www.mediafire.com/?mryzx6sqrz6i2uy Gói 2: http://www.mediafire.com/?3h2nbpumiex4wnn Gói 3: http://www.mediafire.com/?nveyjwiwbk1vs5s Gói 4: http://www.mediafire.com/?u5c680trx9sbm1e Phần (1) là phần khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như công sức của bạn khi bạn thường xuyên phải uốn nắn miệng lưỡi để phát âm các âm tiếng Anh, nhưng đừng nản chí và bỏ cuộc vì nó là phần bắt buộc bạn phải vượt qua nếu bạn muốn sử dụng được tiếng Anh. Phần (2) và (3) bạn có thể tự học bằng cách mua một cuốn dạy phát âm kèm đĩa CD (tôi xài cuốn của Mark Hancock) ở nhà sách 104 Pasteur, quận 3. Phần (4) bạn có thể tự học bằng một cuốn ngữ pháp tiếng Anh (tôi xài cuốn 145 đề mục của Raymond Murphy). Sau khi tự học xong phần (1), (2) và (3) theo tôi bạn có thể bắt đầu thực hành bằng cách nói chuyện với bạn bè, hay tốt hơn hết là người nước ngoài. Bạn cũng có thể đi tìm học các khóa học nghe nói tiếng Anh ở các trung tâm dạy tiếng Anh để luyện tập phản xạ. Lúc này, bạn sẽ học được nhiều hơn và tiền đóng học của bạn sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Bạn có thể học phần (4) và (5) song song với việc học phần (1), (2) và (3). Học nghe Sau khi nắm vững phần (1) và (2), bạn đã có thể bắt đầu quá trình học nghe. Đầu tiên là hãy tập nghe từng từ, từng câu sau đó tiến đến nghe tổng thể từng đoạn văn. Khả năng nghe của bạn lúc này phụ thuộc vào vốn từ của bạn và vốn từ của bạn lại phục thuộc vào mức độ đọc tài liệu tiếng Anh của bạn. Đối với các bạn sinh viên kinh tế, việc đọc tài liệu tiếng Anh đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích: - Tiếp thu kiến thức từ tác phẩm gốc. - Nâng cao vốn từ vựng, đặc biệt là từ vựng chuyên ngành của chính bạn. - Lợi ích cho khả năng đọc viết (trình bày ở phần dưới) Mặc dù bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn khi đọc tiếng Việt, nhưng theo tôi những lợi ích mà bạn thu được ở trên xứng đáng để bạn tốn thời gian cho nó. Thời gian đầu, bạn sẽ đọc khá chậm vì vừa đọc vừa phải tra từ điển, nhưng sau đó mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi vốn từ vựng của bạn ngày càng nhiều hơn. 7 Đọc và viết Bài viết đến đây là hoàn thành mục tiêu đề ra khi cung cấp cho bạn đọc một cách thức học tiếng Anh hợp lý. Tuy nhiên, đa phần chúng ta khi học tiếng Anh đều cố gắng đạt được một chứng chỉ chứng nhận nào đó về năng lực tiếng Anh của mình để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Trong các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh thông thường sẽ có thêm hai hình thức thi là đọc và viết, vì thế nhân đây tôi cũng muốn điểm qua về hai hình thức này. Với cách thức học nói và nghe như trên thì khả năng đọc và viết tiếng Anh của các bạn sẽ được cải thiện ngay trong quá trình học tập này. Bởi vì khi đọc tài liệu tiếng Anh là bạn đang cải thiện khả năng đọc, hiểu và tổng hợp ý chính của các đoạn văn; tất nhiên là bạn phải đọc và nghiền ngẫm thật sự nghiêm túc những gì bạn đọc. Thêm vào đó, nếu chịu khó chú ý một tí bằng cách đánh dấu lại các từ ngữ, cách dùng từ, dùng câu hay tổ chức đoạn văn của các tác giả nước ngoài, tôi tin rằng bạn sẽ học và cải thiện được rất nhiều khả năng viết tiếng Anh của mình. Khi học tiếng Anh, bạn phải chuẩn bị mình một cuốn từ điển thật tốt, có thể là Oxford, Cambridge, Macmilan hay Longman (có thể là phiên bản sách in hay phần mềm). Tuy nhiên, không ít trường hợp các bạn sẽ gặp phải các từ ngữ quá chuyên môn và không tìm thấy trong những cuốn từ điển đó. Cá nhân tôi, tôi thường nhờ vả Google để tìm phần diễn giải cho các từ chuyên môn ở các trang thông tin điện tử. Việc tra cứu này khá mất thời gian vì đôi khi ý nghĩa của từ khá khó hiểu và để hiểu được một từ bạn phải tra tìm ý nghĩa của khá nhiều từ khác. Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng “it takes a lost before you found it”, không có điều gì từ trên trời rớt xuống và nếu có thì đó là những thứ không phải của bạn và bạn sẽ ko giữ được nó quá lâu. Hãy kiên trì cố gắng và đạt lấy những gì thuộc về bạn! Chúc các bạn học tốt! . do khác để học tiếng Anh và mỗi người học tiếng Anh có thể vì một, hai hoặc nhiều lý do cùng một lúc. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cách thức học tiếng Anh với chi. truyền hình tiếng Anh hay xem phim tiếng Anh sẽ không giúp ích gì cho khả năng nghe của bạn cả nếu bản thân bạn đang nói tiếng Anh bằng âm tiếng Việt. Ba lý do ko nghe được tiếng Anh Ngay. phải được nói bằng âm tiếng Việt (ví dụ “â- u-âu-trờ-âu-trâu”) và tiếng Anh lẽ đương nhiên là phải được nói bằng âm tiếng Anh (ví dụ “ti:”). Ngày xưa, khi tôi học tiếng Anh, mỗi lần từ nào khó

Ngày đăng: 26/06/2014, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w