Trang 4 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Để hoàn thành đề tài “TẠO MẪU BỘ SƯU TẬP JACKET THEO PHONG CÁCH JAPANESE AMERICANA CHO NAM”, nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc tìm hiểu, phân tích, lựa ch
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tổng quan về công tác phát triển mẫu jacket cho nam trong và ngoài nước
Sau đại dịch covid-19, vòng tuần hoàn thời trang thế giới có nhiều biến động, nhiều phong cách cổ điển được quan tâm nhiều hơn bởi giới trẻ, trong đó phong cách Japanese Americana được chú ý nhiều hơn hẳn Những chiếc áo khoác denim hay những chiếc áo lính chính là một trong những đặc trưng của phong cách này Nổi bật trong kinh doanh lĩnh vực thời trang, từ các nhà cao cấp như Iron Heat, Evisu, Kapital, Visvim đến những thương hiệu đại chúng hơn như Uniqlo, BigJohn, Edwin, đều có các mặt hàng lấy phong cách này làm chủ đạo, các mặt hàng đó gần như hết hàng trên mọi trang web
Hình 1.1: Minh họa cho mức độ “cháy hàng” của 1 sản phẩm Jacket
Những luxury brand như LV cũng mượn tư liệu từ phong cách này để đem vào những bộ sưu tập mới
Hình 1.2: Look 8 và Look 13 trong BST SPRING 2023 MENSWEAR của Louis Vuitton Ở Việt Nam, đặc biệt tâm lí giới trẻ luôn có sự ưu ái nhất định đối với những sản phẩm từ nước ngoài Nên một số thương hiệu nội địa mới thành lập không lâu đã có khai thác phong cách này để ứng dụng trên sản phẩm của họ Các hội nhóm trao đổi, mua bán các sản phẩm Japanese Americana cũng đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều hơn
Hình 1.3: Trang web bán hàng của Copper Denim
Lý do chọn đề tài
Sau khi tiến hành nguyên cứu tình hình thị trường của Thế giới và Việt Nam, nhóm nghiên cứu đánh giá thị trường Jacket cho nam làm từ chất liệu denim chất lượng vẫn chưa được khai thác phổ biến, còn rất tiềm năng để thu hút người tiêu dùng Công tác phát triển mẫu jacket cho nam trong nước thì được thực hiện khá nhiều, nhưng về khía cạnh truyền tải ý nghĩa của sản phẩm thì rất ít hoàn thiện
Với hy vọng sẽ truyền tải được ý nghĩa Japanese Americana không chỉ đơn thuần là phong cách thời trang mà còn là bức tranh khắc họa về thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước và con người Nhật Bản Đồng thời hiện nay cũng đang có rất ít đề tài nguyên cứu có liên quan đến Jacket ở các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam
Vì vậy nhóm lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Tạo mẫu bộ sưu tập Jacket theo phong cách Japanese Americana cho nam” Nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, mang đậm hơi thở nhận thức của phong cách Japanese Americana.
Mục tiêu nghiên cứu
1) Xây dựng ý tưởng BST Jacket theo phong cách Japanese Americana cho nam
Đối tượng nghiên cứu
3) Đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lí tiêu dùng của nam giới ở Thành phố HCM (Việt Nam)
4) Quy trình tạo mẫu BST
Phạm vi nghiên cứu
− Nghiên cứu được thực hiện hướng đến đối tượng là nam giới ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)
− Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 năm 2023 đến cuối tháng 5 năm 2023
Nội dung nghiên cứu
− Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Jacket qua các cột mốc lịch sử khác nhau nhằm có thể phân loại và tổng hợp được các chất liệu ứng dụng trên Jacket (đặc biệt là Jacket trong phong cách Japanese Americana) Từ đó lên ý tưởng cho BST, tiếp đến nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể nam giới và tâm lý tiêu dùng của họ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) để chọn ra thông số kích thước thiết kế thích hợp với ý tưởng sản phẩm
− Phân tích chọn lọc phương pháp thiết kế phù hợp, thực hiện thiết kế trên giấy rập và trên phần mềm Corel Draw, tìm kiếm NPL phù hợp, may mẫu thử, tạo bộ rập và hoàn chỉnh sản phẩm Từ đó đúc kết, xây dựng quy trình tạo mẫu, đồng thời cũng xây dựng video quảng cáo cho BST.
Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tìm hiểu lịch sử Jacket và các loại Jacket được sử dụng trong phong cách Japanese Americana Tìm hiểu đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lý tiêu dùng của nam giới ở Thành phố HCM (Việt Nam)
− Phương pháp thực nghiệm: Lên ý tưởng; thiết kế rập 2D trên giấy và trên phần mềm Corel Draw; may thử và fit mẫu.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khái niệm jacket
Jacket là một thuật ngữ chung chỉ các loại áo khoác có độ dài từ ngang hông đến gần đùi Đặc trưng của loại áo này là thường có tay áo và phía trước mở có nút hoặc dây kéo khóa Jacket đa dạng kiểu dáng và thiết kế và được ứng dụng rộng rãi từ “formal” ( sang trọng, nghiêm túc ) cho đến “casual” ( giản dị, thoải mái).
Lịch sử và sự ra đời của Jacket
Chiếc áo khoác có nguồn gốc từ thời Trung cổ hoặc đầu thời Phục hưng với tên gọi
“jerkin”, là một phiên bản vừa vặn hơn của chiếc áo tunic ngắn được mặc bởi những người đàn ông thuộc tầng lớp lao động
Lịch sử của áo khoác bắt nguồn sâu xa từ quân đội và hải quân Chiếc áo khoác này đã xuất hiện từ những năm 1800 khi biến thể đầu tiên được người Hà Lan mặc trên biển, và nó được làm từ vải len thô Hải quân Anh là nơi áo khoác được trở nên phổ biến Đó là một phiên bản tương tự như áo măng tô dành cho các nhiệm vụ của hải quân, có thể được xem là một bộ đồng phục cho các sĩ quan cấp thấp Chẳng mấy chốc, Hải quân Hoa Kỳ đã áp dụng chiếc áo khoác này và sử dụng chiếc áo khoác dành cho những người cuốn buồm, là những thủy thủ chịu trách nhiệm leo lên hệ thống buồm của những con tàu, nơi thường tiếp xúc với gió lạnh ở biển Kiểu dáng tương đối vừa vặn để tránh những cơn gió khắc nghiệt và phần hông loe ra giúp các sĩ quan hải quân leo dây trên biển dễ dàng hơn
Hầu hết những chiếc áo khoác đều có hàng khuy kép, có thể cài cúc hết cỡ để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố khắc nghiệt Và thiết kế túi dễ dàng sử dụng để lấy các vật dụng cá nhân Gần như tất cả các áo khoác đi biển đều có nút bằng nhựa hoặc đồng thau có in hình mỏ neo trên đó Các loại vải được sử dụng chủ yếu là sự pha trộn giữa len và acrylic được dệt chặt và xử lý nhiệt Điều này dẫn đến vải ấm, chống nước và gió, hoàn hảo cho các điều kiện tại Hải quân
Cơ sở chung để cả ba quốc gia áp dụng áo khoác là nhu cầu về một loại quần áo mặc ngoài bền bỉ có thể chịu được mưa, gió và nhiệt độ lạnh khắc nghiệt thường trải qua trên biển
Hình 2.2: Áo đô đốc của hải quân Anh Ở Ấn Độ, áo khoác Nehru là một biến thể của Jodhpuri, trong đó chất liệu thường là khadi Chiếc áo khoác bắt đầu được bán trên thị trường với tên gọi áo khoác Nehru ở Châu Âu và Châu Mỹ vào giữa những năm 1960 Sự phổ biến của nó được thúc đẩy bởi tầng lớp có khát vọng và nhận thức ngày càng tăng về các nền văn hóa ngoại quốc ưu tú
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hình ảnh chiếc áo khoác gắn liền với đàn ông qua các công việc lao động chân tay, săn bắn và ứng dụng trong quân đội Đến những năm
1920, nam giới đa phần tham gia vào các cuộc chiến tranh thế giới và những chiếc áo khoác đã được khoác lên bởi những người phụ nữ ở hậu phương, họ vận dụng loại trang phục này vào các công việc chân tay thay cho đàn ông như sản xuất vũ khí, luyện kim loại,… Áo choàng và măng tô của nữ giới đã được thay thế bởi áo khoác nam giới
Nhà thiết kế Chanel là người tiên phong trong việc thúc đẩy phụ nữ mặc trang phục của nam giới và do đó loại bỏ những bộ quần áo bảo thủ mà phụ nữ đã mặc trong suốt vào thời điểm đó.
Phân loại Jacket
2.3.1 Trucker Jacket / Denim Jacket ̶ Đặc điểm: bâu sơ mi hoặc bâu lá sen , có đô thân trước và sau thân áo ngắn ngang thắt lưng, dùng nút đồng hoặc zipper, áo có xếp li hoặc đường diễu lớn, thân trước có chi tiết túi áo nhỏ đủ để chứa những dụng cụ lao động, thân sau có đai tăng giảm để phù hợp vóc dáng cơ thể, có rivet ở những chi tiết dễ bị bung, rách trong quá trình lao động ̶ Chất liệu: những loại vải dày, bền, thành phần chính thường là cotton: denim, canvas, hemp,… ̶ Lịch sử hình thành: được Levi’s chia thành 3 dạng phổ thông và biến thể của
3 kiểu này của những thương hiệu khác a Giai đoạn trước 1940: Triple pleat/Type I
• Năm 1905: Chiếc trucker jacket đầu tiên ra đời Ở giai đoạn này khái niệm về trucker jacket vẫn chưa rõ ràng nên áo chỉ được gọi với tên Levi’s Blose/Triple pleat Blouse
• Năm 1936: Chiếc Type I chính thức được Levi’s đăng ký bản quyền, đánh dấu sự ra đời của trucker jacket trên bản đồ thời trang thế giới
Hình 2.4: Mẫu áo Levi’s Type I sản xuất giai đoạn 1930 b Giai đoạn sau 1940 đến cuối 1960: Type II
Năm 1936, Levi’s cho ra mắt chiếc Type II với những chi tiết kế thừa từ Type I và bổ sung thêm túi áo bên phải, thay thế rivet bằng đánh bọ, thay thế đai tăng giảm bằng hai miếng gài phía sau hông mỗi bên áo, cân đối form dáng c Giai đoạn từ 1962 trở về sau: Type III
Nhận ra càng nhiều người trẻ sử dụng những chiếc denim jacket của mình, Levi’s đã làm một cuộc cách mạng Năm 1962, Type III Jacket ra đời và tên gọi Trucker xuất phát từ đây
Hình 2.5: Áo Lee pre-pro 1940s
− Đặc điểm: áo có dáng phồng, có bo thun ôm vào hông, tay và cổ cũng được sử dụng bo thun, sử dụng zipper, bên tay áo trái có túi nhỏ để đựng bút chì hoặc các vật dụng nhỏ
− Lịch sử hình thành: Bomber Jacket với tên gọi ban đầu là Flight Jacket (áo phi công) được US Army Aviation Clothing Board sản xuất vào năm 1917 với chất liệu bằng da nhằm phục vụ cho việc giữ ấm của các phi công tham gia vào Đệ nhất thế chiến Giai đoạn sau Bomber Jacket liên tục được cải tiến về chất liệu cũng như kiểu dáng để đáp ứng được từng nhu cầu đặc biệt cho các nhiệm vụ trên không.
Hình 2.8: Áo bomber bằng chất liệu da
Năm 1948, M-A1 là cái tên thay thế cho mẫu B-15 với việc thay đổi cổ áo từ cổ lông sang cổ dệt thun và chuyển từ màu xanh biển sang màu xanh olive M-A1 Bomber Jacket được United States Air Force and Navy cho ra mắt vào giai đoạn đầu của chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam Đây cũng là chiếc Bomber Jacket nổi tiếng và phổ biến nhất bởi công năng và tính thẩm mỹ cao trong thiết kế, nó đã trở thành một món đồ thiết yếu ở trong mọi tủ quần áo
Hình 2.9: Áo bomber chất liệu nylon
Hình 2.10: Bomber trong văn hóa tại Anh những năm 1990
− Đặc điểm: áo có dáng phồng, có bo thun ôm ngang eo người mặc và bo thun ở tay áo, hai túi áo có nắp, cổ trụ có hai nút gài, sử dụng zipper
− Chất liệu: polyester, cotton, len, da lộn,…
− Lịch sử hình thành: Chiếc harrington Jacket đầu tiên được sản xuất vào những năm 1930 thuộc công ty Baracuta, Anh Quốc có tên gọi là G9 Jacket Cái tên
“harrington” được đặt theo một nhân vật thường mặc loại áo này trong loạt phim Peyton Place Với thiết kế khoẻ khoắn hiện đại chiếc áo có thể mặc như một trang phục thường ngày và cũng có thể mặc nó ở những sự kiện đòi hỏi tính trang trọng, lịch sự
Hình 2.11: Áo Baracuta – Hãng áo Harrington đàu tiên trên thế giới
2.3.4 Field Jacket ̶ Đặc điểm: dáng áo dài ngang mông, áo có các chi tiết túi hộp, cổ trụ có ngăn chứa phần nón, sử dụng nút đồng và cả zipper, áo có lót liền hoặc lót rời liên kết bằng nút ̶ Chất liệu: cotton, cotton-nylon, cotton-polyester dệt sateen với tông màu xanh hoặc hoạ tiết camo ̶ Lịch sử hình thành: giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ 2, chiếc Field Jacket đầu tiên được Quân đội Hoa Kì cho ra mắt với tên gọi là M-41, (“M”: military (quân đội); “41”: sản xuất năm 1941) và các mẫu áo về sau cũng được đặt tên theo nguyên tắc trên Chiếc áo lấy cảm hứng từ áo gió của người dân dùng để mặc trong thời tiết gió lạnh hoặc mưa phùn Áo được bổ sung thêm phần lót len để hỗ trợ quân nhân chiến đấu trên các chiến trường khắc nghiệt ở châu Âu
Phổ thông nhất, cũng như đại diện cho Field Jacket là mẫu M-65 (“M”: military (quân đội); “65”: sản xuất năm 1965) Đặc thù của M65 đó màu xanh olive và có 4 túi ( 2 túi hộp ở ngực, 2 túi hông lớn)
Hình 2.12: Áo M-65 cấp phát cho quân đội
Hình 2.13: Áo quân đội được vận dụng từ trong quân đội đến phim ảnh
− Đặc điểm: áo ôm thân, ngắn ngang thắt lưng, sử dụng zipper răng lớn, zipper lệch sang bên, có thể có cầu vai và thắt lưng phụ, các cái túi nhỏ thân trước áo,…
− Chất liệu: da, giả da, da lộn, denim, nylon,…
− Lịch sử hình thành: Trước khi chiếc biker Jacket đầu tiên ra đời, các tay lái motor thời bấy giờ chỉ đơn giản sử dụng những chiếc măng tô hay những chiếc áo da của phi công để giữ ấm và bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài Perfecto của anh em nhà Schott là đơn vị sản xuất chiếc biker Jacket đầu tiên theo đơn đặt hàng của hãng xe Harley Davidson Trải dài suốt từ thập niên 70 đến cuối thập niên 90, phong trào nghe nhạc punk rock, grunge, bùng nỗ mạnh mẽ trên toàn thế giới Các nghệ sĩ trong những ban nhạc đều chọn cho mình những chiếc biker Jacket được thêm thắt những hình vẽ gai góc, rực cháy, đinh tán, khoen móc để thể hiện sự nổi loạn, hoang dại và điên cuồng trong chất âm nhạc của họ Và chưa bao giờ hết, những chiếc biker Jacket đã trở thành một món đồ tinh thần của giới trẻ, độ tuổi nổi loạn và mong muốn thể hiện bản chất trong đời người
Bên cạnh sự nổi tiếng của chiếc áo 618 nhà Schott thì model sau cũng được các biker và nhà sưu tầm săn đón:
Hình 2.14: 3 mẫu áo biker điển hình của Schott
− Đặc điểm: dáng áo phồng, ngắn vừa qua thắt lưng, sử dụng cúc bấm, có kí tự chữ cái ở phía ngực trái và một số phù hiệu, cổ, cổ tay và lai áo có bo chun, hai bên thân trước có túi mổ, bên trong có lớp lót ̶ Chất liệu: len, dạ, da, nylon,… ̶ Lịch sử hình thành: Ra đời vào năm 1930 với cấu trúc trên tuy nhiên tiền thân của Varsity Jacket lại là một chiếc áo len chui đầu với họa tiết chữ H được thêu trước ngực, được mặc bởi những sinh viên thuộc câu lạc bộ bóng bầu dục của đại học Havard vào năm 1892 Sau khi chiếc áo hoàn thiện ra đời, các trường đại học khác thậm chí là trung học cũng cho ra mắt chiếc áo Varsity của riêng họ, khác biệt ở màu sắc và chữ cái trên thân áo sẽ tượng trưng theo ngôi trường đó Ngày nay, Varsity Jacket hiện đại vẫn giữ nét đặc trưng cơ bản nhưng đã có những biến tấu hợp thời hơn như việc bổ sung zipper, các túi ẩn hay thêm cả mũ trùm đầu
Hình 2.15: Áo Varsity – đồng phục đội tuyển bóng của sinh viên trường đại học Mỹ 1970s
Phong cách Japanese Americana
Những hạt giống khởi nguồn trào lưu Americana đã bén rễ tại xứ sở hoa anh đào vào giai đoạn sau thế chiến thứ hai Hàng ngàn binh sĩ Hoa Kì luân chuyển khắp đất nước Nhật Bản thông qua các điều khoản đầu hàng sau chiến tranh và người Mỹ đã bắt đầu những cuộc chiến với các nước xung quanh khu vực Đến những năm 1960, một số trang phục phi quân sự cùng với các ấn phẩm, kỉ vật lưu niệm mang tính văn hoa đại chúng Mỹ thâm nhập Nhật Bản thông qua những người lính Trong số đó, phim ảnh và âm nhạc là những thứ đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa nền văn hóa phương Tây tại châu Á Đến năm 1965, “Take Ivy” được phát hành, giới thiệu cho nam giới Nhật Bản cách ăn mặc giống như những sinh viên thuộc khối trường đại học Ivy League ở bờ Đông nước Mỹ, vì giai đoạn bấy giờ những người ưu tú trong xã hội thường xuất hiện với phong cách phóng khoáng, trẻ trung và năng động Nam giới ở Nhật đã học tập và làm theo, tạo ra một trào lưu hay một trường phái thời trang mới đó chính là Japanese Americana (dịch theo tiếng Nhật nghĩa là: America Traditional) và Americana chính là tiểu văn hóa điển hình khi nhắc đến phong cách Mỹ tại Nhật Bản cũng như những nước Nam Á giai đoạn bấy giờ Từ yếu tố chiến tranh cùng với tinh thần cởi mở đón chào những tinh hoa văn hóa thế giới qua cuộc duy tân Minh Trị, chất Mỹ đã vô tình được con người xứ hoa anh đào đón nhận mạnh mẽ
Do phong trào ngày càng được mở rộng, số lượng trang phục Mỹ được sử dụng ngày càng tăng đã tạo nên 2 thị trường ngách mới cho nền công nghiệp Nhật Bản: nhập khẩu đồ Americana cổ điển và sản xuất đồ Americana mang âm hưởng cổ điển với tiêu chuẩn và chất lượng cao của người Nhật Đây chính là tiền thân của phần lớn ngành công nghiệp denim ở
Nhật, họ chính là những đại lí nhập khẩu và phân phối trang phục Americana, cùng với sự tôn sùng và nghiên cứu kĩ lưỡng sau hàng chục năm đã tạo nên những chất riêng của denim Nhật, nơi được cả thế giới biết đến bởi những sản phẩm denim chất lượng và đắt giá nhất
Hình 2.16: Poster của Big Jonh – thương hiệu denim đầu tiên ở Nhật
Hình 2.17: Quân đội Mỹ mang văn hóa của họ đến nước Nhật
Nhận thấy rằng việc fitting đồ của người phương Tây còn nhiều bất cập về form dáng vì người Nhật có kích thước cơ thể thuộc tốp nhỏ trên thế giới, những thương hiệu nội địa của Nhật bắt đầu ra đời để phục vụ cho chính họ Những chiếc quần jeans bị rộng mông hoặc những chiếc áo khoác có kích thước rộng thùng thình đã được những con người mộ điệu “tái bản” theo cỡ vóc của Nhật Đa số những nhà sáng lập các thương hiệu trên là những già làng, những nhà sưu tập với kho tàng khổng lồ về quần áo Mỹ Họ bắt chước y hệt những món đồ Levi’s, Wrangler hay Lee những với cỡ vóc cân đối hơn, phù hợp hơn với thể trạng người bản xứ Để lách luật, né bản quyền họ bắt đầu thêm thắt những dấu ấn cá nhân vào món đồ như những đường diễu, cách điệu lại logo,…
Hình 2.18: Thương hiệu Nhật “ăn theo” thương hiệu denim nổi tiếng nhất thế giới – Levi’s Đến giai đoạn những năm 1980-1990, punk-rock và hip-hop trở nên phổ biến rộng khắp và Nhật Bản chính là tâm điểm của giới trẻ thế giới Japanese Americana đã khoác lên mình một chiếc áo mới Những trang phục/phụ kiện của nền văn hóa trên chính những chiếc quần jeans, áo khoác da/denim, giày thể thao và giày bốt, nhẫn, dây xích đeo thắt lưng,… và những thứ vừa rồi lại chính là core item (những trang phục/phụ kiện không thể thiếu khi nhắc đến một phong cách, lĩnh vực nào đó) của Americana Tuy nhiên, khi đã được gọi là Japanese Americana thì những trang phục trên đã được người Nhật biến tấu theo cách riêng của họ những vẫn không làm mất đi giá trị cốt lõi của nền văn hóa cách họ nửa vòng Trái Đất
Hình 2.19: Thanh niên Nhật nổi loạn trong các trang phục Japanese Americana
Giai đoạn sau năm 2000, các nhà mốt lớn đã quan tâm nhiều hơn về nguồn tư liệu khổng lồ đến từ đồ lao động và quân phục, hai mảng lớn của Americana Những chiếc quần jeans, áo khoác denim, áo bảo hộ của công nhân và quân đội, lần lượt được đưa vào sàn trình diễn của các nhà mốt hàng đầu thế giới như là Dior, Raf Simons, Dolce & Gabbana, Helmut Lang, Và không ai khác, cảm hứng thiết của họ chính là Japanese Americana
Hình 2.20: Các nhà mốt hàng đầu thế giới hàng loạt cho ra các sản phẩm lấy cảm hứng từ
Japanese Americana (Number (N)ine, Raf Simons, Docle & Gabbana)
2.3.2 Một số trang phục – phụ kiện đặc trưng của phong cách Japanese Americana
1) Jacket có nét phóng khoáng
Hình 2.21: Những người nổi tiếng với phong cách phong trần
2) Các trang phục từ chất liệu denim
Hình 2.22: Cách mặc denim tối giản những vẫn cá tính
Hình 2.23: Sản phẩm từ Denim tiếp cận được đa độ tuổi, đa sắc tộc,
3) Giày mang thiết kế cổ điển
Hình 2.25: Boots đi đôi với denim
Chất liệu thường dùng làm Jacket
MỘT SỐ CHẤT LIỆU THƯỜNG DÙNG LÀM ÁO KHOÁC TRONG PHONG CÁCH
Stt Tên gọi Ảnh minh họa Thành phần Tính chất
1 Raw denim cotton, cotton- poly, cotton- spandex,…
- Ưu điểm: độ bền cao, cứng cáp giúp ổn định form quần áo, ít nhăn khi pha thêm sợi poly,…
- Nhược điểm: đối với vải 100% cotton không có co dãn, độ bền màu kém, lâu khô khi gặp thời tiết ẩm ướt
2 Da da cừu, da bê, da bò, da ngựa, da dê, da cá sấu,…
- Ưu điểm: bền, cứng cáp, khả năng bảo vệ cao do dày dặn, chống mưa gió tốt, có mùi thơm,…
- Nhược điểm: giá thành cao, do khá dày dặn nên gây bí bách mồ hôi, dễ bị ẩm mốc khi trời nồm,…
- Ưu điểm: nhẹ, mỏng, có khả năng trượt nước, thoáng mát,…
- Nhược điểm: khó giặt, dễ bị xước mất thẩm mỹ, khó gia công,…
- Ưu điểm: độ bền cao, ít nhăn, bền màu, nhanh khô, có khả năng chống nắng tốt và chống ẩm mốc
- Nhược điểm: kém bền ở nhiệt độ cao, không có khả năng tự phân hủy sinh học, độ co dãn không cao,
- Ưu điểm: khả năng thấm hút tốt, độ đàn hồi tốt, độ bền cao, bền màu, có khả năng chống ẩm mốc
- Nhược điểm: độ co dãn ít, lâu khô
6 Len lông cừu, lông lạc đà, lông dê,…
- Ưu điểm: độ co giãn cao, không nhăn, tạo cảm giác xốp, nhẹ cho người mặc, có khả năng giữ nhiệt tốt
- Nhược điểm: vải dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường kiềm, ám mùi, lâu khô
Bảng 2.4 Chất liệu dùng làm áo khoác
Tìm hiểu về nam giới ở TP.HCM ( Việt Nam )
2.5.1 Đặc điểm hình thái cơ thể
− Theo lứa tuổi: là giai đoạn sau dậy thì đến khi cơ thể trưởng thành nên tốc độ phát triển chiều cao ở nam giới chậm hẳn lại (tăng không quá 1,2cm/năm) trong khi trọng lượng cơ thể tăng bình thường, cơ tăng nhiều hơn xương [1]
− Theo giới tính: khi quan sát cơ thể bằng mắt thường, ta có thể thấy tầm vóc của nam cao lớn, nam giới có xu hướng mọc nhiều lông tóc trên cơ thể, đặc biệt là râu trên khuôn mặt do lượng hormon androgen dồi dào hơn nữ giới Da thường có màu sậm hơn và giọng nói trầm hơn so với nữ giới [1]
− Về kích thước và tỉ lệ phát triển các đoạn thân thể: sọ nam giới thường thô và to hơn, các mấu lồi và chỗ bám của cơ thường to U trên gốc mũi và gờ trên ổ mắt của sọ nam lồi hơn sọ nữ Sọ nam thường có hình trứng Trán vát và xương hàm dưới to hơn nữ giới [1]
2.5.2 Tâm lý tiêu dùng Ở khu vực TPHCM với sự phát triển nhộn nhịp nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách, thói quen hình thành tâm lí của thanh niên hiện nay Ở đây, thanh niên có học vấn cao, năng nổ, sự hiểu biết và hoạt động giao tiếp, dày dạn kinh nghiệm Thông thường thanh niên ở thời điểm này đã vạch sẵn con đường tương lai của mình để biết được bản thân cần học gì để phục vụ cho con đường đó Điều kiện kinh tế tại đây cũng ổn định hơn giúp thanh niên tiếp thu được nhiều kiến thức mới cũng như cập nhật nhanh nhất những thông tin đa dạng hơn Ở độ tuổi này, đa số mối quan hệ xã hội mở rộng Đây được coi là hành trang tốt cho người thanh niên khi bước vào cuộc sống tự lập sau này [2]
Phương pháp thiết kế
Là hình thức sử dụng phổ biến và lâu đời trong quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp may Hình thức này sử dụng công thức may đo để tính toán xây dựng rập phẳng, sử dụng số đo cơ thể người để vẽ rập Với mỗi quốc gia sẽ có công thức tính toán riêng vì đây là phương pháp không có giới hạn trong quá trình thiết kế rập Ưu điểm của kỹ thuật này là mẫu vừa vặn với cơ thể người, vì rập lấy xuất phát từ việc đo đạc thông số trên cơ thể người Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này chính là để tạo những mẫu phức tạp, cầu kì, đòi hỏi người làm rập phải có tư duy tốt, tay nghề cứng [7]
Hình 2.26: Thiết kế rập 2D trên phần mềm Corel Draw
Hình 2.27: Thiết kế rập 2D trên giấy
Một số khái niệm về công tác chuẩn bị thực hiện cho quy trình tạo mẫu BST
Khái niệm bộ sưu tập thời trang: Bộ sưu tập thời trang là chủ đề mà các nhà thiết kế dựa vào để tạo nên các nhóm trang phục Các trang phục thiết kế trong bộ sưu tập có liên quan với nhau theo một chủ đề chung Bộ sưu tập giúp kết nối và trao đổi các kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau để đạt được tính đồng nhất
Hình 2.28: Hình ảnh bộ sưu tập thời trang xuân hè 2016 dành cho nam của Valentino tại Tuần lễ thời trang Paris
Khái niệm bản vẽ phác thảo (Sketch): Sketch là bản vẽ chì hoặc màu thô mà nhà thiết kế dùng để ghi lại những ý tưởng sơ bộ của mình cho một công việc để cuối cùng nó sẽ được thực hiện với độ chính xác cao hơn và chi tiết Sketch là một bản phác thảo, một bản vẽ tự do được thực hiện nhanh chóng, nó thường không được xem như là một tác phẩm hoàn thiện Một bản phác thảo có thể phục vụ một số mục đích như ghi lại một cái gì đó mà các nhà thiết kế nhìn thấy, hoặc phát triển một ý tưởng để sử dụng sau đó hay nó có thể được sử dụng như một cách nhanh chóng của đồ họa thể hiện một hình ảnh, ý tưởng hay nguyên tắc
Hình 2.29: Một bản vẽ minh họa bộ sưu tập của sinh viên LCDF
Khái niệm bảng Moodboard (bảng ý tưởng) : Bảng này chính là cách để định hướng chính xác bộ sưu tập mà nhà thiết kế mong muốn thể hiện được Thông qua bảng ý tưởng đó giúp nhà thiết kế có thể biết được bộ sưu tập sẽ có những đặc trưng gì về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, hình thức trang trí và phong cách chủ đạo từ đó hoàn thiện bảng vẽ phác thảo bộ sưu tập theo định hướng đã có từ bảng ý tưởng
Hình 2.30: Moodboard của sinh viên trong BST lấy cảm hứng từ danh y Hải Thượng Lãn Ông
Khái niệm bảng vẽ mô tả mẫu phẳng: Là văn bản thường nằm ở trang đầu của tập tài liệu, cho phép người đọc có cái nhìn trực quan về sản phẩm và được sử dụng khắp mọi nơi trong suốt quá trình sản xuất của mã hàng
Khái niệm bảng thông số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm: Là văn bản có ghi tất cả kích thước cơ bản của các bán thành phẩm và thành phẩm Bảng thông số kích thước được sử dụng cho thiết kế mẫu và kiểm tra kích thước bán thành phẩm - thành phẩm trong quá trình may sản phẩm
Khái niệm phân tích mẫu: Trình bày hình vẽ các chi tiết bán thành phẩm theo kích thước thu nhỏ, nhằm giúp người đọc có thể hiểu kỹ trong sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, thuận tiện cho việc hiểu rõ kết cấu của sản phẩm Các chi tiết được vẽ thường là mẫu có tỷ lệ 1/5 Trên các chi tiết cần có đủ các thông tin: đường canh sợi, tên mã hàng, tên size, tên chi tiết và số lượng chi tiết đó có trong bộ mẫu Ngoài ra, trên chi tiết cần có đủ các dấu bấm, dấu dùi cần thiết để tiện kiểm tra chi tiết rập bán thành phẩm ở phân xưởng cắt Khi phân tích mẫu, ta cần phân tích theo từng loại vật liệu có trên sản phẩm để khi đọc tài liệu có thể dễ dàng triển khai giác sơ đồ, cắt, may và kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng và chính xác.
TẠO MẪU BỘ SƯU TẬP JACKET THEO PHONG CÁCH JANPANESE
Quy trình tạo mẫu BST Jacket
Hình 3.1: Quy trình tạo mãu bộ sưu tập Rigidd
Nhóm thực hiện bộ sưu tập jacket cho nam với tên gọi là Rigidd theo phong cách Japanese Americana với chất liệu chính là raw denim, tông màu chủ đạo là xanh đen nhằm mục đích thể hiện được cá tính của người mặt qua từng đường nét phai màu trên áo theo thời gian Với 3 thiết kế lần lượt là Oden, Necrom và Roi được lấy ý tưởng từ những đường nét đặc trưng của các thể loại áo khoác được ưa chuộng trong phong cách Japanese Americana trên nền áo trucker jacket Ở mỗi thiết kế đều có sự xuất hiện của chất liệu xưa cũ nhưng đã được tinh chỉnh để phù hợp với thời đại, kết hợp với form dáng trẻ trung, tăng sự linh hoạt cho người mặc Ở mặt sau của cả ba thiết kế đều có sự xuất hiện của T-back (lưng sau được xẻ thành hai mảnh kết hợp với đường ngang của đô áo tạo thành chữ T), một trong những chi tiết kinh điển xuất hiện trên các mẫu áo ở những năm 1930 được xem là thứ đắt giá, đại diện cho cốt lõi thiết kế của các trang phục trong Japanese Americana Với niềm khát khao được lan rộng phong cách này đến tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam, bộ sưu tập Rigidd được ra đời
Hình 3.2: Moodboard bộ sưu tập Rigidd
Thông số kích thước thiết kế
3.3.1 Phương pháp đo thông số kích thước a Nguyên tắc đo và trình tự đo
− Tư thế đo: người được đo đứng thẳng, hai tay thả lỏng xuống, bàn tay úp vào cơ thể, hai bàn chân tạo thành hình chữ V, gót chân chạm nhau 4 điểm nhô ra nhất của phía sau cơ thể nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất (xương ót, bả vai, mông và gót chân) Đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, chân mang vớ
− Mẫu đo mặc áo sơ mi hoặc áo thun, buộc định vị ngang eo bằng 1 sợi dây
− Khi đo các kích thước vòng, đặt thước dây đúng vị trí đo và chu vi vòng thước tương đối song song với mặt đất
− Khi đo các kích thước dọc cần đo từ trên xuống dưới (từ đầu tới mông)
− Khi dùng thước dây đo phải đặt thước êm, sát cơ thể, không căng hoặc chùn thước b Xác định mốc đo
− Các mốc đo nhân trắc tiêu chuẩn để có được bảng thông số chính xác nhất:
− Đầu vai: điểm nhô ra nhất ở phía ngoài cùng của đầu vai
− Góc cổ vai: điểm giao nhau giữa đường viền vai và đường viền cổ ở góc chính diện
− Đốt sống cổ số 7 (C7): là đốt xương nằm phía sau cổ, nhô lên khi cuối đầu và nằm trên đường chân cổ
− Hõm cổ: điểm giữa nơi lõm nhất của chân cổ phía trước c Phương pháp đo
Stt Kích thước Phương pháp đo Minh họa
1 Dài áo Đo từ đốt sống cổ 7, thả thước xuống dài bao nhiêu tùy ý
2 Rộng vai Đo bằng thước dây từ điểm đầu vai bên này qua đốt sống cổ thứ 7 sang điểm đầu vai bên kia
4 Vòng cổ Đo chu vi vòng chân cổ bằng thước dây, thước đi qua 4 điểm: đốt sống cổ thứ 7, hai điểm góc cổ vai và hõm cổ
Tay chống hông, dùng thước dây đo chu vi vòng nách qua mỏm cùng vai và hõm nách
Dùng thước dây đo chu vi vòng ngực tại điểm nở nhất, thước dây đi qua 2 điểm đầu ngực và nằm trong mặt phẳng ngang song song với mặt đất
Tay để thẳng, dùng thước dây đo chiều dài từ mỏm cùng vai đến qua mắt cá tay tới độ dài tùy ý
8 Vòng cửa tay Tay khép lại tự nhiên, dùng thước dây đo vòng quanh bàn tay tại vị trí lớn nhất
Bảng 3.1: Xác định các mốc đo cho phương pháp đo ni mẫu
3.3.2 Thông số kích thước ni mẫu
Bảng 3.2: Thông số kích thước 3 size mẫu
Tạo mẫu thiết kế Oden
Thiết kế Oden: là kết hợp giữa áo cổ truyền Nhật Bản ở cổ áo và chi tiết xếp li của trucker jacket, trang bị thêm dàn túi áo phụ trợ được lấy cảm hứng từ những chiếc field jacket được sử dụng ngoài chiến trường “Trong nhu có cương” là tinh thần chủ đạo của chiếc Oden vì
Thông số đo 1 2 3 không sử dụng phần túi phụ trợ nó sẽ trở thành một thiết kế tối giản, giúp tôn dáng người mặc với độ dài áo crop vừa tới thắt lưng, tăng được sự linh hoạt trong các hoạt động Khi gắn phần túi phụ trợ vào, chiếc áo trở nên cứng cáp và hầm hố hơn và có tăng được tính ứng dụng với các phần túi bổ sung Chất liệu raw denim với tông màu indigo được sử dụng cho chiếc áo này nhằm tôn vinh giá trị truyền thống của Japanese Americana
Hình 3.3: Phác thảo mẫu Oden
Hình 3.4: Mô tả mẫu Oden
Thiết kế đồng thời thân trước và thân sau với cử động toàn phần là 16 cm
- AB = số đo dài áo = 51 cm
- AC = hạ xuôi vai = 4 cm
- CC’ = ngang vai = rộng vai/2 = 20 cm
- AA’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 6.8 cm
- C’D’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 22 cm
- DD’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 25.5 cm
- Dựng đường ngang lai BB’ như hình
- ab = số đo dài áo = 51 cm
- ac = hạ xuôi vai = 4 cm
- cc’ = ngang vai = rộng vai/2 + 0.5 = 20 cm
- aa’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 6.8 cm
- c’d’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 22 cm
- dd’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 25.5 cm
- Dựng đường ngang lai bb’ như hình
Hình 3.5: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế Oden – thân áo Thiết kế tay áo
- IJ = dài tay áo = 62 cm
- JJ’ = JJ’’ = cửa tay/2 = 12 cm
- IK = hạ nách tay = 11 cm
- IK’ = IK’’ = xéo nách tay = (nách trên thân trước + nách trên thân sau)/2
- Tiến hành vẽ đường cong nách tay như hình
Hình 3.6: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế Oden – tay áo
- Từ C’ vẽ đường xéo đến điểm cách D’’= 1cm Tiến hành đánh cong vòng nách
- Nẹp khuy = 4 cm, từ đường tâm khuy ra 2 cm, dựng đường vuông góc hướng lên trên 13 cm Nẹp cổ = 4 cm, từ điểm A’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 3 cm Nối đoạn thẳng giữa 2 điểm mới tạo, đánh cong 0.5 cm về phía nách như hình minh họa
- Vẽ phần chồm đô trước ngang qua từ điểm cách C’ xuống 7 cm Từ đường mới vẽ ở phía nách áo lùi vào 7 cm, dựng đường vuông góc xuống lai áo, tạo thành đường xếp ly Từ đường xếp ly, vẽ hai đường song song tiến về 2 phía cách đều 1 cm
- Vẽ bộ túi phụ thân trước từ hình chữ nhật EFGH có chiều dài bằng chiều dài lai, chiều rộng 16 cm Vị trí cơi túi và túi đắp được canh giữa theo chiều dài hình chữ nhật EFGH, với kích thước như hình minh họa
- Tiến hành lấy vị trí khuy nút trên nẹp và trên lai như hình
- Hạ cổ = aa’’ = 2 cm Từ điểm A’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 3 cm Tiến hành nách cong vòng cổ như hình
- Từ c’ vẽ đường xéo đến điểm cách d’’= 1cm Tiến hành đánh cong vòng nách thân sau cạn hơn vòng nách thân trước
- Từ a’’ hạ 1 đoạn = 10 cm, dựng vuôn góc tới đường cong nách Từ điểm mới được tạo, trượt hạ theo vòng nách 1cm, tiến hành đánh cong phần đáy của đô
- Triệt tiêu 1 phần thân sau được tô đen như hình minh họa
- Vẽ bộ túi phụ thân sau từ hình chữ nhật efgh có chiều dài bằng chiều dài lai, chiều rộng = 16 cm Vị trí nắp túi và túi đắp được canh giữa theo chiều dài hình chữ nhật efgh, với kích thước như hình minh họa
- Tiến hành lấy vị trí nút trên lai như hình
Hình 3.7: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Oden – thân áo
Hình 3.8: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Oden – bóc ghép rập
- Chiều dài cổ thân sau = x
- Chiều dài cổ thân trước = y
Hình 3.9: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Oden – cổ áo Tạo mẫu tay áo
- Nối đường xéo chia tay áo thành 2 phần
Hình 3.10: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu tay áo
3.4.5 Các chi tiết rập thành phẩm - bán thành phẩm
Hình 3.11: Hình minh họa các chi tiết rập thành phẩm
- Chân nắp túi chừa 5 cm
- Thân trước chừa 9 cm cho phần xếp, 5 cm cho phần nẹp khuy
- Tất cả đường còn lại chừa 1 cm
Hình 3.11: Hình minh họa các chi tiết rập bán thành phẩm
STT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Canh sợi Chú ý
1 Thân trước 2 Dọc Đối xứng
2 Thân sau 2 Dọc Đối xứng
6 Tay lớn 2 Dọc Đối xứng
7 Tay nhỏ 2 Dọc Đối xứng
8 Thân trước túi phụ 4 Dọc
9 Thân sau túi phụ 2 Dọc
12 Túi đắp thân trước 2 Dọc
13 Túi đắp thân sau 2 Dọc
Bảng 3.3: Bảng thống kê các chi tiết bán thành phẩm mẫu Oden
3.4.6 Xác định nguyên phụ liệu
STT Tên NPL Tính chất Kích thước Hình ảnh minh họa
1 Vải chính 100% denim Khổ 160cm
2 Chỉ trên/dưới 100% cotton 5000m/cuộn
3 Chỉ trên/dưới 100% cotton 5000m/cuộn
4 Nút lớn Nút kim loại Đường kính mặt trên 1.7cm
5 Nút nhỏ Nút kim loại Đường kính mặt trên 1cm
6 Nhãn chính Da bê 6.5 x 8cm
Bảng 3.4: Bảng xác định nguyên phụ liệu mẫu Oden
3.4.7 Thông số kích thước thành phẩm hoàn chỉnh
Hình 3.12: Hình minh họa cách đo thông số thành phẩm mẫu Oden
STT Tên chi tiết Thân trước Thân sau
1 Dài áo đo từ góc cổ vai xuống lai áo 51
2 Tay áo a Dài tay đo từ điểm đầu vai đến cửa tay 61 b Cửa tay 24 c Vòng nách 22
7 Dây buộc Sợi tự nhiên 160cm
8 Túi giấy 40x30x12 cm a Cao đô sau đo từ góc cổ vai 11 b Cao đô trước đo từ góc vai 11 c Rộng đô trước 12 d Rộng đô sau 40
5 Nẹp cổ a Chiều dài nẹp cổ 93 b Chiều rộng nẹp cổ 4
7 Lai áo a Ngang lai 48 b Rộng lai 3
8 Nẹp a Rộng nẹp 4 b Dài nẹp cạnh ngoài 15
9 Xếp li a Từ nách đến li số 1 5,5 b Độ rộng li số 2 1,5 c Độ rộng li số 3 1,5
10 Thân sau a Từ nách trái đến giữa thân 25.5 b Từ nách phải đến giữa thân 25.5
11 Khuy nút a Vị trí khuy/nút dưới cùng cách lai áo 6 b Khoảng cách 2 khuy/nút áo 10
12 Nút bấm a Vị trí nút cách cạnh lai 2 b Khoảng cách 2 nút 11
13 Độ dài cụm túi phụ 101
14 Độ rộng cụm túi phụ 16
15 Túi mổ a Cách cạnh trên của cụm túi 3 b Cách cạnh bên của cụm túi 5 c Độ rộng miệng túi mổ 1.5 d Độ dài túi mổ 16
16 Túi đắp a Cách cạnh bên của cụm túi 5 b Chiều dài túi 16 c Chiều rộng túi 8
17 Độ dài cụm túi sau 49
18 Khoảng cách từ cạnh trên của cụm túi đến nắp túi 2
19 Khoảng cách từ đường ráp cụm túi phụ trước đến cạnh túi sau 3
20 Nắp túi a Độ dài chính giữa nắp túi 8 c Chiều ngang nắp túi 17
21 Khoảng cách giữa nút bấm 14
Bảng 3.5: Bảng thông số kích thước thành phẩm hoành chỉnh mẫu Oden
Hình 3.13: Hình mẫu Oden hoàn thiện
Tạo mẫu thiết kế Necrom
Thiết kế Necrom: là sự kế thừa những chi tiết điển hình của trucker jacket qua các thời kì như các kiểu túi, xếp li, đai tăng giảm,… Các chi tiết túi có nhiều ngăn với nhiều mục đích sử dụng khác nhau có thể chứa những vật dụng nhỏ như ốc vít, đinh tán và vắt được bút ở túi áo trên, hai túi áo dưới có hai ngăn với hai kích thước khác nhau để gia tăng công năng cho áo Mặt trong áo có phần túi đối xứng với túi mặt trước với công dụng tương tự Phần xếp li ở mặt trước được chặn bằng kí tự N đại diện cho tên áo Mặt sau áo cũng có xếp li nhằm tăng cử động khi cúi gập người và đai tăng giảm để điều chỉnh độ ôm của áo theo nhu cầu cá nhân Chất liệu được sử dụng cho chiếc Necrom là raw selvedge denim màu xanh đen như một thông điệp truyền tải đến mọi người về một loại vải chất lượng và những câu chuyện gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại
Hình 3.13: Hình phác thảo mẫu Necrom
Hình 3.14: Hình mô tả mẫu Necrom
Thiết kế đồng thời thân trước và thân sau với cử động toàn phần là 16 cm
- AB = số đo dài áo = 56 cm
- AC = hạ xuôi vai = 4 cm
- CC’ = ngang vai = rộng vai/2 = 22 cm
- AA’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 7.2 cm
- C’D’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 24 cm
- DD’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 26.5 cm
- Dựng đường ngang lai BB’ như hình
- ab = số đo dài áo = 56 cm
- ac = hạ xuôi vai = 4 cm
- cc’ = ngang vai = rộng vai/2 + 0.5 = 22.5 cm
- aa’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 7.2 cm
- c’d’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 24 cm
- dd’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 26.5 cm
- Dựng đường ngang lai bb’ như hình
Hình 3.15: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế Necrom – thân áo
- IJ = dài tay áo = 62 cm
- JJ’ = JJ’’ = cửa tay/2 = 12 cm
- IK = hạ nách tay = 12 cm
- IK’ = IK’’ = xéo nách tay = (nách trên thân trước + nách trên thân sau)/2
- Tiến hành vẽ đường cong nách tay như hình
Hình 3.16: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế Necrom – tay áo
- Từ C’ vẽ đường xéo đến điểm cách D’’= 1cm Tiến hành đánh cong vòng nách
- Hạ cổ = Vòng cổ/6 + 3 = 9.7 cm
- Từ điểm A’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 2 cm thành điểm vào cổ mới Vẽ đường cong vòng cổ
- Từ C’ xuống 13 cm kẻ đường vuông góc với AB, tạo đường đô trước Từ điểm đầu đường đô trước trên AB tiến vào 4.5 cm, kẻ đường thẳng vuông góc xuống lai, ta được đường ly
- Vẽ đường chồm vai và triệt tiêu với kích thước như hình minh họa
- Tiến hành vẽ các túi đắp và nắp túi với thông số như hình Vị trí sắp xếp túi như hình minh họa
- Lấy điểm khuy đầu và cuối như hình minh họa Các khuy giữa được chia đều khoảng cách giữa khuy đầu và khuy cuối
- Từ điểm a’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 2 cm thành điểm vào cổ mới Vẽ đường cong vòng cổ
- Vẽ đường chồm vai và triệt tiêu với kích thước như hình minh họa
- Đánh cong phần đô sau, và triệt tiêu 1 phần thân sau như hình
- Lấy vị trí ly sau từ nách = 9 cm, từ sườn = 13 cm
- Vẽ phần đai tăng giảm là hình thang cân với chiều dài = 16 cm, đáy bé = 2 cm, đáy lớn = 4 cm cách lai 2 cm
Hình 3.17: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Necrom – thân áo
Hình 3.18: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Necrom – cổ áo
Hình 3.19: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Necrom – bóc ghép rập
- Nối đường xéo chia tay áo thành 2 phần
Hình 3.20: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Necrom – tay áo
3.5.5 Các chi tiết rập thành phẩm - bán thành phẩm
Hình 3.21: Hình minh họa các chi tiết rập thành phẩm mẫu Necrom
- Đường lưng thân sau chừa 5 cm
- Đường nẹp khuy/nút thân trước chừa 11 cm
- Đường nẹp khuy/nút đô trước chừa 7 cm
- Manset chừa 1 bên chiều rộng 2 cm
- Chân nắp túi chừa 5 cm
- Các đường còn lại chừa 1 cm
Hình 3.22: Hình minh họa các chi tiết rập bán thành phẩm mẫu Necrom
STT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Canh sợi Chú ý
1 Thân trước 2 Dọc Đối xứng
2 Thân sau 2 Dọc Đối xứng
4 Đô sau 1 Ngang Đối xứng
7 Tay lớn 2 Dọc Đối xứng
8 Tay nhỏ 2 Dọc Đối xứng
Bảng 3.6: Bảng thống kê các chi tiết rập bán thành phẩm mẫu Necrom
3.5.6 Xác định nguyên phụ liệu
STT Tên NPL Tính chất Kích thước Hình ảnh minh họa
1 Vải chính 100% denim Khổ 75cm
2 Chỉ trên/dưới 100% cotton 5000m/cuộn
3 Nút lớn Nút kim loại Đường kính mặt trên 1.7cm
4 Khóa cài Kim loại Bản 3cm
Bảng 3.7: Bảng xác định nguyên phụ liệu mẫu Necrom
3.5.7 Thông số kích thước thành phẩm trước fit mẫu
STT Tên chi tiết Thân trước Thân sau
1 Dài áo a Đo từ góc cổ vai xuống lia 56 b Đo từ giữa hạ cổ xuống lai
2 Tay áo a Dài tay đo từ điểm đầu vai đến cửa tay 64 b Cửa tay 21 c Vòng nách 23
5 Bâu áo a Chiều dài bâu áo 47 b Chiều rộng bâu áo 8.5
6 Túi trên a Chiều rộng túi 8.5 b,c,d Chiều rộng túi 12.5,14,8
7 Túi dưới a Chiều dài miệng túi 14 b,c Chiều rộng miệng túi 8,3.5,
5 Nhãn chính Da bê 6.5 x 8cm
6 Dây buộc Sợi tự nhiên 160
7 Túi giấy 36x27x11,5 cm d.Chiều rộng túi 15 e.Chiều dài túi 11
8 Lai áo a Chiều rộng lai 5 b Chiều dài lai 108
9 Khoảng cách từ nách tới li trên thân sau 9
10 Khoảng cách từ li dưới tới đường ráp giữa thân sau 11.5
11 Đai tăng giảm a Tổng chiều dài 26 b Chiều rộng 4
Bảng 3.8: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước fit mẫu Necrom
STT Vị trí fit Lỗi Biện pháp khắc phục
Thông số kích thước trước fit
Thông số kích thước sau fit
Bảng 3.9: Bảng fit mẫu Necrom
3.5.9 Bảng thông số kích thước thành phẩm hoàn chỉnh
Hình 3.23 Hình minh họa cách đo thông số thành phẩm mẫu Necrom
STT Tên chi tiết Thân trước Thân sau
1 Dài áo c Đo từ góc cổ vai xuống lia 56 d Đo từ giữa hạ cổ xuống lai 54
2 Tay áo d Dài tay đo từ điểm đầu vai đến cửa tay 64 e Cửa tay 21 f Vòng nách 25
5 Bâu áo c Chiều dài bâu áo 47 d Chiều rộng bâu áo 8.5
6 Túi trên b Chiều rộng túi 8.5 b,c,d Chiều rộng túi 12.5,14,8
7 Túi dưới b Chiều dài miệng túi 14 b,c Chiều rộng miệng túi 8,3.5, d.Chiều rộng túi 15 e.Chiều dài túi 11
8 Lai áo c Chiều rộng lai 5 d Chiều dài lai 108
9 Khoảng cách từ nách tới li trên thân sau 9
10 Khoảng cách từ li dưới tới đường ráp giữa thân sau
11 Đai tăng giảm c Tổng chiều dài 26 d Chiều rộng 4
Bảng 3.10: Bảng thông số kích thước thành phẩm hoàn chỉnh mẫu Necrom
Hình 3.24: Hình mẫu Necrom hoàn thiện
Tạo mẫu thiết kế Roi
Thiết kế Roi: sự bụi bặm đến từ đường phố là nguồn cảm hứng của Roi Type III trucker jacket là loại áo được sử dụng phổ biến nhất, từ những biker đường phố đến những ngôi sao nhạc rock ưa chuộng và gắn liền với phong trào nổi loạn của giới trẻ giai đoạn những năm 70-80 Hầu hết những đặc điểm cấu tạo chính của Type III đều được giữ nguyên, bổ sung thêm phần túi trước dựa trên nguyên bản đồng phục của Hải quân Hoa Kì giai đoạn những năm 40 của thế kỉ trước Hai bên vai áo và nách có các lỗ thoáng khí (vent holes) đồng thời tạo điểm nhấn giúp tăng sự gai góc cho chiếc áo Chất liệu raw denim với tông màu đen Mặt sau áo có phần đô trang trí với đuôi nhọn tạo cho chiếc áo thêm sự cá tính
Hình 3.25: Hình phác thảo mẫu Roi
Hình 3.26: Hình mô tả phẳng mẫu Roi
Thiết kế đồng thời thân trước và thân sau với cử động toàn phần là 16 cm
- AB = số đo dài áo = 58 cm
- AC = hạ xuôi vai = 4.5 cm
- CC’ = ngang vai = rộng vai/2 = 24 cm
- AA’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 7.5 cm
- C’D’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 26 cm
- DD’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 28.5 cm
- Dựng đường ngang lai BB’ như hình
- ab = số đo dài áo = 58 cm
- ac = hạ xuôi vai = 4.5 cm
- cc’ = ngang vai = rộng vai/2 + 0.5 = 24.5 cm
- aa’ = Vào cổ = vòng cổ/6 + 0.5 = 7.5 cm
- c’d’’ = hạ nách = vòng nách/2 + 3 = 26 cm
- dd’ = ngang ngực = vòng ngực/4 + 4 = 28.5 cm
- Dựng đường ngang lai bb’ như hình
Hình 3.27: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế Roi – thân áo
- IJ = dài tay áo = 67 cm
- JJ’ = JJ’’ = cửa tay/2 = 13 cm
- IK = hạ nách tay = 13 cm
- IK’ = IK’’ = xéo nách tay = (nách trên thân trước + nách trên thân sau)/2
- Tiến hành vẽ đường cong nách tay như hình
Hình 3.28: Hình ảnh minh họa vẽ thiết kế - tay áo
- Từ C’ vẽ đường xéo đến điểm cách D’’= 1cm Tiến hành đánh cong vòng nách
- Hạ cổ = Vòng cổ/6 + 3 = 10 cm
- Từ điểm A’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 2 cm thành điểm vào cổ mới Vẽ đường cong vòng cổ
- Từ C’ xuống 9.5 cm kẻ đường xéo tới điểm nằm trên AB, cách A 10.5 cm, tạo đường đô trước
- Vẽ đường chồm vai và triệt tiêu với kích thước như hình minh họa
- Tiến hành vẽ các túi đắp và nắp túi với thông số như hình Vị trí sắp xếp túi như hình minh họa
- Vẽ đường rã “chữ V” thân trước như hình minh họa
- Lấy điểm khuy đầu và cuối như hình minh họa Các khuy giữa được chia đều khoảng cách giữa khuy đầu và khuy cuối
- Từ điểm a’ đi theo đường vai con 1 đoạn = 2 cm thành điểm vào cổ mới Vẽ đường cong vòng cổ
- Vẽ đường chồm vai và triệt tiêu với kích thước như hình minh họa
- Vẽ phần đai tăng giảm là hình chữ nhật với chiều dài = 6 cm, chiều rộng = 3 cm, sát lai sườn
Hình 3.29: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Roi – thân áo
Hình 3.30: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Roi – cổ áo
Hình 3.31: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Roi – bóc ghép rập
- Nối đường xéo chia tay áo thành 2 phần
Hình 3.32: Hình ảnh hướng dẫn tạo mẫu Roi – tay áo
3.6.5 Các chi tiết rập thành phẩm - bán thành phẩm
Hình 3.33: Hình minh họa các chi tiết rập thành phẩm mẫu Roi
- Đai tăng giảm chừa 1 bên 7 cm
- Tất cả các đường may chừa 1 cm
Hình 3.34: Hình minh họa các chi tiết rập bán thành phẩm mẫu Roi
STT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Canh sợi Chú ý
1 Thân trước 1 2 Dọc Đối xứng
2 Thân trước 2 2 Dọc Đối xứng
3 Thân trước 3 2 Dọc Đối xứng
4 Thân sau 1 Dọc Đối xứng
6 Đô trước 2 Dọc Đối xứng
8 Túi nắp 2 Dọc Đối xứng
10 Nắp túi 4 Dọc Đối xứng
13 Tay trước 2 Dọc Đối xứng
14 Tay sau 2 Dọc Đối xứng
Bảng 3.11: Bảng thống kê các chi tiết bán thành phẩm mẫu Roi
3.6.6 Xác định nguyên phụ liệu
STT Tên NPL Tính chất Kích thước Hình ảnh minh họa
1 Vải chính 100% denim Khổ 160cm
3 Nút lớn Nút kim loại Đường kính mặt trên 1.7cm
4 Khoen mắt cáo Kim loại Đường kình
Bảng 3.12: Bảng xác định nguyên phụ liệu mẫu Roi
3.6.7 Thông số kích thước thành phẩm trước fit mẫu
STT Tên chi tiết Thân trước Thân sau
1 Dài áo e Đo từ góc cổ vai xuống lia 58 f Đo từ giữa hạ cổ xuống lai
2 Tay áo g Dài tay đo từ điểm đầu vai đến cửa tay 66 h Cửa tay 27
5 Bâu áo e Chiều dài bâu áo 49 f Chiều rộng bâu áo 8.5
5 Nhãn chính Da bê 6.5 x 8cm
6 Dây buộc Sợi tự nhiên 160
7 Túi giấy 40x30x12 cm a Khoảng cách từ đường may nẹp trong đến cạnh túi 3.5 c Chiều dài túi 14 c,d Chiều rộng nắp túi 4
7 Túi dưới a Chiều dài miệng túi 22 b Chiều rộng miệng túi 11.5
8 Lai áo a Chiều dài lai 110 b Chiều rộng lai 5
10 Mắt cáo a Nách tới nút thứ nhất 2.5 b Đô tới nút thứ nhất 2 c Nút thứ nhất cách nút thứ hai 2.5 d Khoảng cách hai nút trên 5 e Khoảng cách nút trên cách đô 1 f Khoảng cách nút hàng dưới đến nút hàng trên 3.5
Bảng 3.13: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước fit mẫu Roi
STT Vị trí fit Lỗi Biện pháp khắc phục
Thông số kích thước trước fit
Thông số kích thước sau fit
1 Tay bị mo Đánh lại vòng nách trên tay
Nách trên tay > nách trên thân
Nách trên tay = nách trên thân
Bảng 3.14: Bảng fit mẫu Roi
3.6.9 Thông số kích thước thành phẩm hoàn chỉnh
STT Tên chi tiết Thân trước Thân sau
1 Dài áo g Đo từ góc cổ vai xuống lai 58 h Đo từ giữa hạ cổ xuống lai
2 Tay áo i Dài tay đo từ điểm đầu vai đến cửa tay 66 j Cửa tay 27
5 Bâu áo g Chiều dài bâu áo 49 h Chiều rộng bâu áo 8.5
6 Túi trên b Khoảng cách từ đường may nẹp trong đến cạnh túi 3.5 d Chiều dài túi 14 c,d Chiều rộng nắp túi 4
7 Túi dưới c Chiều dài miệng túi 22 d Chiều rộng miệng túi 11.5
8 Lai áo c Chiều dài lai 110 d Chiều rộng lai 5
10 Mắt cáo a Nách tới nút thứ nhất 2.5 b Đô tới nút thứ nhất 2 c Nút thứ nhất cách nút thứ hai 2.5 d Khoảng cách hai nút trên 5 e Khoảng cách nút trên cách đô 1 f Khoảng cách nút hàng dưới đến nút hàng trên 3.5
Bảng 3.15: Bảng thông số kích thước thành phẩm hoàn chỉnh mẫu Roi
Hình 3.35: Hình mẫu Roi hoàn thiện